Giáo Trình Pali 2 – Những Đệ Nhất Chuyển Hoá Ngữ Không Phải Phân Từ
NHỮNG ĐỆ NHẤT CHUYỂN HÓA NGỮ
KHÔNG PHẢI PHÂN TỪ
(Những tiếng này thuộc năng động thể và không chỉ một thì đặc biệt nào).
(141)“-ṇa” có thể được tiếp cho những ngữ căn tha động khi ở trước chúng có một túc từ sự vật.
kumbhaṃ + kara + ṇa kumbhakāra (người thợ gốm)
rathaṃ + kara + ṇa rathakāra (người đóng xe, thợ mộc).
ganthaṃ + kara + ṇa ganthakāra (tác giả một quyển sách).
pattaṃ + gaha + ṇa pattagāha (người mang bát).
sukhaṃ + kamu + ṇa sukhakāma (tìm an lạc).
tantaṃ + ve + ṇa tantavāya (thợ dệt).
kammaṃ + kara + ṇa kammakāra (thợ thuyền).
A. –y được xen vào giữa ṇa và ngữ căn kết thúc bằng một chữ ā .
dānaṃ + dā + ṇa dānadāya (người bố thí).
dhaññaṃ + mā + ṇa dhaññamāya (đong lúa).
tantaṃ + vā + ṇa tan’ tavāya
B– Một số danh động từ cũng được hình thành bằng tiếp vĩ ngữ này.
paca + ṇa pāka (sự nấu).
gaha + ṇa gāha (sự lấy).
caja + ṇa cāga (sự từ bỏ).
hara + ṇa hāra (sự mang).
(142)-a, -aka, -ana, -āvī và -tu được tiếp sau những ngữ căn khi có một túc từ ở trước chúng.
(1) Vĩ ngữ -a
dhammaṃ + dhara + a dhammadhara (trì pháp).
hitaṃ + kara + a hitakara (ân nhân, có lợi).
dinaṃ + kara + a dinakara (mặt trời, làm nên ban ngày).
dhanuṃ + gaha + a dhanuggaha (người bắn cung).
sabbaṃ + dā + a sabbada (người bố thí tất cả).
majjaṃ + pā + a majjapa (người say).
Khi có những danh từ ở vào những cách khác với cách của túc từ đứng trước ngữ căn :
vane + cara + a vanacara (người đi lang thang trong rừng).
thale + ṭhā + a thalaṭṭha (ở trên đất).
jale + ṭhā + a jalaṭṭha (ở trong nước).
sirasmiṃ + ruha + a siroruha (tóc, mọc trên đầu).
2) -aka (đôi khi cần sự tăng cường).
dā (cho) + aka dāyaka (người cho). y được xen vào.
nī (dẫn) + aka = neaka nāyaka (người lãnh đạo). e thành āy.
kara + aka kāraka (người làm).
su + aka seaka sāvaka (người nghe, đồ đệ). e thành āv.
pu (làm sạch) + aka pāvaka (lửa).
gaha + aka gāhaka (người mang).
yāca + aka yācaka (ăn xin).
pāla + aka pālaka (người hộ trì).
3) Một số danh động từ được hình thành với ana
gaha + ana gahana (sự cầm giữ).
nanda (vui) + ana nandana (sự vui mừng).
bhuja (ăn) + ana bhojana (đồ ăn).
su + ana savaṇa (sự nghe).
paca + ana pacana (sự nấu).
bhū + ana bhavana (sự trở thành).
4) -āvī
bhayaṃ + disa (thấy) + āvī bhayadassāvī (người thấy nguy hiểm). disa trở thành dassa.
5) -tu.
A– Phụ âm cuối của ngữ căn trước vĩ ngữ này đôi khi đồng hóa thành t .
kara + tu kattu (người làm, tác giả).
hara + tu hattu (người mang)
bhara + tu bhattu (người nâng đỡ, chồng).
gamu + tu gantu (người đi).
vada + tu vattu (người nói).
mana + tu mantu (người nhận thấy).
ñātu + tu ñātu (người biết).
dātu + tu dātu (người cho).
B– Đôi khi sự tăng cường nguyên âm đầu xảy ra:
chida + tu chettu (người cắt).
ji + tu jetu (người chinh phục).
nī + tu netu (người lãnh đạo).
su + tu sotu (người nghe).
C– Được tiếp liền sau động từ căn :
pāle + tu pāletu (người che chở)
pālaya + tu pālayitu. (i được xen vào).
kāre + tu kāretu (người sai làm).
hāre + tu hāretu (người sai mang).
māre + tu māretu (người sai giết).
(143)-ṇī được tiếp sau một số ngữ căn để hình thành những chuyển hóa ngữ chỉ tác nhân :
chattaṃ + gaha + ṇī chattagāhī (người mang dù).
annaṃ + dā + ṇī annadāyī (người cho đồ ăn).
pāpaṃ + kara + ṇī pāpakārī (người phạm tội).
khīraṃ + pā + ṇī khīrapāyī (loài có vú, người uống sữa).
satataṃ + kara + ṇī satatakārī (người làm việc luôn).
sīghaṃ + yā (đi) + ṇī sīghayāyī (đi mau).
dhammaṃ + vada + ṇī dhammavādī (người giảng pháp, người chính trực).
(144)“-ra” được trực tiếp sau một số ngữ căn có những danh từ đi trước. R của vĩ ngữ biến mất cùng với phụ âm cuối của ngữ căn.
1. Bhuja + gamu + ra (bhujena gacchatī’ ti) bhujano (con rắn).
2. Kuñja + ramu + ra (kuñje ramatī’ ti) kuñjaro (con voi).
3. Kamma + jana + ra (kammena jāto) kammajo (phát sinh do một nghiệp trước).
4. Paṅka +jana + ra (paṅke jāto) paṅkajo (mọc lên từ bùn).
5. Thala + jana + ra (thale jāto) thalajo (sinh trên đất).
6. Aṇḍa + jana + ra (aṇḍato jāto) aṇḍajo (sinh từ trứng, con chim hay rắn).
BÀI TẬP 25
DỊCH RA TIẾNG VIỆT VÀ CHỈ RÕ NHỮNG ĐỆ NHẤT CHUYỂN HÓA NGỮ.1/ “Te jalaṭṭhe thalaṭṭhe ca Bhujage’ sītikoṭiyo Saraṇesu ca sīlesu Patiṭṭhāpesi Nāyako.” (Mahāvaṃsa.i.62). 2/ ” Annado balado hoti, Vatthado hoti vaṇṇado Yānado sukhado hoti Dīpado hoti cakkhudo So ca sabbadado hoti Yo dadāti upassayaṃ.” (S.i 32). 3/ “Ārāmaropā vanaropā Ye janā setukārakā Dhmmaṭṭhā sīlasampannā Te janā saggagāmino.” (S.i 33). 4/ “Gopuraṭṭhā tu Damiḷā Khipiṃsu vividhāyudhe Pakkaṃ ayoguḷañ c’ eva Kaṭhitañ ca silesikaṃ.” (Mahāvaṃsa 25,30). 5/ “Vanacāri pure āsiṃ. Satataṃ vanakammiko Patthodanaṃ gahetvāna Kammantaṃ agamās’ ahaṃ.” (Apa. 376). 6/ “Atīte Bārāṇasiyaṃ Brahmadatte rajjaṃ kārente Bodhisatto kāsigāmake kumbhakārakule nibbattitvā kumbhakārakammaṃ katvā puttadāraṃ posesi.” (178. th Jātaka). 7/ “So araññato āgacchante mālākāre disvā thokaṃ thokaṃ phāṇitakhaṇḍaṃ datvā uḷuṅkena pānīyaṃ adāsi.” (4 th Jātaka). 8/ “Uyyānapālo tassa madhamakkhitatiṇesu paluddhabhāvaṃ ñatvā anukkamena attānaṃ dassesi.” (14. th Jātaka). 9/ “Mige anto paviṭṭhe dvāraṃ pidahiṃsu. Migo manusse disvā kampamāno maraṇabhayabhīto antonivesanaṅgaṇe ādhāvati paridhāvati.” (Same Jātaka). 10/ Dinakare atthaṅgacchante nisākare ca udente raṭṭhassa pālako, Buddhassa sāvako, mahārājā yācakānaṃ mahādānaṃ adāsi. |
|
NGỮ VỰNG | |
|
|
DỊCH RA TIẾNG PĀLI VÀ SỬ DỤNG NHỮNG ĐỆ NHẤT CHUYỂN HOÁ NGỮ
|
|
NGỮ VỰNG | |
|
|