Tiểu Phẩm Ii – Chương Phận Sự: Tụng Phẩm Thứ Ba

Tiểu Phẩm II

Chương Chia Rẻ Hội Chúng

Tụng Phẩm Thứ Ba

Khi ấy, vào ngày lễ Uposatha, Devadatta đã từ chỗ ngồi đứng dậy phân phát thẻ biểu quyết (nói rằng): – “Này các đại đức, chúng tôi đã đi đến gặp Sa-môn Gotama và đã yêu cầu năm sự việc:

‘Bạch ngài, đức Thế Tôn là người khen ngợi sự ít ham muốn, sự tự biết đủ, sự đoạn trừ, sự từ bỏ, sự hoan hỷ, sự giảm thiểu, sự ra sức nỗ lực bằng nhiều phương thức. Bạch ngài, đây là năm sự việc đưa đến sự ít ham muốn, ―(như trên)― sự ra sức nỗ lực bằng nhiều phương thức. Bạch ngài, lành thay các tỳ khưu nên là các vị sống ở rừng cho đến trọn đời, vị nào cư ngụ trong làng thì vị ấy phạm tội. ―(như trên)― Không ăn cá thịt cho đến trọn đời, vị nào ăn cá thịt thì vị ấy phạm tội.’ Sa-môn Gotama không cho phép năm sự việc này. Còn chúng tôi đây thọ trì và thực hành năm sự việc này. Đại đức nào đồng ý năm sự việc này xin hãy nhận lãnh thẻ biểu quyết.”

Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu dòng dõi Vajji ở thành Vesali có số lượng năm trăm vị vừa mới xuất gia và không hiểu biết rõ sự việc. Các vị ấy (nghĩ rằng): ‘Đây là Pháp, đây là Luật, đây là lời giáo huấn của bậc Đạo Sư’ nên đã nhận lấy thẻ biểu quyết.

Khi ấy, Devadatta đã chia rẽ hội chúng và dẫn năm trăm tỳ khưu ra đi về phía đỉnh đồi Gayā.

Sau đó, Sāriputta và Moggallāna đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Khi đã ngồi xuống một bên, đại đức Sāriputta đã nói với đức Thế Tôn điều này: – “Bạch ngài, Devadatta đã chia rẽ hội chúng và dẫn năm trăm tỳ khưu ra đi về phía đỉnh đồi Gayā.”

– “Này Sāriputta và Moggallāna, không lẽ các ngươi không có lòng trắc ẩn đối với các tỳ khưu mới tu ấy hay sao? Này Sāriputta và Moggallāna, các ngươi hãy đi đến trước khi các tỳ khưu ấy tạo nên điều sai trái và hư hỏng.” – “Bạch ngài, xin vâng.” Rồi Sāriputta và Moggallāna nghe theo đức Thế Tôn đã từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ đức Thế Tôn, hướng vai phải nhiễu quanh, rồi đã ra đi về phía đỉnh đồi Gayā.

Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ đứng không xa đức Thế Tôn đang khóc lóc. Khi ấy, đức Thế Tôn đã nói với vị tỳ khưu ấy điều này: – “Này tỳ khưu, vì sao ngươi khóc?”

– “Bạch ngài, ngay cả hai vị Thinh Văn hàng đầu của đức Thế Tôn là Sāriputta và Moggallāna cũng thích thú với giáo lý của Devadatta và đi đến với Devadatta rồi.”

– “Này tỳ khưu, việc Sāriputta và Moggallāna có thể thích thú với giáo lý của Devadatta là việc không hợp lý và không có cơ sở; tuy nhiên, họ đã đi để cảnh tỉnh các tỳ khưu.”

Vào lúc bấy giờ, Devadatta được hội chúng đông đảo vây quanh đang thuyết giảng Giáo Pháp. Devadatta đã nhìn thấy Sāriputta và Moggallāna đang từ đàng xa đi lại, sau khi nhìn thấy đã bảo các tỳ khưu rằng: – “Này các tỳ khưu, hãy nhìn xem giáo lý của ta được khéo thuyết như thế nào; ngay cả các Thinh Văn hàng đầu của Sa-môn Gotama là Sāriputta và Moggallāna cũng thích thú với giáo lý của ta và đi đến với ta nữa.” Khi được nói như thế, Kokālika đã nói với Devadatta điều này: – “Này đại đức Devadatta, chớ có tin tưởng Sāriputta và Moggallāna. Sāriputta và Moggallāna có ước muốn xấu xa, bị chi phối bởi những ước muốn xấu xa.”

– “Này đại đức, thôi đi. Hãy chào mừng bọn họ bởi vì họ thích thú với giáo lý của ta.”

Sau đó, Devadatta đã mời đại đức Sāriputta với một nửa chỗ ngồi (của mình): – “Này đại đức Sāriputta, hãy đến. Hãy ngồi xuống ở đây.”

– “Này đại đức, thôi đi.” Rồi đại đức Sāriputta đã chọn chỗ ngồi khác và đã ngồi xuống ở một góc. Còn đại đức Mahāmoggallāna cũng đã chọn chỗ ngồi khác và đã ngồi xuống ở một góc.

Khi ấy, Devadatta đã chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến khích, và tạo niềm phấn khởi cho các tỳ khưu bằng bài Pháp thoại gần như trọn đêm rồi đã yêu cầu đại đức Sāriputta rằng: – “Này đại đức Sāriputta, hội chúng tỳ khưu đã qua cơn dã dượi và buồn ngủ. Này đại đức Sāriputta, mong rằng có bài Pháp thoại dành cho các tỳ khưu khởi đến cho ngươi. Lưng tôi bị mỏi nên tôi sẽ nằm duỗi lưng ra.” – “Này đại đức, được rồi.” Đại đức Sāriputta đã trả lời Devadatta.

Sau đó, Devadatta đã xếp y hai lớp lại làm tư rồi thực hiện thế nằm ở phía bên hông phải. Trong khi vị ấy mệt mỏi, thất niệm, không tỉnh giác nên chỉ chốc lát đã chìm vào giấc ngủ.

Khi ấy, đại đức Sāriputta đã giáo huấn và giảng dạy cho các tỳ khưu với bài Pháp thoại giảng dạy về sự kỳ diệu của thần thông về giáo hóa. Đại đức Mahāmoggallāna đã giáo huấn và giảng dạy cho các tỳ khưu bằng bài Pháp thoại giảng dạy về sự kỳ diệu của thần thông. Sau đó, trong khi đang được giáo huấn và giảng dạy bởi đại đức Sāriputta với sự giảng dạy về sự kỳ diệu của thần thông về giáo hóa và bởi đại đức Mahāmoggallāna với sự giảng dạy về sự kỳ diệu của thần thông thì Pháp nhãn không nhiễm bụi trần, không vết nhơ đã sanh khởi cho các tỳ khưu ấy: “Điều gì có bản tánh được sanh lên, toàn bộ điều ấy đều có bản tánh hoại diệt.”

Khi ấy, đại đức Sāriputta đã bảo các tỳ khưu rằng: – “Này các đại đức, chúng ta hãy đi đến với đức Thế Tôn. Vị nào thích thú với Giáo Pháp của đức Thế Tôn ấy, vị ấy hãy đi đến.” Sau đó, Sāriputta và Moggallāna đã đưa năm trăm vị tỳ khưu ấy đi đến Veḷuvana. Khi ấy, Kokālika đã đánh thức Devadatta: – “Này đại đức Devadatta, hãy dậy đi. Các tỳ khưu ấy đã bị Sāriputta và Moggallāna dẫn đi rồi. Này đại đức Devadatta, không phải tôi đã nói với đại đức rằng: ‘Này đại đức Devadatta, chớ có tin tưởng Sāriputta và Moggallāna. Sāriputta và Moggallāna có ước muốn xấu xa, bị chi phối bởi những ước muốn xấu xa.’” Khi ấy, ngay tại chỗ ấy máu nóng đã ứa ra từ miệng của Devadatta.

Sau đó, Sāriputta và Moggallāna đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Khi đã ngồi xuống một bên, đại đức Sāriputta đã nói với đức Thế Tôn điều này: – “Bạch ngài, lành thay nếu các tỳ khưu là những người ủng hộ kẻ chia rẽ (hội chúng) có thể tu lên bậc trên lại.”

– “Này Sāriputta, thôi đi. Ngươi chớ có thích thú với việc tu lên bậc trên lại của các tỳ khưu là những người ủng hộ kẻ chia rẽ. Này Sāriputta, chính vì điều ấy ngươi hãy cho các tỳ khưu là những người ủng hộ kẻ chia rẽ trình báo tội thullaccaya. Này Sāriputta, Devadatta đã cư xử với ngươi như thế nào?”

– “Bạch ngài, cũng tương tợ như đức Thế Tôn đã chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến khích, và tạo niềm phấn khởi cho các tỳ khưu bằng bài Pháp thoại gần như trọn đêm rồi đã yêu cầu con rằng: ‘Này Sāriputta, hội chúng tỳ khưu đã qua cơn dã dượi và buồn ngủ. Này Sāriputta, mong rằng có bài Pháp thoại dành cho các tỳ khưu khởi đến cho ngươi. Lưng ta bị mỏi nên ta sẽ nằm duỗi lưng ra.’ Bạch ngài, Devadatta đã thực hành đúng y như vậy.”

Khi ấy, đức Thế tôn đã bảo các tỳ khưu rằng: – “Này các tỳ khưu, vào thời trước đây, có cái hồ lớn trong khu vực toàn là rừng. Các con long tượng sống nương tựa vào cái hồ đó. Chúng lặn xuống cái hồ ấy, dùng vòi nhổ lên cọng và ngó sen, rửa kỹ lưỡng cho sạch sẽ, rồi đã nhai (cọng và ngó sen) không còn bùn và nuốt xuống. Điều ấy đem lại cho chúng vóc dáng và sức mạnh. Không vì lý do đó mà chúng phải chết đi hoặc khổ như là chết. Này các tỳ khưu, nhưng trong số các con long tượng khổng lồ ấy có những con còn nhỏ, trẻ, non nớt, đang học hỏi. Những con này đã lặn xuống cái hồ ấy, dùng vòi nhổ lên cọng và ngó sen, đã không rửa kỹ lưỡng cho sạch sẽ, rồi đã nhai (cọng và ngó sen) còn dính bùn và nuốt xuống. Điều ấy đã không đem lại cho chúng vóc dáng và sức mạnh. Vì lý do đó chúng phải chết đi hoặc khổ như là chết. Này các tỳ khưu, tương tợ như thế Devadatta là kẻ tội nghiệp trong khi bắt chước ta sẽ phải tiêu hoại.”

Con long tượng khổng lồ làm lay chuyển trái đất trong khi đang ăn cọng sen và quan sát các dòng sông, kẻ tội nghiệp trong khi bắt chước ta, ví như con voi con sau khi ăn đất bùn, sẽ phải chết.”

“Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu có tám yếu tố xứng đáng để đi làm sứ giả. Tám yếu tố ấy là gì? Này các tỳ khưu, ở đây vị tỳ khưu là người lắng nghe, là người làm cho (kẻ khác) lắng nghe, là người hướng dẫn, là người hiểu rộng, là người có sự nhận thức, là người làm cho (kẻ khác) có sự nhận thức, là người rành rẽ về việc có lợi ích hoặc không có lợi ích, không phải là người gây nên các sự tranh cãi. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu có tám yếu tố này xứng đáng để đi làm sứ giả.

Này các tỳ khưu, Sāriputta có tám yếu tố xứng đáng để đi làm sứ giả. Tám yếu tố ấy là gì? Này các tỳ khưu, ở đây Sāriputta là người lắng nghe, là người làm cho (kẻ khác) lắng nghe, là người hướng dẫn, là người hiểu rộng, là người có sự nhận thức, là người làm cho (kẻ khác) có sự nhận thức, là người rành rẽ về việc có lợi ích hoặc không có lợi ích, không phải là người gây nên các sự tranh cãi. Này các tỳ khưu, Sāriputta có tám yếu tố này xứng đáng để đi làm sứ giả.”

Nếu vị nào không run sợ sau khi đi đến nơi hội chúng có sự tranh cãi ồn ào, là vị không bỏ dở lời nói, và không che giấu lời giảng dạy, vị nói có sự mạch lạc, bị chất vấn không nổi sân; vị tỳ khưu như thế xứng đang đi làm vị sứ giả.”

“Này các tỳ khưu, Devadatta có tâm bị chế ngự, bị ám ảnh bởi tám điều không đúng Chánh Pháp là kẻ sanh đọa xứ, là kẻ đi địa ngục, phải chịu đựng trọn kiếp, không thể sửa đổi được. Tám điều ấy là gì? Này các tỳ khưu, Devadatta có tâm bị chế ngự, bị ám ảnh bởi lợi lộc, là kẻ sanh đọa xứ, là kẻ đi địa ngục, phải chịu đựng trọn kiếp, không thể sửa đổi được. Này các tỳ khưu, … bởi không lợi lộc ―(như trên)― Này các tỳ khưu, … bởi danh vọng ―(như trên)― Này các tỳ khưu, … bởi không danh vọng ―(như trên)― Này các tỳ khưu, … bởi sự trọng vọng ―(như trên)― Này các tỳ khưu, … bởi sự không trọng vọng ―(như trên)― Này các tỳ khưu, … bởi ước muốn xấu xa ―(như trên)― Này các tỳ khưu, Devadatta có tâm bị chế ngự, bị ám ảnh bởi bạn bè xấu xa, là kẻ sanh đọa xứ, là kẻ đi địa ngục, phải chịu đựng trọn kiếp, không thể sửa đổi được. Này các tỳ khưu, Devadatta có tâm bị chế ngự, bị ám ảnh bởi tám điều không đúng Chánh Pháp này là kẻ sanh đọa xứ, là kẻ đi địa ngục, phải chịu đựng trọn kiếp, không thể sửa đổi được.

Này các tỳ khưu, tốt đẹp thay vị tỳ khưu có thể sống hoàn toàn chế ngự lợi lộc đã được sanh khởi, ―(như trên)― không lợi lộc đã được sanh khởi, ―(như trên)― danh vọng đã được sanh khởi, ―(như trên)― không danh vọng đã được sanh khởi, ―(như trên)― sự trọng vọng đã được sanh khởi, ―(như trên)― sự không trọng vọng đã được sanh khởi, ―(như trên)― ước muốn xấu xa đã được sanh khởi, ―(như trên)― có thể sống hoàn toàn chế ngự bạn hữu xấu xa đã được sanh khởi.

Và này các tỳ khưu, tùy thuận lợi ích và ý định gì mà vị tỳ khưu có thể sống hoàn toàn chế ngự lợi lộc đã được sanh khởi, ―(như trên)― không lợi lộc đã được sanh khởi, ―(như trên)― danh vọng đã được sanh khởi, ―(như trên)― không danh vọng đã được sanh khởi, ―(như trên)― sự trọng vọng đã được sanh khởi, ―(như trên)― sự không trọng vọng đã được sanh khởi, ―(như trên)― ước muốn xấu xa đã được sanh khởi, ―(như trên)― có thể sống hoàn toàn chế ngự bạn hữu xấu xa đã được sanh khởi? Này các tỳ khưu, bởi vì đối với vị ấy trong khi sống hoàn toàn không chế ngự lợi lộc đã được sanh khởi, các lậu hoặc có đặc tính phá hoại và thiêu đốt có thể sanh khởi (đến vị ấy); trong khi sống hoàn toàn chế ngự lợi lộc đã được sanh khởi, như thế các lậu hoặc có đặc tính phá hoại và thiêu đốt ấy không hình thành được.

Này các tỳ khưu, bởi vì đối với vị ấy trong khi sống hoàn toàn không chế ngự không lợi lộc đã được sanh khởi, ―(như trên)― danh vọng đã được sanh khởi, ―(như trên)― không danh vọng đã được sanh khởi, ―(như trên)― sự trọng vọng đã được sanh khởi, ―(như trên)― sự không trọng vọng đã được sanh khởi, ―(như trên)― ước muốn xấu xa đã được sanh khởi, ―(như trên)― bạn hữu xấu xa đã được sanh khởi, các lậu hoặc có đặc tính phá hoại và thiêu đốt có thể sanh khởi (đến vị ấy); trong khi sống hoàn toàn chế ngự bạn hữu xấu xa đã được sanh khởi, như thế các lậu hoặc có đặc tính phá hoại và thiêu đốt ấy không thể hình thành được.

Này các tỳ khưu, tùy thuận lợi ích và ý định này mà vị tỳ khưu có thể sống hoàn toàn chế ngự lợi lộc đã được sanh khởi, ―(như trên)― không lợi lộc đã được sanh khởi, ―(như trên)― danh vọng đã được sanh khởi, ―(như trên)― không danh vọng đã được sanh khởi, ―(như trên)― sự trọng vọng đã được sanh khởi, ―(như trên)― sự không trọng vọng đã được sanh khởi, ―(như trên)― ước muốn xấu xa đã được sanh khởi, ―(như trên)― vị ấy có thể sống hoàn toàn chế ngự bạn hữu xấu xa đã được sanh khởi.

Này các tỳ khưu, do đó, ở đây chúng ta sẽ sống hoàn toàn chế ngự lợi lộc đã được sanh khởi, ―(như trên)― không lợi lộc đã được sanh khởi, ―(như trên)― danh vọng đã được sanh khởi, ―(như trên)― không danh vọng đã được sanh khởi, ―(như trên)― sự trọng vọng đã được sanh khởi, ―(như trên)― sự không trọng vọng đã được sanh khởi, ―(như trên)― ước muốn xấu xa đã được sanh khởi, chúng ta sẽ sống hoàn toàn chế ngự bạn hữu xấu xa đã được sanh khởi.’ Này các tỳ khưu, các ngươi nên học tập y như thế ấy.”

“Này các tỳ khưu, Devadatta có tâm bị chế ngự, bị ám ảnh bởi ba điều không đúng Chánh Pháp là kẻ sanh đọa xứ, là kẻ đi địa ngục, phải chịu đựng trọn kiếp, không thể sửa đổi được. Ba điều ấy là gì? Ước muốn xấu xa, bạn hữu xấu xa, đã đạt đến sự dừng lại ở khoảng giữa với sự đắc chứng đặc biệt có tính chất thấp thỏi (là các tầng thiền và các pháp thần thông). Này các tỳ khưu, Devadatta có tâm bị chế ngự, bị ám ảnh bởi ba điều không đúng Chánh Pháp này là kẻ sanh đọa xứ, là kẻ đi địa ngục, phải chịu đựng trọn kiếp, không thể sửa đổi được.”

Hiển nhiên, các ngươi chớ để bất cứ ước muốn xấu xa nào ở thế gian sanh khởi. Cũng bởi điều này đây, các ngươi hãy biết là có cảnh giới tương ứng đối với các ước muốn xấu xa.

Devadatta, được biết là ‘người sáng trí,’ được công nhận ‘bản thân đã chứng thiền,’ đã trụ vững như là đang chói sáng với danh vọng, là điều tôi đã được nghe.

iii. Kẻ ấy, thực hành theo sự xao lãng, sau khi công kích đấng Như Lai ấy, đã đi đến địa ngục Avīci có bốn cửa chốn gây nên nỗi kinh hoàng.

Bởi vì kẻ gây hại đến bậc không (có tâm địa) xấu xa không làm việc ác, (quả) ác xấu xảy đến cho chính kẻ có tâm địa xấu xa, không nhân hậu ấy.

Kẻ nào suy nghĩ để làm ô nhiễm đại dương bằng lọ thuốc độc, với vật ấy kẻ ấy không thể làm ô nhiễm bởi vì đại dương là bao la, to lớn.

Tương tợ y như thế, kẻ nào dùng lời nói (bôi nhọ) hãm hại đấng Thiện Thệ là bậc đã đạt đến sự hoàn hảo, có tâm thanh tịnh; lời nói (bôi nhọ) không có tác động ở nơi vị ấy.

vii. Bậc sáng trí nên kết bạn hữu với hạng người như thế ấy, và nên phục vụ người ấy. Vị tỳ khưu theo đường lối của người ấy sẽ đạt được sự chấm dứt khổ đau.”

Khi ấy, đại đức Upāli đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Khi đã ngồi xuống một bên, đại đức Upāli đã nói với đức Thế Tôn điều này: – “Bạch ngài, có điều nói rằng: ‘Sự bất đồng trong hội chúng, sự bất đồng trong hội chúng.’ Bạch ngài, cho đến như thế nào được gọi là sự bất đồng trong hội chúng mà không là sự chia rẽ hội chúng? Cho đến như thế nào được gọi là sự bất đồng trong hội chúng và là sự chia rẽ hội chúng?”

– “Này Upāli, một bên có một người, một bên có hai người, người thứ tư phân phát thẻ biểu quyết tuyên bố rằng: ‘Đây là Pháp, đây là Luật, đây là lời giáo huấn của bậc Đạo Sư. Hãy nhận lấy thẻ này, hãy ủng hộ việc này.’ Này Upāli, như vậy chỉ là sự bất đồng trong hội chúng mà không là sự chia rẽ hội chúng.

Này Upāli, một bên có hai người, một bên có hai người, người thứ năm phân phát thẻ biểu quyết tuyên bố rằng: ‘Đây là Pháp, đây là Luật, đây là lời giáo huấn của bậc Đạo Sư. Hãy nhận lấy thẻ này, hãy ủng hộ việc này.’ Này Upāli, như vậy chỉ là sự bất đồng trong hội chúng mà không là sự chia rẽ hội chúng.

Này Upāli, một bên có hai người, một bên có ba người, người thứ sáu phân phát thẻ biểu quyết tuyên bố rằng: ‘Đây là Pháp, đây là Luật, đây là lời giáo huấn của bậc Đạo Sư. Hãy nhận lấy thẻ này, hãy ủng hộ việc này.’ Này Upāli, như vậy chỉ là sự bất đồng trong hội chúng mà không là sự chia rẽ hội chúng.

Này Upāli, một bên có ba người, một bên có ba người, người thứ bảy phân phát thẻ biểu quyết tuyên bố rằng: ‘Đây là Pháp, đây là Luật, đây là lời giáo huấn của bậc Đạo Sư. Hãy nhận lấy thẻ này, hãy ủng hộ việc này.’ Này Upāli, như vậy chỉ là sự bất đồng trong hội chúng mà không là sự chia rẽ hội chúng.

Này Upāli, một bên có ba người, một bên có bốn người, người thứ tám phân phát thẻ biểu quyết tuyên bố rằng: ‘Đây là Pháp, đây là Luật, đây là lời giáo huấn của bậc Đạo Sư. Hãy nhận lấy thẻ này, hãy ủng hộ việc này.’ Này Upāli, như vậy chỉ là sự bất đồng trong hội chúng mà không là sự chia rẽ hội chúng.

Này Upāli, một bên có bốn người, một bên có bốn người, người thứ chín phân phát thẻ biểu quyết tuyên bố rằng: ‘Đây là Pháp, đây là Luật, đây là lời giáo huấn của bậc Đạo Sư. Hãy nhận lấy thẻ này, hãy ủng hộ việc này.’ Này Upāli, như vậy là sự bất đồng trong hội chúng và là sự chia rẽ hội chúng. Này Upāli, chín hoặc hơn chín là sự bất đồng trong hội chúng và là sự chia rẽ hội chúng.

Này Upāli, tỳ khưu ni không chia rẽ hội chúng và cũng không nỗ lực để đưa đến sự chia rẽ. Cô ni tu tập sự không chia rẽ hội chúng và cũng không nỗ lực để đưa đến sự chia rẽ. Vị sa di không chia rẽ hội chúng và cũng không nỗ lực để đưa đến sự chia rẽ. Vị sa di ni không chia rẽ hội chúng và cũng không nỗ lực để đưa đến sự chia rẽ. Nam cư sĩ không chia rẽ hội chúng và cũng không nỗ lực để đưa đến sự chia rẽ. Nữ cư sĩ không chia rẽ hội chúng và cũng không nỗ lực để đưa đến sự chia rẽ. Này Upāli, vị tỳ khưu bình thường là vị có sự đồng cộng trú, đứng chung ranh giới có thể chia rẽ hội chúng.”

“Bạch ngài, có điều nói rằng: ‘Sự chia rẽ hội chúng, sự chia rẽ hội chúng.’ Bạch ngài, cho đến như thế nào thì hội chúng bị chia rẽ?”

– “Ở đây, này Upāli, các tỳ khưu tuyên bố phi Pháp là ‘Pháp;’ tuyên bố Pháp là: ‘Phi Pháp;’ tuyên bố phi Luật là: ‘Luật;’ tuyên bố Luật là: ‘Phi Luật;’ tuyên bố điều đã không được giảng, không được nói bởi đức Như Lai là: ‘Điều đã được giảng, đã được nói bởi đức Như Lai;’ tuyên bố điều đã được giảng, đã được nói bởi đức Như Lai là: ‘Điều đã không được giảng, không được nói bởi đức Như Lai;’ tuyên bố điều đã không được thực hành bởi đức Như Lai là: ‘Điều đã được thực hành bởi đức Như Lai;’ tuyên bố điều đã được thực hành bởi đức Như Lai là: ‘Điều đã không được thực hành bởi đức Như Lai;’ tuyên bố điều không được quy định bởi đức Như Lai là: ‘Điều đã được quy định bởi đức Như Lai;’ tuyên bố điều được quy định bởi đức Như Lai là: ‘Điều đã không được quy định bởi đức Như Lai;’ tuyên bố vô tội là: ‘Phạm tội;’ tuyên bố phạm tội là: ‘Vô tội;’ tuyên bố tội nhẹ là: ‘Tội nặng;’ tuyên bố tội nặng là: ‘Tội nhẹ;’ tuyên bố tội còn dư sót là: ‘Tội không còn dư sót;’ tuyên bố tội không còn dư sót là: ‘Tội còn dư sót;’[4] tuyên bố tội xấu xa là: ‘Tội không xấu xa;’ tuyên bố tội không xấu xa là: ‘Tội xấu xa.’ Do mười tám sự việc này, các vị ấy tách ra và tách rời hẳn, chúng thực hiện lễ Uposatha riêng rẽ, chúng thực hiện lễ Pavāraṇā riêng rẽ, chúng thực hiện hành sự của hội chúng riêng rẽ. Này Upāli, cho đến như vậy thì hội chúng bị chia rẽ.”

“Bạch ngài, có điều nói rằng: ‘Sự hợp nhất hội chúng, sự hợp nhất hội chúng.’ Bạch ngài, cho đến như thế nào thì hội chúng có sự hợp nhất?”

“Ở đây, này Upāli, các tỳ khưu tuyên bố phi Pháp là ‘Phi Pháp;’ tuyên bố Pháp là: ‘Pháp;’ tuyên bố phi Luật là: ‘Phi Luật;’ tuyên bố Luật là: ‘Luật;’ tuyên bố điều đã không được giảng, không được nói bởi đức Như Lai là: ‘Điều đã không được giảng, không được nói bởi đức Như Lai;’ tuyên bố điều đã được giảng, đã được nói bởi đức Như Lai là: ‘Điều đã được giảng, đã được nói bởi đức Như Lai;’ tuyên bố điều đã không được thực hành bởi đức Như Lai là: ‘Điều đã không được thực hành bởi đức Như Lai;’ tuyên bố điều đã được thực hành bởi đức Như Lai là: ‘Điều đã được thực hành bởi đức Như Lai;’ tuyên bố điều đã không được quy định bởi đức Như Lai là: ‘Điều đã không được quy định bởi đức Như Lai;’ tuyên bố điều đã được quy định bởi đức Như Lai là: ‘Điều đã được quy định bởi đức Như Lai;’ tuyên bố vô tội là: ‘Vô tội;’ tuyên bố phạm tội là: ‘Phạm tội;’ tuyên bố tội nặng là: ‘Tội nặng;’ tuyên bố tội nhẹ là: ‘Tội nhẹ;’ tuyên bố tội còn dư sót là: ‘Tội còn dư sót;’ tuyên bố tội không còn dư sót là: ‘Tội không còn dư sót;’ tuyên bố tội xấu xa là: ‘Tội xấu xa;’ tuyên bố tội không xấu xa là: ‘Tội không xấu xa.’ Với mười tám sự việc này, các vị ấy không tách ra và không tách rời hẳn, không thực hiện lễ Uposatha riêng rẽ, không thực hiện lễ Pavāraṇā riêng rẽ, không thực hiện hành sự của hội chúng riêng rẽ. Này Upāli, cho đến như vậy thì hội chúng có sự hợp nhất.”

– “Bạch ngài, sau khi chia rẽ hội chúng hợp nhất, kẻ ấy gây nên điều gì?”

– “Này Upāli, sau khi chia rẽ hội chúng hợp nhất, kẻ gây nên tội lỗi chịu đựng trọn kiếp, bị nung nấu trong địa ngục trọn kiếp.”

Kẻ chia rẽ hội chúng là kẻ sanh đọa xứ, là kẻ đi địa ngục, phải chịu đựng trọn kiếp. Kẻ thích thú với phe nhóm, sống sai Pháp, làm tiêu hoại sự an ổn của thiền, sau khi đã chia rẽ hội chúng có sự hợp nhất, bị nung nấu trong địa ngục trọn kiếp.”

– “Bạch ngài, sau khi làm hợp nhất hội chúng đã bị chia rẽ, vị ấy tạo được điều gì?”

– “Này Upāli, sau khi làm hợp nhất hội chúng đã bị chia rẽ, vị ấy tạo được phước báu của Phạm Thiên, được vui hưởng ở cõi trời trọn kiếp.”

An lạc thay sự hợp nhất của hội chúng, và tán đồng với những ai sống hợp nhất. Vị thích thú với sự hợp nhất, sống đúng theo Pháp, không làm tiêu hoại sự an ổn của thiền, sau khi đã làm cho hội chúng có sự hợp nhất, được vui hưởng ở cõi trời trọn kiếp.”

“Bạch ngài, có thể nào kẻ chia rẽ hội chúng sẽ là kẻ sanh đọa xứ, là kẻ đi địa ngục, phải chịu đựng trọn kiếp, không thể sửa đổi được?”

– “Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng có thể sẽ là kẻ sanh đọa xứ, là kẻ đi địa ngục, phải chịu đựng trọn kiếp, không thể sửa đổi được.”

– “Bạch ngài, có thể nào kẻ chia rẽ hội chúng sẽ không là kẻ sanh đọa xứ, không là kẻ đi địa ngục, không phải chịu đựng trọn kiếp, có thể sửa đổi được?”

– “Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng có thể sẽ không là kẻ sanh đọa xứ, không là kẻ đi địa ngục, không phải chịu đựng trọn kiếp, có thể sửa đổi được.”

– “Bạch ngài, thế nào là kẻ chia rẽ hội chúng (sẽ) là kẻ sanh đọa xứ, là kẻ đi địa ngục, phải chịu đựng trọn kiếp, không thể sửa đổi được?”

– “Này Upāli, trường hợp vị tỳ khưu tuyên bố phi Pháp là: ‘Pháp.’ (Vị ấy) có quan điểm là sai Pháp về việc ấy, có quan điểm là sai Pháp về việc chia rẽ, sau khi che giấu quan điểm, sau khi che giấu điều mong mỏi, sau khi che giấu điều khao khát, sau khi che giấu ý định, rồi phân phát thẻ biểu quyết tuyên bố rằng: ‘Đây là Pháp, đây là Luật, đây là lời giáo huấn của bậc Đạo Sư. Hãy nhận lấy thẻ này, hãy ủng hộ việc này.’ Này Upāli, đây là kẻ chia rẽ hội chúng (sẽ) là kẻ sanh đọa xứ, là kẻ đi địa ngục, phải chịu đựng trọn kiếp, không thể sửa đổi được.

Này Upāli, còn có trường hợp khác nữa, vị tỳ khưu tuyên bố phi Pháp là: ‘Pháp.’ (Vị ấy) có quan điểm là sai Pháp về việc ấy, có quan điểm là đúng Pháp về việc chia rẽ, sau khi che giấu quan điểm, sau khi che giấu điều mong mỏi, sau khi che giấu điều khao khát, sau khi che giấu ý định, rồi phân phát thẻ biểu quyết tuyên bố rằng: ‘Đây là Pháp, đây là Luật, đây là lời giáo huấn của bậc Đạo Sư. Hãy nhận lấy thẻ này, hãy ủng hộ việc này.’ Này Upāli, đây là kẻ chia rẽ hội chúng (sẽ) là kẻ sanh đọa xứ, là kẻ đi địa ngục, phải chịu đựng trọn kiếp, không thể sửa đổi được.

Này Upāli, còn có trường hợp khác nữa, vị tỳ khưu tuyên bố phi Pháp là: ‘Pháp.’ (Vị ấy) có quan điểm là sai Pháp về việc ấy, có hoài nghi về việc chia rẽ, sau khi che giấu quan điểm, sau khi che giấu điều mong mỏi, sau khi che giấu điều khao khát, sau khi che giấu ý định, rồi phân phát thẻ biểu quyết tuyên bố rằng: ‘Đây là Pháp, đây là Luật, đây là lời giáo huấn của bậc Đạo Sư. Hãy nhận lấy thẻ này, hãy ủng hộ việc này.’ Này Upāli, đây là kẻ chia rẽ hội chúng (sẽ) là kẻ sanh đọa xứ, là kẻ đi địa ngục, phải chịu đựng trọn kiếp, không thể sửa đổi được.

Này Upāli, còn có trường hợp khác nữa, vị tỳ khưu tuyên bố phi Pháp là: ‘Pháp.’ (Vị ấy) có quan điểm là đúng Pháp về việc ấy, có quan điểm là sai Pháp về việc chia rẽ, sau khi che giấu quan điểm, sau khi che giấu điều mong mỏi, sau khi che giấu điều khao khát, sau khi che giấu ý định, rồi phân phát thẻ biểu quyết tuyên bố rằng: ‘Đây là Pháp, đây là Luật, đây là lời giáo huấn của bậc Đạo Sư. Hãy nhận lấy thẻ này, hãy ủng hộ việc này.’ Này Upāli, đây là kẻ chia rẽ hội chúng (sẽ) là kẻ sanh đọa xứ, là kẻ đi địa ngục, phải chịu đựng trọn kiếp, không thể sửa đổi được.

Này Upāli, còn có trường hợp khác nữa, vị tỳ khưu tuyên bố phi Pháp là: ‘Pháp.’ (Vị ấy) có quan điểm là đúng Pháp về việc ấy, có quan điểm là đúng Pháp về việc chia rẽ, sau khi che giấu quan điểm, sau khi che giấu điều mong mỏi, sau khi che giấu điều khao khát, sau khi che giấu ý định, rồi phân phát thẻ biểu quyết tuyên bố rằng: ‘Đây là Pháp, đây là Luật, đây là lời giáo huấn của bậc Đạo Sư. Hãy nhận lấy thẻ này, hãy ủng hộ việc này.’ Này Upāli, đây là kẻ chia rẽ hội chúng (sẽ) là kẻ sanh đọa xứ, là kẻ đi địa ngục, phải chịu đựng trọn kiếp, không thể sửa đổi được.

Này Upāli, còn có trường hợp khác nữa, vị tỳ khưu tuyên bố phi Pháp là: ‘Pháp.’ (Vị ấy) có quan điểm là đúng Pháp về việc ấy, có hoài nghi về việc chia rẽ, sau khi che giấu quan điểm, sau khi che giấu điều mong mỏi, sau khi che giấu điều khao khát, sau khi che giấu ý định, rồi phân phát thẻ biểu quyết tuyên bố rằng: ‘Đây là Pháp, đây là Luật, đây là lời giáo huấn của bậc Đạo Sư. Hãy nhận lấy thẻ này, hãy ủng hộ việc này.’ Này Upāli, đây là kẻ chia rẽ hội chúng (sẽ) là kẻ sanh đọa xứ, là kẻ đi địa ngục, phải chịu đựng trọn kiếp, không thể sửa đổi được.

Này Upāli, còn có trường hợp khác nữa, vị tỳ khưu tuyên bố phi Pháp là: ‘Pháp.’ (Vị ấy) có hoài nghi về điều ấy, có quan điểm là sai Pháp về việc chia rẽ, sau khi che giấu quan điểm, sau khi che giấu điều mong mỏi, sau khi che giấu điều khao khát, sau khi che giấu ý định, rồi phân phát thẻ biểu quyết tuyên bố rằng: ‘Đây là Pháp, đây là Luật, đây là lời giáo huấn của bậc Đạo Sư. Hãy nhận lấy thẻ này, hãy ủng hộ việc này.’ Này Upāli, đây là kẻ chia rẽ hội chúng (sẽ) là kẻ sanh đọa xứ, là kẻ đi địa ngục, phải chịu đựng trọn kiếp, không thể sửa đổi được.

Này Upāli, còn có trường hợp khác nữa, vị tỳ khưu tuyên bố phi Pháp là ‘Pháp.’ (Vị ấy) có hoài nghi về điều ấy, có quan điểm là đúng Pháp về việc chia rẽ, sau khi che giấu quan điểm, sau khi che giấu điều mong mỏi, sau khi che giấu điều khao khát, sau khi che giấu ý định, rồi phân phát thẻ biểu quyết tuyên bố rằng: ‘Đây là Pháp, đây là Luật, đây là lời giáo huấn của bậc Đạo Sư. Hãy nhận lấy thẻ này, hãy ủng hộ việc này.’ Này Upāli, đây là kẻ chia rẽ hội chúng (sẽ) là kẻ sanh đọa xứ, là kẻ đi địa ngục, phải chịu đựng trọn kiếp, không thể sửa đổi được.

Này Upāli, còn có trường hợp khác nữa, vị tỳ khưu tuyên bố phi Pháp là ‘Pháp.’ (Vị ấy) có hoài nghi về điều ấy, có hoài nghi về về việc chia rẽ, sau khi che giấu quan điểm, sau khi che giấu điều mong mỏi, sau khi che giấu điều khao khát, sau khi che giấu ý định, rồi phân phát thẻ biểu quyết tuyên bố rằng: ‘Đây là Pháp, đây là Luật, đây là lời giáo huấn của bậc Đạo Sư. Hãy nhận lấy thẻ này, hãy ủng hộ việc này.’ Này Upāli, đây là kẻ chia rẽ hội chúng (sẽ) là kẻ sanh đọa xứ, là kẻ đi địa ngục, phải chịu đựng trọn kiếp, không thể sửa đổi được.

Này Upāli, còn có trường hợp khác nữa, vị tỳ khưu tuyên bố phi Pháp là ‘Pháp,’ tuyên bố phi Luật là ‘Luật;’ tuyên bố Luật là: ‘Phi Luật;’ tuyên bố điều không được giảng, không được nói bởi đức Như Lai là: ‘Điều đã được giảng, đã được nói bởi đức Như Lai;’ tuyên bố điều đã được giảng, đã được nói bởi đức Như Lai là: ‘Điều không được giảng, không được nói bởi đức Như Lai;’ tuyên bố điều đã không được thực hành bởi đức Như Lai là: ‘Điều đã được thực hành bởi đức Như Lai;’ tuyên bố điều đã được thực hành bởi đức Như Lai là: ‘Điều đã không được thực hành bởi đức Như Lai;’ tuyên bố điều không được quy định bởi đức Như Lai là: ‘Điều đã được quy định bởi đức Như Lai;’ tuyên bố điều đã được quy định bởi đức Như Lai là: ‘Điều không được quy định bởi đức Như Lai;’ tuyên bố vô tội là: ‘Phạm tội;’ tuyên bố phạm tội là: ‘Vô tội;’ tuyên bố tội nhẹ là: ‘Tội nặng;’ tuyên bố tội nặng là: ‘Tội nhẹ;’ tuyên bố tội còn dư sót là: ‘Tội không còn dư sót;’ tuyên bố tội không còn dư sót là: ‘Tội còn dư sót;’ tuyên bố tội xấu xa là: ‘Tội không xấu xa;’ tuyên bố tội không xấu xa là: ‘Tội xấu xa.’ (Vị ấy) có quan điểm là sai Pháp về việc ấy, có quan điểm là sai Pháp về việc chia rẽ, sau khi che giấu quan điểm, sau khi che giấu điều mong mỏi, sau khi che giấu điều khao khát, sau khi che giấu ý định, rồi phân phát thẻ biểu quyết tuyên bố rằng: ‘Đây là Pháp, đây là Luật, đây là lời giáo huấn của bậc Đạo Sư. Hãy nhận lấy thẻ này, hãy ủng hộ việc này.’ Này Upāli, đây là kẻ chia rẽ hội chúng (sẽ) là kẻ sanh đọa xứ, là kẻ đi địa ngục, phải chịu đựng trọn kiếp, không thể sửa đổi được.

Này Upāli, còn có trường hợp khác nữa, vị tỳ khưu tuyên bố Pháp là ‘Phi Pháp.’ ―(như trên)― tuyên bố tội không xấu xa là: ‘Tội xấu xa.’ (Vị ấy) có quan điểm là sai Pháp về việc ấy, có quan điểm là đúng Pháp về việc chia rẽ, ―(như trên)―

(Vị ấy) có quan điểm là sai Pháp về việc ấy, có hoài nghi về việc chia rẽ, ―(như trên)―

(Vị ấy) có quan điểm là đúng Pháp về việc ấy, ―(như trên)― (Vị ấy) có quan điểm là đúng Pháp về việc ấy, có hoài nghi về việc chia rẽ, ―(như trên)―

(Vị ấy) có hoài nghi về điều ấy, có quan điểm là sai Pháp về việc chia rẽ, ―(như trên)―

(Vị ấy) có hoài nghi về điều ấy, có quan điểm là đúng Pháp về việc chia rẽ, ―(như trên)―

(Vị ấy) có hoài nghi về điều ấy, có hoài nghi về về việc chia rẽ, sau khi che giấu quan điểm, sau khi che giấu điều mong mỏi, sau khi che giấu điều khao khát, sau khi che giấu ý định, rồi phân phát thẻ biểu quyết tuyên bố rằng: ‘Đây là Pháp, đây là Luật, đây là lời giáo huấn của bậc Đạo Sư. Hãy nhận lấy thẻ này, hãy ủng hộ việc này.’ Này Upāli, đây là kẻ chia rẽ hội chúng (sẽ) là kẻ sanh đọa xứ, là kẻ đi địa ngục, phải chịu đựng trọn kiếp, không thể sửa đổi được.”

– “Bạch ngài, thế nào là kẻ chia rẽ hội chúng (sẽ) không là kẻ sanh đọa xứ, không là kẻ đi địa ngục, không phải chịu đựng trọn kiếp, có thể sửa đổi được?”

– “Này Upāli, trường hợp vị tỳ khưu tuyên bố phi Pháp là: ‘Phi Pháp.’ (Vị ấy) có quan điểm là đúng Pháp về việc ấy, có quan điểm là đúng Pháp về việc chia rẽ, sau khi không che giấu quan điểm, sau khi không che giấu điều mong mỏi, sau khi không che giấu điều khao khát, sau khi không che giấu ý định, rồi phân phát thẻ biểu quyết tuyên bố rằng: ‘Đây là Pháp, đây là Luật, đây là lời giáo huấn của bậc Đạo Sư. Hãy nhận lấy thẻ này, hãy ủng hộ việc này.’ Này Upāli, đây là kẻ chia rẽ hội chúng (sẽ) không là kẻ sanh đọa xứ, không là kẻ đi địa ngục, không phải chịu đựng trọn kiếp, có thể sửa đổi được.

Này Upāli, còn có trường hợp khác nữa, vị tỳ khưu tuyên bố Pháp là: ‘Pháp.’ (Vị ấy) có quan điểm là đúng Pháp về việc ấy, có quan điểm là đúng Pháp về việc chia rẽ, ―(như trên)― tuyên bố phi Luật là ‘Phi Luật;’ ―(như trên)― tuyên bố Luật là: ‘Luật;’ tuyên bố điều đã không được giảng, không được nói bởi đức Như Lai là: ‘Điều đã không được giảng, không được nói bởi đức Như Lai;’ tuyên bố điều đã được giảng, đã được nói bởi đức Như Lai là: ‘Điều đã được giảng, đã được nói bởi đức Như Lai;’ tuyên bố điều đã không được thực hành bởi đức Như Lai là: ‘Điều đã không được thực hành bởi đức Như Lai;’ tuyên bố điều đã được thực hành bởi đức Như Lai là: ‘Điều đã được thực hành bởi đức Như Lai;’ tuyên bố điều đã không được quy định bởi đức Như Lai là: ‘Điều đã không được quy định bởi đức Như Lai;’ tuyên bố điều đã được quy định bởi đức Như Lai là: ‘Điều đã được quy định bởi đức Như Lai;’ tuyên bố phạm tội là: ‘Phạm tội;’ tuyên bố vô tội là: ‘Vô tội;’ tuyên bố tội nặng là: ‘Tội nặng;’ tuyên bố tội nhẹ là: ‘Tội nhẹ;’ tuyên bố tội còn dư sót là: ‘Tội còn dư sót;’ tuyên bố tội không còn dư sót là: ‘Tội không còn dư sót;’ tuyên bố tội xấu xa là: ‘Tội xấu xa;’ tuyên bố tội không xấu xa là: ‘Tội không xấu xa.’ (Vị ấy) có quan điểm là đúng Pháp về việc ấy, có quan điểm là đúng Pháp về việc chia rẽ, sau khi không che giấu quan điểm, sau khi không che giấu điều mong mỏi, sau khi không che giấu điều khao khát, sau khi không che giấu ý định, rồi phân phát thẻ biểu quyết tuyên bố rằng: ‘Đây là Pháp, đây là Luật, đây là lời giáo huấn của bậc Đạo Sư. Hãy nhận lấy thẻ này, hãy ủng hộ việc này.’ Này Upāli, đây là kẻ chia rẽ hội chúng (sẽ) không là kẻ sanh đọa xứ, không là kẻ đi địa ngục, không phải chịu đựng trọn kiếp, có thể sửa đổi được.”

Tụng phẩm thứ ba.

Chương Chia Rẽ Hội Chúng là thứ bảy.

*****

TÓM LƯỢC CHƯƠNG NÀY

Ở Anupiyā, những người có danh tiếng, vị mảnh mai không muốn, các việc cày xới, gieo hạt, đưa nước vào, tưới nước, nhổ cỏ, gặt hái, thâu hoạch, chất thành đống, đập giũ, (tách) rơm và trấu ra, sàng sảy, rồi cất vào kho.

Ngay cả trong tương lai, (các công việc) vẫn không được ngưng lại, cả người cha lẫn người ông. Các vị Bhaddiya, và Anuruddha, Ānanda, Bhagu, Kimbila, tự hào là dòng Sakya. Và chuyện ở Kosambi, vị đã bị mất (thần thông), và Thiên tử Kakudha.

Vị đã công bố, và đối với người cha, các nam nhân, tảng đá, voi Nāḷāgiri, ba (lần hãm hại), năm (sự việc), việc nghiêm trọng, kẻ đã chia rẽ, với tội thullaccaya, ba nhóm gồm tám điều, rồi lại ba điều (không đúng Chánh Pháp), sự bất đồng, sự chia rẽ, có thể sẽ là.”

–ooOoo–

[1] Ngài Buddhaghosa giải thích rằng: Bhaddiya vì thương mến bạn muốn nói rằng: “Tôi với bạn sẽ xuất gia;” nhưng vì lòng ham muốn sự vinh quang của vương quyền ngăn cản trái tim lại nên chỉ nói được “Tôi với bạn” và đã không thể nói phần còn lại (VinA. vi, 1275). Nói thêm cho rõ về lời giải thích trên là vị Anuruddha đã nghe đức vua Bhaddiya nói như sau: “Tôi với bạn cứ việc xuất gia một cách thoải mái.”

 

[4] Tội không còn dư sót là nhóm tội pārājika. Tội còn dư sót là sáu nhóm tội còn lại (VinA. vii, 1319).

 

 

TẢI MOBILE APP PHẬT GIÁO THERAVĀDA ĐỂ XEM THÊM NHIỀU THÔNG TIN HỮU ÍCH (ANDROID & IOS)

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.