Phân Tích Giới Tỳ Khưu Ii – Chương Pācittiya: Phẩm Nói Dối – Điều Học Về Lời Nói Mắng Nhiếc

Phân Tích Giới Tỳ Khưu II

Chương 6: Pācittiya

Điều học về lời nói mắng nhiếc

Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư trong khi cãi cọ với các tỳ khưu hiền thiện đã mắng nhiếc các tỳ khưu hiền thiện theo sự sanh ra, theo tên gọi, theo dòng họ, theo công việc, theo nghề nghiệp, theo bệnh tật, theo đặc điểm, theo phiền não, theo sự vi phạm, lại còn chửi rủa và khinh bỉ bằng sự sỉ vả hạ tiện. Các tỳ khưu ít ham muốn, ―(như trên)―, các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Vì sao các tỳ khưu nhóm Lục Sư trong khi cãi cọ với các tỳ khưu hiền thiện lại mắng nhiếc các tỳ khưu hiền thiện theo sự sanh ra, theo tên gọi, theo dòng họ, theo công việc, theo nghề nghiệp, theo bệnh tật, theo đặc điểm, theo phiền não, theo sự vi phạm, lại còn chửi rủa và khinh bỉ bằng sự sỉ vả hạ tiện?”

Sau đó, khi đã khiển trách các tỳ khưu nhóm Lục Sư bằng nhiều phương thức, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói các ngươi trong khi cãi cọ với các tỳ khưu hiền thiện đã mắng nhiếc các tỳ khưu hiền thiện theo sự sanh ra, ―(như trên)―lại còn chửi rủa và khinh bỉ bằng sự sỉ vả hạ tiện, có đúng không vậy?”

– “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.”

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi trong khi cãi cọ với các tỳ khưu hiền thiện lại mắng nhiếc các tỳ khưu hiền thiện theo sự sanh ra, ―(như trên)― lại còn chửi rủa và khinh bỉ bằng sự sỉ vả hạ tiện? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin ―(như trên)― Sau khi khiển trách, ngài đã nói Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng:

– Này các tỳ khưu, vào thời trước đây ở thành Takkasilā có người Bà-la-môn nọ có con bò mộng tên là Nandivisāla. Này các tỳ khưu, khi ấy con bò mộng Nandivisāla đã nói với người Bà-la-môn ấy điều này: “Này Bà-la-môn, hãy đi và hãy đánh cá với nhà phú thương một ngàn (nói rằng): Con bò mộng của chúng tôi sẽ lôi đi một trăm xe kéo được nối liền với nhau.” Này các tỳ khưu, sau đó người Bà-la-môn ấy đã đánh cá với nhà phú thương một ngàn (nói rằng): “Con bò mộng của chúng tôi sẽ lôi đi một trăm xe kéo được nối liền với nhau.” Này các tỳ khưu, sau đó người Bà-la-môn ấy đã nối liền một trăm xe kéo lại với nhau rồi máng con bò mộng Nandivisāla vào và đã nói điều này: “Này đồ xạo, hãy kéo đi. Này đồ xạo, hãy lôi đi.” Này các tỳ khưu, khi ấy con bò mộng Nandivisāla đã đứng yên ngay tại chỗ ấy. Này các tỳ khưu, khi ấy người Bà-la-môn ấy bị thua một ngàn nên đã rầu rĩ.

Này các tỳ khưu, khi ấy con bò mộng Nandivisāla đã nói với người Bà-la-môn ấy điều này: “Này Bà-la-môn, vì sao ngươi lại rầu rĩ vậy?” “Này ông bò, bởi vì do ông mà ta đã bị thua một ngàn như thế.” “Này Bà-la-môn, vì sao ngươi lại bôi xấu ta bằng cách nói đồ xạo (trong khi) ta là kẻ không xạo? Này Bà-la-môn, ngươi hãy đi và hãy đánh cá với nhà phú thương hai ngàn (nói rằng): ‘Con bò mộng của chúng tôi sẽ lôi đi một trăm xe kéo được nối liền với nhau.’ Và chớ có bôi xấu ta bằng cách nói đồ xạo (trong khi) ta là kẻ không xạo.” Này các tỳ khưu, sau đó người Bà-la-môn ấy đã đánh cá với nhà phú thương hai ngàn (nói rằng): “Con bò mộng của chúng tôi sẽ lôi đi một trăm xe kéo được nối liền với nhau.”

Này các tỳ khưu, sau đó người Bà-la-môn ấy sau khi nối liền một trăm xe kéo lại với nhau rồi đã máng con bò mộng Nandivisāla vào và đã nói điều này: “Này bạn hiền, hãy kéo đi. Này bạn hiền, hãy lôi đi.” Này các tỳ khưu, khi ấy con bò mộng Nandivisāla đã lôi đi một trăm xe kéo được nối liền với nhau.

Nên nói chỉ toàn lời hòa nhã, không nói lời không hòa nhã vào bất cứ lúc nào. (Con bò) đã lôi đi gánh hàng nặng cho người nói lời hòa nhã, và đã đạt được tài sản cho người ấy, và nhờ thế nó đã được hoan hỷ.

Này các tỳ khưu, ngay từ thời ấy sự chửi rủa và sự khinh bỉ đã không làm ta hài lòng, thì hiện nay điều gì khiến cho sự chửi rủa và sự khinh bỉ sẽ làm ta hài lòng? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

Khi nói lời mắng nhiếc thì phạm tội pācittiya.”

Lời mắng nhiếc nghĩa là mắng nhiếc theo mười biểu hiện: theo sự sanh ra, theo tên gọi, theo dòng họ, theo công việc, theo nghề nghiệp, theo bệnh tật, theo đặc điểm, theo phiền não, theo sự vi phạm, và bằng sự sỉ vả.

Sự sanh ra nghĩa là có hai sự sanh ra: sự sanh ra thấp kém và sự sanh ra cao quý. Sự sanh ra thấp kém nghĩa là sự sanh ra của hạng cùng đinh, sự sanh ra của hạng đan tre, sự sanh ra của hạng thợ săn, sự sanh ra của hạng làm xe, sự sanh ra của hạng hốt rác; sự sanh ra ấy gọi là sự sanh ra thấp kém. Sự sanh ra cao quý là sự sanh ra của hạng Sát-đế-lỵ và sự sanh ra của Bà-la-môn; sự sanh ra ấy gọi là sự sanh ra cao quý.

Tên gọi nghĩa là có hai loại tên gọi: tên gọi thấp kém và tên gọi cao quý. Tên gọi thấp kém nghĩa là tên Avakaṇṇaka, Javakaṇṇaka, Dhaniṭṭhaka, Saviṭṭhaka, Kulavaḍḍhaka, hoặc là (tên gọi) bị khinh bỉ, bị chê bai, bị ghê tởm, bị xem thường, không được tôn trọng ngay trong những xứ sở ấy; tên gọi ấy gọi là tên gọi thấp kém. Tên gọi cao quý nghĩa là được gắn liền với từ Buddha (đức Phật), được gắn liền với từ Dhamma (Giáo Pháp), được gắn liền với từ Saṅgha (Hội Chúng), hoặc là (tên gọi) không bị khinh bỉ, không bị chê bai, không bị ghê tởm, không bị xem thường, được tôn trọng ngay trong những xứ sở ấy; tên gọi ấy gọi là tên gọi cao quý.

Dòng họ nghĩa là có hai loại dòng họ: dòng họ thấp kém và dòng họ cao quý. Dòng họ thấp kém nghĩa là dòng họ Kosiya, dòng họ Bhāradvāja, hoặc là (dòng họ) bị khinh bỉ, bị chê bai, bị ghê tởm, bị xem thường, không được tôn trọng ngay trong những xứ sở ấy; dòng họ ấy gọi là dòng họ thấp kém. Dòng họ cao quý nghĩa là dòng họ Gotama, dòng họ Moggallāna, dòng họ Kaccāna, dòng họ Vāseṭṭha, hoặc là (dòng họ) không bị khinh bỉ, không bị chê bai, không bị ghê tởm, không bị xem thường, được tôn trọng ngay trong những xứ sở ấy; dòng họ ấy gọi là dòng họ cao quý.

Công việc nghĩa là có hai loại công việc: công việc thấp kém và công việc cao quý. Công việc thấp kém nghĩa là công việc của thợ mộc, công việc hốt dọn bông hoa, hoặc là (công việc) bị khinh bỉ, bị chê bai, bị ghê tởm, bị xem thường, không được tôn trọng ngay trong những xứ sở ấy; công việc ấy gọi là công việc thấp kém. Công việc cao quý nghĩa là việc đồng áng, việc thương buôn, việc chăn bò, hoặc là (công việc) không bị khinh bỉ, không bị chê bai, không bị ghê tởm, không bị xem thường, được tôn trọng trong những xứ sở ấy; công việc ấy gọi là công việc cao quý.

Nghề nghiệp nghĩa là có hai loại nghề nghiệp: nghề nghiệp thấp kém và nghề nghiệp cao quý. Nghề nghiệp thấp kém nghĩa là nghề đan tre, nghề làm gốm, nghề thợ dệt, nghề thuộc da, nghề hớt tóc, hoặc là (nghề nghiệp) bị khinh bỉ, bị chê bai, bị ghê tởm, bị xem thường, không được tôn trọng ngay trong những xứ sở ấy; nghề nghiệp ấy gọi là nghề nghiệp thấp kém. Nghề nghiệp cao quý nghĩa là nghề quản lý, nghề kế toán, nghề thư ký, hoặc là (nghề nghiệp) không bị khinh bỉ, không bị chê bai, không bị ghê tởm, không bị xem thường, được tôn trọng trong những xứ sở ấy; nghề nghiệp ấy gọi là nghề nghiệp cao quý.

Tất cả các bệnh tật là thấp kém, tuy nhiên bệnh tiểu đường là cao quý.

Đặc điểm nghĩa là có hai đặc điểm: đặc điểm thấp kém và đặc điểm cao quý. Đặc điểm thấp kém nghĩa là quá cao, quá lùn, quá đen, quá trắng; đặc điểm ấy gọi là đặc điểm thấp kém. Đặc điểm cao quý nghĩa là không quá cao, không quá lùn, không quá đen, không quá trắng; đặc điểm ấy gọi là đặc điểm cao quý.

Tất cả các phiền não là thấp kém.

Tất cả các sự vi phạm (āpatti) là thấp kém. Tuy nhiên, sự vi phạm vào dòng Thánh (quả vị Nhập Lưu) và sự tự mình vi phạm (sự chứng đạt) là cao quý.[2]

Sự sỉ vả nghĩa là có hai sự sỉ vả: sự sỉ vả thấp kém và sự sỉ vả cao quý. Sự sỉ vả thấp kém nghĩa là (nói rằng): “Ngươi là con lạc đà, ngươi là con cừu, ngươi là con bò , ngươi là con lừa, ngươi là loài thú, ngươi đi địa ngục, không có cõi trời cho ngươi, khổ cảnh chờ đợi ngươi,” đệm vào tiếng ‘ya,’[3] hoặc đệm vào tiếng ‘bha,’ hoặc gọi là ‘kāṭa’ đối với người nam và ‘koṭacikā’ đối với người nữ; sự sỉ vả ấy gọi là sự sỉ vả thấp kém. Sự sỉ vả cao quý nghĩa là (nói rằng): “Ngươi là người thông thái, ngươi là người có kinh nghiệm, ngươi là người thông minh, ngươi là người học rộng, ngươi là vị Pháp sư, không có khổ cảnh cho ngươi, cõi trời chờ đợi ngươi;” sự sỉ vả ấy gọi là sự sỉ vả cao quý.

Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ, có ý định làm xấu hổ vị đã tu lên bậc trên (có sự sanh ra) thấp kém là hạng cùng đinh, hạng đan tre, hạng thợ săn, hạng làm xe, hạng hốt rác rồi nói theo sự thấp kém rằng: “Ngươi là hạng cùng đinh, ngươi là hạng đan tre, ngươi là hạng thợ săn, ngươi là hạng làm xe, ngươi là hạng hốt rác;” vị nói thì phạm tội pācittiya theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ, có ý định làm xấu hổ vị đã tu lên bậc trên (có sự sanh ra) cao quý là hạng Sát-đế-lỵ, hạng Bà-la-môn rồi nói theo sự thấp kém rằng: “Ngươi là hạng cùng đinh, ngươi là hạng đan tre, ngươi là hạng thợ săn, ngươi là hạng làm xe, ngươi là hạng hốt rác;” vị nói thì phạm tội pācittiya theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ, có ý định làm xấu hổ vị đã tu lên bậc trên (có sự sanh ra) thấp kém là hạng cùng đinh, hạng đan tre, hạng thợ săn, hạng làm xe, hạng hốt rác rồi nói theo sự cao quý rằng: “Ngươi là Sát-đế-lỵ, ngươi là Bà-la-môn;” vị nói thì phạm tội pācittiya theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ, có ý định làm xấu hổ vị đã tu lên bậc trên (có sự sanh ra) cao quý là hạng Sát-đế-lỵ, hạng Bà-la-môn rồi nói theo sự cao quý rằng: “Ngươi là Sát-đế-lỵ, ngươi là Bà-la-môn;” vị nói thì phạm tội pācittiya theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ, có ý định làm xấu hổ vị đã tu lên bậc trên (có tên gọi) thấp kém là Avakaṇṇaka, là Javakaṇṇaka, là Dhaniṭṭhaka, là Saviṭṭhaka, là Kulavaḍḍhaka rồi nói theo sự thấp kém rằng: “Ngươi là Avakaṇṇaka, ngươi là Javakaṇṇaka, ngươi là Dhaniṭṭhaka, ngươi là Saviṭṭhaka, ngươi là Kulavaḍḍhaka;” vị nói thì phạm tội pācittiya theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ, có ý định làm xấu hổ vị đã tu lên bậc trên (có tên gọi) cao quý là Buddharakkhita, là Dhammarakkhita, là Saṅgharakkhita rồi nói theo sự thấp kém rằng: “Ngươi là Avakaṇṇaka, ngươi là Javakaṇṇaka, ngươi là Dhaniṭṭhaka, ngươi là Saviṭṭhaka, ngươi là Kulavaḍḍhaka;” vị nói thì phạm tội pācittiya theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ, có ý định làm xấu hổ vị đã tu lên bậc trên (có tên gọi) thấp kém là Avakaṇṇaka, là Javakaṇṇaka, là Dhaniṭṭhaka, là Saviṭṭhaka, là Kulavaḍḍhaka rồi nói theo sự cao quý rằng: “Ngươi là Buddharakkhita, ngươi là Dhammarakkhita, ngươi là Saṅgharakkhita;” vị nói thì phạm tội pācittiya theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ, có ý định làm xấu hổ vị đã tu lên bậc trên (có tên gọi) cao quý là Buddharakkhita, là Dhammarakkhita, là Saṅgharakkhita, rồi nói theo sự cao quý rằng: “Ngươi là Buddharakkhita, ngươi là Dhammarakkhita, ngươi là Saṅgharakkhita;” vị nói thì phạm tội pācittiya theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ, có ý định làm xấu hổ vị đã tu lên bậc trên (có dòng họ) thấp kém là Kosiya, là Bhāradvāja rồi nói theo sự thấp kém rằng: “Ngươi là Kosiya, ngươi là Bhāradvāja;” vị nói thì phạm tội pācittiya theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ, có ý định làm xấu hổ vị đã tu lên bậc trên (có dòng họ) cao quý là Gotama, là Moggallāna, là Kaccāna, là Vāseṭṭha rồi nói theo sự thấp kém rằng: “Ngươi là Kosiya, ngươi là Bhāradvāja;” vị nói thì phạm tội pācittiyatheo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ, có ý định làm xấu hổ vị đã tu lên bậc trên (có dòng họ) thấp kém là Kosiya, là Bhāradvāja rồi nói theo sự cao quý rằng: “Ngươi là Gotama, ngươi là Moggallāna, ngươi là Kaccāna, ngươi là Vāseṭṭha;” vị nói thì phạm tội pācittiya theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ, có ý định làm xấu hổ vị đã tu lên bậc trên (có dòng họ) cao quý là Gotama, là Moggallāna, là Kaccāna, là Vāseṭṭha rồi nói theo sự cao quý rằng: “Ngươi là Gotama, ngươi là Moggallāna, ngươi là Kaccāna, ngươi là Vāseṭṭha;” vị nói thì phạm tội pācittiya theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ, có ý định làm xấu hổ vị đã tu lên bậc trên (có công việc) thấp kém là thợ mộc, người hốt dọn bông hoa rồi nói theo sự thấp kém rằng: “Ngươi là thợ mộc, ngươi là người hốt dọn bông hoa;” vị nói thì phạm tội pācittiya theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ, có ý định làm xấu hổ vị đã tu lên bậc trên (có công việc) cao quý là nông phu, thương buôn, người chăn bò rồi nói theo sự thấp kém rằng: “Ngươi là thợ mộc, ngươi là người hốt dọn bông hoa;” vị nói thì phạm tội pācittiya theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ, có ý định làm xấu hổ vị đã tu lên bậc trên (có công việc) thấp kém là thợ mộc, người hốt dọn bông hoa rồi nói theo sự cao quý rằng: “Ngươi là nông phu, ngươi là thương buôn, ngươi là người chăn bò;” vị nói thì phạm tội pācittiya theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ, có ý định làm xấu hổ vị đã tu lên bậc trên (có công việc) cao quý là nông phu, thương buôn, người chăn bò rồi nói theo sự cao quý rằng: “Ngươi là nông phu, ngươi là thương buôn, ngươi là người chăn bò;” vị nói thì phạm tội pācittiya theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ, có ý định làm xấu hổ vị đã tu lên bậc trên (có nghề nghiệp) thấp kém là nghề đan tre, nghề làm gốm, nghề thợ dệt, nghề thuộc da, nghề hớt tóc rồi nói theo sự thấp kém rằng: “Ngươi là thợ đan tre, ngươi là thợ làm gốm, ngươi là thợ dệt, ngươi là thợ thuộc da, ngươi là thợ hớt tóc;” vị nói thì phạm tộipācittiya theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ, có ý định làm xấu hổ vị đã tu lên bậc trên (có nghề nghiệp) cao quý là quản lý, kế toán, thư ký rồi nói theo sự thấp kém rằng: “Ngươi là thợ đan tre, ngươi là thợ làm gốm, ngươi là thợ dệt, ngươi là thợ thuộc da, ngươi là thợ hớt tóc;” vị nói thì phạm tội pācittiya theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ, có ý định làm xấu hổ vị đã tu lên bậc trên (có nghề nghiệp) thấp kém là thợ đan tre, thợ làm gốm, thợ dệt, thợ thuộc da, thợ hớt tóc rồi nói theo sự cao quý rằng: “Ngươi là quản lý, ngươi là kế toán, ngươi là thư ký;” vị nói thì phạm tội pācittiya theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ, có ý định làm xấu hổ vị đã tu lên bậc trên (có nghề nghiệp) cao quý là quản lý, kế toán, thư ký rồi nói theo sự cao quý rằng: “Ngươi là quản lý, ngươi là kế toán, ngươi là thư ký;” vị nói thì phạm tội pācittiya theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ, có ý định làm xấu hổ vị đã tu lên bậc trên (có bệnh tật) thấp kém là bệnh cùi, bệnh mụt nhọt, bệnh chàm, bệnh lao phổi, bệnh động kinh rồi nói theo sự thấp kém rằng: “Ngươi là người bệnh cùi, ngươi là người bệnh mụt nhọt, ngươi là người bệnh chàm, ngươi là người bệnh lao phổi, ngươi là người bệnh động kinh;” vị nói thì phạm tội pācittiya theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ, có ý định làm xấu hổ vị đã tu lên bậc trên (có bệnh tật) cao quý là bệnh tiểu đường rồi nói theo sự thấp kém rằng: “Ngươi là người bệnh cùi, ngươi là người bệnh mụt nhọt, ngươi là người bệnh chàm, ngươi là người bệnh lao phổi, ngươi là người bệnh động kinh;” vị nói thì phạm tội pācittiya theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ, có ý định làm xấu hổ vị đã tu lên bậc trên (có bệnh tật) thấp kém là bệnh cùi, bệnh mụt nhọt, bệnh chàm, bệnh lao phổi, bệnh động kinh rồi nói theo sự cao quý rằng: “Ngươi là người bệnh tiểu đường;” vị nói thì phạm tội pācittiya theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ, có ý định làm xấu hổ vị đã tu lên bậc trên (có bệnh tật) cao quý là bệnh tiểu đường rồi nói theo sự cao quý rằng: “Ngươi là người bệnh tiểu đường;” vị nói thì phạm tội pācittiya theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ, có ý định làm xấu hổ vị đã tu lên bậc trên (có đặc điểm) thấp kém là quá cao, quá lùn, quá đen, quá trắng rồi nói theo sự thấp kém rằng: “Ngươi là quá cao, ngươi là quá lùn, ngươi là quá đen, ngươi là quá trắng;” vị nói thì phạm tội pācittiya theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ, có ý định làm xấu hổ vị đã tu lên bậc trên (có đặc điểm) cao quý là không quá cao, không quá lùn, không quá đen, không quá trắng rồi nói theo sự thấp kém rằng: “Ngươi là quá cao, ngươi là quá lùn, ngươi là quá đen, ngươi là quá trắng;” vị nói thì phạm tội pācittiya theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ, có ý định làm xấu hổ vị đã tu lên bậc trên (có đặc điểm) thấp kém là quá cao, quá lùn, quá đen, quá trắng rồi nói theo sự cao quý rằng: “Ngươi là không quá cao, ngươi là không quá lùn, ngươi là không quá đen, ngươi là không quá trắng;” vị nói thì phạm tội pācittiya theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ, có ý định làm xấu hổ vị đã tu lên bậc trên (có đặc điểm) cao quý là không quá cao, không quá lùn, không quá đen, không quá trắng rồi nói theo sự cao quý rằng: “Ngươi là không quá cao, ngươi là không quá lùn, ngươi là không quá đen, ngươi là không quá trắng;” vị nói thì phạm tội pācittiya theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ, có ý định làm xấu hổ vị đã tu lên bậc trên (có nội tâm) thấp kém bị tham khuấy nhiễu, bị sân khuấy nhiễu, bị si khuấy nhiễu rồi nói theo sự thấp kém rằng: “Ngươi bị tham khuấy nhiễu, ngươi bị sân khuấy nhiễu, ngươi bị si khuấy nhiễu;” vị nói thì phạm tội pācittiya theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ, có ý định làm xấu hổ vị đã tu lên bậc trên (có nội tâm) cao quý là có tham đã lìa, có sân đã lìa, có si đã lìa rồi nói theo sự thấp kém rằng: “Ngươi bị tham khuấy nhiễu, ngươi bị sân khuấy nhiễu, ngươi bị si khuấy nhiễu;” vị nói thì phạm tội pācittiya theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ, có ý định làm xấu hổ vị đã tu lên bậc trên (có nội tâm) thấp kém bị tham khuấy nhiễu, bị sân khuấy nhiễu, bị si khuấy nhiễu rồi nói theo sự cao quý rằng: “Ngươi có tham đã lìa, ngươi có sân đã lìa, ngươi có si đã lìa;” vị nói thì phạm tội pācittiya theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ, có ý định làm xấu hổ vị đã tu lên bậc trên (có nội tâm) cao quý là có tham đã lìa, có sân đã lìa, có si đã lìa rồi nói theo sự cao quý rằng: “Ngươi có tham đã lìa, ngươi có sân đã lìa, ngươi có si đã lìa;” vị nói thì phạm tội pācittiya theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ, có ý định làm xấu hổ vị đã tu lên bậc trên (có sự vi phạm) thấp kém là vi phạm tội pārājika, vi phạm tội saṅghādisesa, vi phạm tội thullaccaya, vi phạm tội pācittiya, vi phạm tội pāṭidesanīya, vi phạm tội dukkaṭa, vi phạm tội dubbhāsita rồi nói theo sự thấp kém rằng: “Ngươi đã vi phạm tội pārājika, ngươi đã vi phạm tội saṅghādisesa, ngươi đã vi phạm tội thullaccaya, ngươi đã vi phạm tội pācittiya, ngươi đã vi phạm tội pāṭidesanīya, ngươi đã vi phạm tội dukkaṭa, ngươi đã vi phạm tội dubbhāsita;” vị nói thì phạm tội pācittiya theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ, có ý định làm xấu hổ vị đã tu lên bậc trên (có sự vi phạm) cao quý là vi phạm vào dòng Thánh (quả vị Nhập Lưu) rồi nói theo sự thấp kém rằng: “Ngươi đã vi phạm tội pārājika, ―(như trên)― ngươi đã vi phạm tội dubbhāsita;” vị nói thì phạm tội pācittiya theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ, có ý định làm xấu hổ vị đã tu lên bậc trên (có sự vi phạm) thấp kém là vi phạm tội pārājika, ―(như trên)― vi phạm tộidubbhāsita rồi nói theo sự cao quý rằng: “Ngươi đã vi phạm vào dòng Thánh (Ngươi là bậc Nhập Lưu);” vị nói thì phạm tội pācittiya theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ, có ý định làm xấu hổ vị đã tu lên bậc trên (có sự vi phạm) cao quý là vi phạm vào dòng Thánh (quả vị Nhập Lưu) rồi nói theo sự cao quý rằng: “Ngươi đã vi phạm vào dòng Thánh (Ngươi là bậc Nhập Lưu);” vị nói thì phạm tội pācittiya theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ, có ý định làm xấu hổ vị đã tu lên bậc trên (bằng sự sỉ vả) thấp kém là con lạc đà, con cừu, con bò, con lừa, loài thú, người địa ngục rồi nói theo sự thấp kém rằng: “Ngươi là con lạc đà, ngươi là con cừu, ngươi là con bò, ngươi là con lừa, ngươi là loài thú, ngươi đi địa ngục, không có cõi trời cho ngươi, khổ cảnh chờ đợi ngươi;” vị nói thì phạm tội pācittiya theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ, có ý định làm xấu hổ vị đã tu lên bậc trên (bằng sự sỉ vả) cao quý là thông thái, có kinh nghiệm, thông minh, học rộng, là Pháp sư rồi nói theo sự thấp kém rằng: “Ngươi là con lạc đà, ngươi là con cừu, ngươi là con bò, ngươi là con lừa, ngươi là loài thú, ngươi đi địa ngục, không có cõi trời cho ngươi, khổ cảnh chờ đợi ngươi;” vị nói thì phạm tội pācittiya theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ, có ý định làm xấu hổ vị đã tu lên bậc trên (bằng sự sỉ vả) thấp kém là con lạc đà, con cừu, con bò, con lừa, loài thú, người địa ngục rồi nói theo sự cao quý rằng: “Ngươi là người thông thái, ngươi là người có kinh nghiệm, ngươi là người thông minh, ngươi là người học rộng, ngươi là vị Pháp sư, không có khổ cảnh cho ngươi, cõi trời chờ đợi ngươi;” vị nói thì phạm tội pācittiya theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ, có ý định làm xấu hổ vị đã tu lên bậc trên (bằng sự sỉ vả) cao quý là thông thái, có kinh nghiệm, thông minh, học rộng, là Pháp sư rồi nói theo sự cao quý rằng: “Ngươi là người thông thái, ngươi là người có kinh nghiệm, ngươi là người thông minh, ngươi là người học rộng, ngươi là vị Pháp sư, không có khổ cảnh cho ngươi, cõi trời chờ đợi ngươi;” vị nói thì phạm tội pācittiya theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ, có ý định làm xấu hổ vị đã tu lên bậc trên rồi nói như vầy: “Ở đây, có một số vị là hạng cùng đinh, hạng đan tre, hạng thợ săn, hạng làm xe, hạng hốt rác;” vị nói thì phạm tội dukkaṭa theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ, có ý định làm xấu hổ vị đã tu lên bậc trên rồi nói như vầy: “Ở đây, có một số vị là Sát-đế-lỵ, là Bà-la-môn;” vị nói thì phạm tội dukkaṭa theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ, có ý định làm xấu hổ vị đã tu lên bậc trên rồi nói như vầy: “Ở đây, có một số vị tên là Avakaṇṇaka, là Javakaṇṇaka, là Dhaniṭṭhaka, là Saviṭṭhaka, là Kulavaḍḍhaka;” vị nói thì ―(như trên)― “Ở đây, có một số vị tên là Buddharakkhita, là Dhammarakkhita, là Saṅgharakkhita;” vị nói thì ―(như trên)― “Ở đây, có một số vị dòng họ là Kosiya, là Bhāradvāja;” vị nói thì ―(như trên)― “Ở đây, có một số vị dòng họ là Gotama, là Moggallāna, là Kaccāna, là Vāseṭṭha;” vị nói thì ―(như trên)― “Ở đây, có một số vị là thợ mộc, người hốt dọn bông hoa;” vị nói thì ―(như trên)― “Ở đây, có một số vị là nông phu, thương buôn, người chăn bò;” vị nói thì ―(như trên)― “Ở đây, có một số vị là thợ đan tre, thợ làm gốm, thợ dệt, thợ thuộc da, thợ hớt tóc;” vị nói thì ―(như trên)― “Ở đây, có một số vị là quản lý, kế toán, thư ký;” vị nói thì ―(như trên)― “Ở đây, có một số vị là người bệnh cùi, người bệnh mụt nhọt, người bệnh chàm, người bệnh lao phổi, người bệnh động kinh;” vị nói thì ―(như trên)― “Ở đây, có một số vị là người bệnh tiểu đường;” vị nói thì ―(như trên)― “Ở đây, có một số vị là quá cao, quá lùn, quá đen, quá trắng;” vị nói thì ―(như trên)― “Ở đây, có một số vị là không quá cao, không quá lùn, không quá đen, không quá trắng;” vị nói thì ―(như trên)― “Ở đây, có một số vị bị tham khuấy nhiễu, bị sân khuấy nhiễu, bị si khuấy nhiễu;” vị nói thì ―(như trên)― “Ở đây, có một số vị có tham đã lìa, có sân đã lìa, có si đã lìa;” vị nói thì ―(như trên)― “Ở đây, có một số vị đã vi phạm tội pārājika,” vị nói thì ―(như trên)― đã vi phạm tội dubbhāsita;” vị nói thì ―(như trên)― “Ở đây, có một số vị đã vi phạm vào dòng Thánh (Ở đây, có một số vị là các bậc Nhập Lưu);” vị nói thì ―(như trên)― “Ở đây, có một số vị là con lạc đà, con cừu, con bò, con lừa, loài thú, người địa ngục, không có cõi trời cho những người ấy, khổ cảnh chờ đợi những người ấy;” vị nói thì phạm tội dukkaṭa theo từng lời nói.

61.Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ, có ý định làm xấu hổ vị đã tu lên bậc trên rồi nói như vầy: “Ở đây, có một số vị là thông thái, có kinh nghiệm, thông minh, học rộng, là Pháp sư, không có khổ cảnh cho những người ấy, cõi trời chờ đợi những người ấy;” vị nói thì phạm tội dukkaṭa theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ, có ý định làm xấu hổ vị đã tu lên bậc trên rồi nói như vầy: “Có lẽ những người này là hạng cùng đinh, hạng đan tre, hạng thợ săn, hạng làm xe, hạng hốt rác;” vị nói thì phạm tội dukkaṭa theo từng lời nói. ―(như trên)―

Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ, có ý định làm xấu hổ vị đã tu lên bậc trên rồi nói như vầy: “Có lẽ những người này là thông thái, có kinh nghiệm, thông minh, học rộng, là Pháp sư, không có khổ cảnh cho những người ấy, cõi trời chờ đợi những người ấy;” vị nói thì phạm tội dukkaṭa theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ, có ý định làm xấu hổ vị đã tu lên bậc trên rồi nói như vầy: “Chúng tôi không phải là hạng cùng đinh, hạng đan tre, hạng thợ săn, hạng làm xe, hạng hốt rác;” vị nói thì ―(như trên)― “Chúng tôi không phải là thông thái, có kinh nghiệm, thông minh, học rộng, là Pháp sư, không có khổ cảnh cho chúng tôi, cõi trời chờ đợi chúng tôi;” vị nói thì phạm tội dukkaṭa theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ, có ý định làm xấu hổ người chưa tu lên bậc trên (bằng sự sỉ vả) thấp kém rồi nói theo sự thấp kém rằng ―(như trên)― (bằng sự sỉ vả) cao quý rồi nói theo sự thấp kém rằng ―(như trên)― (bằng sự sỉ vả) thấp kém rồi nói theo sự cao quý rằng ―(như trên)― (bằng sự sỉ vả) cao quý là thông thái, có kinh nghiệm, thông minh, học rộng, là Pháp sư rồi nói theo sự cao quý rằng: “Ngươi là người thông thái, ngươi là người có kinh nghiệm, ngươi là người thông minh, ngươi là người học rộng, ngươi là vị Pháp sư, không có khổ cảnh cho ngươi, cõi trời chờ đợi ngươi;” vị nói thì phạm tội dukkaṭa theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ, có ý định làm xấu hổ người chưa tu lên bậc trên rồi nói như vầy: “Ở đây, có một số vị là hạng cùng đinh, hạng đan tre, hạng thợ săn, hạng làm xe, hạng hốt rác;” vị nói thì ―(như trên)― “Ở đây, có một số vị là thông thái, có kinh nghiệm, thông minh, học rộng, là Pháp sư, không có khổ cảnh cho những người ấy, cõi trời chờ đợi những người ấy;” vị nói thì phạm tội dukkaṭa theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ, có ý định làm xấu hổ người chưa tu lên bậc trên rồi nói như vầy: “Có lẽ những người này là hạng cùng đinh, hạng đan tre, hạng thợ săn, hạng làm xe, hạng hốt rác;” vị nói thì ―(như trên)― “Có lẽ những người này là thông thái, có kinh nghiệm, thông minh, học rộng, là Pháp sư, không có khổ cảnh cho những người ấy, cõi trời chờ đợi những người ấy;” vị nói thì phạm tội dukkaṭa theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên có ý định chửi rủa, có ý định khinh bỉ, có ý định làm xấu hổ người chưa tu lên bậc trên rồi nói như vầy: “Chúng tôi không phải là hạng cùng đinh, hạng đan tre, hạng thợ săn, hạng làm xe, hạng hốt rác;” vị nói thì ―(như trên)― “Chúng tôi không phải là thông thái, có kinh nghiệm, thông minh, học rộng, là Pháp sư, không có khổ cảnh cho chúng tôi, cõi trời chờ đợi chúng tôi;” vị nói thì phạm tội dukkaṭa theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên không có ý định chửi rủa, không có ý định khinh bỉ, không có ý định hạ nhục, có ý muốn đùa giỡn vị đã tu lên bậc trên (có sự sanh ra) thấp kém là hạng cùng đinh, hạng đan tre, hạng thợ săn, hạng làm xe, hạng hốt rác rồi nói theo sự thấp kém rằng: “Ngươi là hạng cùng đinh, ngươi là hạng đan tre, ngươi là hạng thợ săn, ngươi là hạng làm xe, ngươi là hạng hốt rác;” vị nói thì phạm tội dubbhāsita theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên không có ý định chửi rủa, không có ý định khinh bỉ, không có ý định hạ nhục, có ý muốn đùa giỡn vị đã tu lên bậc trên (có sự sanh ra) cao quý là hạng Sát-đế-lỵ, hạng Bà-la-môn rồi nói theo sự thấp kém rằng: “Ngươi là hạng cùng đinh, ngươi là hạng đan tre, ngươi là hạng thợ săn, ngươi là hạng làm xe, ngươi là hạng hốt rác;” vị nói thì phạm tộidubbhāsita theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên không có ý định chửi rủa, không có ý định khinh bỉ, không có ý định hạ nhục, có ý muốn đùa giỡn vị đã tu lên bậc trên (có sự sanh ra) thấp kém là hạng cùng đinh, hạng đan tre, hạng thợ săn, hạng làm xe, hạng hốt rác rồi nói theo sự cao quý rằng: “Ngươi là hạng Sát-đế-lỵ, ngươi là hạng Bà-la-môn;” vị nói thì phạm tội dubbhāsita theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên không có ý định chửi rủa, không có ý định khinh bỉ, không có ý định hạ nhục, có ý muốn đùa giỡn vị đã tu lên bậc trên (có sự sanh ra) cao quý là hạng Sát-đế-lỵ, hạng Bà-la-môn rồi nói theo sự cao quý rằng: “Ngươi là hạng Sát-đế-lỵ, ngươi là hạng Bà-la-môn;” vị nói thì phạm tội dubbhāsita theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên không có ý định chửi rủa, không có ý định khinh bỉ, không có ý định hạ nhục, có ý muốn đùa giỡn vị đã tu lên bậc trên (bằng sự sỉ vả) thấp kém rồi nói theo sự thấp kém rằng ―(như trên)― (bằng sự sỉ vả) cao quý rồi nói theo sự thấp kém rằng ―(như trên)― (bằng sự sỉ vả) thấp kém rồi nói theo sự cao quý rằng ―(như trên)― (bằng sự sỉ vả) cao quý rồi nói theo sự cao quý rằng: “Ngươi là người thông thái, ngươi là người có kinh nghiệm, ngươi là người thông minh, ngươi là người học rộng, ngươi là vị Pháp sư, không có khổ cảnh cho ngươi, cõi trời chờ đợi ngươi;” vị nói thì phạm tội dubbhāsita theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên không có ý định chửi rủa, không có ý định khinh bỉ, không có ý định hạ nhục, có ý muốn đùa giỡn vị đã tu lên bậc trên rồi nói như vầy: “Ở đây, có một số vị là hạng cùng đinh, hạng đan tre, hạng thợ săn, hạng làm xe, hạng hốt rác;” vị nói thì ―(như trên)― “Ở đây, có một số vị là thông thái, có kinh nghiệm, thông minh, học rộng, là Pháp sư, không có khổ cảnh cho những người ấy, cõi trời chờ đợi những người ấy;” vị nói thì phạm tội dubbhāsita theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên không có ý định chửi rủa, không có ý định khinh bỉ, không có ý định hạ nhục, có ý muốn đùa giỡn vị đã tu lên bậc trên rồi nói như vầy: “Có lẽ những người này là hạng cùng đinh, hạng đan tre, hạng thợ săn, hạng làm xe, hạng hốt rác;” vị nói thì ―(như trên)― “Có lẽ những người này là thông thái, có kinh nghiệm, thông minh, học rộng, là Pháp sư;” vị nói thì phạm tội dubbhāsita theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên không có ý định chửi rủa, không có ý định khinh bỉ, không có ý định hạ nhục, có ý muốn đùa giỡn vị đã tu lên bậc trên rồi nói như vầy: “Chúng tôi không phải là hạng cùng đinh, hạng đan tre, hạng thợ săn, hạng làm xe, hạng hốt rác;” vị nói thì ―(như trên)― “Chúng tôi không phải là thông thái, có kinh nghiệm, thông minh, học rộng, là Pháp sư, không có khổ cảnh cho chúng tôi, cõi trời chờ đợi chúng tôi;” vị nói thì phạm tội dubbhāsita theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên không có ý định chửi rủa, không có ý định khinh bỉ, không có ý định hạ nhục, có ý muốn đùa giỡn người chưa tu lên bậc trên (bằng sự sỉ vả) thấp kém rồi nói theo sự thấp kém rằng ―(như trên)― (bằng sự sỉ vả) cao quý rồi nói theo sự thấp kém rằng ―(như trên)― (bằng sự sỉ vả) thấp kém rồi nói theo sự cao quý rằng ―(như trên)― (bằng sự sỉ vả) cao quý rồi nói theo sự cao quý rằng: “Ngươi là người thông thái, ngươi là người có kinh nghiệm, ngươi là người thông minh, ngươi là người học rộng, ngươi là vị Pháp sư, không có khổ cảnh cho ngươi, cõi trời chờ đợi ngươi;” vị nói thì phạm tội dubbhāsita theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên không có ý định chửi rủa, không có ý định khinh bỉ, không có ý định hạ nhục, có ý muốn đùa giỡn người chưa tu lên bậc trên rồi nói như vầy: “Ở đây, có một số vị là hạng cùng đinh, hạng đan tre, hạng thợ săn, hạng làm xe, hạng hốt rác;” vị nói thì ―(như trên)― “Ở đây, có một số vị là thông thái, có kinh nghiệm, thông minh, học rộng, là Pháp sư, không có khổ cảnh cho những người ấy, cõi trời chờ đợi những người ấy;” vị nói thì phạm tội dubbhāsita theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên không có ý định chửi rủa, không có ý định khinh bỉ, không có ý định hạ nhục, có ý muốn đùa giỡn người chưa tu lên bậc trên rồi nói như vầy: “Có lẽ những người này là hạng cùng đinh, hạng đan tre, hạng thợ săn, hạng làm xe, hạng hốt rác;” vị nói thì ―(như trên)― “Có lẽ những người này là thông thái, có kinh nghiệm, thông minh, học rộng, là Pháp sư;” vị nói thì phạm tội dubbhāsita theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên không có ý định chửi rủa, không có ý định khinh bỉ, không có ý định hạ nhục, có ý muốn đùa giỡn người chưa tu lên bậc trên rồi nói như vầy: “Chúng tôi không phải là hạng cùng đinh, hạng đan tre, hạng thợ săn, hạng làm xe, hạng hốt rác;” vị nói thì ―(như trên)― “Chúng tôi không phải là thông thái, có kinh nghiệm, thông minh, học rộng, là Pháp sư, không có khổ cảnh cho chúng tôi, cõi trời chờ đợi chúng tôi;” vị nói thì phạm tội dubbhāsita theo từng lời nói.

Vị (nói để) đề cập đến ý nghĩa, vị (nói để) đề cập đến Pháp, vị (nói) nhắm đến sự giảng dạy, vị bị điên, vị có tâm bị rối loạn, vị bị thọ khổ hành hạ, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học về nói lời mắng nhiếc là thứ nhì.

[2] Đây là nghệ thuật chơi chữ: Nghĩa căn bản của từ āpatti là “sự đạt đến,” nghĩa thông dụng là “sự phạm tội, hay tội vi phạm” như được thấy ở trường hợp thấp kém. Còn trường hợp cao quý được nêu ra hai hợp từ là sotāpatti (sota-āpatti) và samāpatti (sam-āpatti) do được ghép với āpatti. Từ sotāpatti có ý nghĩa là sự đạt đến dòng chảy, sự tiến vào dòng Thánh, tức là quả vị Nhập Lưu; còn từ samāpatti có ý nghĩa là sự đạt đến trọn vẹn, sự tự mình đạt đến, dịch là sự chứng đạt. Khó có thể diễn đạt trọn vẹn sang tiếng Việt (ND).

[3] Không rõ nghĩa của các từ đệm này, chỉ biết khi đệm vào các từ này thì có ý chê bai (ND).

 

TẢI MOBILE APP PHẬT GIÁO THERAVĀDA ĐỂ XEM THÊM NHIỀU THÔNG TIN HỮU ÍCH (ANDROID & IOS)