Tương Ưng Bộ V – Chương Xii: Tương Ưng Sự Thật – Phẩm Chứng Đạt
TƯƠNG ƯNG BỘ V
CHƯƠNG XII: TƯƠNG ƯNG SỰ THẬT
PHẨM CHỨNG ĐẠT
I. Ðầu Móng tay (S.v,459)
1) …
2) Rồi Thế Tôn lấy lên một ít đất trên đầu móng tay và bảo các Tỷ-kheo:
— Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái gì là nhiều hơn, một ít đất Ta lấy ở đầu móng tay, hay quả đất lớn này?
— Cái này là nhiều hơn, bạch Thế Tôn, tức là quả đất lớn này. Còn ít hơn là một ít đất mà Thế Tôn lấy ở đầu móng tay. Chúng không thể ước tính được, không thể so sánh được, không thể thành một phần nhỏ được, nếu đem so sánh quả đất lớn với một ít đất mà Thế Tôn lấy lên đầu móng tay.
3-4) — Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, với vị Thánh đệ tử thành tựu chánh kiến, với người đã chứng đạt, cái này là nhiều hơn… (xem đoạn số 4, số 5 kinh 49) …
II. Ao Hồ (S.v,460)
1) …
2) — Ví như, này các Tỷ-kheo, có một hồ nước bề dài năm mươi do tuần, bề rộng năm mươi do tuần, bề sâu năm mươi do tuần, đầy nước tràn trên bờ để con quạ có thể uống được. Từ nơi hồ nước ấy, có người lấy lên một ít nước trên đầu ngọn cỏ kusa.
3) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái gì là nhiều hơn, một ít nước lấy lên trên đầu ngọn cỏ kusa, hay là nước trong hồ nước?
— Cái này là nhiều hơn, bạch Thế Tôn, tức là nước trong hồ nước. Còn ít hơn là nước được lấy lên trên đầu ngọn cỏ kusa. Chúng không có thể ước tính, không có thể so sánh được, không có thể thành một phần nhỏ được, nếu đem so sánh nước ở hồ nước với nước được lấy lên trên đầu ngọn cỏ kusa.
4-5) … (như kinh trên 49, đoạn số 4,5) …
III. Hợp Dòng (Sambhejja) (1) (S.v,460)
1) …
2) — Ví như, này các Tỷ-kheo, tại chỗ mà các con sông lớn này nhập vào nhau, cùng chảy với nhau, tức là sông Hằng, sông Yamuna, sông Aciravatii, sông Sarabhuu, sông Mahii. Từ đấy, một người lấy lên hai hay ba giọt nước.
3) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái gì là nhiều hơn, hai hay ba giọt nước được lấy lên, hay là nước ở chỗ hợp dòng?
— Cái này là nhiều hơn, bạch Thế Tôn, tức là nước ở chỗ hợp dòng. Còn ít hơn là hai hay ba giọt nước được lấy lên. Chúng không thể ước tính được, không thể so sánh được, không thể thành một phần nhỏ được, nếu đem so sánh nước ở chỗ hợp dòng với hai hay ba giọt nước được lấy lên.
4-5) … Cũng vậy… (xem đoạn số 4-5, kinh 49)
IV. Hợp Dòng (2) (S.v,461)
1) …
2) — Ví như, này các Tỷ-kheo, tại chỗ mà các con sông lớn này nhập vào nhau, cùng chảy với nhau, tức là sông Hằng, sông Yamunà, sông Aciravatii, sông Sarabhuu, sông Mahii, nước sông ấy đi đến đoạn tận, đi đến tiêu diệt, trừ hai hay ba giọt nước còn sót lại.
3) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái gì là nhiều hơn, nước chỗ hợp dòng đã đi đến đoạn tận, đã đi đến tiêu diệt, hay là hai hay ba giọt nước còn sót lại?
— Cái này là nhiều hơn bạch Thế Tôn, tức là nước chỗ hợp dòng đã đi đến đoạn tận, đã đi đến tiêu diệt. Còn ít hơn là hai hay ba giọt nước còn sót lại. Chúng không có thể ước tính được, không có thể so sánh được, không có thể thành một phần nhỏ được, nếu đem so sánh nước chỗ hợp dòng đã đi đến đoạn tận, đã đi đến tiêu diệt, với hai hay ba giọt nước còn sót lại.
4-5) … (như đoạn số 4,5, kinh 49) …
V. Quả Ðất (1) (S.v,462)
1) …
2) — Ví như, này các Tỷ-kheo, một người đặt trên quả đất lớn các cục đất lớn bằng bảy hạt táo (sattakolatthimattiyo).
3) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái nào là nhiều hơn, các cục đất lớn bằng bảy hạt táo đã được đặt lên như vậy, hay là quả đất này?
— Cái này là nhiều hơn, bạch Thế Tôn, tức là quả đất này, còn ít hơn là các cục đất lớn bằng bảy hạt táo đã được đặt lên như vậy. Chúng không thể ước tính được, không thể so sánh được, không thể bằng một phần nhỏ được, nếu đem so sánh quả đất lớn này với các cục đất lớn bằng bảy hạt táo được đặt lên như vậy.
4-5) … (như đoạn số 4,5, kinh 49) …
5 VI. Quả Ðất (2) (S.v,462)
1) …
2) — Ví như, này các Tỷ-kheo, quả đất đi đến đoạn tận, đi đến tiêu diệt, chỉ còn lại những cục đất lớn bằng bảy hạt táo.
3) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái gì là nhiều, quả đất lớn đi đến đoạn tận, đi đến tiêu diệt, hay là các cục đất lớn bằng bảy hạt táo còn sót lại?
— Cái này là nhiều hơn, bạch Thế Tôn, tức là quả đất lớn đi đến đoạn tận, đi đến tiêu diệt. Còn ít hơn là các cục đất lớn bằng bảy hạt táo còn sót lại. Chúng không có thể ước tính được, không có thể so sánh được, không có thể thành một phần nhỏ được, nếu đem so sánh quả đất lớn đã đi đến đoạn tận, đi đến tiêu diệt với các cục đất lớn bằng bảy hạt táo còn sót lại.
4-5) … (như đoạn số 4,5, kinh 49) …
VII. Biển (1) (S.v,463)
1) …
2) — Ví như, này các Tỷ-kheo, một người lấy lên hai hay ba giọt nước từ biển lớn.
3) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái gì là nhiều hơn, hai hay ba giọt nước được lấy lên, hay là nước trong biển lớn?
— Cái này là nhiều hơn, bạch Thế Tôn, tức là nước trong biển lớn. Còn ít hơn là hai hay ba giọt nước được lấy lên. Chúng không có thể ước tính được, không có thể so sánh được, không có thể thành một phần nhỏ được, nếu đem so sánh nước trong biển lớn với hai hay ba giọt nước được lấy lên.
4-5) … (như số 4,5, kinh 49) …
VIII. Biển (2) (S.v,463)
1) …
2) — Ví như, này các Tỷ-kheo, nước trong biển lớn đi đến đoạn tận, đi đến tiêu diệt, trừ hai hay ba giọt nước còn sót lại.
3) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái gì là nhiều hơn, nước trong biển lớn đi đến đoạn tận, đi đến tiêu diệt, hay là hai hay ba giọt nước còn sót lại?
— Cái này là nhiều hơn, bạch Thế Tôn, tức là nước trong biển lớn đi đến đoạn tận, đi đến tiêu diệt. Còn ít hơn là hai hay ba giọt nước còn sót lại. Chúng không có thể ước tính được, không có thể so sánh được, không có thể thành một phần nhỏ được, nếu đem so sánh nước trong biển đi đến đoạn tận, đi đến tiêu diệt, với hai hay ba giọt nước còn sót lại.
4-5) … (xem đoạn số 4,5, kinh 49) …
IX. Ví Dụ Với Núi (1) (S.v,464)
1) …
2) — Ví như, này các Tỷ-kheo, có người đặt trên núi chúa Tuyết Sơn các hòn sạn lớn bằng bảy hột cải.
3) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái nào là nhiều hơn, các hòn sạn lớn bằng bảy hột cải được đặt lên như vậy, hay là núi chúa Tuyết Sơn?
— Cái này là nhiều hơn, bạch Thế Tôn, tức là núi chúa Tuyết Sơn. Còn ít hơn là những hòn sạn lớn bằng bảy hột cải được đặt lên như vậy. Chúng không có thể ước tính được, không có thể so sánh được, không có thể thành một phần nhỏ được, nếu đem so sánh núi chúa Tuyết Sơn với các viên sạn lớn bằng bảy hột cải.
4-5) … (như đoạn số 4,5, kinh 49)
X. Ví Dụ Với Núi (2) (S.v,464)
1) …
2) — Ví như, này các Tỷ-kheo, núi chúa Tuyết Sơn đi đến đoạn tận, đi đến tiêu diệt, trừ các hòn sạn lớn bằng bảy hột cải.
3) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái nào là nhiều hơn, núi chúa Tuyết Sơn đi đến đoạn tận, đi đến tiêu diệt, hay là các hòn sạn lớn bằng bảy hột cải còn sót lại?
— Cái này là nhiều hơn, bạch Thế Tôn, tức là núi chúa Tuyết Sơn đi đến đoạn tận, đi đến tiêu diệt. Còn ít hơn là các hòn sạn lớn bằng bảy hột cải còn sót lại. Chúng không có thể ước tính được, không có thể so sánh được, không có thể thành một phần nhỏ được, nếu đem so sánh núi chúa Tuyết Sơn đi đến đoạn tận, đi đến tiêu diệt, với hòn sạn lớn bằng bảy hột cải còn sót lại.
4-5) … (như đoạn số 4,5, kinh 49) …
—-
Bài viết trích từ cuốn “Kinh Điển Tam Tạng – Tạng Kinh – Tương Ưng Bộ V“, Ngài Thích Minh Châu dịch Việt
* Link tải sách ebook: “Kinh Điển Tam Tạng – Tạng Kinh – Tương Ưng Bộ V” ebook
* Link thư mục ebook: Sách Ngài Thích Minh Châu
* Link tải app mobile: Ứng Dụng Phật Giáo Theravāda