Tập Yếu Ii – Sưu Tập Về Các Bài Kệ Phần 2
MAIN CONTENT
Tập Yếu II
Sưu Tập Về Các Bài Kệ Phần 2
- Bao nhiêu tội đã được làm do thân? Bao nhiêu đã được làm do khẩu? Bao nhiêu tội của vị đang che giấu? Bao nhiêu là do duyên xúc chạm?
- – Sáu loại tội do thân. Sáu đã được làm do khẩu.[8] Ba tội của vị đang che giấu.[9] Năm là do duyên xúc chạm.[10]
- Vào lúc rạng đông bao nhiêu tội? Bao nhiêu là đến lần thứ ba? Ở đây bao nhiêu tội liên quan đến tám việc? Sự tổng hợp về tất cả là với bao nhiêu?
- – Vào lúc rạng đông ba loại tội.[11] Hai tội đến lần thứ ba.[12] Ở đây có một loại liên quan đến tám việc.[13] Sự tổng hợp về tất cả là với một điều.[14]
- Đối với Luật, có bao nhiêu căn nguyên đã được quy định bởi đức Phật? Tội nghiêm trọng ở Luật đã được nói đến là bao nhiêu? Sự che giấu về tội phạm xấu xa có bao nhiêu?
- – Đối với Luật, có hai căn nguyên[15] đã được quy định bởi đức Phật. Luật. Hai loại tội nghiêm trọng ở Luật đã được nói đến.[16] Hai sự che giấu về tội phạm xấu xa.[17]
- Bao nhiêu tội ở trong làng? Bao nhiêu do duyên vượt sông? Bao nhiêu tội thullaccaya về các loại thịt? Bao nhiêu tội dukkaṭa về các loại thịt?
- – Bốn loại tội trong làng.[18] Bốn loại do duyên vượt sông.[19] Tội thullaccaya về một loại thịt. Tội dukkaṭa về chín loại thịt.[20]
- Ban đêm, bao nhiêu tội có liên quan đến khẩu? Ban ngày bao nhiêu tội có liên quan đến khẩu? Trong khi cho có bao nhiêu loại tội? Bao nhiêu trong khi thọ nhận?
- – Ban đêm, có hai tội liên quan đến khẩu.[21] Ban ngày có hai tội liên quan đến khẩu.[22] Trong khi cho có ba tội.[23] Và bốn tội về việc thọ nhận.[24]
- Có bao nhiêu tội đưa đến việc sám hối? Bao nhiêu tội đã làm có sự sửa chữa được? Ở đây, bao nhiêu tội không có sự sửa chữa đã được nói lên bởi đức Phật, vị thân quyến mặt trời?
- – Có năm loại tội đưa đến việc sám hối.[25] Sáu loại tội đã làm có sự sửa chữa được.[26] Ở đây, một loại tội không có sự sửa chữa đã được nói lên bởi đức Phật, vị thân quyến của mặt trời.
- Bao nhiêu loại tội nặng của Luật đã được nói đến có liên quan đến thân và khẩu? Bao nhiêu tội lúc sái thời có vị của lúa gạo? Bao nhiêu sự thỏa thuận với sự thông báo đến lần thứ tư?
- – Có hai loại tội nặng của Luật đã được nói đến có liên quan đến thân và khẩu. Một tội lúc sái thời có vị của lúa gạo.[27] Một sự thỏa thuận với (hành sự) có lời đề nghị đến lần thứ tư.[28]
- Tội pārājika liên quan đến thân là bao nhiêu? Có bao nhiêu nền tảng của việc đồng cộng trú? Sự đứt đêm là của bao nhiêu hạng? Về việc hai lóng tay, đã được quy định là bao nhiêu?
- – Tội pārājika liên quan đến thân có hai điều.[29] Và có hai nền tảng của việc đồng cộng trú.[30] Và sự đứt đêm là của hai hạng.[31] Về việc hai lóng tay, có hai điều đã được quy định.[32]
- Sau khi đánh chính mình bao nhiêu tội? Hội chúng bị chia rẽ bởi bao nhiêu cách? Ở đây có bao nhiêu tội vi phạm ngay tức thời? Bao nhiêu do nguyên nhân của lời đề nghị?
- – Sau khi đánh chính mình hai tội.[33] Hội chúng bị chia rẽ bởi hai cách.[34] Ở đây có hai loại tội vi phạm ngay tức thời.[35] Hai loại do nguyên nhân của lời đề nghị.
- Trong việc giết hại mạng sống bao nhiêu tội? Vì lời nói có bao nhiêu tội pārājika? Do việc nói lời (thô tục) bao nhiêu tội được nói đến? Hoặc do việc mai mối là bao nhiêu?
- – Trong việc giết hại mạng sống ba tội. Vì lời nói vi phạm ba tội pārājika.[36] Do việc nói lời (thô tục) ba tội được đề cập đến. Hoặc do việc mai mối là ba tội.[37]
- Có bao nhiêu hạng người không được tu bậc trên? Các hành sự có bao nhiêu phần tổng hợp lại? Bao nhiêu kẻ bị trục xuất được nói đến? Một tuyên ngôn cho bao nhiêu người?
- – Có ba hạng người không được tu bậc trên. Các hành sự có ba phần tổng hợp lại.[38]Ba kẻ bị trục xuất được nói đến.[39] Một tuyên ngôn cho ba người.[40]
- Về việc lấy vật không được cho có bao nhiêu tội? Bao nhiêu do duyên việc đôi lứa? Bao nhiêu tội trong khi chặt đứt? Bao nhiêu do duyên đã quăng bỏ?
- Về việc lấy vật không được cho có ba tội. Bốn do duyên việc đôi lứa. Ba tội trong khi chặt đứt. Năm do duyên đã quăng bỏ.[41]
- Ở phần giáo giới tỳ khưu ni có các tội dukkaṭa và pācittiya? Nơi đây có bao nhiêu nhóm chín được nói đến? Và với y của bao nhiêu hạng?
- Ở phần giáo giới tỳ khưu ni có các tội dukkaṭa và pācittiya. Nơi đây có bốn nhóm chín được nói đến.[42] Và với y của hai hạng.
- Và đối với các tỳ khưu ni bao nhiêu tội pāṭidesanīya được nói đến? Có bao nhiêu tội dukkaṭa với tội pācittiya vì thóc lúa chưa xay trong lúc đang thọ thực?
- Và đối với các tỳ khưu ni có tám tội pāṭidesanīya đã bị vi phạm được nói đến. Tội dukkaṭa với tội pācittiya đã bị vi phạm vì thóc lúa chưa xay trong lúc đang thọ thực.[43]
- Đối với vị đang đi có bao nhiêu tội? Hoặc ngay cả đối với vị đang đứng có bao nhiêu? Đối với vị đã ngồi xuống có bao nhiêu tội? Ngay cả đối với vị đã nằm xuống có bao nhiêu?
- Đối với vị đang đi có bốn loại tội. Hoặc ngay cả đối với vị đang đứng cũng có bấy nhiêu. Đối với vị đã ngồi xuống có bốn loại tội. Ngay cả đối với vị đã nằm xuống cũng có bấy nhiêu.
- Tất cả các sự việc đều khác nhau, có thể vi phạm bao nhiêu tội pācittiya đồng một lượt không trước không sau?
- Tất cả các sự việc đều khác nhau, có thể vi phạm năm tội pācittiya đồng một lượt không trước không sau.[44]
- Tất cả các sự việc đều khác nhau, có thể vi phạm bao nhiêu tội pācittiya đồng một lượt không trước không sau?
- Tất cả các sự việc đều khác nhau, có thể vi phạm chín tội pācittiya đồng một lượt không trước không sau.[45]
- Tất cả các sự việc đều khác nhau, có bao nhiêu tội pācittiya? Có thể sám hối tội với bao nhiêu lời nói, đã được đề cập đến bởi vị thân quyến của mặt trời?
- Tất cả các sự việc đều khác nhau, có năm tội pācittiya. Có thể sám hối tội chỉ với một lời nói, đã được đề cập đến bởi vị thân quyến của mặt trời.
- Tất cả các sự việc đều khác nhau, có bao nhiêu tội pācittiya? Có thể sám hối tội với bao nhiêu lời nói, đã được đề cập đến bởi vị thân quyến của mặt trời?
- Tất cả các sự việc đều khác nhau, có chín tội pācittiya. Có thể sám hối tội chỉ với một lời nói, đã được đề cập đến bởi vị thân quyến của mặt trời.
- Tất cả các sự việc đều khác nhau, có bao nhiêu tội pācittiya? Và sau khi báo điều gì thì có thể sám hối tội, đã được đề cập đến bởi vị thân quyến của mặt trời?
- Tất cả các sự việc đều khác nhau, có năm tội pācittiya. Sau khi báo sự việc thì có thể sám hối tội, đã được đề cập đến bởi vị thân quyến của mặt trời.
- Tất cả các sự việc đều khác nhau, có bao nhiêu tội pācittiya? Và sau khi báo điều gì thì có thể sám hối tội, đã được đề cập đến bởi vị thân quyến của mặt trời?
- Tất cả các sự việc đều khác nhau, có chín tội pācittiya. Sau khi báo sự việc thì có thể sám hối tội, đã được đề cập đến bởi vị thân quyến của mặt trời.
- Bao nhiêu loại tội vi phạm cho đến lần thứ ba? Bao nhiêu do duyên phát biểu? Bao nhiêu loại tội trong khi nhai? Bao nhiêu do duyên vật thực?
- Ba loại tội vi phạm cho đến lần thứ ba.[46] Sáu loại do duyên phát biểu.[47] Ba loại tội trong khi nhai.[48] Năm tội do duyên vật thực.[49]
- Tất cả các điều học cho đến lần thứ ba đưa đến bao nhiêu trường hợp tội? Và là tội của chính bao nhiêu hạng người? Và do sự tranh tụng của bao nhiêu hạng người?
- Tất cả các điều học cho đến lần thứ ba đưa đến năm trường hợp tội.[50] Và là tội của chính năm hạng người.[51] Và do sự tranh tụng của năm hạng.
- Công việc xét xử (tội) là của bao nhiêu hạng người? Và việc giải quyết là của bao nhiêu hạng người? Sự không vi phạm tội của chính bao nhiêu hạng người? Vị chói sáng với bao nhiêu trường hợp?
- Công việc xét xử (tội) là của năm hạng người. Và việc giải quyết là của năm hạng. Sự không vi phạm tội của chính năm hạng. Vị chói sáng với ba trường hợp.[52]
- Bao nhiêu về ban đêm có liên quan đến thân? Bao nhiêu về ban ngày có liên quan đến thân? Đối với vị đang nhìn chăm chú có bao nhiêu tội? Bao nhiêu do duyên đồ ăn khất thực?
- Hai loại về ban đêm có liên quan đến thân. Hai loại về ban ngày có liên quan đến thân.[53] Đối với vị đang nhìn chăm chú có một tội.[54] Một tội do duyên đồ ăn khất thực.[55]
- Trong khi thấy được bao nhiêu điều lợi ích rồi sám hối vì niềm tin kẻ khác? Các vị bị phạt án treo đã được nói đến bao nhiêu loại? Bao nhiêu sự thực hành đúng đắn?
- Trong khi thấy được tám điều lợi ích rồi sám hối vì niềm tin kẻ khác.[56] Các vị bị phạt án treo đã được nói đến ba loại.[57] Bốn mươi ba việc ấy là các sự thực hành đúng đắn.[58]
- Nói dối trong bao nhiêu trường hợp? Bao nhiêu được gọi là ‘tối đa’? Bao nhiêu tội pāṭidesanīya? Và do sự thú tội là của bao nhiêu?
- Nói dối trong năm trường hợp.[59] Mười bốn được gọi là ‘tối đa.’[60] Mười hai tội pāṭidesanīya.[61] Và do sự thú tội là của bốn hạng.[62]
- Nói dối bao nhiêu chi phần? Bao nhiêu việc của lễ Uposatha? Bao nhiêu yếu tố của vị sứ giả? Bao nhiêu sở hành của ngoại đạo?
- Nói dối tám chi phần. Tám việc của lễ Uposatha. Tám yếu tố của vị sứ giả.[63] Tám lối hành xử của ngoại đạo.[64]
- Việc tu lên bậc trên có bao nhiêu lời đọc? Nên đứng dậy đối với bao nhiêu hạng người? Nên nhường chỗ ngồi cho bao nhiêu hạng người? Vị giáo giới tỳ khưu ni với bao nhiêu (yếu tố)?
- Việc tu lên bậc trên có tám lời đọc.[65] Nên đứng dậy đối với tám hạng người. Nên nhường chỗ ngồi cho tám hạng người.[66] Vị giáo giới tỳ khưu ni với tám (yếu tố).[67]
- Dự tính chia rẽ là của bao nhiêu vị? Tội thullaccaya dành cho bao nhiêu vị? Và không phạm tội đối với cả thảy bao nhiêu vị? Có phải tất cả có chung một sự việc?
- Sự chia rẽ là của một vị. Tội thullaccaya dành cho bốn vị. Và không phạm tội đối với cả thảy bốn vị. Tất cả có chung một sự việc.[68]
- Bao nhiêu sự việc gây nóng giận? Hội chúng bị chia rẽ bởi số lượng bao nhiêu? Ở đây bao nhiêu vị phạm tội tức thời? Bao nhiêu do tác động của lời đề nghị?
- Chín sự việc gây nóng giận. Hội chúng bị chia rẽ bởi chín vị tỳ khưu. Ở đây có chín vị phạm tội tức thời. Chín việc do tác động của lời đề nghị.
- Bao nhiêu hạng người không nên được đảnh lễ, chắp tay và với hành động thích hợp? Tội dukkaṭa là của bao nhiêu người? Cất giữ y bao nhiêu ngày?
- Mười hạng người không nên được đảnh lễ, chắp tay và với hành động thích hợp.[69]Tội dukkaṭa đối với mười hạng người.[70] Cất giữ y mười ngày.
- Ở đây y nên dâng đến bao nhiêu vị đã trải qua mùa mưa? Nên dâng trong sự hiện diện của bao nhiêu vị? Không nên dâng đến bao nhiêu vị?
- Ở đây y nên dâng đến năm vị đã trải qua mùa mưa.[71] Nên dâng trong sự hiện diện đối với bảy vị.[72] Không nên dâng đến mười sáu vị.[73]
- Sau khi che giấu bao nhiêu trăm tội trong thời gian một trăm đêm, vị hành parivāsa có thể được tự do sau khi ngụ được bao nhiêu đêm?
- Sau khi che giấu một ngàn tội trong thời gian một trăm đêm, vị hành parivāsa có thể được tự do sau khi ngụ được mười đêm.[74]
- Bao nhiêu sự hư hỏng của hành sự đã được nói đến bởi đức Phật, vị thân quyến của mặt trời? Trong sự việc về Luật ở Campā, tất cả các việc sai pháp là bao nhiêu?
- Mười hai sự hư hỏng của hành sự đã được nói đến bởi đức Phật, vị thân quyến của mặt trời.[75] Trong sự việc về Luật ở Campā toàn bộ tất cả các việc đã làm đều sai pháp.
- Bao nhiêu sự thành tựu của hành sự đã được nói đến bởi đức Phật, vị thân quyến của mặt trời? Trong sự việc về Luật ở Campā tất cả các việc đúng pháp là bao nhiêu?
- Bốn sự thành tựu của hành sự đã được nói đến bởi đức Phật,[76] vị thân quyến của mặt trời. Trong sự việc về Luật ở Campā tất cả các việc đã làm đều đúng pháp.
- Có bao nhiêu loại hành sự đã được nói đến bởi đức Phật, vị thân quyến của mặt trời? Trong sự việc về Luật ở Campā, các việc đúng pháp, sai pháp là bao nhiêu?
- Có sáu loại hành sự[77] đã được nói đến bởi đức Phật, vị thân quyến của mặt trời. Trong sự việc về Luật ở Campā, nơi ấy một việc đã làm đúng pháp, năm việc sai pháp đã được nói đến bởi đức Phật, vị thân quyến của mặt trời.
- Có bao nhiêu hành sự đã được nói đến bởi đức Phật, vị thân quyến của mặt trời? Trong sự việc về Luật ở Campā các việc đúng pháp, sai pháp là bao nhiêu?
- Bốn hành sự đã được nói đến bởi đức Phật, vị thân quyến của mặt trời. Trong sự việc về Luật ở Campā, nơi ấy một việc đã làm đúng pháp, ba việc sai pháp đã được nói đến bởi đức Phật, vị thân quyến của mặt trời.
- Các nhóm tội vi phạm đã được giảng bởi đấng Chiến Thắng vô biên như thế ấy, bậc thấy được sự thoát ly, ở đây bao nhiêu tội được làm lắng dịu không với các sự dàn xếp? Hỡi vị rành rẽ về phân tích, tôi hỏi ngài điều ấy, xin hãy trả lời.
- Các nhóm tội vi phạm đã được giảng bởi đấng Chiến Thắng vô biên như thế ấy, bậc thấy được sự thoát ly, ở đây một tội được lắng dịu không với các sự dàn xếp?[78] Hỡi vị rành rẽ về phân tích, tôi trả lời ngài điều này.
- Bao nhiêu kẻ chịu khổ đã được nói đến bởi đức Phật, vị thân quyến của mặt trời? Chúng tôi lắng nghe các luận điểm của ngài, là vị đang giải thích về Luật.
- Một trăm bốn mươi bốn kẻ chịu khổ địa ngục tồn tại tròn một kiếp, là các vị chia rẽ hội chúng, đã được nói đến bởi đức Phật, vị thân quyến của mặt trời.[79] Hãy lắng nghe các luận điểm của tôi, là vị đang giải thích về Luật.
- Bao nhiêu vị không phải chịu khổ đã được nói đến bởi đức Phật, vị thân quyến của mặt trời? Chúng tôi lắng nghe các luận điểm của ngài, là vị đang giải thích về Luật.
- Mười tám vị không phải chịu khổ, đã được nói đến bởi đức Phật, vị thân quyến của mặt trời. Hãy lắng nghe các luận điểm của tôi, là vị đang giải thích về Luật.
- Có bao nhiêu nhóm tám đã được nói đến bởi đức Phật, vị thân quyến của mặt trời? Chúng tôi lắng nghe các luận điểm của ngài, là vị đang giải thích về Luật.
- Có mười tám nhóm tám đã được nói đến bởi đức Phật, vị thân quyến của mặt trời. Hãy lắng nghe các luận điểm của tôi, là vị đang giải thích về Luật.
- Có bao nhiêu hành sự đã được nói đến bởi đức Phật, vị thân quyến của mặt trời? Chúng tôi lắng nghe các luận điểm của ngài, là vị đang giải thích về Luật.
- Có mười sáu hành sự[80] đã được nói đến bởi đức Phật, vị thân quyến của mặt trời. Hãy lắng nghe các luận điểm của tôi, là vị đang giải thích về Luật.
- Bao nhiêu sự hư hỏng của hành sự đã được nói đến bởi đức Phật, vị thân quyến của mặt trời? Chúng tôi lắng nghe các luận điểm của ngài, là vị đang giải thích về Luật.
- Mười hai sự hư hỏng của hành sự đã được nói đến bởi đức Phật, vị thân quyến của mặt trời. Hãy lắng nghe các luận điểm của tôi, là vị đang giải thích về Luật.
- Bao nhiêu sự thành tựu của hành sự đã được nói đến bởi đức Phật, vị thân quyến của mặt trời? Chúng tôi lắng nghe các luận điểm của ngài, là vị đang giải thích về Luật.
- Bốn sự thành tựu của hành sự đã được nói đến bởi đức Phật, vị thân quyến của mặt trời. Hãy lắng nghe các luận điểm của tôi, là vị đang giải thích về Luật.
- Có bao nhiêu hành sự đã được nói đến bởi đức Phật, vị thân quyến của mặt trời? Chúng tôi lắng nghe các luận điểm của ngài, là vị đang giải thích về Luật.
- Có sáu hành sự đã được nói đến bởi đức Phật, vị thân quyến của mặt trời. Hãy lắng nghe các luận điểm của tôi, là vị đang giải thích về Luật.
- Có bao nhiêu hành sự đã được nói đến bởi đức Phật, vị thân quyến của mặt trời? Chúng tôi lắng nghe các luận điểm của ngài, là vị đang giải thích về Luật.
- Có bốn hành sự đã được nói đến bởi đức Phật, vị thân quyến của mặt trời. Hãy lắng nghe các luận điểm của tôi, là vị đang giải thích về Luật.
- Bao nhiêu tội pārājika đã được nói đến bởi đức Phật, vị thân quyến của mặt trời? Chúng tôi lắng nghe các luận điểm của ngài, là vị đang giải thích về Luật.
- Tám tội pārājika đã được nói đến bởi đức Phật, vị thân quyến của mặt trời. Hãy lắng nghe các luận điểm của tôi, là vị đang giải thích về Luật.
- Bao nhiêu tội saṅghādisesa đã được nói đến bởi đức Phật, vị thân quyến của mặt trời? Chúng tôi lắng nghe các luận điểm của ngài, là vị đang giải thích về Luật.
- Hai mươi ba tội saṅghādisesa đã được nói đến bởi đức Phật, vị thân quyến của mặt trời. Hãy lắng nghe các luận điểm của tôi, là vị đang giải thích về Luật.
- Bao nhiêu tội aniyata đã được nói đến bởi đức Phật, vị thân quyến của mặt trời? Chúng tôi lắng nghe các luận điểm của ngài, là vị đang giải thích về Luật.
- Hai tội aniyata đã được nói đến bởi đức Phật, vị thân quyến của mặt trời. Hãy lắng nghe các luận điểm của tôi, là vị đang giải thích về Luật.
- Bao nhiêu tội nissaggiya đã được nói đến bởi đức Phật, vị thân quyến của mặt trời? Chúng tôi lắng nghe các luận điểm của ngài, là vị đang giải thích về Luật.
- Bốn mươi hai tội nissaggiya đã được nói đến bởi đức Phật, vị thân quyến của mặt trời. Hãy lắng nghe các luận điểm của tôi, là vị đang giải thích về Luật.
- Bao nhiêu tội pācittiya đã được nói đến bởi đức Phật, vị thân quyến của mặt trời? Chúng tôi lắng nghe các luận điểm của ngài, là vị đang giải thích về Luật.
- Một trăm tám mươi tám tội pācittiya đã được nói đến bởi đức Phật, vị thân quyến của mặt trời. Hãy lắng nghe các luận điểm của tôi, là vị đang giải thích về Luật.
- Bao nhiêu tội pāṭidesanīya đã được nói đến bởi đức Phật, vị thân quyến của mặt trời? Chúng tôi lắng nghe các luận điểm của ngài, là vị đang giải thích về Luật.
- Mười hai tội pāṭidesanīya đã được nói đến bởi đức Phật, vị thân quyến của mặt trời. Hãy lắng nghe các luận điểm của tôi, là vị đang giải thích về Luật.
- Bao nhiêu điều sekhiya đã được nói đến bởi đức Phật, vị thân quyến của mặt trời? Chúng tôi lắng nghe các luận điểm của ngài, là vị đang giải thích về Luật.
- Bảy mươi lăm điều sekhiya đã được nói đến bởi đức Phật, vị thân quyến của mặt trời. Hãy lắng nghe các luận điểm của tôi, là vị đang giải thích về Luật.
- Khi nào còn được hỏi khéo léo bởi ngài thì sẽ còn được giải đáp rõ ràng bởi tôi. Do việc hỏi và đáp không có gì không rõ.
Dứt Sưu Tập về Các Bài Kệ (Phần Hai).
–ooOoo–
[7] Các câu trả lời ở Chánh Tạng chỉ được ghi ngắn gọn nên cần phải xem lời giải thích của ngài Buddhaghosa. Nguồn trích dẫn cho các lời giải thích của Ngài được cung cấp một phần do I. B. Horner, dịch giả bản Anh ngữ, còn một phần là sự đóng góp của người dịch.
[8] Tội vi phạm do thân: là tội sanh lên với nguồn sanh tội thứ tư là do thân và do ý, không do khẩu. Tội vi phạm do khẩu: là tội sanh lên với nguồn sanh tội thứ năm là sanh lên do khẩu và do ý, không do thân (Sđd.). Xem chi tiết ở Parivāra – Tập Yếu tập 1, TTPV 08, trang 331.
[9] Ba loại tội của vị đang che giấu: là tội pārājika thứ nhì đến vị tỳ khưu ni che giấu tội lỗi (của tỳ khưu ni khác), tội pācittiya 64 đến vị tỳ khưu che giấu tội xấu xa (của tỳ khưu khác), và tội dukkaṭa đến vị che giấu tội xấu xa của bản thân (VinA. vii, 1380).
[10] Năm tội do duyên xúc chạm: là tội pārājika thứ nhất của tỳ khưu ni, về phần của tỳ khưu là tộisaṅghādisesa thứ nhì do việc xúc chạm thân thể, tội thullaccaya do việc thân chạm vào vật được gắn liền với thân, tội dukkaṭa do vật được ném ra chạm vào vật được gắn liền với thân, và tội pācittiya 52 do việc thọt lét bằng ngón tay (VinA. vii, 1380-1382).
[11] Rạng đông ba loại tội: là các tội nissaggiya pācittiya do cất giữ các loại vật dụng vượt quá 1 đêm, 6 đêm, 7 ngày, 10 ngày, 1 tháng, tội saṅghādisesa 3 cho tỳ khưu ni cư ngụ riêng rẽ qua đêm, và tội dukkaṭado che giấu tội (VinA. vii, 1381).
[12] Hai tội đến lần thứ ba: là loại tội vi phạm do việc không dứt bỏ khi được nhắc nhở đến lần thứ ba áp dụng cho hai hạng tỳ khưu và tỳ khưu ni nên được tính là hai (Sđd.).
[13] Một loại liên quan đến tám việc: là tội pārājika thứ tư đến vị tỳ khưu ni làm đầy đủ tám sự việc (Sđd.).
[14] Sự tổng hợp về tất cả là với một điều: Phần mở đầu của việc đọc tụng giới bổn Pātimokkha có đoạn: ‘yassa siyā āpatti, so āvikareyya’ nghĩa là ‘nếu vị nào có phạm tội, vị ấy nên bày tỏ’ (Mahāvagga – Đại Phẩm tập 1, TTPV 04, chương II, trang 251). Với một lời đọc tụng này là sự tổng hợp về tất cả các điều học và toàn bộ giới bổn Pātimokkha (VinA. vii, 1381).
[15] Đối với Luật, có hai căn nguyên: là thân và khẩu (Sđd.).
[16] Hai loại tội nghiêm trọng: là tội pārājika và tội saṅghādisesa (Sđd.).
[17] Tội phạm xấu xa có hai sự che giấu: Vị tỳ khưu ni che giấu tội pārājika của vị tỳ khưu ni khác thì phạm tội pārājika thứ nhì, vị tỳ khưu che giấu tội saṅghādisesa của vị tỳ khưu khác thì phạm tội pācittiya 64 (Sđd.).
[18] Bốn loại tội trong làng: Tỳ khưu hẹn với tỳ khưu ni hoặc với người nữ đi đường xa phạm dukkaṭa, khi bước vào vùng phụ cận của ngôi làng khác thì phạm tội pācittiya (xem điều học pācittiya 27, 67), vị tỳ khưu ni đi vào làng một mình có liên quan đến hai tội là tội thullaccaya và tội saṅghādisesa (xem điều học saṅghādisesa 3 của tỳ khưu ni).
[19] Bốn loại tội do duyên vượt sông: Tỳ khưu hẹn với tỳ khưu ni đi chung thuyền phạm dukkaṭa (điềupācittiya 28), rồi lên chung thuyền thì phạm tội pācittiya, vị tỳ khưu ni vượt sang sông một mình có liên quan đến hai tội là thullaccaya và tội saṅghādisesa (điều saṅghādisesa 3 của tỳ khưu ni).
[20] Tội liên quan đến mười loại thịt: Tội thullaccaya đến vị thọ dụng thịt người, tội dukkaṭa đối với vị thọ dụng chín loại thịt không được phép còn lại (Mahāvagga – Đại Phẩm tập 2, TTPV 05, chương VI, trang 39-43).
[21] Ban đêm, có hai tội liên quan đến khẩu: Vị tỳ khưu ni đứng chuyện trò với người nam trong bóng tối không đèn trong khoảng cách của tầm tay thì phạm tội pācittiya 11, trường hợp ở ngoài tầm tay thì phạm tội dukkaṭa (VinA. vii, 1381-1382).
[22] Ban ngày có hai tội liên quan đến khẩu: Vào ban ngày vị tỳ khưu ni đứng chuyện trò với người nam ở chỗ được che khuất trong khoảng cách của tầm tay thì phạm tội pācittiya 12, ngoài tầm tay phạm tội dukkaṭa (Sđd. 1382).
[23] Trong khi cho có ba tội: Vị tỳ khưu cho thuốc độc và đã hại chết người thì phạm tội pārājika, hại chết dạ-xoa và phi nhân thì phạm tội thullaccaya, hại chết thú vật thì phạm tội pācittiya (xem điều họcpārājika thứ ba của tỳ khưu), hoặc cho y đến tỳ khưu ni thì phạm tội pācittiya 25 (Sđd.).
[24] Bốn tội về việc thọ nhận: Vị tỳ khưu chạm vào tay và tóc của người nữ phạm tội saṅghādisesa thứ nhì, đưa dương vật vào miệng có sự đụng chạm phạm tội pārājika thứ nhất, thọ lãnh y từ tay của vị tỳ khưu ni không phải là thân quyến phạm tội nissaggiya pācittiya 5, vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng thọ nhận vật thực từ tay của người nam nhiễm dục vọng (nhưng chưa thọ dụng) phạm tội thullaccaya (xem tội saṅghādisesa 5 của tỳ khưu ni).
[25] Năm loại tội đưa đến việc sám hối: là các loại tội nhẹ (Sđd.).
[26] Sáu loại tội có sự sửa chữa: là các tội còn lại sau khi trừ ra tội pārājika là loại tội không có sự sửa chữa (Sđd.).
[27] Một tội lúc sái thời có vị của lúa gạo: Là cháo chua có bỏ muối vào lúc sái thời (Mahāvagga – Đại Phẩm tập 2, TTPV 05, chương VI, trang 25).
[28] Một sự thỏa thuận với hành sự có lời đề nghị đến lần thứ tư: là hành sự chỉ định vị tỳ khưu làm vị giáo giới tỳ khưu ni (xem điều học pācittiya 21 của tỳ khưu).
[29] Tội pārājika liên quan đến thân có hai: là tội pārājika về việc đôi lứa của tỳ khưu và tội pārājika về việc xúc chạm thân thể của tỳ khưu ni (VinA. vii, 1382).
[30] Hai nền tảng của việc đồng cộng trú: Tự bản thân thực hiện việc không đồng cộng trú cho bản thân, hoặc là hội chúng hợp nhất phạt án treo vị ấy (Mahāvagga – Đại Phẩm tập 2, TTPV 05, chương X, trang 335).
[31] Sự đứt đêm là của hai hạng: là vị thực hành hành phạt parivāsa và vị thực hành hành phạt mānatta(VinA. vii, 1382).
[32] Về việc hai lóng tay có hai điều: là tội pācittiya 5 về việc tỳ khưu ni làm sạch sẽ bằng nước sâu quá hai lóng tay và tội dukkaṭa về việc tỳ khưu để tóc dài (Sđd.).
[33] Sau khi đánh chính mình hai tội: Vị tỳ khưu ni tự đánh đấm chính mình rồi khóc lóc phạm tội pācittiya 20, tự đánh đấm chính mình mà không khóc phạm tội dukkaṭa (Sđd.).
[34] Hội chúng bị chia rẽ bởi hai cách: là chia rẽ bằng cách thực hiện hành sự hoặc là bằng cách phân phát thẻ biểu quyết (Sđd.).
[35] Hai loại tội vi phạm ngay tức thời: là được phân theo tỳ khưu và tỳ khưu ni (Sđd. 1383).
[36] Vì lời nói vi phạm ba tội pārājika: nói đến tội pārājika 2, 3, 4 của tỳ khưu ni là: che giấu tội, xu hướng theo vị bị phạt án treo, và liên quan tám sự việc. Tuy nhiên, Chú Giải Kurundī nói đến việc trộm cắp có sự bàn bạc, giết người, và khoe pháp thượng nhân (Sđd.).
[37] Do lời nói ba tội được đề cập: Do việc nói lời thô tục, vị tỳ khưu có thể vi phạm ba tội là tội saṅghādisesa, thullaccaya, và tội dukkaṭa; xem điều học saṅghādisesa 3 của tỳ khưu. Cũng với ba tội trên ở điều học saṅghādisesa 5 của tỳ khưu về việc làm mai mối (Sđd.).
[38] Các hành sự có ba phần gộp chung lại: là việc tiến hành tuyên ngôn hành sự gồm ba phần: phần đầu với lời đề nghị, phần giữa với phần thông báo, và phần cuối là câu kết luận (Sđd.).
[39] Ba kẻ bị trục xuất được nói đến: là tỳ khưu ni Mettiyā (xem phần duyên khởi ở điều học saṅghādisesa 8 của tỳ khưu), kẻ vô căn được xuất gia ở nơi các tỳ khưu rồi đã làm điều nhơ nhớp (Mahāvagga – Đại Phẩm tập 1, TTPV 04, chương I, trang 213), và sa di Kantaka được nói đến ở điều học pācittiya 70 của tỳ khưu (VinA. vii, 1384).
[40] Một tuyên ngôn cho ba người: là có thể tiến hành tuyên ngôn tu lên bậc trên cho hai hoặc ba vị một lượt (Sđd.).
[41] Năm do duyên đã quăng bỏ: Do việc đổ bỏ thuốc độc và đã hại chết người, hoặc dạ-xoa, hoặc loài thú phạm tội pārājika, hoặc tội thullaccaya, hoặc tội pācittiya (xem điều pārājika thứ ba của tỳ khưu), làm xuất ra tinh dịch liên quan tội saṅghādisesa thứ nhất, và việc đổ bỏ chất thải do tiêu tiểu lên cỏ xanh phạm tội dukkaṭa ở phần sekhiya (Sđd.).
[42] Bốn nhóm chín được nói đến: là hai nhóm chín về hành sự sai pháp và đúng pháp ở điều học pācittiya 21 của tỳ khưu (Sđd.).
[43] Các vị thọ thực thóc lúa chưa xay đã vi phạm hai loại tội dukkaṭa và pācittiya được đề cập đến ở điều học pācittiya 7 của tỳ khưu ni (Sđd.).
[44] Vi phạm năm tội pācittiya đồng một lượt: Vị tỳ khưu sau khi thọ lãnh năm loại dược phẩm rồi trộn chung vào trong vật chứa khác nhau hoặc trong cùng một vật chứa rồi để quá bảy ngày. Vị ấy phạm năm tội nissaggiya pācittiya khác sự vật đồng một lúc, không thể phân biệt tội nào trước tội nào sau (Sđd. 1385).
[45] Vi phạm chín tội pācittiya đồng một lượt: Vị tỳ khưu không bị bệnh sau khi yêu cầu chín loại vật thực hảo hạng trộn chung lại với nhau rồi thọ thực phạm chín tội pācittiya 39 (Sđd.).
[46] Ba loại tội vi phạm cho đến lần thứ ba: là ba loại tội được thành lập khi đã được hội chúng nhắc nhở đến lần thứ ba gồm có: tội pārājika 3 cho vị tỳ khưu ni xu hướng theo tỳ khưu tà kiến, tội saṅghādisesa11 đến vị tỳ khưu ủng hộ việc chia rẽ hội chúng, tội pācittiya 68 đến vị tỳ khưu không dứt bỏ tà kiến (Sđd.).
[47] Sáu loại tội vi phạm do duyên phát biểu: nói về sáu trường hợp hư hỏng vì nguyên nhân nuôi mạng đã được đề cập trước đây ở trang 97: Vì lý do nuôi mạng, vì nguyên nhân nuôi mạng, vị có ước muốn xấu xa, bị thúc giục bởi ước muốn, rồi khoác lác về pháp thượng nhân không có không thực chứng, tội pārājika. Vì lý do nuôi mạng, vì nguyên nhân nuôi mạng, vị thực hành việc mai mối, tội saṅghādisesa. Vì lý do nuôi mạng, vì nguyên nhân nuôi mạng, vị nói rằng: ‘Vị (tỳ khưu) nào sống trong trú xá của đạo hữu, vị tỳ khưu ấy là bậc A-la-hán,’ tội thullaccaya. Vì lý do nuôi mạng, vì nguyên nhân nuôi mạng, vị tỳ khưu yêu cầu vật thực hảo hạng vì lợi ích của bản thân rồi thọ thực, tội pācittiya. Vì lý do nuôi mạng, vì nguyên nhân nuôi mạng, vị tỳ khưu ni yêu cầu vật thực hảo hạng vì lợi ích của bản thân rồi thọ thực, tộipāṭidesanīya. Vì lý do nuôi mạng, vì nguyên nhân nuôi mạng, vị không bị bệnh yêu cầu xúp hoặc cơm vì lợi ích của bản thân rồi thọ thực, tội dukkaṭa (Sđd. 1385-1386).
[48] Ba loại tội trong khi nhai: trong trường hợp nhai thịt người thì phạm tội thullaccaya, nhai chín loại thịt không được phép còn lại phạm tội dukkaṭa, tỳ khưu ni nhai tỏi phạm tội pācittiya (Sđd. 1386).
[49] Năm tội do duyên vật thực: ba loại tội trên thêm vào tội saṅghādisesa đến vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng tự tay thọ nhận vật thực từ tay của người nam nhiễm dục vọng rồi thọ thực, và tội pāṭidesanīya đến vị tỳ khưu ni yêu cầu vật thực hảo hạng rồi thọ dụng; tổng cộng là năm loại tội (Sđd.).
[50] Các điều học cho đến lần thứ ba đưa đến năm trưởng hợp tội: là tội dukkaṭa, tội thullaccaya, tộipārājika được nói đến ở điều pārājika 3 của tỳ khưu ni về việc xu hướng theo vị tỳ khưu bị án treo, thêm vào tội saṅghādisesa 10 về chia rẽ hội chúng và tội pācittiya 68 về việc không chịu dứt bỏ tà kiến ác của tỳ khưu (Sđd.).
[51] Tội của chính năm hạng người: tức là năm hạng người đồng đạo gồm có tỳ khưu, tỳ khưu ni, cô ni tu tập sự, sa di, và sa di ni (Sđd.).
[52] Vị chói sáng với ba trường hợp: là nói đến ba nơi là ở giữa hội chúng, ở nhóm, và trong sự hiện diện của cá nhân (Sđd. 1387).
[53] Hai loại tội về ban đêm có liên quan đến thân và hai loại về ban ngày có liên quan đến thân: xem cước chú [n] và [o] của trang 275.
[54] Đối với vị đang nhìn chăm chú có một tội: vị tỳ khưu ni nhìn chăm chú vào vật biểu tượng nam tánh phạm tội dukkaṭa (Cullavagga – Tiểu Phẩm tập 2, TTPV 07, chương X, trang 509).
[55] Một tội do duyên đồ ăn khất thực: là nhìn vào mặt nữ thí chủ trong khi thọ lãnh vật thực phạm tội dukkaṭa (Sđd., chương VIII, trang 357).
[56] Trong khi thấy được tám điều lợi ích rồi sám hối vì niềm tin kẻ khác: Về điều này, ngài Buddhaghosa giải thích là ở Kosambakakkhandhakaṃ (VinA. vii, 1387). Tuy nhiên, ở chương Kosambī có đề cập đến tám điều nhưng không xác định rõ là tám điều lợi ích (Mahāvagga – Đại Phẩm tập 2, TTPV 05, chương X, các trang 331-333).
[57] Các vị bị phạt án treo đã được nói đến ba loại: là ba loại hành phạt án treo trong việc không nhìn nhận tội, trong việc không sửa chữa lỗi, và trong việc không chịu từ bỏ tà kiến ác (Cullavagga – Tiểu Phẩm tập 1, TTPV 06, chương I, các trang 87, 109, 129).
[58] Bốn mươi ba sự thực hành đúng đắn: là bốn mươi ba phận sự của vị tỳ khưu thực thi hành sự án treo (Sđd., chương I, trang 99).
[59] Nói dối trong năm trường hợp: là nói dối có thể đưa đến việc vi phạm năm tội là pārājika, saṅghādisesa, thullaccaya, pācittiya và dukkaṭa (VinA. vii, 1387).
[60] Mười bốn được gọi là ‘tối đa’: là các điều học có từ ‘paramaṃ’ như là dasāhaparamaṃ, māsaparamaṃ, santaruttaraparamaṃ, v.v… tổng cộng trong hai bộ giới bổn có tất cả là 14 điều học (Sđd.).
[61] Mười hai tội pāṭidesanīya: nghĩa là thuộc về tỳ khưu có bốn điều học pāṭidesanīya, còn tỳ khưu ni có tám (Sđd.).
[62] Sự thú tội là của bốn hạng: là sự sám hối của những người do Devadatta sai đi đến giết đức Thế Tôn (Cullavagga – Tiểu Phẩm tập 2, TTPV 07, chương VII, trang 281), của người đàn bà đã quyến rũ ngài Anuruddha ở phần duyên khởi của điều pācittiya 7, của Vaḍḍha Licchavi bị hành phạt úp ngược bình bát (Sđd., chương V, trang 63), và việc sám hối của các vị tỳ khưu đến đại đức Kassapagotta ở làng Vāsabha (Mahāvagga – Đại Phẩm tập 2, TTPV 05, chương IX, trang 245).
[63] Tám yếu tố của vị sứ giả: xem chú thích [k] của trang 75.
[64] Tám lối hành xử của ngoại đạo: Mahāvagga – Đại Phẩm tập 1, TTPV 04, chương I, trang 175).
[65] Việc tu lên bậc trên có tám lời đọc: là việc tu lên bậc trên của tỳ khưu ni ở hai hội chúng (VinA. vii, 1388).
[66] Nên đứng dậy đối với tám hạng người, nên nhường chỗ ngồi cho tám hạng người: Hai điều này áp dụng cho tỳ khưu ni ở trong nhà ăn (Sđd.).
[67] Vị giáo giới tỳ khưu ni với tám yếu tố: là nên chỉ định vị tỳ khưu có tám chi phần làm vị giáo giới tỳ khưu ni (Sđd.). Xem chi tiết ở điều học pācittiya 21 của tỳ khưu.
[68] Câu kệ này có liên quan đến việc chia rẽ hội chúng: là nói đến trường hợp chia rẽ hội chúng có liên quan đến chín vị: Một vị là vị phân phát thẻ như trường hợp của Devadatta, bốn vị phạm trọng tội là các vị xu hướng theo như là vị Kokālika, v.v…, bốn vị nói đúng Pháp thì vô tội, việc chia rẽ hội chúng là một sự việc có liên quan đến tất cả (Sđd.).
[69] Mười hạng người không nên được đảnh lễ: được đề cập ở Cullavagga – Tiểu Phẩm tập 2, TTPV 07, chương VI, trang 179.
[70] Tội dukkaṭa đối với mười hạng người: là tội dukkaṭa đối với vị thực hiện các hành động chắp tay, đảnh lễ, v.v… đối với mười hạng người trên (VinA. vii, 1388).
[71] Ở đây y nên dâng đến năm vị đã trải qua mùa mưa: là nên dâng trong sự hiện diện của năm vị đã trải qua mùa (an cư) mưa là tỳ khưu, tỳ khưu ni, cô ni tu tập sự, sa di, và sa di ni (Sđd.).
[72] Nên dâng trong sự hiện diện đối với bảy vị: là nên dâng đến vị nhận giùm thích hợp đối với trường hợp bảy vị là vị đi xa, vị bị điên, vị có tâm bị rối loạn, vị bị thọ khổ hành hạ, và ba vị bị ba loại án treo (Sđd.).
[73] Không nên dâng đến mười sáu vị: là mười sáu vị được đề cập ở Chương Y Phục (Mahāvagga – Đại Phẩm tập 2, TTPV 05, chương VIII, trang 227) bắt đầu là kẻ vô căn, v.v… (VinA. vii, 1388).
[74] Sau khi che giấu một ngàn tội trong thời gian một trăm đêm, vị hành parivāsa có thể được tự do sau khi ngụ được mười đêm: Trong trường hợp vị tỳ khưu phạm nhiều tội saṅghādisesa nhưng mỗi một tội chỉ che giấu mười ngày nên chỉ chịu hành phạt parivāsa là mười ngày đêm (Sđd. 1389).
[75] Mười hai sự hư hỏng của hành sự: Bốn loại hành sự (hành sự với lời công bố, hành sự với lời đề nghị, hành sự có lời đề nghị đến lần thứ hai, hành sự có lời đề nghị đến lần thứ tư) được thực hành sai trái theo ba cách (sai Pháp theo phe nhóm, sai Pháp có sự hợp nhất, đúng Pháp theo phe nhóm), tổng cộng lại là mười hai (Sđd.).
[76] Bốn sự thành tựu của hành sự: là bốn loại hành sự trên được thực hành đúng Pháp có sự hợp nhất (Sđd.).
[77] Sáu loại hành sự là: Hành sự phe nhóm sai Pháp, hành sự hợp nhất sai Pháp, hành sự phe nhóm có vẻ ngoài đúng Pháp, hành sự hợp nhất có vẻ ngoài đúng Pháp, hành sự phe nhóm đúng Pháp, hành sự hợp nhất đúng Pháp (Sđd.).
[78] Ở đây một tội được lắng dịu không có các sự dàn xếp: là nhóm tội pārājika (Sđd. 1390).
[79] Một trăm bốn mươi bốn kẻ chịu khổ địa ngục: là những trường hợp của vị tỳ khưu với mười tám cách tuyên bố sai trái phân theo tám tình huống (Sđd. 1390). Xem tám tình huống ở Cullavagga – Tiểu Phẩm tập 2, TTPV 07, chương VII, các trang 325-331.
[80] Xem phần ‘nên biết về mười sáu hành sự ’ ở trang 153 (ND).