Bải Giảng Đầu Tiên Của Đức Phật – The First Discourse Of The Buddha

The First Discourse of the Buddha – Bài giảng đầu tiên của Đức Phật

– By S.N.Goenka/ – Bởi S.N.Goenka

(28 July 2007 is the full moon day of Āsādha. It is known as Guru Purnima, meaning full moon day of the teacher, because the Buddha gave his first discourse on this very day in Sarnath.)

(Ngày 28 tháng 7 năm 2007 là ngày trăng tròn  Asādha. Đây còn được gọi là Guru Purnima, có nghĩa là Ngày Trăng Tròn Của Đức Phật, vì Đức Phật đã thuyết bài Pháp đầu tiên vào chính ngày này ở Sarnath.)

At the time of the Buddha, there was a strong belief among some people that one can attain liberation only by leading a life of strict asceticism. In accordance with this view, the Buddha subjected himself to severe austerities for six years. Then realizing the utter futility of self-mortification, he adopted a middle way. Seeing this, his five companions—Kondañña, Bhaddiya, Vappa, Assaji, and Mahānāma—lost confidence in him and deserted him. After enlightenment, the Buddha decided to teach the Dhamma to them first.

Vào thời Đức Phật, nhiều người có niềm tin mạnh mẽ rằng họ có thể đạt được sự giải thoát chỉ bằng cách sống một cuộc sống tu khổ hạnh. Theo quan điểm này, Đức Phật đã bắt mình chịu những khổ hạnh khắc nghiệt trong sáu năm. Sau khi nhận ra việc hành xác là hoàn toàn vô ích, Ngài đi theo con đường trung đạo. Khi nhìn thấy điều này, năm người bạn đồng tu của ngài là Kondañña, Bhaddiya, Vappa, Assaji và Mahānāma đã mất niềm tin vào Ngài và bỏ rơi Ngài. Sau khi giác ngộ, Đức Phật quyết định dạy Dhamma cho họ đầu tiên.

When his five former companions saw the Buddha approaching, they decided that they would offer him a seat because he was the son of their ruler but would not show any other sign of respect. But as he came nearer, his infinite love and compassion and the glow on his face attracted them, and they paid full respect to him.

Khi năm người bạn đồng tu cũ của Ngài thấy Đức Phật đang đến gần, họ quyết định sẽ chỉ tiếp đón Ngài trên cương vị Ngài là thái tử, con trai của nhà vua nhưng sẽ không thể hiện bất kỳ sự tôn kính nào khác. Nhưng khi Ngài đến gần, tình thương và lòng từ ái vô hạn và điểm sáng trên khuôn mặt Ngài đã thu hút họ, và cuối cùng họ đã hoàn toàn tôn kính Ngài.

The Turning of the Wheel of Dhamma – Bánh xe Chuyển Pháp Luân

The Buddha’s first discourse is called the Dhammacakkappavattana sutta (The Discourse of the Turning of the Wheel of Dhamma). The Buddha gave this discourse to his five former companions at the Deer Park in Isipatana near Benares on the Āsālha- full moon day (July), two months after his enlightenment. In it, the Buddha expounded the Middle Path which he discovered and which forms the essence of his teaching.

Bài giảng đầu tiên của Đức Phật được gọi là kinh Dhammacakkappavattana (Kinh Chuyển Pháp Luân). Đức Phật đã truyền dạy bài giảng này cho năm người bạn đồng tu cũ của mình tại Vườn Nai của Isipatana gần Benares vào ngày trăng tròn Āsālha (tháng 7), hai tháng sau khi Ngài giác ngộ. Tại đây, Đức Phật đã giải thích Con đường Trung đạo mà Ngài đã khám phá và hình thành nên bản chất giáo pháp của Ngài.

At the outset of the discourse, the Buddha said that these two extremes should be avoided by recluses: Indulgence in sensual pleasures, which is base, vulgar, worldly, ignoble and not beneficial. Practice of self-mortification, which is painful, ignoble and not beneficial.

Khi bắt đầu bài giảng, Đức Phật tuyên bố rằng người sống ẩn dật cần tránh 2 thái cực: Đam mê thú vui nhục dục; đó là thứ thô thiển, trần tục, hèn mọn và không có chút lợi lạc. Thực hành khổ hạnh; đó là đau đớn, thấp hèn và cũng không có lợi lạc.

Abandoning both these extremes, the Buddha discovered the middle path which leads to enlightenment. This is the Noble Eightfold Path, namely:

Từ bỏ cả hai thái cực, Đức Phật khám phá ra con đường trung đạo dẫn đến sự giác ngộ. Chính là Bát Chánh Đạo, ấy là:

  1. Right understanding (sammā ditthi) – Hiểu biết chân chánh (Chánh kiến)
  2. Right thoughts (sammā sankappa) – Suy nghĩ chân chánh (Chánh tư duy)
  3. Right speech (sammā vācā) – Lời nói chân chánh (Chánh ngữ)
  4. Right action (sammā kammanta) – Hành động chân chánh (Chánh nghiệp)
  5. Right livelihood (sammā ājiva) – Nuôi mạng chân chánh (Chánh mạng)
  6. Right effort (sammā vāyāma) – Nỗ lực chân chánh (Chánh tinh tấn)
  7. Right awareness (sammā sati) and – Nhận thức chân chánh (Chánh niệm)
  8. Right concentration (sammā samādhi) – Tập trung chân chánh (Chánh định)

The Four Noble Truths – Bốn Sự Thật Thánh Thiện (Tứ Diệu Đế)

Then the Buddha expounded the four Noble Truths, which is the essence of his teaching.

Sau đó Đức Phật đã giải thích Bốn Sự Thật Thánh Thiện, bản chất giáo pháp của Ngài.

1. The Noble Truth of Suffering – Sự Thật Về Sự Đau Khổ

Birth is suffering, old age is suffering, disease is suffering, death is suffering, sorrow, lamentation, pain, grief and distress are suffering, association with the unpleasant is suffering, disassociation from the pleasant is suffering, not to get what one desires is suffering; in short, attachment to the five aggregates is suffering.

Sinh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sầu, than, đau đớn, tiếc thương, lo âu là khổ, không hài lòng là khổ, tách rời khỏi sự dễ chịu là khổ, không đạt được điều mong cầu là khổ; tóm lại, bám víu vào năm yếu tố tạo nên một hiện hữu (ngũ uẩn) là khổ.

2. The Noble Truth of the Cause of Suffering – Sự Thật Về Nguyên Nhân Của Sự Đau Khổ

It is this craving that causes rebirth and is bound up with pleasure and lust and finds delight now here, now there. That is, the craving for sensual pleasures, the craving for repeated rebirth and the craving for annihilation.

Chính sự thèm khát dẫn đến sự tái sinh và dính mắc vào sự tiêu khiển và ham muốn và tìm kiếm sự khoái lạc ở hiện tại. Đó là, sự thèm khát những thú vui nhục dục, sự thèm khát tái sinh lặp đi lặp lại và sự thèm khát sự huỷ diệt.

3. The Noble Truth of the Cessation of Suffering – Sự Thật Về Cách Chấm Dứt Sự Đau Khổ

It is the complete fading away and destruction of this very craving, its forsaking, its renunciation, the liberation from it, leaving no place for it.

Đó là cách làm tan biến hoàn toàn và phá hủy chính sự thèm khát này, sự từ bỏ của nó, sự tái sinh của nó, sự giải thoát khỏi nó, không còn chỗ cho nó.

4. The Noble Truth of the Path leading to the Cessation of Suffering – Sự Thật Về Con Đường Giải Thoát Chúng Ta Khỏi Đau Khổ

It is the Noble Eightfold Path, namely, right understanding, right thought, right speech, right action, right livelihood, right effort, right awareness and right concentration.

Đó là Tám Con Đường Chân Chánh, có tên là Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.

Three Aspects of Each Noble Truth – Ba khía cạnh của mỗi sự thật

The Buddha explained that he has realized each Noble Truth in three ways: Acceptance of the nature of each Noble Truth (sacca ñāna); Intellectual understanding of the effort required for each Noble Truth (kicca ñāna); and Actual accomplishment of each Noble Truth (kata ñāna).

Đức Phật giải thích rằng Ngài đã nhận ra từng Sự thật theo ba cách: Chấp nhận bản chất của mỗi Sự Thật (sacca ñāna); Hiểu biết đúng đắn về những nỗ lực cần thiết cho mỗi Sự Thật (kicca ñāna); và Thành tựu thực tế cho mỗi Sự Thật (kata ñāna).

The Noble Truth of Suffering –  Sự Thật Về Sự Đau Khổ

One accepts the Noble Truth of Suffering. One understands that the entire field of suffering should be fully realized at the experiential level—pariññeyya. One explores the entire mundane field of suffering and transcends it—pariññātam.

Một người chấp nhận Sự Thật của Khổ Đau. Một người hiểu rằng toàn bộ lĩnh vực đau khổ nên được nhận biết đầy đủ ở cấp độ kinh nghiệm, pariññeyya. Người đó khám phá toàn bộ lĩnh vực đau khổ trần tục và vượt qua nó – Pariññātam.

The Noble Truth of the Cause of Suffering – Sự Thật Về Nguyên Nhân Của Sự Đau Khổ

One accepts the Noble Truth of the Cause of Suffering, namely, craving. One understands that this craving should be fully eradicated—pahātabbam. One completely eradicates craving—pahīnam.

Một người chấp nhận Sự Thật về Nguyên Nhân Gây Khổ, cụ thể là, tham ái. Người đó hiểu rằng sự thèm khát này cần được nhổ bỏ hoàn toàn – pahātabbam. Người đó hoàn toàn xóa bỏ tham ái –  pahīnam.

The Noble Truth of the Cessation of Suffering – Sự Thật Về Cách Chấm Dứt Sự Đau Khổ

One accepts the Noble Truth of the Cessation of Suffering. One understands that the state of cessation of suffering should be directly experienced—sacchikātabbam. One directly experiences the total cessation of suffering—sacchikatam.

Một người chấp nhận Sự Thật Về Cách Chấm Dứt Sự Đau Khổ. Người đó hiểu rằng cách chấm dứt sự đau khổ nên được trải nghiệm trực tiếp – sacchikātabbam. Người đó trực tiếp trải nghiệm cách giải thoát hoàn toàn khỏi đau khổ –  sacchikatam.

The Noble Truth of the Path leading to the Cessation of Suffering – Sự Thật Về Con Đường Giải Thoát Khỏi Đau Khổ

One accepts the Noble Truth of the Path leading to the Cessation of Suffering. One understands that the Path leading to the Cessation of Suffering should be fully developed—bhāvetabbam. One has experienced every part of this Eightfold Noble Path; one has developed it to the fullest extent—bhāvitam. The Buddha declared that he had acknowledged the attainment of the incomparable supreme enlightenment (anuttara sammāsambodhi) only after the absolute true intuitive knowledge regarding the four Noble Truths in three ways (therefore, the twelve modes), had become perfectly clear to him.

Một người chấp nhận Sự Thật Về Con Đường Giải Thoát Khỏi Đau Khổ. Người đó hiểu rằng Con Đường Giải Thoát Khỏi Đau Khổ nên được phát triển toàn diện – bhāvetabbam. Người đó đã trải nghiệm mọi phần của Tám con đường chân chánh này; người đó đã phát triển nó đến mức đầy đủ nhất – bhāvitam. Đức Phật tuyên bố rằng Ngài đã đạt sự chứng ngộ tối thượng (anuttara sammāsambodhi) chỉ sau khi có hiểu biết trực giác tuyệt đối chân thực về bốn sự thật theo ba cách (do đó có, mười hai phương cách), đã trở nên hoàn toàn rõ ràng đối với Ngài.

Imesu catūsu ariyasaccesu evam tiparivattam dvādasākāram yathā-bhutam ñāna-dassanam suvisuddham ahosi. Imesu catūsu ariyasaccesu evam tiparivattam dvādasākāram yathā-bhutam ñāna-dassanam suvisuddham ahosi.

Then there arose in him the knowledge and insight: “Unshakable is the deliverance of my mind; this is my last birth; there is no more existence for me.” The five disciples rejoiced at these words of the Buddha. At the end of the discourse, Kondañña, the eldest of the five disciples, attaining the first stage of saintliness (sotāppana), realized that whatever is subject to arising is subject to cessation—Yam kiñci samudayadhammam, sabbam tam nirodhadhamman”ti. Then the Exalted One exclaimed, “Friends, Kondañña has indeed understood!”

Sau đó, đã có sự nảy sinh sự hiểu biết và trí tuệ trong Ngài: “Không thể lay chuyển là sự giải thoát của tâm trí ta; đây là lần sinh ra cuối cùng của ta không còn sự tồn tại nào của ta nữa.” Năm đệ tử vui mừng trước những lời này của Đức Phật. Vào cuối bài thuyết pháp, Kondañña, người lớn tuổi nhất trong năm đệ tử, đạt tới giai đoạn đầu tiên của sự giải thoát (sotāppana), nhận ra rằng bất cứ điều gì được sinh ra đều phải diệt đi.

Sau đó, Đức Phật đã vui mừng kêu lên, ”Những người bạn của ta, Kondañña thực sự đã hiểu!”

* * *

Accepting the truth merely at the devotional level because we have belief in the words of the Buddha or at the intellectual level will not liberate us. We have to realize the truth at the actual level, at the experiential level. This alone will liberate us. Of course, accepting the truth as announced by the liberated person is helpful.

Chấp nhận sự thật chỉ ở mức độ tôn kính bởi vì chúng ta có niềm tin vào những lời của Đức Phật hoặc ở mức độ tri thức sẽ không giúp ta giải thoát. Chúng ta phải nhận ra sự thật ở mức độ thực tế, ở mức độ kinh nghiệm. Chính điều này sẽ giải thoát chúng ta. Tất nhiên, chấp nhận sự thật theo tuyên bố của người đã được giải thoát cũng là hữu ích.

A Buddha’s dassana (wisdom), a Buddha’s ñāna (knowledge), a Buddha’s vimutti (liberation) will give us wonderful inspiration, wonderful guidance. We must make full use of this inspiration, we must make full use of this guidance. Yet it is our own direct experience which will liberate us. Step by step, keep moving towards the final goal with direct experience. No imagination; no blind belief; no dogma; no philosophy. Observe the truth as you experience it from moment to moment—yathā-bhūta-ñāna-dassana. And this is Vipassana: yathā-bhūta-ñāna-dassana.

Trí tuệ của một vị Phật (Dassana), tri thức của Phật (ñāna), sự giải thoát của Phật (Vimutti) sẽ cho chúng ta nguồn cảm hứng tuyệt vời, sự hướng dẫn tuyệt vời. Chúng ta phải tận dụng nguồn cảm hứng này, chúng ta phải tận dụng hết sự hướng dẫn này. Tuy nhiên, chính kinh nghiệm trực tiếp của chúng ta sẽ giải thoát chúng ta. Từng bước, tiếp tục tiến tới mục đích cuối cùng với kinh nghiệm trực tiếp. Không tưởng tượng; không niềm tin mù quáng; không giáo điều; không triết lý. Quan sát sự thật khi bạn trải nghiệm nó từ khoảnh khắc này đến khoảnh khắc khác – yathā-bhūta-ñāna-dassana. Và đó là Vipassana: yathā-bhūta-ñāna-dassana.

Keep on developing Vipassana with the base of sīla and samādhi; keep on developing Vipassana to come out of all the bondages, to come out of all the miseries. Make best use of this wonderful Dhamma, this wonderful path. One is so fortunate to get the pure path, the pure Dhamma, the pure technique. You have it; now you have to work. Continue to work diligently.

Bhavatu sabba mangalam – May all beings be happy!

Tiếp tục phát triển Vipassana với nền tảng giới sīla và định samādhi; tiếp tục phát triển Vipassana để thoát khỏi tất cả các ràng buộc, để thoát khỏi tất cả những khổ đau. Tận dụng tối đa Giáo pháp tuyệt vời này, con đường tuyệt vời này. Chúng ta thật may mắn khi có được con đường thuần khiết này, Dhamma thuần khiết, một kỹ thuật thuần khiết. Bạn đã có Dhamma; bây giờ bạn phải luyện tập. Tiếp tục luyện tập một cách cần mẫn.

Bhavatu sabba mangalam – Nguyện cho tất chúng sinh được hạnh phúc!

 

Nguồn: https://www.vridhamma.org/discourses/first-discourse-of-buddha

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.