Giáo Trình Pali 3 – Một Số Biến Cách Đôi Khi Được Dùng Để Diễn Đạt Ý Nghĩa Của Biến Cách Khác
MỘT SỐ BIẾN CÁCH ĐÔI KHI ĐƯỢC DÙNG ĐỂ DIỄN ĐẠT Ý NGHĨA CỦA BIẾN CÁCH KHÁC
Đối cách đôi khi diễn đạt nghĩa của sở dụng cách và định sở cách.
a. Đối cách được dùng trong sở dụng cách:
“Sace maṃ samaṇo Gotamo n’ ālapissati, ahaṃ pi taṃ n’ ālapissāmi”. S.i, 177 (Nếu sa môn Gotama không nói với tôi, tôi cũng không nói với ông ấy.
b. Thay định sở cách:
“Ekaṃ samayaṃ Bhagavā Rājagahe vihareti
Sở dụng cách đôi khi được dùng thay đối cách, xuất xứ cách và định sở cách:
a. Thay đối cách:
“Sace bhavaṃ Reṇu rajjaṃ lahetha, saṃvibhajetha no rajjera”. D.ii, 233 (Nếu tôn giả Renu được ngôi vua, tôn giả sẽ chia vương quốc cho chúng ta)
Những cú pháp như trên rất ít thấy.
b.Thay xuất xứ cách:
“Sumuttā mayaṃ tena mahāsamaṇe na”. d.ii, 162.
(Chúng ta đã khéo thoát được vị Đại sa môn ấy)
Thay định sở cách:
“Tena samayena Buddho Bhagavā Uruvelāyaṃ viharati najjā Nerañjarāya tīre”. V.M, 1.
Sở thuộc cách đôi khi được dùng thay đối cách, sở dụng cách, xuất xứ cách và định sở cách.
a. Thay đối cách:
1. “Natthi candimasuriyaanaṃ dassāvī”. D.ii, 328.
(Không có người thấy mặt trăng, mặt trời)
2. “Bahunnaṃ vatano Bhagavā dukkhadhammaanaṃ apahattā”. M.i, 447 (Quả vậy, Đức Thế Tôn là bậc đã tẩy trừ nhiều pháp khổ cho chúng ta)
Cách này được dùng rất nhiều với những đệ nhất chuyển hóa ngữ như lābhī, dātā, kattā, akkhātā, kārako, pāloko ….
Ít khi chúng ta được gặp không có đệ nhất chuyển hóa ngữ: “Na tvaṃ, tāta Raṭṭhapāla kassaci dukkhassa jānāsi”. M.ii, 57 (Này Raṭṭhapāla thân mến, con không biết một nỗi khổ nào của đời sống)
b. Thay sở dụng cách:
“Pūrati bālo pāpassa thoka – thokam pi ācinaṃ”. Dhp. 121 (Người ngu dồn chứa mỗi ngày một ít, chất đầy điều ác)
c. Thay xuất xứ cách:
“Sabbe tasanti daṇḍassa; sabbe bhāyanti maccuno”. Dhp. 129. (Tất cả đều sợ đòn gậy; tất cả đều sợ chết)
d. Thay định sở cách:
“Tesaṃ passantanaṃ yeva uttarisākhato ekaṃ phalaṃ sākhato mucci”. Samp.i, 100 (Trong khi chúng đang nhìn, thì một trái cây trên cành cây ở phía bắc chín rụng khỏi cành)
Định sở cách đôi khi được dùng thay đổi cách và chỉ định cách.
a. Thay đối cách:
“Nārado rattin nikkhamanto tassa jaṭāsu akkami”. Dha.i, 40 (Nārada khi đi ra trong đêm tối, dẫm trên bện tóc của nó)
b. Thay chỉ định cách:
“Saṅghe, Gotamī, dehi; saṅghe te dinne ahañ c’ eva pūjito bhavissāmi”. M.iii, 253 (Này Gotamī, hãy thí cho Tăng chúng khi dâng cúng cho Tăng chúng, chính Ta cũng được cúng dường)
Chỉ định cách rất ít khi được dùng thay đối cách:
“Appo saggāya gacchati”. Dhap. 174 (ít người lên cõi trời)
TỶ DỤ NHÓM 21
|
CHÚ GIẢI NHÓM 21
2. Ở đây có thể có một người gác cổng có trí tuệ, khéo léo khôn ngoan ngăn chận những người lạ và nhận vào những người quen biết.
3. Còn hơn cả sự thống trị quả đất, hơn cả sự lên cõi trời, hơn cả sự thống lãnh toàn thế giới, là quả dự lưu. 4. Này bạn, ai có thể chia thành bảy phần đều đặn đại địa này, về phương bắc thật rộng về phương nam lại hẹp như phần trước chiếc xe? 5. (a) Ubhato dhīghaṃ: dài cả hai phía 6. (a) Rañño ….. ṭhitass’ eva: khi vua đang đứng đây 7. Này Ananda, có bốn chỗ này tạo nên xúc động đáng được viếng hăm bởi người thiện nam có tín tâm. 8. (a) Tiṇassa ca bhusassa ca: với cỏ và rơm 10. Này cách tỳ kheo, những kẻ nào đã nếm niệm thân những kẻ ấy đã nếm vị cam lồ (bất tử) 11. Nó đã là người bố thí những nệm, những tấm trải giường tốt đẹp mềm mại. 12. Này các tỳ kheo, ví như một cái bị có một loại đậu hai miệng đựng đầy nhiều thứ ngũ cốc như gạo thơm, lúa đậu. 14. Khamo hoti sītassa: có thể chịu rét lạnh 15. Sa môn Gotama được vua Pasenadi xứ Kosala, cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường. 16. Jaṭāsu ca gīvāyañ ca akkami: dẫm trên bện tóc và cổ của tôi. |