Đọc Hiểu Pali – Bài Học Số 11 – Tỳ Khưu Thiện Hảo (bhikkhu Vāyāma)

Đọc Hiểu Pali – Bài Học Số 11 – Tỳ Khưu Thiện Hảo (BHIKKHU VĀYĀMA)

BÀI HỌC SỐ 11

Thứ Bảy, 17-09-2020

ĐỘNG TỪ (Ākhyāta) (tiếp theo)

8. Hoàn thành khứ – Perfect (parokkhā):

ban đầu được dùng để chỉ 1 quá khứ bất định với đặc điểm là láy âm (reduplication) của ngữ căn. Thì này rất hiếm xuất hiện trong Pāli ngữ.

Quy tắc Láy âm:

  1. (1)  Láy âm bao gồm việc gấp đôi phụ âm đầu của ngữ căn với 1 nguyên âm theo sau nó. Nếu ngữ căn ấy bắt đầu bằng 1 nguyên âm, thì nguyên âm đó được lặp lại. Ví dụ: √ah (nói) => āha
  2. (2)  Âm yết hầu (k, kh, g, gh, ṅ) bị láy âm bởi âm vòm họng (c, ch, j, jh, ñ) theo cùng cột dọc., ví dụ: √gam (đi) => jagama
  3. (3)  Âm không bật hơi (không có ‘h’) luôn bị láy âm bởi âm không bật hơi hay láy âm bởi chính nó, ví dụ: √budh (giác ngộ) => buboddha
  4. (4)  Phụ âm ‘h’ ở đầu ngữ căn bị láy âm bởi phụ âm ‘j’, ví dụ: √har (mang) => jahāra
  5. (5)  Âm bật hơi (có ‘h’) bị láy âm bởi âm không bật hơi của chính nó, ví dụ: √chid

    (cắt/chặt) => cicheda

  6. (6)  ‘v’ thường bị láy âm bởi ‘u’, ví dụ: √vas (sống) => uvāsa
  7. (7)  Trường nguyên âm bị làm ngắn trong âm tiết được láy âm, tức là:

    (a) a hoặc ā lấy a trong sự láy âm, ví dụ: √khan (đào) => cakhana (b) đôi khi i hoặc ī lấy i, ví dụ: √kit (điều trị) => cikiccha
    (c) u hoặc ū lấy u nhưng đôi khi là a
    (d) i đôi khi bị đổi thành e, ví dụ: √chid (cắt/chặt) => cicheda

    (e) u đôi khi bị đổi thành o, ví dụ: √suc (than khóc) => susoca
    (f) đôi khi a của ngữ căn trước 1 phụ âm bị làm dài thành ā, ví dụ: √har (mang) => jahāra

Cách thành lập:

Láy âm Ngữ căn Biến tố động từ ga √gam>gacch a gagaccha (nó đã đi)

Một số động từ cơ bản kết thúc với ‘ā, e, o’, ví dụ:

√kī hoặc kiṇā (mua), parassapada

√dis hoặc dese (thuyết), parassapada

√kar hoặc karo (làm), parassapada

Số ít

Số nhiều

Số ít

Số nhiều

Số ít

Số nhiều

  1. I  kikiṇa, kikiṇaṃ
  2. II  kikiṇe
  3. III  kikiṇa

kikiṇimha

kikiṇittha

kikiṇu, kikiṇū

didesesa, didesesaṃ

didesese didesesa

didesesimha

didesesittha

didesesu, didesesū

cakara, cakarimha cakaraaṃ

cakare cakarittha

cakara cakaru, cakarū

Các điểm lưu ý giữa Bất định khứ, Bất thành khứ và Hoàn thành khứ

Bất định khứ – Aorist (ajjattanī): diễn tả quá khứ vừa xảy ra. Đây là thì quá khứ thật duy nhất trong Pāli ngữ và được dùng rất phổ biến.

Bất thành khứ – Imperfect (hiyyattanī): ban đầu được dùng để chỉ 1 quá khứ xác định. Hoàn thành khứ – Perfect (parokkhā): ban đầu được dùng để chỉ 1 quá khứ bất định với đặc điểm là gấp đôi ngữ căn. Thì này rất hiếm xuất hiện trong Pāli ngữ.

Các từ vĩ ngôi của hiyyattanī và ajjattanī được kết hợp lẫn lộn khiến các văn phạm gia khó xác định được đâu là hiyyattanī và ajjattanī, nhưng nói chung ajjattanī đã thay thế hiyyattanī. Điểm khác biệt có thể tạm nhận thấy giữa chúng là hiyyattanī thường được tạo nên từ động từ cơ bản, còn ajjattanī thì từ ngữ căn.

9. Nguyên Mẫu/Vô định (Infinitive):

1. Động từ nguyên mẫu thường được hình thành bởi hậu tố ‘tuṃ’, còn ‘tave, tuye, yāye’ cũng được dùng nhưng ít gặp. Hậu tố ‘tuṃ’ có thể

  1. (a)  nối với ngữ căn hoặc động từ cơ bản bằng bằng nguyên âm ‘i’, ví dụ: √pac => pacituṃ
  2. (b)  nối trực tiếp với các ngữ căn có từ vĩ ā, ví dụ: √dā => dātuṃ
  3. (c)  từ vĩ ‘i, ī’ của các ngữ căn bị đổi thành e; và từ vĩ ‘u, ū’ bị đổi thành o, ví dụ: √ji =>

    jetuṃ; √su => sotuṃ

  4. (d)  chữ ‘t’ của tuṃ bị đồng hoá với phụ âm cuối của ngữ căn và ngược lại, ví dụ: √labh =>

    laddhuṃ; √bhuj => bhottuṃ
    √dā+tuṃ = dātuṃ √bhuj+tuṃ = bhottuṃ paca+(i)+tuṃ = pacituṃ

2. Nguyên mẫu được dùng để chỉ ‘mục/chủ đích’ ở cả thể năng động và bị động, ví dụ: ūyyānapālo chaḍḍetuṃ upāyaṃ na passati (người giữ vườn không thấy cách nào khác nên ném (nó) đi); taṃ gantuṃ, na dassāmi (tôi sẽ không để hắn đi)

3. Nguyên mẫu được dùng với các động từ có nghĩa ‘mong muốn, cố gắng, bắt đầu, có thể’, ví dụ: sā rodituṃ ārabhi (cô ấy đã bắt đầu khóc); na koci mayā saddhiṃ sallapituṃ sakkoti (không ai có thể trò chuyện được với tôi); sā pavisituṃ na icchati (cô ấy không muốn vào); so taṃ ukkhipituṃ ussahati (hắn đã cố gằn nhấc nó lên)

4. Nguyên mẫu kết hợp với động từ dadāti (cho) mang nghĩa ‘cho phép’ và với động từ labhati (được, có) mang nghĩa ‘được phép’, ví dụ: taṃ paharituṃ na dassāmi (tôi sẽ không cho phép đánh hắn); gehā nikkhamituṃ alabhanto (không được phép ra khỏi nhà)

5. Các động từ như vaṭṭati (thích hợp, cần phải) và các tính từ như yuṭṭo (thích/phù hợp) được sử dụng nhiều với Nguyên mẫu; trong trường hợp vaṭṭati, công cụ cách được dùng cho người phải thực hiện hành động, ví dụ: ettha dāni mayā vasituṃ vattati (bây giờ nó cho tôi sống). Nó cũng được dùng bâng quơ như: taṃ harituṃ vaṭṭati (tốt nhất là giết nó); evaṃ kathetuṃ na yuṭṭaṃ (nói như vậy là không đúng).

6. Các bất viến từ labbha (có thể, được phép) và sakkā (có thể) được dùng với Nguyên mẫu: sakkā được dùng nhiều như vaṭṭati cho cả thể năng động lẫn bị động với động từ hoti theo sau, ví dụ: sakkā hoti methunaṃ dhammaṃ paṭisevituṃ (có thể phạm tà dâm); daṃ na labbhhā evaṃ katuṃ (không thể làm theo cách này được)

ngữ căn đơn âm+tuṃ

ngữ căn đa âm+tuṃ

động từ cơ bản+tuṃ

page2image15490176 page2image15492672 page2image15485568

7. When kāmo (muốn, ao ước) kết hợp với Nguyên mẫu, thì ‘ṃ’ của nguyên mẫu bị xoá bỏ, ví dụ: devatāya balikammaṃ kāretukāmo (muốn cúng dường đến Thiên nhân)

8. Tặng cách (āya) của danh từ thường được dùng với Nguyên mẫu. Một số động từ nguyên mẫu:

√dā (cho) => dātuṃ
√ji (chiến thắng) => jetuṃ
√ṭhā (đứng) => ṭhātuṃ
√yā (đi) => yātuṃ
√nī (dẫn/hướng đến) => netuṃ √su (nghe) => sotuṃ
√labh (có/đạt được) => laddhuṃ √bhuj (ăn) => bhottuṃ
pa+√āp (chứng đạt) => pattuṃ

Các ví dụ về động từ nguyên mẫu:

√gam (đi) => gantuṃ
√i (đi) => etuṃ
√sī (nằm, ngủ) => setuṃ √chid (cắt, chặt) => chettuṃ √ñā (biết) => nātuṃ

√kī (mua) => ketuṃ vi+√kī (bán) => vikketuṃ √kar (làm) => kātuṃ √han (giết) => hantuṃ

  1. Atippago kho tāva sāvatthiyaṃ piṇḍāya carituṃ, yaṃ nūna mayaṃ yena aññatitthiyānaṃ paribbājakānaṃ ārāmo tenupasaṅkameyyāma (tena+upasaṅkameyyāma).
    (Hiện giờ còn rất sớm để đi khất thực, hay là chúng ta nên đến khu vườn của các du sĩ ngoại đạo.)
  2. Ahaṃ ekaṃ rattindivaṃ ekantasukhaṃ paṭisaṃvedī viharituṃ pahodi. (Ta có thể sống cảm nghiệm thuần tuý lạc luôn cả ngày đêm.)
  3. Atha kho bhagavā āyasmatā ānandena saddhiṃ yena pubbakoṭṭhako tenupasaṅkami gattāni parisiñcituṃ.
    (Khi ấy, Thế Tôn cùng với tôn giả Ānanda đã đi đến Pubbakoṭṭhaka để tắm rửa.)
  4. Dhanavanto bhātarānaṃ dhanaṃ dātuṃ na icchanti. (Các phú gia không muốn cho tài sản của người anh trai.)
  5. Kumārī alātaṃ ānetvā bhattaṃ pacituṃ aggiṃ jālessati. (Cô thiếu nữ sẽ mang cũi về và nhóm lửa để nấu cơm.)

Ngữ vựng:

atippaga (bbt): rất sớm
tāva (trt): giờ đây, hiện giờ
piṇḍa (nt): nắm thức ăn
piṇdāya carati: đi khất thực
aññatitthiya (nt): ngoại đạo upasaṅkamati (upa+saṃ+√kam+a+ti): đi đến
ratti (nut): đêm
diva (trut): ngày
ekanta (tt): vô cùng, rất
sukha (trut): sự an lạc
paṭisaṃvedin (tt): cảm thọ, kinh nghiệm
pahoti (pa+√hū+a+ti): có thể

gatta (trut): thân thể
parisiñcati (pari+√sic+ṃ-a+ti): tắm, rửa ráy
dhanavant (tt): người có tài, giàu có bhātu (nt): anh trai
dhana (trut): tài sản
icchati (√is+a+ti): muốn, ao ước
kumārī (nut): thiếu nữ
alāta (trut): cũi
āneti (ā+(√ni+a+ti): mang/đem về bhatta (trut): thức ăn
aggi (nt): lửa
jāleti (√jal+e+ti): thắp, đốt

10. Bất biến quá khứ phân từ/Danh động từ (Gerund):

1. Bbqkpt được hình thành bằng các hậu tố ‘tvā, tvāna, tūna, ya, tya’.

Nó là một bất biến từ và có bản chất của phân từ.

(a) Tvā thường được dùng hơn so với tvāna, tūna; thỉnh thoảng tūnaṃ được dùng thay cho tvā ở trong thể thơ hơn là thể văn xuôi.

(b) Ya không bị hạn chế sử dụng như tvāna, tūna. Trong Pāli, ya được thêm vào cả ngữ căn đơn âm hoặc ngữ căn kết hợp với tiền tố.

(c) Tya thường biến thành cca, ví dụ: pa+√i+tya = petya = pecca (sau khi xuất phát/khởi hành).

2. Hậu tố ‘tvā, tvāna, tūna’ có thể

(a) nối với ngữ căn bằng cách thêm ‘i’, ví dụ: √pac => pacitvā
(b) chữ ‘t’ của tvā đôi lúc bị đồng hoá với phụ âm cuối của ngữ căn, ví dụ: √labh =>

laddhā
(c) nguyên âm của ngữ căn được guṇa hoá, ví dụ: √nī => netvā
(d) đôi khi phụ âm cuối của ngữ căn bị xoá trước tvā, tvāna, tūna, ví dụ: √chid => chetvā (e) trường nguyên âm của ngữ căn bị làm ngắn trước tvā, tvāna, tūna, ví dụ: √bhī => bhitvā

√nī+tvā = netvā √labh+tvā= laddhā (ī>e) (bht>ddh)

Một số Bbqkpt ‘tvā, tvāna, tūna’:

√nī (dẫn/hướng đến) => netvā
√chid (chặt, cắt) => chetvā
√kar (làm) => katvā, kātūna, kattūna √ṭhā (đứng) => ṭhitvā, ṭhatvā
√bhī (sợ hãi) => bhitvā
√dā (cho) => datvā, daditvāna √bhuj (ăn) => bhutvā
pa+√āp (đạt, có được) => patvā
√ji (chiến thắng) => jetvā, jitvā √gam (đi) => gantvā
√ñā (biết) => ñatvā
√su (nghe) => sutvā, sotūna
√dis (thấy) => disvā
√kī (mua) => ketvā
√han (giết, hãm hại) => hantvā

3. Hậu tố ‘ya, tya’

paca+(i)+tvā= pacitvā

ngữ căn đơn âm+tvā, tvāna, tūna

ngữ căn đa âm+tvā, tvāna, tūna

động từ cơ bản+tvā, tvāna, tūna

page4image15495936 page4image15487872 page4image15580352 page4image15580928

(a) ya chủ yếu được dùng với các ngữ căn có tiền tố, ví dụ: ni+√sic => nisiñciya (b) đôi khi, ya cũng được dùng với các ngữ căn đơn âm, ví dụ: √dā => ādāya (c) tya thường bị đổi thành cca, ví dụ: √han => āhacca

  1. (d)  ya được thêm trực tiếp vào các ngữ căn với từ vĩ ‘ā’, ví dụ: √dā => ādāya
  2. (e)  ya bị đồng hoá với phụ âm cuối của ngữ căn, ví dụ: √vis => pavissa
  3. (f)  ya có thể được ghép với ngữ căn hoặc động từ cơ bản bằng cách thêm ‘i’ vào, ví dụ: √bhuj => bhuñjiya

abhi+√ñā+ya = abhiññāya pa+√vis+ya= pavissa bhuñja+(i)+ya = bhuñjiya Một số Bbqkpt ‘ya, tya’:

ngữ căn đơn âm+ya, tya

ngữ căn đa âm+ya, tya

động từ cơ bản+ya, tya

page4image15577472 page4image15575552 page4image15578432 page4image15570368

√dā (cho) => ādāya
vi+√hā (từ/dứt bỏ) => vihāya
abhi+√ñā (biết, thắng tri) => abhiññāya
√gah (lấy, nhận) => gayha
√gam (đi) => gamma
pa+√vis (đi vào) => pavissa
ni+√sad (ngồi) => nisajja
pa+√i (đi) => pecca
ā+√han (đánh) => āhacca
ā+√har (mang/lấy đi) => āhacca
u+√ṭhā (đứng) => uṭṭhāya
pa+√āp (có/đạt được) => pappuyya (từ pappoti)

Nhận xét:

  1. (a)  đôi khi bbqkpt được tạo nên bởi ya, nhưng ya lại bị xoá, chỉ còn lại ngữ căn, ví dụ: abhiññā (sau khi biết) = abhiññāya; anupādā (vô chấp) = anupādāya
  2. (b)  một số ngữ căn có cả 2 loại từ vĩ bbqkpt ‘ya’ và ‘tvā’, và được nối bằng ‘i’, ví dụ: āruyhitvā (ā+√ruh+ya+(i)+tvā): sau khi trèo/đi lên
  3. (c)  có một số dạng dị thường: disvā = daṭṭhu (sau khi thấy), pappuyya (sau khi chứng đạt)

3. Bbqkpt luôn diễn đạt một hành động được hoàn thành trước một hành động khác và thường được dịch là ‘sau khi’, ví dụ: gantvā (sau khi đi); hoặc được dịch cùng thì với động từ cuối của câu với việc thêm ‘và’, ví dụ: (so) gāmaṃ gantvā tatra nisīdati (hắn đi đến làng và ngồi ở đó; sau khi đến làng hắn ngồi ở đó)

4. Từ ‘va = eva’ theo sau bbqkpt có thể được dịch là ‘ngay khi’, ví dụ: taṃ vacanaṃ sutvā va (ngay khi hắn nghe những lời này)

5. Phân từ ‘api’ theo sau bbqkpt có thể được dịch là ‘mặc dù’, ví dụ: akataññū puggalo cakkavattirajjaṃ datvā pi tosetuṃ na sakkā (người vô ơn dù được phong vị Chuyển luân vương cũng không thể thoả mãn được)

6. Trước một bbqkpt, ‘a’ có thể được dịch là ‘không có, thiếu’, ví dụ: papañcaṃ akatvā (không có chậm trễ); ekaṃ pi akilametvā (không não hại dù chỉ 1 người)

7. Một số bbqkpt được dùng như giới từ; yếu tố chủ yếu của chúng là: patthāya (kể từ, bắt đầu từ, từ, sau đó); sandhāya (liên quan đến); ārabbha (liên quan đến); sañcicca (cố ý); asallakkhetvā (vô tình, không biết); nissāya, upanissāya (do, nhờ, gần); ādāya (với); paṭicca (bởi, nhờ); ṭhapetvā (ngoại trừ)

8. Đôi khi bbqkpt được dịch như hiện tại phân từ, ví dụ: āgantvā ahaṃ coraṃ passiṃ (khi đến tôi đã thấy tên trộm)

9. Bbqkpt có nghĩa thụ động, ví dụ: corajeṭṭhakena gahetvā (bị tên tướng cướp bắt giữ) Các ví dụ về động từ nguyên mẫu:

  1. Pathaviṃ pathavito saññatvā pathaviṃ maññati. (Vị ấy nhận thức đất từ đất và tưởng tượng về đất)
  2. Kiṃ hutvā kiṃ bhavissāmi nu kho ahaṃ anāgatamaddhānaṃ? (Ta đã là gì và sẽ là gì trong tương lai?)
  3. Yaṃnūnāhaṃ imaṃ piṇḍapātaṃ abhuñjitvā imināva (iminā+eva) jighacchādubbalyena evaṃ imaṃ rattindivaṃ vītināmeyyaṃ. (Hay là ta không nên ăn đồ khất thực này và có thể trải qua trọn đêm ngày này như vậy chỉ với sự đói khát, kiệt sức này?)
  1. Atha kho jāṇussoni brāhmaṇo yena bhagavā tenupasaṅkami (tena+upasaṅkami), upasaṅkamitvā bhagavatā saddhiṃ sammodi. (Khi ấy, bà-la-môn Jānussoni đã đi đến Thế Tôn, sau khi đến đã chào hỏi xã giaovới Thế Tôn.)
  2. Kumārā sīghaṃ dhāvitvā vāpiyaṃ kīḷitvā sanikaṃ gehāni agamiṃsu. (Các cậu bé đã chạy thật nhanh đến chơi ở ao nước rồi đi từ từ về nhà.)

Ngữ vựng:

pathavī (nut): đất
sañjānāti (saṃ+√ñā+nā+ti): nhận thức, tưởng tri
maññati (√man+ya+ti): suy nghĩ, tưởng tượng
anāgatamaddhāna (trong thời vị lai) = anāgata (tt) tương/vị lai+addhāna (trut) liên quan đến thời gian
kiṃ (đat): ai? cái gì?
piṇḍapāta (nt): đồ ăn khất thực
jighacchā (nut): sự đói
dubbalya (trut): sự yếu ớt

vītināmeti (vi+ati+√nam+e+ti): trải qua thời gian
upasaṅkamati (upa+saṃ+√kam+a+ti): đến gần

kumāra (nt): cậu bé, thiếu nam
sīghaṃ (trt): nhanh
dhāvati (√dhāv+a+ti): chạy
vāpi (nut): bể/ao nước

kīḷati (√kīḷ+a+ti): chơi, nô đùa
sanikaṃ (trt): chầm chậm, từ từ
geha (nt, trut): nhà

 

Nhóm tổ chức lớp Đọc hiểu Pāḷi
—————————————
Email: [email protected]
FB: www.facebook.com/groups/dochieupali
Zalo: https://zalo.me/g/tswjmg798
Tổng hợp tài liệu: Đọc Hiểu Pali – Tổng Hợp Link & Tài Liệu Bài Học – Tỳ Khưu Thiện Hảo (BHIKKHU VĀYĀMA)

* Tài liệu này để các học viên trong lớp Đọc Hiểu Pali do Sư Thiện Hảo hướng dẫn tham khảo. Do sự thỉnh mời của một số quý vị thiền sinh mong muốn học tiếng Pali, đây là lớp đầu tiên Sư Thiện Hảo giảng dạy online, và tài liệu này không tránh khỏi có những chỗ chưa hoàn thiện, thậm chí có những chỗ sai ngoài ý muốn. Chúng tôi kính mong quý vị hoan hỷ góp ý để tài liệu và lớp học được hoàn thiện tốt hơn. Nguyện Dhamma được trường tồn và đem lại lợi lạc cho phần đông.

 

TẢI MOBILE APP PHẬT GIÁO THERAVĀDA ĐỂ XEM THÊM NHIỀU THÔNG TIN HỮU ÍCH (ANDROID & IOS)

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.