Tập Yếu I – Phần Quy Định Tại Đâu: Các Điều Sekhiya

Tập Yếu I

Phần Quy Định Tại Đâu: Các điều Sekhiya

Phẩm Tròn Đều là thứ nhất

Do đức Thế Tôn bậc A-la-hán Chánh Đẳng Giác ấy trong khi biết trong khi thấy, điều dukkaṭa đến vị quấn y (nội) để lòng thòng phía trước hoặc phía sau do không có sự tôn trọng đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã quấn y (nội) để lòng thòng phía trước và phía sau.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị trùm y (vai trái) để lòng thòng phía trước hoặc phía sau do không có sự tôn trọng đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã trùm y (vai trái) để lòng thòng phía trước và phía sau.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị để hở thân rồi đi ở nơi xóm nhà do không có sự tôn trọng ―(như trên)―

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã để hở thân rồi đi ở nơi xóm nhà.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị để hở thân rồi ngồi ở nơi xóm nhà do không có sự tôn trọng ―(như trên)―

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã để hở thân rồi ngồi ở nơi xóm nhà.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị múa máy tay chân khi đi ở nơi xóm nhà do không có sự tôn trọng ―(như trên)―

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã múa máy tay chân khi đi ở nơi xóm nhà.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị múa máy tay chân khi ngồi ở nơi xóm nhà do không có sự tôn trọng ―(như trên)―

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã múa máy tay chân khi ngồi ở nơi xóm nhà.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị nhìn chỗ này chỗ nọ khi đi ở nơi xóm nhà do không có sự tôn trọng ―(như trên)―

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã nhìn chỗ này chỗ nọ khi đi ở nơi xóm nhà.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị nhìn chỗ này chỗ nọ khi ngồi ở nơi xóm nhà do không có sự tôn trọng ―(như trên)―

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã nhìn chỗ này chỗ nọ khi ngồi ở nơi xóm nhà.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị đi ở nơi xóm nhà với sự vén y lên do không có sự tôn trọng đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã đi ở nơi xóm nhà với sự vén y lên.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị ngồi ở nơi xóm nhà với sự vén y lên do không có sự tôn trọng đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã ngồi ở nơi xóm nhà với sự vén y lên.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. ―(như trên)―

*****

Phẩm Cười Vang là thứ nhì

Điều dukkaṭa đến vị đi ở nơi xóm nhà với tiếng cười vang do không có sự tôn trọng đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã đi ở nơi xóm nhà, cười tiếng cười lớn.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị ngồi ở nơi xóm nhà với tiếng cười vang do không có sự tôn trọng đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã ngồi ở nơi xóm nhà, cười tiếng cười lớn.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị trong khi đi ở nơi xóm nhà gây tiếng động ồn tiếng động lớn do không có sự tôn trọng ―(như trên)―

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã đi ở nơi xóm nhà, gây tiếng động ồn tiếng động lớn.―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị trong khi ngồi ở nơi xóm nhà gây tiếng động ồn tiếng động lớn do không có sự tôn trọng ―(như trên)―

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã ngồi ở nơi xóm nhà, gây tiếng động ồn tiếng động lớn. ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị đi ở nơi xóm nhà với sự đung đưa thân do không có sự tôn trọng ―(như trên)―

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã đi ở nơi xóm nhà với sự đung đưa thân. ―(như trên)― sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị ngồi ở nơi xóm nhà với sự đung đưa thân do không có sự tôn trọng ―(như trên)―

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã ngồi ở nơi xóm nhà với sự đung đưa thân. ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị đi ở nơi xóm nhà với sự đung đưa cánh tay do không có sự tôn trọng ―(như trên)―

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã đi ở nơi xóm nhà với sự đung đưa cánh tay. ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị ngồi ở nơi xóm nhà với sự đung đưa cánh tay do không có sự tôn trọng ―(như trên)―

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã ngồi ở nơi xóm nhà với sự đung đưa cánh tay. ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị đi ở nơi xóm nhà với sự đung đưa đầu do không có sự tôn trọng ―(như trên)―

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã đi ở nơi xóm nhà với sự đung đưa đầu. ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị ngồi ở nơi xóm nhà với sự đung đưa đầu do không có sự tôn trọng đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã ngồi ở nơi xóm nhà với sự đung đưa đầu.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. ―(như trên) 

*****

Phẩm Chống Nạnh là thứ ba

Điều dukkaṭa đến vị đi ở nơi xóm nhà với sự chống nạnh do không có sự tôn trọng đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã đi ở nơi xóm nhà với sự chống nạnh.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị ngồi ở nơi xóm nhà với sự chống nạnh do không có sự tôn trọng ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị đi ở nơi xóm nhà với đầu trùm lại do không có sự tôn trọng ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị ngồi ở nơi xóm nhà với đầu trùm lại do không có sự tôn trọng ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị đi ở nơi xóm nhà với sự nhón gót do không có sự tôn trọng ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị ngồi ôm đầu gối ở nơi xóm nhà do không có sự tôn trọng ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị thọ lãnh đồ khất thực không nghiêm trang do không có sự tôn trọng ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị nhìn chỗ này chỗ nọ trong khi thọ lãnh đồ khất thực do không có sự tôn trọng ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị thọ lãnh quá nhiều xúp do không có sự tôn trọng ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị thọ lãnh đồ khất thực được làm vun đầy lên do không có sự tôn trọng đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã thọ lãnh đồ khất thực được làm vun đầy lên do không có sự tôn trọng.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. ―(như trên)― 

*****

Phẩm Đồ Ăn Khất Thực là thứ tư

Điều dukkaṭa đến vị thọ dụng đồ khất thực không nghiêm trang do không có sự tôn trọng đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã thọ dụng đồ khất thực không nghiêm trang do không có sự tôn trọng.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị nhìn chỗ này chỗ nọ trong khi thọ dụng đồ khất thực do không có sự tôn trọng ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị lựa chọn món này món nọ trong khi thọ dụng đồ khất thực do không có sự tôn trọng ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị thọ dụng quá nhiều xúp do không có sự tôn trọng ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị vun lên thành đống rồi thọ dụng đồ khất thực do không có sự tôn trọng ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị dùng cơm che lấp xúp và thức ăn do không có sự tôn trọng ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị không bị bệnh yêu cầu xúp và cơm vì nhu cầu của bản thân rồi thọ thực do không có sự tôn trọng ―(như trên)―

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị nhìn vào bình bát của các vị khác với ý định tìm lỗi do không có sự tôn trọng ―(như trên)―

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị làm vắt cơm lớn do không có sự tôn trọng ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị làm vắt cơm dài do không có sự tôn trọng đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã làm vắt cơm dài do không có sự tôn trọng.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. ―(như trên)―

*****

Phẩm Vắt Cơm là thứ năm

Điều dukkaṭa đến vị há miệng ra khi vắt cơm chưa được đưa đến do không có sự tôn trọng đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã há miệng ra khi vắt cơm chưa được đưa đến do không có sự tôn trọng.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị đưa trọn bàn tay vào miệng trong lúc thọ thực do không có sự tôn trọng ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị nói khi miệng có vắt cơm do không có sự tôn trọng ―(như trên)― sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị thọ thực theo lối đưa thức ăn (vào miệng) một cách liên tục do không có sự tôn trọng ―(như trên)― sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị thọ thực theo lối cắn vắt cơm từng chút một do không có sự tôn trọng ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị thọ thực theo lối làm phồng má do không có sự tôn trọng ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị thọ thực có sự vung rảy bàn tay do không có sự tôn trọng ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị thọ thực có sự làm rơi đổ cơm do không có sự tôn trọng ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị thọ thực có sự le lưỡi do không có sự tôn trọng ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị thọ thực có làm tiếng chép chép do không có sự tôn trọng ―(như trên)―

*****

Phẩm Tiếng Sột Sột là thứ sáu

Điều dukkaṭa đến vị thọ thực có làm tiếng sột sột do không có sự tôn trọng đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại Kosambi.

Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu.

Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu đã uống sữa có làm tiếng sột sột.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị thọ thực có sự liếm tay do không có sự tôn trọng ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị thọ thực có sự nạo vét bình bát do không có sự tôn trọng ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị thọ thực có sự liếm môi do không có sự tôn trọng ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị thọ lãnh tô nước uống bằng bàn tay có dính thức ăn do không có sự tôn trọng đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại xứ Bhagga.

Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu.

Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu đã thọ lãnh tô nước uống bằng bàn tay có dính thức ăn. ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị đổ bỏ nước rửa bình bát có lẫn cơm ở nơi xóm nhà do không có sự tôn trọng đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại xứ Bhagga.

Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu.

Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu đã đổ bỏ nước rửa bình bát có lẫn cơm ở nơi xóm nhà. ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị thuyết Pháp đến người có dù ở bàn tay do không có sự tôn trọng đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư. ―(như trên)―

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do khẩu và do ý, không do thân. ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị thuyết Pháp đến người có gậy ở bàn tay do không có sự tôn trọng ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị thuyết Pháp đến người có dao ở bàn tay do không có sự tôn trọng ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị thuyết Pháp đến người có vũ khí ở bàn tay do không có sự tôn trọng ―(như trên)― 

*****

Phẩm Giày Dép là thứ bảy

Điều dukkaṭa đến vị thuyết Pháp đến người có mang giày do không có sự tôn trọng ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị thuyết Pháp đến người có mang dép do không có sự tôn trọng ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị thuyết Pháp đến người ở trên xe do không có sự tôn trọng ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị thuyết Pháp đến người đang nằm do không có sự tôn trọng ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị thuyết Pháp đến người ngồi ôm đầu gối do không có sự tôn trọng ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị thuyết Pháp đến người đội khăn ở đầu do không có sự tôn trọng ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị thuyết Pháp đến người có đầu được trùm lại do không có sự tôn trọng ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị ngồi ở nền đất rồi thuyết Pháp đến người ngồi trên chỗ ngồi do không có sự tôn trọng ―(như trên)―

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.[3]

Điều dukkaṭa đến vị ngồi ở chỗ ngồi thấp rồi thuyết Pháp đến người ngồi trên chỗ ngồi cao do không có sự tôn trọng ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị đứng thuyết Pháp đến người đang ngồi do không có sự tôn trọng ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị đang đi phía sau thuyết Pháp đến người đang đi ở phía trước do không có sự tôn trọng ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị đang đi bên đường thuyết Pháp đến người đang đi giữa đường do không có sự tôn trọng ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị đứng đại tiện hoặc tiểu tiện do không có sự tôn trọng ―(như trên)―

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ trên cỏ cây xanh do không có sự tôn trọng ―(như trên)―

Điều dukkaṭa đến vị đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã đại tiện, tiểu tiện, và khạc nhổ vào trong nước.

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. ―(như trên)―

Dứt bảy mươi lăm điều sekhiya.

*****

Tóm lược phần này

(Quấn) tròn đều, che kín, và khéo thu thúc, mắt nhìn xuống, được vén lên, tiếng cười vang, giọng nói (nhỏ nhẹ), và luôn cả ba việc đung đưa.

Và luôn cả việc chống nạnh, trùm đầu, nhón gót, và sự ôm đầu gối. Một cách nghiêm trang, và chú tâm ở bình bát, lượng xúp tương xứng, vừa ngang miệng bình bát.

Một cách nghiêm trang, chú tâm ở bình bát, theo tuần tự, lượng xúp tương xứng, vun lên thành đống, được che lấp, sự yêu cầu, ý định tìm lỗi.

(Nắm cơm) không lớn, tròn đều, cửa miệng, trọn bàn tay, không nói, liên tục đưa cơm, việc cắn (từng chút), làm phồng má, rảy tay, việc làm rơi đổ cơm.

Và luôn cả việc le lưỡi, tiếng chép chép, tiếng sột sột, (liếm) tay, bình bát, và (liếm) môi, (tay) có dính thức ăn, và (nước) có cơm.

Các đức Như Lai không thuyết giảng Chánh Pháp đến người có dù ở bàn tay, cũng thế tay cầm gậy, tay cầm dao, và vũ khí.

Và luôn cả người (mang) dép, và giày, ngồi xe, và đang nằm, người ngồi ôm đầu gối, và người đội khăn, trùm đầu.

Ở nền đất, chỗ ngồi thấp, đứng, (đi) phía sau, và bên lề đường. Vị đứng không nên làm ở trên cỏ và trong nước.

*****

Tóm lược phẩm này

Tròn đều, cười lớn tiếng, việc chống nạnh, và đồ khất thực là tương tợ như thế ấy, các vắt cơm, luôn cả tiếng sột sột, và với giày dép là thứ bảy.

Dứt phần Quy Định Tại Đâu thuộc bộ Đại Phân Tích.[4]

–ooOoo–

[1] Có thể sanh lên do thân, không do khẩu không do ý; có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu (ND).

[2] Có thể sanh lên do khẩu, không do thân không do ý; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân (ND).

[3] Tam Tạng Thái Lan ghi rằng: ‘… sanh lên do khẩu và do ý, không do thân.’

[4] Phần phân tích về giới dành cho tỳ khưu có tên là Đại Phân Tích hoặc Phân Tích Giới Tỳ Khưu (ND).

 

 

TẢI MOBILE APP PHẬT GIÁO THERAVĀDA ĐỂ XEM THÊM NHIỀU THÔNG TIN HỮU ÍCH (ANDROID & IOS)

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.