Đọc Hiểu Pali – Bài Học Số 02 – Tỳ Khưu Thiện Hảo (bhikkhu Vāyāma)

Đọc Hiểu Pali – Bài Học Số 02 – Tỳ Khưu Thiện Hảo (BHIKKHU VĀYĀMA)


BÀI HỌC SỐ 2

Thứ Năm, 20-8-2020

Bảng Chữ Cái Pāli (Pāḷivaṇṇamālā)

Có 41 mẫu tự/chữ cái trong bảng chữ cái Pāḷi là: 8 nguyên âm – sara (6 nguyên âm & 2 nguyên âm đôi) & 33 phụ âm – byañjana.

Nguyên âm (sara)

a ā i ī u ū e o

Nguyên âm Pāḷi được phân thành (a) trường – đoản âm (dīgha-rassa) & (b) giọng nặng – nhẹ (garu-lahu):

Trường âm tức âm dài gấp đôi đoản âm. Trường âm có 5 là: ā ī ū e o, 3 nguyên âm còn lại (a i u) là đoản âm; tuy nhiên, e o biến thành đoản âm khi đứng trước phụ âm kép như mettā, pokkharaṇī. Nguyên âm e & o về mặt ngữ pháp được tạo bởi do sự kết hợp của 2 nguyên âm như e = a + i & o = a +u. 

Giọng nặng tức nguyên âm có giọng trì nặng như: ā ī ū e o, ngoài ra là giọng nhẹ.

Phụ âm (byañjana)

Nhóm k: k kh g gh ṅ

Nhóm c: c ch j jh ñ

Nhóm ṭ: ṭ ṭh ḍ ḍh ṇ

Nhóm t: t th d dh n

Nhóm p: p ph b bh m

Ngoại nhóm: y  r  l  v  s  h     

Phụ âm Pāḷi được phân thành (a) âm vang – không vang (ghosāghosa) & (b) giọng lơi – nhấn (sithila-dhanita):

Âm vang có 20 là: g gh ṅ, j jh ñ, ḍ ḍh ṇ, d dh n, b bh m, y r l v h; 12 phụ âm còn lại là không vang (k kh, c ch, ṭ ṭh, t th, p ph, s ḷ) ngoại trừ không thuộc vang hoặc không vang.

Giọng lơi tức phụ âm có giọng thong thả như 15 phụ âm sau: k g ṅ, c j ñ, ṭ ḍ ṇ, t d n, p b m; còn 10 phụ âm này là giọng nhấn: kh gh, ch jh, ṭh ḍh, th dh, ph bh.

  • 5 chữ: k c ṭ t p là các phụ âm không vang nhưng lơi
  • 10 chữ: g ṅ, j ñ, ḍ ṇ, d n, b m là các phụ âm vang & lơi
  • 5 chữ: kh ch ṭh th ph là các phụ âm không vang nhưng nhấn
  • 5 chữ: gh jh ḍh dh bh là các phụ âm vang & nhấn

Các phụ âm này được phát âm từ 1 vị trí khởi sanh (ekaṭṭhānaja) hay 2 vị trí khởi sanh (dviṭṭhānaja) như sau:

1 vị trí:

  • 6 chữ: a ā k kh g gh được phát âm ở yết hầu (kaṇṭhaja)
  • 7 chữ: i ī c ch j jh y được phát âm ở vòm họng (tāluja)
  • 6 chữ: ṭ ṭh ḍ ḍh r ḷ được phát âm ở đầu lưỡi chạm vòm họng (muddhaja)
  • 6 chữ: t th d dh l s được phát âm khi lưỡi chạm răng (dantaja)
  • 6 chữ: u ū p ph b bh được phát âm tại môi (oṭṭhaja)  
  • được phát âm tại mũi 
  • h được phát âm tại yết hầu khi đứng đầu chữ như harati, & được phát âm tại 2 vị trí khi đứng sau ñ ṇ n m y l v ḷ như pañhā, taṇhā,…

2 vị trí:

  • e được phát âm tại yết hầu & vòm họng
  • o được phát âm tại yết hầu & môi
  • được phát âm tại yết hầu & mũi
  • ñ được phát âm tại vòm họng & mũi
  • được phát âm tại đầu lưỡi & mũi 
  • n được phát âm tại răng & mũi
  • m được phát âm tại môi & mũi
  • v được phát âm theo răng & môi

Tập đọc các câu Pāḷi:

Saraṇagamanaṃsaraṇa (trut, đc, si) nơi nương tựa, sự bảo hộ+gamanaṃ (trut, cc, si) sự đi đến

Buddha(qkpt của động từ bujjhati) (bậc) đã giác ngộ saraa gacchāmi(gam>gacch+a+āmi) tôi đi/(noi theo). Dhamma(nt, đc, si) giáo Pháp saraa gacchāmi. Saṅgha(nt, đc, si) chúng Tăng saraa gacchāmi. 

Dutiyampidutiyaṃ (trt) lần thứ  nhì+pi (bbt) cũng vậy buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi. Dutiyampi dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi. Dutiyampi saṅghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Tatiyampi buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi. Tatiyampi dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi. Tatiyampi saṅghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Buddhaguṇābuddha+guṇā (nt, cc, sn) ân đức

Itipiiti (bbt) cũng vậy so(nhxđat, cc, si) vị ấy bhagavā(nt của bhagavant, cc, si) Thế Tôn, arahaṃ(nt của arahant, cc, si) bậc A-ra-hán sammāsambuddhosammā (bbt) chân chánh+sam (ttô) cùng+buddho vijjācaraṇasampannovijjā (nut) minh+caraṇa (trut) hạnh+sampanno (qkpt của sampajjati, cc, si) (bậc) đã thành tựu sugatosu (ttô) tốt đẹp+gato (qkpt của gacchati) (bậc) đã khéo đi lokavidūloka (nt)+vidū (tt) biết anuttarona (phtphđ) không+uttaro (tt) cao tột purisadammasārathipurisa (nt) nhân loại+damma(tt) được huấn luyện+sāratthi (nt, cc, si) người đánh xe satthā(nt từ satthu, cc, si) bậc Đạo sư devamanussānaṃdeva (nt) chư Thiên+manussānaṃ (nt, shc, sn) của nhân loại buddho bhagavā. 

Bốn phần trong câu nói (padajāti) của Pāḷi ngữ:

  1. nāma (danh từ) bao gồm danh từ, tính từ, đại từ 
  2. ākhyāta (động từ) 
  3. upasagga (tiếp đầu ngữ/tiền tố)
  4. nipāta (tiểu/phân từ) bao gồm liên từ, trạng từ, bất biến từ,…

Cấu trúc của 1 câu Pāḷi ngữ

Trong câu đơn giản nhất của Pāḷi, thường có 2 hoặc 3 phần theo vị trí sau: chủ từ (kattu) + túc từ (kamma) + động từ (kriyā); trong đó, chủ từ có thể có hoặc không cũng không quan trọng vì các yếu tố xác định (ngôi, số) của chủ từ đã được định rõ trong động từ của câu, ví dụ: Ahaṃ dhammaṃ suṇāmi = Dhammaṃ suṇāmi.

Chủ từ có thể là danh từ, tính từ & đại từ. Túc từ chỉ có thể là danh từ mà thôi.

Danh từ loại (nāmasabda)

Danh từ loại tức từ diễn tả sự vật, tên gọi, đức tính,… mà không phải là hành động như puriso (nam nhân), Sārīputta, nīlaṃ (màu xanh), ahaṃ (tôi),… Nó bao gồm có 3 là: 1. Danh từ (nāmanāma), 2. tính từ (guṇanāma), & 3. đại từ (sabbanāma)

I. Danh từ (nāmanāma)

Danh từ trong Pāḷi ngữ có 2 loại:

  1. Danh từ chung như manusso (nhân loại), cittaṃ (tâm),…
  2. Danh từ riêng như Gotamabuddho (Phật Gotama),…

Danh từ Pāḷi được phân loại dựa vào 3 khía cạnh:

  1. Tính (liṅga)
  2. Cách (vibhatti)
  3. Số (vacana)

1. Về tính/giống, danh từ Pāḷi có 3 loại là:

  1. Nam tính (Pulliṅga)
  2. Nữ tính (Itthiliṅga)
  3. Trung tính (Napuṃsakaliṅga)

Sự phân loại tính ở danh từ như vậy là do dựa vào 2 cách: (a) sinh tính (jātiliṅga) như pitu – cha (nam tính), mātu – mẹ (nữ tính), phala – trái (trung tính); & (b) định tính (sammutiliṅga) như dāvā – vợ (nam tính), geha – nhà (nam & trung tính).

2. Về cách, danh từ Pāḷi có 8 biến cách là:

  1. Chủ cách (Paṭhama-vibhatti) được dùng làm chủ từ của câu như: ahaṃ dhammaṃ suṇāmi.
  2. Ðối cách (Dutiya-vibhatti) được dùng làm túc/đối từ cho động từ như: buddho dhammaṃ deseti.
  3. Công cụ cách (Tatiya-vibhatti) được dùng để chỉ nghĩa phương tiện của hành động, sự cùng chung như: tumhe paṇḍitehi saddhiṃ sallapatha. [do, bởi, với, bằng]
  4. Tặng cách (Catuttha-vibhatti) được dùng làm túc từ gián tiếp cho động từ với nghĩa về mục đích như: namo buddhāya. [cho, đến, để]
  5. Xuất xứ cách (Pañcama-vibhatti) được dùng với nghĩa tách rời, ra đi như: so ārāmā nikkhamati. [từ, từ nơi, do nơi]
  6. Sở hữu cách (Chaṭṭha-vibhatti) được dùng để chỉ quyền sở hữu như: idaṃ me puññaṃ. [của, trong số, thuộc về]
  7. Vị trí cách (Sattamavibhatti) được dùng với nghĩa nơi chốn, thời gian như: ahaṃ imasmiṃ gehe vasāmi. [trên, trong, tại, ở]
  8. Hô cách (Ālapana-vibhatti) được dùng để gọi mời như: gaccatha, bhikkhave, Vesāliṃ. 

3. Về số, danh từ Pāḷi có 2 loại là: (a) số ít (ekavacana) & (b) số nhiều (bahuvacana).

Biến cách từ vĩ danh từ Pāḷi

Từ vĩ tức âm cuối của danh từ. Trong Pāḷi ngữ, có 7 loại từ vĩ tất cả cho cả 3 tính là: a ā i ī u ū o. Nam tính có đủ 7 loại từ vĩ ấy. Nữ tính có 5 loại là: ā i ī u ū. Trung tính có 3 loại là: a i u.

Biến cách danh từ nam tính từ vĩ ‘a

Cách Số ít Số nhiều
1 o ā
8 a, ā ā
2 aṃ e
3 ena ebhi, ehi
5 ā, amhā, asmā ebhi, ehi
4 āya, assa ānaṃ
6 assa ānaṃ
7 e, amhi, asmiṃ esu

Một số danh từ nam tính có từ vĩ ‘a’ cũng được chia biến cách tương tự như trên: ajo (con dê), āloko (ánh sáng), kāyo (thân thể), kumāro (cậu bé), gāmo (làng), coro (kẻ trộm), devo (vị trời), dhammo (giáo Pháp), Buddho (đức Phật), bhūpālo (vua), migo (con nai), vihāro (tịnh xá), saṅgho (Tăng lữ), sīho (con sư tử).

———-

 

Nhóm tổ chức lớp Đọc hiểu Pāḷi
—————————————
Email: [email protected]
FB: www.facebook.com/groups/dochieupali
Zalo: https://zalo.me/g/tswjmg798
Tổng hợp tài liệu: Đọc Hiểu Pali – Tổng Hợp Link & Tài Liệu Bài Học – Tỳ Khưu Thiện Hảo (BHIKKHU VĀYĀMA)

* Tài liệu này để các học viên trong lớp Đọc Hiểu Pali do Sư Thiện Hảo hướng dẫn tham khảo. Do sự thỉnh mời của một số quý vị thiền sinh mong muốn học tiếng Pali, đây là lớp đầu tiên Sư Thiện Hảo giảng dạy online, và tài liệu này không tránh khỏi có những chỗ chưa hoàn thiện, thậm chí có những chỗ sai ngoài ý muốn. Chúng tôi kính mong quý vị hoan hỷ góp ý để tài liệu và lớp học được hoàn thiện tốt hơn. Nguyện Dhamma được trường tồn và đem lại lợi lạc cho phần đông.

 

TẢI MOBILE APP PHẬT GIÁO THERAVĀDA ĐỂ XEM THÊM NHIỀU THÔNG TIN HỮU ÍCH (ANDROID & IOS)

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.