Kinh Nghiệm Nội Quán – Phần Ii
MAIN CONTENT
KINH NGHIỆM NỘI QUÁN PHẦN II
Sáng Thứ 6: Hướng Dẫn Nhận Thức Đối Tượng
Khi ảnh tượng hiện ra trong đầu lúc hạ thủ công phu, chỉ cần ghi chú “thấy, thấy,” không cần phải phán xét, định phẩm nó ý nghĩa là gì. Chỉ thuần quan sát sự xuất hiện và biến đi của ảnh tượng đó. Khi âm thanh trở nên nổi bật, ghi chú “nghe, nghe,” mà không phân tích, khái niệm nguyên nhân của nó. Nếu mùi ngửi mạnh đến độ ta cần phải lưu ý, ghi chú “ngửi, ngửi,” và một lần nửa trở lại với hơi thở. Bạn càng chú tâm, bám sát một cách tỉ mỉ vào một đối tượng nổi bật, thì tâm bạn càng mau lẹ nắm bắt tất cả những đối tượng khác.
Trưa Thứ 7: Những Câu Chuyện
Cách phát triển làm cho tâm có xung lực tốt là tăng thêm phần ý thức nhiều hơn. Lúc mới bắt đầu, tâm bạn rất là rời rạc, một đối tượng và một lát sau một đối tượng khác. Sự hành tập được phát triển bằng cách gia tăng lần nắm bắt đối tượng để ý thức lúc nào cũng luôn luôn hiện diện trong từng thời điểm nắm bắt được nhiều đối tượng khác nhau, dòng lưu chuyển của hơi thở, cảm thọ trong thân, hay tư tưởng. Tỉnh giác trong sự luân chuyển của mọi hiện tượng ở tần lớp vi tế, đó mới là chánh niệm đúng cái được phát triển từ hành tập. Đức Phật đã nêu lên một thí dụ thế nào là chánh niệm ta nên có. Ngài nói có một người được chỉ thị đi băng ngang qua một khu phố đông người với một tĩn nước đầy đang đội trên đầu. Đàng sau là một người lính với cây đao lớn trong tay. Nếu một giọt nước đổ ra, người lính sẽ vung đao lấy đầu anh ta. Tất nhiên người đội tĩn nước đã đi thật là chánh niệm. Nhưng phải là chánh niệm trong một tư thế thoải mái. Nếu có nhiều bắt buộc hay kềm giữ, chỉ một sự thúc đẩy nhẹ sẽ làm nước tràn ra. Người đội tĩn nước phải được thư giản và nhịp nhàn, di chuyển theo sự thay đổi cảnh trí, tuy nhiên cũng phải ở trong tư thế lưu tâm từng giây phút. Đó là lối cẩn trọng ta cần phải trong sự phát triển chánh niệm: một trạng thái tỉnh thức mà thư giản.
Phải có một cố gắng nhất định nào đó được áp dụng trong phát triển từng giây phút ý thức. Nó không phải là sự cố gắng để đạt được cái gì trong tương lai mà là sự cố gắng để sống trong hiện tại, chánh niệm với tâm bình thản, thư thái đến những gì đang xãy ra ngay bây giờ.
Một câu chuyện về một người đã có chút công phu đến thăm một vị Thiền Sư. Trời đang mưa. Anh ta đến cửa, bỏ giầy và dù ở bên ngoài. Sau khi đảnh lễ, vị thiền sư hỏi anh ta để dù ở phía phải hay trái của đôi giầy. Anh ta đã không thể nhớ. Được kể lại rằng anh phải đi hành tập đến bảy năm nửa để hoàn chỉnh sống thiền trong từng giây phút.
Rất là quan trọng để triển khai sự chú tâm xuyên thấu luôn luôn về mọi phương diện ta sống, từ thời điểm ta thức giấc vào buổi sáng đến lúc đi ngủ trở lại. Tỉnh giác quay về với “phồng-xẹp,” hay “ra-vào,” và từ giây phút đầu tiên đó, chánh niệm trong mỗi hành động được bao gồm lúc thức dậy rửa mặt, bắt đầu đi, chuẩn bị ngồi cũng như đứng và cho đến lúc ăn. Khi nằm xuống ngủ, có mặt với “phồng-xẹp” hay “ra-vào,” cho đến giây phút cuối khi chìm vào giấc ngủ. Lối lưu tâm nầy sẽ là một lợi ích lớn. Nếu có tư tưởng rằng hành tập trong lúc tọa thiền và kinh hành, và thời gian còn lại thì không quan trọng lắm, vậy trong khoảng dừng nghĩ đó, ta mất đi xung lực đã được tạo ra lúc trước. Trau dồi sự tỉnh giác mạnh mẻ trong mỗi hành động nguyên một ngày giúp tâm giữ được tập trung và lặng yên. Sự cương quyết và quân bình tâm nầy có thể đưa đến chứng ngộ.
Không có bất cứ một hoàn cảnh nào mà chánh niệm lại không có giá trị. Trực giác sâu thẳm về chơn lý bất thần có thể xãy ra bất cứ lúc nào khi những yếu tố chứng ngộ đã chín mùi và tụ hội đúng lúc.
Có câu chuyện về Ngài Anada, Thị-giả của Đức Phật, coi sóc những gì Đức Phật cần thiết và sắp đặt mọi thứ. Nhưng khi làm Thị-giả cho Đức Phật, Ngài đã không có đủ thì giờ để hành thiền. Nhiều đồng đạo của Ngài đã chứng đắt rồi mà Ngài vẫn còn ở vị trí ban đầu. Chỉ sau đó Ngài mới có cơ hội thực tập một cách rốt ráo. Một thời gian sau khi Đức Phật nhập diệt, chư Tăng được gọi về để kết tập kinh điển những gì Đức Phật thuyết pháp để giáo lý không bị quên mất. Có tất cả 499 vị Trưởng lão, tất cả đều đã chứng đắc với đầy đủ thần thông. Họ chọn Ngài Ananda vì Ngài có mặt mỗi khi Đức Phật thuyết giãng và cũng do bởi Ngài có trí nhớ bật nhất . Vì thế, mặc dù Ngài vẩn chưa chứng ngộ, Ngài vẩn được coi là nhân vật rất quan trọng cho cuộc kết tập kinh điển. Khi ngày kết tập kinh điển đến gần, tất cả chư Tăng thúc dục Ngài Ananda cố gắng đạt đạo quả. Đêm trước lúc kết tập kinh điển, Ngài cố gắng triệt để, một cách căng thẳng. Ngài đi kinh hành, “nhấc chân, đưa tới, đặt xuống.” Nửa đêm, một , hai giờ sáng và Ngài vẩn chưa chứng đạo quả. Khoảng bốn giờ sáng, Ngài kiểm điểm lại toàn diện tiến trình hành tập. Ngài rất là thông minh và có nghe tất cả những lời giáo huấn của Đức Phật. Ngài nhận ra rằng tâm Ngài đã không quân bình. Ngài đã cố gắng quá sức mà không có sự tập trung đúng mức và tâm yên tĩnh. Đã có quá nhiều mong đợi trong tâm Ngài. Cho nên Ngài dừng lại và đổi tư thế thiền, cố gắng quân bình mọi sự việc lại. Ngài đi đến giường nằm với tâm thật chánh niệm, nhìn toàn diện diễn biến. Và được kể lại rằng vừa lúc đầu Ngài sắp sửa chạm gối, trước lúc đặt hai chân trên giường, trong chớp nhoáng đó, Ngài chứng ngộ sự thật tối thượng, và trong chứng ngộ giải thoát đó Ngài đạt được thần thông. Lúc đó vào khoảng bốn giờ sáng Ngài được hưởng niết bàn hỷ lạc, yên bình. Sáng hôm đó, Ngài xuất hiện tức thời nơi dành riêng cho Ngài trong buổi kết tập, mọi người nhận ra rằng Ngài Ananda đã chứng quả tuyệt đối.
Không thể nào biết rằng khi nào đám mây vô minh sẽ tan đi. Nó có thể xãy ra kể cả trong diển trình đang nằm xuống ngủ. Chánh niệm ! Trong mỗi giây phút, theo dỏi, tỉnh thức đến những gì đang xãy ra. Lối sống thiền nầy, ngày qua ngày, tạo cho tâm có một sức mạnh khác thường. Sử dụng tất cả những cơ hội trong khóa thiền đến tận cùng: đừng lãng phí thời giờ hay nghĩ rằng mình đã tập đủ rồi. Nếu đã quá khuya và bạn không cảm thấy buồn ngủ, tiếp tục hành tập. Thông thường những giờ ban đêm lại rất thuận tiện cho hạ thủ công phu. Nên hiểu là tin tấn tối đa nhưng không thúc ép, không tạo nên sự căng thẳng.
Lúc tôi đang ở Ấn Độ khi mới bắt đầu học thiền. Có một người bạn sống đối diện dảy phòng. Anh ta đã là một khuông mẩu toàn hảo về sự bền chí. Mỗi lần tôi gặp anh, là anh ta đang hành thiền. Mười, mười một giờ đêm rồi, lúc tôi chuẩn bị đi ngủ, mà tôi vẩn còn thấy đèn phòng anh ta chưa tắt. Việc nầy năng động tôi khiến tôi lại trổi dậy, tiếp tục hành thiền. Sau một lúc kinh hành, thân và tâm được bổ xung lại nghị lực, và rồi tôi lại có thể toạ thiền một hai giờ nữa, ngồi thiền, kinh hành, và lại ngồi thiền. Như vậy tôi đã thúc bản thân đến mức có thể được, và nó rất là có giá trị tốt. Tác dụng tích lủy về định tâm và chánh niệm cũng cần nên có, sau một ngày hành tập, trong những giờ ban đêm, tâm đạt được tính chất xuyên thấu sâu thẳm. Nếu bạn cảm thấy nó đang xãy ra như vậy, xin cứ tiếp tục hành tập. Toạ thiền và kinh hành càng nhiều càng tốt. Có rất nhiều thứ để chứng nghiệm, rất nhiều tần lớp của tâm để trải qua.
Rất nhiều trung tâm Thiền ở Miến Điện, hành giả chỉ ngủ có bốn giờ và, như lúc thiền được phát triển hơn, giờ ngủ lại càng ít đi. Ta không nên rơi vào cạm bẩy điều kiện hóa chính ta, suy nghĩ rằng nếu ta không đủ bẩy hay tám giờ ngủ ta sẽ bị mệt mỏi. Đó đơn giản chỉ là một mô hình, thói quen củ. Khi tâm được quân bình cả ngày, không dính mắc, không lên án, không đồng hóa với sự vật, ta không tiếp thâu nhiều, cho nên tâm không bị mỏi mệt và căng thẳng. Thầy tôi đã nói rằng khi ông ta được huấn luyện ở Miến Điện ông ta đã qua một thời gian năm ngày không ngủ,không mệt mỏi gì cả. Chỉ làm một cách nhịp nhàn và đều đặng, hành tập y hệt theo Minh Sát tuệ, Hành tập chánh niệm. Nhạy bén đến những gì cần thay đổi trong bạn và nếu bạn không thấy mệt hay buồn ngủ, tiếp tục hành tập qua đêm luôn.
Sáng Thứ 8: Hướng Dẫn Tác Ý
Hành uẩn là một nhân tố tâm bình thường hiện diện từng giây phút trong Thức. Khi nó trở nên mạnh mẽ, nó cũng cần được lưu tâm đến. Hành uẩn là một cái tâm thúc dục hay ra hiệu lệnh trước khi hành động được bắt đầu. Khi ta chánh niệm với hành uẩn và tác ý, là ta có sự tự do để chọn lựa là làm hoặc không làm hành động đó. Nếu mà ta vẩn không ý thức được những tác động tâm đó, hành động sẽ theo sau một cách máy móc. Lấy thí dụ khi ta ngồi thiền, trước lúc ta đứng dậy, có cái ý muốn đứng dậy. Khi bạn thấy được cái tác ý đó, cái trổi lên nhưng cũng qua đi, bạn sẽ tiếp tục toạ thiền, bởi vì bạn có chánh niệm mà không bị đồng hóa. Nếu tác ý xuất hiện mà không chánh niệm, ta sẽ thấy ta đứng dậy mà không ý thức được tất cả những tiến trình được xãy ra. Nó là vậy với tất cả những động tác tự ý của thân. Cho nên khi tác ý trở nên rỏ ràng ta nên giữ chánh niệm với chúng, thấy chúng là gốc của sự thay đổi chuyển tiếp giửa các oai nghi, đi, đứng, nằm và ngồi. Trong lúc đi, có một cái tác ý để dừng trước khi ngừng lại. Có cái tác ý để xoay trước khi ta xoay người. Không cần thiết phải lựa ra mỗi tác ý từng bước chân nhưng nó rất có ích để nhận ra rằng khi bạn đến quãng cuối của vùng qui định kinh hành, vừa lúc trước khi bạn xoay người. Chính cái chân nó không có động tác quẹo đó. Nó quẹo là do bởi ý chí ra lệnh trước. Rất nhiều sự quan sát thấu đáo vào trong sự quan hệ nhân quả nầy của thân và tâm được phát triển qua lối tra xét nầy. Có lúc thân là nhân và
trạng thái tâm là quả. Và đôi khi tâm là nhân và động tác thân là quả. Tác ý nổi lên ra lệnh chân phải chuyển hướng. Chẵng có ai cả, không có một người nào làm động tác xoay chuyển đó. Nó là mối liên hệ nhân và quả một cách khách quan. Nhưng, nếu trong lúc xoay mà ta không chánh niệm được toàn cảnh diển trình đang xãy ra, nó rất dể dàng bị đồng hóa với suy nghĩ rằng có một “người” nào đó đang làm như vậy.
Giả sử bạn đang cảm giác lạnh và bạn đi tìm một áo len để mặc. Do bởi sắc thân thọ cảm, sự ước mong trổi dậy làm sau cho ấm thân. Bởi ước mong đó, ý chí nổi lên đi tìm áo để mặc. Do từ ý chí đó, thân sẽ di động. Thói quen chánh niệm với tất cả những tác ý đó tạo thành trí tuệ quán sát trong mối liên kết hỗ tương, tiến trình giửa thân và tâm.
Trong khi ngồi, tác ý cũng có thể được khám phá ra trước mỗi hành động. Nếu bạn thay đổi tư thế, sẽ có một tác ý như vậy xãy ra trước. Nếu bạn mở mắt, sẽ có tác ý mở mắt trước. Những cái nầy cần nên được lưu tâm. Tác ý không luôn luôn là tư tưởng trong tâm, không nhất thiết phải là những tiếng nói trong đầu. Lắm khi chúng được cảm nhận ra chỉ là một sự thúc dục, một tín hiệu gì đó sắp xãy ra. Bạn không cần chữ hoặc câu nói trong đầu. Chỉ thuần lưu ý sự thúc đẩy đó cái tạo ra hành động. Và bạn bắt đầu thấy ra liên hệ nhân quả đang làm việc trong thân tâm nầy như thế nào, khái niệm về tự ngã tan biến vào trong bản chất trải rộng tự nhiên và đơn giản của các nguyên tố.
Sáng Thứ 9: Hướng Dẫn Thọ Thực
Có nhiều diển biến thân và tâm xãy ra trong lúc thọ thực. Ta nên để ý những tiến trình liên tục nầy; nếu không như thế, mong cầu tham thực sẽ trổi lên. Và khi không có ý thức, ta không được hưởng món ăn ngon một cách trọn vẹn. Ta ăn một, hai miếng nhưng đầu óc luôn suy nghĩ tán loạn.
Khi giờ thọ thực bắt đầu. Diển trình đầu tiên là thức ăn. Lưu tâm “thấy, thấy.” Sau đó là một tác ý để lấy thức ăn, tiến trình tâm thức. Phần tác ý đó cũng nên được ghi nhận ra. “Tác ý, tác ý.” Tâm ra lệnh khiến cho cánh tay di chuyển. “di chuyển, di chuyển.” Khi tay và muỗng chạm vào thức ăn, sẽ có cảm giác va chạm, sự tiếp xúc. Và rồi có tác ý để nhấc cánh tay, nhấc tay lên. Lưu ý một cách cẩn thận đến những diển biến nầy.
Mở miệng. Đưa thức ăn vào. Ngậm miệng lại. Tác ý để hạ cánh tay xuống, và rồi sự di động. Mỗi lần một sự kiện. Cảm nhận được thức ăn trong miệng, kết cấu của thức ăn trong miệng. Nhai. Kinh nghiệm từng động tác. Khi ta bắt đầu nhai, sẽ có vị giác xãy ra. Chánh niệm về vị giác nầy. Như lúc ta tiếp tục nhai, vị giác biến mất dần. Nuốt. Lưu ý đến nguyên biến trình từng chặng một đang xãy ra. Chẵng có ai đằng sau đó cả, không ai là người ăn. Nó chỉ là nhiều tác ý nối tiếp nhau, sự chuyển động, vị giác và xúc giác. Chúng ta là thế-những diển trình liên tục của các căn trần hỗn hợp xãy ra, và bằng cách chánh niệm từng diển biến một, ta cởi bỏ được khái niệm về bản thân thật có. Ta thấy được toàn bộ liên tiếp những chuyển biến hoạt động của thân và tâm. Tác ý, tư tưởng, cảm thọ, sự di chuyển, tất cả đều nhịp nhàng liên hệ lẩn nhau, tâm tác động cho thân di chuyển, thân xúc chạm làm cái nhân xui khiến sự thèm muốn và tâm lại tác ý.
Thông thường ta ăn không chánh niệm. Mùi vị đến và qua đi rất nhanh. Lúc thức ăn vẩn còn trong miệng, và vì tham lam, thèm thuồng xúc vị được tiếp tục hoài, tay không ngừng gắp thức ăn, nói chung ta không ý thức được toàn vẹn diển trình được xãy ra. Nhai nuốt hết tất hết thức ăn trong miệng trước rồi hảy tiếp đến miếng thứ hai. Theo cách nầy ta trở nên nhạy cảm đến thân và có thể biết được dung lượng bao nhiêu ăn cho vừa đủ. Khi có chánh niệm trong lúc ăn, ta không dể gì bị bội thực cả.
Trong buổi sáng tu tập nầy, tất cả mọi việc đều được làm chẩm rải để ta có cơ hội thanh tra một cách kỷ càng những gì đang xãy ra. Khi chánh niệm được phát triển mạnh, bạn có thể làm công chuyện nhanh, bình thường. Nhưng trong khi hành tập, không nhất thiết phải vội vã. Làm một cách từ tốn trong im lặng và ý thức. Sát nhập thiền ăn vào đời sống thực tập hằng ngày không để một kẻ hở gián đoạn nào trong chánh niệm. Từ lúc thức dậy, xuyên qua mọi sự việc được làm trong ngày, lúc nào cũng chánh niệm, tạo nên mọi sự việc đều là thiền.
Tối Thứ 9: Những Chướng Ngại
Thử tưởng tượng chính bạn đang ở giữa một trận đánh, một mình, một tay đương đầu với hàng ngàn quân giặc. Mặc dù bị bao vây tứ phía, nhưng dẩu sao bạn vẩn chế ngự được giặc. Thử đặt bạn trong trận đánh nầy cả ngàn lần khác nhau, và mỗi lần như thế bạn vượt qua, chiến thắng được giặc chung quanh. Đức Phật đã nói rằng chiến thắng bản thân mới là một công việc khó. Nó không phải là chuyện bình thường ta đặt ra để làm. Việc khó khăn nhất là làm sao để hiểu được chính tâm mình. Không phải là không được. Từ xưa đã có rất nhiều bật tiền nhân chinh phục được muôn ngàn giặc thù nầy không biết bao lần rồi, và các vị còn để lại kim chỉ nam hướng dẩn với những lời khuyên răng quí báo.
Cái hữu ích lớn nhất bây giờ là nhận diện được kẻ thù là ai. Nếu không nhận ra, chúng vẩn giữ nguyên tiềm năng hủy hoại trong tâm; trong ánh sáng chánh niệm, chúng trở nên dể dàng để đối phó hơn. Có năm tên giặc hung hiểm trong trận chiến tâm thức nầy, học cách nhận dạng được chúng thì vô cùng thiết yếu để hiểu biết, xuyên thấu vào tần lớp sâu thẳm của chúng hơn.
Kẻ thù thứ nhất, hay chướng ngại, là ái dục; thèm khát sau khi cảm thọ được khoái lạc, muốn nắm giữ đối tượng cảm giác đó. Nó làm cho tâm luôn phóng ra ngoài, tìm kiếm đối tượng bằng cách nầy hay cách khác với trạng thái xáo động không quân bình. Bản chất tham ái dục lạc không lúc nào là đủ hay thỏa mản. Như cái túi tham không đáy, nó chẵng bao giờ dừng nghĩ kiếm tìm. Ta thọ hưởng khoái cảm đó, nó xuất hiện và biến mất, bản chất vô thường trong mọi hiện tượng, và ta bị bỏ rơi với cảm giác không thỏa mản và rồi lại mong muốn nửa để bù vào chổ trống đó để cho được toại nguyện. Khi ta chưa trực diện với tâm thức ái dục đó, ta vẩn chưa hoàn tất, vẩn luôn đi tìm khoái lạc mới, lạc thú khác. Nó có thể là sự luyến ái một khung cảnh đẹp, âm thanh ngọt ngào, hương thơm, mùi ngon, khoái cảm về thân, hay ý tưởng mê say, quyến rủ. Sự dính mắc vào trong những đối tượng nầy làm tăng trưởng nhân tố tham; một cách thật chính xác, tham trong tâm, sự bám níu nắm giữ nầy ràng buột ta đi trong bánh xe sinh tử luân hồi. Khi ta giải quyết thành tựu rốt ráo chướng ngại tham ái nầy thì mới gọi là yên ổn. Nếu không, ta vẩn ở lẩn quẩn trong hấp lực của chiếm hữu và dính mắc.
Kẻ thù thứ hai là sân hận; nóng giận, ác tâm, ác cảm, bực mình, phát cáu, là những biểu hiện của một tâm thức luôn kết án, chê trách. Nó là tâm lúc nào cũng phản kháng lại đối tượng và muốn vất bỏ nó đi. Đây là trạng thái bạo động và hỗn loạn. Trong Anh ngữ ta dùng hai câu nói để diển tả một cách rỏ ràng ảnh hưởng của hai tên giặc nầy, ái dục và ác tâm. Người ta thường nói “thèm khát đang đốt cháy” (burning with desire), hay người đó đang “cháy thành ngọn” (buring up), có nghĩa là người đó đang rất là nóng giận. Tâm trạng nầy là thật vậy đang nóng đốt: một sự đau khổ to lớn.
Kẻ thù thứ ba là tâm lười biếng, tính chất uể oải, lờ phờ. Một trạng thái tâm như vầy thì chỉ muốn đi ngủ thôi. Có loài sinh vật gọi là con sên: dài khoảng 2.5 centimeter, không thể hiện một động năng xúc tác nào, với tôi nó luôn luôn biểu hiện tính chất chậm chạp lười biếng, trạng thái mê mờ. Nếu ta không vượt qua được trạng thái tâm mê mờ buồn ngủ đó, chẵng có gì xong được, chẵng có gì để nhận dạng rỏ ràng, tâm nằm trong tình trạng nặng nề và đần độn.
Chướng ngại thứ tư là trạo cử, tâm thức trong tình trạng lo lắng, hối hận và xáo động thì không thể nào an định được. Nó luôn nhảy từ đối tượng nầy sang đối tượng khác mà không có chánh niệm. Cái tâm hay thay đổi do dự nầy ngăn cản sự phát triển trực giác nội quán.
Kẻ thù lớn thứ năm là nghi ngờ, và như thế nào đó nó là tên giặc khó trị nhất. Nếu ta vẩn chưa xuyên suốt được nó, hồ nghi sẽ khống chế tâm, làm mất đi tuệ năng, ngăn trở sự tin tấn sáng suốt. Khi tâm nầy trổi lên, nó chất vấn về khả năng và những gì ta làm. Có thể từ lúc đầu tiên có mặt ở đây, tư tưởng đã hỏi, “tôi đang làm gì ở đây? Tại sao tôi phải đến đây? Tôi không thể làm như vậy, nó khó khăn quá.” Đây là tâm nghi ngờ, một chướng ngại lớn trên con đường hành tập.
Tất cả những chướng ngại nầy – tham ái, giận, lười, trạo cử, hồ nghi -đều là các tần lớp tâm sở. Chúng không có một bản ngã thường còn, chỉ là yếu tố vô cá tính hoạt động theo cách riêng của chúng. Sau đây là một sự so sánh để làm sáng tỏ những ảnh hưởng chướng ngại nầy. Thử tưởng tượng một cái hồ nước trong veo. Cảm giác tham ái giống như những mầu sắc tuyệt đẹp pha lẫn trong nước. Ta trở nên xuất hồn bởi vẻ đẹp và sự lôi cuốn phức tạp của mầu sắc cho nên không đi sâu vào trong hồ. Giận, ác tâm, không ưa thích thì như nước đang sôi. Nước đang sôi thì rất là xáo động. Bạn không thể thấy được đáy hồ. Tâm thức xáo động nầy, phản ứng hung bạo của sân và ghét bỏ, là chướng ngại lớn để đi đến sự hiểu thấy thấu đáo. Hôn trầm – dã dượi là nước hồ bị bao phủ một lớp rong dầy đặt. Ta không thể nhìn thấu suốt tận đáy hồ do bởi quá nhiều rong. Nó là một tâm thức nặng nề. Phóng dật – lo âu như là hồ nước khi có gió. Mặt nước chao động nhiều khi gió thổi mạnh. Khi bị tác động bởi phóng dật – lo âu nầy, tuệ giác không phát triển được vì tâm không được tập trung và bình an. Hoài nghi thì như nước hồ bị khuấy bùn đục; trí tuệ bị ngăn cản bởi tâm vẫn đục bao phủ.
Có nhiều cách để đối trị với những tên giặc nầy khi chúng xuất hiện trên trên con đường hành tập. Đầu tiên là nhận dạng ra chúng, thấy chúng rỏ ràng từng giây phút. Nếu cảm giác tham ái nổi lên, nhận ra một cách tức thì rằng đang có tham ái trong tâm, hay nếu có oán giận, hay hôn trầm – dã dượi, hay phóng dật, lo âu, ý thức liền tức thời chướng ngại ma quân đó đang hiện diện. Sự nhận biết đó có một năng lực vô cùng mạnh mẽ, từ ý thức được nó mà ta vượt qua chướng ngại một cách hữu hiệu. Nhận thức dẩn đến tâm chánh niệm và chánh niệm nghĩa là không bị thằng thúc, không kết án, không đồng hóa với đối tượng. Tất cả chướng ngại đều là trạng thái tâm vô thường. Chúng nổi lên và tan biến, như mây trên trời. Nếu ta chánh niệm khi chúng đến và đừng có một phản ứng hay đồng hóa gì cả, chúng chỉ diển hành xuyên qua tâm mà không tạo nên sự quấy rầy nào. Chánh niệm là phương pháp hữu hiệu nhất để đương đầu với chúng.
Cũng có những giải liệu đặt biệt cho những chướng ngại nầy khi tâm bị áp chế bởi chúng và khi chánh niệm còn yếu. Khi tham ái chế ngự tâm, Rất hữu ích để ta quán chiếu thực chấc của cái thân đang tan hoại nầy, sự thật là tất cả chúng ta, ở điểm cuối cùng, cũng sẽ là cái thây ma. Hình như nó chỉ là cái gì trong chốc lác, ta sẽ là người già lụm cụm bảy mươi, tám mươi, hay chín mươi tuổi. Ngài Hán Sanh ( Han Shan), một nhà thơ cổ sống ẩn dật, đã diển tả việc nầy một cách rỏ ràng:
Và bên trong là một diễm nữ đáng yêu,
Nét đẹp yêu kiều hơn cả chúa tiên và trường bất diệt,
Gương mặt nàng như đóa hoa đào nở rộ.
Sương xuân sẽ bao phủ điện đông,
Gió thu thổi từ lâu đài tây,
Và sau ba mươi năm đã trôi qua,
Nàng sẽ trông giống như một xác mía khô.
Cũng có mối tương quan giữa các tần lớp tham dục và cảm giác quá nuông chiều bản thân trong việc ăn uống, ngủ nghĩ. Tiết chế hai phần nầy làm giảm đi tâm tham ái và đem lại trạng thái rỏ ràng, trong sáng hơn.
Ác tâm, nóng giận, đố kỵ, sân hận; một lần nửa, cách tốt nhất để đối phó với những chướng ngại nầy là biết được chúng, là có chánh niệm. Bạn đang ngồi và bất ngờ bị tràn ngập với nhiều suy tưởng bất thiện về một người nào hay hoàn cảnh. Ngồi lại và lưu ý “giận, giận.” Không đồng hóa với cơn giận, không tự trách mình tại sao lại giận. Chỉ đơn giản nhìn. Nó đến và sẽ đi. Sân hận càng tăng khi nó được nung đúc bằng sự đồng hóa, “tôi giận và tôi cũng nên giận bởi vì người đó đụng chạm đến tôi. . .,” Thay vì đi theo sở hướng của ác tâm, ta chọn lựa cách chỉ quan sát thật kỹ lưỡng. Bạn sẽ thấy ra rằng tự nhiên nó sẽ mất năng lực để quấy rầy tâm. Một cách đặt biệt khác để đương đầu với tâm ác khi chúng trở nên quá mạnh là quán tâm từ: mong mỏi chúng sinh mọi nơi đều được bình an hạnh phúc, rải tâm từ đến từng người, và cuối cùng đến riêng những người bạn đang giận đến, bao trùm người đó với ý tưởng thương yêu mặc dù ở thời điểm đó có thể nó rất khó khăn. Dần dà nóng giận sẽ tiêu tan và một lần nửa tâm sẽ mát mẻ và bình an trở lại. Một cách thực dụng nhất đương đầu với ác tâm, nếu bạn có một cảm giác đố kỵ quá sức đến một người, là tặng cho họ một món quà. Nó rất khó để ôm khư khư cơn giận trong sự thể hiện được một hành động buông xã, bởi vì bạn đang có lòng nhân hậu và mở rộng, nó giúp ta đánh tan đi sự căng thẳng và bực dọc. Nó là đường lối rất thiện xão để giải toả tâm từ sự nóng đốt của sân hận.
Có thể, một cách thông suốt hơn nửa trong đối đầu với giận và sân hận là quán chiếu trên luật nhân – quả: để hiểu ra rằng ta là người thừa kế hành động chính ta tạo nên. Mỗi chúng sanh thì đang trải qua kinh nghiệm những kết quả của hành vi thiện và bất thiện. Nếu người nào đó làm cái gì bất thiện, thay vì phản ứng lại với giận dử, ta có thể đáp ứng lại với lòng bi mẫn, thông cảm rằng người đó đang bị vô minh thâu nạp, theo lối đó, nhân quả báo ứng, cái khổ sẽ trở lại với chính họ. Không cần phải tưới tẩm thêm khổ đau trên khổ đau mà người đó đã tự tạo ra rồi; thay vì vậy, xuất phát từ lòng bi mẫn, ta nên xoa dịu đi nổi chồng chất của vô minh đó.
Hôn trầm và dã dượi. Một lần nửa, cách tốt nhất để đối trị chúng là quan sát chúng một cách thật kỷ, giảo nghiệm và tra cứu tính chất của chúng, tính chất lờ đờ của tâm. Nội chiếu xuyên thấu vào trong tâm đó. Với cách chánh niệm tra cứu nầy, bạn có thể kinh nghiệm được rằng trạng thái ngủ gục biến mất vừa kịp lúc. Bạn có thể lưu ý một vài lần “buồn ngủ, buồn ngủ,” và rồi ngay sau đó, tâm bừng tỉnh hoàn toàn trở lại. Bằng cách chăm chú mà không đồng hóa với cảm giác buồn ngủ, nó sẽ vượt qua được. Nhưng nếu bạn cố chánh niệm mà vẩn bị gục hoài, có vài phương pháp đặt biệt để làm. Thay đổi tư thế. Nếu bạn đang ngồi, hảy đứng dậy và bước vụt nhanh lên. Hoặc nếu bạn đang ở trong nhà, hảy đi ra ngoài. Không khí tươi mát sẽ tiếp thêm nghị lực. Nhìn vào vật sáng vài giây phút, bóng đèn, mặt Trăng, hay ngôi sao. Ánh sáng có ảnh hưởng đánh thức lại bộ não. Rửa mặt bằng nước lạnh. Đi kinh hành thục lùi. Hôn trầm và dã dượi đều là vô thường và có thể vượt qua được. Nếu bạn đã làm mọi cách mà vẩn còn gục, thì thôi hảy đi ngủ. Nhưng hảy cố gắng. Nếu mỗi lần cơn ngủ đến, ta nghĩ, ” ồ được, tôi sẽ đi ngủ một chút,” nó làm cho phóng dật mạnh thêm thôi. Phải kiên quyết và có nghị lực để đối trị với chướng ngại nầy.
Phóng dật và lo âu. Một lần nửa, chỉ chánh niệm. Nhìn vào phóng dật, tra cứu đó là tâm gì, lưu ý kỷ lưởng về phẩm chất phóng dật. Nếu bạn đang ngồi thiền và có cảm giác lo âu và không tập trung, chuyển hướng lấy tâm thức đó làm đối tượng quan sát. Chỉ ngồi nhìn nó, “phóng dật, phóng dật.” Quan sát mà không bị đồng hóa. Chẵng có “ai” đang phóng dật; hơn nửa đó chỉ là trạng thái tâm thức riêng biệt đang làm việc. Nó đến và sẽ đi. Nếu sự nhận biết được quân bình, nó không quấy rầy tâm ta.
Một cách khác nửa là tập trung tâm lại, gom tâm vào một điểm. Đây là phương thuốc hữu hiệu đặt biệt để trị chứng bệnh phóng dật. Nếu tâm cảm thấy bị xao động nhiều, trở về chánh niệm với hơi thở. Đặt tâm trên một đối tượng và trụ ở đó khoảng một thời gian, hai mươi phút, nửa giờ, như vậy để yếu tố tập trung trở nên vững chắt. Ngồi yên, thẳng, bất động, đúng tư thế cũng giúp cho vượt qua được phóng dật.
Kẻ thù cuối cùng là nghi ngờ. Thật là tốt để nhìn ra nghi hoặc là gì bởi vì nó có thể là một cản trở không thể vượt qua được trên đường hành tập và cũng có thể ta sẽ đầu hàng. Một lần nửa, phương pháp hữu hiệu nhất và theo cách thấu suốt được trong đối trị với hồ nghi là nhìn nó, đối diện với nó, biết được nó đang có mặt. Khi nghi ngờ hiện diện, lưu ý nghiêm túc đến tâm trạng hồ nghi đó mà không bị đồng hoá chúng là tôi hay ta. Trạng thái đó không có một cái thể, không tôi và của tôi. Nó chỉ là suy tưởng, một trạng thái tâm. Nếu ta có thể nhận dạng và không bị đồng hóa, nghi hoặc đến, ta ngồi lại và để ý, “nghi hoặc, nghi hoặc,” tự động nó sẽ đi thôi.
Một cách khác để đối trị với nghi ngờ là có một sự hiểu biết đúng về cái gì ta đang làm, trọn vẹn con đường minh sát tuệ là gì. Ta không cần những đức tin mù quán. Hiểu được giáo Pháp một cách minh mẩn có thể là một sự trợ giúp to lớn để giải quyết vấn đề nghi hoặc nầy lúc chúng có mặt. Vậy khi tâm nghi kỵ đến bạn có thể phân biệt rỏ ràng từ kinh nghiệm bản thân, từ chíng sự hiểu biết của mình.
Thường ta có khuynh hướng lên án những chướng ngại nầy khi chúng đến. Tâm lên án kết tội chính bản thân nó là nhân tố ác cảm. Mỗi khi tâm khởi niệm lên án, tác động đó chỉ làm tăng sức mạnh kẻ thù mà thôi. Đây không phải là cách. Không phán xét, không định mức. Chướng ngại đến, chỉ đơn thuần quan sát. Chánh niệm là năng lực kềm tỏa không cho chúng không quấy động lên. Chúng có thể liên tiếp trổi dậy, nhưng chúng không làm quấy rầy đến tâm bởi vì tâm không có phản ứng lại chúng.
Nếu cứ để chướng ngại lộng hành một cách mạnh mẽ trong tâm hoài, cơ hội phát triển tuệ nội quán rất là khó. Trong vài ngày đầu, tâm như con ngựa hoang dại, đã có rất nhiều phóng dật, nghi ngờ, và tham ái, cho đến khi tâm bắt đầu thuần thục lại. Những khó khăng ban đầu ta tạm vượt qua nhưng chưa phải là chặng cuối. Giặc thù sẽ trổi lên nửa lúc tâm bắt đầu xuyên thấu vào trong các tần lớp bị điều kiện hoá sâu thẳm hơn. Nhưng lúc nầy tâm đã được tăng trưởng một ít, ta cũng đã có chúc tự tin vào khả năng để đối phó với những trạng thái tâm nầy, nhận thức được chúng đến rồi đi, nổi dậy và biến mất. Hiểu biết rằng chướng ngại là vô thường cho ta một cái tâm quân bình vững chắt. Xin cứ giữ phần tin tấn và luôn luôn nhận thức; cái tâm mà đã vượt qua được những giông bão to lớn trong tư thế quân bình và dể kiểm soát thì hầu như không gì lay chuyển được nó.
Hỏi: Tôi nên làm gì khi bị căng thẳng từ dụng công quá mức?
Đáp: Khi bạn bị căng thẳng hay thúc ép quá sức, hảy đi ra ngoài ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên, cây cối bầu trời. Chung quanh đây thật là hữu tình, trải rộng bao la. Nên ra ngoài bước thong thả vài vòng, nhưng vẩn với ý thức mình đang làm gì. Chỉ trong chốc lác, cảnh vật sẽ làm dịu lại cái tâm căng thẳng. Đức Phật thường hay đề nghị ta nên tiếp xúc với thiên nhiên. Do sự cô tịch của thiên nhiên, sẽ làm tâm bớt đi giao động nặng nề.
Hỏi: Có khi tôi không nhận nhận ra tiến trình hơi thở. Tôi phải làm gì?
Khi tâm trở nên tỉnh lặng, hơi thở cũng nhẹ ra. Nếu bạn mất ý thức hơi thở một cách hoàn toàn, chuyển ý thức sang cảm thọ thân, tư thế thân, hay chỉ ý thức rằng mình đang biết, mặc dầu hình như nó không chú tâm vào một đối tượng nhất định nào. Khi tâm định tiến triển một cách tốt đẹp, đôi khi bạn mất luôn cả cảm giác thân. Giữ chánh niệm về việc đó. Nó cũng là vô thường, rồi hơi thở sẽ trở lại.
Hỏi: Nó như thế nào khi ta nhận ra sự sợ hải và cố suy diển nó đến từ đâu?
Bạn có thể làm vậy, nhưng sẽ là một biến trình không dừng nghĩ. Phân tích nguyên nhân có nghĩa là còn kẹt trong đó. Nó sẽ đáo đi trở lại, và mỗi lần như vậy bạn sẽ phải phân tích nguyên nhân mới. Khi tuệ nội quán được trưởng thành bạn có thể nhận ra nổi sợ hải và để nó đi. Ta không cần phải suy diển nguyên nhân. Vấn đề của ta là buông xả chúng đi. Trạng thái thiền, một phương pháp rất cơ bản để đối diện những tiêu cực nầy là thấy được, nhận dạng, không đồng hóa, và xả bỏ chúng. Thật là đơn giản. Chỉ cần chánh niệm, ý thức được những gì đang xãy ra.
Hỏi: Tôi thường hay bị đồng hóa với chướng ngại. Có phương tiện thù thắng nào để chửa chứng bệnh nầy?
Người Tây Tạng dùng một hình ảnh tôi thấy rất là hay. Họ so sánh tâm như là bầu trời quang đản, trùm khắp, không một án mây. Mọi hiện tượng của thân và tâm thì đang xãy ra trong bầu trời quang đãng nầy. Hiện tượng không phải là bầu trời. Bầu trời tự nó đã trong veo không bị ảnh hưởng bất cứ việc gì đang xãy ra. Nắng, mưa, mây, gió đến và đi, bầu trời vẫn trong lặng. Ví tâm mình như bầu trời rộng mở trong sáng, để mọi thứ tự nhiên đến rồi đi. như vậy tâm sẽ được quân bình, thư thả, và luôn quán sát sự hằng chuyển.
Sáng Thứ 10: Hướng Dẫn Thức
Một trong những đối tượng cơ bản thiền quán là Thức, Thức uẩn. Đây là một cách để phát triển chánh niệm, xem Thức chính nó là đối tượng thiền. Thức lúc nào cũng có mặt. Dựa vào sự chuyển động trong thân, là bạn sẽ cảm nhận được thức. Thư giản tâm lại và cố gắng cảm nhận được thức uẫn trổi lên cùng lúc với động tác. Nên nhớ rằng thức và đối tượng cả hai trổi lên cùng lúc. Bạn không thể chia rời thức từ đối tượng. Nhưng có thể phân biệt ra hai tiến trình, một, sự thay đổi của đối tượng, hai, dòng biến chuyển của thức. Hai biến trình xảy ra cùng một lúc với hai chức năng khác nhau. Chức năng của thức là để biết. Lấy thí dụ, khi ta đi, chân ta không biết gì cả. Nó chỉ là yếu tố vật chất đang hoạt động, cứng hay mềm, yếu tố đất, và sự chuyển động, yếu tố gió. Thức biết nầy nhận dạng ra hoạt động các tần lớp tâm. Không có bất cứ di động thân sắc nào nằm ngoài thức. Đừng cố gắng xác định thức ở đâu, diển tả một cách chính xác hay giới hạn nó là gì. Nó rất là vi tế, không phải là hình thể vật chất. Nhưng với một cái tâm thư giản, ta có thể cảm nhận được tiến trình của thức. Do bởi quá vi tế, tự nhiên nếu muốn quan sát được nó, tâm phải tập trung chăm chú mạnh. Ta không thể nào cảm nhận rỏ ràng được nếu tâm bị xao lảng hay lười biếng.
Thỉnh thoảng trong lúc tọa thiền bạn có thể chuyển sự chú tâm vào thức biết. Hơi thở ra vào, phồng xẹp, chỉ là diển trình của sắc uẩn. Cái nhận ra biến trình mới đúng là tâm. Khi bạn yên lặng và tập trung, chuyển hướng chánh niệm đến giác “biết.” Đừng gạn lọc để cố tìm nó hay chỉ điểm nó ở đâu trong thân. Chỉ đơn giản nhẹ nhàn biết rằng có một tiến trình nhận thức đang xãy ra.
Một trong những yếu tố chứng ngộ là nghiên cứu về Pháp, có nghĩa là khảo sát bản chất tâm, cái tâm tìm tòi tỉ mỉ những yếu tố danh sắc làm việc như thế nào. Đừng ngại sử dụng tâm theo cách nầy để điều tra. Nhưng không phải với phân tích bằng từ ngữ, với tư tưởng hay khái niệm. Gắng bắt được cảm giác, diển trình thức đang xãy ra cùng lúc với đối tượng. Kinh nghiệm nầy đem đến giải thoát từ sự đồng hoá với người quan sát. Tuệ giác nội quán đến từ nhận dạng ra rằng quan sát mà không có người quan sát, có chứng kiến mà không có nhân chứng.
Tối Thứ 10: Chiến Sĩ
Trong những cuốn sách của Carlos Castaneda và Don Juan, họ nói về kiến thức cần thiết cho một con người, sống như là một chiến sĩ. Ý niệm chiến sĩ là người có âm hưởng sâu sắc với những kinh nghiệm thiền. Người chiến sĩ xem mọi việc trên đời đều là thử thách, ứng phó một cách trọn vẹn với sự việc hiện tiền mà không phàn nàn hay hối hận. Thông thường, sự xác định địa vị xả hội cá nhân trở thành một vấn đề trong tầm mắt của người phàm phu; nhưng đối với một chiến sĩ, trong tầm mắt nhận xét của mình, cái quan trọng là sự hoàn chỉnh tự thân. Hoàn chỉnh có nghĩa là sống với mực độ chính xác và sự chú tâm tuyệt đối. Việc chúng ta đang tu tập để đi đến sự hiểu thấu chính bản thân mình là sự cao thượng nhất. Nó tẩy trừ đi tam độc tham sân si; khai sáng trí tuệ và tình thương bi mẩn. Điều nầy không phải dể vì nó cần phải có sự hoàn hảo tối thượng. Việc nầy không nhất thiết đòi hỏi ta phải đi đến sa-mạc Mễ Tây Cơ hay một hang núi hoang sơ nào ở dãy Hi Mã Lạp Sơn. Khác hơn vậy, nó có nghĩa là vun bồi tính chất của tâm cái đem lại sự hợp nhất và thức tỉnh trong từng giây phút.
Sách Sỹ Đạt Đa bởi tác giả Hermann hesse, diển tả một cách đẹp đẽ sự nổi bật của một chiến sĩ nhưng nội dung quyển sách thì hoàn toàn khác biệt hơn Carlos và Don Juan. Sỹ Đạt Đa đã nói rằng qua quá trình huân tập, Ngài đạt được ba thần thông: Ngài có thể suy nghĩ, Ngài có thể nhẫn nại, Ngài có thể buông xả. Ba phẩm chất của tâm, ba đặt tính của một người chiến sĩ. Khả năng suy nghĩ trong câu nầy có nghĩa là sự rỏ ràng, trong sáng, không bị rối ren hay nhầm lẫn về những gì đang xãy ra. Trong sáng về phương diện có liên quan đến bản thân-ý thức được các tư thế, hơi thở, sự tác động lẫn nhau các yếu tố vật thể trong thân, trở nên nhạy cảm bao nhiêu thì đủ cho miếng ăn, giấc ngủ. Tạo quân bình tất cả những năng lượng thân, ăn uống ngủ nghĩ có mực độ. Rỏ ràng trong phương có diện liên quan đến tâm-xúc cảm, tư tưởng, và các tần lớp tâm thức khác. Không bị cuốn hút vào sự quay cuồn của tâm, trụ vào nơi rỏ ràng, trong sáng, tỉnh lặng trong dòng tương chuyển của chúng.
Một khía cạnh khác của Ngài Sỹ Đạt Đa trong quyền năng suy tưởng là sự dũng cảm: không bị khóa chặt vào định kiến của vạn hữu ra sao. Đủ đảm lược để mở rộng lòng tiếp thu những sự kiện có thể khác nhau xãy ra. Sỹ Đạt Đa đã không tin một cách mù quán. Ngài đã không tin cha mẹ, thầy bạn, kể cả Đức Phật. Ngài muốn tìm ra chân lý cho bản thân mình, và cái dũng làm được việc đó đưa Ngài đến một kinh nghiệm rộng mở; đi vào rừng ba năm và tu hạnh đầu đà; có mối quan hệ tình cảm đậm đà với Kamala, một cô gái làng chơi trong giới thượng lưu; một doanh nhân trong ngành thương mãi. Ngài lúc nào cũng mở rộng và đủ can đảm để thử qua mọi thứ và chấp nhận những hậu quả, không rụt rè bẻn lẻn bằng cách có những tư tưởng phân biệt hạn hẹp. Sức mạnh của tư duy là sự rỏ ràng trong sáng và dũng cảm-để thử nghiệm, để nghiên cứu, thăm dò thấu đáo những gì đang xãy ra.
Cái dũng của người chiến sĩ bao gồm cả hai, bắt buộc và rèn luyện trong thiền tập. Nó đòi hỏi cái dũng ngồi đối diện với cơn đau, không trốn tránh hay che giấu ngụy trang gì cả; chỉ ngồi đó và đối diện nó một cách tuyệt đối và vượt qua được nổi sợ hải của ta. Nó đòi hỏi sự dũng cảm để đào sâu và nhờ sự thăm dò đó mà ta khám phá ra được những yếu tố sâu thẳm nhất của danh và sắc. Có thể nói ở mức ban đầu, ta hay bị rối loạn lung lay do bởi đã sống quen với tiện nghi thuận lợi, nay, tất cả đều ngược trở lại. Nó đòi hỏi rất nhiều dũng cảm để buông bỏ các thứ mà trước kia ta nắm giữ do vì sự an toàn bản thân. Buông xả, để kinh nghiệm được dòng chuyển biến của vô thường. Nó đòi hỏi dũng cảm để trực diện nền tãng cơ bản của vạn hữu, trạng thái bấp bên, giả có của danh sắc nầy. Để đối diện với thực tế rằng mỗi sát na cái gì được gọi là “ta” thì đang biến hoại, tan rả dần; không có một chổ đứng thực thụ nào. Nó đòi hỏi cái dũng để đối diện với sự chết. Chứng nghiệm sự chết đi của khái niệm bản ngã; cảm nhận được cái chết từng giây phút qua đi trong lúc ta còn sống cần phải có sự dũng cảm và tính không sợ hãi của một chiến sĩ toàn diện.
Ngài Sỹ Đạt Đa đã có thể tư duy, nhẩn nại và buông xả.
Nhẩn nại có nghĩa là chịu đựng và yên lặng. Có nghĩa là không bị lôi cuốn vào hành động ái dục. Nếu ta không có khả năng chịu đựng, mỗi ái dục trổi lên trong tâm sẽ thúc đẩy ta hành động, nghiệp tạo thêm nghiệp và vì vậy mà ta cứ lẩn quẩn trong vòng thèm khác. Đôi khi nhẩn nại bị diển giải sai lầm là thụ động, không làm gì cả. Không phải tất cả là như vậy. Ngài TrangTử đã viết,
Cái thụ động của một minh nhân là không phải không làm gì. Nó không phải học mà được. Nó không bị lay chuyển bởi bất cứ cái gì. Minh nhân yên lặng bởi vì vị ấy không bị lay chuyển, cũng không phải vì vị ấy muốn yên lặng. Nước vẫn yên lặng như tờ. . . tỉnh lặng một cách tuyệt đối. Nếu nước hồ đã thật trong, thật lặng yên, tâm linh con người đâu cần muốn gì hơn nữa. Trái tim của một minh nhân thì thật là tỉnh lặng, nó là mặt gương của trời và đất, mặt gương của vạn vật. Tánh không, sự đứng lặng, yên tỉnh. . . Lặng yên, thụ động-đây là vị trí của trời và đất. Đây là sự toàn hảo trong đạo. Minh nhân tìm đây là nơi tịnh dưỡng. An trú, mọi vật đều rỗng lặng.
Nhẩn nại có nghĩa là tâm lặng yên, không có một móng khởi nào. Nếu ta cứ bận rộn ê a với giáo lý nầy, giáo lý nọ, nó sẽ là một chướng ngại, ngăn cản ta nhận thức rỏ ràng, không nhận ra sức năng và thấu triệt là từ sự lặng yên phát khởI ra, từ cái dừng được những cuộc đối thoại trong đầu. Bao nhiêu lải nhảy trong đầu còn tiếp tục, là bấy nhiêu ta còn bị cầm tù trong văn tự, quản thúc ta từ sự mở rộng quan hệ trực tiếp đến thế giới chung quanh-một thế giới thật khác biệt từ những định kiến đưa ta đến nhiều phóng tưởng. Dừng được cuộc đối thoại từ bên trong đó mới đúng là hạnh nhẩn nại và lắng nghe.
Tiếng vọng trong tâm Ngài Sỹ Đạt Đa, dẩn đường chỉ lối Ngài rời cha Ngài trở thành một khất sĩ khổ hạnh, và rồi từ rừng sâu đi vào thế giới đời sống trần tục và tình yêu. Nhưng dần dà tính chất lắng nghe đó trở nên chán chường do bởi sa đọa nhiều vào ái dục. Ngài bị lôi kéo vào tham ái và Ngài đã không thể nghe những âm vọng đó nữa. Thất chí, Ngài lết mình đến cạnh dòng sông, vừa kịp lúc, trước khi gieo mình quyên sinh, Ngài bổng nhiên nghe được tiếng vọng từ dòng sông, từ tâm Ngài, tiếng sóng “ầm” rền vang. Và Ngài ở cạnh dòng sông rất nhiều năm, học hạnh lắng nghe và nhẩn nại.
Sỹ Đạt Đa đã nghe được. Bây giờ Ngài lắng nghe một cách chăm chú, hoàn toàn thâm nhập, hoàn toàn rỗng suốt. Thấm nhuần mọi thứ. Ngài đã có cảm giác rằng bây giờ Ngài hoàn toàn học được nghệ thuật lắng nghe. Ngài đã từng nghe những chuyện nầy trước kia, nhiều tiếng vọng khác nhau từ dòng sông. Nhưng ngày hôm nay chúng nói lên những âm hưởng khác biệt. Ngài đã không thể phân biệt được sự khác nhau, âm vọng vui từ âm vọng buồn, âm vọng trẻ thơ xuất phát từ người lớn. Tất cả chúng thuộc về lẩn nhau. Tiếng than vãn của những ai đang khao khát, tiếng cười của ngườI trí, tiếng khóc phẩn nộ, và tiếng rên của kẻ sắp chết. Những âm vọng đó được bện và cài lẩn vào nhau, ôm quyện vào nhau theo hàng ngàn cách. Tãt cả âm vọng đó, tất cả những mục tiêu, những ao ước, những đau khổ, những khoái cảm, tất cả những thiện và ác, cùng tất cả với thế giới, cùng tất cả những cao trào biến sự và dòng nhạc cuộc đời. Khi Ngài Sỹ Đạt Đa lắng nghe một cách chăm chú đến dòng sông, đến bản nhạc của hàng ngàn giọng điệu, khi Ngài đã không lắng nghe đến tiếng khóc hay tiếng cười, đã không bị mà mắt đến một âm vọng đặt thù nào, tất cả đều thấm vào thân Ngài, nghe tất cả, sự hợp nhất-rồi bản nhạc hùng vĩ của một ngàn âm vọng được tóm gọn lại trong một chữ-toàn bích.
Năng lực thứ ba của Ngài là buông xả. Buông xả đây có nghĩa là từ bỏ, rời xa. Nó có nghĩa là nghị lực, cố gắng, và sức mạnh. Sức mạnh và an nhàn của tâm đến từ sự rời bỏ. Thông thường con người nghĩ rằng rời bỏ là gánh nặng, là nguồn gốc của khổ, mà không biết cái vui trong tri túc giản tiện, không bị trở ngại bởi chiếm hữu cái không cần thiết và tâm ham muốn không ngừng. Không cần phải có một siêu nhân nào hổ trợ để hành tập buông xả; năng lực cần thiết phải có là phải vượt qua được tính trì trệ, lười biếng và các tập nghiệp thói quen củ. Khi cố gắng nầy được nẩy sanh, ta kinh nghiệm được một cái tâm rộng lớn và nhàn hạ đến từ sự buông bỏ những dính mắc.
Nhẩn nại có nghĩa là đơn giản. Một trong những cái vui học tập ở Ấn Độ là đời sống cơ bản đơn thuần mộc mạc, mặc dù đã có rất nhiều khó khăn trong vấn đề sức khỏe, chế độ ăn uống và sắp xếp chổ ở. Nó đã không bị làm vướng bận bởi quá nhiều vật chất cái trở thành vật nặng trên vai như ở Hoa Kỳ đây. Khách du lịch đi ngang qua đã ngạc nhiên tại sao chúng tôi có thể rời xa nhiều tiện nghi-điện, nước nóng sẳng có, mà không hiểu được sự thanh thản của một đời sống mộc mạc. Từ lối sống đơn thuần mộc mạc đó, không cần thiết phải có hay chiếm hữu nhiều, tự tại và bình yên sẽ đến với ta.
Buông xả, rời bỏ, ta có thể thử nghiệm đức tính đó trong cuộc sống qua hạnh bố thí, qua sự thành lập trong ta một nền tãng giới luật cơ bản, qua thực hành ly xả vật chất thế gian cái trói buột ta. Rời bỏ xãy ra trong mọi vị trí, không những trong quan hệ giữa người và người, mà cả luôn vật chất. Có một thành ngữ trong Đạo “nhịn ở tâm” cái diển đạt sự toàn chỉnh của tâm ly xả bên trong. Ngài TrangTử đã viết,
Mục tiêu của ly xả là sự hợp nhất bên trong. Nghĩa là lắng nghe mà không phải bằng tai; nghe, nhưng không phải bằng sự thông cảm; nghe bằng tâm linh, với tất cả sự hiện diện. Tai lắng nghe chỉ là một việc. Lắng nghe với thông cảm lại là một việc khác. Nhưng lắng nghe bằng tất cả tâm linh thì sự lắng nghe đó không bị giới hạn đến bất cứ một căn nào, nhĩ căn hay thức căn. Do đó nó đòi hỏi các căn đều trống không. Và khi các căn đều lắng dịu rồi, toàn bộ tâm tư sẽ có mặt để lắng nghe. Rồi sau đó một sự nắm bắt trực tiếp ngay tại đó trước các người, rằng có thể các người chưa bao giờ được nghe với tai hoặc được hiểu với tâm. Ly xả làm rỗng đi các căn, giải thoát các người từ những bố cục hạn định và từ những thiên kiến. Tâm ly xả sanh ra sự hợp nhất và tự do.
Ngài Sỹ Đạt Đa đã có thể tư duy. Ngài đã có thể nhẩn nại. Ngài đã có thể buông xả. Đây là những đặc tính của người chiến sĩ, được phát triển để đi đến sự hiểu biết hoàn toàn chính thân mình. Khi ngồi, khi đi, khi bạn ý thức một cách toàn diện trong ngày, đây là giá trị được sống tỉnh thức.
Hỏi: Don Juan nói về sức mạnh cá nhân. việc nấy có quan hệ gì đến hành tập?
Đáp: Sức mạnh của tâm là năng lực. Không phải năng lực mở rộng chính nó rồi tự do sách động muốn làm gì thì làm, mà là năng lực nội quán xuyên thấu, năng lực của sự hiểu biết thấu đáo. Don Juan đã nói rằng mặc dầu một người đã được nghe những bí mật sâu xa nhất của vũ trụ, nhưng vũ trụ đó vẫn là từ ngữ rỗng cho đến khi nào có đủ năng lực cá nhân. Năng lực nầy có nghĩa là sức mạnh, vững chải, khả năng xuyên thấu sâu xa vào trong những gì đang xãy ra. Nó tiến triển lúc tâm trở nên định tỉnh. Từ năng lực xuyên thấu nầy đưa đến trí tuệ minh sát; với sức mạnh của tâm chỉ cần một chữ thôi là mở toan được rất nhiều tần lớp sâu kín. Trong khóa thiền, sự hành tập liên tục là phương tiện để phát triển sức mạnh cá nhân nầy.
Hỏi: Có một dấu hiệu rỏ ràng nào trên bước đường tu tập để phân biệt trực giác minh sát và suy tưởng?
Trực giác đến từ một cái tâm yên lặng; suy tưởng là khái niệm. Có một sự khác biệt vô vàng. Đó là tại sao mà sự phát triển nội quán không đến từ sự suy nghĩ cái nầy cái nọ, nó đến từ một cái tâm yên lặng trong sự thấy biết rỏ ràng. Toàn bộ tiến triển của Minh sát và hiểu biết thấu đáo đến trong những lúc tâm được tỉnh lặng. Rồi một cách bất ngờ, “ồ, sự việc là như vậy!” Trong Lời Thiền của Ngài Hoàng Bá, nói về nội chiếu như là sự bất thần,trực hiểu mà không qua từ ngữ suy diển. Trực giác đó có một tính chất nhất định riêng biệt vì nó không phải là sản phẩm của suy đoán hay tưởng tượng nhưng mà là một sự nhận biết rỏ ràngmọi sự vật như là.
Hỏi: Trong hành tập, xử dụng tâm để đào sâu, tìm tòi có quan hệ thế nào đến tâm thuần giác mà không chọn lựa?
Rất nhiều phương pháp phát triển tuệ nội quán xử dụng ý thức hướng về đối tượng. Ta có thể hướng sự chú tâm đến nhiều khía cạnh khác nhau trong diển trình, như là tư thế thân,cảm giác thân, tư tưởng, là cách tiến sâu vào những phạm vi riêng biệt. Nhưng kể cả việc hướng tâm, một khi nó đã trụ vào nơi đó rồi, thì thật ra đâu còn sự chọn lựa nửa. Lúc đó chỉ cần ngồi lại nhìn những gì đang xãy ra, không xét đoán, không chấp thủ hay lên án. Lắm khi con người rất là rụt rè trong phạm trù hành tập của họ, luôn luôn tìm những điều lệ, cách thức làm sao để thực tập, sợ hãi khi lầm lổi. Tuệ Minh Sát đến từ chánh niệm, kể cả ta ý thức được những sự việc đang xãy ra hay không, trí tuệ vẩn từ đó mà ra. Không có cách nào để gọi là chánh niệm sai lệch. Rèn luyện tâm, rèn luyện tính chất đào sâu nầy. Quán sát thật sâu sắc tư tưởng đến từ chổ không nơi chốn và chết đi vào trong cũng nơi đó. Hay tìm hiểu sâu sắc vào cơn đau, đi vào trong nó. Rèn luyện tâm với sự vô úy, không suy nghĩ lung tung, nhưng với cái tâm ý thức yên lặng. Tâm có thể trở thành mềm dẻo. Nếu bạn nhồi nắn một cục đất sét trước khi làm một cái bình, nó trở nên mềm dẽo và dễ dàng uốn nắn. Khi ý thức và định được phát triển, tâm cũng có khả năng linh động làm việc. Khảo sát mọi chiều hướng tiến trình của thân tâm nầy. Khi tôi vẩn còn ở bên Ấn Độ, tôi sống trên tần lầu thứ nhì. Tôi quen đi lên xuống cầu thang nhiều lần trong một ngày, mỗi khi như vậy, tôi khảo sát cách tự động máy móc của từng bước đi lên xuống, đầu gối làm việc thế nào, sức nặng của thân chuyển đổi. Nó là cả một tiến trình thật là lý thú. Trong mọi sinh hoạt cũng cần nên có sự thích thú như thế trong đó. Nhìn, tìm tòi sự thể xãy ra như thế nào. Và những lần kia chỉ ngồi lại không làm gì cã, thuần biết mà không chọn lựa, nhìn ngắm vạn pháp tự phơi bày.
Hỏi: Toàn diện biến trình thân tâm bắt đầu như thế nào?
Có một câu chuyện một anh kia bị trúng một mủi tên độc. Bạn anh gọi được một lương y và muốn rút mủi tên đi để trị thương. Nhưng anh ta nói, “Không, đừng lấy nó ra, tôi cần phải biết ai bắn mủi tên nầy, anh ta đến từ đâu và mủi tên làm bằng loại cây gì.” Anh ta chắc chắn sẽ chết trước khi có được những câu trả lời. Cũng giống như vậy, Đức Phật nói rằng suy đoán tâm lý về nguồn gốc của thế gian, của vủ trụ nầy, xuất phát từ đâu, thì cũng giống như người trúng tên độc kia. Ta tự đặt mình vào một phạm trù khó khăn; tình trạng khó khăn là một chúng sanh, một thân và tâm đầy dẩy những tham, sân, si và đau đớn. Công việc là nhổ mủi tên đó ra, giải thoát tâm từ những tối đen ám chướng phiền não, giải thoát thân ta từ những khổ đau tật bệnh già chết. Những câu hỏi thích đáng là những câu hỏi có thể ứng dụng vào cái ta đang kinh nghiệm bây giờ.
Hỏi: Tham lam nổi lên từ đâu?
Khi ta thấy một cái gì vừa ý, ta muốn nắm giữ, mà không hiểu sự vô thường của nó. Ngay lúc ta có chánh niệm trở lại, chú tâm vào những gì đang xãy ra, thấy được mọi sự việc đến rồi đi, chấp thủ và tham ái giảm xuống. Chẵng có gì phải nắm giữ cả. Chỉ là những bong bóng nước. Và kinh nghiệm về vô thường, phá tan đi sự kiên cố sai lầm của mọi vật, đem tớI sự buông xả, trạng thái không dính mắc. Những cái nầy đến từ sự đơn thuần ý thức, một cách hoàn chỉnh.
Nó là nguồn cảm hứng để trở thành một chiến sỉ. Không có ai làm việc đó cho ta. Mỗi chúng ta phải tự bước đi. Cảnh tỉnh, từng phút giây, chú tâm vào những gì đang xãy ra một cách toàn vẹn. Chẵng có gì huyền bí cả, nó rất là đơn giản, trực tiếp và thẳng thắn; Nhưng phải hành tập. Thiền là như vậy đó.
-ooOoo-
SÁNG THỨ 11
Trò Chơi Tập Trung
Ngày hôm nay ta sẽ có một trò chơi. Nó được gọi là trò chơi tập trung. Thể lệ là: trong một giờ đồng hồ, mỗi hơi thở bạn thở ra, đếm một. Hơi thở kế tiếp, đếm hai; cứ như thế mà đếm tới mười. Không bị quên hay đếm sai. Mỗi khi thở ra, hay sự xẹp của bụng, đếm một. Nếu bạn quên đếm – hãy trở lại từ đầu. Nếu bạn quên số đếm do vì tâm xao lãng và mất đi hơi thở – trở lại từ đầu. Đừng để ý các việc khác.
Sẽ có những chuyện xãy ra. Hơi thở trở nên thất thường, nhanh hay chậm, sâu hay nặng nề. Cứ trụ với hơi thở. Đếm từ một đến mười. Rồi bắt đầu trở lại nữa. Có thể rằng năm phút sau đó, tâm bắt đầu có phóng tưởng, “Thật là ngu muội, tôi sẽ không ngồi đây một tiếng đồng hồ mà đếm số.” Giữ vững phương pháp đếm. Và nếu, do bởi suy tư đó mà sự đếm bị giáng đoạn, bắt đầu lại từ một. Có thể rằng đau nhức và căng thẳng sẽ nổi dậy trong thân. Đừng quan tâm đến chúng. Cứ tiếp tục từ một đến mười. Đây là phương pháp đặt biệt để củng cố hiệu năng tập trung tâm ở một điểm, huấn luyện tâm trụ vào một đối tượng. Nếu bạn cảm thấy trò chơi nầy hữu dụng trong phần hành của bạn, thỉnh thoảng bạn có thể phối hợp nó trong những giờ tọa thiền.
Tối Thứ 12: Ba Rường Cột Của Pháp
Hành và hiểu được giáo pháp là một sự hiếm có và rất quí giá. Chỉ một số người trên thế gian nầy thật sự thể hiện được bản chất phi thường nầy. Đa số chúng ta chỉ bị lẩn quẩn, bị lôi cuốn vào vô minh và tham ái, không ý thức được rằng ta cũng có khả năng thoát ra được hấp lực của thế giới ta bà, bánh xe tham ái và sân hận. Những cơ hội tu dưỡng, thực hành được sống dậy do vì một cái nhân đã gieo trồng từ trước cái mà tiếng Pàli được gọi là “parami.” Parami có nghĩa là Ba-la-mật, năng lượng huân tập thanh tịnh được phát triển và tích lũy qua nhiều đời. Mỗi giây phút tâm cái không bị ô nhiễm của tam độc tham sân si, đều có một sức mạnh nào đó thanh lọc dòng tương tục của thức; và sự tiến hóa của ta từ vô thủy vô chung cho đến giờ, ta cũng đã tích lũy ít nhiều năng lực thanh lọc nầy.
Đôi khi trong Anh Ngữ tiếng Ba-la-mật được dịch một cách lỏng lẻo là công đức. Nhưng đó rất dể bị hiểu lầm như là thâu thập những ngôi sao vàng cho mỗi thiện pháp ta tạo nên. Khác hơn vậy, Ba-la-mật là sức mạnh thanh lọc trong tâm. Khi những nhân tố không tham, không sân, không si được tích lũy nhiều, Ba-la-mật trở nên sinh động mạnh mẽ và mang lại kết quả nhiều hạnh phúc, từ hạnh phúc của dục giới cho đến hạnh phúc chứng đắc quả vị cao nhất. Không có gì xãy ra một cách ngẩu nhiên, phải có một nguyên nhân.
Có hai loại Ba-la-mật: Hành động trong sạch và Trí tuệ trong sạch. Sức năng thanh lọc hành động trở thành cái nhân hạnh phúc của chung quanh, những hoàn cảnh thoải mái dể chịu, các quan hệ thuận thảo, và cơ hội để được nghe giáo pháp. Lấy thí dụ hiện trạng của buổi thiền tập nầy không phải vô cớ mà xãy ra. Nó được hình thành do những sức mạnh thanh lọc trong mỗi chúng ta tập trung lại.
Cái khác của Ba-la-mật là trí tuệ trong sạch, được phát triển bởi thực hành chánh kiến, tạo cơ hội cho sự tăng trưởng trí tuệ nội quán. Cả hai thứ Ba-la-mật, hai sức mạnh thanh lọc nầy, phải được triển khai để cho chúng ta có cơ hội mà hành tập giáo pháp, và từ đó đưa đến trí tuệ hiểu biết.
Có ba rường cột của Pháp, ba lãnh vực hành động, cái được trau dồi và tăng năng lực cho Ba-la-mật. Đầu tiên là bố thí. Bố thí là sự biểu hiện hành động quảng đại, nhân tố tâm vị tha. Tâm không vị kỷ có nghĩa là buông xả, không nắm giữ, không chấp thủ, không dính mắc. Mỗi khi ta chia sớt vật gì, cho ra cái gì, hành động đó tăng trưởng thêm uy lực của nhân tố thiện, cho đến khi nó trở thành sức mạnh to lớn trong tâm. Đức Phật dạy rằng nếu ta thật sự biết, như Ngài đã đã biết, lợi quả của sự bố thí, ta sẽ không để một bửa thọ thực nào đi qua mà không có sự bố thí chia sẽ.
Kết quả của hạnh nghiệp bố thí là sự phong phú và mối quan hệ hài hoà sâu sắc với người chung quanh. Chia sẽ những gì ta có là hành động tốt đẹp trong quan hệ với người, và tình bằng hữu được nâng cao bởi tính chất bố thí. Một cách đặt biệt hơn nữa, trau dồi bản năng vị tha trở thành một sức mạnh trên con đường giải thoát. Cái trói buột chân ta ở cỏi ta bà nầy là tham muốn và luyến ái cái được thể hiện từ trong tâm. Như ta hành tập hạnh bố là ta đang học cách buông xả tham ái.
Có ba hạng người bố thí. Hạng thứ nhất là bố thí ti tiện. Họ chỉ cho ra sau khi lưởng lự nhiều lần, những thứ còn sót lại, cái bần cùng nhất họ có. Họ nghĩ, “Ta có nên cho hay không? Cho cái nầy thì nhiều quá không?” Và cuối cùng chỉ là một phần của hiện vật muốn bố thí đó cái mà thật sự họ cũng không cần nó.
Hạng thứ nhì là người bố thí thân thiện. Họ là những người, nếu có, những vật gì của họ, đang sử dụng, sẽ bố thí ngay. Họ chia sẽ những gì họ đang có mà ít có đắn đo, cân nhắc lợi hại nhiều, với một vòng tay mở rộng hơn.
Bố thí cao nhất là những người cúng dường cái tốt nhất, trong tất cả những gì họ có. Họ chia sẽ một cách tự phát mà không gò bó và trong ngay giây phút đó mà không cần đắn đo, suy nghĩ hay khởi ý. Bố thí đã trở thành một tác động tự nhiên. Khi tâm thật sự không tham luyến gì thì họ chia sẻ những gì quí giá nhất trong mỗi cơ hội với một tấm lòng quảng đại và thương cảm.
Lại có một số người bố thí thì thật là khó khăn; nhân tố tham trong tâm còn quá mạnh và quyến luyến còn nặng nề. Và những người khác, với lòng bao dung, họ bố thí môt cách dể dàng. Nhưng đây không phải là vấn đề. Từ bất cứ thời điểm nào ta khởi sự, ta đơn giản bắt đầu tu dưỡng hạnh nầy. Mỗi hành động bố thí là mỗi động năng tiêu trừ đi nhân tố ích kỷ. Mở rộng vòng tay chia sẻ là lối sống hoàn thiện trong thế gian nầy, và qua quá trình tu tập tất cả chúng ta có thể trở thành đại thí chủ, bố thí Ba-la-mật.
Có hai đặc tính nội thức liên quan đến hành động bố thí. Một là “thức thúc giục”: cái tâm luôn cân nhắc và tính toán trước khi hành động; phải có tác ý, muốn làm, thì mới được. Cái khác thì được gọi là “tâm tự nhiên” phản ứng bộc khởi liền tức thời. Khi một hành động cá biệt nào được huân tập nhiều, hành động đó trở thành tự nhiên, tác ý không còn nữa. Vừa đúng lúc, một cách tức thời, ý thức nầy tự hoạt động. Qua quá trình, ta phát triển đặc tính thức tự nhiên nầy nơi mà bố thí trở thành bản chất tự nhiên của tâm.
Trong Túc Sanh Truyện kể lại rằng một thời tiền kiếp của Đức Phật ( khi Ngài vẫn còn được gọi là “Bồ-tát,” nghĩa là một chúng sanh đang hành tập để đi đến chứng ngộ toàn bích), Ngài đi đến đỉnh một vực thẩm thấy một cọp mẹ và hai cọp nhỏ. Cọp mẹ bị bệnh và không đủ sửa để nuôi con. Động lòng từ bi thương cho cọp mẹ và bầy con, không vì chính bản thân mình, Ngài gieo mình xuống núi làm thức ăn cho cọp mẹ để cọp mẹ có đầy đủ sinh lực tạo sửa nuôi con. Thật là một món quà đại bố thí.
Hiện giờ ta không đến được đỉnh cao của vô ngã đó, nhưng câu chuyện chỉ cho ta phương hướng: rèn luyện lòng từ thiện, vị tha và thương cảm mọi chúng sanh. Trong rất nhiều bài thuyết giãng, Đức Phật khuyến khích mọi người hành tập lòng quảng đại cho đến khi nó trở thành một thái độ tự nhiên. Bố thí là một đại Ba-la-mật; nó được liệt kê hành đầu trong những đặc tính toàn hảo của Đức Phật. Và khi nó được trau dồi nó trở thành cái nhân của hạnh phúc vô biên trong đời sống chúng ta.
Rường cột thứ hai của giáo pháp, hay lảnh vực thanh lọc hành động, là giữ giới. Cho nhân loại trên thế gian, cho những chủ nhân gia đình, đây có nghĩa là thọ nhận và tuân thủ theo năm giới răn cơ bản: không sát sanh, không trộm cắp, không tà hạnh, không nói dối và không uống rượu cái che phủ tâm và làm cho mờ tối đi.
Chúng sanh nào cũng muốn sống hạnh phúc; ai cũng muốn thoát khỏi khổ đau. Giữ gìn đời sống trong sạch, không phạm giới làm cho tâm vơi bớt sầu muộn và nhẹ nhàng hơn. Ta cảm thấy dể chịu khi đem một con kiến từ trong nhà bỏ ra ngoài hơn là giết hại nó. Phải có một sự tôn trọng sinh mạng đến tất cả mọi loài.
Không trộm cắp nghĩa là không lấy những gì mà chưa được cho.
Tà hạnh có thể được hiểu một cách dể dàng nhất là giữ mình trong sạch từ những hành động ố dục cái có thể đem lại đau khổ và tổn hại cho người khác. Đừng tạo sóng gió, nó sẽ không làm yên ổn cho chính bản thân ta.
Không nói dối nghĩa là không những chỉ nói thật thôi, mà còn tránh xa những chuyện phù phiếm vô tích sự. Ta lãng phí rất nhiều thì giờ trong những chuyện vô nghĩa nhảm nhí. Chuyện đến trong óc là ta nói mà chẵng so đo nó có hữu ích không. Gìn giữ khẩu nghiệp rất hữu ích trong việc tạo lập tâm quân bình. Không sử dụng lời nói nặng nề, thô kệt. Lời nói của chúng ta nên được nhẹ nhàng, trao chuốc sự hài hòa và hợp nhất giữa người và người.
Khi đi trên con đường giác ngộ, tiến đến tự do và tâm trong sáng, nó thật không tốt để sử dụng các chất độc làm mê mờ tâm trí. Thường thì, cũng thế, vô ý thiếu thận trọng, sử dụng cẩu thả các chất say, sẽ làm giãm đi lòng kiên nghị để giữ những giới khác.
Sự quan trọng và giá trị của giới luật được đặt để trên nhiều mực độ. Giới luật là bộ áo giáp cho ta, phòng vệ chống lại những hành nghiệp bất thiện. Tất cả những hành động nầy ta cố giữ không cho phạm xuất phát từ những động cơ của các chướng nghiệp tham sân si, và cũng sẽ là sản phẩm duyên nghiệp cho sự đau khổ mai sau. Trong lúc chánh niệm vẩn còn trên đà phát triển và lúc chưa đủ hiệu năng hóa giải chướng nghiệp, giải pháp hành theo ngủ giới sẽ dùng như là một phương tiện nhắc nhở nếu như ta sắp sửa tòng phạm một hành động bất chánh. Lấy thí dụ, ta sắp sửa giết một con muổi, tay ta chuyẩn bị đập chết nó, vừa ngay lúc đó sức mạnh của giới luật sẽ ngăn ta sát sanh và biến tác dụng nầy thành động cơ trưởng dưởng chánh niệm mạnh mẻ hơn.
Những hành tác bất thiện ngay trong giây phút đó gây nên một sự nặng nề và đen tối trong tâm. Mỗi hành vi thiện, mỗi sự kềm chế từ những chướng nghiệp xấu, tạo nên sự thư thái và trong sáng ở tâm. Nếu như bạn quan sát một cách thận trọng tâm bị bận rộn suốt ngày trong những hoạt động khác nhau, bạn sẽ thấy ra rằng bất cứ một móng niệm nào trong tâm cũng đều xuất phát ra từ tham, sân, si, tạo nên một sự mê mờ, chậm chạp. Tuân thủ những giới luật có tính chất đạo đức tâm linh nầy là một qui tắc để sống giữ cho tâm được an lành bớt đi phiền muộn cuộc đời, để cho tâm tự rộng mở, trong sáng một cách tự nhiên. Ở tần lớp hiểu biết nầy, giới luật không còn được coi như là những điều răn nhưng được hành theo bởi chúng có tác dụng tốt trên phẩm chất của đời sống. Chẵng có gì cho là bắt buột hay đòi hỏi quá đáng cả bởi vì nếu huân tập lâu dần, chúng trở thành biểu hiện tự nhiên của tâm.
Hơn nữa, giới luật còn có ý nghĩa sâu sắc hơn trên con đường tâm linh. Chúng giải thoát tâm từ ân hận và lo âu. Ăn năng những hành động tội lỗi trong quá khứ thì chẵng giúp được gì, và luôn làm tâm bất an. Bằng cách tạo lập ra phương châm cơ bản thanh lọc thân, khẩu, ý trong hiện tại, tâm sẽ trở nên tỉnh lặng và an trụ dể dàng hơn. Không có định, tuệ nội quán không thể có được. Và vì vậy nền tãng đạo đức ngủ giới trở thành cái cơ bản để trưởng dưởng phát triển tâm linh.
Lãnh vực thứ ba thanh lọc hành động là thiền. Thiền được chia làm hai hướng chính. Thứ nhất phát triển tâm định, khả năng tâm có thể giữ yên một chổ bám sát vào đối tượng mà không bị rung động hay xao lãng. Khi tâm được tập trung nó có một khả năng xuyên thấu rất mạnh. Cái tâm mà bị tán loạn quá thì không thể thấy được bản chất thật sự của danh và sắc. Ở mức độ tâm tập trung nhất định nào đó khi tâm có đủ năng lực, tự nhiên sẽ phát sinh ra trí tuệ. Nhưng tâm định riêng thì chưa đủ. Năng lực dồi dào của định và tuệ phải được sử dụng trong công việc hiểu biết , đây là lãnh vực thứ hai trong thiền: triển khai tuệ Minh sát. Đó có nghĩa là thấy rỏ ràng tiến trình của sự vật, bản chất của muôn Pháp. Tất cả đều vô thường và luân chuyển, đến rồi đi từng giây phút. Thức, đối tượng, tất cả những trạng thái tâm, thân: mọi hiện tượng đều có phần trong dòng luân chuyển của vô thường. Khi tâm được rỏ ràng trong sáng nó kinh nghiệm được sự thay đổi không dừng nghỉ ở tần lớp thật vi tế: từng sát na một như vậy ta được sinh ra và chết đi. Chẵng có gì cần phải luyến ái, cố thủ. Không có trạng thái danh sắc, không có hoàn cảnh nào ngoài thân ta phải được nắm bắt, bởi vì nó thay đổi ngay trong lúc đó. Sự phát triển Minh sát tuệ có nghĩa là đang cảm nghiệm được dòng trôi chuyển vô thường trong tự thân để ta bắt đầu buông xả, không cố chấp bám víu một cách tuyệt vọng những hiện tượng danh và sắc nầy.
Kinh nghiệm được vô thường đưa ta đến sự hiểu biết tính chất thường hằng bất toại nguyện trong tiến trình danh sắc: bất toại nguyện về mặc nó không thể cho được hạnh phúc lâu dài. Nếu ta nghĩ rằng sắc thân nầy sẽ là mục tiêu tối hậu của bình an hạnh phúc vui sướng vĩnh cữu, vậy là ta không thấy sự tan hoại không thể tránh được đang xãy ra. Ngay tại phút giây nầy là ta đang đi đến cái già, bệnh hoạn, suy tàn dần rồi chết; những người quá quyến luyến vào thân nầy sẽ trải qua đau khổ to lớn. Tính chất thường còn trong mọi vật nên được hiểu rằng như thường luôn sanh diệt. Tất cả những yếu tố vật chất, những yếu tố tâm, đang xuất hiện và biến mất.
Đặc thù thứ ba, những gì hiện hữu được thấy rỏ ràng trong sự phát triển nội quán, trong dòng lưu chuyển của mọi hiện tượng, không có cái được đệ danh như là “tôi,” hay “bản ngã,” “cái tôi,” hay “của tôi.” Tất cả chỉ là hiện tượng khách quan đang diển hành, sau bức màn nhung, tất cả đều trống rỗng, không bản ngã. Chẵng có một thực thể nào phía sau ai là người đang trải qua. Người kinh nghiệm, người biết, là chính tự thân một phần của sự diển biến đó. Như tuệ Minh sát được tu dưởng qua thực hành chánh niệm, ba đặt tính hiện hữu, khổ, không, vô ngã, sẽ được hiển lộ ra.
Giả sử bạn có một hồ nước đầy những rong rêu. Tu niệm ngũ giới thì giống như đi xuống nước và rẻ rong qua một bên vốc một bụm nước trong để uống. Rong vẩn còn đó, và khi bạn lấy tay lên, một lần nữa rong bồi trở lại và bao phủ hồ nước. Trong những lúc ta có nhân cách đạo đức, thì tâm thật là trong sạch, nhưng vừa lúc tâm xao lãng đi, sự nhơ bẩn lại trở lại. Nếu bạn dựng hàng rào trong hồ cản rong về một bên, nước bên kia được giữ sạch để uống miễn là hàng rào lúc nào cũng còn đó. Nhưng do vì rong vẩn còn một bên và nếu vì lý do gì hàng rào bị dời đi, rong sẽ bồi trở lại đầy hồ. Tương tự như sức mạnh tâm định. Nó đè nén tất cả những dơ bẩn, nhưng chỉ là thế thôi. Trí tuệ nội quán thì khác. Ta đi xuống hồ và nhổ tận gốc rong lên: bạn nhổ từng gốc rong cho đến khi nguyên cái hồ được sạch. Khi được nhổ tận gốc như vậy, chúng không thể trở lại. Tuệ Minh Sát là một biến trình thanh lọc: khi tất cả những tiêu cực trong tâm được lưu ý, khảo sát, và cuối cùng bứng tận rể lên, chúng không trở lại nữa.
Trí tuệ là điểm cao nhất trong con đường tâm linh, bắt đầu với hành tập hạnh bố thí, trì giới, và phát triển thiền định. Từ cơ bản thanh lọc đó hình thành tuệ nội quán xuyên thấu vào trong bản chất của danh và sắc. Bằng cách sống tỉnh thức hoàn toàn từng giây phút, ta sẽ thấy được những tập khí lâu đời trong tâm bắt đầu trồi lên. Tư tưởng và xúc cảm, những ác chướng tham ái và mong muốn, những thèm khát dục vọng, những tình cảm, những năng lực, những tự tin và hồ hởi, mọi thứ chất chứa trong tâm bắt đầu xuất hiện trên màng ảnh ý thức. Và qua thực hành chánh niệm, không bám níu, không lên án, không đồng hóa với bất cứ những gì, tâm trở nên nhẹ nhỏm hơn và tự do hơn.
Đức Phật đã cho thấy tiềm lực các lãnh vực khác nhau trong Ba-la-mật, Ngài nói rằng năng lực thanh lọc trong bố thí thì được tích lủy nhiều thêm do bởi sự trong sạch của người nhận. Nhưng nếu muốn có một năng lực dồi dào hơn, kể cả bố thí cúng dường Đức Phật, Tăng Đoàn, những Tăng, Ni đã chứng ngộ, là tu tập hạnh từ bi với một cái tâm định tỉnh. Và nó sẽ có hiệu lực vô song, kể cả tôi luyện tâm từ, là thấy được vô thường trong mọi hiện tượng một cách rỏ ràng, bởi vì nó minh sát xuyên thấu vào vô thường, là nguồn cơn của giải thoát.
Hỏi: Có thời gian tôi thấy mình bố thí nhiều quá; đến độ tôi bị túng quẩn đi. Ông có thể nói một chút về bản chất bố thí khi nó đưa đến tâm trạng như là hối tiếc?
Đáp: Chúng ta đang ở trong nhiều cấp bật khác nhau. Ta không được như các hàng Bồ-Tát có thể cho mạng sống mình nuôi dưởng bầy cọp. Đôi khi có những động lực bất thần thúc đẩy ta làm như vậy rồi sau đó lại hối hận. Đó không phải là thiện xão. Ta phải nhạy cảm mức độ bố thí của ta là đang ở đâu và trưởng dưởng lòng bố thí ở mức độ đó. Lòng vị tha lớn dần. Như ta càng tu tập hạnh bố thí, tâm vị tha càng trở nên tự nhiên hơn và ứng xử không toan tính. Và khi nó được phát triển với quân bình như thế, sẽ có một sự hài hòa, hợp nhất và rồi không có gì hối tiếc sau đó.
Hỏi: Giới luật là kim chỉ nam ở một mức độ nhất định, nhưng có thể nguy hiểm không nếu bám víu vào chúng? Có thể không chúng là chướng ngại bởi vì chúng vẫn là khái niệm? Vài hành động xuất phát từ tâm bi đi ngược với giới luật như nói dối để cứu mạng ngườI nào, như vậy là phạm giới?. Chuyện gì xãy ra khi giới luật và trực kiến có mâu thuẩn?
Phạm vi thanh lọc hành động đa số được hiểu theo nghĩa là các nhân tố tâm thức đang được trưởng dưởng, chính nó không là hành động. Nếu ta hành động xuất phát từ lòng bi mẫn, đó là thiện. Nhưng thường thì ta không tỉnh giác để nhận ra từng nhân tố cái được bao gồm trong mỗi hành động. Cho đến khi ta tiến đến mực độ nhạy cảm thật sự là ý thức được mọi khía cạnh cơ năng hành động của ta, lúc đó ta có thể biết quyết định làm việc đó là tinh xảo hay không, những giới luật nầy đáp ứng như là một nguyên tắc hướng dẫn hữu ích. Có lần một vị sư đến trước Đức Phật và thưa rằng ông ta không thể nhớ hơn 200 giới luật dành cho Chư Tăng, đừng nói chi là giữ giới. Đức Phật đã nói rằng: “Con có thể nhớ một giới chứ?” Vị Tăng nói đã có thể. Đức phật nói, “chánh niệm. Mọi thứ đều xuất phát ra từ đó.” Nếu bạn thật là chánh niệm, một cách tự động, nó sẽ đưa đến một hành động chơn chánh, đầy đủ ý nghĩa.
Hỏi: Tôi thấy có mâu thuẩn giửa cái đại bố thí và sự an toàn bản thân trong thế gian.
Tăng trưởng đại bố thí đâu cần phải bước ra ngoài thế gian và vất bỏ hết mọi thứ. Đúng nghĩa của nó là cho ra với cái tâm rộng mở, đúng thời điểm và hoàn cảnh. Ta vẩn còn có trách nhiệm đối với bản thân, cần phải có những tài sản tối thiểu để hộ thân tiếp tục tu hành cho đến khi đạt được đạo quả. Cấp bật bố thí phần nhiều còn tùy thuộc vào sự tiến triển riêng biệt của tâm. Không nên có một tư tưởng ta sẽ bố thí như thế nào mớI đúng, và rồi phải cố theo kịp với sự suy nghĩ đó. Đơn giản. Trong những giây phút hiện tại, đừng bỏ lở những cơ hội bố thí để trưởng dưởng tâm vị tha. Không có gì phức tạp, tự nó sẽ hiển bày. Khi nó đến một điểm bạn sẵng sàng lao mình xuống vực để nuôi bầy cọp, tự nhiên bạn sẽ làm.
Hỏi: Tôi có một chút mơ hồ về nói dối. Theo lẻ là ta phải nói đúng ngay vào thời điểm, trường hợp đó, nhưng lại lặng thinh. Đó cũng có thể là biểu hiện khác của nói dối không?
Sự việc đã có thể là thật, nhận thức đúng, nhưng chắc chắn sẽ không đem lại lợi ích cho người đó, cũng có thể là không đúng thời điểm để họ nên nghe. Ta nên nói thật khi nào có lợi ích. Thật là đẹp và an lành để trú ngụ trong một cái tâm yên tỉnh. Nhưng đó cần phải tập trung năng lực chánh niệm thật nhiều- từ ngàn xưa huân tập, ta đã có khuynh hướng nói nhiều. Ngôn từ đã tuôn trào ra trước khi ta ý thức được mình muốn nói cái gì. Nó rất là máy móc. Nhưng khi chánh niệm được trau dồi bén nhạy hơn, ta bắt đầu ý thức được ta dự định nói những gì-tâm muốn nói một chuyện gì và ta chánh niệm về nó. Lâu dần, ta có thể thấy được cả hai thành thật và lợi ích, thờI điểm nào nên được áp dụng đem vào đời sống để cho có lợi nhất.
TỐI THỨ 13: Thánh John, Thánh Francis de Sales
Trong thần thoại Ky Tô, một vài giáo lý đã viết rất thích đáng đến sự hành tập của ta. Từ Thánh John của thập tự đã viết:
Không phải là tôi không có ý định viết vài lời cho bạn, một cách thành tâm tôi chúc mọi sự tốt lành đến bạn; nhưng bởi vì đối với tôi, đã quá đủ những gì cần nói để có thể tạo lập một ảnh hưởng đến những gì cần thiết, và nếu đó là cái ta đang muốn (nếu quả vậy, cái cần thiết) không phải là chữ viết hay ngôn từ – một lối sống thật bình thường là đã quá đủ – chỉ yên lặng và làm việc. Nói chuyện sẽ làm xao động, lặng yên làm việc sẽ tập trung được tư tưởng và tăng thêm sức mạnh tâm linh. Cho nên ngay khi người đó hiểu được cái gì muốn chuyển đạt đến vì sự lợi ích của họ, chẳng cần thiết phải nghe hay tranh luận xa hơn nữa; nhưng đặt họ ở vị trí hành tập đứng đắng nhất, những gì họ đã thâu thập được với lặng yên và chú tâm.
Không phải là chuyện dể khi ta khởi sự làm, huấn luyện và thanh lọc tâm. Nó đòi hỏi một sự nhẩn nại triệt để, và bền chí. Nó không tự xãy ra chính nó. Nhưng với sự bền chí, nhẹ nhàng nó sẽ xãy ra.
Thánh Francis de sales đã viết:
Nếu tâm đi lạc lối hay bị chi phối, nhẹ nhàng đem nó về với đề mục . . . Và dù là bạn không làm gì trong một giờ đó nhưng chỉ một việc đem tâm về; rồi nó lại xao lãng, cứ đem nó về. Bạn đang sử dụng một giờ đúng giá trị và lợi ích.
Đừng bị nản lòng bởi những tâm thức miên man đó. Mỗi lần ý thức được tâm đi lệt hướng, đon giản đem nó về với hơi thở hay cảm giác. Không cần biết là xãy ra bao nhiêu lần. Mỗi lần tâm lạc lối được mang trở về, một giờ chánh niệm đó thật là đày đủ ý nghĩa. Hãy thư giản với chính mình. Hãy nhẩn nại. Mặc dù nó không thể hiện rỏ ràng với bạn ngay lúc đó, nhưng đang có một sự thay đổi lớn trong nội thức. Giống như trái cây chín trên cành. Khi ánh mặt trời chiếu rọi, trái bắt đầu chín, ngày qua ngày, mặc dù diển trình đang xãy ra không thể nhận được, nhưng trái đang chín. Giống như vậy, sự thay đổi và chín mùi trong tâm ta cũng đang xãy ra. Và như Thánh John đã nói, nó từ trong yên lặng và tác động thầm ra ngoài để đem đến sự chuyển hóa toàn hảo nhất.
-ooOoo-
TỐI THỨ 14
Tứ Diệu Đế
Có quá nhiều phiền não trong thế gian nầy. Mổi ngày có hàng triệu người không đủ ăn, dằn vặt khổ sở vì đói. Có hàng triệu người không có đủ áo quần che thân hay nhà ở, trải qua biết bao gian nan nắng mưa gió tuyết. Có hàng triệu người rên siết vì bệnh tật, mặc dù Y học đã tiến bộ nhiều, nhưng họ không thể được chửa trị. Đau đớn khi được sinh ra. Sự banh da xẻ thịt của người mẹ. Đứa trẻ sinh ra còn đau gắp mấy lần như vậy, bị đẩy ra qua chổ quá chật hẹp, thọ cảm những nguyên tố khổ não, đau đớn từ thế giới bên ngoài . Sắc thân nầy bệnh tật, già, lụ khụ hom hem, và cuối cùng đi đến cái chết.
Có nhiều chúng sanh khắp thế gian nầy đang tuyệt vọng, nằm trong bàn tay của kẻ hung tàn, trong tay những người chỉ muốn làm tổn hại họ. Rất nhiều quốc gia bây giờ tù nhân đang bị tra tấn. Bạo động chiến tranh. Người anh, người em, cùng một xúc cảm như ta, những gương mặt mất đi tự tin, không thể làm được gì để cứu vản. Ta ở trong hoàn cảnh giống như vậy đã bao lần rồi, và bao nhiêu lần nửa ta sẽ có mặt ở đó, bơ vơ lạc lõng trong tương lai? Chỉ một vòng quay nhỏ của bánh xe nghiệp và ta một lần nửa là những người đó. Kiếp nhân sinh nầy, tấm thân nầy, quá nhiều đau khổ ngấm ngầm như vậy. Bao nhiêu lần ta đã trải qua rồi, vậy còn tiếp tục bao nhiêu lần nữa?
Nguyên tố vật chất của thân được gọi là Tứ Đại. Chúng được gọi là Đại bởi vì sức tàn phá của chúng. Những nguyên tố tứ đại tạo nên sắc thân nầy cũng là từ sự tạo thành của đất và mặt trời, hành tinh và những ngôi sao. Được cảm nghiệm qua bằng sắc thân xương thịt nầy, đi theo định luật tự nhiên của chúng, qui nhiệm cho sự hình thành và tàn hoại của trọn vẹn hệ thống mặt trời và dãy ngân hà cũng chính là những nguyên tố tứ đại nầy. Năng lực sanh trụ hoại diệt của những nguyên tố nầy thì không thể nghĩ bàn. Trong khoảng một thời gian nguyên tố nầy còn đang sanh và trụ, vẩn còn trong tư thế thăng bằng, cho nên chưa có gì xãy ra. Vì mê muội, ta quên đi, không ý thức được sức mạnh tàn hại thường còn của chúng, cho đến khi, theo bản chất tự nhiên của chúng, đến thời điểm hoại diệt, chúng bắt đầu mất quân bình, kết quả là sự mục rã, tan hoại của thân, nhức nhối khôn tả và cuối cùng đưa đến cái chết.
Ta giống như những đứa trẻ nô đùa trong nhà lửa đang cháy. Vui thích với đồ chơi, thụ hưởng trong chốc lác, đầu óc thơ ngây hoàn toàn không ý thức được lửa vô thường cháy dữ dội chung quanh. Nhưng rất may các đấng thiêng liêng đã nhân từ gởi thông điệp báo nguy, chỉ điểm ra sự khổ đau huyền ảo và tạm bợ về mọi mặt:
Bộ bạn chưa bao giờ thấy những ông lão bà cụ 70, 80, 90 tuổi, yếu đuối, lưng còng như bánh xe, nghĩ thở dốc trên đôi nạn, lê từng bước chập chạp, tàn tật, thời niên thiếu đã qua, răng rụng, tóc còn le ngoe vài sợi bạc phếu, hoặc rụng sạch, và ý nghĩ đó có bao giờ đến với bạn, rằng bạn, cũng vậy, phải chịu số phận tàn hoại ấy? Rằng bạn cũng vậy, không thể trốn thoát sự già?
Bộ bạn chưa bao giờ thấy trên thế gian nầy đàn ông, đàn bà bệnh hoạn, khổ sở và bi thảm hơn nửa là khi thấy chính họ, dằm mình trong sự dơ bẩn của chính mình, đưa lên đở xuống bởi những Y Tá, và ý nghĩ có bao giờ đến với bạn rằng bạn, cũng vậy, không tránh khỏi bện hoạn? Rằng bạn, cũng vậy, không thể trốn thoát được cái bệnh?
Bộ bạn chưa bao giờ thấy xác người trên thế gian nầy, một, hai, hoặc ba ngày sau khi chết, sình chướng lên, xám xịt,và đầy những hôi thối, mục rữa và ý nghĩ có bao giờ đến với bạn, rằng bạn, cũng vậy, không tránh khỏi cái chết? Rằng bạn, cũng vậy, không thể trốn thoát được tử thần?
Ta cũng không khác, bị lệ thuộc vào bản chất vô thường như vậy. Cái chết không phải dành riêng cho một ai, mà cho tất cả. Nó là đoạn cuối của mỗi người. Không ai có thể trốn thoát được sự thật nầy.
Có nhiều đau khổ tâm. Trầm uất. Tuyệt vọng. Lo âu. Giận dử. Thù hằn. Sợ hãi. Thèm khát. Thương tiếc. Bao lâu nữa ta còn kẹt dính trong vòng lẩn quẩn sinh tử luân hồi, bị thúc dục, bị lôi cuốn bởi vô minh và ái dục? Sự phiền não kéo dài lê thê, mỗi sáng thức dậy sống với điều lập lại của ngày hôm qua, mầu sắc, âm thanh mùi,vị, cảm giác và tư tưởng, một lần nửa, lại một lần nửa.
Không thể nhận ra cảnh giới khổ nầy được bắt đầu từ khi nào. Mầm sống đầu tiên của chúng sanh chưa được khám phá ra, bị ngăn che bởi vô minh và bị gài bẫy bởi tham dục, những cái nầy đang thúc đạy ta quanh vòng lẩn quẩn sinh tử luân hồi. Bạn nghĩ cái nào nhiều hơn? biển nước mắt, khóc than không biết bao lần rồi, rơi lệ trên đoạn đường dài, thúc đẩy quanh vòng lẫn quẫn sinh tử luân hồi, luôn gặp những cái bất toại nguyện, mong ước thì bị chia ly, nước mắt khổ đau nầy – hay nước của bốn đại dương cái nào nhiều hơn? Kể từ lâu, bạn đã khổ đau với cái chết của cha, mẹ, con cái, anh chị em, và lúc bạn thật sự đang đau khổ, trên đoạn đường dài bạn đã rơi lệ nhiều hơn nước bốn biển. Và, quả vậy, từ lâu bạn đã chịu khổ, chịu dày vò ray rức, chịu rủi ro bất hạnh, và tràn đầy không biết bao là những nấm mồ chôn bạn. Quá đủ để nhàm chán tất cả những gì đang có, quá đủ để ngoảnh mặt đi với tất cả và tìm đường giải thoát thân ta từ những cái đó.
Như những đứa trẻ đùa nghịch với đồ chơi trong nhà lửa, ta không thích nhìn đến sự thống khổ trong đời ta. Ta bỏ những người già, bệnh trong viện dưỡng lão để không nghe nỗi đau đớn, tiếng rên xiết, than van của họ. Ta không cho những người ăn xin xuất hiện trong xả hội để ta không thấy cảnh tượng nghèo khổ. Ta mặc đồ, trang điểm cho xác chết giống như họ đi dự buổi tiệc liên hoan vậy, không bao giờ dám giáp mặt với thần chết một cách thật sự. Đế thứ nhất Đức Phật giác ngộ là Khổ Đế. Chẵng gì tốt để giả vờ rằng nó không hiện hữu. Bất kể ta làm thế nào để che đậy nó, thân nầy cũng sẽ già cổi đi, bệnh hoạn. Nó đang đi đến cái chết. Bất kể bao nhiêu lần ta giải trí để xao lãng, đánh lừa, quên nó đi, vẩn còn đó sân hận, ác tâm, thất vọng, lo âu và căng thẳng. Ta bị thiêu đốt với sân hận, bị thiêu đốt với tham dục. Đó là Chân Đế thứ nhất, Khổ Đế.
Đức Phật đã không dừng ở đó. Ngài chỉ ta khổ đế và cũng giải thích nguyên nhân. Cái gì trói buột ta trong vòng sầu khổ nầy? Đức Phật đã thấy rằng sự trói buột nầy là chính tâm ta. Nó là sự dính mắc. Ta đang xoay vần trong bánh xe phiền não do vì chấp vào nó, ta bám níu là vì vô minh.
Có bốn sự dính mắc to lớn kềm thúc ta trong vòng lẫn quẫn. Đầu tiên là dính mắc vào cảm giác khoái lạc. Ta luôn đi tìm những âm thanh bùi tai, cảnh dể nhìn, hương thơm ngát, vị ngọt ngào, và khoái cảm về thân. Ta đi tìm không dừng nghỉ chỉ để khoái cảm trong một giây phút ngắn. Ta bị thu hút vào chúng giống như là chúng sẽ là cách giải quyết được vấn đề, chấm dứt được khổ đau trong ta. Ta sống và mong đợi hai tuần nghỉ hè, tìm quan hệ mới, vài đối tượng lạ để làm “chủ”: chờ đợi với sự mong mỏi những hạnh phúc mới thì luôn không ở trong tầm tay.
Có câu chuyện về Mulla Nazruddin, một pháp sư Hồi nổi tiếng. Một ngày nọ ông đi đến chợ và thấy một đống ớt đỏ bán đại hạ giá. Ông mua về nhà và bắt đầu ăn. Một lúc sau một học trò của ông đến và thấy Mulla đầy nước mắt chảy dòng xuống má, miệng lưởi ông ta cay xé. “Mulla, Mulla,tại sao thầy cứ ăn hoài vậy?” Như lúc ông ta lấy một trái khác để ăn, Nazruđin đã trả lời, “ta đang chờ tìm một trái ớt ngọt.”
Cái dính mắc to lớn thứ nhì là tư kiến và quan điểm riêng. Ta có quá nhiều ý kiến về sự việc, và còn là định kiến nửa. Dính mắc vào quan điểm riêng thì thật là một thằng thúc. Nó giữ ta lại từ nhận chân sự kiện như thị; nó gạn lọc thực tế qua cặp mắt kính mầu theo sự bị điều kiện hóa đặt thù từng cá nhân. Một vị Thiền Sư Thái nổi tiếng khi được hỏi chướng ngại lớn nhất học trò Ngài có là gì, Ngài trả lời, “ý kiến, quan điểm về mọi việc. Về bản thân họ, về hành tập, Về giáo lý Đức Phật. Tâm họ đầy những ý kiến về mọi việc. Họ quá thông minh để lắng nghe người khác nói. Giống như nước trong một cái ly. Chỉ sau khi nước được đổ đi rồi thì cái ly mới dùng lại được. Bạn phải đổ trút bỏ hết đi những ý kiến trong tâm, rồi bạn sẽ thấy.”
Trong Tín Tâm Minh, Tổ thứ ba Thiền tông Ngài Tăng Xáng, đã nói “đừng đi tìm chân lý. Chỉ dừng cái tư kiến mình là đủ.” Nếu ta buông xả được sự trói buột nầy, trọn vẹn Phật Pháp sẽ được phơi bày ra. Mọi việc thì ngay tại đó. Ta phải xả bỏ những tư tưởng cố định về sự việc, đừng phải là như ý mình. Cởi bỏ đi những ràng buột về ý tưởng. Đây là sự dính mắc to tát thứ hai giữ ta lẫn quẫn trong thế giới ta bà nầy, trong sự quay vòng của phiền não.
Cái dính mắc thứ ba là cầu nguyện, thờ phượng nhưng thiếu chánh kiến: suy nghĩ rằng nếu đốt được cây nhan hay đèn cầy đặt trên bàn thờ thì mọi việc đều sẽ qua. Hầu như tất cả mọi người đều làm vậy trong mọi cuộc hành lể, hy vọng rằng khi đốt nhan đèn trên bàn thờ, cúng dường ngủ phẩm, đọc một vài câu thần chú, là sẽ chấm dứt được đau khổ. Thật là sai lầm. Kể cả những hành giả mà bị dính mắc vào sự tu tập của mình, tự cho mình là đúng, hay bất cứ những đức tin thờ cúng theo chủ nghĩa duy vật, tất cả chỉ là sự trói buột mà thôi, càng tăng thêm sự dính mắc.
Cái ràng buột thứ tư và là cái vi tế nhất, cái bị điều kiện hoá sâu thẳm nhất, là tin vào cái ta, tôi, của tôi, bản ngã. Tin tưởng rằng có một thực thể trường cữu trong danh sắc nầy, cái đang kinh nghiệm mọi thứ. Do bởi sự tin tưởng nầy, để thỏa mãn cái tôi, bản ngã, ta lăn xã vào tất cả những hành động bất thiện, mọi nghiệp chướng tham, sân, si, chỉ để thỏa mãn cái ta nầy, mặc dầu thật sự nó không có ở đó. Ta bị kẹt trong khái niệm về bản ngã nhiều đến nỗi mỗi hành động ta làm đều là chung quanh vì tự kỷ cá nhân, cột gút sự dính mắc mình càng chặt chẻ hơn vào nổi thống khổ vĩ đại nầy.
Chân đế thứ hai Đức Phật chứng ngộ là nguyên nhân của sự khổ: nổi khao khát. Khao khát cho cảm giác khoái lạc, cho ý kiến quan điểm mình là hay, tốt, tin tưởng rằng chỉ cần hành lể theo nghi thức, cầu nguyện, là sẽ giảm nhẹ đi khổ đau, và trói buột nặng nề về khái niệm bản ngã, cái tôi. Chẵng ai bảo ta nắm lấy những thứ đó. Không có một cái lực bên ngoài nào trừ ta, chính ta trói buột ta trong bánh xe sinh tử luân hồi. Nó chỉ là sự dính mắc từ trong tâm ta.
Có một cái bẫy khỉ được dùng ở Á Châu. Trái dừa được cột bằng một sợi dây vào một cái cây hay cọc đóng dưới đất. Người ta khoét một cái lổ nhỏ vừa đủ cho con khỉ thọc tay không vào nhưng không rút ra được khi nó nắm tay lại. Bên trong để mồi nhử ngon ngọt, khi con khỉ ngửi thấy thức ăn ngọt, thò tay vào bên trong bốc lấy thức ăn nhưng không thể nào rút tay ra được bởi vì nắm tay đã đầy thức ăn. Khi người thợ săn đến, con khỉ trở nên điên cuồng nhưng không thể nào thoát ra được. chẵng có gì để trói giữ con khỉ cả, ngoại trừ hấp lực dính mắc. Chỉ cần mở bàn tay buông thức ăn ra là con khỉ có thể trốn thoát. Nhưng lực tham trong tâm quá to lớn đi nên rất hiếm có những con khỉ thoát được. Nó là sự thèm khát dính mắc trong tâm, là cái bẫy của chính ta. Ta chỉ cần mở rộng tay, buông bỏ đi cái tự ngã thân nầy, tự nhiên sẽ được giải thoát.
Chân Đế thứ ba Đức Phật chứng nghiệm là diệt Đế, chấm dứt sự khổ. Niết bàn là trạng thái vượt ra khỏi danh sắc bình thường nầy, không lệ thuộc vào cái thường hằng thống khổ. Giải thoát. Bình an. Tỉnh lặng. Điềm đạm. Xã bỏ. Đặt một gánh nặng trên vai xuống.
Có hai loại niết bàn. Thứ nhất là niết bàn hiện tại, thoát khỏi những nhiễm ô, tham sân si, dập tắt được những lửa tâm thiêu đốt từng phút giây. Mỗi phút giây tự do không ràng buột từ những nhiễm ô là mỗi phút giây tỉnh lặng và bình an. Nghĩa thứ hai của niết bàn là trạng thái vượt khỏi, không lệ thuộc tiến trình thân tâm, sự chất dứt những đè nặng khổ đau. Lửa đã được dập tắt.
Lấy thí dụ những người sống ở sa mạc cằn cổi. Thiếu thức ăn, nước uống, và không chổ trú thân từ cái nắng sa mạc nóng bỏng. Bởi vì họ chỉ biết có bao nhiêu đó, họ bằng lòng thỏa mản nơi họ ở. nhưng rồi có một người trong họ du hành đến một vùng mát mẻ và giàu có tài nguyên, nơi có thức ăn, nước uống và chổ ở, và anh nhận ra hoàn cảnh bần cùng thống khổ nơi anh sống hồi xưa. Câu chuyện được so sánh với sự bình an, tỉnh lặng của niết bàn, sự biến chuyển không dừng nghĩ của danh và sắc, sinh trụ hoại diệt bất tận nầy là một nổi thống khổ nặng nề trên vai. Chân lý thứ ba là sự kinh nghiệm được Đức Phật chỉ ra khi Ngài nói chẵng có sự chứng ngộ nào cao quí hơn là sự bình yên.
Đức Phật cũng hướng dẫn ta con đường đi đến chứng ngộ nầy. Nó không phải là một giáo lý mật truyền được để dành cho một số người. Đạo đế, đế thứ tư Đức Phật dạy là Bát Chánh Đạo, làm thế nào để trút bỏ gánh nặng.
Nó không phải là con đường khổ nghiệt. Nó không dính líu gì về sự hành hạ thân xác. Nó không đòi hỏi phải rời bỏ tất cả và tìm một hang động hẻo lánh để sống. Nó không phải cả hai hành xác và nuông chiều thân trong cảm giác khoái lạc cái trói buột ta. Nó là trung đạo. Tỉnh giác, ý thức. Nhận thức được sự việc đang xãy ra như thế nào. Chánh niệm và quân bình. Không bám níu. Không lên án. Không bị đồng hóa với những việc như là tôi hay bản thân tôi. Từng thời điểm, từng giây phút gội rửa tâm từ ô nhiểm. Chơn lý đau khổ phải được nhận ra. Chơn lý nguyên nhân đau khổ phải được hiểu. Chơn lý diệt khổ phải được kinh nghiệm. Và cách duy nhất chấm dứt khổ là hành tập cho tự thân. Sự thành đạo của Đức Phật chỉ giải quyết được vấn đề của Ngài, không phải cho ta, ngoại trừ hướng dẫn lại con đường Ngài đã đi qua. Không có một công thức nhiệm mầu nào sẽ giải tỏa ta từ phiền não. Mỗi chúng ta phải tự mình thanh lọc để gở rối những dính mắc trong tâm.