Đại Kinh Thiết Lập Niệm – Mahāsatipaṭṭhānasutta: Pháp Tuỳ Quán – Phần Thánh Đế (khổ&tập Đế)

Đại Kinh Thiết Lập Niệm – Mahāsatipaṭṭhānasutta: Pháp Tuỳ Quán – Phần 4 Thánh Đế (Khổ Đế & Tập Đế)

(Bản dịch trong lớp Đọc Hiểu Pali do Sư Thiện Hảo (Bhikkhu Vāyāma) hướng dẫn)

 

Dhammānupassanā saccapabbaṃ 

(Pháp tuỳ quán, phần Đế/Chân lý)

42. ‘Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati catūsu ariyasaccesu. Kathañca pana, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati catūsu ariyasaccesu? Idha, bhikkhave, bhikkhu ‘idaṃ dukkha’nti yathābhūtaṃ pajānāti, ‘ayaṃ dukkhasamudayo’ti yathābhūtaṃ pajānāti, ‘ayaṃ dukkhanirodho’ti yathābhūtaṃ pajānāti, ‘ayaṃ dukkhanirodhagāminī paṭipadā’ti yathābhūtaṃ pajānāti.

(Và lại nữa, này các tỳ-khưu, vị tỳ-khưu sống tuỳ quán pháp trên bốn pháp Thánh đế/Chân lý cao quý. Lại nữa, này các tỳ-khưu, vị tỳ-khưu sống tuỳ quán pháp trên bốn pháp Thánh đế như thế nào? Ở đây, này các tỳ-khưu, vị tỳ-khưu biết rõ như thật ‘Đây là khổ’; biết rõ như thật ‘Đây là Nhân sanh khổ’; biết rõ như thật ‘Đây là Sự diệt khổ’; (và) biết rõ như thật ‘Đây là phương pháp dẫn đến sự diệt khổ’.)

Paṭhamabhāṇavāro niṭṭhito. (Dứt đoạn thứ nhất)

Dukkhasaccaniddeso (Diễn giải Khổ đế/Chân lý về khổ)

43. ‘Katamañca, bhikkhave, dukkhaṃ ariyasaccaṃ? Jātipi dukkhā, jarāpi dukkhā, maraṇampi dukkhaṃ, sokaparidevadukkhadomanassupāyāsāpi dukkhā, appiyehi sampayogopi dukkho, piyehi vippayogopi dukkho, yampicchaṃ na labhati tampi dukkhaṃ, saṅkhittena pañcupādānakkhandhā dukkhā.

(Này các tỳ-khưu, gì là Khổ thánh đế? Sanh cũng là khổ, già cũng là khổ, chết cũng là khổ, sầu muộn – bi ai – đau đớn – ưu phiền – áo não cũng là khổ, gần những vật/người đáng ghét cũng là khổ, xa những vật/người đáng yêu cũng là khổ, không được thứ mong muốn cũng là khổ tóm lại, năm uẩn bị chấp thủ/ngũ thủ uẩn là khổ.)

44. ‘Katamā ca, bhikkhave, jāti? Yā tesaṃ tesaṃ sattānaṃ tamhi tamhi sattanikāye jāti sañjāti okkanti abhinibbatti khandhānaṃ pātubhāvo āyatanānaṃ paṭilābho, ayaṃ vuccati, bhikkhave, jāti.

(Và này các tỳ-khưu, gì là ‘sự sanh’? Sự sanh ra nào, sự chào đời nào, sự xuất hiện nào, sự tái sanh nào, sự hiện khởi của các uẩn nào, sự thành tựu của các xứ nào đối với các chúng sanh ấy, trong nhóm chúng sanh ấy; và này các tỳ-khưu, đây được gọi là ‘sự sanh’.)

45. ‘Katamā ca, bhikkhave, jarā? Yā tesaṃ tesaṃ sattānaṃ tamhi tamhi sattanikāye jarā jīraṇatā khaṇḍiccaṃ pāliccaṃ valittacatā āyuno saṃhāni indriyānaṃ paripāko, ayaṃ vuccati, bhikkhave, jarā.

(Và này các tỳ-khưu, gì là ‘sự già’? Sự già nua nào, tình trạng già yếu nào, sự rụng/lung lay răng nào, sự bạc tóc nào, tình trạng da nhăn nheo nào, sự giảm sút của thọ mạng nào, sự thoái hoá/hư hoại của các căn nào đối với chúng sanh ấy, trong nhóm chúng sanh ấy; này các tỳ-khưu, đây được gọi là ‘sự già’.)

46. ‘Katamañca, bhikkhave, maraṇaṃ? Yaṃ tesaṃ tesaṃ sattānaṃ tamhā tamhā sattanikāyā cuti cavanatā bhedo antaradhānaṃ maccu maraṇaṃ kālakiriyā khandhānaṃ bhedo kaḷevarassa nikkhepo jīvitindriyassupacchedo, idaṃ vuccati, bhikkhave, maraṇaṃ.

(Và này các tỳ-khưu, gì là ‘sự chết’? Sự qua đời nào, tình trạng đổi dời nào, sự tan rã nào, sự tiêu tan nào, sự chết nào, sự tử vong nào, sự lâm chung nào, sự tan rã của các uẩn nào, sự vứt bỏ xác thân nào, sự cắt đứt mạng quyền nào đối với chúng sanh ấy, trong nhóm chúng sanh ấy; này các tỳ-khưu, đây được gọi là ‘sự chết’.)

47. ‘Katamo ca, bhikkhave, soko? Yo kho, bhikkhave, aññataraññatarena byasanena samannāgatassa aññataraññatarena dukkhadhammena phuṭṭhassa soko socanā socitattaṃ antosoko antoparisoko, ayaṃ vuccati, bhikkhave, soko.

(Và này các tỳ-khưu, gì là ‘sự sầu muộn’? Sự sầu muộn nào, sự buồn phiền nào, sự âu sầu nào, sự sầu muộn bên trong nào, sự thống khổ nội tại nào của người có sự bất hạnh này hay bất hạnh khác, (hoặc) bị khổ đau này hay khổ đau khác dày vò; này các tỳ-khưu, đây được gọi là ‘sự sầu muộn’.)

48. ‘Katamo ca, bhikkhave, paridevo? Yo kho, bhikkhave, aññataraññatarena byasanena samannāgatassa aññataraññatarena dukkhadhammena phuṭṭhassa ādevo paridevo ādevanā paridevanā ādevitattaṃ paridevitattaṃ, ayaṃ vuccati, bhikkhave paridevo.

(Và này các tỳ-khưu, gì là ‘sự bi ai’? Sự khóc lóc nào, sự bi ai nào, sự than khóc nào, sự thương tiếc nào, trạng thái than khóc nào, trạng thái thương tiếc nào của người có sự bất hạnh này hay bất hạnh khác, (hoặc) bị khổ đau này hay khổ đau khác dày vò; này các tỳ-khưu, đây được gọi là ‘sự bi ai’.)

49. ‘Katamañca, bhikkhave, dukkhaṃ? Yaṃ kho, bhikkhave, kāyikaṃ dukkhaṃ kāyikaṃ asātaṃ kāyasamphassajaṃ dukkhaṃ asātaṃ vedayitaṃ, idaṃ vuccati, bhikkhave, dukkhaṃ.

(Và này các tỳ-khưu, gì là ‘sự đau đớn’? Sự đau đớn nào về thân, sự khó chịu nào về thân, sự đau đớn và khó chịu nào khởi sanh từ thân xúc được kinh qua; này các tỳ-khưu, đây được gọi là ‘sự đau đớn’.)

50. ‘Katamañca, bhikkhave, domanassaṃ? Yaṃ kho, bhikkhave, cetasikaṃ dukkhaṃ cetasikaṃ asātaṃ manosamphassajaṃ dukkhaṃ asātaṃ vedayitaṃ, idaṃ vuccati, bhikkhave, domanassaṃ.

(Và này các tỳ-khưu, gì là ‘sự ưu phiền’? Sự đau khổ nào về tâm, sự khó chịu nào về tâm, sự đau khổ và khó chịu nào khởi sanh từ ý xúc được kinh qua; này các tỳ-khưu, đây được gọi là ‘sự ưu phiền’?)

51. ‘Katamo ca, bhikkhave, upāyāso? Yo kho, bhikkhave, aññataraññatarena byasanena samannāgatassa aññataraññatarena dukkhadhammena phuṭṭhassa āyāso upāyāso āyāsitattaṃ upāyāsitattaṃ, ayaṃ vuccati, bhikkhave, upāyāso.

(Và này các tỳ-khưu, gì là ‘sự áo não’? Sự buồn phiền nào, sự khổ não nào, trạng thái buồn phiền nào, trạng thái khổ não nào của người có sự bất hạnh này hay bất hạnh khác, (hoặc) bị khổ đau này hay khổ đau khác dày vò; này các tỳ-khưu, đây được gọi là ‘sự áo não’.)

52. ‘Katamo ca, bhikkhave, appiyehi sampayogo dukkho? Idha yassa te honti aniṭṭhā akantā amanāpā rūpā saddā gandhā rasā phoṭṭhabbā dhammā, ye vā panassa te honti anatthakāmā ahitakāmā aphāsukakāmā ayogakkhemakāmā, yā tehi saddhiṃ saṅgati samāgamo samodhānaṃ missībhāvo, ayaṃ vuccati, bhikkhave, appiyehi sampayogo dukkho.

Cách dịch 1: (Và này các tỳ-khưu, gì là ‘gần những vật/người đáng ghét cũng là khổ’? Ở đây, đối với ai mà có các sắc, thinh, khí, vị, xúc, pháp khó ưa, đáng ghét, và không vừa ý; hoặc những người nào mà có sự mong muốn bất lợi, mong muốn điều xấu, mong muốn bất an, mong muốn không có sự an tịnh khỏi trói buộc cho người ấy (hoặc những người nào mà không muốn cho người ấy có được lợi ích, tốt đẹp, an lòng, sự an tịnh khỏi trói buộc); (người ấy) gặp gỡ, giao thiệp, kết hợp, hoà nhập với họ; này các tỳ-khưu, đây được gọi là ‘gần những vật/người đáng ghét cũng là khổ’.)

Cách dịch 2: (Và này các tỳ-khưu, gì là ‘gần những vật/người đáng ghét cũng là khổ’? Ở đây, người mà gặp gỡ, giao thiệp, kết hợp, hoà nhập với các sắc, thinh, khí, vị, xúc, pháp khó ưa, đáng ghét, và không vừa ý; hoặc với những người nào mà không muốn cho người ấy có được lợi ích, tốt đẹp, an lòng, sự an tịnh khỏi trói buộc; này các tỳ-khưu, đây được gọi là ‘gần những vật/người đáng ghét cũng là khổ’.)

53. ‘Katamo ca, bhikkhave, piyehi vippayogo dukkho? Idha yassa te honti iṭṭhā kantā manāpā rūpā saddā gandhā rasā phoṭṭhabbā dhammā, ye vā panassa te honti atthakāmā hitakāmā phāsukakāmā yogakkhemakāmā mātā vā pitā vā bhātā vā bhaginī vā mittā vā amaccā vā ñātisālohitā vā, yā tehi saddhiṃ asaṅgati asamāgamo asamodhānaṃ amissībhāvo, ayaṃ vuccati, bhikkhave, piyehi vippayogo dukkho.

(Và này các tỳ-khưu, gì là ‘xa những vật/người đáng yêu cũng là khổ’? Ở đây, người mà không gặp gỡ, giao thiệp, kết hợp, hoà nhập với các sắc, thinh, khí, vị, xúc, pháp dễ chịu, đáng yêu, vừa ý; hoặc với những người nào mà muốn cho người ấy có được lợi ích, tốt đẹp, an lòng, sự an tịnh khỏi trói buộc, hoặc mẹ, cha, anh, chị, bạn hữu, ân nhân, hoặc thân quyến; này các tỳ-khưu, đây được gọi là ‘xa những vật/người đáng yêu cũng là khổ’.)

54. ‘Katamañca, bhikkhave, yampicchaṃ na labhati tampi dukkhaṃ? Jātidhammānaṃ, bhikkhave, sattānaṃ evaṃ icchā uppajjati – ‘aho vata mayaṃ na jātidhammā assāma, na ca vata no jāti āgaccheyyā’ti. Na kho panetaṃ icchāya pattabbaṃ, idampi yampicchaṃ na labhati tampi dukkhaṃ. Jarādhammānaṃ, bhikkhave, sattānaṃ evaṃ icchā uppajjati – ‘aho vata mayaṃ na jarādhammā assāma, na ca vata no jarā āgaccheyyā’ti. Na kho panetaṃ icchāya pattabbaṃ, idampi yampicchaṃ na labhati tampi dukkhaṃ. Byādhidhammānaṃ, bhikkhave, sattānaṃ evaṃ icchā uppajjati ‘aho vata mayaṃ na byādhidhammā assāma, na ca vata no byādhi āgaccheyyā’ti. Na kho panetaṃ icchāya pattabbaṃ, idampi yampicchaṃ na labhati tampi dukkhaṃ. Maraṇadhammānaṃ, bhikkhave, sattānaṃ evaṃ icchā uppajjati ‘aho vata mayaṃ na maraṇadhammā assāma, na ca vata no maraṇaṃ āgaccheyyā’ti. Na kho panetaṃ icchāya pattabbaṃ, idampi yampicchaṃ na labhati tampi dukkhaṃ. Sokaparidevadukkhadomanassupāyāsadhammānaṃ, bhikkhave, sattānaṃ evaṃ icchā uppajjati ‘aho vata mayaṃ na sokaparidevadukkhadomanassupāyāsadhammā assāma, na ca vata no sokaparidevadukkhadomanassupāyāsadhammā āgaccheyyu’nti. Na kho panetaṃ icchāya pattabbaṃ, idampi yampicchaṃ na labhati tampi dukkhaṃ.

(Và này các tỳ-khưu, gì là ‘không được thứ mong muốn cũng là khổ’? Này các tỳ-khưu, sự ước muốn như vậy khởi sanh cho chúng sanh có bản chất sanh ra: ‘Ôi, (ước gì) chúng ta sẽ không có bản chất sanh ra, và sự sanh không nên có/xuất hiện cho chúng ta’. Nhưng điều này không thể có được bằng sự ước muốn, (vậy) đây (cũng) là ‘không được thứ mong muốn cũng là khổ’. Này các tỳ-khưu, sự ước muốn như vậy khởi sanh cho chúng sanh có bản chất già nua: ‘Ôi, (ước gì) chúng ta sẽ không có bản chất già nua, và sự già không nên có/xuất hiện cho chúng ta’. Nhưng điều này không thể có được bằng sự ước muốn, (vậy) đây (cũng) là ‘không được thứ mong muốn cũng là khổ’. Này các tỳ-khưu, sự ước muốn như vậy khởi sanh cho chúng sanh có bản chất tật bệnh: ‘Ôi, (ước gì) chúng ta sẽ không có bản chất tật bệnh, và sự bệnh không nên có/xuất hiện cho chúng ta’. Nhưng điều này không thể có được bằng sự ước muốn, (vậy) đây (cũng) là ‘không được thứ mong muốn cũng là khổ’. Này các tỳ-khưu, sự ước muốn như vậy khởi sanh cho chúng sanh có bản chất chết: ‘Ôi, (ước gì) chúng ta sẽ không có bản chất chết, và sự chết không nên có/xuất hiện cho chúng ta’. Nhưng điều này không thể có được bằng sự ước muốn, (vậy) đây (cũng) là ‘không được thứ mong muốn cũng là khổ’. Này các tỳ-khưu, sự ước muốn như vậy khởi sanh cho chúng sanh có bản chất sầu muộn – bi ai – đau đớn – ưu phiền – áo não: ‘Ôi, (ước gì) chúng ta sẽ không có bản chất sầu muộn – bi ai – đau đớn – ưu phiền – áo não, và sự sầu muộn – bi ai – đau đớn – ưu phiền – áo não không nên có/xuất hiện cho chúng ta’. Nhưng điều này không thể có được bằng sự ước muốn, (vậy) đây (cũng) là ‘không được thứ mong muốn cũng là khổ’.)

55. ‘Katame ca, bhikkhave, saṅkhittena pañcupādānakkhandhā dukkhā? Seyyathidaṃ – rūpupādānakkhandho, vedanupādānakkhandho, saññupādānakkhandho, saṅkhārupādānakkhandho, viññāṇupādānakkhandho. Ime vuccanti, bhikkhave, saṅkhittena pañcupādānakkhandhā dukkhā. Idaṃ vuccati, bhikkhave, dukkhaṃ ariyasaccaṃ.

(Và này các tỳ-khưu, gì là ‘tóm lại năm uẩn bị chấp thủ là khổ’? Tức là sắc uẩn bị chấp thủ, thọ uẩn bị chấp thủ, tưởng uẩn bị chấp thủ, hành uẩn bị chấp thủ, thức uẩn bị chấp thủ. Này các tỳ-khưu, đây được gọi là ‘tóm lại năm uẩn bị chấp thủ là khổ’. Này các tỳ-khưu, đây được gọi là Khổ thánh đế/Chân lý về khổ.)

Ngữ vựng:

bhāṇavāra (nt): phần, đoạn

dukkhasaccaniddesa = dukkhasacca + niddesa (nt) 

upāyāsa (nt): sự khổ não/đau xót/thương tiếc

sattanikāya = satta (nt) chúng sanh, sinh vật + nikāya (nt) nhóm, loại, sự tập hợp

jāti (nut): sự sanh/tái sanh

sañjāti (nut): sự sanh ra/ra đời, nguồn gốc

okkanti (nut từ okkamati): sự xuất hiện/trở thành/hiện ra

abhinibbatti (nut): sự tái sanh/trở thành

pātubhāva (nt): sự xuất hiện/hiện khởi  

paṭilābha (nt): sự có được/đạt được/thành tựu

jarā (nut): sự già nua/suy tàn

jīraṇatā (nut): tình trạng già yếu/suy tàn

khaṇḍicca (trut): tình trạng lung lay/gãy (răng)

pālicca (trut): sự bạc tóc

valittacatā (nut): tình trạng da nhăn nheo

āyu (trut): tuổi thọ, thọ mạng

saṃhāni (nut): sự ngắn lại/rút lại/giảm bớt

indriya (trut): khả năng, nhiệm vụ, yếu tố điều khiển, căn

paripāka (nt): sự chín muồi/trưởng thành/hoàn hảo

cuti (nut): sự qua đời

cavanatā (nut): tình trạng đổi dời

bheda (nt): sự gãy/đứt/tan rã

antaradhāna (trut): sự biến mất/tiêu tan

maccu (nt): sự chết, tử thần

kālakiriyā (nut): lúc lâm chung, sự chết

kaḷevara (trut): tử thi, xác chết

nikkhepa (nt): sự từ bỏ/loại ra

jīvitindriyassupaccheda = jīvitindriya (trut) mạng quyền, sức sống, sinh lực + upaccheda (nt) sự tan vỡ/huỷ hoại/cắt đứt

aññataraññatara = aññatara (tt) nào đó + aññatara

byasana, vyasana (trut): sự bất hạnh/phá huỷ/tiêu tan

samannāgata (tt): phú cho, có được

phuṭṭha (qkpt của phusati): xúc động, bị ảnh hưởng bởi

soka (nt): nỗi đau buồn/sầu khổ 

socanā (nut): sự sầu não/buồn phiền

socitatta (trut): sự buồn rầu/âu sầu

antosoka (nt): sự ưu tư/sầu khổ trong tâm = anto (bbt) nội tại, bên trong + soka 

antoparisoka (nt): sự thống khổ/đau buồn cùng cực trong tâm 

ādeva (nt): sự khóc lóc/rên rỉ

parideva (nt): sự khóc than/than van

ādevanā (nut): sự bi thương/khóc lóc

paridevanā (nut): sự bi ai/ khóc than

ādevitatta (trut): thái độ bi thương/khóc lóc 

paridevitatta (trut): thái độ bi ai/khóc than

kāyika (tt): thuộc về thân/cơ thể

asāta (trut): sự khó chịu/không thoải mái = a+sāta 

kāyasamphassaja = kāya + samphassa (nt) sự tiếp xúc/đụng chạm + ja (tt) được sanh/tạo ra

vedayita (qkpt của vedeti): được cảm giác/kinh qua

cetasika (tt): thuộc về tâm/ý 

manosamphassaja = mana (nt, trut) tâm/ý thức + samphassa + ja

āyāsa (nt): sự buồn phiền/phiền muộn

upāyāsa (nt): sự khổ não/đau khổ

āyāsitatta (trut): thái độ buồn phiền/phiền muộn

upāyāsitatta (trut): thái độ khổ não/đau khổ

aniṭṭha = na + iṭṭha (qkpt của icchati) dễ chịu, hài lòng, vui thích 

akanta = na + kanta (qkpt của kāmeti) vui thích, thú vị, đáng yêu 

amanāpa = na + manāpa (tt) duyên dáng, dễ thương, vừa ý

rūpa (trut): hình dáng, diện mạo, sắc tướng 

sadda (nt): âm thanh, tiếng 

gandha (nt): mùi

rasa (nt): vị 

phoṭṭhabba (trut): sự đụng/chạm/tiếp xúc

anatthakāma = na + attha (tt) lợi ích + kāma (nt, trut) sự mong muốn, khao khát

ahitakāma = na + hita (qkpt của dahati) lợi ích/phù hợp/tốt đẹp + kāma

aphāsukakāmā = na + phāsuka (tt) tiện lợi/thoải mái/vừa ý + kāma

ayogakkhemakāmā = na + yoga (nt) sự ràng buộc/tham luyến + khema + kāma

saṅgati (nut từ saṅgacchati): sự gặp/liên kết/giao thiệp

samāgama (nt): sự gặp phải/giao thiệp

samodhāna (trut): sự gom lại/kết hợp/phối hợp

missībhāva = missa (tt) được pha trộn/thêm vào + bhāva 

pattabba (khnpt của pāpunāti):  có thể có/đạt được 

 

 

Samudayasaccaniddeso (Diễn giải Tập đế/Chân lý về nhân sanh khổ)

56. ‘Katamañca, bhikkhave, dukkhasamudayaṃ ariyasaccaṃ? Yāyaṃ taṇhā ponobbhavikā nandīrāgasahagatā tatratatrābhinandinī, seyyathidaṃ – kāmataṇhā bhavataṇhā vibhavataṇhā.

(Này các tỳ-khưu, gì là Tập thánh đế/Chân lý cao quý về nhân sanh khổ? Tham ái trong ai còn dẫn đến tái sanh, câu hữu/khởi sanh cùng/đồng sanh với hỷ và tham, vui thích kiếp này kiếp khác/cõi này cõi kia, tức là Dục ái, hữu ái và phi hữu ái.)

57. ‘Sā kho panesā, bhikkhave, taṇhā kattha uppajjamānā uppajjati, kattha nivisamānā nivisati? Yaṃ loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati.

(Này các tỳ-khưu, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đâu, khi nương trú thì nương trú ở đâu? Ở đời có vật đáng yêu và vừa ý nào, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy.)

58. ‘Kiñca loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ? Cakkhu loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Sotaṃ loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Ghānaṃ loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Jivhā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Kāyo loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Mano loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati.

(Gì là vật đáng yêu và vừa ý ở đời? Mắt là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Tai là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Mũi là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Lưỡi là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Thân là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Ý là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy.)

59. ‘Rūpā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Saddā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Gandhā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Rasā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Phoṭṭhabbā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Dhammā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati.

(Gì là vật đáng yêu và vừa ý ở đời? (Cảnh) sắc là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. (Cảnh) thinh là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. (Cảnh) khí là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. (Cảnh) vị là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. (Cảnh) xúc là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. (Cảnh) pháp là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy.)

60. ‘Cakkhuviññāṇaṃ loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Sotaviññāṇaṃ loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Ghānaviññāṇaṃ loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Jivhāviññāṇaṃ loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Kāyaviññāṇaṃ loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Manoviññāṇaṃ loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati.

(Gì là vật đáng yêu và vừa ý ở đời? Nhãn thức là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Nhĩ thức là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Tỷ thức là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Thiệt thức là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Thân thức là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Ý thức là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy.)

61. ‘Cakkhusamphasso loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Sotasamphasso loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Ghānasamphasso loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Jivhāsamphasso loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Kāyasamphasso loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Manosamphasso loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati.

(Gì là vật đáng yêu và vừa ý ở đời? Nhãn xúc/sự xúc chạm của mắt là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Nhĩ xúc/sự xúc chạm của tai là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Tỷ xúc/sự xúc chạm của mũi là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Thiệt xúc/sự xúc chạm của lưỡi là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Thân xúc/sự xúc chạm của thân là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Ý xúc/sự xúc chạm của tâm là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy.)

62. ‘Cakkhusamphassajā vedanā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Sotasamphassajā vedanā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Ghānasamphassajā vedanā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Jivhāsamphassajā vedanā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Kāyasamphassajā vedanā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Manosamphassajā vedanā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati.

(Gì là vật đáng yêu và vừa ý ở đời? Thọ sanh từ nhãn xúc là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Thọ sanh từ nhĩ xúc là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Thọ sanh từ tỷ xúc là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Thọ sanh từ thiệt xúc là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Thọ sanh từ thân xúc là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Thọ sanh từ ý xúc là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy.)

63. ‘Rūpasaññā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Saddasaññā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Gandhasaññā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Rasasaññā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Phoṭṭhabbasaññā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Dhammasaññā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati.

(Gì là vật đáng yêu và vừa ý ở đời? Sắc tưởng (sự nhận biết cảnh sắc) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Thinh tưởng (sự nhận biết cảnh thinh) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Khí tưởng (sự nhận biết cảnh khí) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Vị tưởng (sự nhận biết cảnh vị) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Xúc tưởng (sự nhận biết cảnh xúc) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Pháp tưởng (sự nhận biết cảnh pháp) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy.)

64. ‘Rūpasañcetanā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Saddasañcetanā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Gandhasañcetanā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Rasasañcetanā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Phoṭṭhabbasañcetanā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Dhammasañcetanā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati.

(Gì là vật đáng yêu và vừa ý ở đời? Sắc tư (ý định về cảnh sắc) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Thinh tư (ý định về cảnh thinh) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Khí tư (ý định về cảnh khí) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Vị tư (ý định về cảnh vị) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Xúc tư (ý định về cảnh xúc) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Pháp tư (ý định về cảnh pháp) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy.)

65. ‘Rūpataṇhā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Saddataṇhā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Gandhataṇhā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Rasataṇhā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Phoṭṭhabbataṇhā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Dhammataṇhā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati.

(Gì là vật đáng yêu và vừa ý ở đời? Sắc ái là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Thinh ái là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Khí ái là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Vị ái là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Xúc ái là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Pháp ái là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy.)

66. ‘Rūpavitakko loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Saddavitakko loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Gandhavitakko loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Rasavitakko loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Phoṭṭhabbavitakko loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Dhammavitakko loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati.

(Gì là vật đáng yêu và vừa ý ở đời? Sắc tầm (sự suy nghĩ về cảnh sắc) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Thinh tầm (sự suy nghĩ về cảnh thinh) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Khí tầm (sự suy nghĩ về cảnh khí) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Vị tầm (sự suy nghĩ về cảnh vị) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Xúc tầm (sự suy nghĩ về cảnh xúc) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Pháp tầm (sự suy nghĩ về cảnh pháp) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy.)

67. ‘Rūpavicāro loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Saddavicāro loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Gandhavicāro loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Rasavicāro loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Phoṭṭhabbavicāro loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Dhammavicāro loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Idaṃ vuccati, bhikkhave, dukkhasamudayaṃ ariyasaccaṃ.

(Gì là vật đáng yêu và vừa ý ở đời? Sắc tứ (sự suy xét về cảnh sắc) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Thinh tứ (sự suy xét về cảnh thinh) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Khí tứ (sự suy xét về cảnh khí) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Vị tứ (sự suy xét về cảnh vị) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Xúc tứ (sự suy xét về cảnh xúc) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Pháp tứ (sự suy xét về cảnh pháp) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy.)

Ngữ vựng:

nivisati (ni+vis+a+ti): dừng lại, an trú, đi vào 

ettha (trt): ở đây 

samphassa (nt): sự xúc chạm/tiếp xúc

samphassajā = samphassa + ja (tt) được khởi sanh/sanh ra 

sañcetanā (nut): ý nghĩ/định, sự nhận thức, tư 

vitakka (nt): ý nghĩ, sự suy nghĩ, tầm

vicāra (nt): sự suy xét/kiểm tra, tứ

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.