Tiểu Bộ – Đại Diễn Giải – Diễn Giải Kinh Về Sự Già – 6-10
6. JARĀSUTTANIDDESO – DIỄN GIẢI KINH VỀ SỰ GIÀ
Nguồn: Tam Tạng Pāli – Sinhala thuộc Buddha Jayanti Tripitaka Series (BJTS) – Lời tiếng Việt: Tỳ khưu Indacanda và các cộng sựTrang 162:
Trang 163:
Atha jarāsuttaniddeso vuccati:
Giờ Diễn Giải Kinh về Sự Già được nói đến:
Appaṃ vata jīvitaṃ idaṃ oraṃ vassasatāpi mīyati, yo cepi aticca jīvati atha kho so jarasāpi mīyati.
Quả thật, mạng sống này là ít ỏi,
thậm chí kém hơn trăm tuổi cũng chết rồi.
Nếu người nào vượt qua (hạn tuổi ấy) vẫn còn sống,
người ấy rồi cũng chết vì già.
(VI) Kinh Già (Sn 158)
Sinh mạng này ngắn thay,
Trong trăm năm, rồi chết,
Nếu ai sống hơn nữa,
Rồi cũng chết vì già.
(Kinh Tập, câu kệ 804)
Appaṃ vata jīvitaṃ idan ti – Jīvitan ti āyu ṭhiti yapanā yāpanā irīyanā vattanā pālanā jīvitaṃ jīvitindriyaṃ. Api ca dvīhi kāraṇehi appakaṃ jīvitaṃ, thokakaṃ jīvitaṃ, ṭhitiparittatāya vā appakaṃ jīvitaṃ, sarasaparittatāya vā appakaṃ jīvitaṃ.
Kathaṃ ṭhitiparittatāya vā appakaṃ jīvitaṃ? Atīte cittakkhaṇe jīvittha na jīvati na jīvissati; anāgate cittakkhaṇe jīvissati na jīvati na jīvittha; paccuppanne cittakkhaṇe jīvati na jīvittha na jīvissati.
1. Jīvitaṃ attabhāvo ca sukhadukkhā ca kevalā, ekacittasamāyuttā lahuso vattate khaṇo.
2. Cullāsītisahassāni kappā tiṭṭhanti ye marū, natveva tepi jīvanti dvīhi cittehi saṃyutā.
3. Ye niruddhā marantassa tiṭṭhamānassa vā idha, sabbepi sadisā khandhā gatā appaṭisandhikā.
4. Anantarā ca ye bhaggā ye ca bhaggā anāgatā, tadantare niruddhānaṃ vesamaṃ natthi lakkhaṇe.
5. Anibbattena na jāto paccuppannena jīvati, cittabhaṅgā10 mato loko paññatti paramatthiyā.
6. Yathā ninnā pavattanti chandena pariṇāmitā,
acchinnadhārā vattanti saḷāyatanapaccayā.
7. Anidhānagatā bhaggā puñjo natthi anāgate,
nibbattāyeva tiṭṭhanti āragge sāsapūpamā.8. Nibbattānañca dhammānaṃ bhaṅgo nesaṃ purakkhato, palokadhammā tiṭṭhanti purāṇehi amissitā.
9. Adassanāto āyanti bhaṅgā gacchanti adassanaṃ, vijjuppādova ākāse uppajjanti vayanti cā ”ti. Evaṃ ṭhitiparittatāya appakaṃ jīvitaṃ.Kathaṃ sarasaparittatāya appakaṃ jīvitaṃ? Assāsūpanibaddhaṃ jīvitaṃ, passāsūpanibaddhaṃ jīvitaṃ, assāsapassāsūpanibaddhaṃ jīvitaṃ, mahābhūtupanibaddhaṃ jīvitaṃ, kabalīkārāhārūpanibaddhaṃ jīvitaṃ, usmūpanibaddhaṃ jīvitaṃ, viññāṇūpanibaddhaṃ jīvitaṃ. Mūlampi imesaṃ dubbalaṃ, pubbahetūpi imesaṃ dubbalā, yepi paccayā tepi dubbalā, yāpi pabhavikā sāpi dubbalā, sahabhūpimesaṃ dubbalā, sampayogāpi imesaṃ dubbalā, sahajāpi imesaṃ dubbalā, yāpi payojikā sāpi dubbalā, aññamaññaṃ niccadubbalā ime, aññamaññaṃ anavaṭṭhitā ime, aññamaññaṃ paripātayanti ime, aññamaññassa hi natthi tāyitā, na cāpi ṭhapenti aññamaññaṃ ime. Yo’pi nibbattako so na vijjati.
10. “Na ca kenaci koci hāyati bhaṅgabyā ime hi sabbaso, purimehi pabhāvitā ime yepi pabhavakā te pure matā, purimā’pi ca pacchimā’pi ca aññamaññaṃ na kadācimāddasun ”ti. Evaṃ sarasaparittatāya appakaṃ jīvitaṃ.
Api ca cātummahārājikānaṃ devānaṃ jīvitaṃ upādāya manussānaṃ appakaṃ jīvitaṃ parittaṃ jīvitaṃ thokaṃ jīvitaṃ khaṇikaṃ jīvitaṃ lahukaṃ jīvitaṃ ittaraṃ jīvitaṃ anaddhaniyaṃ jīvitaṃ na ciraṭṭhitikaṃ jīvitaṃ. —pe— tāvatiṃsānaṃ devānaṃ —pe— yāmānaṃ devānaṃ —pe— tusitānaṃ devānaṃ —pe— nimmāṇaratīnaṃ devānaṃ —pe— paranimmitavasavattīnaṃ devānaṃ —pe— brahmakāyikānaṃ devānaṃ jīvitaṃ upādāya manussānaṃ appakaṃ jīvitaṃ parittaṃ jīvitaṃ thokaṃ jīvitaṃ khaṇikaṃ jīvitaṃ lahukaṃ jīvitaṃ ittaraṃ jīvitaṃ anaddhaniyaṃ14 jīvitaṃ na ciraṭṭhitikaṃ jīvitaṃ. Vuttampi cetaṃ bhagavatā:
“Appamidaṃ bhikkhave manussānaṃ āyu, gamanīyo samparāyo, mantāya boddhabbaṃ , kattabbaṃ kusalaṃ, caritabbaṃ brahmacariyaṃ, natthi jātassa amaraṇaṃ, yo bhikkhave ciraṃ jīvati, so vassasataṃ appaṃ vā bhiyyo vā.”
11. Appamāyu manussānaṃ hīḷeyya naṃ suporiso, careyyādittasīsova natthi maccussa nāgamo.
12. Accayanti ahorattā jīvitaṃ uparujjhati, āyu khīyati maccānaṃ kunnadīnaṃva odakan ”ti.
Appaṃ vata jīvitaṃ idaṃ oraṃ vassasatāpi mīyatī ti – kalalakālepi cavati marati antaradhāyati vippalujjati, abbudakālepi cavati marati antaradhāyati vippalujjati, pesikālepi cavati marati antaradhāyati vippalujjati, ghanakālepi cavati marati antaradhāyati vippalujjati, pasākhakālepi cavati marati antaradhāyati vippalujjati, jātamattopi cavati marati antaradhāyati vippalujjati, sūtigharepi cavati marati antaradhāyati vippalujjati, addhamāsikopi cavati marati antaradhāyati vippalujjati, māsikopi cavati marati antaradhāyati vippalujjati, dvemāsikopi temāsikopi catumāsikopi pañcamāsikopi cavati marati antaradhāyati vippalujjati, chamāsikopi sattamāsikopi aṭṭhamāsikopi navamāsikopi dasamāsikopi – saṃvaccharikopi cavati marati antaradhāyati vippalujjati, dvevassikopi – tivassikopi catuvassikopi pañcavassikopi chavassikopi sattavassikopi aṭṭhavassikopi navavassikopi dasavassikopi vīsativassikopi tiṃsavassikopi cattārīsavassikopi paññāsavassikopi saṭṭhivassikopi sattativassikopi asītivassikopi navutivassikopi cavati marati antaradhāyati vippalujjatīti ‘oraṃ vassasatāpi mīyati.’
Yo cepi aticca jīvatī ti – Yo vassasataṃ atikkamitvā jīvati, so ekaṃ vā vassaṃ jīvati, dve vā vassāni jīvati, tīṇi vā vassāni jīvati, cattāri vā vassāni jīvati, pañca vā vassāni jīvati, dasa vā vassāni jīvati, vīsatiṃ vā vassāni jīvati, tiṃsaṃ vā vassāni jīvati, cattārīsaṃ vā vassāni jīvatī ’ti ‘yo cepi aticca jīvati.’
Atha kho so jarasāpi mīyatī ti – Yadā jiṇṇo hoti vuddho mahallako addhagato vayo anuppatto, khaṇḍadanto palitakeso, vilūnaṃ khalitaṃsiro valitaṃ tilakāhatagatto vaṅko bhoggo daṇḍaparāyaṇo, so jarāyapi cavati marati antaradhāyati vippalujjati, natthi maraṇamhā mokkho.
13. “Phalānamiva pakkānaṃ pāto papanato bhayaṃ, evaṃ jātāna maccānaṃ niccaṃ maraṇato bhayaṃ.
14. Yathāpi kumbhakārassa kataṃ mattikabhājanaṃ, sabbaṃ bhedanapariyantaṃ evaṃ maccāna jīvitaṃ.
15. Daharā ca mahantā ca ye bālā ye ca paṇḍitā. sabbe maccuvasaṃ yanti sabbe maccuparāyaṇā.
16. “Tesaṃ maccuparetānaṃ gacchataṃ paralokato, na pitā tāyate puttaṃ ñātī vā pana ñātake.
17. Pekkhataññeva ñātīnaṃ passa lālapataṃ puthū, ekamekova maccānaṃ govajjho viya nīyati, evamabbhāhato loko maccunā ca jarāya cā ”ti.
Atha kho so jarasāpi mīyati.
Tenāha bhagavā:
“Appaṃ vata jīvitaṃ idaṃ oraṃ vassasatāpi mīyati, yo cepi aticca jīvati atha kho so jarasāpi mīyatī ”ti.
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
“Quả thật, mạng sống này là ít ỏi,
thậm chí kém hơn trăm tuổi cũng chết rồi.
Nếu người nào vượt qua (hạn tuổi ấy) vẫn còn sống,
người ấy rồi cũng chết vì già.”
Socanti janā mamāyite na hi santi niccā pariggahā, vinābhāvaṃ santam evidaṃ iti disvā nāgāramāvase.
Loài người sầu muộn về vật đã được chấp là của ta,
bởi vì các sự bám giữ được trường tồn là không có,
sự chia lìa này thật sự đang hiện hữu,
sau khi nhìn thấy như thế thì không nên sống đời tại gia.
Loài Người sầu vì ngã,
Mọi chấp thủ vô thường,
Trống không là đời này,
Thấy vậy sống không nhà.
(Kinh Tập, câu kệ 805)
Socanti janā mamāyite ti – Janā ti khattiyā ca brāhmaṇā ca vessā ca suddā ca gahaṭṭhā ca pabbajitā ca devā ca manussā ca. Mamattā ti dve mamattā: taṇhāmamattaṃ ca diṭṭhimamattaṃ ca —pe— idaṃ taṇhāmamattaṃ —pe— idaṃ diṭṭhimamattaṃ. Mamāyitaṃ vatthuṃ acchedasaṅkinopi socanti, acchijjantepi socanti, acchinnepi socanti. Mamāyitaṃ vatthuṃ vipariṇāmasaṅkinopi socanti, vipariṇamantepi socanti, vipariṇatepi socanti, kilamanti, paridevanti, urattāḷiṃ kandanti, sammohaṃ āpajjantī ’ti – socanti janā mamāyite.
Loài người sầu muộn về vật đã được chấp là của ta – Loài người là các Sát-đế-lỵ, các Bà-la-môn, các thương buôn, các nô lệ, các gia chủ, các vị xuất gia, chư Thiên, và nhân loại. Trạng thái chấp là của ta – có hai trạng thái chấp là của ta: trạng thái chấp là của ta do tham ái và trạng thái chấp là của ta do tà kiến. —như trên— điều này là trạng thái chấp là của ta do tham ái. —như trên— điều này là trạng thái chấp là của ta do tà kiến. Có sự lo âu về sự chiếm đoạt đồ vật đã được chấp là của ta nên họ sầu muộn, trong khi đang bị chiếm đoạt cũng sầu muộn, khi đã bị chiếm đoạt cũng sầu muộn. Có sự lo âu về sự biến đổi của đồ vật đã được chấp là của ta nên họ sầu muộn, trong khi đang bị biến đổi cũng sầu muộn, khi đã bị biến đổi cũng sầu muộn, mệt mỏi, than vãn, khóc nức nở, đi đến sự mê muội. ‘Loài người sầu muộn về vật đã được chấp là của ta’ là thế ấy.
Na hi santi niccā pariggahā ti – Pariggahā ti dve pariggahā: taṇhāpariggaho ca diṭṭhipariggaho ca —pe— ayaṃ taṇhāpariggaho —pe— ayaṃ diṭṭhipariggaho. Taṇhāpariggaho anicco saṅkhato paṭiccasamuppanno khayadhammo vayadhammo virāgadhammo nirodhadhammo vipariṇāmadhammo. Diṭṭhipariggaho ca anicco saṅkhato paṭiccasamuppanno khayadhammo vayadhammo virāgadhammo nirodhadhammo vipariṇāmadhammo.
Bởi vì các sự bám giữ được trường tồn là không có: Các sự bám giữ – Có hai sự bám giữ: sự bám giữ do tham ái và sự bám giữ do tà kiến. —như trên— điều này là bám giữ do tham ái. —như trên— điều này là bám giữ do tà kiến. Sự bám giữ do tham ái là không thường còn, bị tạo tác, được sanh lên tùy theo điều kiện, có sự hoại, có sự diệt, có sự hết ưa thích, có sự chấm dứt, có sự biến đổi. Sự bám giữ do tà kiến là không thường còn, bị tạo tác, được sanh lên tùy theo điều kiện, có sự hoại, có sự diệt, có sự hết ưa thích, có sự chấm dứt, có sự biến đổi.
Vuttaṃ hetaṃ bhagavatā:
“Passatha no tumhe bhikkhave, taṃ pariggahaṃ, yvāssa pariggaho nicco dhuvo sassato avipariṇāmadhammo sassatisamaṃ tatheva ṭhassatī ”ti? No hetaṃ bhante. “Sādhu bhikkhave, ahampi kho etaṃ bhikkhave pariggahaṃ na samanupassāmi, yvāssa8 pariggaho nicco dhuvo sassato avipariṇāmadhammo sassatisamaṃ tatheva ṭhassatī ”ti. Pariggahā niccā dhuvā sassatā avipariṇāmadhammā natthi na santi na saṃvijjanti nupalabbhantī ’ti – na hi santi niccā pariggahā.
Bởi vì, điều này đã được đức Thế Tôn nói đến:
“Này các tỳ khưu, các ngươi có thấy sự nắm giữ nào là thường còn, ổn định, trường tồn, không có sự biến đổi, sẽ tồn tại y như thế một cách vĩnh viễn?” “Bạch Ngài, điều ấy không đúng.” “Này các tỳ khưu, tốt lắm! Này các tỳ khưu, Ta cũng không nhìn thấy sự nắm giữ nào là thường còn, ổn định, trường tồn, không có sự biến đổi, sẽ tồn tại y như thế một cách vĩnh viễn.” Các sự nắm giữ thường còn, ổn định, trường tồn, không có sự biến đổi là không có, không hiện diện, không tìm thấy, không tồn tại. ‘Bởi vì các sự bám giữ được trường tồn là không có’ là thế ấy.
Vinābhāvaṃ santamevidan ti – nānābhāve vinābhāve aññathābhāve sante saṃvijjamāne upalabbhiyamāne. Vuttaṃ hetaṃ bhagavatā: “Alaṃ ānanda, mā soci, mā paridevi. Nanu etaṃ mayā ānanda, paṭigacceva akkhātaṃ ‘sabbeheva piyehi manāpehi nānābhāvo vinābhāvo aññathābhāvo. Taṃ kutettha ānanda, labbhā, yaṃ taṃ jātaṃ bhūtaṃ saṅkhataṃ palokadhammaṃ taṃ vata mā palujjī ’ti, netaṃ ṭhānaṃ vijjatī ”ti. Purimānaṃ purimānaṃ khandhānaṃ dhātūnaṃ āyatanānaṃ vipariṇāmaññathābhāvā pacchimā pacchimā khandhā ca dhātuyo ca āyatanāni ca pavattantī ’ti – vinābhāvaṃ santamevidaṃ.
Sự chia lìa này thật sự đang hiện diện: ở bản tánh thay đổi, ở bản tánh chia lìa, ở bản tánh đổi khác, khi đang hiện diện, khi đang được tìm thấy, khi đang được tồn tại. Bởi vì, điều này đã được đức Thế Tôn nói đến: “Này Ānanda, thôi đi! Chớ sầu muộn, chớ than vãn. Này Ānanda, chẳng phải điều này đã được Ta nói ngay từ trước rằng: ‘Với tất cả các vật đáng yêu đáng mến, thì đều có bản tánh thay đổi, bản tánh chia lìa, bản tánh đổi khác’? Này Ānanda, ở đây làm sao có thể đạt được sự kiện ấy? Là sự kiện vật được sanh ra, được hiện hữu, bị tạo tác, có pháp tiêu hoại, nhưng mà vật ấy chớ có tiêu hoại,’ sự kiện này không được biết đến.” Do bản tánh biến hoại và đổi khác của các uẩn, của các giới, của các xứ ngay trước đây mà các uẩn, các giới, và các xứ kế liền đó vận hành. ‘Sự chia lìa này thật sự đang hiện diện’ là thế ấy.
Iti disvā nāgāramāvase ti – Itī ti padasandhi padasaṃsaggo padapāripūrī akkharasamavāyo byañjanasiliṭṭhatā padānupubbatā nāmetaṃ itīti. Iti disvā – passitvā tulayitvā tīrayitvā vibhāvayitvā vibhūtaṃ katvā mamattesū ’ti – iti disvā. Nāgāramāvase ti – sabbaṃ gharāvāsapaḷibodhaṃ chinditvā puttadārapaḷibodhaṃ chinditvā ñātipaḷibodhaṃ chinditvā mittāmaccapaḷibodhaṃ chinditvā sannidhipaḷibodhaṃ chinditvā kesamassuṃ ohāretvā kāsāyāni vatthāni acchādetvā agārasmā anagāriyaṃ pabbajitvā akiñcanabhāvaṃ upagantvā eko careyya vihareyya iriyeyya vatteyya pāleyya yapeyya yāpeyyā ’ti – iti disvā nāgāramāvase.
Sau khi nhìn thấy như thế thì không nên sống đời tại gia: Như thế: cái này gọi là sự nối liền các câu văn, sự kết hợp các câu văn, sự làm đầy đủ các câu văn, sự gặp gỡ của các âm, trạng thái trau chuốt từ ngữ, tính chất tuần tự của các câu văn. ‘Như thế’ là thế ấy. Sau khi nhìn thấy như thế: sau khi nhìn xem, sau khi cân nhắc, sau khi xét đoán, sau khi phân hạng, sau khi làm rõ rệt về các trạng thái chấp là của ta. ‘Sau khi nhìn thấy như thế’ là thế ấy. Không nên sống đời tại gia: Sau khi cắt đứt tất cả sự vướng bận của việc cư ngụ ở căn nhà, sau khi cắt đứt sự vướng bận về vợ con, sau khi cắt đứt sự vướng bận về thân quyến, sau khi cắt đứt sự vướng bận về bạn bè thân hữu, sau khi cắt đứt sự vướng bận về sự tích trữ, sau khi cạo bỏ râu tóc, khoác lên các y màu ca-sa, rời nhà xuất gia sống không nhà, sau khi đi đến trạng thái không có gì, một mình thực hành, sống, cư xử, vận hành, bảo hộ, duy trì, nuôi dưỡng. ‘Không nên sống đời tại gia’ là thế ấy.
Tenāha bhagavā:
“Socanti janā mamāyite na hi santi niccā pariggahā, vinābhāvaṃ santamevidaṃ iti disvā nāgāramāvase ”ti.
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
“Loài người sầu muộn về vật đã được chấp là của ta, bởi vì các sự bám giữ được trường tồn là không có, sự chia lìa này thật sự đang hiện hữu, sau khi nhìn thấy như thế thì không nên sống đời tại gia.”
Maraṇenapi taṃ pahīyati yaṃ puriso mamidanti maññati, etaṃ disvāna paṇḍito na mamattāya nametha māmako.
Cái nào mà người suy nghĩ rằng: ‘Cái này là của tôi,’ cái ấy cũng bị dứt bỏ bởi sự chết. Sau khi nhìn thấy điều này, vị sáng suốt, người tận tụy, không nên thiên về trạng thái chấp là của tôi.
Vì loài Người nghĩ rằng
Cái này là của tôi,
Cái ấy bị sự chết,
Làm hoại diệt hư tàn.
Biết vậy, bậc Hiền trí,
Không gọi, không hướng đến,
Cái này ngã của ta,
Cái này là của ta.
(Kinh Tập, câu kệ 806)
Maraṇepi taṃ pahīyatī ti – Maraṇan ti yā tesaṃ tesaṃ sattānaṃ tamhā tamhā sattanikāyā cuti cavanatā bhedo antaradhānaṃ maccu maraṇaṃ kālakiriyā khandhānaṃ bhedo kalebarassa nikkhepo jīvitindriyassūpacchedo. Tan ti rūpagataṃ vedanāgataṃ saññāgataṃ saṅkhāragataṃ viññāṇagataṃ. Pahīyatī ti pahīyati jahīyati vijahīyati antaradhāyati vippalujjati.
Cái ấy bị dứt bỏ cũng bởi sự chết – Sự chết: sự quá vãng, trạng thái hủy diệt, sự tan rã, sự biến mất, sự tử vong, sự chết, sự hoàn tất thời gian, sự tan rã của các uẩn, sự quăng bỏ thân xác, sự bẻ gãy mạng quyền của các chúng sanh ấy khỏi tập thể của chính các chúng sanh ấy. Cái ấy: đề cập đến sắc, đề cập đến thọ, đề cập đến tưởng, đề cập đến các hành, đề cập đến thức. Bị dứt bỏ: bị dứt bỏ là bị từ bỏ, bị rời bỏ, bị biến mất, bị tiêu hoại.
Bhāsitampi hetaṃ:
1. “Pubbeva maccaṃ vijahanti bhogā macco va ne pubbataraṃ jahāti, asassatā bhogino kāmakāmī tasmā na socāmahaṃ sokakāle.
Bởi vì, điều này cũng đã được nói đến:
1. Các của cải rời bỏ con người trước hơn hết, chính con người từ bỏ các của cải trước hơn nữa, những người mong muốn ngũ dục có của cải không được trường tồn, vì thế, Ta không sầu muộn ở thời điểm của sầu muộn.
2. Udeti āpūrati veti cando atthaṅgametvāna paleti sūriyo, viditā mayā sattuka! Lokadhammā tasmā na socāmahaṃ sokakāle ”ti. – Maraṇenapi taṃ pahīyati.
2. Mặt trăng mọc lên, tròn dần rồi lại khuyết.
Mặt trời sau khi lặn xuống thì biến mất đi.
Này Sattuka, các pháp thế gian đã được Ta nhận biết;
vì thế, Ta không sầu muộn ở thời điểm của sầu muộn. ‘Cái ấy bị dứt bỏ cũng bởi sự chết’ là thế ấy.
Yaṃ puriso mamidanti maññatī ti – Yan ti rūpagataṃ vedanāgataṃ saññāgataṃ saṅkhāragataṃ viññāṇagataṃ. Puriso ti saṅkhā samaññā paññatti vohāro nāmaṃ nāmakammaṃ nāmadheyyaṃ nirutti byañjanaṃ abhilāpo. Mamidanti maññatī ti taṇhāmaññanāya maññati, diṭṭhimaññanāya maññati, mānamaññanāya maññati, kilesamaññanāya maññati, duccaritamaññanāya maññati, payogamaññanāya maññati, vipākamaññanāya maññatī ’ti – yaṃ puriso mamidanti maññati
Cái nào mà người suy nghĩ rằng: ‘Cái này là của tôi’ – Cái nào: đề cập đến sắc, đề cập đến thọ, đề cập đến tưởng, đề cập đến các hành, đề cập đến thức. Người: là sự ấn định, sự chỉ định, sự quy định, sự diễn tả, tên gọi, sự đặt tên, sự định danh, từ mô tả, tên hiệu, từ kêu gọi. Suy nghĩ rằng: ‘Cái này là của tôi’ là suy nghĩ với sự suy nghĩ bởi tham ái, suy nghĩ với sự suy nghĩ bởi tà kiến, suy nghĩ với sự suy nghĩ bởi ngã mạn, suy nghĩ với sự suy nghĩ bởi ô nhiễm, suy nghĩ với sự suy nghĩ bởi uế hạnh, suy nghĩ với sự suy nghĩ bởi thực dụng, suy nghĩ với sự suy nghĩ bởi kết quả. ‘Cái nào mà người suy nghĩ rằng: Cái này là của tôi,’ là thế ấy.
Etaṃ disvāna paṇḍito ti etaṃ ādīnavaṃ ñatvā jānitvā tulayitvā tīrayitvā vibhāvayitvā vibhūtaṃ katvā mamattesū ’ti – etaṃ disvāna. Paṇḍito ti dhīro paññavā buddhimā ñāṇī vibhāvī medhāvī ’ti – etaṃ disvāna paṇḍito.
Sau khi nhìn thấy điều này, vị sáng suốt: Sau khi nhìn thấy điều bất lợi ấy, sau khi nhìn xem, sau khi cân nhắc, sau khi xét đoán, sau khi phân hạng, sau khi làm rõ rệt về các trạng thái chấp là của tôi. ‘Sau khi nhìn thấy điều này’ là thế ấy. Bậc sáng suốt: là người sáng trí, có tuệ, có sự giác ngộ, có trí, rành mạch, thông minh. ‘Sau khi nhìn thấy điều này, vị sáng suốt’ là thế ấy.
Na mamattāya nametha māmako ti – Mamattā ti dve mamattā: taṇhāmamattaṃ ca diṭṭhimamattaṃ ca —pe— idaṃ taṇhāmamattaṃ —pe— idaṃ diṭṭhimamattaṃ. Māmako ti – māmako buddhamāmako dhammamāmako saṅghamāmako; so taṃ bhagavantaṃ mamāyati. Bhagavā taṃ puggalaṃ parigaṇhāti.
Người tận tụy, không nên thiên về trạng thái chấp là của tôi – Trạng thái chấp là của tôi: có hai trạng thái chấp là của tôi: trạng thái chấp là của tôi do tham ái và trạng thái chấp là của tôi do tà kiến. —như trên— điều này là trạng thái chấp là của tôi do tham ái. —như trên— điều này là trạng thái chấp là của tôi do tà kiến. Người tận tụy: Người tận tụy là người tận tụy với đức Phật, người tận tụy với Giáo Pháp, người tận tụy với Hội Chúng; người ấy trở nên tận tụy với đức Thế Tôn ấy. Đức Thế Tôn sở hữu con người ấy.
Vuttaṃ hetaṃ bhagavatā:
“Ye te bhikkhave bhikkhū kuhā thaddhā lapā siṅgī unnaḷā asamāhitā, na me te bhikkhave, bhikkhū māmakā. Apagatā ca te bhikkhave, bhikkhū imasmā dhammavinayā. Na ca pana te imasmiṃ dhammavinaye vuddhiṃ virūḷhiṃ vepullaṃ āpajjanti. Ye ca kho te bhikkhave, bhikkhū nikkuhā nillapā dhīrā atthaddhā susamāhitā, te kho me bhikkhave, bhikkhū māmakā. Anapagatā ca te bhikkhave, bhikkhū imasmā dhammavinayā; te ca imasmiṃ dhammavinaye vuddhiṃ virūḷhiṃ vepullaṃ āpajjanti.
Bởi vì, điều này đã được đức Thế Tôn nói đến:
“Này các tỳ khưu, những vị tỳ khưu nào là dối trá, ương ngạnh, nói nhiều, lừa đảo, khoác lác, không định tỉnh, này các tỳ khưu, các vị tỳ khưu ấy không phải là những người tận tụy. Và này các tỳ khưu, các vị tỳ khưu ấy đã lìa khỏi Pháp và Luật này. Và này các tỳ khưu, các vị tỳ khưu ấy không đạt được sự phát triển, tăng trưởng, lớn mạnh trong Pháp và Luật này. Và này các tỳ khưu, những vị tỳ khưu nào là không dối trá, không nói nhiều, thông minh, không ương ngạnh, khéo định tỉnh, này các tỳ khưu, các vị tỳ khưu ấy là những người tận tụy, và này các tỳ khưu, các vị tỳ khưu ấy đã không lìa khỏi Pháp và Luật này. Này các tỳ khưu, các vị tỳ khưu ấy đạt được sự phát triển, tăng trưởng, lớn mạnh trong Pháp và Luật này.
3. “Kuhā thaddhā lapā siṅgī unnaḷā asamāhitā, na te dhamme virūhanti sammāsambuddhadesite.
3. “Những người dối trá, ương ngạnh, nói nhiều, lừa đảo, khoác lác, không định tỉnh, những người ấy không tiến triển trong Giáo Pháp đã được đấng Chánh Đẳng Giác thuyết giảng.
4. Nikkuhā nillapā dhīrā atthaddhā susamāhitā, te ve dhamme virūhanti sammāsambuddhadesite ”ti.
4. Các vị không dối trá, không nói nhiều, thông minh, không ương ngạnh, khéo định tỉnh, thật vậy các vị ấy tiến triển trong Giáo Pháp đã được đấng Chánh Đẳng Giác thuyết giảng.”
Na mamattāya nametha māmako ti – māmako taṇhāmamattaṃ pahāya diṭṭhimamattaṃ paṭinissajitvā mamattāya na nameyya, na onameyya, na tanninno assa, na tappoṇo na tappabbhāro na tadadhimutto na tadadhipateyyo ’ti – na mamattāya nametha māmako.
Người tận tụy, không nên thiên về trạng thái chấp là của tôi – Người tận tụy sau khi từ bỏ trạng thái chấp là của tôi do tham ái, sau khi xả bỏ trạng thái chấp là của tôi do tà kiến, không nên thiên về, không nên nghiêng xuống, không nên uốn cong theo nó, không chiều theo nó, không xuôi theo nó, không hướng đến nó, không xem nó là chủ đạo. ‘Người tận tụy, không nên thiên về trạng thái chấp là của tôi’ là thế ấy.
Tenāha bhagavā: “Maraṇenapi taṃ pahīyati yaṃ puriso mamidanti maññati, etaṃ disvāna paṇḍito na mamattāya nametha māmako ”ti.
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
“Cái nào mà người suy nghĩ rằng: ‘Cái này là của tôi,’ cái ấy cũng bị dứt bỏ bởi sự chết. Sau khi nhìn thấy điều này, vị sáng suốt, người tận tụy, không nên thiên về trạng thái chấp là của tôi.”
Supinena yathāpi saṅgataṃ paṭibuddho puriso na passati, evaṃ piyāyitaṃ janaṃ petaṃ kālakataṃ na passati.
Cũng giống như sự việc đã được gặp gỡ qua giấc chiêm bao, khi thức giấc, người không còn nhìn thấy, tương tự như thế, với người được yêu mến đã từ trần, đã quá vãng, thì không nhìn thấy nữa.
Như những gì hiện lên,
Trong giấc ngủ mộng mị,
Con người khi tỉnh dậy,
Không còn thấy được gì.
Cũng vậy ở đời này,
Người được ưa, ái luyến,
Rồi sẽ chết mất đi,
Không ai còn thấy được.
(Kinh Tập, câu kệ 807)
Supinena yathāpi saṅgatan ti – Saṅgataṃ samāgataṃ samāhitaṃ sannipatitan ’ti – supinena yathāpi saṅgataṃ.
Cũng giống như sự việc đã được gặp gỡ qua giấc chiêm bao – Sự việc đã được gặp gỡ, đã được tiếp cận, đã được tập trung, đã được tụ hội. ‘Cũng giống như sự việc đã được gặp gỡ qua giấc chiêm bao’ là thế ấy.
Paṭibuddho puriso na passatī ti – Yathā puriso supinagato candaṃ passati, suriyaṃ passati, mahāsamuddaṃ passati, sineruṃ pabbatarājānaṃ passati, hatthiṃ passati, assaṃ passati, rathaṃ passati, pattiṃ passati, senābyūhaṃ passati, ārāmarāmaṇeyyakaṃ passati, vanarāmaṇeyyakaṃ passati, bhūmirāmaṇeyyakaṃ passati, pokkharaṇīrāmaṇeyyakaṃ passati; paṭibuddho na kiñci passatī ’ti – paṭibuddho puriso na passati.
Khi thức giấc, người không còn nhìn thấy – Giống như người đi vào giấc chiêm bao nhìn thấy mặt trăng, nhìn thấy mặt trời, nhìn thấy đại dương, nhìn thấy núi chúa Sineru, nhìn thấy voi, nhìn thấy ngựa, nhìn thấy cỗ xe, nhìn thấy người lính, nhìn thấy đoàn quân, nhìn thấy khu vườn đáng yêu, nhìn thấy cánh rừng đáng yêu, nhìn thấy vùng đất đáng yêu, nhìn thấy hồ nước đáng yêu; khi thức giấc thì không còn nhìn thấy bất cứ thứ gì. ‘Khi thức giấc, người không còn nhìn thấy’ là thế ấy.
Evaṃ piyāyitaṃ janan ti – Evan ti opammasampaṭipādanaṃ. Piyāyitaṃ janan ti piyāyitaṃ mamāyitaṃ janaṃ, mātaraṃ vā pitaraṃ vā bhātaraṃ vā bhaginiṃ vā puttaṃ vā dhītaraṃ vā mittaṃ vā amaccaṃ vā ñātisālohitaṃ vā ’ti – evaṃ piyāyitaṃ janaṃ.
Tương tự như thế, với người được yêu mến – Tương tự như thế: báo hiệu sự so sánh. Với người được yêu mến: với người được yêu mến, đã được chấp là của tôi, mẹ, hoặc cha, hoặc anh em trai, hoặc chị em gái, hoặc con trai, hoặc con gái, hoặc bạn bè, hoặc thân hữu, hoặc thân quyến cùng huyết thống. ‘Tương tự như thế, với người được yêu mến’ là thế ấy.
Petaṃ kālakataṃ na passatī ti – Peto vuccati mato kālakato, taṃ petaṃ na passati, na dakkhati, nādhigacchati, na vindati, na paṭilabhatī ’ti – petaṃ kālakataṃ na passati.
Đã từ trần, đã quá vãng, thì không nhìn thấy nữa – Đã từ trần gọi là đã chết, đã quá vãng, với người đã từ trần ấy thì không nhìn thấy nữa, không ngắm thấy nữa, không đạt đến nữa, không kiếm được nữa, không nhận được nữa. ‘Đã từ trần, đã quá vãng, thì không nhìn thấy nữa’ là thế ấy.
Tenāha bhagavā: Supinena yathāpi saṅgataṃ paṭibuddho puriso na passati, evaṃ piyāyitaṃ janaṃ petaṃ kālakataṃ na passatī ”ti.
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
“Cũng giống như sự việc đã được gặp gỡ qua giấc chiêm bao, khi thức giấc, người không còn nhìn thấy, tương tự như thế, với người được yêu mến đã từ trần, đã quá vãng, thì không nhìn thấy nữa.”
Diṭṭhāpi sutāpi te janā yesaṃ nāmamidaṃ pavuccati, nāmamevāvasissati akkheyyaṃ petassa jantuno.
Những người ấy dầu đã được thấy, dầu đã được nghe, đối với họ, tên gọi này được nói đến. Chỉ mỗi tên gọi sẽ còn ở lại, sẽ được nhắc đến đối với người đã từ trần.
Các loại hạng người ấy
Ðược thấy và được nghe,
Nên họ được gọi tên,
Tên này hay tên khác.
Với người đã chết đi,
Chỉ được gọi tên không,
Vì chỉ có tên suông,
Sẽ được còn tồn tại.
(Kinh Tập, câu kệ 808)
Diṭṭhāpi sutāpi te janā ti – Diṭṭhā ti ye cakkhuviññāṇābhisambhūtā. Sutā ti ye sotaviññāṇābhisambhūtā. Te janā ti khattiyā ca brāhmaṇā ca vessā ca suddā ca gahaṭṭhā ca pabbajitā ca devā ca manussā cā ’ti – diṭṭhāpi sutāpi te janā.
Những người ấy dầu đã được thấy, dầu đã được nghe – Đã được thấy: những gì được hình thành nhờ vào nhãn thức. Đã được nghe: những gì được hình thành nhờ vào nhĩ thức. Những người ấy: là các Sát-đế-lỵ, các Bà-la-môn, các thương buôn, các nô lệ, các gia chủ, các vị xuất gia, chư Thiên, và nhân loại. ‘Những người ấy dầu đã được thấy, dầu đã được nghe’ là thế ấy.
Yesaṃ nāmamidaṃ pavuccatī ti – Yesan ti khattiyānaṃ brāhmaṇānaṃ vessānaṃ suddānaṃ gahaṭṭhānaṃ pabbajitānaṃ devānaṃ manussānaṃ. Nāman ti saṅkhā samaññā paññatti vohāro nāmaṃ nāmakammaṃ nāmadheyyaṃ nirutti byañjanaṃ abhilāpo. Pavuccatī ti vuccati pavuccati kathīyati bhaṇīyati dīpīyati voharīyatī ’ti – yesaṃ nāmamidaṃ pavuccati.
Đối với họ, tên gọi này được nói đến – Đối với họ: đối với các Sát-đế-lỵ, đối với các Bà-la-môn, đối với các thương buôn, đối với các nô lệ, đối với các gia chủ, đối với các vị xuất gia, đối với chư Thiên, đối với nhân loại. Tên gọi: là sự ấn định, sự chỉ định, sự quy định, sự diễn tả, tên gọi, sự đặt tên, sự định danh, từ mô tả, tên hiệu, từ kêu gọi. Được nói đến: được gọi là, được nói đến, được thuyết, được phát ngôn, được diễn giải, được diễn tả. ‘Đối với họ, tên gọi này được nói đến’ là thế ấy.
Nāmamevāvasissati akkheyyan ti – Rūpagataṃ vedanāgataṃ saññāgataṃ saṅkhāragataṃ viññāṇagataṃ pahīyati jahīyati [vijahīyati] antaradhāyati vippalujjatī ’ti nāmamevāvasissati. Akkheyyan ti akkhātuṃ kathetuṃ bhaṇituṃ dīpayituṃ voharitun ’ti – nāmamevāvasissati akkheyyaṃ.
Chỉ mỗi tên gọi sẽ còn ở lại, sẽ được nhắc đến: Việc đề cập đến sắc, đề cập đến thọ, đề cập đến tưởng, đề cập đến các hành, đề cập đến thức bị dứt bỏ, bị từ bỏ, bị rời bỏ, bị biến mất, bị tiêu hoại. ‘Chỉ mỗi tên gọi sẽ còn ở lại’ là thế ấy. Sẽ được nhắc đến: để nhắc đến, để thuyết, để phát ngôn, để diễn giải, để diễn tả. ‘Chỉ mỗi tên gọi sẽ còn ở lại, sẽ được nhắc đến’ là thế ấy.
Petassa jantuno ti – Petassā ti petassa kālakatassa. Jantuno ti sattassa narassa māṇavassa posassa puggalassa jīvassa jāgussa jantussa indagussa hindagussa manujassā ’ti – akkheyyaṃ petassa jantuno.
Đối với người đã từ trần – Đã từ trần: đã từ trần là đã quá vãng. Đối với người: là đối với chúng sanh, đối với đàn ông, đối với thanh niên, đối với người nam, đối với cá nhân, đối với mạng sống, đối với người còn sanh tử, đối với con người, đối với người đi theo nghiệp, đối với nhân loại. ‘Sẽ được nhắc đến đối với người đã từ trần’ là thế ấy.
Tenāha bhagavā: “Diṭṭhāpi sutāpi te janā yesaṃ nāmamidaṃ pavuccati, nāmamevāvasissati akkheyyaṃ petassa jantuno ”ti.
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
“Những người ấy dầu đã được thấy, dầu đã được nghe, đối với họ, tên gọi này được nói đến. Chỉ mỗi tên gọi sẽ còn ở lại, sẽ được nhắc đến đối với người đã từ trần.”
Sokaparidevamaccharaṃ na jahanti giddhā mamāyite, tasmā munayo pariggahaṃ hitvā acariṃsu khemadassino.
Những người bị thèm khát ở vật đã được chấp là của ta không buông bỏ sầu muộn, than vãn, và bỏn xẻn. Do đó, các bậc hiền trí, với việc nhìn thấy sự an toàn, đã từ bỏ sự bám giữ, đã sống.
Tham đắm cái của ta,
Họ không có từ bỏ,
Sầu khổ và than van,
Cùng xan tham keo kiết.
Do vậy bậc ẩn sĩ,
Sau khi bỏ chấp thủ,
Ðã sống một đời sống,
Thấy được sự an ổn.
(Kinh Tập, câu kệ 809)
Sokaparidevamaccharaṃ na jahanti giddhā mamāyite ti – Soko ti ñātivyasanena vā phuṭṭhassa bhogavyasanena vā phuṭṭhassa rogavyasanena vā phuṭṭhassa sīlavyasanena vā phuṭṭhassa diṭṭhivyasanena vā phuṭṭhassa aññataraññatarena vā vyasanena samannāgatassa aññataraññatarena vā dukkhadhammena phuṭṭhassa soko socanā socitattaṃ antosoko antoparisoko antodāho antoparidāho cetaso parijhāyanā domanassaṃ sokasallaṃ.
Paridevo ti – Ñātivyasanena vā phuṭṭhassa bhogavyasanena vā phuṭṭhassa rogavyasanena vā phuṭṭhassa sīlavyasanena vā phuṭṭhassa diṭṭhivyasanena vā phuṭṭhassa aññataraññatarena vā vyasanena samannāgatassa aññataraññatarena vā dukkhadhammena phuṭṭhassa ādevo paridevo ādevanā paridevanā ādevitattaṃ paridevitattaṃ vācā palāpo vippalāpo lālappo lālappanā lālappitattaṃ.
Macchariyanti – pañca macchariyāni: āvāsamacchariyaṃ kulamacchariyaṃ lābhamacchariyaṃ vaṇṇamacchariyaṃ dhammamacchariyaṃ, yaṃ evarūpaṃ macchariyaṃ maccharāyanā maccharāyitattaṃ vevicchaṃ kadariyaṃ kaṭukañcukatā aggahitattaṃ cittassa, idaṃ vuccati macchariyaṃ. Api ca khandhamacchariyampi macchariyaṃ, dhātumacchariyampi macchariyaṃ, āyatanamacchariyampi macchariyaṃ, gāho; idaṃ vuccati macchariyaṃ.
Những người bị thèm khát ở vật đã được chấp là của ta không buông bỏ sầu muộn, than vãn, và bỏn xẻn – Sầu muộn: Là sự sầu muộn, sự buồn rầu, trạng thái buồn phiền, sự sầu muộn ở nội tâm, sự buồn thảm ở nội tâm, sự nóng nảy ở nội tâm, sự bực tức ở nội tâm, nỗi ưu phiền do trạng thái bực bội của tâm, sự sầu muộn ví như mũi tên của người bị tác động bởi sự rủi ro về thân quyến, bị tác động bởi sự rủi ro về của cải, bị tác động bởi sự rủi ro về bệnh tật, bị tác động bởi sự suy giảm về giới hạnh, bị tác động bởi sự suy giảm về kiến thức, bị gặp phải sự rủi ro này hoặc rủi ro khác, bị tác động bởi sự khổ đau này hoặc sự khổ đau khác. Than vãn: sự than van, sự than trách, sự than thở, sự than vãn, trạng thái than van, trạng thái than trách, lời nói, nói lảm nhảm, nói huyên thuyên, nói kể lể, lối nói kể lể, trạng thái nói kể lể của người bị tác động bởi sự rủi ro về thân quyến, bị tác động bởi sự rủi ro về của cải, bị tác động bởi sự rủi ro về bệnh tật, bị tác động bởi sự suy giảm về giới hạnh, bị tác động bởi sự suy giảm về kiến thức, bị gặp phải sự rủi ro này hoặc rủi ro khác, bị tác động bởi sự khổ đau này hoặc sự khổ đau khác. Bỏn xẻn: Có năm sự bỏn xẻn: bỏn xẻn về chỗ ở, bỏn xẻn về gia tộc, bỏn xẻn về lợi lộc, bỏn xẻn về danh tiếng, bỏn xẻn về Pháp; bỏn xẻ với hình thức như vầy là biểu hiện của bỏn xẻn, trạng thái của bỏn xẻn, sự hám lợi, keo kiệt, tính chất bủn xỉn, trạng thái nắm giữ của tâm, điều này được gọi là bỏn xẻn. Còn nữa, bỏn xẻn về uẩn cũng là bỏn xẻn, bỏn xẻn về giới cũng là bỏn xẻn, bỏn xẻn về xứ cũng là bỏn xẻn, sự nắm lấy, điều này được gọi là bỏn xẻn.
Gedho vuccati taṇhā, yo rāgo sārāgo ―pe― abhijjhā lobho akusalamūlaṃ.
Thèm khát được gọi là tham ái, nghĩa là luyến ái, luyến ái mãnh liệt, —như trên— tham đắm, tham, cội nguồn của bất thiện.
Mamattā ti dve mamattā: taṇhāmamattaṃ ca diṭṭhimamattaṃ ca. ―pe― idaṃ taṇhāmamattaṃ ―pe― idaṃ diṭṭhimamattaṃ. Mamāyitaṃ vatthuṃ acchedasaṅkinopi socanti, acchijjantepi socanti, acchinnepi socanti. Mamāyitaṃ vatthuṃ vipariṇāmasaṅkinopi socanti, vipariṇamantepi socanti [vipariṇatepi socanti ]. Mamāyitaṃ vatthuṃ acchedasaṅkinopi paridevanti, acchijjantepi paridevanti, acchinnepi paridevanti. Mamāyitaṃ vatthuṃ vipariṇāmasaṅkinopi paridevanti, vipariṇamantepi paridevanti, vipariṇatepi paridevanti. Mamāyitaṃ vatthuṃ rakkhanti gopenti parigaṇhanti, mamāyanti maccharāyanti. Mamāyitasmiṃ vatthusmiṃ [socanti ] sokaṃ na jahanti, paridevaṃ na jahanti, macchariyaṃ na jahanti, gedhaṃ na jahanti, nappajahanti na vinodenti na byantiṃ karonti na anabhāvaṃ gamentī ’ti – sokaparidevamaccharaṃ na jahanti giddhā mamāyite.
Trạng thái chấp là của ta – có hai trạng thái chấp là của ta: trạng thái chấp là của ta do tham ái và trạng thái chấp là của ta do tà kiến. —như trên— điều này là trạng thái chấp là của ta do tham ái. —như trên— điều này là trạng thái chấp là của ta do tà kiến. Có sự lo âu về sự chiếm đoạt đồ vật đã được chấp là của ta nên họ sầu muộn, trong khi đang bị chiếm đoạt cũng sầu muộn, khi đã bị chiếm đoạt cũng sầu muộn. Có sự lo âu về sự biến đổi của đồ vật đã được chấp là của ta nên họ sầu muộn, trong khi đang bị biến đổi cũng sầu muộn, khi đã bị biến đổi cũng sầu muộn. Có sự lo âu về sự chiếm đoạt đồ vật đã được chấp là của ta nên họ than vãn, trong khi đang bị chiếm đoạt cũng than vãn, khi đã bị chiếm đoạt cũng than vãn. Có sự lo âu về sự biến đổi của đồ vật đã được chấp là của ta nên họ than vãn, trong khi đang bị biến đổi cũng than vãn, khi đã bị biến đổi cũng than vãn. Họ bảo vệ, gìn giữ, bám giữ, sở hữu, bỏn xẻn vật đã được chấp là của ta. Họ không buông bỏ sự sầu muộn liên quan đến vật đã được chấp là của ta, không buông bỏ sự than vãn, không buông bỏ sự bỏn xẻn, không buông bỏ sự thèm khát, không dứt bỏ, không xua đi, không làm chấm dứt, không khiến cho không còn hiện hữu. ‘Những người bị thèm khát ở vật đã được chấp là của ta không buông bỏ sầu muộn, than vãn, và bỏn xẻn’ là thế ấy.
Tasmā munayo pariggahaṃ hitvā acariṃsu khemadassino ti – Tasmā ti tasmā taṃkāraṇā taṃhetu tappaccayā taṃnidānā etaṃ ādīnavaṃ sampassamānā mamattesū ’ti – tasmā. Munayo ti monaṃ vuccati ñāṇaṃ, yā paññā pajānanā ―pe― amoho dhammavicayo sammādiṭṭhi; tena ñāṇena samannāgatā munayo monappattā. Tīṇi moneyyāni: kāyamoneyyaṃ vacīmoneyyaṃ manomoneyyaṃ ―pe― saṅgajālamaticca so muni. Pariggaho ti – dve pariggahā: taṇhāpariggaho ca diṭṭhipariggaho ca ―pe― ayaṃ taṇhāpariggaho ―pe― ayaṃ diṭṭhipariggaho. Munayo taṇhāpariggahaṃ pariccajitvā diṭṭhipariggahaṃ paṭinissajitvā cajitvā pariccajitvā pajahitvā vinodetvā byantiṃ karitvā anabhāvaṃ gametvā acariṃsu vicariṃsu irīyiṃsu vattayiṃsu pālayiṃsu yapayiṃsu yāpayiṃsu. Khemadassino ti – Khemaṃ vuccati amataṃ nibbānaṃ, yo so sabbasaṅkhārasamatho sabbūpadhipaṭinissaggo taṇhakkhayo virāgo nirodho nibbānaṃ. Khemadassino ti khemadassino tāṇadassino lenadassino saraṇadassino abhayadassino accutadassino amatadassino nibbānadassino ’ti – tasmā munayo pariggahaṃ hitvā acariṃsu khemadassino.
Do đó, các bậc hiền trí, với việc nhìn thấy sự an toàn, đã từ bỏ sự bám giữ, đã sống – Do đó: Do đó là bởi lý do ấy, bởi nhân ấy, bởi duyên ấy, bởi căn nguyên ấy, trong khi nhìn thấy điều bất lợi này ở các trạng thái chấp là của ta. ‘Do đó’ là thế ấy. Các bậc hiền trí: bản thể hiền trí được gọi là trí, tức là tuệ, là sự nhận biết, —như trên— không si mê, sự chọn lựa pháp, chánh kiến, được thành tựu với trí ấy các bậc hiền trí đạt đến bản thể hiền trí. Ba hạnh của hiền trí: hiền trí hạnh về thân, hiền trí hạnh về khẩu, hiền trí hạnh về ý ―như trên ― đã vượt qua sự dính líu và mạng lưới (tham ái và tà kiến), vị ấy là hiền trí. Sự bám giữ: có hai sự bám giữ: sự bám giữ do tham ái và sự bám giữ do tà kiến. —như trên— điều này là bám giữ do tham ái. —như trên— điều này là bám giữ do tà kiến. Sau khi buông bỏ sự bám giữ do tham ái, sau khi xả bỏ sự bám giữ do tà kiến, sau khi phế bỏ, sau khi buông bỏ, sau khi dứt bỏ, sau khi xua đi, sau khi làm chấm dứt, sau khi khiến cho không còn hiện hữu, các bậc hiền trí đã sống, đã sinh hoạt, đã cư xử, đã vận hành, đã bảo hộ, đã duy trì, đã nuôi dưỡng. Nhìn thấy sự an toàn: Sự an toàn được gọi là Bất Tử, Niết Bàn. Pháp ấy là sự yên lặng của tất cả các hành, sự từ bỏ tất cả các mầm tái sanh, sự diệt trừ tham ái, sự lìa khỏi luyến ái, sự tịch diệt, Niết Bàn. Nhìn thấy sự an toàn: Nhìn thấy sự an toàn là nhìn thấy nơi nương tựa, nhìn thấy nơi trú ẩn, nhìn thấy nơi nương nhờ, nhìn thấy nơi không nguy hiểm, nhìn thấy chốn vĩnh cửu, nhìn thấy Bất Tử, nhìn thấy Niết Bàn. ‘Do đó, các bậc hiền trí, với việc nhìn thấy sự an toàn, đã từ bỏ sự bám giữ, đã sống’ là thế ấy.
Tenāha bhagavā: “Sokaparidevamaccharaṃ na jahanti giddhā mamāyite, tasmā munayo pariggahaṃ hitvā acariṃsu khemadassino ”ti.
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
“Những người bị thèm khát ở vật đã được chấp là của ta không buông bỏ sầu muộn, than vãn, và bỏn xẻn. Do đó, các bậc hiền trí, với việc nhìn thấy sự an toàn, đã từ bỏ sự bám giữ, đã sống.”
Patilīnacarassa bhikkhuno bhajamānassa vivittamāsanaṃ, sāmaggiyamāhu tassetaṃ yo attānaṃ bhavane na dassaye.
Ðối với vị tỳ khưu có hạnh sống tách ly, đang thân cận chỗ ngồi vắng vẻ, các vị đã nói rằng điều này là hợp nhất đối với vị ấy, vị ấy sẽ không phô bày bản thân ở cảnh giới (tái sanh nào nữa).
Ðối với vị Tỷ-kheo
Sống thanh vắng một mình,
Sống tu tập tâm ý,
Hướng đến hạnh viễn ly,
Nếp sống vậy được nói,
Hòa hợp với vị ấy,
Và không nêu tự ngã,
Trong hiện hữu của mình.
(Kinh Tập, câu kệ 810)
Patilīnacarassa bhikkhuno ti – patilīnacarā vuccanti satta sekhā; arahā patilīno. Kiṃ kāraṇā patilīnacarā vuccanti satta sekhā? Te tato tato cittaṃ patilīnentā patikuṭentā pativaṭṭentā sannirumbhentā sanniggaṇhantā sannivārentā rakkhantā gopentā caranti viharanti irīyanti vattenti pālenti yapenti yāpenti. Cakkhudvāre cittaṃ patilīnentā patikuṭentā pativaṭṭentā sannirumbhentā sanniggaṇhantā sannivārentā rakkhantā gopentā caranti viharanti irīyanti vattenti pālenti yapenti yāpenti. Sotadvāre cittaṃ – ghānadvāre cittaṃ – jivhādvāre cittaṃ – kāyadvāre cittaṃ – manodvāre cittaṃ patilīnentā patikuṭentā pativaṭṭentā sannirumbhentā sanniggaṇhantā sannivārentā rakkhantā gopentā caranti viharanti irīyanti vattenti pālenti yāpenti yāpenti. Yathā kukkuṭapattaṃ vā nahārudaddulaṃ vā aggimhi pakkhittaṃ (hoti) patilīyati patikuṭati pativaṭṭati na sampasārīyati, evamevaṃ te tato tato cittaṃ patilīnentā patikuṭentā pativaṭṭentā sannirumbhentā sanniggaṇhantā sannivārentā rakkhantā gopentā caranti viharanti irīyanti vattenti pālenti yapenti yāpenti. Cakkhudvāre cittaṃ – sotadvāre cittaṃ – ghānadvāre cittaṃ – jivhādvāre cittaṃ – kāyadvāre cittaṃ – manodvāre cittaṃ patilīnentā patikuṭentā pativaṭṭentā sannirumbhentā sanniggaṇhantā sannivārentā rakkhantā gopentā caranti viharanti irīyanti vattenti pālenti yapenti yāpenti. Taṃkāraṇā patilīnacarā vuccanti satta sekhā. Bhikkhuno ti puthujjanakalyāṇakassa vā bhikkhuno sekhassa vā bhikkhuno ’ti – patilīnacarassa bhikkhuno.
Ðối với vị tỳ khưu có hạnh sống tách ly: Bảy hạng Hữu Học được gọi là có hạnh sống tách ly; bậc A-la-hán là bậc đã tách ly. Vì lý do gì mà bảy hạng Hữu Học được gọi là có hạnh sống tách ly? Các vị ấy–trong khi thâu hẹp tâm lại, co rút tâm, cuốn tròn lại, kiềm chế, khống chế, ngăn chận, bảo vệ, gìn giữ tâm đối với cảnh này, cảnh khác–thực hành, sống, cư xử, vận hành, bảo hộ, duy trì, nuôi dưỡng (bản thân). Trong khi thâu hẹp tâm lại, trong khi co rút, cuốn tròn lại, kiềm chế, khống chế, ngăn chận, bảo vệ, gìn giữ tâm ở nhãn môn, các vị thực hành, sống, cư xử, vận hành, bảo hộ, duy trì, nuôi dưỡng (bản thân). Trong khi thâu hẹp tâm lại, co rút tâm, cuốn tròn lại, kiềm chế, khống chế, ngăn chận, bảo vệ, gìn giữ tâm ở nhĩ môn – tâm ở tỷ môn – tâm ở thiệt môn – tâm ở thân môn – tâm ở ý môn, các vị thực hành, sống, cư xử, vận hành, bảo hộ, duy trì, nuôi dưỡng (bản thân). Giống như cọng lông gà hoặc sợi dây gân bị ném vào ngọn lửa thì bị thâu hẹp lại, bị co rút, bị cuốn tròn lại, không được duỗi ra, tương tợ y như thế các vị ấy–trong khi thâu hẹp tâm lại, co rút tâm, cuốn tròn lại, kiềm chế, khống chế, ngăn chận, bảo vệ, gìn giữ tâm đối với cảnh này, cảnh khác–thực hành, sống, cư xử, vận hành, bảo hộ, duy trì, nuôi dưỡng (bản thân). Trong khi thâu hẹp tâm lại, co rút tâm, cuốn tròn lại, kiềm chế, khống chế, ngăn chận, bảo vệ, gìn giữ tâm ở nhãn môn – tâm ở nhĩ môn – tâm ở tỷ môn – tâm ở thiệt môn – tâm ở thân môn – tâm ở ý môn, các vị thực hành, sống, cư xử, vận hành, bảo hộ, duy trì, nuôi dưỡng (bản thân). Vì lý do ấy, bảy hạng Hữu Học được gọi là có hạnh sống tách ly. Đối với vị tỳ khưu: đối với vị tỳ khưu phàm nhân tốt lành hoặc đối với vị tỳ khưu là bậc Hữu Học. ‘Ðối với vị tỳ khưu có hạnh sống tách ly’ là thế ấy.
Bhajamānassa vivittamāsanan ti – Āsanaṃ vuccati yattha nisīdanti, mañco pīṭhaṃ bhisi taṭṭikā cammakhaṇḍo tiṇasanthāro paṇṇasanthāro palālasanthāro; taṃ āsanaṃ asappāyarūpadassanena rittaṃ vivittaṃ pavivittaṃ, asappāyasaddasavaṇena asappāyagandhaghāyanena asappāyarasasāyanena – asappāyaphoṭṭhabbaphusanena – asappāyehi pañcahi kāmaguṇehi rittaṃ vivittaṃ pavivittaṃ, taṃ vivittaṃ āsanaṃ bhajato sambhajato sevato nisevato saṃsevato paṭisevato ’ti – bhajamānassa vivittamāsanaṃ.
Đang thân cận chỗ ngồi vắng vẻ – Chỗ ngồi là nơi nào các vị ngồi xuống, là cái giường, cái ghế, nệm, thảm đan, tấm da thú, thảm cỏ, thảm lá, thảm rơm; chỗ ngồi ấy là trống vắng, vắng vẻ, tách biệt với việc thấy các cảnh sắc không tốt, với việc nghe các âm thanh không tốt, với việc ngửi các mùi không tốt, với việc nếm các vị không tốt, với việc chạm các xúc không tốt, là trống vắng, vắng vẻ, tách biệt với năm loại dục; đối với vị thân cận, gần gũi, phục vụ, phụng sự, cộng sự, sử dụng chỗ ngồi vắng vẻ ấy. ‘Đang thân cận chỗ ngồi vắng vẻ’ là thế ấy.
Sāmaggiyamāhu tassetaṃ yo attānaṃ bhavane na dassaye ti – Sāmaggī ti tisso sāmaggiyo: gaṇasāmaggi dhammasāmaggi anabhinibbattisāmaggi.
Katamā gaṇasāmaggi? Bahū cepi bhikkhū samaggā sammodamānā avivadamānā khīrodakībhūtā aññamaññaṃ piyacakkhūhi sampassantā viharanti. Ayaṃ gaṇasāmaggi.
Katamā dhammasāmaggi? Cattāro satipaṭṭhānā cattāro sammappadhānā cattāro iddhipādā pañcindriyāni pañcabalāni satta bojjhaṅgā ariyo aṭṭhaṅgiko maggo, te ekato pakkhandanti pasīdanti sampatiṭṭhanti vimuccanti. Na tesaṃ dhammānaṃ vivādo pavivādo atthi. Ayaṃ dhammasāmaggi.
Các vị đã nói rằng điều này là hợp nhất đối với vị ấy, vị ấy sẽ không phô bày bản thân ở cảnh giới (tái sanh nào nữa) – Sự hợp nhất: có ba sự hợp nhất: sự hợp nhất của nhóm, sự hợp nhất của Pháp, sự hợp nhất ở việc vô sanh.
Sự hợp nhất của nhóm là việc nào? Nếu nhiều vị tỳ khưu sống có sự hợp nhất, thân thiện, không cãi cọ, có trạng thái như sữa với nước, nhìn nhau bằng những ánh mắt thương mến; đây là sự hợp nhất của nhóm.
Sự hợp nhất của Pháp là việc nào? Bốn sự thiết lập niệm, bốn chánh tinh tấn, bốn nền tảng của thần thông, năm quyền, năm lực, bảy chi phần đưa đến giác ngộ, đạo lộ thánh thiện tám chi phần, các pháp ấy tiến vào, có niềm tin, tự thiết lập vững chắc, được giải thoát đồng nhau. Không có sự xung đột, xung khắc giữa các pháp ấy; đây là sự hợp nhất của Pháp.
Katamā anabhinibbattisāmaggi? Bahū cepi bhikkhū anupādisesāya nibbānadhātuyā parinibbāyanti. Na tena nibbānadhātuyā ūnattaṃ vā puṇṇattaṃ vā paññāyati. Ayaṃ anabhinibbattisāmaggi.
Sự hợp nhất ở việc vô sanh là việc nào? Nếu nhiều vị tỳ khưu vô dư Niết Bàn ở cảnh giới Niết Bàn không còn dư sót, không vì điều ấy mà cảnh giới Niết Bàn được xem là vơi hay đầy; đây là sự hợp nhất ở việc vô sanh.
Bhavane ti – nerayikānaṃ nirayo bhavanaṃ, tiracchānayonikānaṃ tiracchānayoni bhavanaṃ, petti visayikānaṃ pettivisayo bhavanaṃ, manussānaṃ manussaloko bhavanaṃ, devānaṃ devaloko bhavanan ’ti.
Ở cảnh giới (tái sanh nào nữa): đối với các người địa ngục, địa ngục là cảnh giới; đối với các chủng loại súc sanh, chủng loại súc sanh là cảnh giới; đối với các thân phận ngạ quỷ, thân phận ngạ quỷ là cảnh giới; đối với loài người, thế giới loài người là cảnh giới; đối với chư Thiên, thế giới chư Thiên là cảnh giới.
Sāmaggiyamāhu tassetaṃ yo attānaṃ bhavane na dassaye ti – Tassesā sāmaggi etaṃ channaṃ etaṃ patirūpaṃ etaṃ anucchavikaṃ etaṃ anulomaṃ, yo evaṃ paṭicchanne niraye attānaṃ na dasseyya, tiracchānayoniyā attānaṃ na dasseyya, pettivisaye attānaṃ na dasseyya, manussaloke attānaṃ na dasseyya, devaloke attānaṃ na dasseyyā ’ti. Evamāhu evamāhaṃsu evaṃ kathenti evaṃ bhaṇanti evaṃ dīpayanti evaṃ voharantī ’ti – sāmaggiyamāhu tassetaṃ yo attānaṃ bhavane na dassaye.
Các vị đã nói rằng điều này là hợp nhất đối với vị ấy, vị ấy sẽ không phô bày bản thân ở cảnh giới (tái sanh nào nữa): Sự hợp nhất ấy là có cho vị ấy, điều này là thích đáng, điều này là phù hợp, điều này là đúng đắn, điều này là hợp lẽ, vị nào được che đậy như vậy sẽ không phô bày bản thân ở địa ngục, sẽ không phô bày bản thân ở chủng loại súc sanh, sẽ không phô bày bản thân ở thân phận ngạ quỷ, sẽ không phô bày bản thân ở thế giới loài người, sẽ không phô bày bản thân ở thế giới chư Thiên. Họ đã nói như vậy: Họ đã nói như vậy, thuyết như vậy, phát ngôn như vậy, diễn giải như vậy, diễn tả như vậy. ‘Các vị đã nói rằng điều này thân phận ngạ quỷ đối với vị ấy, vị ấy sẽ không phô bày bản thân ở cảnh giới (tái sanh nào nữa)’ là thế ấy.
Tenāha bhagavā:
“Patilīnacarassa bhikkhuno bhajamānassa vicittamāsanaṃ, sāmaggiyamāhu tassetaṃ yo attānaṃ bhavane na dassaye ”ti.
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
“Ðối với vị tỳ khưu có hạnh sống tách ly, đang thân cận chỗ ngồi vắng vẻ, các vị đã nói rằng điều này là hợp nhất đối với vị ấy, vị ấy sẽ không phô bày bản thân ở cảnh giới (tái sanh nào nữa).”
Sabbattha munī anissito na piyaṃ kubbati nopi appiyaṃ, tasmiṃ paridevamaccharaṃ paṇṇe vāri yathā na lippati.
Bậc hiền trí, không bị lệ thuộc vào tất cả các nơi, không tạo ra vật yêu mến cũng không tạo ra vật không yêu mến, than vãn và bỏn xẻn không gây bẩn ở vị ấy, giống như nước không gây bẩn ở lá sen.
Vị ẩn sĩ không tựa,
Không y chỉ một ai,
Không làm thành thương yêu,
Không tác thành ghét bỏ.
Do vậy trong sầu than,
Trong xan tham keo kiết,
Như nước trên lá cây,
Không dính ướt làm nhơ.
(Kinh Tập, câu kệ 811)
Sabbattha munī anissito ti – sabbaṃ vuccati dvādasāyatanāni: cakkhuñceva rūpā ca, sotañca saddā ca, ghānañca gandhā ca, jivhā ca rasā ca, kāyo ca phoṭṭhabbā ca, mano ca dhammā ca. Munī ti monaṃ vuccati ñāṇaṃ ―pe― saṅgajālamaticca so muni.
Anissito ti – dve nissayā: taṇhānissayo ca diṭṭhinissayo ca ―pe― ayaṃ taṇhānissayo ―pe― ayaṃ diṭṭhinissayo. Muni taṇhānissayaṃ pahāya diṭṭhinissayaṃ paṭinissajitvā cakkhuṃ anissito sotaṃ anissito ghānaṃ anissito jivhaṃ anissito kāyaṃ anissito manaṃ anissito rūpe sadde gandhe rase phoṭṭhabbe dhamme kulaṃ gaṇaṃ āvāsaṃ lābhaṃ yasaṃ pasaṃsaṃ sukhaṃ cīvaraṃ piṇḍapātaṃ senāsanaṃ gilānapaccayabhesajjaparikkhāraṃ kāmadhātuṃ rūpadhātuṃ arūpadhātuṃ kāmabhavaṃ rūpabhavaṃ arūpabhavaṃ saññābhavaṃ asaññābhavaṃ nevasaññānāsaññābhavaṃ ekavokārabhavaṃ catuvokārabhavaṃ pañcavokārabhavaṃ atītaṃ anāgataṃ paccuppannaṃ diṭṭhaṃ sutaṃ mutaṃ viññātaṃ sabbe dhamme anissito anallīno anupagato anajjhosito anadhimutto nikkhanto nissaṭo vippamutto visaññutto vimariyādīkatena cetasā viharatī ’ti – sabbattha munī anissito.
Na piyaṃ kubbati nopi appiyan ti – Piyā ti dve piyā: sattā vā saṅkhārā vā. Katame sattā piyā? Idha yassa te honti atthakāmā hitakāmā phāsukāmā yogakkhemakāmā, mātā vā pitā vā bhātā vā bhaginī vā putto vā dhītā vā mittā vā amaccā vā ñātī vā sālohitā vā, ime sattā piyā. Katame saṅkhārā piyā? Manāpikā rūpā manāpikā saddā manāpikā gandhā manāpikā rasā manāpikā phoṭṭhabbā, ime saṅkhārā piyā.Appiyā ti – dve appiyā: sattā vā saṅkhārā vā. Katame sattā appiyā? Idha yassa te honti anatthakāmā ahitakāmā aphāsukāmā ayogakkhemakāmā jīvitā voropetukāmā, ime sattā appiyā. Katame saṅkhārā appiyā? Amanāpikā rūpā amanāpikā saddā amanāpikā gandhā amanāpikā rasā amanāpikā phoṭṭhabbā, ime saṅkhārā appiyā.
Na piyaṃ kubbati nopi appiyan ti ‘ayaṃ me satto piyo, ime ca me saṅkhārā manāpā ’ti rāgavasena piyaṃ na karoti. ‘Ayaṃ me satto appiyo, ime saṅkhārā amanāpā ’ti paṭighavasena appiyaṃ na karoti na janeti na sañjaneti na nibbatteti nābhinibbattetī ’ti – na piyaṃ kubbati nopi appiyaṃ.
Tasmiṃ paridevamaccharaṃ paṇṇe vāri yathā na lippatī ti – Tasmin ti tasmiṃ puggale arahante khīṇāsave. Paridevo ti – ñātivyasanena vā phuṭṭhassa bhogavyasanena vā phuṭṭhassa rogavyasanena vā phuṭṭhassa sīlavyasanena vā phuṭṭhassa diṭṭhivyasanena vā phuṭṭhassa aññataraññatarena vā vyasanena samannāgatassa aññataraññatarena dukkhadhammena phuṭṭhassa ādevo paridevo ādevanā paridevanā ādevitattaṃ paridevitattaṃ vācā palāpo vippalāpo lālappo lālappanā lālappitattaṃ. Macchariyan ti pañca macchariyāni: āvāsamacchariyaṃ kulamacchariyaṃ lābhamacchariyaṃ vaṇṇamacchariyaṃ dhammamacchariyaṃ. Yaṃ evarūpaṃ macchariyaṃ maccharāyanā maccharāyitattaṃ vevicchaṃ kadariyaṃ kaṭukañcukatā aggahitattaṃ cittassa, idaṃ vuccati macchariyaṃ. Api ca, khandhamacchariyampi macchariyaṃ, dhātumacchariyampi macchariyaṃ, āyatanamacchariyampi macchariyaṃ, gāho vuccati macchariyaṃ.
Paṇṇe vāri yathā na lippatī ti – Paṇṇaṃ vuccati padumapattaṃ. Vāri vuccati udakaṃ. Yathā vāri padumapatte na lippati na saṃlippati na upalippati, alittaṃ asaṃlittaṃ anupalittaṃ, evamevaṃ tasmiṃ puggale arahante khīṇāsave paridevo ca macchariyañca na lippati na saṃlippati na upalippati alitto asaṃlitto anupalitto; so ca puggalo tehi kilesehi na lippati na saṃlippati na upalippati alitto asaṃlitto anupalitto nikkhanto nissaṭo vippamutto visaññutto vimariyādīkatena cetasā viharatī ’ti – tasmiṃ paridevamaccharaṃ paṇṇe vāri yathā na lippati.
Tenāha bhagavā: “Sabbattha munī anissito na piyaṃ kubbati nopi appiyaṃ, tasmiṃ paridevamaccharaṃ paṇṇe vāri yathā na lippatī ”ti.
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
“Bậc hiền trí, không bị lệ thuộc vào tất cả các nơi, không tạo ra vật yêu mến cũng không tạo ra vật không yêu mến, than vãn và bỏn xẻn không gây bẩn ở vị ấy, giống như nước không gây bẩn ở lá sen.”
Udabindu yathāpi pokkhare padume vāri yathā na lippati, evaṃ muni nopalippati yadidaṃ diṭṭhasutaṃ mutesu vā.
Cũng giống như giọt nước ở lá sen, giống như nước không gây bẩn ở hoa sen, tương tự như thế bậc hiền trí không vấy bẩn ở những điều đã được thấy, đã được nghe, hoặc đã được cảm giác.
Giống như một giọt nước,
Không dính ướt hoa sen,
Như nước trên bông sen,
Khôn dính ướt làm nhơ.
Ðối với vật thấy nghe,
Ðược cảm thọ tưởng đến,
Cũng vậy bậc ẩn sĩ
Không dính ướt tham đắm.
(Kinh Tập, câu kệ 812)
Udabindu yathāpi pokkhare ti – Udabindu vuccati udakathevo. Pokkharaṃ vuccati padumapattaṃ. Yathā udabindu padumapatte na lippati na palippati na upalippati alittaṃ apalittaṃ anupalittan ’ti – udabindu yathāpi pokkhare.
Padume vāri yathā na lippatī ti – Padumaṃ vuccati padumapupphaṃ. Vāri vuccati udakaṃ. Yathā vāri padumapupphe na lippati na palippati na upalippati alittaṃ apalittaṃ anupalittan ’ti – padume vāri yathā na lippati.
Evaṃ muni nopalippati yadidaṃ diṭṭhasutaṃ mutesu vā ti – Evan ti opammasampaṭipādanaṃ. Munī ti monaṃ vuccati ñāṇaṃ ―pe― saṅgajālamaticca so muni. Lepā ti dve lepā: taṇhālepo ca diṭṭhilepo ca ―pe― ayaṃ taṇhālepo ―pe― ayaṃ diṭṭhilepo. Muni taṇhālepaṃ pahāya diṭṭhilepaṃ paṭinissajitvā diṭṭhe na lippati, sute na lippati, mute na lippati, viññāte na lippati na palippati na upalippati, alitto apalitto anupalitto nikkhanto nissaṭo vippamutto visaññutto vimariyādīkatena cetasā viharatī ’ti evaṃ muni nopalippati yadidaṃ diṭṭhasutaṃ mutesu vā.
Tenāha bhagavā:
“Udabindu yathāpi pokkhare padume vāri yathā na lippati, evaṃ muni nopalippati yadidaṃ diṭṭhasutaṃ mutesu vā ”ti.
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
“Cũng giống như giọt nước ở lá sen, giống như nước không gây bẩn ở hoa sen, tương tự như thế bậc hiền trí không vấy bẩn ở những điều đã được thấy, đã được nghe, đã được cảm giác.”
Dhono na hi tena maññati yadidaṃ diṭṭhasutaṃ mutesu vā, nāññena visuddhimicchati na hi so rajjati no virajjati.
Thật vậy, vị đã rũ sạch không suy nghĩ theo lối ấy, tức là về những điều đã được thấy, đã được nghe, hoặc đã được cảm giác, (cũng) không ước muốn sự thanh tịnh theo cách nào khác, bởi vì vị ấy không luyến ái, (cũng) không lìa luyến ái.
Do vậy bậc tẩy sạch,
Không có suy tư đến,
Ðiều được thấy được nghe,
Ðược cảm thọ tưởng đến.
Vị ấy muốn thanh tịnh,
Không có dựa gì khác,
Vị ấy không tham đắm,
Cũng không có ly tham.
(Kinh Tập, câu kệ 813)
Dhono na hi tena maññati yadidaṃ diṭṭhasutaṃ mutesu vā ti – Dhono ti dhonā vuccati paññā, yā paññā pajānanā ―pe― amoho dhammavicayo sammādiṭṭhi.[a]
Thật vậy, vị đã rũ sạch không suy nghĩ theo lối ấy, tức là về những điều đã được thấy, đã được nghe, hoặc đã được cảm giác – Vị đã rũ sạch: Đã rũ sạch được gọi là tuệ. Tuệ là sự nhận biết, ―như trên― là sự không si mê, sự chọn lựa pháp, chánh kiến.
Kiṃkāraṇā dhonā vuccati paññā? Tāya paññāya kāyaduccaritaṃ dhutañca dhotañca sandhotañca niddhotañca; vacīduccaritaṃ – manoduccaritaṃ dhutañca dhotañca sandhotañca niddhotañca; rāgo dhuto ca dhoto ca sandhoto ca niddhoto ca, doso – moho – kodho – upanāho – makkho – paḷāso – issā – macchariyaṃ – māyā – sāṭheyyaṃ – thambho – sārambho – māno – atimāno – mado – pamādo – sabbe kilesā – sabbe duccaritā – sabbe darathā – sabbe pariḷāhā – sabbe santāpā – sabbākusalābhisaṅkhārā dhutā ca dhotā ca sandhotā ca niddhotā ca; taṃkāraṇā dhonā vuccati paññā.
Vì lý do gì mà đã rũ sạch được gọi là tuệ? Nhờ vào tuệ ấy, uế hạnh về thân được rũ bỏ, được rũ sạch, được tẩy sạch, được gột sạch; uế hạnh về khẩu được rũ bỏ, được rũ sạch, được tẩy sạch, được gột sạch; uế hạnh về ý được rũ bỏ, được rũ sạch, được tẩy sạch, được gột sạch; sự luyến ái được rũ bỏ, được rũ sạch, được tẩy sạch, được gột sạch; sân hận ― si mê ― giận dữ ― thù hằn ― gièm pha ― ác ý ― ganh tỵ ― bỏn xẻn ― xảo quyệt ― bội bạc ― bướng bỉnh ― hung hăng ― ngã mạn ― kiêu căng ― đam mê ― xao lãng ― tất cả ô nhiễm ― tất cả uế hạnh ― mọi sự lo lắng ― mọi sự bực bội ― mọi sự nóng nảy ― tất cả pháp tạo tác bất thiện được rũ bỏ, được rũ sạch, được tẩy sạch, được gột sạch. Vì lý do ấy mà đã rũ sạch được gọi là tuệ.
Athavā sammādiṭṭhiyā micchādiṭṭhi dhutā ca dhotā ca sandhotā ca niddhotā ca; sammāsaṅkappena micchāsaṅkappo dhuto ca dhoto ca sandhoto ca niddhoto ca; sammāvācāya micchāvācā dhutā ca dhotā ca ― sammākammantena micchākammanto dhuto ca dhoto ca ― sammā-ājīvena micchā-ājīvo dhuto ca dhoto ca – sammāvāyāmena micchāvāyāmo dhuto ca dhoto ca – sammāsatiyā micchāsati dhutā ca dhotā ca – sammāsamādhinā micchāsamādhi dhuto ca dhoto ca – sammāñāṇena micchāñāṇaṃ dhutañca dhotañca – sammāvimuttiyā micchāvimutti dhutā ca dhotā ca sandhotā ca niddhotā ca
Hoặc là nhờ vào chánh kiến, tà kiến được rũ bỏ, được rũ sạch, được tẩy sạch, được gột sạch; nhờ vào chánh tư duy, tà tư duy được rũ bỏ, được rũ sạch, được tẩy sạch, được gột sạch; nhờ vào chánh ngữ, tà ngữ được rũ bỏ, được rũ sạch ― nhờ vào chánh nghiệp, tà nghiệp được rũ bỏ, được rũ sạch ― nhờ vào chánh mạng, tà mạng được rũ bỏ, được rũ sạch ― nhờ vào chánh tinh tấn, tà tinh tấn được rũ bỏ, được rũ sạch ― nhờ vào chánh niệm, tà niệm được rũ bỏ, được rũ sạch ― nhờ vào chánh định, tà định được rũ bỏ, được rũ sạch ― nhờ vào chánh trí, tà trí được rũ bỏ, được rũ sạch ― nhờ vào chánh giải thoát, tà giải thoát được rũ bỏ, được rũ sạch, được tẩy sạch, được gột sạch.
Athavā ariyena aṭṭhaṅgikena maggena sabbe kilesā sabbe duccaritā sabbe darathā sabbe pariḷāhā sabbe santāpā sabbākusalābhisaṅkhārā dhutā ca dhotā ca sandhotā ca niddhotā ca. Arahā imehi dhonehi dhammehi upeto samupeto upāgato samupāgato upapanno samupapanno samannāgato. Tasmā arahā dhono. So dhutarāgo dhutapāpo dhutakileso dhutapariḷāho ’ti – dhono.
Hoặc là nhờ vào Thánh Đạo tám chi, tất cả ô nhiễm, tất cả uế hạnh, mọi sự lo lắng, mọi sự bực bội, mọi sự nóng nảy, tất cả pháp tạo tác bất thiện được rũ bỏ, được rũ sạch, được tẩy sạch, được gột sạch. Bậc A-la-hán đã tiến đến, đã tiến gần, đã tiến vào, đã tiến sát, đã tiếp cận, đã tròn đủ, đã thành tựu các pháp cần được rũ sạch này, vì thế bậc A-la-hán là vị đã rũ sạch. Vị ấy có ái luyến đã được rũ bỏ, có điều ác đã được rũ bỏ, có ô nhiễm đã được rũ bỏ, có sự bực bội đã được rũ bỏ. ‘Vị đã rũ sạch’ là thế ấy.
Dhono na hi tena maññati yadidaṃ diṭṭhasutaṃ mutesu vā ti dhono diṭṭhaṃ na maññati, diṭṭhasmiṃ na maññati, diṭṭhato na maññati, diṭṭhaṃ meti na maññati; sutaṃ na maññati, sutasmiṃ na maññati, sutato na maññati, sutaṃ meti na maññati; mutaṃ na maññati, mutasmiṃ na maññati, mutato na maññati, mutaṃ meti na maññati; viññātaṃ na maññati, viññātasmiṃ na maññati, viññātato na maññati, viññātaṃ meti na maññati. Vuttampi hetaṃ bhagavatā:
Thật vậy, vị đã rũ sạch không suy nghĩ theo lối ấy, tức là về những điều đã được thấy, đã được nghe, hoặc đã được cảm giác: Vị đã rũ sạch không suy nghĩ đến điều đã được thấy, không suy nghĩ về điều đã được thấy, không suy nghĩ theo điều đã được thấy; không suy nghĩ đến điều đã được nghe, không suy nghĩ về điều đã được nghe, không suy nghĩ theo điều đã được nghe; không suy nghĩ đến điều đã được cảm giác, không suy nghĩ về điều đã được cảm giác, không suy nghĩ theo điều đã được cảm giác; không suy nghĩ đến điều đã được nhận thức, không suy nghĩ về điều đã được nhận thức, không suy nghĩ theo điều đã được nhận thức, không suy nghĩ rằng: “Điều đã được nhận thức là của tôi.” Bởi vì, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến:
“Asmīti bhikkhave maññitametaṃ, ayamahamasmīti maññitametaṃ, bhavissanti maññitametaṃ, na bhavissanti maññitametaṃ, rūpī bhavissanti maññitametaṃ, arūpī bhavissanti maññitametaṃ, saññī bhavissanti maññitametaṃ, asaññī bhavissanti maññitametaṃ, nevasaññīnāsaññī bhavissanti maññitametaṃ. Maññitaṃ hi bhikkhave, rogo, maññitaṃ gaṇḍo, maññitaṃ sallaṃ, maññitaṃ upaddavo; tasmātiha bhikkhave amaññamānena cetasā viharissāmāti evaṃ hi vo bhikkhave sikkhitabban ”ti [a] – dhono na hi tena maññati yadidaṃ diṭṭhasutaṃ mutesu vā
“Này các tỳ khưu, ‘Tôi là’ điều này là ý suy nghĩ, ‘Tôi là cái này’ điều này là ý suy nghĩ, ‘Tôi sẽ là’ điều này là ý suy nghĩ, ‘Tôi sẽ không là’ điều này là ý suy nghĩ, ‘Tôi sẽ là có sắc’ điều này là ý suy nghĩ, ‘Tôi sẽ là vô sắc’ điều này là ý suy nghĩ, ‘Tôi sẽ là có tưởng’ điều này là ý suy nghĩ, ‘Tôi sẽ là vô tưởng’ điều này là ý suy nghĩ, ‘Tôi sẽ là phi tưởng phi phi tưởng’ điều này là ý suy nghĩ. Này các tỳ khưu, ý suy nghĩ là cơn bệnh, ý suy nghĩ là mụt ghẻ, ý suy nghĩ là mũi tên, ý suy nghĩ là sự bất hạnh. Này các tỳ khưu, vì thế ở đây chúng ta sẽ sống với tâm ý không suy nghĩ. Này các tỳ khưu, các ngươi nên học tập đúng như vậy. ‘Thật vậy, vị đã rũ sạch không suy nghĩ theo lối ấy, tức là về những điều đã được thấy, đã được nghe, hoặc đã được cảm giác’ là thế ấy.[1]
Nāññena visuddhimicchatī ti – Dhono aññena asuddhimaggena micchāpaṭipadāya aniyyāṇikapathena aññatra satipaṭṭhānehi aññatra sammappadhānehi aññatra iddhipādehi aññatra indriyehi aññatra balehi aññatra bojjhaṅgehi aññatra ariyā aṭṭhaṅgikā maggā suddhiṃ visuddhiṃ parisuddhiṃ muttiṃ vimuttiṃ parimuttiṃ na icchati na sādiyati na pattheti na piheti nābhijappatī ’ti – nāññena visuddhimicchati.
Không ước muốn sự thanh tịnh theo cách nào khác: Vị đã rũ sạch không ước muốn, không ưng thuận, không ước nguyện, không mong cầu, không quá tham muốn sự trong sạch, sự thanh tịnh, sự hoàn toàn trong sạch, sự thoát khỏi, sự giải thoát, sự hoàn toàn thoát khỏi theo đạo lộ không trong sạch khác với sự thực hành sai trái với đường lối không dẫn dắt ra khỏi, ngoại trừ bốn sự thiết lập niệm, ngoại trừ bốn chánh tinh tấn, ngoại trừ bốn nền tảng của thần thông, ngoại trừ năm quyền, ngoại trừ năm lực, ngoại trừ bảy chi phần đưa đến giác ngộ, ngoại trừ đạo lộ thánh thiện tám chi phần. ‘Không ước muốn sự thanh tịnh theo cách nào khác’ là thế ấy.
Na hi so rajjati no virajjatī ti – Sabbe bālaputhujjanā rajjanti. Puthujjanakalyāṇakaṃ upādāya satta sekhā virajjanti. Arahā neva rajjati no virajjati. Viratto so khayā rāgassa vītarāgattā khayā dosassa vītadosattā khayā mohassa vītamohattā. So vutthavāso ciṇṇacaraṇo ―pe― jātijarāmaraṇasaṃsāro natthi tassa punabbhavo ’ti – na hi so rajjati no virajjati.
Bởi vì vị ấy không luyến ái, (cũng) không lìa luyến ái: Tất cả phàm nhân ngu si đều luyến ái. Bảy hạng Hữu Học tính luôn phàm nhân tốt lành lìa luyến ái. Bậc A-la-hán chẳng những không luyến ái mà còn không lìa luyến ái. Vị ấy đã lìa luyến ái, do sự cạn kiệt của luyến ái có trạng thái luyến ái đã được xa lìa, do sự cạn kiệt của sân hận có trạng thái sân hận đã được xa lìa, do sự cạn kiệt của si mê có trạng thái si mê đã được xa lìa. Vị ấy đã sống cuộc sống (của bậc Thánh), đã thực hành tánh hạnh ―như trên― luân hồi sanh tử, việc hiện hữu lần nữa không có đối với vị ấy. ‘Bởi vì vị ấy không luyến ái, (cũng) không lìa luyến ái’ là thế ấy.
[1] Tương Ưng Sáu Xứ, phẩm Rắn Độc.
Tenāha bhagavā: “Dhono na hi tena maññati yadidaṃ diṭṭhasutaṃ mutesu vā, nāññena visuddhimicchati na hi so rajjati no virajjati.”
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
“Thật vậy, vị đã rủ sạch không suy nghĩ theo điều ấy,
tức là về những điều đã được thấy, đã được nghe, hoặc đã được cảm giác,
(cũng) không mong mỏi sự thanh tịnh theo điều nào khác,
bởi vì vị ấy không luyến ái, (cũng) không tách ly luyến ái.”
Jarāsuttaniddeso chaṭṭho.
–ooOoo–
Diễn Giải Kinh về Sự Già là thứ sáu.
—-
Bài viết trích từ cuốn “Kinh Điển Tam Tạng – Tiểu Bộ – Đại Diễn Giải“, Tỳ-khưu Indacanda Dịch Việt
* Link tải sách ebook: Kinh Điển Tam Tạng – Tiểu Bộ – Đại Diễn Giải” ebook
* Link thư mục ebook: Sách Tỳ-khưu Indacanda
* Link tải app mobile: Ứng Dụng Phật Giáo Theravāda