Đức Phật: Nhà Khoa Học Siêu Việt Về Hòa Bình – The Buddha: The Super-scientist Of Peace

Buddha: The Super-Scientist of Peace – Đức Phật: Đức Phật: Nhà Khoa Học Siêu Việt Về Hòa Bình

(This address by S. N. Goenka was delivered at the United Nations on the occasion of Vesakha, the full moon day of May, which is celebrated each year as the day marking the birth, the enlightenment and the passing away of Gotama the Buddha. In 2002, Goenkaji was touring North America during the month of Vesakha, teaching Dhamma and giving public addresses in 35 cities over a period of nearly four months.)

(Bài nói chuyện này của Ngài SN Goenka đã được gửi tới Liên Hợp Quốc vào dịp Lễ Vesakha, ngày trăng tròn của tháng Năm, được tổ chức hàng năm là ngày đánh dấu sự ra đời, sự giác ngộ và sự ra đi của Đức Phật Gotama. Vào năm 2002, Goenkaji đã có chuyến viếng thăm Bắc Mỹ trong tháng Vesakha, để giảng dạy Dhamma và có bài nói chuyện trước công chúng ở 35 thành phố trong khoảng thời gian gần bốn tháng.)

Venerable monks and peace-loving friends:

Các đại đức tăng và những bạn bè yêu hòa bình thân mến:

I thank the United Nations and the organizers of this magnificent Vesakha celebration, especially the Myanmar and Sri Lankan delegations, for the opportunity offered to me to address this distinguished gathering. 

Tôi cảm ơn Liên Hợp Quốc và những người tổ chức lễ kỷ niệm Vesakha trang trọng này, đặc biệt là các phái đoàn Myanmar và Sri Lanka, đã cho tôi cơ hội để có bài nói chuyện trong buổi gặp gỡ quý giá này.

One feels so sorry when one looks at what is happening in the world. Man has become the enemy of man. There is no personal enmity; people are being killed only because they belong to a particular sect or community, a particular ethnic group or country. Such is the level of cruelty that a person kills other human beings even if they are innocent, even if they are helpless women and children. Modern technology makes this tragic violence terrifyingly devastating-perhaps worse than ever before in human history. Therefore, more than ever before, a basic change is needed today to protect humanity from these inhuman, heinous crimes arising out of negative emotions. 

Nhân loại cảm thấy rất hổ thẹn khi nhìn vào những gì đang diễn ra trên thế giới. Con người trở thành kẻ thù của con người. Không có thù hằn cá nhân; con người đang bị giết hại chỉ vì họ thuộc một giáo phái hoặc cộng đồng, một nhóm dân tộc hoặc một quốc gia nào đó. Thật là tàn ác khi một người giết hại nhiều người khác ngay cả khi nạn nhân vô tội, thậm chí họ chỉ là phụ nữ và trẻ em yếu đuối. Công nghệ hiện đại giúp cho tình trạng bạo lực bi thảm này càng tàn phá kinh hoàng – có lẽ tồi tệ hơn bao giờ hết trong lịch sử loài người. Do đó, hơn bao giờ hết, một sự thay đổi cơ bản ngày hôm nay là cần thiết để bảo vệ loài người khỏi những tội ác vô nhân tính, ghê tởm phát sinh từ những cảm xúc tiêu cực.

The world is afflicted with the malady of hatred, anxiety and fear. It needs a remedy from an extraordinary physician. The Buddha was such an extraordinary physician, a great physician of peace and happiness. His teaching of peace and harmony is as relevant today as it was twenty-six centuries back, when he set in motion the Wheel of Dhamma, the Wheel of Peace. Indeed, it is much more relevant today. We have gathered here this afternoon to honor the teaching of this outstanding person in human history. Let us see how his teaching eliminates the negative emotions that are at the root of cruel violence, and how these can be changed to positive compassion. Most of the time, blind belief and strong attachment to one’s views cause negativity, which in turn produces such atrocities. 

Thế giới bị ảnh hưởng bởi ác cảm thù hận, lo lắng và sợ hãi. Nó cần một phương thuốc từ một thầy thuốc phi thường. Đức Phật là một thầy thuốc phi thường, một thầy thuốc vĩ đại của hòa bình và hạnh phúc. Bài giảng của ngài về hòa bình và hòa hợp vẫn còn liên hệ với hiện tại khi nó trở lại sau hai mươi sáu thế kỷ, khi Ngài bắt đầu chuyển Bánh xe Dhamma, Bánh xe Hòa bình. Thật vậy, nó có liên quan nhiều hơn với hôm nay. Chúng ta đã tập hợp ở đây chiều nay để tôn vinh giáo pháp của bậc vĩ nhân trong lịch sử nhân loại. Chúng ta hãy xem cách các giáo pháp của Ngài loại bỏ những cảm xúc tiêu cực là gốc rễ của bạo lực, và làm thế nào những cảm xúc này có thể được thay đổi thành lòng từ bi tích cực.Thông thường, niềm tin mù quáng và sự bám víu mạnh mẽ với quan điểm của mình gây ra tiêu cực, từ đó gây nên sự bạo lực.

I came in contact with the Buddha’s teaching when I took my first Vipassana course in my motherland of Myanmar. I remember that before the course started, my teacher gave me a booklet to read. It began with a quotation from a discourse of the Buddha to the Kalamas. 

Tôi đã tiếp xúc với giáo pháp của Đức Phật khi tôi tham gia khóa học Vipassana đầu tiên ở quê hương Myanmar. Tôi nhớ rằng trước khi khóa học bắt đầu, thiền sư của tôi đã cho tôi một cuốn sách nhỏ để đọc. Nó bắt đầu với một trích dẫn từ một bài thuyết pháp của Đức Phật cho Kalamas.

The Buddha advises – Lời khuyên của Đức Phật

Don’t accept something – Đừng chấp nhận những điều:

* because you have heard it many time
* because it has been believed traditionally for generations;
* because it is believed by a large number of people;
* because it is in accordance with your scriptures;
* because it seems logical;
* because it is in line with your own beliefs;
* because it is proclaimed by your teacher, who has an attractive personality and for whom you have great respect.

  • bởi vì bạn đã nghe nó nhiều lần;
  • bởi vì nó đã được tin theo truyền thống qua nhiều thế hệ;
  • bởi vì nó được tin tưởng bởi một số đông;
  • bởi vì nó phù hợp với kinh sách của bạn;
  • bởi vì nó có vẻ hợp lý;
  • bởi vì nó phù hợp với niềm tin của chính bạn;
  • bởi vì nó được tuyên bố bởi người thầy của bạn, người có tính cách thu hút và người mà bạn rất tôn trọng.

Accept it only after you have realized it yourself at the experiential level and have found it to be wholesome and beneficial to one and all. Then, not only accept it but also live up to it. 

Chỉ chấp nhận sau khi bạn tự nhận ra nó ở mức độ kinh nghiệm và nhận thấy nó lành mạnh và lợi lạc cho mình và cho tất cả. Sau đó, hãy không chỉ chấp nhận nó mà còn sống theo nó.

This message was like a magnetic pull. I was born and brought up in a different tradition, where I was taught to accept the words of the scriptures and the teacher without asking any questions. At the age of thirty-one, these were the very first words of the Buddha that I came across. I was thrilled to read them. 

Thông điệp này giống một lực hút từ tính. Tôi sinh ra và lớn lên trong một truyền thống khác, nơi tôi được dạy để chấp nhận những lời của thánh thư và vị thầy không hỏi bất kỳ câu hỏi nào. Ở tuổi ba mươi mốt, đây là những lời đầu tiên của Đức Phật mà tôi bắt gặp. Tôi đã vui mừng khi đọc chúng.

This was perhaps the first charter of freedom of thought in human history. It became clear to me that there is no scope for blind belief or blind faith in the teaching of the Enlightened One. I decided to give it a fair trial with an open mind, accepting the truth as I experienced it. As I walked on the path, the experience of each day convinced me that the path is rational, pragmatic and scientific. There is no need for any blind acceptance. There were no doubts, as I was told to accept a truth only after I had experienced it. I also found that every step on the path is universal and non-sectarian. This gave me great confidence.

Đây có lẽ là hiến chương về tự do tư tưởng đầu tiên trong lịch sử loài người. Tôi thấy rõ rằng không có bất kỳ niềm tin mù quáng hay tín ngưỡng mù quáng trong giáo pháp của Đấng Giác Ngộ. Tôi đã quyết định cho nó một thử nghiệm công bằng với một tâm hồn cởi mở, chấp nhận sự thật như tôi đã kinh nghiệm. Khi tôi bước đi trên con đường, kinh nghiệm mỗi ngày đã thuyết phục tôi rằng con đường đó là hợp lý, thực dụng và khoa học. Không cần bất kỳ sự chấp nhận mù quáng. Không có nghi ngờ gì, bởi vì tôi được bảo rằng chỉ chấp nhận một sự thật sau khi tôi đã kinh nghiệm nó. Tôi cũng thấy rằng mỗi bước trên con đường là phổ quát chung cho tất cả và không mang tính tông phái. Điều này đã cho tôi sự tự tin lớn lao. 

At the end of the ten-day course, I found the teaching to be completely results-oriented. It proved so beneficial to me physically, mentally and spiritually. Therefore, at the end of the first course I accepted it wholeheartedly and thereafter, I continued to walk on the path as taught by the Enlightened One. 

Kết thúc khóa học mười ngày, tôi thấy giáo pháp hoàn toàn để hướng đến kết quả. Nó đã chứng minh cho tôi nhiều lợi lạc về mặt thể chất, tinh thần và tâm linh. Do đó, khi kết thúc khóa học đầu tiên, tôi đã chấp nhận nó hết lòng và sau đó, tôi đã tiếp tục bước đi trên con đường được giảng dạy bởi Đấng Giác Ngộ.

After about fifteen years, I was authorized by my teacher to teach Vipassana courses in India and throughout the world. Hundreds of thousands of people from different countries, belonging to different sects and various traditions, have achieved the same good results. The teaching attracts people from all walks of life because they find that it is totally non-sectarian and results-oriented. 

Sau khoảng mười lăm năm, tôi được vị thầy của mình ủy quyền dạy các khóa Vipassana ở Ấn Độ và trên toàn thế giới. Hàng trăm ngàn người từ các quốc gia khác nhau, thuộc các giáo phái khác nhau và các truyền thống khác nhau, đã đạt cùng những kết quả tốt đẹp. Giáo Pháp thu hút mọi người từ mọi tầng lớp vì họ thấy rằng nó hoàn toàn không mang tính giáo phái và hướng đến việc mang lại kết quả.

The Teaching: The Dhamma – Giáo Pháp: Dhamma

The qualities of the path given by the Buddha are:
Svakkhato-It is simple and well-defined so that anyone can practice it without any confusion in the mind.
Sanditthiko-Every step is based on the reality of this moment. There is no imagination, no speculation, no auto-suggestion or outer suggestion.
Akaliko-Every step gives wholesome results here and now in this very life. No effort on the path goes waste.
Ehi-passiko-The teaching invites you to come and see for yourself, to experience the truth yourself.
Opaneyyiko-The path is straight; every step on it takes one nearer and nearer to the final goal of liberation from all misery.
Paccattam veditabbo viññuhī’ti-It is for every sensible and rational person from every community to experience the truth within oneself by oneself.

Các phẩm tính của con đường được dạy bởi Đức Phật là:

  1. Svakkhato – Nó đơn giản và được xác định rõ ràng để bất kỳ ai cũng có thể thực hành nó mà không có bất kỳ sự nhầm lẫn nào trong tâm trí.
  2. Sanditthiko-Mỗi bước đều dựa trên hiện thực của khoảnh khắc này. Không có trí tưởng tượng, không có suy đoán, không có tự kỷ ám thị hoặc ám thị bên ngoài.
  3. Akaliko-Mỗi bước cho kết quả tốt đẹp ở đây và bây giờ trong chính cuộc sống này. Không có nỗ lực nào khi đi trên con đường này là lãng phí.
  4. Ehi-passiko – Giáo pháp mời bạn tự đến và quan sát, để tự mình kinh nghiệm sự thật.
  5. Opaneyyiko – Con đường là thẳng tắp; mỗi bước trên con đường giúp bạn càng ngày càng hơn gần với mục đích cuối cùng là giải thoát khỏi mọi khổ đau.
  6. Paccattam veditabbo viññuhī’ti – Nó dành cho mọi người có tri giác và lý trí từ mọi cộng đồng để tự mình kinh nghiệm sự thật trong chính họ.

As one continues to walk on the path and goes through the words of the Buddha, it becomes clearer and clearer that the teaching is not intended to convert people from one organized religion to another. The teaching itself is not an organized religion. It can be practiced by one and all. 

Khi một người tiếp tục đi trên con đường và đi qua những lời dạy của Đức Phật, nó trở nên ngày càng rõ ràng hơn rằng giáo pháp không nhằm cải đạo con người từ tôn giáo có tổ chức này sang tôn giáo khác. Bản thân giáo pháp không phải là một tôn giáo có tổ chức. Nó có thể được thực hành bởi một và tất cả mọi người.

When one reads the words of the Buddha and the commentaries and sub-commentaries, one is surprised to find that throughout the literature the words “Buddhism” and “Buddhist” are conspicuously missing. The Buddha never used these words. His followers also did not use these words for a number of centuries. He called his teaching the Dhamma-that means the Law, the Truth. He called his followersDhammi, Dhammattho, Dhammiko, Dhammacari, Dhammavihari, and so on. In Indian languages, the word for “Buddhism” or “Buddhist” is Bauddha-a word without equivalent in the vast Pali literature. 

Khi một người đọc những lời dạy của Đức Phật và những bài chú giải và phụ lục chú giải người ta ngạc nhiên thấy rằng trong suốt nền kinh điển, các từ “Phật giáo” và “Phật tử” bị thiếu một cách rõ rệt. Đức Phật không bao giờ sử dụng những từ này. Những người theo Ngài cũng không sử dụng những từ này trong một vài thế kỷ. Ngài gọi giáo pháp của mình là Dhamma – có nghĩa là Luật, Sự thật. Ngài gọi những người theo Ngài là Dhhammi, Dhammattho, Dhammiko, Dhammacari, Dhammavihari, v.v. Trong các ngôn ngữ Ấn Độ, từ “Phật giáo” hay “Phật tử” gọi chung là Bauddha – một từ không mấy tương đương trong kinh điển Pali rộng lớn.

If the word “Buddhism” is used for the Buddha’s teaching, it becomes limited to a particular community, but Dhamma is limitless-appamano Dhammo. It is not for one particular community or religion. It is for all. We all know that the word “Buddhism” has now gained currency and is convenient to use. Many who use the word also understand that they are using it for the universal Dhamma or Dharma. 

Nếu từ “Phật giáo” được dùng chỉ giáo pháp của Đức Phật, nó sẽ bị giới hạn trong một cộng đồng cụ thể, nhưng Dhamma là vô hạn – appamano Dhammo. Nó không dành cho một cộng đồng hay tôn giáo cụ thể. Nó dành cho tất cả. Chúng ta đều biết rằng từ “Phật giáo” hiện đã phổ biến và thuận tiện để sử dụng. Nhiều người sử dụng từ này cũng hiểu rằng họ đang sử dụng nó cho Luật phổ quát Dhamma hoặc Dharma.
 

The Noble Eightfold Path – Con Đường Chân Chánh Với 8 Nhánh (Bát Chánh Đạo)

Let us understand what is the Buddha’s teaching. It is the Noble Eightfold Path. The path is noble in the sense that anyone who walks on this path diligently becomes a noble person, a saintly person, a pure-hearted person. 

Hãy hiểu giáo pháp của Đức Phật là gì. Đó là Tám Con Đường Chân Chánh. Con đường là cao cả theo nghĩa là bất cứ ai đi trên con đường này một cách siêng năng sẽ trở thành một người cao quý, một người thánh thiện, một người có trái tim tinh khiết.

The Noble Eightfold Path is divided into three divisions. 

Con Đường Chân Chánh 8 Nhánh (Bát Chánh Đạo) được chia thành ba phần:

The first is sīla-morality, which is summed up as: Sabba papassa akaranam – Abstain from all sinful actions-that is, all unwholesome actions, physical or vocal, which hurt other beings and disturb their peace and harmony. 

Đầu tiên là đạo đức, được tóm tắt là: Sabba papassa akaranam – Tránh tất cả các hành động tội lỗi – nghĩa là, tất cả các hành động bất thiện, thể chất hoặc lời nói, làm tổn thương chúng sinh khác và làm xáo trộn an lạc và hòa hợp của họ.

The second part of the Path is samadhi-one-pointed concentration of wholesome mind, summed up as: Kusalassa upasampada – Perform wholesome actions with concentrated, wholesome mind. 

Phần thứ hai của Con Đường là samadhi-sự tập trung lành mạnh của tâm trí vào một điểm, được tóm tắt là: Kusalassa upasampada – Thực hiện các hành động lành mạnh với tâm trí tập trung, lành mạnh.

The third part is pañña-wisdom or insight, summed up as: Sacittapariyodapanam – Purify the totality of mind by developing insight.
These three trainings are the teaching of all the Buddhas of the past and will be the teaching of all the Buddhas of the future. That is why it is said, Etam Buddhana sasanam. – This is the teaching of all the Buddhas.

Phần thứ ba là pañña – trí tuệ hay sự sáng suốt, được tóm tắt là: Sacittapariyodapanam – Thanh lọc toàn bộ tâm trí bằng cách phát triển cái nhìn sáng suốt.
Ba sự rèn luyện này là giáo pháp của tất cả các Vị Phật trong quá khứ và sẽ là giáo pháp của tất cả các Vị Phật của tương lai. Đó là lý do tại sao điều này được gọi là, Etam Buddhaana sasanam. – Đây là giáo pháp của tất cả Vị Phật.
 

The Practical Teaching of the Buddha – Lời Dạy Thực Hành Của Đức Phật

To live the life of morality is the teaching of every religion. It is the quintessence, the inner core of every spiritual teaching. However, the Buddha was not interested in merely giving sermons to live a moral life. He taught us to take the next important step of samādhi-mastery over the mind. For this one needs an object of concentration. There are many objects by which one can train the mind. The Buddha himself gave many objects, and of these, one of the most popular was one’s own respiration. He called this Ānāpānassati-developing the faculty of awareness of inhalation and exhalation. Respiration is common to all human beings belonging to any community. Nobody can have an objection to the practice of awareness of respiration. How can one label breath as Muslim or Hindu, Christian or Jewish, Buddhist or Jain, Sikh or Parsi, Caucasian or African or Asian, male or female?

Sống đời sống đạo đức là lời dạy của mọi tôn giáo. Đó là tinh hoa, cốt lõi bên trong của mọi giáo pháp tâm linh. Tuy nhiên, Đức Phật không quan tâm đến việc chỉ đưa ra các bài giảng để sống một cuộc sống đạo đức. Ngài dạy chúng ta thực hiện bước quan trọng tiếp theo của samādhi – làm chủ tâm trí. Đối với điều này cần một đối tượng của sự tập trung. Có nhiều đối tượng mà người ta có thể dùng để rèn luyện tâm trí. Chính Đức Phật đã đưa ra nhiều đối tượng, và trong số đó, một trong những đối tượng phổ biến nhất là hơi thở của chính mình. Ngài gọi đây là Ānāpānassati – phát triển chức năng nhận thức về việc hít vào và thở ra. Hơi thở là chung cho tất cả mọi người thuộc bất kỳ cộng đồng nào. Không ai có thể phản đối việc thực hành nhận thức về hơi thở. Làm thế nào một người có thể dán nhãn hơi thở là hơi thở Hồi giáo hoặc hơi thở Ấn giáo, Kitô giáo hoặc Do Thái giáo, Phật giáo hoặc Jain, Sikh hoặc Parsi, da trắng hoặc châu Phi hoặc châu Á, nam hay nữ?

Ānāpānassati requires us to remain aware of the breath on the area below the nostrils and above the upper lip. It is one-pointed concentration at the middle of the upper lip-uttarotthassa vemajjhappadese. As the mind gets concentrated on this small area, it becomes more and more sharp, more and more sensitive. After just three days of practice, one starts feeling physical sensations on this part of the body. And then, one turns to the next training of paññā, that is, wisdom or insight. 

Ānāpānassati yêu cầu chúng ta phải nhận thức được hơi thở ở khu vực bên dưới mũi và phía trên môi trên. Đó là tập trung vào một điểm ở chính giữa môi trên-uttarotthassa vemajjhappadese.
Khi tâm trí tập trung vào khu vực nhỏ này, nó càng trở nên sắc bén, ngày càng nhạy cảm hơn. Chỉ sau ba ngày luyện tập, người đó bắt đầu cảm thấy những cảm giác vật lý trên bộ phận này của cơ thể. Và sau đó, người đó chuyển sang phần luyện tập tiếp theo của paññā, nghĩa là trí tuệ hay tuệ giác.

One observes sensations throughout the physical structure, from the top of the head to the tips of the toes. In doing so, one notices that the sensations are closely related to what happens in the mind. It becomes clear that every time one performs an unwholesome action, one has to generate some impurity or other in the mind. Before one kills, one has to generate immense hatred. Before one steals, one generates greed. To indulge in sexual misconduct, one has to generate immense passion. One cannot do any harm to others without first harming oneself-Pubbe hanati attānam, pacchā hanati so pare. Negativities such as anger, hatred, greed, ill will, jealousy, egotism and fear make a person unhappy, miserable and violent. One becomes agitated. When one is agitated, one doesn’t keep this agitation to oneself: one starts distributing it to others, one starts harming others in society. One realizes this law of nature within the framework of one’s own mind and body.

Người đó quan sát các cảm giác thông suốt của cấu trúc vật lý, từ đỉnh đầu đến đầu ngón chân. Khi làm như vậy, người đó nhận thấy rằng các cảm giác có liên quan chặt chẽ với những gì xảy ra trong tâm trí. Rõ ràng mỗi khi thực hiện một hành động bất thiện, người đó phải tạo ra một số bất tịnh hoặc điều gì khác trong tâm trí. Trước khi giết hại, người đó phải phát sinh lòng thù hận vô cùng. Trước khi trộm cắp, người đó tạo ra lòng tham. Để phóng túng những hành vi sai trái trong tình dục, người đó phải tạo ra niềm đam mê to lớn. Người đó không thể làm hại người khác mà không làm hại chính mình – Pubbe hanati attānam, pacchā hanati . Những tiêu cực như giận dữ, hận thù, tham lam, ác ý, ghen tuông, tự cao và sợ hãi làm cho người đó phiền muộn, đau khổ và bạo lực. Người đó trở nên kích động. Khi bị kích động, người đó không giữ sự kích động này cho chính mình: người đó bắt đầu phân phát nó cho người khác, người đó bắt đầu làm hại những người khác trong xã hội. Người đó nhận ra quy luật tự nhiên này trong cơ cấu tâm trí và cơ thể của chính họ.

Someone may seem outwardly happy while performing unwholesome actions but their real situation is like burning charcoal covered with a thick layer of ash-bhasmacchannova pāvako. One is burning inside because of the mental negativities, and yet one is totally ignorant of what is happening inside. 

Ai đó có vẻ ngoài hạnh phúc trong lúc thực hiện những hành động bất thiện nhưng tình huống thực sự của họ giống như than đang cháy được phủ bởi một lớp tro dày – bhasmacchannova pāvako. Một người đang bùng cháy bên trong vì những tiêu cực về tinh thần, và họ cũng hoàn toàn không biết gì về những gì đang xảy ra bên trong.

This is avijjā, moha – ignorance. For the Buddha, ignorance is not lack of knowledge of some philosophical belief. It is lack of knowledge of what is happening within oneself. One doesn’t understand how one becomes miserable because of this veil of ignorance. No one wants to remain miserable and yet one continues to be miserable because one continues to generate tanhā-craving and aversion-all the time; one keeps on reacting to the sensations. When ignorance is removed, as one starts looking inside one realizes, “Look, I am generating misery for myself by generating tanhā in response to these sensations. When they are pleasant, I generate craving and when they are unpleasant, I generate aversion. Both make me miserable. And look, I have the solution now. When I understand the impermanent nature of sensations and maintain equanimity, there is no tanhā, no craving and no aversion. The old habit pattern of the mind starts changing and I start coming out of misery.”

Đây là avijjā, moha – vô minh. Đối với Đức Phật, vô minh không phải thiếu hiểu biết về một số niềm tin triết học. Đó là thiếu hiểu biết về những gì đang xảy ra trong chính mình. Người đó không hiểu làm thế nào họ trở nên khốn khổ vì bức màn vô minh này. Không ai muốn duy trì khổ đau và người đó tiếp tục bị đau khổ bởi vì người đó tiếp tục sinh ra tanhā – lòng tham muốn và ghét bỏ – mọi lúc; người đó tiếp tục phản ứng với những cảm giác. Khi vô minh được xóa bỏ, khi người đó bắt đầu nhìn vào bên trong, người đó nhận ra: “Hãy nhìn xem, tôi đang tự tạo ra sự khốn khổ cho mình bằng cách tạo ra tanhā để đáp lại những cảm giác này. Khi chúng dễ chịu, tôi phát sinh sự thèm muốn và khi chúng khó chịu, tôi tạo ra sự ghé bỏ. Cả hai đều làm tôi đau khổ. Và hãy nhìn xem, bây giờ tôi đã có giải pháp. Khi tôi hiểu được bản chất vô thường của những cảm giác và duy trì sự quân bình, không có tanhā, không có ham muốn và không ghét bỏ. Khuôn mẫu thói quen cũ của tâm trí bắt đầu thay đổi và tôi bắt đầu bước khỏi sự khốn khổ. “

This is vijjā or wisdom according to the Buddha. It has nothing to do with any philosophical or sectarian belief. It is the truth about one’s happiness and misery, which all people can experience within if they take steps on the path. The Four Noble Truths are not philosophical dogma. They are actual realities pertaining to myself that I start realizing within myself. They are Noble Truths only when one experiences them, and thus, starts becoming a noble person.

Đây là vijjā hay trí tuệ theo Đức Phật. Nó không nói đến bất kỳ niềm tin triết học hoặc giáo phái nào. Nó là sự thật về hạnh phúc và đau khổ của một người, mà tất cả mọi người có thể kinh nghiệm bên trong nếu họ bước trên con đường này. Bốn Sự Thật Cao Quý không phải là giáo điều triết học. Chúng là những thực tế có thực liên quan đến bản thân tôi mà tôi bắt đầu nhận ra trong chính mình. Chúng là Những Sự thật Cao Quý chỉ khi một người kinh nghiệm chúng, và do đó, bắt đầu trở thành một người cao quý.

When one is working with sensations, one is working at the depth of the mind. Whatever arises in the mind is accompanied by sensations within the body-Vedanā- samosaranā sabbe dhammā. Even the most transient thought that arises within the mind is accompanied by a sensation within the body-Vedanā-samosaranā sankappavitakkā. This was a great discovery of the Buddha.

Khi một người làm việc với những cảm giác, người đó đang làm việc ở tầng sâu của tâm trí. Bất cứ điều gì nảy sinh trong tâm trí đều đi kèm với những cảm giác bên trong cơ thể – Vedanā- samosaranā sabbe dhammā. Ngay cả những ý nghĩ thoáng qua nhất nảy sinh trong tâm cũng đi kèm với một cảm giác bên trong cơ thể – Vedanā-samosaranā sankappavitakkā. Đây là một khám phá vĩ đại của Đức Phật.

Another great discovery of the Buddha was that we generate tanhā in response to the sensations. This was not known to the other teachers before the time of the Buddha, at the time of Buddha or after the Buddha. The teachers before the Buddha and at the time of the Buddha kept advising people not to react to the sensory objects that come in contact with the sense doors-eyes with visual object, nose with smell, ears with sound, and so on. They taught, “When sensory objects come in contact with your senses, don’t react by judging them as good or bad; don’t react with craving or aversion.” 

Một khám phá vĩ đại khác của Đức Phật là chúng ta tạo ra tanhā để đáp lại những cảm giác. Điều này không được nói đến bởi các vị thầy khác trước thời Đức Phật, vào thời Đức Phật hay sau thời Đức Phật. Các vị thầy trước thời Đức Phật và vào thời Đức Phật luôn khuyên mọi người không nên phản ứng với các đối tượng giác quan tiếp xúc với các cửa giác quan – mắt với đối tượng thị giác, mũi với mùi hương, tai với âm thanh, v.v. Họ dạy, “Khi các đối tượng giác quan tiếp xúc với các giác quan của bạn, đừng phản ứng bằng cách đánh giá chúng là tốt hay xấu; đừng phản ứng với sự thèm muốn hay ghét bỏ.”

This teaching was already in existence. But the Buddha said that, actually, you are not reacting to these objects. He gave the example of a black bull and a white bull (one representing the sense doors and the other the sense objects) tied together with a rope. Neither the black nor the white bull is the bondage; the rope is the bondage. The Buddha said that the rope of tanhā is the bondage, and that one generatestanhā (craving or aversion) in response to vedanā (sensations)-vedanā paccayā tanhā. This was the great discovery of the Enlightened One. He became an enlightened person because of this discovery. 

Giáo pháp này đã tồn tại. Nhưng Đức Phật nói rằng, thực ra, bạn không phản ứng với những đối tượng này. Ngài đã đưa ra ví dụ về một con bò đen và một con bò trắng (một con đại diện cho các cửa giác quan và con kia là các đối tượng giác quan) gắn với nhau bằng một sợi dây. Cả con bò đen hay con bò trắng đều không phải là sự trói buộc; sợi dây là sự trói buộc. Đức Phật nói rằng sợi dây của tanhā là sự trói buộc, và nó sinh ra (tham ái hay ghét bỏ) để đáp lại vedanā (cảm giác) -vedanā paccayā tanhā. Đây là khám phá vĩ đại của Đấng giác ngộ. Ngài trở thành Bậc giác ngộ vì khám phá này.

There were many other people saying that one should not react to the objects of the senses. But they didn’t become Buddhas. There were teachers who taught that one should not generate lobha (craving) and dosa (aversion). The Buddha explained that lobha and dosa would last as long as there was moha. He, therefore, advised us to come out of moha. And what is moha? Moha is ignorance. Moha is avijjā. You don’t know what is happening inside. You don’t know the real cause of lobha and dosa. You are ignorant. How will you come out of ignorance? Strike at the root of the problem and come out of misery by working with sensations. 

Có nhiều vị thầy khác nói rằng ta không nên phản ứng với các đối tượng của giác quan. Nhưng các vị ấy đã không thành Phật. Có những vị thầy đã dạy rằng ta không nên tạo ra lobha (tham ái) và dosa (ghét bỏ). Đức Phật giải thích rằng lobha và dosa sẽ tồn tại chừng nào còn moha. Vì lẽ đó Ngài đã khuyên chúng ta thoát khỏi moha. Vậy moha là gì? Moha là vô minh. Moha là avijjā. Bạn không biết những gì đang xảy ra bên trong. Bạn không biết nguyên nhân thực sự của lobha và dosa. Bạn thật ngu dốt. Làm thế nào bạn thoát khỏi sự vô minh? Tiêu diệt gốc rễ của vấn đề và thoát khỏi đau khổ bằng cách làm việc với các cảm giác.

As long as you are not aware of sensations, you keep fighting with outside objects, thinking, “This is ugly” or “This is not ugly.” You keep working on the surface. You are thinking of the black bull or the white bull as the cause of the bondage. In fact, the bondage is the craving and aversion that one generates in response to sensations. An alcoholic thinks that he is addicted to alcohol. He is actually addicted to the sensations he feels when he drinks alcohol. 

Chừng nào bạn không nhận thức được cảm giác, bạn tiếp tục chiến đấu với các đối tượng bên ngoài, nghĩ rằng “Điều này thật xấu xí” hoặc “Điều này không xấu.” Bạn tiếp tục làm việc trên bề mặt. Bạn đang nghĩ về con bò đen hoặc con bò trắng là nguyên nhân của sự trói buộc. Thực tế là, sự trói buộc là sự ham muốn và ghét bỏ mà người đó tạo ra để đáp lại những cảm giác. Một người nghiện rượu nghĩ rằng anh ta nghiện rượu. Anh ta thực sự nghiện những cảm giác mà anh ta cảm thấy khi uống rượu.

When one observes sensations objectively, one starts coming out of ignorance. By understanding the impermanent nature of sensations, one generates paññā in response to vedanā. This is the law of nature. Dhamma niyāmatā is the law behind the natural order of phenomena. Whether there is a Buddha or no Buddha, Dhamma niyāmatā remains eternal. The Buddha said:
“Uppādā vā tathāgatānam anuppādā vā tathāgatānam, thitāva sā dhātu dhammatthitatā dhammaniyāmatā idappaccayatā. Tam tathāgato abhisambujjhati abhisameti. Abhisambujjhitvā abhisametvā ācikkhati deseti paññāpeti patthapeti vivarati vibhajati uttānīkaroti. ‘Passathā’ti cāha.”

Khi một người quan sát các cảm giác một cách khách quan, người đó bắt đầu thoát khỏi vô minh. Bằng cách hiểu bản chất vô thường của các cảm giác, người đó tạo ra paññā để đáp lại vedanā. Đây là luật tự nhiên. Dhamma niyāmatā là luật đằng sau trật tự tự nhiên của các hiện tượng. Dù có một vị Phật hay không có một vị Phật, Dhamma niyāmatā vẫn tồn tại vĩnh hằng. Đức Phật nói:
Uppādā vā tathāgatānam anuppādā vā tathāgatānam, thitāva sā dhātu dhammatthitatā dhammaniyāmatā idappaccayatā. Tam tathāgato abhisambujjhati abhisameti. Abhisambujjhitvā abhisametvā ācikkhati deseti paññāpeti patthapeti vivarati vibhajati uttānīkaroti. ‘Passathā’ti cāha.

-He said, “I have experienced this law of nature, the Law of Dependent Origination, within myself; and having experienced and understood it I declare it, teach it, clarify it, establish it and show it to others. Only after having seen it for myself, I declare it.”

-Ngài nói: “Ta đã trải nghiệm luật tự nhiên này, Luật Khởi Tạo, trong chính ta, và ta đã kinh nghiệm và hiểu nó, ta tuyên bố nó, dạy nó, làm rõ nó, thiết lập nó và chỉ cho những người khác. Chỉ sau khi ta thấy nó cho bản thân ta, ta tuyên bố nó.”

This is the bold declaration of a supreme scientist. Just as whether there is a Newton or no Newton, the law of gravity remains true. Newton discovered it and explained it to the world. Similarly, Galileo or no Galileo, the fact that the earth revolves around the sun remains true. 

Đây là tuyên bố quả quyết của một nhà khoa học siêu việt. Cũng giống như dù có Newton hay không có Newton, định luật hấp dẫn vẫn đúng. Newton đã phát hiện ra nó và giải thích nó với thế giới. Tương tự, Galileo hoặc không có Galileo, sự thật là việc trái đất xoay quanh mặt trời vẫn luôn đúng.

The feeling of sensation is the crucial junction from where one can take two paths going in opposite directions. If one keeps on reacting blindly to pleasant and unpleasant sensations, one multiplies one’s misery. If one learns to maintain equanimity in the face of pleasant and unpleasant sensations, one starts changing the habit pattern at the deepest level and starts coming out of misery. The sensations are the root. As long as one neglects the root, the poisonous tree will grow again even if the trunk is cut. The Buddha said:

Cảm nhận các cảm giác là giao điểm quan trọng từ đây người đó có thể đi hai con đường ngược chiều nhau. Nếu một người tiếp tục phản ứng mù quáng trước những cảm giác dễ chịu và khó chịu, thì cảm giác đó sẽ nhân lên gấp bội. Nếu một người học cách duy trì sự quân bình khi đối mặt với những cảm giác dễ chịu và khó chịu, người ta bắt đầu thay đổi khuôn mẫu thói quen ở cấp độ sâu thẳm nhất và bắt đầu thoát khỏi đau khổ. Các cảm giác là gốc rễ. Miễn là một người bỏ qua gốc rễ, cây độc sẽ mọc lại ngay cả khi thân cây bị chặt lìa. Đức Phật nói:
“Yathāpi mūle anupaddave dalhe, chinnopi rukkho punareva rūhati
Evampi tanhānusaye anūhate, nibbattati dukkhamidam punappunam”. 
“Yathāpi mūle anupaddave dalhe, chinnopi rukkho punareva rūhati
Evampi tanhānusaye anūhate, nibbattati dukkhamidam punappunam”.

-Just as a tree with roots intact and secure, though cut down, sprouts again; even so, while latent craving is not rooted out, misery springs up again and again. Thus, this super-scientist discovered that to become fully liberated from mental defilements, one has to work at the root of the mind. Each individual must cut asunder the roots of tanhānusaya

-Giống như một cái cây mặc dù bị chặt hạ với bộ rễ còn nguyên vẹn và an toàn sẽ mọc mầm trở lại; Thậm chí, trong khi sự ham muốn tiềm ẩn không được tiêu diệt tận gốc, sự khốn khổ cứ lặp đi lặp lại. Do đó, nhà khoa học siêu việt này đã phát hiện ra rằng để trở nên hoàn toàn giải thoát khỏi những phiền não, người đó phải làm việc ở mức độ gốc rễ của tâm trí. Mỗi cá nhân phải cắt đứt các rễ của tanhānusaya.

When the entire forest is withered, each tree has to be nurtured, its roots cleared of disease, and then watered. Then, the entire forest will bloom again. Similarly, for the betterment of society, each individual has to improve. For society to become peaceful, each individual has to become peaceful. The individual is the key. 

Khi toàn bộ khu rừng bị khô héo, mỗi cây phải được nuôi dưỡng, rễ của nó được dọn sạch khỏi bệnh tật, và sau đó được tưới nước. Sau đó, toàn bộ khu rừng sẽ lại nở hoa. Tương tự, để cải thiện xã hội, mỗi cá nhân phải tiến bộ. Để xã hội trở nên hòa bình, mỗi cá nhân phải trở nên hòa bình. Cá nhân là chìa khóa.

For the world to become peaceful, each country or society has to become peaceful. Here, I would again like to quote a very important exhortation from the Buddha to the Vajjian republic of Licchavis. The Buddha gave the following practical instructions, which would make the Licchavis unassailable:

Để thế giới trở nên hòa bình, mỗi quốc gia hay xã hội phải trở nên hòa bình. Ở đây, một lần nữa tôi muốn trích dẫn một lời khích lệ rất quan trọng từ Đức Phật cho nước cộng hòa Vajjian của Licchavis. Đức Phật đã đưa ra những chỉ dẫn thiết thực sau đây, điều này sẽ khiến Licchavis không bị tấn công:

* As long as they maintain their unity and meet regularly, they will remain invincible.
* As long as they meet together in unity, rise in unity and perform their duties in unity, they will remain invincible.
* As long as they do not transgress their ancient principles of good governance and their system of justice, they will remain invincible.
* As long as they revere, respect, venerate, and honor their elders and pay regard to their words, they will remain invincible.
* As long as they protect their women and children, they will remain invincible.
* As long as they venerate the objects of worship inside and outside their republic, and maintain monetary support for them, they will remain invincible.

  • Chừng nào nào họ còn duy trì sự đoàn kết và gặp gỡ thường xuyên, họ sẽ vẫn bất khả chiến bại.
  • Chừng nào họ còn gặp nhau trong sự hữu nghị, gia tăng đoàn kết và thực hiện nghĩa vụ trong sự đoàn kết, họ sẽ vẫn bất khả chiến bại.
  • Chừng nào họ không vi phạm các nguyên tắc cổ xưa của một sự cai trị tốt và hệ thống công lý của họ, họ sẽ vẫn bất khả chiến bại.
  • Chừng nào họ còn kính trọng, tôn trọng, tôn kính và tôn vinh những người lớn tuổi và quan tâm đến lời nói của họ, họ sẽ vẫn bất khả chiến bại.
  • Chừng nào họ còn bảo vệ phụ nữ và trẻ em, họ sẽ vẫn bất khả chiến bại.
  • Chừng nào họ còn tôn kính các đối tượng thờ cúng bên trong và bên ngoài nước cộng hòa của họ, và duy trì hỗ trợ tiền bạc cho điều đó, họ sẽ vẫn bất khả chiến bại.

There were many sects in those days too, with their own temples and places of worship. Wisdom lies in keeping all people happy and satisfied. They should not be subjected to harassment, which compels them to become enemies of the state. Their places of worship should receive adequate protection. As long as the rulers provide protection and support to saintly people, they will remain invincible. 

Cũng có rất nhiều giáo phái trong những ngày đó, với những ngôi đền và nơi thờ cúng riêng. Sự khôn ngoan là giữ cho tất cả mọi người hạnh phúc và hài lòng. Họ không nên bị quấy rối, buộc họ trở thành kẻ thù của nhà nước. Nơi thờ cúng của họ nên được bảo vệ chu đáo. Chừng nào những người cai trị còn cung cấp sự bảo vệ và hỗ trợ cho những người thánh thiện này, họ sẽ vẫn bất khả chiến bại.

This wise counsel of the Buddha is also applicable today to maintain peace and harmony in the world. We cannot ignore issues related to religion if we are to be successful in bringing peace to the world. 

Lời khuyên khôn ngoan này của Đức Phật cũng được áp dụng ngày hôm nay để duy trì hòa bình và hòa hợp trên thế giới. Chúng ta không thể bỏ qua các vấn đề liên quan đến tôn giáo nếu chúng ta muốn thành công trong việc mang lại hòa bình cho thế giới.

It is the duty of every government to protect its people from external attacks, to do everything possible to make its people and territory secure. While this is done, it must be borne in mind that such measures give only short-term benefits. Goodwill and compassion alone can remove the hatred that lies at the root of all such acts performed by anyone belonging to any sect. In India, the United States and other countries where Vipassana courses are held in prisons, we already see how people change. The roots of terrorism lie in the minds of terrorists. We have seen how some hardened, violent criminals have been transformed in our prison courses. Anger, fear, vengefulness and hatred start dissolving, creating a peaceful and compassionate mind. We first ask some members of the prison staff to learn Vipassana and only then give courses for the inmates. This gives wonderful results. 

Nhiệm vụ của mọi chính phủ là bảo vệ người dân của mình khỏi các cuộc tấn công từ bên ngoài, làm mọi thứ có thể để làm cho người dân và lãnh thổ của họ được an toàn. Khi điều này được thực hiện, cần ghi nhớ rằng các biện pháp như vậy chỉ mang lại lợi ích ngắn hạn. Chỉ có sự thiện chí và lòng từ ái mới loại bỏ sự thù hận nằm ở gốc rễ của tất cả các hành vi như thế bởi bất kỳ ai thuộc bất kỳ giáo phái nào. Ở Ấn Độ, Hoa Kỳ và các quốc gia khác nơi các khóa học Vipassana được tổ chức trong các nhà tù, chúng tôi đã thấy mọi người thay đổi như thế nào. Nguồn gốc của khủng bố nằm trong tâm trí của những kẻ khủng bố. Chúng ta đã thấy một số tội phạm cứng đầu, hung bạo đã được biến đổi như thế nào trong các khóa học của nhà tù. Sự giận dữ, sợ hãi, sự báo thù và thù hận bắt đầu tan biến, tạo ra một tâm trí hòa bình và từ bi. Trước tiên chúng tôi yêu cầu vài thành viên là nhân viên trại giam học Vipassana và chỉ sau đó các khóa học được giảng dạy cho các tù nhân. Điều này cho các kết quả tuyệt vời.

In the Buddha’s teaching, we will find a bridge that can connect various sects. The three fundamental divisions of the Buddha’s teachings-morality, concentration of mind and purification of mind-are the essence of every religion and spiritual path. Sīla, samādhi and paññā are the common denominators of all religions. There can be no conflict over these three basic factors necessary for living a beneficial life. The whole emphasis of the Buddha’s teaching is on the practice of these three in order to apply Dhamma in real life. This is the inner core of every religion. Instead of giving importance to this core, we keep on quarreling about the outer shell, which may be different in different religions. 

Trong giáo pháp của Đức Phật, chúng ta sẽ tìm thấy một cây cầu có thể kết nối các giáo phái khác nhau. Ba phần cơ bản của giáo pháp của Đức Phật – đạo đức, sự định tâm và thanh lọc tâm – là bản chất của mọi tôn giáo và con đường tâm linh. Sīla, samādhi và paññā là mẫu số chung của tất cả các tôn giáo. Không thể có xung đột về ba yếu tố cơ bản cần thiết này để sống một cuộc sống có lợi lạc. Toàn bộ sự nhấn mạnh của giáo pháp của Đức Phật là việc thực hành ba điều này để ứng dụng Giáo pháp vào đời thực. Đây là cốt lõi bên trong của mọi tôn giáo. Thay vì coi trọng cốt lõi này, chúng ta tiếp tục cãi nhau về lớp vỏ bọc bên ngoài, có thể khác nhau giữa các tôn giáo khác nhau.

History has proved that whenever the universal, non-sectarian teaching of the Buddha has gone to any place or community, it has never clashed with the traditional culture. Instead, like sugar dissolving in milk, the teachings have been gently assimilated to sweeten and enhance society. We all know how much the sweetness of peace and tranquility is needed in the bitter world today. May the teaching of the Enlightened One bring peace and happiness to more and more individuals, thus making more and more societies around the world peaceful and happy. 

Lịch sử đã chứng minh rằng bất cứ khi nào giáo pháp phổ quát chung cho tất cả, không tông phái của Đức Phật đi đến bất kỳ đâu hoặc ở bất kỳ cộng đồng nào, nó không bao giờ đụng độ với văn hóa truyền thống. Thay vào đó, giống như đường hòa tan trong sữa, các giáo pháp đã được đồng hóa nhẹ nhàng để làm dịu ngọt và phát triển xã hội. Chúng ta đều biết sự ngọt ngào của hòa bình và an lạc là cần thiết như thế nào trong thế giới cay đắng ngày nay. Nguyện cho giáo pháp của Đấng Giác Ngộ mang lại hòa bình và hạnh phúc cho nhiều hơn và nhiều hơn nữa các cá nhân, để giúp càng nhiều hơn và nhiều hơn nữa các xã hội trên khắp thế giới hòa bình và hạnh phúc.

May all beings be happy. May all beings be peaceful. May all beings be liberated.

Nguyện cho tất cả chúng sinh được hạnh phúc. Nguyện cho tất cả chúng sanh được bình an. Nguyện cho tất cả chúng sanh được giải thoát.
 
Nguồn: https://www.vridhamma.org/discourses/Buddha-The-Super-Scientist-of-Peace

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.