Tập Yếu I – Mục Lục & Lời Giới Thiệu
MAIN CONTENT
Tập Yếu
Mục Lục & Lời Giới Thiệu
Mục lục
| 01 |
ĐẠI PHÂN TÍCH
1. PHẦN QUY ĐỊNH TẠI ĐÂU
1. 1. – Chương pārājika
1. 2. – Chương saṅghādisesa
1. 3. – Chương aniyata
1. 4. – Chương nissaggiya
1. – Phẩm Kaṭhina là thứ nhất
2. – Phẩm Tơ Tằm là thứ nhì
3. – Phẩm Bình Bát là thứ ba
| 02 |
1. 5. – Chương pācittiya
1. – Phẩm Nói Dối là thứ nhất
2. – Phẩm Thảo Mộc là thứ nhì
3. – Phẩm Giáo Giới là thứ ba
4. – Phẩm Vật Thực là thứ tư
5. – Phẩm Đạo Sĩ Lõa Thể là thứ năm
6. – Phẩm Rượu và Chất Say là thứ sáu
7. – Phẩm Có Sinh Vật là thứ bảy
8. – Phẩm Theo Pháp là thứ tám
9. – Phẩm Đức Vua là thứ chín
1. 6. – Chương pāṭidesanīya
1. 7. – Chương sekhiya
1. – Phẩm Tròn Đều là thứ nhất
2. – Phẩm Cười Vang là thứ nhì
3. – Phẩm Chống Nạnh là thứ ba
4. – Phẩm Đồ Ăn Khất Thực là thứ tư
5. – Phẩm Vắt Cơm là thứ năm
6. – Phẩm Tiếng Sột Sột là thứ sáu
7. – Phẩm Giày Dép là thứ bảy
Dứt phần Quy Định Tại Đâu thuộc bộ Đại Phân Tích.
| 03 |
2. PHẦN BAO NHIÊU TỘI
2. 1. – Chương pārājika
2. 2. – Chương saṅghādisesa
2. 3. – Chương nissaggiya
1. – Phẩm Kaṭhina là thứ nhất
2. – Phẩm Tơ Tằm là thứ nhì
3. – Phẩm Bình Bát là thứ ba
2. 4. – Chương pācittiya
1. – Phẩm Nói Dối là thứ nhất
2. – Phẩm Thảo Mộc là thứ nhì
3. – Phẩm Giáo Giới là thứ ba
4. – Phẩm Vật Thực là thứ tư
5. – Phẩm Đạo Sĩ Lõa Thể là thứ năm
6. – Phẩm Rượu và Chất Say là thứ sáu
7. – Phẩm Có Sinh Vật là thứ bảy
8. – Phẩm Theo Pháp là thứ tám
9. – Phẩm Đức Vua là thứ chín
2. 5. – Chương pāṭidesanīya
2. 6. – Chương sekhiya
1. – Phẩm Tròn Đều là thứ nhất
2. – Phẩm Cười Vang là thứ nhì
3. – Phẩm Chống Nạnh là thứ ba
4. – Phẩm Đồ Ăn Khất Thực là thứ tư
5. – Phẩm Vắt Cơm là thứ năm
6. – Phẩm Tiếng Sột Sột là thứ sáu
7. – Phẩm Giày Dép là thứ bảy
3. PHẦN SỰ HƯ HỎNG
4. PHẦN ĐƯỢC GỘP CHUNG
5. PHẦN NGUỒN SANH TỘI
6. PHẦN SỰ TRANH TỤNG
7. PHẦN SỰ DÀN XẾP
8. PHẦN TỔNG HỢP
9. PHẦN QUY ĐỊNH Ở ĐÂU
9. 1. – Chương pārājika
9. 2 – 7. – Chương saṅghādisesa, v.v…
10. PHẦN BAO NHIÊU TỘI
10. 1. – Chương pārājika
10. 2 – 7. – Chương saṅghādisesa, v.v…
11. PHẦN SỰ HƯ HỎNG
12. PHẦN ĐƯỢC GỘP CHUNG
13. PHẦN NGUỒN SANH TỘI
14. PHẦN SỰ TRANH TỤNG
15. PHẦN SỰ DÀN XẾP
16. PHẦN SỰ QUY TỤ
Và Bộ Đại Phân Tích được chấm dứt.
*****
| 04 |
PHÂN TÍCH GIỚI TỲ KHƯU NI
1. PHẦN QUY ĐỊNH Ở ĐÂU
1. 1. – Chương pārājika
1. 2. – Chương saṅghādisesa
1. 3. – Chương nissaggiya
1. 4. – Chương pācittiya
1. – Phẩm Tỏi là thứ nhất
2. – Phẩm Bóng Tối là thứ nhì
3. – Phẩm Lõa Thể là thứ ba
4. – Phẩm Nằm Chung là thứ tư
5. – Phẩm Nhà Triển Lãm Tranh là thứ năm
6. – Phẩm Tu Viện là thứ sáu
7. – Phẩm Sản Phụ là thứ bảy
8. – Phẩm Thiếu Nữ là thứ tám
9. – Phẩm Dù Dép là thứ chín
1. 5. – Chương pāṭidesanīya
2. PHẦN BAO NHIÊU TỘI
2. 1. – Chương pārājika
2. 2. – Chương saṅghādisesa
2. 3. – Chương nissaggiya
2. 4. – Chương pācittiya
1. – Phẩm Tỏi là thứ nhất
2. – Phẩm Bóng Tối là thứ nhì
3. – Phẩm Lõa Thể là thứ ba
4. – Phẩm Nằm Chung là thứ tư
5. – Phẩm Nhà Triển Lãm Tranh là thứ năm
6. – Phẩm Tu Viện là thứ sáu
7. – Phẩm Sản Phụ là thứ bảy
8. – Phẩm Thiếu Nữ là thứ tám
9. – Phẩm Dù Dép là thứ chín
2. 5. – Chương pāṭidesanīya
3. PHẦN SỰ HƯ HỎNG
4. PHẦN SỰ TỔNG HỢP
5. PHẦN NGUỒN SANH TỘI
6. PHẦN SỰ TRANH TỤNG
7. PHẦN SỰ DÀN XẾP
8. PHẦN SỰ QUY TỤ
9. PHẦN QUY ĐỊNH Ở ĐÂU
9. 1. – Chương pārājika
9. 2 – 7. – Chương saṅghādisesa
10. PHẦN BAO NHIÊU TỘI
10. 1. Chương pārājika
10. 2. Chương saṅghādisesa
11. PHẦN SỰ HƯ HỎNG
12. PHẦN SỰ TỔNG HỢP
13. PHẦN NGUỒN SANH TỘI
14. PHẦN SỰ TRANH TỤNG
15. PHẦN SỰ DÀN XẾP
16. PHẦN SỰ QUY TỤ
Phân Tích Giới Tỳ Khưu Ni được chấm dứt.
*****
| 05 |
TÓM TẮT CÁC ĐẦU ĐỀ CỦA NGUỒN SANH TỘI
TÓM LƯỢC VỀ NGUỒN SANH TỘI
MƯỜI BA NGUỒN SANH TỘI
– Nguồn Sanh Tội của điều Pārājika Thứ Nhất
– Nguồn Sanh Tội của điều Pārājika Thứ Nhì
– Nguồn Sanh Tội của điều Làm Mai Mối
– Nguồn Sanh Tội của điều Nói Nhắc Nhở
– Nguồn Sanh Tội của điều Kaṭhina
– Nguồn Sanh Tội của điều Lông Cừu
– Nguồn Sanh Tội của điều Pháp Theo Từng Câu
– Nguồn Sanh Tội của điều Đường Xa
– Nguồn Sanh Tội của điều Đám Người Đạo Tặc
– Nguồn Sanh Tội của điều Thuyết Giảng Pháp
– Nguồn Sanh Tội của điều Tuyên Bố sự Thực Chứng
– Nguồn Sanh Tội của điều Tiếp Độ Nữ Đạo Tặc
– Nguồn Sanh Tội của điều Chưa Được Cho Phép
*****
SỰ TRÙNG LẶP LIÊN TỤC
PHẦN CÂU HỎI BAO NHIÊU
01. – Phần Sáu Nguồn Sanh Tội
02. – Phần Bao Nhiêu Tội
03. – Bài Kệ về Nguồn Sanh Tội
04. – Phần Do Duyên Hư Hỏng
05. – Phần Do Duyên Tranh Tụng
| 06 |
PHÂN TÍCH CÁCH DÀN XẾP
06. – Phần Phương Thức Trình Bày
07. – Phần Có Liên Quan
08. – Phần Có Cùng Quan Hệ
09. – Phần Các Cách Dàn Xếp Có Liên Quan Đối Với Cách Dàn Xếp
10. – Phần Các Cách Dàn Xếp Có Cùng Quan Hệ Đối Với Cách Dàn Xếp
11. – Phần Các Cách Dàn Xếp và Hành Xử Luật Với Sự Hiện Diện
12. – Phần Cách Hành Xử
13. – Phần Tốt Đẹp
14. – Phần Nơi Nào
15. – Phần Cách Dàn Xếp
16. – Phần Được Gắn Liền
17. – Phần Được Làm Lắng Dịu
18. – Phần Được Làm Lắng Dịu & Không Được Làm Lắng Dịu
19. – Phần Cách Dàn Xếp và Sự Tranh Tụng
20. – Phần Làm Sanh Khởi
21. – Phần Liên Hệ Với
Samathabhedo niṭṭhito – Dứt Phân Tích cách Dàn Xếp.
–ooOoo–
Lời giới thiệu
Parivārapāḷi là tập cuối của Vinayapiṭaka (Tạng Luật). Về ý nghĩa của từ parivāra, học giả I. B. Horner phân tích như sau: “… pari là tiếp đầu ngữ có ý nghĩa: đi vòng quanh, bao bọc xung quanh, v.v… và vāra lấy theo từ gốc của Sanskrit là √vṛ có nghĩa là bao phủ…” Tuy nhiên, √vṛ còn có nghĩa thứ hai là chọn lựa; dựa theo đó, chúng tôi tạm lấy tên là “Tập Yếu” có ý nghĩa nôm na là “Tập hợp lại những điều chính yếu.” Những điều chính yếu ấy đã được chọn lọc từ hai bộ Luật Suttavibhaṅga và Khandhaka rồi được sắp xếp và trình bày qua những góc nhìn khác biệt.
Như vậy, phải chăng Parivārapāḷi – Tập Yếu này không đem lại tư liệu gì mới cho người đọc? Suy nghĩ như vậy xét ra cũng có phần đúng. Tuy nhiên, trong số những người đã đọc qua, thậm chí đã học một cách kỹ lưỡng hai bộ Luật trên, người nào có thể khẳng định rằng bản thân có thể hiểu được chính xác và ghi nhớ đầy đủ các điều đức Phật đã dạy, hoặc nghĩ đến việc hệ thống hóa lại kiến thức về Luật? Chúng ta hãy thử trả lời các câu hỏi sau: “Các điều học đã được quy định ở bao nhiêu địa điểm? Mỗi địa điểm như vậy được bao nhiêu điều? Có bao nhiêu điều học đã được quy định chung cho tỳ khưu và tỳ khưu ni? Là các điều học nào? Có bao nhiêu điều học đã được quy định riêng cho tỳ khưu, cho tỳ khưu ni? Là các điều học nào? v.v… Parivārapāḷi đã giải quyết các câu hỏi đó giúp cho người đọc khỏi phải mất thì giờ vận dụng ký ức hoặc phải mở sách ra xem lại.
Parivārapāḷi – Tập Yếu gồm có 19 chương và được in thành hai tập: Parivārapāḷi 1 – Tập Yếu 1 (TTPV 08, Tam Tạng Pāḷi – Việt tập 08) có 4 chương và Parivārapāḷi 2 – Tập Yếu 2 (TTPV 09) gồm 15 chương còn lại. Bốn chương đầu thuộc tập một có nội dung tóm lược như sau:
● Chương Đại Phân Tích trình bày những câu hỏi và trả lời liên quan đến bộ Phân Tích Giới Tỳ khưu gồm 16 phần chính tóm lược đầy đủ 227 điều học của tỳ khưu.
● Chương thứ nhì Phân Tích Giới Tỳ khưu Ni là phần tóm lược về giới bổn của tỳ khưu ni gồm các điều học được quy định riêng cho ni giới. Cách trình bày cũng tương tợ như ở chương trên dành cho tỳ khưu.
● Chương Tóm Lược về Nguồn Sanh Tội đề cập sáu nguồn sanh tội phát sanh lên do ba cửa thân khẩu ý: có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân, v.v… Có tội chỉ có một nguồn sanh tội, có tội có hai, có tội có ba, có tội có bốn, có tội có sáu, và cả thảy có mười ba nhóm có nguồn sanh tội giống nhau.
● Chương thứ tư tuy có tên là Sự Trùng Lặp Liên Tục, nhưng lại được phân ra làm hai phần: (a) Sự Trùng Lặp Liên Tục và (b) Phân Tích Cách Dàn Xếp, tuy nhiên phần (b) chỉ là phần tiếp theo của phần (a) chưa được hoàn tất. Sở dĩ nhận ra được hai phần riêng biệt do việc các nhà kết tập vẫn lưu lại câu văn báo hiệu sự kết thúc của phần đầu: “antarapeyyālaṃ niṭṭhitaṃ” có nghĩa là “Sự Trùng Lặp Liên Tục được chấm dứt.” Cả hai phần này được trình bày dưới hình thức là các câu hỏi và đáp mở đầu bằng dạng tiêu đề (mātikā).
*****
Về phần tác giả, nói đúng hơn là vị đã biên tập tài liệu này, chúng ta chỉ biết được tên vị ấy là Dīpa qua lời tổng kết ở phần cuối của tập sách. Vị ấy được giới thiệu là “bậc trí tuệ đã học hỏi từ các vị thầy và thực hiện Parivāra nhằm làm sáng tỏ Chánh Pháp, giúp cho người học Phật giải quyết những hoài nghi đã sanh khởi.” Có ý kiến cho rằng Dīpa là một vị xuất gia người ở đảo Tích Lan.[1]
Về thời điểm, cũng không thể xác định chắc chắn. Dựa vào bài kệ liệt kê tên các vị trưởng lão kế thừa Tạng Luật được đề cập ở trang 6 nêu tên năm vị thuộc Jambudīpa (Ấn Độ), kế tiếp là nhóm năm vị dẫn đầu là ngài Mahinda có trách nhiệm đi hoằng Pháp ở Tambapaṇṇi, và vị trưởng lão cuối cùng trong danh sách ấy có tên là Sīva. Có tài liệu phỏng đoán rằng vị Sīva đã sống vào khoảng thế kỷ thứ nhất sau Tây lịch;[2] như vậy, có thể suy luận rằng tập Parivārapāḷi được thực hiện vào khoảng thời gian đó. Địa điểm đã thực hiện Parivārapāḷi được mặc nhiên chấp nhận là ở trên hòn đảo Tambapaṇṇi ấy (tức là nước Sri Lanka ngày nay).
Về nội dung, có các vấn đề đáng được lưu ý như sau:
– Parivārapāḷi tuy được xếp vào Tipiṭaka (Tam Tạng), nhưng phần lớn của Parivārapāḷi không phải là những điều đã được nghe trực tiếp từ chính kim khẩu của đức Phật và được ghi lại nguyên văn như hai bộ Luật kia hoặc các bộ thuộc tạng Kinh; điều này được dễ dàng xác định qua văn bản. Parivārapāḷi tuy không khẳng định là Phật ngôn nhưng các vấn đề thảo luận không đi ra ngoài những lời dạy của đức Phật.
– Parivārapāḷi hiện đang sử dụng gồm có 19 chương; tuy nhiên theo văn bản của Thái Lan và Pali Text Society thì ở cuối chương XIV có dòng chữ “Parivāraṃ niṭṭhitaṃ” báo hiệu sự kết thúc của Parivārapāḷi. Dịch giả I. B. Horner dẫn chứng rằng các bản Chú Giải về Luật và Kinh Trường Bộ của ngài Buddhaghosa đề cập đến “soḷasaparivāra” nghĩa là Parivārapāḷi gồm có 16 chương và lưu ý chúng ta về chương thứ tư gồm có 2 phần riêng biệt là Anantarapeyyāla (Sự trùng lặp liên tục) và Samathabheda (Phân tích cách dàn xếp) và chương thứ bảy gồm có Uposathādipucchāvissajjanā(Các câu vấn đáp về lễ Uposatha, v.v…) và Atthavasapakaraṇa (Lời giải thích về điều lợi ích) đã được thu gọn lại; theo cách giải thích này chúng ta có được Parivārapāḷi với mười sáu chương theo như các Chú Giải đã đề cập. Như vậy, phải chăng năm chương cuối của cả hai phần Chánh Tạng và Chú Giải đã được thêm vào sau thời kỳ của ngài Buddhaghosa?[3] Điều này cần phải chờ đợi câu trả lời từ các công trình nghiên cứu nghiêm túc hoặc từ sự tìm ra các di tích từ những công cuộc khảo cổ để có được câu trả lời thích đáng.
– Có điều cần nói thêm rằng: Parivārapāḷi không phải là sách để đọc thông thường mà được xem là tài liệu học tập, là học cụ giúp cho người nghiên cứu Luật hiểu rõ và nắm vững các vấn đề thuộc về Luật. Sự trình bày vấn đề dưới nhiều góc cạnh, theo từng chủ đề có thể giúp cho người đọc xác định lại kiến thức và góp phần vào việc củng cố sự ghi nhớ. Tuy nhiên, người đọc phổ thông cũng có thể học hỏi được những nét đa dạng trong nghệ thuật phân tích vấn đề.
Về hình thức, văn bản Pāḷi Roman được trình bày ở đây đã được phiên âm lại từ văn bản Pāḷi – Sinhala, ấn bản Buddha Jayanti Tripitaka Seriescủa nước quốc giáo Sri Lanka. Nhân đây, chúng tôi cũng xin thành tâm tán dương công đức của Ven. Mettāvihārī đã hoan hỷ cho phép chúng tôi sử dụng văn bản đã được phiên âm sẵn đang phổ biến trên mạng internet. Điều này đã tiết kiệm cho chúng tôi nhiều thời gian và công sức trong việc nhận diện mặt chữ và đánh máy; tuy nhiên việc kiểm tra đối chiếu lại với văn bản chánh cũng đã chiếm khá nhiều thời gian.
Về phương diện dịch thuật và trình bày văn bản tiếng Việt, như đã trình bày ở các tập Luật trước, chúng tôi giữ nguyên từ Pāli của một số thuật ngữ không dịch sang tiếng Việt ví dụ như tên các điều học pārājika, saṅghādisesa, hoặc tên của các nghi thức như là lễ Uposatha, lễ Pavāraṇā, v.v… Ngoài ra cũng có một số từ không tìm ra được nghĩa Việt như trường hợp tên các loại thảo mộc. Thêm vào đó, chúng tôi cũng đã sử dụng dạngchữ nghiêng cho một số chữ hoặc câu văn nhằm gợi sự chú ý của người đọc về tầm quan trọng của ý nghĩa, hoặc về tính chất thực dụng của chúng. Riêng về các câu kệ ngôn, chúng tôi đã ghi nghĩa Việt bằng văn xuôi nhằm diễn tả trọn vẹn ý nghĩa của văn bản gốc, và được trình bày bằng dạng chữnghiêng để làm nổi bật sự khác biệt.
Về văn phong của lời dịch, chúng tôi chủ trương ghi lại lời tiếng Việt sát theo văn bản gốc và cố gắng không bỏ sót từ nào không dịch. Lời văn tiếng Việt của chúng tôi có chứa đựng những mấu chốt giúp cho những ai có ý thích nghiên cứu Pāḷi thấy ra được cấu trúc của loại ngôn ngữ này, đống thời tạo sự thuận tiện cho công việc hiệu đính trong tương lai. Việc làm này của chúng tôi không hẳn đã được hoàn hảo, dẫu sao cũng là bước khởi đầu nhằm thúc đẩy phong trào nghiên cứu cổ ngữ Phật Học của người Việt Nam. Tuy nhiên, một số sai sót trong quá trình phiên dịch đương nhiên không thể tránh khỏi, chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về trình độ yếu kém.
Nhân đây, chúng tôi cũng xin chân thành ghi nhận sự quan tâm chăm sóc trực tiếp hoặc gián tiếp đối với công tác phiên dịch của chúng tôi về phương diện vật thực bồi dưỡng và thuốc men chữa bệnh của các vị hữu ân sau: Ni Sư Kiều Đàm Di, hai vị Sư Cô ở Australia, gia đình Nguyễn văn Hiền & Trần Hường, gia đình Phạm Trọng Độ & Ngô thị Liên, và Phật tử Hựu Huyền. Công việc soạn thảo này được thông suốt, không bị gián đoạn, chính là nhờ có sự hỗ trợ cấp thời và quý báu của quý vị. Thành tâm cầu chúc quý vị luôn giữ vững niềm tin và thành tựu được nhiều kết quả trong công việc tu tập giải thoát và hộ trì Tam Bảo.
Một điều thiếu sót lớn nếu không đề cập đến sự nhiệt tình giúp đỡ của Phật tử Tung Thiên đã sắp xếp thời gian để đọc qua bản thảo và đã đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc giúp cho chúng tôi tránh được một số điểm vụng về trong việc sử dụng từ ngữ tiếng Việt. Chúng tôi cũng xin thành tâm tùy hỷ và tán dương công đức của các thí chủ đã nhiệt tâm đóng góp tài chánh giúp cho Công Trình Ấn Tống Tam Tạng Song Ngữ Pāḷi – Việt được tồn tại và phát triến, mong sao phước báu Pháp thí này luôn dẫn dắt quý vị vào con đường tu tập đúng theo Chánh Pháp, thành tựu Chánh Trí, chứng ngộ Niết Bàn, không còn luân hồi sanh tử nữa.
Nhân đây, cũng xin thành kính tri ân công đức của Ven. Wattegama Dhammawasa, Sanghanāyaka ở Australia và cũng là Tu Viện Trưởng tu viện Sri Subodharama Buddhist Centre ở Peradeniya – Sri Lanka, đã cung cấp trú xứ cho chúng tôi ở Khu Ẩn Lâm Subodha, dưới chân núi Ambuluwawa, Gampola, cách thủ đô Colombo khoảng 150 cây số. Điều kiện yên tĩnh và khí hậu mát mẻ trong lành ở đây đã giúp cho chúng tôi rất nhiều trong việc chú tâm và kiên trì thực hiện bản soạn thảo của các tập Luật. Cũng không quên nhắc đến sự phục vụ và chăm sóc về mọi mặt, nhất là vật thực của hai vị cư sĩ người Sri Lanka là Gunavardhana và Dayānanda ở trú xứ này đã giúp cho chúng tôi có thể tập trung toàn thời gian cho công việc phiên dịch này.
Cuối cùng, ngưỡng mong phước báu phát sanh trong công việc soạn thảo tập Kinh này được thành tựu đến thầy tổ, song thân, và tất cả chúng sanh trong tam giới. Nguyện cho hết thảy đều được an vui, sức khỏe, có trí tuệ, và tinh tấn tu tập ngõ hầu thành đạt cứu cánh giải thoát, chấm dứt khổ đau.
Kính bút,
Khu Ẩn Lâm Subodha
ngày 15 tháng 04 năm 2009
Tỳ Khưu Indacanda (Trương Đình Dũng)
–ooOoo–
CÁC TỪ CHUYÊN MÔN
Một số từ chuyên môn cùng với các từ dịch nghĩa hoặc dịch âm bởi các dịch giả khác đã được trích lục và ghi lại dưới đây:
– Pātimokkha: giới bổn Ba-la-đề-mộc-xoa, biệt biệt giải thoát giới.
– Pārājika: tội bất cộng trụ, ba-la-di, triệt khai, ba-la-thị-ca, giới khí.
– Saṅghādisesa: tội tội tăng tàn, tăng tàng, tăng-già-bà-thi-sa, tăng-già-phạt-thi-sa.
– Aniyata: tội bất định.
– Nissaggiya pācittiya: tội ưng xả đối trị, ni-tát-kỳ-ba-dật-đề, ni-tát-kỳ-ba-dật-để-ca, giới xả đọa.
– Pācittiya: tội ưng đối trị, ba-dật-đề, ba-dật-để-ca, giới đọa.
– Pāṭidesanīya: tội ưng phát lộ, ba-la-đề đề-xá-ni, ba-dạ-đề, ba-la-để-đề-xá-ni, giới hối quá.
– Sekhiya dhamma: ưng học pháp, chúng-học-pháp, pháp chúng học, giới học.
– Adhikaraṇa dhamma: pháp diệt tranh, pháp diệt-tránh, pháp điều giải.
– Thullaccaya: trọng tội, tội thâu lan giá.
– Dukkaṭa: tội tác ác, đột cát la.
– Dubbhāsita: tội ác khẩu.
– Parivāsa: phạt biệt trú.
– Mānatta: hành tự hối.
– Abbhāna: phục vị.
– Uposatha: lễ Bố Tát.
– Pavāraṇā: lễ Tự Tứ.
–ooOoo–
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VinA. : Vinaya Aṭṭhakathā (Samantapāsādikā)
– Chú Giải Tạng Luật (PTS)
ND : Chú thích của Người Dịch
PTS : Nhà Xuất Bản Pali Text Society (Anh Quốc)
Sđd. : Sách đã dẫn
TTPV : Tam Tạng Pāḷi – Việt
[1] Học giả I. B. Horner ghi theo Winternitz, A History of Indian Literature, Vol. ii, p. 33.
[2] Oskar Von Hinüber, A Handbook of Pāli Literature, xem phần giải thích vềParivāra.
[3] Vào khoảng thế kỷ thứ 5 sau Tây Lịch.
TẢI MOBILE APP PHẬT GIÁO THERAVĀDA ĐỂ XEM THÊM NHIỀU THÔNG TIN HỮU ÍCH (ANDROID & IOS)