Giáo Trình Pali 2 – Động Từ: Đệ Nhị, Đệ Tam, Đệ Tứ,.. Đệ Thất Động Từ

ĐỆ NHỊ ĐỘNG TỪ (NHÓM RUDHĀDI)

(63)Ngữ vĩ ở các ngôi trong cách chia các thì của nhóm này không khác với đệ nhất động từ. Chỗ khác nhau chỉ ở những động từ căn được thành lập theo những động từ tướng khác nhau.

Động từ tướng của nhóm này là a, được xen vào sau âm đầu tiên của động từ căn. Ví dụ : động từ chida (cắt) + ṃa : chinda + a; khi nguyên âm cuối bị bỏ rơi nó trở thành chinda.

Người ta có thể chia động từ căn này hệt như cách chia các động từ ở đệ nhất động từ : Chindati (nó cắt); Chindanti (chúng nó cắt… ở tất cả các cách.

Một vài động từ căn được chia tương tự :

rudha (ngăn bít) : ṃa : rundha

badha (buộc, giam) : ṃa : bandha

muca (thả ra, phóng thích) + ṃa : muñca

bhida (bẻ gảy) + ṃa : bhinda

sica (đổ, rắc) + ṃa : siñca

vida (chịu đựng) + ṃa : vinda

yuja (buộc ách) + ṃa : yuñja.

BÀI TẬP 13

DỊCH RA TIẾNG VIỆT

1/ Ayaṃ aṅgulimālassa mātā “Aṅgulimālaṃ ānessāmī’ ti gacchati; sace samāgamissati Aṅgulimālo aṅgulisahassaṃ pūressāmī’ ti mātaraṃ māressati. Sacāhaṃ na gamissāmi, mahājāniko abhavissa.”

2/ “Sace hi ayaṃ paṭhamavaye bhoge akhepetvā kammante payojayissā, imasmiṃ yeva nagare aggaseṭṭhī abhavissā; sace pana nikkhamitvā pabbajissa, arahattaṃ pāpuṇissa. (Dh. A. iii. 131).

3/ ” Sacāyaṃ, bhikkhave rājā pitaraṃ dhamikaṃ dhammarājānaṃ jivitā na voropessatha, imasmiṃ yeva āsane virajaṃ vītamalaṃ dhammacakkhu uppajjissatha. (D.i. 86).

4/ “Seṭṭhī : Sace me dhītā jāyissati, tāya naṃ saddhiṃ nivāsetvā seṭṭhiṭṭhānassa sāmikaṃ karissāmi; sace me putto jāyissati, māressāmi nan’ ti cintetvā gehe kāresi. (Dh.A.i.173).

5/ “Satta vassāni Bhagavantaṃ

Anubandhiṃ padāpadaṃ

Otāraṃ nādhigacchissaṃ

Sambuddhassa satimato.”  (S.N. 446).

6/ ” Surāmerayapānañ ca

Yo naro anuyuñjati,

Idh’ evameso lokasmiṃ

Mūlaṃ khaṇati attano.” (Dhp. 247).

7/ Araññe koṭṭhake bandhitvā mige rundhitvā māretvā maṃsaṃ vikkiṇitvā jīvantā luddakā anāgate sukhaṃ na vindanti.

8/ Goṇo bandhanā muñcitvā udakaṃ pātukāmo ghaṭassa samīpaṃ gantvā taṃ pādena bhindi.

9/ “Bhante, imaṃ udakaṃ dārakassa sīse āsiñcāmī” ti pucchitvā tena “siñcathā” ti vutte tathā kariṃsu. Devatā Tāvadeva taṃ muñcitvā leṇadvāre aṭṭhāsi.  (Dh. A. iv. 11).

10/ “Ayañ hi dīpobhāsaṃ vā aggiobhāsaṃ vā adisvā maṇiāloken’ eva bhuñjati ca nipajjati ca nisīdati ca; devo pana dīpāloke nisinno bhavissatī’ ti”. (Dh.A.iv.213).

NGỮ VỰNG
Akhepetvā: đã không bỏ phí (bbqkpt).

Adhigacchissa : (nó) đã đạt được (đ.từ) .

Anubandhati : săn đuổi (đ.từ).

Anuyañjati : luyện tập, hy sinh (đ.từ).

Abhavissa: (nó) đã là, đã trở thành (đt).

Arahatta : A La Hán (trung).

Uppajjissa: (nó) đã sinh (đ.từ).

Otāra: sự tình cờ, lỗi lầm (nam)

Obhāsa : ánh sáng, nước nóng (nam).

Koṭṭhaka: hàng rào, (nam).

Dhammarāja: Đấng Pháp Vương (nam) .

Pabbajissa: nếu (nó) đã xuất gia (đ.từ).

Payojayissa: nếu (nó) đã thuê (đ.từ).

Pātukāma: mong muốn uống (t.từ).

Pāpuṇissa: (nó) có lẽ đã đạt được (đ.từ).

Pūreti: đo đầy (đ.từ).

Mahājānika : hoàn toàn thiếu mất (t.từ).

Meraya: rượu (trung) .

Rundhitvā: sau khi bẫy lưới (bbqkpt).

Leṇadvāra : lối vào động hang (trung) .

Voropessatha : nếu (nó) đã lấy đi (đ.từ).

Sāmāgamissati: sẽ gặp phải (đ.từ).

Surā : rượu (nữ) .

DỊCH RA PĀLI

Tôi sẽ trả lời cho nó nếu nó đã hỏi tôi.

Nó có lẽ đã trở thành triệu phú nếu nó đã không phung phí tài sản của nó.

Nếu con người có một lớp da bao phủ đầy lông như con cừu, thì nó đã không thể di chuyển từ một khí hậu này đến khí hậu khác một cách dễ chịu.

Chúng tôi có lẽ đã đi vào trong hang và khám xét bên trong của nó nếu chúng tôi đã có những bó đuốc đem theo.

Vua George đệ lục có lẽ đã không trở thành vua nếu anh của nhà vua đã không từ bỏ ngai vàng.

Chúng có lẽ đã bị giết bởi những kẻ cướp nếu chúng bị những kẻ kia thấy.

Thái tử Siddhattha có lẽ đã trở thành một hoàng đế nếu ngài đã không từ bỏ đời sống tại gia.

Ngài có lẽ đã không trở thành một tu sĩ nếu ngài đã không thấy một người già, một người bệnh, một thây chết và một ẩn sĩ trong những dịp khác nhau.

Cô ấy nghĩ : chỉ cần sao cho ông ta thấy được cô, khi ấy ông ta sẽ quyết chắc rằng cô phải là vị hoàng hậu của ông ấy.

Đề Bà Đạt Đa có lẽ đã đắc quả A-la-hán nếu ông đã không chống lại thầy của ông là Đức Phật.

NGỮ VỰNG
Chống lại (câu 10): viruddhaṃ ācarati (đt)

Khí hậu : utaguṇa (nam)

Tử thi (câu 8): matakalebara (trung)

Đã phung phí (câu 2): vināsayissā (đt)

Bên trong (câu 4) : abbhantara (trung)

Dịp (câu 8) : avatthā (nữ)

Khác nhau (câu8) : nānā (bbqkpt)

Sẽ quyết chắc (câu 9) : abujjhissā (đt)

Cừu : meṇḍa (nam) 

(Nó) đã có thể di chuyển: saṇkamissā (trung)

Bao phủ đầy (câu 3) : sañchanna (qkpt)

Từ bỏ : pariccajati (đt)

Đầy (lông), dày (câu 3): ghanaṃ (trt)

Ngai vàng (câu 5) : sīhāsana, n. (trung)

Bó đuốc (câu 4) : ukkā, daṇḍadīpikā (nữ)

Phải là (câu 9) : bhavitabba (knpt)

Ẩn sĩ : pabbajita, samaṇa (nam)

Có lẽ đã bị giết : mārīyissā, mārito 

Đã vào (câu 6) : abhavissā (đt)

ĐỆ TAM ĐỘNG TỪ (DIVĀDIGAṆA)

(64)Động từ tướng của nhóm này là ya được đồng hóa với phụ âm cuối của động từ căn.

Một vài quy tắc và tỉ dụ về sự đồng hóa của y đã đề cập ở đoạn 25 có thể áp dụng ở đây.

Sau một động từ căn kết thúc bằng một nguyên âm dài, thì ya không đổi hình thức.

Trong các trường hợp khác thì :

dh + ya trở thành jjha .

s + ya trở thành ssa.

v + ya trở thành bba.

Ví dụ : 

Divu (chơi) + ya + ti : divyati : dibbati  deva

Yudha (đánh nhau) + ya + ti : yudhyati : yujjhati.

Budha (biết) + ya + ti : budhyati : bujjhati = buddha

Sivu (may vá) + ya + ti : sivyati : sibbati.

Gā (hát) + ya + ti : gāyati.

Jhā (suy nghĩ) + ya + ti : jhāyati.

Dusa (chọc giận) + + ya + ti : dusyati : dussati

Ve (dệt) + ya + ti : vāyati. ve trở thành vā .

ĐỆ TỨ ĐỘNG TỪ (SVĀDIGAṆA)

(65)Động từ tướng của nhóm này là ṇā, uṇāṇo.

Ví dụ : 

su (nghe) + ṇā + ti : suṇāti. 

su (nghe) + ṇo + ti : suṇoti.

pa + apa (đạt đến) + uṇā + ti : pāpuṇāti.

sambhu (đạt đến) + ṇā + ti : sambhūṇāti.

ā + vu (buộc vào) + ṇā + ti : āvuṇāti.

sakka (có thể) + uṇā + ti : sakkuṇāti.

ĐỆ NGŨ ĐỘNG TỪ (KIYĀDIGAṆA)

(66)Động từ tướng của nhóm này : ṇā.

ki (mặc cả) + ṇā + ti : kiṇāti (mua)

vi + ki + ṇā + ti : vikkiṇāti (bán)

ji (chinh phục)  + ṇā + ti : jināti.

ñā (biết) trở thành jà. jà + ṇā + ti : jānāti.

dhu (lay động) + ṇā + ti : dhuṇāti (làm lung lay, phá hủy).

asa (ăn) ṇā + ti : asanāti.

mi (đo) + ṇā + ti : miṇāti.

gaha (lấy) ṇā + ti : gaṇhāti. 

Ở đây ṇ hoán vị với h.

ĐỆ LỤC ĐỘNG TỪ (TANĀDIGAṆA)

(67)Động từ tướng của nhóm này là : o, yira.

tanu (trải rộng) + o + ti : tanoti

kara (làm) + o + ti : karoti

kar + yira + ti = kayiyati

mana (nghĩ) + o + ti : manoti

pa + apa (đạt, đến) + o + ti : pappoti.

ĐỆ THẤT ĐỘNG TỪ (CURĀDIGAṆA)

(68)Động từ tướng của nhóm này là aya, thường được viết thành ṇe, ṇaya.

Những động từ tướng này tăng cường các nguyên âm i và u của động từ căn, khi chúng không được tiếp theo bởi một phụ âm kép.

cura (trộm) + e + ti : coreti. 

cura (trộm) + aya + ti : corayati.

gupa (giữ) + e + ti : gopeti. 

gupa (giữ) + aya + ti: gopayati.

ghaḍḍa (ném) + e + ti : chaḍḍeti. 

cinta (nghĩ) + e + ti : cinteti .

katha (nói) + e + ti : katheti.

cuṇṇa (đánh phấn) + e + ti : cuṇṇeti.

BÀI TẬP 14

DỊCH RA TIẾNG VIỆT

1/ ” Ko sujjhati muccati bajjhati ca ?
Ken’ attanā gacchati Brahmalokaṃ ?” (S.N. 511).   

2/ “Muhuttaṃ api ce viññū  

Paṇḍitaṃ payirupāsati, 

Khippaṃ dhammaṃ vijānāti 

Jivhā sūparasaṃ yathā.” (Dhp. 65).

3/ ” Atha pāpāni kammāni 

Karaṃ bālo na bujjhati.”  (Ibid. 136).

4/ “Yo ca pubbe pamajjitvā 

pacchā so nappamajjati 

so imaṃ lokaṃ pabhāseti 

abbhā mutto’ va candimā.” (Ibid. 172).

5/ ” Na kahāpaṇavassena 

Titti kāmesu vijjati.” (Ibid. 186).

6/ “Dhunāti pāpake dhamme 

Dumapattaṃ va māluto.” (Thg. 1006).

7/ “Yo’ dha puññañ ca pāpaññ ca 

Tiṇā bhīyo na maññati 

Karaṃ purisakiccāni 

So sukhā na vihāyati.” (Ibid. 232).

8/ “Yo pubbe karaṇīyāni 

Pacchā so kātum’ icchati 

Sukhā so dhaṃsate ṭhānā 

Pacchā ca manutappati.” (Ibid. 225871).

9/ “Eko’ va Indo Asure jināti; 

Eko’ va seno hanti dije pasayha “. (J.Tacchasūkaca).

10/ “Pūtimacchaṃ kusaggena 

Yo naro upanayhati

Kusā pi pūtiṃ vāyanti; 

Evaṃ bālūpasevanā.” (J. Sattigumba).

NGỮ VỰNG
  • Anutappati : hối hận (đ.từ).  
  • Abbha : đám mây (trung).
  • Upanayhati : gói, bọc lại (đ.từ)  
  • Upasevanā : sự theo đuổi, theo (nữ).
  • Karaṃ : chủ cách số ít của “karonta” (h.t.p.t.).
  • Kāma : lạc thú giác quan (nam).
  • Kusa : một thứ cỏ thơm, cát tường (nam). 
  • Titti: sự thỏa mãn (nữ).
  • Dija : chim, người Bà la môn (nam).
  • Duma: cây (nam).
  • Dhaṃsati: rơi từ, chìm xuống (đ.từ).
  • Dhunāti: lay, làm lung lay (đ.từ).
  • Pabhāseti: làm sáng lên (đ.từ).
  • Pamajjati : xao lãng (đ.từ) .
  • Pasayha : bằng sức mạnh, một cách mạnh bạo.
  • Payirupāsati : hầu hạ, theo hầu (đ.từ).
  • Pūti: thối tha, xấu, (t.từ) .
  • Bajjhati: bị trói buộc (đ.từ).
  • Bhīyo: nhiều hơn (b.b.từ)
  • Maccha: cá (nam).
  • Maññati : suy nghĩ (đ.từ).
  • Mūluta: gió (nam).
  • Muccati: được phóng thích (đ.từ).
  • Mutta : tự do, được phóng thích, được thoát (q.k.p.t).
  • Muhutta  : một phút (nam).
  • Rasa : mùi vị, vị giác (nam).
  • Vāyati: ngửi, (gió) thổi (đ.từ).
  • Vijānati:  biết, hiểu (đ.từ).
  • Vijjati : sống, hiện hữu (đ.từ).
  • Vihāyati: thất bại, (đ.từ) .
  • Sujjhati : trở nên trong sạch (đ.từ).
  • Sūpa : xúp Ấn Độ, càri (nam).
  • Hanti: giết (đ.từ).
DỊCH RA PĀLI

  1. Chúng ta hãy đánh quân địch và đừng chơi và hát trong thời chiến.
  2. Người con gái đẹp của người thợ dệt, dệt một cái áo thiêu vàng cho hôn lễ của cô ta.
  3. Trong khi y đang suy nghĩ y không nghe một tiếng động.
  4. Kẻ nào san sẻ những niềm vui với những người khác, kẻ ấy đạt được hạnh phúc lớn hơn.
  5. Người buôn bán sau khi đi bán rong hàng hoá của ông ta suốt một ngày, đã không thể bán chác gì cả.
  6. Ngọn gió mát thổi từ Hy Mã Lạp Sơn làm lay động những ngọn cây và khiến cho những chiếc lá phất phơ.
  7. Chúng ta hãy ăn, múa và vui chơi, vì ngày mai chúng ta chết ! Cậu bé sung sướng nói.
  8. Sau khi suy nghĩ về điều này, nó cố nói một điều gì nhưng quan toà ra lệnh nó im lặng.
  9. “Hãy che chở những người tuỳ thuộc vào ngươi, đừng cướp lấy hạnh phúc của chúng” một sách luật xưa của những người Bà la môn dạy.
  10. 10. Sau khi vứt bỏ rác rưởi, người tu sĩ tập sự trở về ngôi chùa, nhưng vị thầy vì không biết y đã đi đâu nên bất mãn và tức giận.
NGỮ VỰNG
  • Cố (câu 8) : ussahi (đt)
  • Vui chơi (c.7) : tuṭṭho bhava (đt)
  • Làm phất phơ bay (c.6) : kampeti (đt)
  • Người tuỳ thuộc : nissitaka (cả ba tánh)
  • Sách luật (c.9) : nītigantha (nam)
  • Tập sự (tu sĩ) : sāmaṇera (sa di) ) (nam)
  • Thầy (c.10) : upajjhāya (nam)
  • Suy nghĩ (c.8) : vitakkenta, jhayanta (htpt)
  • Rác, đổ bỏ : kacavara (nam)
  • Chia sẻ (c.4) : bhājeti (đt)
  • Đánh (c.1) : yujjhati (đt)
  • Đi bán rong : āhiṇḍi (đt)
  • Tức giận : anattamana (có thể tt hay đt)
  • Quan toà (c.5) : vinicchayāmacca (nam)
  • Im lặng (c.8) : tuṇhībhavituṃ (vbc)
  • Bất mãn (c.10) : ruṭṭha, appatīta (qkpt)
  • Chiến tranh (c.1) : yuddha (qkpt)
  • Hàng hoá (c.5) : bhaṇḍa (trung)
  • Thợ dệt (c.2) : tantavāya (nam)

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.