Chùa Từ Thiện
Vào thời Pháp thuộc, dân công tra chiêu mộ người dân Bắc bộ vào Túc Trưng – Đồng Nai làm công trường cao su. Họ xây một ngôi trường nhỏ dạy cho khoảng 30 em học sinh. Về sau, ngôi trường trở thành chỗ thờ thần thánh theo tín ngưỡng dân gian giống như đình miễu và không có tên gọi. Sau một thời gian do chiến tranh thống nhất đất nước, không có người trông coi nên miễu bị bỏ hoang một thời gian khá dài. Nơi đây trở thành một nơi hoang phế, không người trông coi thờ tự. Người dân địa phương cũng có mời nhiều vị thầy, sư cô về quản lý nhưng đều không thuận duyên. Đến năm 1991, ĐĐ Pháp Đăng được mời về quản lý và đặt tên Từ Thiện, đưa chùa đi vào sinh hoạt theo Phật giáo Nguyên Thủy Theravāda.
Diện tích đất hồi xưa 1.061 m2 chỉ có một căn nhà mái ngói đơn sơ khoảng 200 m2 làm lớp học vào năm 1955. Khi lớp học giải thể thì phòng này được sử dụng làm nơi thờ tự và được nâng cấp vào năm 1963. Sau khi tiếp nhận chùa năm 1991, vào năm 2005, đại đức cho trùng tu và xây dựng thêm phòng ở, trai đường, rồi mua thêm, nới rộng diện tích lên đến 3000 m2.
Chùa Từ Thiện thường tổ chức lễ truyền thống theo Phật giáo Nguyên Thủy vào ngày rằm tháng giêng, tháng 4 – Vesak, tháng 7, dâng y Kathina vào ngày 28/9 và ngày 28/4 – đám giỗ thầy tổ là ngài HT Pháp Ân – Dhamma Guna. Tối ngày 14, 30 hàng tháng có tổ chức thuyết pháp giảng đạo.
Hiện giờ chùa có 4 vị sư, 12 giới tử, 1 cô tu nữ đang trú ngụ tại đây
Sắp tới, đại đức cho xây dựng lại tăng xá, dời chánh điện vô chính giữa khu đất hiện tại theo phương pháp cắt móng di dời.