Phân Tích Giới Tỳ Khưu Ni – Chương Nissaggiya: Phẩm Triển Lãm Tranh
MAIN CONTENT
Phân Tích Giới Tỳ Khưu Ni
Chương Nissaggiya: Phẩm Triển Lãm Tranh
Điều học thứ nhất
Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, tranh ảnh gợi cảm đã được thực hiện ở nhà triển lãm tranh nơi công viên của đức vua Pasenadi xứ Kosala. Nhiều người đi để xem nhà triển lãm tranh. Các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư cũng đã đi để xem nhà triển lãm tranh. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Tại sao các tỳ khưu ni lại đi để xem nhà triển lãm tranh, giống như các cô gái tại gia hưởng dục vậy?”
Các tỳ khưu ni đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các tỳ khưu ni nào ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Vì sao các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư lại đi để xem nhà triển lãm tranh?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư đi để xem nhà triển lãm tranh, có đúng không vậy?” – “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này các tỳ khưu, vì sao các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư lại đi để xem nhà triển lãm tranh vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu ni nào đi để xem hí viện của đức vua hoặc nhà triển lãm tranh hoặc khu vườn hoặc công viên hoặc hồ sen thì phạm tội pācittiya.”
Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ―(như trên)―
Tỳ khưu ni: ―(như trên)― vị ni này là ‘vị tỳ khưu ni’ được đề cập trong ý nghĩa này.
Hí viện của đức vua nghĩa là bất cứ nơi nào được xây dựng cho đức vua giải trí và hưởng lạc.
Nhà triển lãm tranh nghĩa là bất cứ nơi nào được xây dựng cho mọi người giải trí và hưởng lạc.
Khu vườn nghĩa là bất cứ nơi nào được xây dựng cho mọi người giải trí và hưởng lạc.
Công viên nghĩa là bất cứ nơi nào được xây dựng cho mọi người giải trí và hưởng lạc.
Hồ sen nghĩa là bất cứ nơi nào được xây dựng cho mọi người giải trí và hưởng lạc.
Vị ni đi để xem thì phạm tội dukkaṭa. Đứng ở nơi ấy nhìn thì phạm tội pācittiya. Sau khi rời khỏi khu vực lân cận của việc nhìn, vị ni lại nhìn nữa thì phạm tội pācittiya. Vị đi để xem mỗi một nơi thì phạm tội dukkaṭa. Đứng ở nơi ấy nhìn thì phạm tội pācittiya. Sau khi rời khỏi khu vực lân cận của việc nhìn, vị ni lại nhìn nữa thì phạm tội pācittiya.
Vị ni đứng ở trong tu viện nhìn thấy, vị ni nhìn thấy trong khi đi ra hoặc đi về, khi có việc cần phải làm vị ni đi rồi nhìn thấy, trong những lúc có sự cố, vị ni bị điên, ―(như trên)― vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.”
Điều học thứ nhất.
–ooOoo–
Điều học thứ nhì
Duyên khởi ở thành Sāvatthī: Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu ni sử dụng ghế cao và ghế nệm lông thú. Dân chúng trong khi đi dạo quanh các trú xá nhìn thấy rồi phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Tại sao các tỳ khưu ni lại sử dụng ghế cao và ghế nệm lông thú, giống như các cô gái tại gia hưởng dục vậy?”
Các tỳ khưu ni đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các tỳ khưu ni nào ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Vì sao các tỳ khưu ni lại sử dụng ghế cao và ghế nệm lông thú?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói các tỳ khưu ni sử dụng ghế cao và ghế nệm lông thú, có đúng không vậy?” – “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này các tỳ khưu, vì sao các tỳ khưu ni lại sử dụng ghế cao và ghế nệm lông thú vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu ni nào sử dụng ghế cao hoặc ghế nệm lông thú thì phạm tội pācittiya.”
Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ―(như trên)―
Tỳ khưu ni: ―(như trên)― vị ni này là ‘vị tỳ khưu ni’ được đề cập trong ý nghĩa này.
Ghế cao nghĩa là sự vượt quá kích thước được đề cập đến.
Ghế nệm lông thú nghĩa là được thực hiện với các lông thú đã được mang lại.
Sử dụng: vị ni ngồi xuống hoặc nằm xuống trên chỗ ấy thì phạm tội pācittiya.
Vị ni sử dụng sau khi đã cắt các chân của ghế cao, vị ni sử dụng sau khi đã hủy bỏ các lông thú của ghế nệm lông thú, vị ni bị điên, ―(như trên)― vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.”
Điều học thứ nhì.
–ooOoo–
Điều học thứ ba
Duyên khởi ở thành Sāvatthī: Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư xe chỉ sợi. Dân chúng trong khi đi dạo quanh các trú xá nhìn thấy rồi phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Tại sao các tỳ khưu ni lại xe chỉ sợi, giống như các cô gái tại gia hưởng dục vậy?”
Các tỳ khưu ni đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các tỳ khưu ni nào ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Vì sao các tỳ khưu ni lại xe chỉ sợi?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói các tỳ khưu ni xe chỉ sợi, có đúng không vậy?” – “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này các tỳ khưu, vì sao các tỳ khưu ni lại xe chỉ sợi vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu ni nào xe chỉ sợi thì phạm tội pācittiya.”
Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ―(như trên)―
Tỳ khưu ni: ―(như trên)― vị ni này là ‘vị tỳ khưu ni’ được đề cập trong ý nghĩa này.
Chỉ sợi nghĩa là có sáu loại chỉ sợi: loại bằng sợi lanh, loại bằng bông vải, loại bằng tơ lụa, loại bằng sợi len, loại bằng gai thô, loại bằng chỉ bố.
Xe (chỉ): vị ni tự mình xe (chỉ). Trong lúc tiến hành thì phạm tội dukkaṭa, mỗi một vòng quay thì phạm tội pācittiya.
Vị ni xe lại chỉ sợi đã được xe (không tốt hoặc bị đứt), vị ni bị điên, ―(như trên)― vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.”
Điều học thứ ba.
–ooOoo–
Điều học thứ tư
Duyên khởi ở thành Sāvatthī: Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu ni phục vụ người tại gia. Các tỳ khưu ni nào ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Vì sao các tỳ khưu ni lại phục vụ người tại gia?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói các tỳ khưu ni phục vụ người tại gia, có đúng không vậy?” – “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này các tỳ khưu, vì sao các tỳ khưu ni lại phục vụ người tại gia vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu ni nào phục vụ người tại gia thì phạm tội pācittiya.”
Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ―(như trên)―
Tỳ khưu ni: ―(như trên)― vị ni này là ‘vị tỳ khưu ni’ được đề cập trong ý nghĩa này.
Phục vụ người tại gia nghĩa là vị ni nấu cháo hoặc (nấu) bữa ăn hoặc (nấu) vật thực loại cứng hoặc giặt tấm vải choàng hoặc (giặt) khăn đội đầu cho người tại gia thì phạm tội pācittiya.
Trường hợp nước cháo, khi có bữa thọ thực của hội chúng, khi cúng dường bảo tháp, vị ni nấu cháo hoặc (nấu) bữa ăn hoặc (nấu) vật thực loại cứng hoặc giặt tấm vải choàng hoặc (giặt) khăn đội đầu cho người phục vụ của bản thân, vị ni bị điên, ―(như trên)― vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.”
Điều học thứ tư.
–ooOoo–
Điều học thứ năm
Duyên khởi ở thành Sāvatthī: Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu ni nọ đã đi đến gặp tỳ khưu ni Thullanandā và đã nói điều này: – “Thưa ni sư, hãy đến. Hãy giải quyết sự tranh tụng này.” Tỳ khưu ni Thullanandā đã trả lời rằng: – “Tốt thôi!” Rồi không giải quyết cũng không nỗ lực cho việc giải quyết. Sau đó, vị tỳ khưu ni ấy đã kể lại sự việc ấy cho các tỳ khưu ni.
Các tỳ khưu ni nào ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Vì sao ni sư Thullanandā khi được vị tỳ khưu ni nói rằng: ‘Thưa ni sư, hãy đến. Hãy giải quyết sự tranh tụng này’ đã trả lời rằng: ‘Tốt thôi!’ lại không giải quyết cũng không nỗ lực cho việc giải quyết?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói tỳ khưu ni Thullanandā khi được vị tỳ khưu ni nói rằng: “Thưa ni sư, hãy đến. Hãy giải quyết sự tranh tụng này” đã trả lời rằng: “Tốt thôi!” rồi không giải quyết cũng không nỗ lực cho việc giải quyết, có đúng không vậy?” – “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này các tỳ khưu, vì sao tỳ khưu ni Thullanandā khi được vị tỳ khưu ni nói rằng: “Thưa ni sư, hãy đến. Hãy giải quyết sự tranh tụng này” đã trả lời rằng: “Tốt thôi!” lại không giải quyết cũng không nỗ lực cho việc giải quyết vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu ni nào khi được nói bởi vị tỳ khưu ni rằng: ‘Thưa ni sư, hãy đến. Hãy giải quyết sự tranh tụng này’ đã trả lời rằng: ‘Tốt thôi!’ Vị ni ấy sau đó không gặp trở ngại vẫn không giải quyết cũng không nỗ lực cho việc giải quyết thì phạm tội pācittiya.”
Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ―(như trên)―
Tỳ khưu ni: ―(như trên)― vị ni này là ‘vị tỳ khưu ni’ được đề cập trong ý nghĩa này.
Bởi vị tỳ khưu ni: bởi vị tỳ khưu ni khác.
Sự tranh tụng nghĩa là có bốn sự tranh tụng: sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, sự tranh tụng liên quan đến tội, sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ.
Thưa ni sư, hãy đến. Hãy giải quyết sự tranh tụng này: Thưa ni sư, hãy đến. Hãy xét xử sự tranh tụng này.
Vị ni ấy sau đó không gặp trở ngại: khi không có trở ngại.
Không giải quyết: không tự mình giải quyết.
Không nỗ lực cho việc giải quyết: không chỉ thị cho vị khác. Vị ni (nghĩ rằng): “Ta sẽ không giải quyết cũng không nỗ lực cho việc giải quyết,” khi vừa buông bỏ trách nhiệm thì phạm tội pācittiya.
Người nữ đã tu lên bậc trên, nhận biết là đã tu lên bậc trên, vị ni không giải quyết cũng không nỗ lực cho việc giải quyết sự tranh tụng thì phạm tội pācittiya. Người nữ đã tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, vị ni không giải quyết cũng không nỗ lực cho việc giải quyết sự tranh tụng thì phạm tội pācittiya. Người nữ đã tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là chưa tu lên bậc trên, vị ni không giải quyết cũng không nỗ lực cho việc giải quyết sự tranh tụng thì phạm tộipācittiya.
Vị ni không giải quyết cũng không nỗ lực cho việc giải quyết sự tranh tụng của người nữ chưa tu lên bậc trên thì phạm tội dukkaṭa. Người nữ chưa tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là đã tu lên bậc trên, phạm tội dukkaṭa. Người nữ chưa tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Người nữ chưa tu lên bậc trên, nhận biết là chưa tu lên bậc trên, phạm tội dukkaṭa.
Khi có trường hợp trở ngại, vị ni tìm kiếm nhưng không đạt được (cơ hội), vị ni bị bệnh, vị ni bị điên, ―(như trên)― vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.”
Điều học thứ năm.
–ooOoo–
Điều học thứ sáu
Duyên khởi ở thành Sāvatthī: Vào lúc bấy giờ, tỳ khưu ni Thullanandā tự tay cho vật thực loại cứng loại mềm đến các kịch sĩ, các vũ công, các người nhào lộn, các nhà ảo thuật, các người đánh trống (nói rằng): – “Hãy nói lời khen ngợi về ta ở đám đông.” Các kịch sĩ, các vũ công, các người nhào lộn, các nhà ảo thuật, các người đánh trống nói lời khen ngợi về tỳ khưu ni Thullanandā ở đám đông rằng: – “Ni sư Thullanandā là vị ni nghe nhiều, chuyên đọc tụng thuộc lòng, tự tin, rành rẽ về nói Pháp thoại. Hãy bố thí đến ni sư. Hãy phục vụ cho ni sư.”
Các tỳ khưu ni nào ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Vì sao ni sư Thullanandā lại tự tay cho vật thực loại cứng loại mềm đến người nam tại gia?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói tỳ khưu ni Thullanandā tự tay cho vật thực loại cứng loại mềm đến người nam tại gia, có đúng không vậy?” – “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này các tỳ khưu, vì sao tỳ khưu ni Thullanandā lại tự tay cho vật thực loại cứng loại mềm đến người nam tại gia vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu ni nào tự tay cho vật thực cứng hoặc vật thực mềm đến người nam tại gia hoặc nam du sĩ ngoại đạo hoặc nữ du sĩ ngoại đạo thì phạm tội pācittiya.”
Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ―(như trên)―
Tỳ khưu ni: ―(như trên)― vị ni này là vị ‘tỳ khưu ni’ được đề cập trong ý nghĩa này.
Người nam tại gia nghĩa là bất cứ người nam nào sống trong căn nhà.
Nam du sĩ ngoại đạo nghĩa là bất cứ người nam nào thành tựu pháp du sĩ trừ ra tỳ khưu và sa di.
Nữ du sĩ ngoại đạo nghĩa là bất cứ người nữ nào thành tựu pháp du sĩ trừ ra tỳ khưu ni, cô ni tu tập sự, và sa di ni.
Vật thực cứng nghĩa là trừ ra năm loại vật thực, nước và tăm xỉa răng, phần còn lại gọi là vật thực cứng.
Vật thực mềm nghĩa là năm loại vật thực (gồm có) cơm, xúp, bánh, cá, thịt.
Cho: vị ni cho bằng thân hoặc bằng vật được gắn liền với thân hoặc bằng cách buông ra thì phạm tội pācittiya. Vị ni cho nước uống và tăm xỉa răng thì phạm tội dukkaṭa.
Vị ni bảo (người khác) cho không (tự mình) cho, vị ni cho sau khi đã để gần bên, vị ni cho vật thoa bên ngoài, vị ni bị điên, ―(như trên)― vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.”
Điều học thứ sáu.
–ooOoo–
Điều học thứ bảy
Duyên khởi ở thành Sāvatthī: Vào lúc bấy giờ, tỳ khưu ni Thullanandā sử dụng y nội trợ không chịu xả bỏ; các vị ni khác đến thời kỳ không có được (để sử dụng). Các tỳ khưu ni nào ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Vì sao ni sư Thullanandā lại sử dụng y nội trợ không chịu xả bỏ?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói tỳ khưu ni Thullanandā sử dụng y nội trợ không chịu xả bỏ, có đúng không vậy?” – “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này các tỳ khưu, vì sao tỳ khưu ni Thullanandā lại sử dụng y nội trợ không chịu xả bỏ vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu ni nào sử dụng y nội trợ không chịu xả bỏ thì phạm tội pācittiya.”
Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ―(như trên)―
Tỳ khưu ni: ―(như trên)― vị ni này là ‘vị tỳ khưu ni’ được đề cập trong ý nghĩa này.
Y nội trợ nghĩa là vật đã được bố thí (nói rằng): “Các tỳ khưu ni đến thời kỳ hãy sử dụng.”
Sử dụng không chịu xả bỏ: vị ni sau khi sử dụng hai ba đêm, sau khi giặt vào ngày thứ tư, vẫn sử dụng không chịu xả bỏ cho vị tỳ khưu ni, hoặc cô ni tu tập sự, hoặc vị sa di ni thì phạm tội pācittiya.
Khi chưa xả bỏ, nhận biết là chưa xả bỏ, vị ni sử dụng thì phạm tội pācittiya. Khi chưa xả bỏ, có sự hoài nghi, vị ni sử dụng thì phạm tội pācittiya. Khi chưa xả bỏ, (lầm) tưởng là đã xả bỏ, vị ni sử dụng thì phạm tội pācittiya.
Khi đã xả bỏ, (lầm) tưởng là chưa xả bỏ, phạm tội dukkaṭa. Khi đã xả bỏ, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Khi đã xả bỏ, nhận biết là đã xả bỏ thì vô tội.
Sau khi đã xả bỏ rồi sử dụng, vị ni sử dụng khi đến phiên lần nữa, không có các tỳ khưu ni khác đến thời kỳ, vị ni có y bị cướp đoạt, vị ni có y bị hư hỏng, trong những lúc có sự cố, vị ni bị điên, ―(như trên)― vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.”
Điều học thứ bảy.
–ooOoo–
Điều học thứ tám
Duyên khởi ở thành Sāvatthī: Vào lúc bấy giờ, tỳ khưu ni Thullanandā sau khi không xả bỏ chỗ trú ngụ đã ra đi du hành. Vào lúc bấy giờ, chỗ trú ngụ của tỳ khưu ni Thullanandā bị cháy. Các tỳ khưu ni đã nói như vầy: – “Này các ni sư, chúng ta hãy mang đồ đạc ra ngoài đi.” Một số vị ni đã nói như vầy: – “Này các ni sư, chúng ta sẽ không mang ra ngoài. Bất cứ vật gì bị hư hỏng, cô ta sẽ gán trách nhiệm cho chúng ta.” Tỳ khưu ni Thullanandā sau khi quay trở về lại chỗ trú ngụ ấy đã hỏi các tỳ khưu ni rằng: – “Này các ni sư, các cô có mang đồ đạc ra ngoài không?” – “Này ni sư, chúng tôi đã không mang ra ngoài.” Tỳ khưu ni Thullanandā phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Vì sao trong khi chỗ trú ngụ đang bị cháy các tỳ khưu ni lại không mang đồ đạc ra ngoài?”
Các tỳ khưu ni nào ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Vì sao ni sư Thullanandā khi chưa xả bỏ chỗ trú ngụ lại ra đi du hành?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói tỳ khưu ni Thullanandā khi chưa xả bỏ chỗ trú ngụ lại ra đi du hành, có đúng không vậy?” – “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này các tỳ khưu, vì sao tỳ khưu ni Thullanandā khi chưa xả bỏ chỗ trú ngụ lại ra đi du hành vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu ni nào khi chưa xả bỏ chỗ trú ngụ mà ra đi du hành thì phạm tội pācittiya.”
Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ―(như trên)―
Tỳ khưu ni: ―(như trên)― vị ni này là ‘vị tỳ khưu ni’ được đề cập trong ý nghĩa này.
Chỗ trú ngụ nghĩa là (chỗ trú ngụ) có gắn cánh cửa được đề cập đến.
Khi chưa xả bỏ mà ra đi du hành: Sau khi chưa xả bỏ cho vị tỳ khưu ni, hoặc cô ni tu tập sự, hoặc vị sa di ni, trong khi vượt qua hàng rào của chỗ trú ngụ được rào lại vị ni phạm tội pācittiya. Trong khi vượt qua vùng phụ cận của chỗ trú ngụ không được rào lại, vị ni phạm tộipācittiya.
Khi chưa xả bỏ, nhận biết là chưa xả bỏ, vị ni ra đi thì phạm tội pācittiya. Khi chưa xả bỏ, có sự hoài nghi, vị ni ra đi thì phạm tội pācittiya. Khi chưa xả bỏ, (lầm) tưởng là đã xả bỏ, vị ni ra đi thì phạm tội pācittiya.
Vị ni ra đi khi chưa xả bỏ chỗ không có gắn cánh cửa thì phạm tội dukkaṭa. Khi đã xả bỏ, (lầm) tưởng là chưa xả bỏ, phạm tội dukkaṭa. Khi đã xả bỏ, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Khi đã xả bỏ, nhận biết là đã xả bỏ thì vô tội.
Sau khi đã xả bỏ rồi ra đi, khi có sự nguy hiểm, sau khi tìm kiếm (người để trông nom chỗ trú ngụ) nhưng không có, vị ni bị bệnh, trong những lúc có sự cố, vị ni bị điên, ―(như trên)― vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.”
Điều học thứ tám.
–ooOoo–
Điều học thứ chín
Duyên khởi ở thành Sāvatthī: Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư học tập kiến thức nhảm nhí. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Tại sao các tỳ khưu ni lại học tập kiến thức nhảm nhí, giống như các cô gái tại gia hưởng dục vậy?”
Các tỳ khưu ni đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các tỳ khưu ni nào ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Vì sao các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư lại học tập kiến thức nhảm nhí?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư học tập kiến thức nhảm nhí, có đúng không vậy?” – “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này các tỳ khưu, vì sao các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư lại học tập kiến thức nhảm nhí vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu ni nào học tập kiến thức nhảm nhí thì phạm tội pācittiya.”
Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ―(như trên)―
Tỳ khưu ni: ―(như trên)― vị ni này là ‘vị tỳ khưu ni’ được đề cập trong ý nghĩa này.
Kiến thức nhảm nhí nghĩa là bất cứ điều gì ở bên ngoài (thế tục) không liên hệ mục đích.
Học tập: vị ni học tập theo câu thì phạm tội pācittiya theo từng câu. Vị ni học tập theo âm thì phạm tội pācittiya theo từng âm.
Vị ni học tập chữ viết, vị ni học tập sự ghi nhớ (thuộc lòng), vị ni học tập kinh paritta để hộ thân, vị ni bị điên, ―(như trên)― vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.”
Điều học thứ chín.
–ooOoo–
Điều học thứ mười
Duyên khởi ở thành Sāvatthī: Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư dạy kiến thức nhảm nhí. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Tại sao các tỳ khưu ni lại dạy kiến thức nhảm nhí, giống như các cô gái tại gia hưởng dục vậy?”
Các tỳ khưu ni đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các tỳ khưu ni nào ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Vì sao các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư lại dạy kiến thức nhảm nhí?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư dạy kiến thức nhảm nhí, có đúng không vậy?” – “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này các tỳ khưu, vì sao các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư lại dạy kiến thức nhảm nhí vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu ni nào dạy kiến thức nhảm nhí thì phạm tội pācittiya.”
Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ―(như trên)―
Tỳ khưu ni: ―(như trên)― vị ni này là ‘vị tỳ khưu ni’ được đề cập trong ý nghĩa này.
Kiến thức nhảm nhí nghĩa là bất cứ điều gì ở bên ngoài (thế tục) không liên hệ mục đích.
Học tập: vị ni dạy theo câu thì phạm tội pācittiya theo từng câu. Vị ni dạy theo âm thì phạm tội pācittiya theo từng âm.
Vị ni dạy chữ viết, vị ni dạy sự ghi nhớ (thuộc lòng), vị ni dạy kinh paritta để hộ thân, vị ni bị điên, ―(như trên)― vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.”
Điều học thứ mười.
Phẩm Nhà Triển Lãm Tranh là thứ năm.
–ooOoo–
Tóm lược phẩm này
Đức vua, ghế cao, và (xe) chỉ sợi, (phục vụ) người tại gia, và giải quyết (sự tranh tụng), cho (vật thực), y nội trợ, chỗ trú ngụ, học tập, và chỉ dạy.”
TẢI MOBILE APP PHẬT GIÁO THERAVĀDA ĐỂ XEM THÊM NHIỀU THÔNG TIN HỮU ÍCH (ANDROID & IOS)