Giáo Trình Pali 3 – Những Hình Thức Đặc Biệt Của Vài Danh Từ & Tĩnh Từ

NHỮNG HÌNH THỨC ĐẶC BIỆT CỦA VÀI DANH TỪ VÀ TĨNH TỪ

(16)Arahanta (bậc A La Hán), mahanta (lớn lao) và brahanta (to lớn) được biến cách như hiện tại phân từ gacchanta, nhưng ở chủ cách số ít chúng có thêm hình thức arahā, mahā vā brahā.

(17) Jantu ( một sinh vật) có biến cách như (garu), nhưng chủ cách số ít và đối cách số nhiều có thêm hai hình thức là jantuno, jantavo.

(18) Ādi có biến cách như chữ aggi, nhưng ở định sở cách số ít có thêm hình thức ādo.

Nó ở về nam tánh khi có nghĩa “nguồn gốc”; “bắt đầu” khi có nghĩa là “vân vân” thì nó ở về nam tánh hay trung tánh tùy theo danh từ liên hệ.

(19) (a) Brahmacārī (người độc thân) biến cách như pakkhī, chủ cách số nhiều của nó là brahmacārino; nhưng ở một vài nơi, hình thức brahmacārayo được tìm thấy thay vì brahmacārino.

(b) Dīpi (con báo) biến cách như aggi; nhưng ở vài nơi, chủ cách số nhiều của nó là dīpino thay vì dīpayo.

(20)Những danh từ thuộc nhóm mano đều là nam tánh hay trung tánh, biến cách của chúng đã nói ở cuốn II đoạn 28. Một vài danh từ thuộc nhóm này có đối cách số ít kết thúc bằng o như ayo, ceto, vaco, siro.

(21)CHIA ĐỘNG TỪ ASA (LÀ) – NĂNG ĐỘNG THỂ

THÌ HIỆN TẠI

Parassapada

Ngôi Số ít Số nhiều
Ngôi 1 atthi  santi 
Ngôi 2 asi  attha 
Ngôi 3 amhi, asmi amha, asma

MỆNH LỆNH CÁCH

Ngôi Số ít Số nhiều
Ngôi 1 atthu  santu 
Ngôi 2 āhi  attha 
Ngôi 3 amhi, asmi amha, asma

KHẢ NĂNG CÁCH

Ngôi Số ít Số nhiều
Ngôi 1 siyā, assa siyuṃ, assu
Ngôi 2 assa  assatha 
Ngôi 3 assāmi  assāma 

THÌ QUÁ KHỨ

Ngôi Số ít Số nhiều
Ngôi 1 āsi  āsimsu 
Ngôi 2 āsi  āsittha 
Ngôi 3 āsiṃ  āsimha 

Thể attanopada và những cách, thì khác của động từ này không được tìm thấy.

TỶ DỤ NHÓM 3

  1. Ahaṃ hi arahā loke; ahaṃ satthā anuttaro
    Elo ‘mhi sammāsambuddho, sītibhūto ‘smi nibbuto. V. m. 8
  1. “Tath’eva isayo hiṃsaṃ saññate brahmacārayo
    Adhammacārī khattiyo so saggena virujjhati”. V. 243
  1. “Pubbe dīpino elake khādanti, ahaṃ pana eḷake dīpino
    Anubandhitvaa muru – murū ti khādante addasaṃ”. J. I, 334 – 345
  1. “So parasattānaṃ parapuggalānaṃ cetasā ceto paricca pajānāti”. D.i, 79
  2. “Bālā kumudanāḷehi pabbataṃ abhimanthatha; Giriṃ nakhena khaṇatha; ayo dantehi khādatha”. S. i, 127
  1. “Pasanna – netto sumukho
    Brahā uju patāpavā
    Majjhe samaṇasanghassa
    Ādicco va virocasi”. S. N. 550
  1. “Tatra ce tumhe bhikkhe ve assatha kupitā vā anattamānā tumhaṃ yev’ assa tena antarāyo”. D.i,3
  2. “Passiya varapuññ lakkhaṇaṃ
    Cakkhu āsi yathā purāṇakaṃ”. Thig. 399.
  1. “Ahābandhana mutto ‘mhi
    Nihato tvaṃ asi antaka”. S.i, 105, v,n. 21.
  1. “Brahma jacco pure āsiṃ
    Udicco ubhato ahu”. Theg, 889.
  1. “ahaṃ tava vasānugo siyaṃ
    Yadi viharāmese kānanantare”. Thig. 175.
  1. “Siyā kho pana bhikkhave ekabhikkhussaa pi kaṅkhā vā vimati vā … magge vā paṭipadāya vā”. D. ii, 115.
  2. “Kalyānamitte bhajamāno.
    Api bālo pandito assa.”. Thig. 213.
  1. “Aruṇakā satta janā cakkavattī mahabbalā
    Chattiṃsatimhi āsiṃsu kappamhi manujādhipā”. Apa. 116.
  1. “Yo etā parivajjeti sappasa’ eva padā siro
    So ‘maṃ visattikaṃ loke sato samativattati.”. Theg. 457.
  1. “Seyyathā pi, mahārāja, puriso ābādhiko assa …. So aparena samayena tamhā ābādhā mucceyya, … siyā c’ assa kāye balamattā. Tassa evaṃ assa: Ahaṃ kho pubbe ābādhiko ahosiṃ …. Na ca me āsi kāye balamattā; so ‘mhi etarahi tamhā ābadhā mutto”. D. i, 72.
  2. “Tesu assa sagāravo; te c’ assu sādhu pūkitā.” S.i, 178
  3. “Namo te buddha vīr’ atthu,
    Vippamutto ‘si sabbadhi.” Theg, 47
  1. “Sā … tumhehi diṭṭha – dhammassa bhāginī assan ti patthanaṃ akāsi”
  2. “Kassapassa vaco sutvā alāto etad’ abravi
    Yathā bhadanto bhaṇati mayhaṃ petaṃ va ruccati”. J,v, i, 227
  1. “So kho panāyaṃ akkhāto vepullo pabbato mahā” S,ii, 185
  2. “Evaṃ eva manussesu daharo ce pi paññavā.
    So hi tattha mahā hoti, n’ eva bālo sarīravā”. S,ii, 179.

CHÚ GIẢI NHÓM 3

  1. (a) Arahā: A La Hán, bậc Thánh,  người đã hủy diệt nguyên nhân của sanh tử.
    (b) Anuttaro satthā: vô thượng đạo sư
    (c) Sītibhūto, nibbuto: mát lạnh, an tĩnh (không còn dục vọng)
  2. Như vậy, người chiến sĩ Sát Đế Lỵ hành phi pháp làm hại những ẩn sĩ tự chủ và phạm hạnh, đi ngược lại cõi trời (bị loại ra khỏi thiên giới)
  3. Muru – murūti: gây tiếng động tương tự âm thanh này.
  4. Bằng tâm của mình, sau khi đi sâu vào tâm của những chúng sinh khác, của những người khác, vị ấy biết chúng.
  5. “Này những kẻ ngu kia, các ngươi đánh vỡ núi bằng những cọng hoa sen (súng), đào núi bằng những móng tay, nhai sắt bằng những cái răng”
  6. (a) Pasanna – netto: có mắt sáng
    (b) Sumukho: có mắt đẹp
    (c) Braha, uju patāpavā: lớn, thẳng, oai vệ
  1. “Ở đây, này các tỷ kheo, nếu các ngươi phẫn nộ hay bất mãn, do vậy, có thể làm chướng ngại cho các ngươi”
  2. Khi thấy tướng công đức tuyệt hảo (của Thế Tôn), con mắt bà trở lại giống như trước.
  3. Ta đã giải thoát một dây trói lớn, này thần chết, ngươi đã bị đánh bại.
  4. (a) Brahmajacca: thuộc giai cấp Bà La Môn
    (b) Udicca: có dòng dõi cao quý; phương bắc. Những Bà la môn ở Bắc Ấn được xem là dòng quý phái.
    (c) Ubhato: từ cả hai phía (phía bên cha và bên mẹ)
  5. “Tôi sẽ sống phục tùng ngươi; Nếu ngươi trú ở trong rừng”
  1. Paṭipadā: hành nghiệp, sở hành, phương tiện để đạt mục đích
  2. Api bālo paṇḍito assa: cả đến người ngu cũng trở thành những người có trí.
  3. Chattiṃsatimhi: là một biến tánh. Tiṃsa và tiṃsā thuộc nữ tánh.
  4. “Kẻ nào tránh né tất cả, như chân tránh đầu rắn, kẻ ấy với chánh niệm vượt khát ái ở đời”
  5. Này đại vương, ví như một người bị đau ốm …. Sau một thời gian thoát khỏi cơn bệnh ấy, thân thể trở nên khỏe mạnh. 
  6. Người ấy nghĩ như vầy: trước kia ta đã đau ốm, không còn sức lực nào trong thân ta; bây giờ ta đã thoát khỏi cơn bệnh ấy”
  7. Ngươi hãy kính trọng các vị ấy và hãy khéo cúng dường
  8. Sabbadhi vippamutto asi: ngươi đã hoàn toàn giải thoát (khỏi dây trói của dục vọng)
  9. Tumhehi …. assaṃ: mong sao tôi được san sẻ hiện tại pháp lạc mà chư vị đã đạt đến.
  10. Etad abravi: etaṃ abravi, đã nói điều này
  11. “Cũng vậy, trong loài người, nếu một đứa trẻ mà có trí tuệ, nó quả là một đại nhân, không phải vậy, một người ngu to lớn

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.