Tiểu Bộ – Kinh Tập – Iii. Mahāvaggo – Đại Phẩm (3)

TAM TẠNG PĀLI – VIỆT

KHUDDAKANIKĀYA – TIỂU BỘ

SUTTANIPĀTAPĀḶI – KINH TẬP

III. MAHĀVAGGO – ĐẠI PHẨM

III. MAHĀVAGGO – ĐẠI PHẨM (tiếp theo)

Buddha Jayanti Tripitaka Series (BJTS) – Tạng Sri Lanka

Lời tiếng Việt: (văn xuôi) Tỳ khưu Indacanda

Lời tiếng Việt: (văn vần) HT. Thích Minh Châu

11. NĀLAKASUTTAṂ (bản Kinh Pali, trích đoạn)

11. KINH NĀLAKA (Ngài Indacanda dịch Việt, văn xuôi, chữ in thường)

11. KINH NĀLAKA (Ngài Thích Minh Châu dịch Việt, văn vần, chữ in nghiêng)

682. Ānandajāte tidasagaṇe patīte sakkacca indaṃ sucivasane ca deve, dussaṃ gahetvā atiriva thomayante asito isi addasa divāvihāre.

682. Vị ẩn sĩ Asita, vào lúc nghỉ trưa, đã nhìn thấy chư Thiên thuộc hội chúng cõi Tam Thập tràn đầy niềm hoan hỷ, vui thích, có y phục sạch sẽ, tôn kính Thiên Chủ Inda, đang cầm lấy vải vóc, và tán dương một cách nhiệt liệt.

679. Ẩn sĩ Asita (A-tư-đà),
Trong lúc giữa ban ngày,
Thấy chúng các chư Thiên
Cõi trời Ba mươi ba,
Họ hoan hỷ vui vẻ,
Với y áo, thanh tịnh,
Họ cung kính In-đa,
Các vị ấy cầm áo
Với nhiệt tình nói lên,
Những lời khen tán thán.

683. Disvāna deve muditamane udagge cittiṃ karitvā idamavocāsi tattha, kiṃ devasaṅgho atiriva kalyarūpo dussaṃ gahetvā bhamayatha kiṃ paṭicca.

683. Sau khi nhìn thấy chư Thiên có tâm ý vui mừng, phấn khởi, vị ấy đã thể hiện sự quan tâm, và tại nơi ấy đã nói điều này: “Tại sao hội chúng chư Thiên có dáng vẻ vô cùng mừng rỡ thế? Liên quan đến việc gì mà quý vị cầm lấy vải vóc quây vòng vòng vậy?

680. Thấy chư Thiên hoan hỷ,
Dõng dạc và phấn chấn,
Với tâm tư cung kính,
Ở đây, vị ấy nói.

Asita:

Vì sao chúng chư Thiên
Lại nhiệt tình hoan hỷ?
Họ cầm áo vui múa,
Là do nhân duyên gì?

684. Yadāpi āsi asurehi saṅgamo jayo surānaṃ asurā parājitā, tadāpi netādiso lomahaṃsano
kiṃ abbhutaṃ daṭṭhu marū pamoditā.

684. Mặc dầu vào lúc có cuộc chiến tranh với các A-tu-la, chiến thắng là thuộc về chư Thiên, còn các A-tu-la bị thất trận, vào lúc ấy cũng đã không có việc rởn lông như thế này. Vậy sau khi nhìn thấy điều phi thường gì mà các vị Thiên Thần thích thú?

681. Trong thời gian chiến trận,
Với các A-tu-la,
Dũng sĩ được thắng trận
A-tu-la bại trận,
Thời gian ấy họ không,
Lông tóc dựng ngược dậy,
Họ thấy gì hy hữu,
Chư Thiên hoan hỷ vậy.

685. Selenti gāyanti ca vādayanti ca bhujāni poṭhenti ca naccayanti ca, pucchāmi vohaṃ merumuddhavāsine dhunātha me saṃsayaṃ khippamārisā.

685. Các vị hú vang, ca hát, tấu nhạc, đập vỗ các cánh tay, và nhảy múa. Thưa các ngài, tôi xin hỏi các ngài, những cư dân ở đỉnh núi Meru, xin các ngài hãy mau chóng giũ bỏ điều nghi hoặc của tôi.”

682. Họ la lớn ca hát,
Và họ tấu nhạc trời,
Họ múa tay, vỗ tay,
Họ múa nhảy vũ điệu,
Nay ta hỏi các Ông,
Trú đảnh núi Meru (Tu-di),
Các Ngài hãy mau chóng,
Giải tỏa điều ta nghĩ.

686. So bodhisatto ratanavaro atulyo manussaloke hitasukhatāya jāto, sakyāna gāme janapade lumbineyye tenamha tuṭṭhā atiriva kalyarūpā.

686. “Đức Bồ Tát ấy là vật báu quý giá, không thể sánh bằng, vì sự lợi ích và hạnh phúc (của chúng sanh) đã sanh ra ở thế giới loài người, tại ngôi làng của những người Sakya, thuộc xứ sở Lumbinī; chúng tôi phấn chấn, có dáng vẻ vô cùng mừng rỡ bởi vì điều ấy.

Chư Thiên:

683. Tại xứ Lumbini (Lâm-tì-ni)
Trong làng các Thích-ca,
Có sanh vị Bồ-tát,
Báu tối thắng, vô tỷ,
Ngài sanh, đem an lạc,
Hạnh phúc cho loài Người,
Do vậy chúng tôi mừng,
Tâm vô cùng hoan hỷ.

687. So sabbasattuttamo aggapuggalo narāsabho sabbapajānamuttamo, vattessati cakkaṃ isivahaye vane nadaṃ va sīho balavā migābhibhū.

687. Ngài là bậc tối thượng của tất cả chúng sanh, là con người cao cả, đấng Nhân Ngưu, bậc tối thượng của tất cả loài người. Tựa như con sư tử hùng mạnh, chúa tể của loài thú, đang gầm thét, Ngài sẽ chuyển vận bánh xe ở khu rừng tên Isi.”

684. Ngài, chúng sanh tối thượng,
Ngài loài Người tối thắng,
Bậc Ngưu vương loài Người,
Thượng thủ mọi sanh loại;
Ngài sẽ chuyển Pháp Luân,
Trong khu rừng ẩn sĩ,
Rống tiếng rống sư tử,
Hùng mạnh nhiếp loài thú.

688. Taṃ saddaṃ sutvā turitamavaṃsarī so suddhodanassa tadā bhavanaṃ upāgami, nisajja tattha idamavocāsi sakye kuhiṃ kumāro ahamapi daṭṭhukāmo.

688. Sau khi nghe được lời nói ấy, vị ấy đã vội vã đi xuống, rồi đã đi đến chỗ cư ngụ của (vua) Suddhodana, sau khi ngồi xuống ở tại chỗ ấy, đã nói với các vị dòng Sakya điều này: “Hoàng tử ở đâu? Tôi cũng muốn chiêm ngưỡng.”685. Sau khi nghe lời ấy,
Ẩn sĩ Asita,
Liền vội vàng bước xuống,
Và đi đến lâu đài,
Của đức vua Tịnh Phạn.
Ðến nơi Ngài ngồi xuống,
Nói với các Thích-ca:
“Hoàng tử nay ở đâu,
Ta nay muốn thấy Ngài”.

689. Tato kumāraṃ jalitamiva suvaṇṇaṃ ukkāmukhe’va sukusalasampahaṭṭhaṃ, daddallamānaṃ siriyā anomavaṇṇaṃ dassesu puttaṃ asitavhayassa sakyā.

689. Sau đó, các vị dòng Sakya đã trình cho vị (ẩn sĩ) tên Asita thấy người con trai (của họ), vị hoàng tử sáng chói với sự vinh quang, có màu sắc tuyệt vời, tựa như khối vàng đã được đốt cháy, đã được nung nấu ở ngay cửa miệng của bễ lò rèn bởi người (thợ rèn) vô cùng thiện xảo.

686. Thấy Thái tử chói sáng
Rực rỡ như vàng chói
Trong lò đúc nấu vàng,
Ðược thợ khéo luyện thành,
Bừng sáng và rực rỡ,
Với dung sắc tuyệt mỹ,
Họ Thích trình Thái tử,
Cho ẩn sĩ Tư-đà.

690. Disvā kumāraṃ sikhimiva pajjalantaṃ tārāsabhaṃ va nabhasigamaṃ visuddhaṃ, suriyaṃ tapantaṃ saradarivabbhamuttaṃ ānandajāto vipulamalattha pītiṃ.

690. Sau khi nhìn thấy vị hoàng tử tựa như ngọn lửa đang phát sáng, thanh tịnh tựa như chúa của các vì sao (mặt trăng) đang di chuyển ở bầu trời, tựa như mặt trời đang cháy sáng sau khi đã được thoát khỏi đám mây mùa thu, (vị ẩn sĩ) tràn đầy niềm hoan hỷ, đã đạt được pháp hỷ tràn trề.

687. Sau khi thấy Thái tử
Chói sáng như lửa ngọn,
Thanh tịnh như sao Ngưu
Vận hành giữa hư không,
Sáng chiếu như mặt trời
Giữa trời thu, mây tịnh,
Ẩn sĩ tâm hân hoan
Ðược hỷ lạc rộng lớn.

691. Anekasākhañca sahassamaṇḍalaṃ chattaṃ marū dhārayumantalikkhe, suvaṇṇadaṇḍā vītipatanti cāmarā na dissare āmarachattagāhakā.

691. Các vị Thiên Thần đã nắm giữ ở không trung chiếc lọng có nhiều thanh nan, có ngàn khoanh tròn, và phe phẩy tới lui những cây phất trần có tay cầm bằng vàng; những người nắm giữ các cây phất trần và chiếc lọng không được nhìn thấy.

688. Chư Thiên cầm ngôi lọng
Ðưa lên giữa hư không,
Cây lọng có nhiều cành,
Có hàng ngàn vòng chuyền.
Họ quạt với phất trần,
Có tán vàng, lông thú,
Nhưng không ai thấy được,
Kẻ cầm lọng, phất trần.

692. Disvā jaṭī kaṇhasirivhayo isi suvaṇṇanekkhaṃ viya paṇḍukambale, setañca chattaṃ dhariyanta muddhani
udaggacitto sumano paṭiggahe.

692. Sau khi nhìn thấy (vị hoàng tử) tựa như vật trang sức bằng vàng ở tấm chăn len màu đỏ, có chiếc lọng trắng đang được duy trì ở trên đầu, vị ẩn sĩ bện tóc tên Kaṇhasiri, với tâm phấn khởi, thích ý, đã (đưa tay) tiếp nhận.

689. Bậc ẩn sĩ bện tóc,
Tên Kà-ha-xi-ri,
Thấy Thái tử nằm dài
Trên tấm chăn màu vàng,
Như đồng tiền bằng vàng,
Lại trên đầu Thái tử
Có lông trắng đưa lên,
Tâm ẩn sĩ phấn khởi,
Ðẹp ý, lòng hân hoan
Ðưa tay bồng Thái tử.

693. Paṭiggahetvā pana sakyapuṅgavaṃ jigiṃsako lakkhaṇamattapāragū, pasannacitto giramabbhudīrayi anuttarāyaṃ dipadānamuttamo.

693. Hơn nữa, sau khi (đưa tay) tiếp nhận con người quý phái dòng Sakya, trong lúc xem xét, bậc tinh thông về tướng số và chú thuật, với tâm tịnh tín đã thốt lên lời nói rằng: “Vị này là bậc vô thượng, là đấng tối thượng của loài người.”

690. Sau khi ẩm bồng lên
Con trai dòng họ Thích,
Bậc cầu đạo tìm hiểu,
Vượt khổ, nhờ tướng, chú,
Tâm tư được hoan hỷ,
Thốt lên lời như sau:
Vị này bậc Vô thượng,
“Tối thượng loài hai chân”.

694. Athattano gamanamanussaranto akalyarūpo galayati assukāni, disvāna sakyā isimavocuṃ rudantaṃ
no ce kumāre bhavissati antarāyo.

694. Rồi trong khi suy xét về số phận của bản thân, (vị ẩn sĩ) với dáng vẻ sầu thảm, tuôn rơi những giọt nước mắt. Sau khi nhìn thấy vị ẩn sĩ đang khóc lóc, những người dòng Sakya đã nói rằng: “Sẽ không có tai họa gì cho hoàng tử phải không?”

691. Khi vị ấy nghĩ đến,
Số mệnh của tự mình,
Số mệnh không tốt đẹp,
Vị ấy rơi nước mắt,
Thấy vậy, các Thích-ca,
Hỏi ẩn sĩ đang khóc;
“Có sự gì chướng ngại
Sẽ xảy cho Thái tử?”.

695. Disvāna sakye isimavoca akalye nāhaṃ kumāre ahitamanussarāmi, na cāpi massa bhavissati antarāyo na orakoyaṃ adhimānasā bhavātha.

695. Sau khi nhìn thấy những người dòng Sakya sầu thảm, vị ẩn sĩ đã nói rằng: “Tôi không nghiệm thấy điều gì bất lợi cho hoàng tử, và cũng sẽ không có tai họa gì cho vị này. Vị này không phải là thấp thỏi, các người hãy an tâm.692. Thấy họ Thích lo lắng,
Vị ẩn sĩ trả lời:
“Ta không thấy bất hạnh
Xảy đến cho Thái tử,
Ðối với Thái tử ấy,
Chướng ngại sẽ không có,
Vị này không hạ liệt,
Chớ có lo lắng gì.

696. Sambodhiyaggaṃ phusissatāyaṃ kumāro so dhammacakkaṃ paramavisuddhadassī, vattessatāyaṃ bahujanahitānukampī vitthārikassa bhavissati brahmacariyaṃ.

696. Vị hoàng tử này sẽ thành tựu quả vị Toàn Giác tối cao. Vị này, có sự nhìn thấy (Niết Bàn) thanh tịnh tối thượng, có lòng thương tưởng đến sự lợi ích cho nhiều người, sẽ chuyển vận bánh xe Pháp. Phạm hạnh (Giáo Pháp) của vị này sẽ được lan rộng.

693. Thái tử này sẽ chứng
Tối thượng quả Bồ-đề,
Sẽ chuyển bánh xe pháp,
Thấy thanh tịnh tối thắng,
Vì lòng tử thương xót,
Vì hạnh phúc nhiều người,
Và đời sống Phạm hạnh,
Ðược truyền bá rộng rãi.

697. Mamañca āyu na ciramidhāvaseso athantarā me bhavissati kālakiriyā, sohaṃ na sossaṃ asamadhurassa dhammaṃ tenamhi aṭṭo vyasanagato aghāvī.

 697. Và tuổi thọ của tôi còn lại ở nơi này không bao lâu, việc qua đời sẽ xảy đến cho tôi trước khi ấy. Tôi đây sẽ không được nghe Giáo Pháp của bậc tinh tấn không kẻ sánh bằng; vì thế tôi phiền muộn, đưa đến bất hạnh, sầu khổ.”

694. Thọ mạng ta ở đời
Còn lại không bao nhiêu,
Ðến giữa đời sống Ngài
Ta sẽ bị mệnh chung.
Ta không được nghe pháp,
Bậc tinh cần vô tỷ,
Do vậy ta sầu não,
Bất hạnh và khổ đau”.

698. So sākiyānaṃ vipulaṃ janetvā pītiṃ antepuramhā niragamā brahmacārī, so bhāgineyyaṃ sayamanukampamāno samādapesi asamadhurassa dhamme.

698. Bậc hành Phạm hạnh ấy, sau khi làm sanh khởi sự vui mừng cho những người dòng Sakya, đã rời khỏi nội cung. Trong lúc thương tưởng đến người cháu trai (con chị) của mình, vị ấy đã khuyên nó tiếp thu Giáo Pháp của bậc tinh tấn không kẻ sánh bằng:

695. Sau khi khiến họ Thích,
Sanh hoan hỷ rộng lớn,
Bậc sống theo Phạm hạnh,
Bước ra khỏi nội thành.
Vị ấy vì lòng từ,
Thương con trai của chị,
Khích lệ nó học pháp,
Bậc tinh cần vô tỷ.

699. Buddhoti ghosaṃ yadaparato suṇāsi sambodhipatto vivarati dhammamaggaṃ, gantvāna tattha samayaṃ paripucchiyāno carassu tasmiṃ bhagavati brahmacariyaṃ.

699. “Khi nào con nghe được từ người khác âm thanh ‘Đức Phật,’ và bậc đã đạt được phẩm vị Toàn Giác khai mở Giáo Pháp tối cao, con hãy đi đến nơi ấy. Trong lúc tìm hiểu về đạo lý, con hãy thực hành Phạm hạnh ở nơi đức Thế Tôn ấy.”

696. Khi Ông nghe tiếng Phật,
Từ người khác nói lên,
Bậc đã đạt Bồ-đề,
Ðã đi con đường pháp,
Hãy đi đến chỗ ấy,
Hỏi kỹ về đạo pháp,
Và sống đời Phạm hạnh,
Dưới bậc Thế Tôn ấy.

700. Tenānusiṭṭho hitamanasena tādinā anāgate paramavisuddha dassinā, so nālako upacitapuññasañcayo jinaṃ patikkhaṃ parivasi rakkhitindriyo.

700. Được chỉ dạy bởi vị ấy, bởi con người có tâm ý về sự lợi ích như thế ấy, bởi vị có sự nhìn thấy pháp thanh tịnh tối thượng trong ngày vị lai, Nālaka ấy, có sự tích lũy phước báu đã được hội tụ, trong lúc chờ đợi đấng Chiến Thắng, đã sống (với tư cách đạo sĩ khổ hạnh), có giác quan đã được gìn giữ.

697. Như vậy, được khuyên bảo,
Bởi vị nghĩ hạnh phúc,
Vị thấy ở tương lai,
Ðường tối thắng thanh tịnh.
Do vậy Nà-la-ka,
Với phước đức chất chứa,
Sống với căn hộ trì,
Chờ đợi bậc chiến thắng.

701. Sutvāna ghosaṃ jinavaracakkavattane gantvāna disvā isinisabhaṃ pasanno, moneyyaseṭṭhaṃ munipavaraṃ apucchi samāgate asitavhayassa sāsaneti.

701. Sau khi nghe được âm thanh về sự chuyển vận bánh xe cao quý của đấng Chiến Thắng, Nālaka đã đi đến, đã nhìn thấy vị chúa của các bậc ẩn sĩ. Được tịnh tín, Nālaka đã hỏi bậc Hiền Trí quý cao về trí tuệ tối thượng vào lúc lời giáo huấn của vị (ẩn sĩ) tên Asita đã được viên mãn.

698. Khi nghe tin Pháp luân,
Ðược bậc chiến thắng chuyển,
Ðến thấy được hoan hỷ,
Bậc ẩn sĩ Ngưu vương,
Hỏi Mâu ni tối thắng,
Pháp Mâu ni tối thượng,
Như A-tư-đà khuyên
Trong buổi gặp gỡ trước.Vatthugāthā.

(Dứt) Các Kệ Ngôn Giới Thiệu.

(Kệ mở đầu đã xong)

702. Aññātametaṃ vacanaṃ asitassa yathātathaṃ, taṃ taṃ gotama pucchāma sabbadhammāna pāraguṃ.

702. Lời nói ấy của vị Asita đã được nhận biết là đúng như thật. Thưa ngài Gotama, vì thế chúng tôi hỏi ngài, bậc đã đi đến bờ kia của tất cả các pháp.

699. Lời A-tư-đà này,
Con biết là như thật,
Con hỏi Gotama,
Ðường giải thoát mọi pháp.

703. Anagāriyupetassa bhikkhacariyaṃ jigiṃsato, muni pabrūhi me puṭṭho moneyyaṃ uttamaṃ padaṃ.

703. Tôi là người đã đi đến cuộc sống không nhà, đang tầm cầu việc hành pháp khất thực. Thưa bậc Hiền Trí, được tôi hỏi, xin ngài hãy nói về đường lối thực hành tối thượng của hiền trí hạnh.

700. Không nhà, con đi đến
Tìm hạnh người khất sĩ,
Con hỏi bậc ẩn sĩ
Hãy nói lên cho con,
Con đường đạo tối thượng,
Ðưa đến đạo Mâu-ni,

704. Moneyyaṃ te apaññissaṃ (iti bhagavā) dukkaraṃ durabhisambhavaṃ, handa te naṃ pavakkhāmi santhambhassu daḷho bhava.

704. (Đức Thế Tôn nói) “Ta sẽ giúp cho ngươi hiểu về hiền trí hạnh, là điều khó làm, ;à điều khó thành tựu. Vậy Ta sẽ tuyên thuyết về điều ấy cho ngươi. Ngươi hãy cứng cỏi. Ngươi hãy kiên định.

701. Thế Tôn đáp như sau:
Khó hành, khó thực hiện,
Là đạo hạnh Mâu ni,
Ta sẽ cho Ông biết,
Hãy đến lắng tai nghe,
Ta sẽ nói cho Ông,
Hãy vững trí, an thần,
Hãy kiên trì bền chí.

705. Samānabhāgaṃ kubbetha gāme akkuṭṭhavanditaṃ, manopadosaṃ rakkheyya santo anunnato care.

705. Nên thực hành sự bình thản khi có sự bị mắng nhiếc hoặc được lễ bái ở trong làng, nên canh phòng sự sai trái ở tâm, nên sống an tịnh, không cao ngạo.

702. Hãy tu hạnh Sa-môn,
Không để bị dao động,
Giữa khen chê trong làng,
Hãy chế ngự tâm sân,
Sống hạnh thật an tịnh,
Không cống cao kiêu mạn.

706. Uccāvacā niccharanti dāye aggisikhūpamā, nāriyo muniṃ palobhenti tā su taṃ mā palobhayuṃ.

706. Các hiện tượng tốt xấu (nhiều loại) bộc phát, tương tự như ngọn lửa ở khu rừng. Các phụ nữ quyến rủ bậc hiền trí, mong sao các cô ấy chớ quyến rũ ngươi.

703. Tiếng cao thấp phát ra,
Như ngọn lửa trong vườn,
Nữ nhân hay cám dỗ,
Chớ cám dỗ ẩn sĩ.

707. Virato methunā dhammā hitvā kāme parovare. aviruddho asāratto pāṇesu tasathāvare.

707. Sau khi từ bỏ các dục nhiềm loại, đã được xa lìa pháp đôi lứa, không chống đối, không bị đắm say ở các sinh vật di động hay đứng yên.

704. Hãy từ bỏ dâm dục,
Xả mọi dục cao thấp.
Ðối hữu tình yếu mạnh,
Không đối nghịch, tham đắm.

708. Yathā ahaṃ tathā ete yathā ete tathā ahaṃ, attānaṃ upamaṃ katvā na haneyya na ghātaye.

708. ‘Ta như thế nào, chúng như thế ấy; chúng như thế nào, ta như thế ấy,’ sau khi lấy bản thân làm ví dụ, không nên giết hại, không nên bảo (kẻ khác) giết hại.

705. Ta thế nào, họ vậy,
Họ thế nào, Ta vậy,
Lấy ngã làm ví dụ,
Chớ giết, chớ bảo giết.

709. Hitvā icchañca lobhañca yattha satto puthujjano, cakkhumā paṭipajjeyya tareyya narakaṃ imaṃ.

709. Sau khi từ bỏ ước muốn và tham lam mà phàm phu bị dính mắc, bậc hữu nhãn nên thực hành (hiền trí hạnh), nên vượt qua địa ngục này.

706. Hãy bỏ dục, bỏ tham,
Ðây phàm phu bị nắm,
Bậc có mắt hành đạo,
Vượt địa ngục, loài Người.

710. Ūnūdaro mitāhāro appicchassa alolupo, sa ve icchāya nicchāto aniccho hoti nibbuto.

710. Nên có bao tử vơi, nên có vật thực giới hạn, nên ít ham muốn, không tham lam. Vị ấy quả thật không có sự khao khát do ước muốn, là vị không cón ước muốn, được tịch tịnh.

707. Bụng đói, ăn chừng mực,
Ít dục, không tham lam.
Vị ấy không ham dục,
Không dục, thật tịch tịnh.

711. Sapiṇḍacāraṃ caritvā vanantamabhihāraye, upaṭṭhito rukkhamūlasmiṃ āsanūpagato muni.

711. Sau khi hành hạnh khất thực, bậc hiền trí nên đi đến ven rừng, đứng cạnh gốc cây, rồi tiến đến chỗ ngồi.

708. Sau khi đi khất thực,
Ẩn sĩ vào rừng sâu,
Ði đến dưới gốc cây,
Sửa soạn ngồi an tịnh.

712. Sa jhānapasuto dhīro vanante ramito siyā, jhāyetha rukkhamūlasmiṃ attānamabhitosayaṃ.

712. Đeo đuổi việc tham thiền, bậc sáng trí ấy nên vui thích nơi ven rừng; trong lúc làm hài lòng bản thân, nên tham thiền ở gốc cây.

709. Bậc Hiền trí hành thiền,
Hoan hỷ trong rừng sâu,
Hành thiền dưới gốc cây,
Thỏa mãn sở thích mình.

713. Tato ratyā vivasane gāmantamabhihāraye, avhānaṃ nābhinandeyya abhihārañca gāmato.

713. Kế đó, khi tàn đêm, nên đi vào trong làng, không nên thích thú lời mời mọc và tặng phẩm từ ngôi làng.

710. Khi đêm hết, sáng đến,
Cần phải đi đến làng,
Chớ hân hoan khất thực,
Ðồ mang từ làng đi.

714. Na munī gāmamāgamma kulesu sahasā care, ghāsesanaṃ chinnakatho na vācaṃ payutaṃ bhaṇe.

714. Sau khi đi đến làng, bậc hiền trí không nên đi lại vội vàng ở các gia đình, việc chuyện vãn được cắt đứt, không nên nói lời nói gợi ý tầm cầu về vật thực. 

711. Ẩn sĩ không đi gấp,
Ðến làng, giữa gia đình,
Tìm ăn, cắt nói chuyện,
Không nói chuyện liên hệ.

715. Alatthaṃ yadidaṃ sādhu nālatthaṃ kusalaṃ iti, ubhayeneva so tādi rukkhaṃ va upanivattati.

715. ‘Ta đã nhận được, việc này là tốt đẹp. Ta đã không nhận được, lành thay!” (nghĩ thế) với cả hai trường hợp, vị ấy đều tự tại, tựa như người đến gần cội cây rồi bỏ đi (dầu có hái được trái cây hay không cũng bình thản).

712. Nếu được, thật là tốt,
Không được, cũng là tốt,
Nghĩ vậy, cả hai mặt,
Vị ấy trở về cây.

716. Sa pattapāṇī vicaranto amūgo mūgasammato, appaṃ dānaṃ na hīḷeyya dātāraṃ nāvajāniya.

716. Vị ấy với bình bát ở bàn tay, trong khi đi đó đây, không là người câm, được xem như người câm, không nên khinh chê vật thí ít ỏi, không nên xem thường thí chủ.

713. Ði với bát cầm tay,
Không câm, dáng như câm,
Chớ khinh, đồ cho ít,
Không chê người đem cho.

717. Uccāvacā hi paṭipadā samaṇena pakāsitā, na pāraṃ diguṇaṃ yanti na idaṃ ekaguṇaṃ mutaṃ.

717. Bởi vì đường lối thực hành cao và thấp đã được vị Sa-môn giảng giải. Họ không đi đến bờ kia hai lần; điều này được cảm giác không chỉ một lần.

714. Bậc Sa-môn thuyết giảng,
Con đường cao và thấp,
Nhưng đến bờ bên kia,
Không có hai con đường,
Tuy vậy chớ nghĩ rằng,
Ðường này chỉ là một.

718. Yassa ca visatā natthi chinnasotassa bhikkhuno, kiccākiccappahīnassa parilāho na vijjati.

718. Đối với vị tỳ khưu nào không có tham ái, đã cắt đứt dòng chảy, đã dứt bỏ việc cần làm và không cần làm, sự bực bội (của vị ấy) không hiện hữu.

715. Với ai, không có tham,
Tỷ-kheo cắt dòng nước,
Ðoạn tận hành thiện ác,
Vị ấy không sầu não.

719. Moneyyaṃ te upaññissaṃ (iti bhagavā) khuradhārūpamo bhave, jivhāya tāluṃ āhacca udare saññato siyā.

719. (Đức Thế Tôn nói) Ta sẽ giúp cho ngươi hiểu về hiền trí hạnh. Nên giống như là lưỡi dao cạo. Nên áp chặt cái lưỡi vào nóc họng, nên tự chế ngự ở bao tử.

716. Thế Tôn lại nói thêm:
Ta dạy cho các Ông
Thức tri hạnh ẩn sĩ,
Hãy tu như lưỡi dao,
Với lưỡi ấn nóc họng,
Hãy hạn chế bao tử.

720. Alīnacitto ca siyā na cāpi bahu cintaye, nirāmagandho asito brahmacariyaparāyano.

720. Và nên có tâm không bị trì trệ, và cũng không nên suy nghĩ nhiều, không còn mùi hôi thối (phiền não), không lệ thuộc, có Phạm hạnh là mục đích.

717. Tâm chớ có thụ động,
Nhưng chớ nghĩ quá nhiều.
Không hôi hám, độc lập,
Sống cứu cánh Phạm hạnh

721. Ekāsanassa sikkhetha samaṇūpāsanassa ca, ekattaṃ monamakkhātaṃ eko ve abhiramissati.

721. Nên học tập về hạnh độc cư và về sự rèn luyện của bậc Sa-môn. Trạng thái đơn độc được gọi là hiền trí. Hiển nhiên, một mình sẽ thỏa thích.

718. Hãy tập ngồi một mình,
Sống đúng hạnh Sa-môn.
Sống một mình được gọi
Là hạnh bậc ẩn sĩ,
Nếu tự mình tìm được
Thoải mái trong cô độc.

722. Atha bhāsihi dasadisā. Sutvā dhīrānaṃ nigghosaṃ jhāyīnaṃ kāmacāgīnaṃ, tato hiriñca saddhañca bhiyyo kubbetha māmako.

722. Rồi ngươi sẽ chiếu sáng mười phương. Sau khi nghe được danh tiếng của các bậc sáng trí, có thiền, có sự xả bỏ các dục, từ đó đệ tử của Ta nên làm tăng trưởng sự hổ thẹn tội lỗi và niềm tin.

719. Hãy chói sáng mười phương,
Sau khi nghe tiếng nói,
Của các bậc hiền sĩ,
Hãy hành thiền, bỏ dục,
Mong đệ tử của Ta,
Tăng trưởng tâm và tín.

723. Taṃ nadīhi vijānātha sobbhesu padaresu ca, saṇantā yanti kussobbhā tuṇhī yāti mahodadhi.

723. Nên nhận biết điều ấy từ các con sông ở các hố nước và các khe nước, các dòng nước nhỏ di chuyển gây tiếng động, đại dương im lặng di chuyển.

720. Hãy học các dòng nước, Từ khe núi vực sâu. Nước khe núi chảy ồn,
Biển lớn động im lặng.

724. Yadūnakaṃ taṃ saṇati yaṃ pūraṃ santameva taṃ, aḍḍhakumbhūpamo bālo rahado pūrova paṇḍito.

724. Cái gì thiếu kém cái ấy làm thành tiếng vang, cái gì đầy ắp cái ấy thật yên tịnh. Kẻ ngu tương tự cái chum đầy một nửa, bậc sáng suốt tựa như hồ nước đầy tràn.

721. Cái gì trống kêu to,
Cái gì đầy yên lặng,
Ngu như ghè vơi nước,
Bậc trí như ao đầy.

725. Yaṃ samaṇo bahu bhāsati upetaṃ atthasaṃhitaṃ, jānaṃ so dhammaṃ deseti jānaṃ so bahu bhāsati.

725. Điều mà Sa-môn nói nhiều là điều được liên quan, chứa đựng sự lợi ích. Có chủ tâm vị ấy thuyết giảng Giáo Pháp, có chủ tâm vị ấy nói nhiều.

722. Khi Sa-môn nói nhiều,
Nói liên hệ đến đích,
Tự biết nên thuyết pháp,
Tự biết nên nói nhiều.

726. Yo ca jānaṃ samaṃ yutto jānaṃ na bahu bhāsati, sa muni monamarahati sa muni monamajjhagāti.

726. Và vị nào có chủ tâm gắn bó sự an tịnh, có chủ tâm không nói nhiều, vị hiền trí ấy xứng đáng bản thể hiền trí, vị hiền trí ấy đã chứng đạt bản thể hiền trí.”

723. Ai biết, biết tự chế,
Ai biết, không nói nhiều,
Vị ấy là ẩn sĩ,
Xứng đáng hạnh ẩn sĩ,
Vị ấy là ẩn sĩ,
Ðạt được hạnh ẩn sĩ.

Nālakasuttaṃ niṭṭhitaṃ.

Dứt Kinh Nālaka.

 

12. DVAYATĀNUPASSANĀSUTTAṂ (bản Kinh Pali, trích đoạn)

12. KINH QUÁN XÉT HAI KHÍA CẠNH (Ngài Indacanda dịch Việt, văn xuôi, chữ in thường)

12. KINH HAI PHÁP TÚY QUÁN (Ngài Thích Minh Châu dịch Việt, văn vần, chữ in nghiêng)

Evaṃ me sutaṃ: Ekaṃ samayaṃ bhagavā sāvatthiyaṃ viharati pubbārāme migāramātu pāsāde. Tena kho pana samayena bhagavā tadahuposathe pannarase puṇṇāya puṇṇamāya rattiyā bhikkhusaṅgha-parivuto abbhokāse nisinno hoti. Atha kho bhagavā tuṇhībhūtaṃ tuṇhībhūtaṃ bhikkhusaṅghaṃ anuviloketvā bhikkhū āmantesi:

Tôi đã nghe như vầy: Một thời đức Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, tu viện Pubba, ở tòa nhà dài của Mẹ của Migāra Vào lúc bấy giờ, nhằm ngày Uposatha, vào ngày mười lăm, trong đêm trăng tròn vằng vặc, đức Thế Tôn ngồi ở ngoài trời, được vây quanh bởi hội chúng tỳ khưu. Khi ấy, sau khi xem xét thấy hội chúng tỳ khưu có trạng thái im lặng hoàn toàn, đức Thế Tôn đã bảo các vị tỳ khưu rằng:

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú tại Sàvatthi, ở Ðông Viên, tại lâu đài mẹ của Migàra. Lúc bấy giờ, trong ngày trai giới Uposatha, vào ngày rằm, trăng tròn, trong đêm rằm, Thế Tôn ngồi giữa trời với chúng Tỷ-kheo đoanh vây. Rồi Thế Tôn nhìn xung quanh chúng Tỷ-kheo đang yên lặng, nói với các Tỷ-kheo:

Ye te bhikkhave, kusalā dhammā ariyā niyyānikā sambodhagāmino, tesaṃ vo bhikkhave, kusalānaṃ dhammānaṃ ariyānaṃ niyyānikānaṃ sambodhagāminaṃ kā upanisā savaṇāyāti. Iti ce bhikkhave, pucchitāro assu te evamassu vacanīyā: Yāvadeva dvayatānaṃ dhammānaṃ yathābhūtaṃ ñāṇāyāti.

“Này các tỳ khưu, các pháp thiện nào là cao thượng, dẫn dắt ra khỏi, đưa đến giác ngộ, này các tỳ khưu, lý do gì khiến các ngươi lắng nghe các pháp thiện, cao thượng, dẫn dắt ra khỏi, đưa đến giác ngộ ấy? Này các tỳ khưu, nếu có những người hỏi như thế, những người ấy nên được nói như vầy: ‘Chỉ để đưa đến sự nhận biết đúng theo bản thể đối với các pháp có hai khía cạnh.’- Này các Tỷ-kheo, phàm có những thiện pháp nào thuộc bậc Thánh có khả năng hướng thượng, đưa đến giác ngộ; này các Tỷ-kheo, đối với các thiện pháp thuộc bậc Thánh có khả năng hướng thượng đưa đến giác ngộ ấy do lý do gì các Thầy nghe những pháp ấy? Này các Tỷ-kheo, các Thầy có thể được hỏi như vậy, các Thầy có thể trả lời cho những người câu hỏi ấy như sau: “Vì muốn có như thật trí đối với hai pháp”.

Kiñca dvayataṃ vadetha:

‘Và các vị nói cái gì là hai khía cạnh?’Và nếu các Thầy nói: “Thế nào là hai?”.

Idaṃ dukkhaṃ ayaṃ dukkhasamudayo ’ti ayamekānupassanā. Ayaṃ dukkhanirodho ayaṃ dukkhanirodhagāminīpaṭipadā ’ti ayaṃ dutiyānupassanā.

‘Đây là Khổ, đây là Nguyên Nhân của Khổ,’ đây là sự quán xét thứ nhất. ‘Đây là sự Diệt Khổ, đây là sự Thực Hành theo Con Đường đưa đến sự Diệt Khổ,’ đây là sự quán xét thứ nhì.- “Ðây là khổ, đây là khổ tập”, đây là tuỳ quán thứ nhất. “Ðây là khổ diệt, đây là con đường đưa đến khổ diệt”, đây là tùy quán thứ hai.

Evaṃ sammā dvayatānupassino kho bhikkhave, bhikkhuno appamattassa ātāpino pahitattassa viharato dvinnaṃ phalānaṃ aññataraṃ phalaṃ pāṭikaṅkhaṃ diṭṭheva dhamme aññā, sati vā upādisese anāgāmitāti.

Này các tỳ khưu, đối với vị tỳ khưu sống có sự quán xét hai khía cạnh một cách đúng đắn như vậy, không bị xao lãng, có nhiệt tâm, có bản tánh cương quyết, một quả báu nào đó trong hai quả báu là điều chờ đợi: trí giải thoát ở đời hiện tại, hoặc nếu còn dư sót thì phẩm vị Bất Lai.”Này các Tỷ-kheo, như vậy do Tỷ-kheo chơn chánh tùy quán hai pháp, không có phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, được chờ đợi là một trong hai quả sau đây: Ðược chánh trí ngay trong hiện tại, và nếu có dư y, chứng quả Bất hoàn. 

Idamavoca bhagavā. Idaṃ vatvā sugato athāparaṃ etadavoca satthā:

Đức Thế Tôn đã nói điều này. Sau khi nói điều này, đấng Thiện Thệ, bậc Đạo Sư còn nói thêm điều này nữa:

Thế Tôn nói như vậy, Thiện Thệ nói như vậy xong, bậc Ðạo Sư lại nói thêm: 

727. Ye dukkhaṃ nappajānanti atho dukkhassa sambhavaṃ, yattha ca sabbaso dukkhaṃ asesaṃ uparujjhati, tañca maggaṃ na jānanti dukkhūpasamagāminaṃ.

727. “Những người nào không nhận biết khổ, rồi nguồn sanh khởi của khổ, và nơi nào khổ được tiêu hoại toàn bộ không dư sót, và không biết về đạo lộ ấy, (đạo lộ) đưa đến sự yên lặng của khổ.

724. Ai không tuệ tri khổ,
Và hiện hữu của khổ,
Và chỗ khổ hoàn toàn
Ðược đoạn tận không dư,
Vị ấy không biết đường,
Ðưa đến khổ an tịnh.

728. Cetovimuttihīnā te atho paññāvimuttiyā, abhabbā te antakiriyāya te ve jātijarūpagā.

728. Những người ấy là thấp kém về sự giải thoát của tâm, rồi sự giải thoát của tuệ, những người ấy không thể thực hiện việc chấm dứt, quả thật họ đi đến sanh và già.725. Không có tâm giải thoát,
Không có tuệ giải thoát,
Vị ấy không có thể
Ðoạn tận sanh và già.

729. Ye ca dukkhaṃ pajānanti atho dukkhassa sambhavaṃ, yattha ca sabbaso dukkhaṃ asesaṃ uparujjhati, tañca maggaṃ pajānanti dukkhūpasamagāminaṃ.

729. Và những người nào nhận biết khổ, rồi nguồn sanh khởi của khổ, và nơi nào khổ được tiêu hoại toàn bộ không dư sót, và nhận biết đạo lộ ấy, (đạo lộ) đưa đến sự yên lặng của khổ.

726. Những ai tuệ tri khổ
Và hiện hữu của khổ
Và chỗ khổ hoàn toàn
Ðược đoạn tận không dư,
Vị ấy biết con đường,
Ðưa đến khổ an tịnh.

730. Cetovimuttisampannā atho paññāvimuttiyā, bhabbā te antakiriyāya na te jātijarūpagāti.

730. Những người ấy thành tựu sự giải thoát của tâm, rồi sự giải thoát của tuệ, những người ấy có thể thực hiện việc chấm dứt, quả thật họ không đi đến sanh và già.”

727. Ðầy đủ tâm giải thoát,
Với trí tuệ giải thoát,
Những vị ấy có thể
Với trí tuệ giải thoát,
Ðoạn tận sanh và già.

Siyā aññenapi pariyāyena sammā dvayatānupassanāti, iti ce bhikkhave, pucchitāro assu siyātissu vacanīyā, kathañca siyā? Yaṃ kiñci dukkhaṃ sambhoti sabbaṃ upadhipaccayāti, ayamekānupassanā. Upādhīnaṃ tveva asesavirāganirodhā natthi dukkhassa sambhavoti, ayaṃ dutiyānupassanā.

‘Có thể có sự quán xét hai khía cạnh một cách đúng đắn bằng một phương thức khác,’ này các tỳ khưu, nếu có những người hỏi như thế, những người ấy nên được nói như vầy: ‘Có thể.’ Và có thể như thế nào? ‘Bất cứ khổ nào được hình thành, tất cả do mầm tái sanh là duyên,’ đây là sự quán xét thứ nhất. ‘Nhưng chính do sự hoàn toàn không còn ái luyến và sự diệt tận của các mầm tái sanh, không có sự hình thành của khổ,’ đây là sự quán xét thứ nhì.

Này các Tỷ-kheo, có thể các Thầy được hỏi thêm nữa như sau: “Có thể có chân chánh tuỳ quán hai pháp, theo một pháp môn khác không?” Các Thầy cần phải trả lời: “Có thể có”. Có thể có như thế nào? “Phàm có khổ gì hiện hữu, tất cả đều do duyên sanh y”, đây là tuỳ quán pháp thứ nhất. “Do sự đoạn diệt, ly tham, các sanh y không có dư tàn, khổ không có hiện hữu”, đây là tùy quán thứ hai.Evaṃ sammā —pe— athāparaṃ etadavoca satthā:(Này các tỳ khưu, đối với vị tỳ khưu sống có sự quán xét hai khía cạnh) một cách đúng đắn như vậy —như trên— bậc Đạo Sư còn nói thêm điều này nữa:- Này các Tỷ-kheo, do Tỷ-kheo chơn chánh tuỳ quán hai pháp, không có phóng dật, nhiệt tâm tinh cần, được chờ đợi là một trong hai quả sau đây: Ðược chánh trí ngay trong hiện tại, và nếu có dư y, chứng quả Bất hoàn. Thế Tôn nói như vậy, Thiện Thệ nói như vậy xong, bậc Ðạo Sư lại nói thêm: 

731. Upadhinidānā pabhavanti dukkhā ye keci lokasmiṃ anekarūpā, yo ve avidvā upadhiṃ karoti, punappunaṃ dukkhamupeti mando, tasmā pajānaṃ upadhiṃ na kayirā dukkhassa jātippabhavānupassīti.

 731. “Bất cứ các khổ nào, với nhiều hình thức, phát khởi ở thế gian đều có mầm tái sanh là căn nguyên. Thật vậy, kẻ ngu nào, không biết, tạo ra mầm tái sanh, (sẽ) đi đến khổ lần này lần khác. Vì thế, người có sự quán xét về sự sanh ra và phát khởi của khổ, trong khi nhận biết, không nên tạo ra mầm tái sanh.”

728. Chính do duyên sanh y,
Các khổ được sanh khởi,
Tất cả các khổ đau,
Sai biệt ở trên đời,
Ai chính do vô minh
Tạo lên sự sanh y,
Kẻ ngu ấy gặp khổ
Nối tiếp nhau sanh trưởng,
Do vậy vị hiểu biết,
Không tạo lên sanh y,
Tuỳ quán được hiện hữu
Của sanh và của khổ.

Siyā aññenapi pariyāyena sammā dvayatānupassanāti iti ce bhikkhave, pucchitāro assu siyātissu vacanīyā, kathañca siyā? Yaṃ kiñci dukkhaṃ sambhoti sabbaṃ avijjāpaccayāti, ayamekānupassanā. Avijjāya tveva asesavirāganirodhā natthi dukkhassa sambhavoti, ayaṃ dutiyānupassanā.

‘Có thể có sự quán xét hai khía cạnh một cách đúng đắn bằng một phương thức khác,’ này các tỳ khưu, nếu có những người hỏi như thế, những người ấy nên được nói như vầy: ‘Có thể.’ Và có thể như thế nào? ‘Bất cứ khổ nào được hình thành, tất cả do vô minh là duyên,’ đây là sự quán xét thứ nhất. ‘Nhưng chính do sự hoàn toàn không còn ái luyến và sự diệt tận của vô minh, không có sự hình thành của khổ,’ đây là sự quán xét thứ nhì.

Này các Tỷ-kheo, có thể các Thầy được hỏi thêm nữa như sau: “Có thể có chân chánh tùy quán hai pháp theo một pháp môn khác không?” Các Thầy cần phải trả lời: “Có thể có”. Có thể có như thế nào? “Phàm có khổ gì hiện hữu, tất cả đều do duyên vô minh”, đây là tùy quán thứ nhất. “Do đoạn diệt, ly tham, vô minh không có dư tàn, khổ không có hiện hữu”, đây là tùy quán pháp thứ hai.Evaṃ sammā —pe— athāparaṃ etadavoca satthā:(Này các tỳ khưu, đối với vị tỳ khưu sống có sự quán xét hai khía cạnh) một cách đúng đắn như vậy —như trên— bậc Đạo Sư còn nói thêm điều này nữa:Này các Tỷ-kheo, do Tỷ-kheo chơn chánh tùy quán hai pháp, không có phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, được chờ đợi là một trong hai quả sau đây: Ðược chánh trí ngay trong hiện tại, và nếu có dư y, chứng quả Bất hoàn. Thế Tôn nói như vậy, Thiện Thệ nói như vậy xong, bậc Ðạo sư lại nói thêm:

732. Jātimaraṇasaṃsāraṃ ye vajanti punappunaṃ, itthabhāvaññathābhāvaṃ avijjāyeva sā gati.

732. “Những người nào đi đến sanh, tử, luân hồi lần này lần khác, đến sự hiện hữu này và sự hiện hữu khác, tiến trình ấy là do chính vô minh.

729. Những ai tiếp tục rơi,
Dòng luân chuyển sanh tử,
Ðến hữu này hữu khác,
Sanh thú do vô minh.

733. Avijjā hayaṃ mahāmoho yenidaṃ saṃsitaṃ ciraṃ, vijjāgatā ca ye sattā nāgacchanti punabbhavanti.

733. Bởi vì vô minh này là sự mê muội lớn lao, do nó việc bị luân hồi này là lâu dài. Và những chúng sanh nào đạt được minh, họ không đi đến sự hiện hữu lại nữa.”

730. Vô minh này, đại si,
Ðưa đến luân chuyển dài,
Chúng sanh, minh đạt được,
Không còn phải tái sanh.

Siyā aññenapi —pe— kathañca siyā? Yaṃ kiñci dukkhaṃ sambhoti sabbaṃ saṅkhārapaccayāti, ayamekānupassanā. Saṅkhārānaṃ tveva asesavirāganirodhā natthi dukkhassa sambhavoti, ayaṃ dutiyānupassanā.

‘Có thể có —như trên— bằng một phương thức khác,’ —như trên— Và có thể như thế nào? ‘Bất cứ khổ nào được hình thành, tất cả do các hành là duyên,’ đây là sự quán xét thứ nhất. ‘Nhưng chính do sự hoàn toàn không còn ái luyến và sự diệt tận của các hành, không có sự hình thành của khổ,’ đây là sự quán xét thứ nhì.

Này các Tỷ-kheo, có thể các Thầy được hỏi thêm nữa như sau:… “Phàm có khổ gì hiện hữu, tất cả đều do duyên các hành”, đây là tuỳ quán pháp thứ nhất. “Do đoạn diệt, ly tham, các hành không có dư tàn, khổ không có hiện hữu”, đây là tùy quán pháp thứ hai.Evaṃ sammā —pe— athāparaṃ etadavoca satthā:

(Này các tỳ khưu, đối với vị tỳ khưu sống có sự quán xét hai khía cạnh) một cách đúng đắn như vậy —như trên— bậc Đạo Sư còn nói thêm điều này nữa:

Này các Tỷ-kheo, do Tỷ-kheo chơn chánh tùy quán hai pháp. Bậc Ðạo sư lại nói thêm:

734. Yaṃ kiñci dukkhaṃ sambhoti sabbaṃ saṅkhārapaccayā, saṅkharānaṃ nirodhena natthi dukkhassa sambhavoti.

734. “Bất cứ khổ nào được hình thành, tất cả do các hành là duyên. Do sự diệt tận của các hành, không có sự hình thành của khổ.

731. Phàm khổ gì hiện hữu,
Tất cả duyên các hành,
Do đoạn diệt các hành,
Khổ không có hiện hữu.

735. Etamādīnavaṃ ñatvā dukkhaṃ saṅkhārapaccayā, sabbasaṅkhārasamathā saññāya uparodhanā,
evaṃ dukkhakkhayo hoti etaṃ ñatvā yathātathaṃ.

735. Sau khi biết được điều ấy là bất lợi, (biết được) khổ do các hành là duyên. Do sự yên lặng của tất cả các hành, do sự ngưng lại của tưởng, như vậy có sự cạn kiệt của khổ, sau khi biết điều này đúng theo thực thể …

732. Do biết nguy hiểm này,
Khổ do duyên các hành,
Tịnh chỉ tất cả hành,
Do phá hoại các tưởng,
Như vậy, khổ được diệt,
Biết như thực là vậy.

736. Sammaddasā vedaguno sammadaññāya paṇḍitā, abhibhuyya mārasaṃyogaṃ nāgacchanti punabbhavanti.

736. … các bậc đạt được sự thông hiểu đã nhìn thấy đúng đắn; với sự nhận biết đúng đắn, các bậc sáng suốt, sau khi chế ngự sự ràng buộc của Ma Vương, không đi đến sự hiện hữu lại nữa.”

733. Bậc Hiền trí chánh kiến,
Hiểu biết, với chánh trí,
Nhiếp phục Ma kiết sử,
Không đi đến tái sanh.

Siyā aññenapi —pe— kathañca siyā? Yaṃ kiñci dukkhaṃ sambhoti sabbaṃ viññāṇapaccayāti, ayamekānupassanā. Viññāṇassa tveva asesavirāganirodhā natthi dukkhassa sambhavoti, ayaṃ dutiyānupassanā.

 ‘Có thể có —như trên— bằng một phương thức khác,’ —như trên— Và có thể như thế nào? ‘Bất cứ khổ nào được hình thành, tất cả do thức là duyên,’ đây là sự quán xét thứ nhất. ‘Nhưng chính do sự hoàn toàn không còn ái luyến và sự diệt tận của thức, không có sự hình thành của khổ,’ đây là sự quán xét thứ nhì.

Này các Tỷ-kheo, có thể các Thầy được hỏi thêm nữa như sau:… “Phàm có khổ gì hiện hữu, tất cả đều do duyên thức”, đây là tùy quán pháp thứ nhất. “Do đoạn diệt, ly tham thức không có dư tàn, khổ không có hiện hữu”, đây là tùy quán pháp thứ hai.Evaṃ sammā —pe— athāparaṃ etadavoca satthā:

(Này các tỳ khưu, đối với vị tỳ khưu sống có sự quán xét hai khía cạnh) một cách đúng đắn như vậy —như trên— bậc Đạo Sư còn nói thêm điều này nữa:

Này các Tỷ-kheo, do Tỷ-kheo chơn chánh tùy quán hai pháp, bậc Ðạo sư lại nói thêm:

737. Yaṃ kiñci dukkhaṃ sambhoti sabbaṃ iññāṇapaccayā, viññāṇassa nirodhena natthi dukkhassa sambhavo.

737. “Bất cứ khổ nào được hình thành, tất cả do thức là duyên. Do sự diệt tận của thức, không có sự hình thành của khổ.

734. Phàm khổ gì hiện hữu,
Tất cả do duyên thức,
Với thức được đoạn diệt,
Khổ không có hiện hữu.

738. Etamādīnavaṃ ñatvā dukkhaṃ viññāṇapaccayā, viññāṇupasamā bhikkhu nicchāto parinibbuto’ti.

738. Sau khi biết được điều ấy là bất lợi, (biết được) khổ do thức là duyên, do sự yên tịnh của thức, vị tỳ khưu không còn sự khao khát, được hoàn toàn tịch tịnh.”

735. Do biết nguy hiểm hày,
Khổ do duyên các thức,
Tỷ-kheo tịnh chỉ thức,
Không dục ái, tịch tịnh.

Siyā aññenapi —pe— kathañca siyā? Yaṃ kiñci dukkhaṃ sambhoti sabbaṃ phassapaccayāti, ayamekānupassanā. Phassassa tveva asesavirāganirodhā natthi dukkhassa sambhavoti, ayaṃ dutiyānupassanā.

‘Có thể có —như trên— bằng một phương thức khác,’ —như trên— Và có thể như thế nào? ‘Bất cứ khổ nào được hình thành, tất cả do xúc là duyên,’ đây là sự quán xét thứ nhất. ‘Nhưng chính do sự hoàn toàn không còn ái luyến và sự diệt tận của xúc, không có sự hình thành của khổ,’ đây là sự quán xét thứ nhì.

Này các Tỷ-kheo, có thể các Thầy được hỏi thêm nữa như sau:…. “Phàm có khổ gì hiện hữu, tất cả đều do duyên xúc”, đây là pháp tùy quán thứ nhất. “Do đoạn diệt, ly tham xúc không có dư tàn, khổ không có hiện hữu”, đây là tùy quán pháp thứ hai.Evaṃ sammā —pe— athāparaṃ etadavoca satthā:

(Này các tỳ khưu, đối với vị tỳ khưu sống có sự quán xét hai khía cạnh) một cách đúng đắn như vậy —như trên— bậc Đạo Sư còn nói thêm điều này nữa:

Này các Tỷ-kheo, do Tỷ-kheo chơn chánh tùy quán hai pháp. Bậc Ðạo Sư lại nói thêm:

739. Tesaṃ phassaparetānaṃ bhavasotānusārinaṃ, kummaggapaṭipannānaṃ ārā saṃyojanakkhayo.

739. “Đối với những người bị quấy nhiễu bởi (sáu) xúc, có sự xuôi theo dòng chảy của hiện hữu, đang thực hành đường lối xấu xa, sự cạn kiệt các mối ràng buộc là xa xôi.

736. Những ai, xúc chi phối,
Chạy theo dòng sanh hữu,
Những người hành tà đạo,
Xa vời diệt kiết sử.

740. Ye ca phassaṃ pariññāya aññāya upasame ratā, te ce phassābhisamayā nicchātā parinibbutā’ti.

740. Và những người nào, sau khi biết toàn diện về xúc, được thích thú ở sự an tịnh nhờ vào trí hiểu biết, những người ấy, thật vậy, do sự lãnh hội về xúc, không còn sự khao khát, được hoàn toàn tịch tịnh.”

737. Những ai liễu tri xúc,
Nhờ trí, thích an tịnh,
Do họ thắng tri xúc,
Không dục ái, tịch tịnh.

Siyā aññenapi —pe— kathañca siyā? Yaṃ kiñci dukkhaṃ sambhoti sabbaṃ vedanāpaccayāti, ayamekānupassanā. Vedanānaṃ tveva asesavirāganirodhā natthi dukkhassa sambhavoti, ayaṃ dutiyānupassanā.

‘Có thể có —như trên— bằng một phương thức khác,’ —như trên— Và có thể như thế nào? ‘Bất cứ khổ nào được hình thành, tất cả do thọ là duyên,’ đây là sự quán xét thứ nhất. ‘Nhưng chính do sự hoàn toàn không còn ái luyến và sự diệt tận của thọ, không có sự hình thành của khổ,’ đây là sự quán xét thứ nhì.

Này các Tỷ-kheo, có thể các Thầy được hỏi thêm nữa như sau:… “Phàm có khổ gì hiện hữu, tất cả đều do duyên thọ”, đây là pháp tùy quán thứ nhất. “Do đoạn diệt, ly tham thọ không có dư tàn, khổ không có hiện hữu”, đây là tùy quán pháp thứ hai.Evaṃ sammā —pe— athāparaṃ etadavoca satthā:

(Này các tỳ khưu, đối với vị tỳ khưu sống có sự quán xét hai khía cạnh) một cách đúng đắn như vậy —như trên— bậc Đạo Sư còn nói thêm điều này nữa:

Này các Tỷ-kheo, do Tỷ-kheo chơn chánh tùy quán hai pháp. Bậc Ðạo Sư lại nói thêm:

741. Sukhaṃ vā yadi vā dukkhaṃ adukkhamasukhaṃ saha, ajjhattañca bahiddhā ca yaṃ kiñci atthi veditaṃ.

741. “Bất cứ điều gì có sự được cảm thọ, dầu là lạc hay là khổ, (hay là) với không khổ không lạc, ở nội phần và ở ngoại phần, …

738. Với lạc thọ, khổ thọ,
Hay bất khổ, bất lạc;
Nội thọ và ngoại thọ,
Phàm có cảm thọ gì.

742. Etaṃ dukkhanti ñatvāna mosadhammaṃ palokitaṃ, phussa phussa vayaṃ passaṃ evaṃ tattha vijānāti,
vedanānaṃ khayā bhikkhu nicchāto parinibbuto’ti.

 742. … Sau khi biết được ‘điều ấy là khổ, có tính chất giả trá, bị đổ vỡ, trong khi nhìn thấy sự hoại diệt sau mỗi lượt xúc chạm và nhận thức như vậy tại nơi ấy, do sự cạn kiệt của các thọ, vị tỳ khưu không còn sự khao khát, được hoàn toàn tịch tịnh.”

739. Biết được đây là khổ,
Giả dối bị hủy hoại.
Thấy các xúc hoại diệt,
Như vậy, đây ly tham,
Tỷ-kheo diệt các thọ,
Không dục ái, tịch tịnh.

Siyā aññenapi —pe— kathañca siyā? Yaṃ kiñci dukkhaṃ sambhoti sabbaṃ taṇhāpaccayāti, ayamekānupassanā. Taṇhāya tveva asesavirāganirodhā natthi dukkhassa sambhavoti, ayaṃ dutiyānupassanā.

‘Có thể có —như trên— bằng một phương thức khác,’ —như trên— Và có thể như thế nào? ‘Bất cứ khổ nào được hình thành, tất cả do ái là duyên,’ đây là sự quán xét thứ nhất. ‘Nhưng chính do sự hoàn toàn không còn ái luyến và sự diệt tận của ái, không có sự hình thành của khổ,’ đây là sự quán xét thứ nhì.

Này các Tỷ-kheo, có thể các Thầy được hỏi thêm nữa như sau:… “Phàm có khổ gì hiện hữu, tất cả đều do duyên ái”, đây là pháp tùy quán thứ nhất. “Do đoạn diệt, ly tham ái, không có dư tàn, khổ không có hiện hữu”, đây là tùy quán pháp thứ hai.Evaṃ sammā —pe— athāparaṃ etadavoca satthā:

(Này các tỳ khưu, đối với vị tỳ khưu sống có sự quán xét hai khía cạnh) một cách đúng đắn như vậy —như trên— bậc Đạo Sư còn nói thêm điều này nữa:

Này các Tỷ-kheo, do Tỷ-kheo chơn chán tùy quán hai pháp. Bậc Ðạo Sư lại nói thêm:

743. Taṇhā dutiyo puriso dīghamaddhāna saṃsaraṃ, itthābhāvaññathābhāvaṃ saṃsāraṃ nātivattati.

743. “Có tham ái là bạn lữ, trong khi luân chuyển một thời gian dài đến sự hiện hữu này và sự hiện hữu khác, con người không vượt qua được luân hồi.

740. Người có ái bạn đường,
Bị luân chuyển dài dài,
Ðến hữu này, hữu khác,
Luân chuyển không dừng nghỉ.

744. Etamādīnavaṃ ñatvā taṇhā dukkhassa sambhavaṃ, vītataṇho anādāno sato bhikkhu paribbaje’ti.

744. Sau khi biết được điều ấy là bất lợi, (biết được) tham ái là nguồn sanh khởi của khổ, vị tỳ khưu có tham ái đã được xa lìa, không có nắm giữ, có niệm, nên ra đi du phương.”

741. Do biết nguy hiểm nầy,
Chính ái tác thành khổ,
Ly ái, không chấp thủ,
Chánh niệm, Tỷ-kheo hành.

Siyā aññenapi —pe— kathañca siyā? Yaṃ kiñci dukkhaṃ sambhoti sabbaṃ upādānapaccayāti, ayamekānupassanā. Upādānānaṃ tveva asesavirāganirodhā natthi dukkhassa sambhavoti, ayaṃ dutiyānupassanā.

‘Có thể có —như trên— bằng một phương thức khác,’ —như trên— Và có thể như thế nào? ‘Bất cứ khổ nào được hình thành, tất cả do thủ là duyên,’ đây là sự quán xét thứ nhất. ‘Nhưng chính do sự hoàn toàn không còn ái luyến và sự diệt tận của thủ, không có sự hình thành của khổ,’ đây là sự quán xét thứ nhì.

Này các Tỷ-kheo, có thể các Thầy được hỏi thêm nữa như sau:…. “Phàm có khổ gì hiện hữu, tất cả đều do duyên thủ”, đây là pháp tùy quán thứ nhất. “Do đoạn diệt, ly tham thủ không có dư tàn, khổ không có hiện hữu”, đây là tùy quán pháp thứ hai.Evaṃ sammā —pe— athāparaṃ etadavoca satthā:

(Này các tỳ khưu, đối với vị tỳ khưu sống có sự quán xét hai khía cạnh) một cách đúng đắn như vậy —như trên— bậc Đạo Sư còn nói thêm điều này nữa:

Này các Tỷ-kheo, do Tỷ-kheo chơn chánh tùy quán hai pháp. Bậc Ðạo Sư lại nói thêm:

745. Upādānapaccayā bhavo bhūto dukkhaṃ nigacchati, jātassa maraṇaṃ hoti eso dukkhassa sambhavo.

745. “Do thủ là duyên, có hữu. Ngưỡi đã được hiện hữu phải chịu khổ. Có cái chết dành cho người đã được sanh ra; điều ấy là nguồn sanh khởi của khổ.

742. Do duyên thủ, có hữu,
Do hữu, đi đến khổ,
Từ sanh nên có chết,
Ðây hiện hữu của khổ.

746. Tasmā upādānakkhayā sammadaññāya paṇḍitā, jātikkhayaṃ abhiññāya nāgacchanti punabbhavanti.

746. Vì thế, do sự cạn kiệt của thủ, các bậc sáng suốt, với sự nhận biết đúng đắn, sau khi biết rõ sự cạn kiệt của sanh, không đi đến sự hiện hữu lại nữa.”

743. Do vậy, bậc Hiền trí,
Diệt thủ, nhờ chánh trí,
Nhờ thắng trí sanh diệt,
Không đi đến tái sanh.

Siyā aññenapi —pe— kathañca siyā? Yaṃ kiñci dukkhaṃ sambhoti sabbaṃ ārambhapaccayāti, ayamekānupassanā. Ārambhānaṃ tveva asesavirāganirodhā natthi dukkhassa sambhavoti, ayaṃ dutiyānupassanā.

‘Có thể có —như trên— bằng một phương thức khác,’ —như trên— Và có thể như thế nào? ‘Bất cứ khổ nào được hình thành, tất cả do sự khởi động (gắn liền với nghiệp) là duyên,’ đây là sự quán xét thứ nhất. ‘Nhưng chính do sự hoàn toàn không còn ái luyến và sự diệt tận của sự khởi động, không có sự hình thành của khổ,’ đây là sự quán xét thứ nhì.

Này các Tỷ-kheo, có thể các Thầy được hỏi thêm nữa như sau:… “Phàm có khổ gì hiện hữu, tất cả đều do duyên khởi xướng”, đây là pháp tùy quán thứ nhất. “Do đoạn diệt ly tham khởi xướng không có dư tàn, khổ không có hiện hữu”, đây là tùy quán pháp thứ hai.Evaṃ sammā —pe— athāparaṃ etadavoca satthā:

(Này các tỳ khưu, đối với vị tỳ khưu sống có sự quán xét hai khía cạnh) một cách đúng đắn như vậy —như trên— bậc Đạo Sư còn nói thêm điều này nữa:

Này các Tỷ-kheo, do Tỷ-kheo chơn chánh tùy quán hai pháp. Bậc Ðạo Sư lại nói thêm:

747. Yaṃ kiñci dukkhaṃ sambhoti sabbaṃ ārambhapaccayā, ārambhānaṃ nirodhena natthi dukkhassa sambhavo.

747. “Bất cứ khổ nào được hình thành, tất cả do sự khởi động là duyên. Do sự diệt tận của sự khởi động, không có sự hình thành của khổ.

744. Phàm khổ gì hiện hữu,
Tất cả duyên khởi xướng,
Do đoạn diệt khởi xướng,
Khổ không có hiện hữu.

748. Etamādīnavaṃ ñatvā dukkhaṃ ārambhapaccayā, sabbārambhaṃ paṭinissajja anārambhavimuttino.

748. Sau khi biết được điều ấy là bất lợi, (biết được) khổ do sự khởi động là duyên, sau khi từ bỏ mọi sự khởi động, đối với vị đã giải thoát khỏi sự khởi động, …

745. Do biết nguy hiểm này,
Khổ do duyên khởi xướng,
Từ bỏ mọi khởi xướng,
Không khởi xướng, giải thoát.

749. Ucchinnabhavataṇhassa santacittassa bhikkhuno, vitiṇṇo jātisaṃsāro natthi tassa punabbhavoti.

749. … đối với vị tỳ khưu có hữu ái đã được trừ tuyệt, có tâm an tịnh, việc luân hồi tái sanh đã được triệt tiêu, đối với vị ấy không có sự hiện hữu lại nữa.”

746. Do đoạn tận hữu ái,
Tâm Tỷ-kheo tịch tịnh,
Vượt khỏi sanh luân chuyển
Vị ấy không tái sanh.

Siyā aññenapi —pe— kathañca siyā? Yaṃ kiñci dukkhaṃ sambhoti sabbaṃ āhārapaccayāti, ayamekānupassanā. Āhārānaṃ tveva asesavirāganirodhā natthi dukkhassa sambhavoti, ayaṃ dutiyānupassanā.

‘Có thể có —như trên— bằng một phương thức khác,’ —như trên— Và có thể như thế nào? ‘Bất cứ khổ nào được hình thành, tất cả do dưỡng chất là duyên,’ đây là sự quán xét thứ nhất. ‘Nhưng chính do sự hoàn toàn không còn ái luyến và sự diệt tận của các dưỡng chất, không có sự hình thành của khổ,’ đây là sự quán xét thứ nhì.

Này các Tỷ-kheo, có thể các Thầy được hỏi thêm nữa như sau:… “Phàm có khổ gì hiện hữu, tất cả đều do duyên thức ăn”, đây là pháp tùy quán quán thứ nhất. “Do đoạn diệt, ly tham thức ăn không có dư tàn, khổ không có hiện hữu”, đây là tùy quán pháp thứ hai.Evaṃ sammā —pe— athāparaṃ etadavoca satthā:

(Này các tỳ khưu, đối với vị tỳ khưu sống có sự quán xét hai khía cạnh) một cách đúng đắn như vậy —như trên— bậc Đạo Sư còn nói thêm điều này nữa:

Này các Tỷ-kheo, do Tỷ-kheo chơn chánh tùy quán hai pháp. Bậc Ðạo Sư lại nói thêm:

750. Yaṃ kiñci dukkhaṃ sambhoti sabbaṃ āhārapaccayā, āhārānaṃ nirodhena natthi dukkhassa sambhavo.

750. “Bất cứ khổ nào được hình thành, tất cả do dưỡng chất là duyên. Do sự diệt tận của các dưỡng chất, không có sự hình thành của khổ.

747. Phàm khổ gì hiện hữu,
Tất cả duyên thức ăn,
Do đoạn diệt thức ăn,
Khổ không có hiện hữu.

751. Etamādīnavaṃ ñatvā dukkhaṃ āhārapaccayā, sabbāhāraṃ pariññāya sabbāhāramanissito.

751. Sau khi biết được điều ấy là bất lợi, (biết được) khổ do dưỡng chất là duyên, sau khi biết toàn diện về mọi dưỡng chất thì không bị lệ thuộc vào mọi dưỡng chất.

748. Do biết nguy hiểm này,
Khổ do duyên thức ăn,
Liễu tri mọi thức ăn,
Không y mọi thức ăn.

752. Ārogyaṃ sammadaññāya āsavānaṃ parikkhayā, saṅkhāya sevī dhammaṭṭho saṅkhaṃ nopeti vedagūti.

752. Với sự nhận biết đúng đắn về vô bệnh (Niết Bàn), do sự hoàn toàn cạn kiệt của các lậu hoặc, vị có sự hành trì, sau khi phán xét, đứng vững ở Giáo Pháp; các bậc đạt được sự thông hiểu không đi đến sự phán xét.”

749. Nhờ chánh trí không bệnh,
Ðoạn diệt các lậu hoặc,
Thọ dụng các thức ăn,
Giác sát, trú Chánh pháp,
Vị đạt được trí tuệ,
Không rơi vào ước lượng.

Siyā aññenapi —pe— kathañca siyā? Yaṃ kiñci dukkhaṃ sambhoti sabbaṃ iñjitapaccayāti, ayamekānupassanā. Iñjitānaṃ tveva asesavirāganirodhā natthi dukkhassa sambhavoti, ayaṃ dutiyānupassanā.

‘Có thể có —như trên— bằng một phương thức khác,’ —như trên— Và có thể như thế nào? ‘Bất cứ khổ nào được hình thành, tất cả do sự loạn động là duyên,’ đây là sự quán xét thứ nhất. ‘Nhưng chính do sự hoàn toàn không còn ái luyến và sự diệt tận của các sự loạn động, không có sự hình thành của khổ,’ đây là sự quán xét thứ nhì.

Này các Tỷ-kheo, có thể các Thầy được hỏi thêm nữa như sau:… “Phàm có khổ gì hiện hữu, tất cả đều do duyên dao động”, đây là pháp tùy quán quán thứ nhất. “Do đoạn diệt, ly tham dao động không có dư tàn, khổ không có hiện hữu”, đây là tùy quán pháp thứ hai.Evaṃ sammā —pe— athāparaṃ etadavoca satthā:

(Này các tỳ khưu, đối với vị tỳ khưu sống có sự quán xét hai khía cạnh) một cách đúng đắn như vậy —như trên— bậc Đạo Sư còn nói thêm điều này nữa:

Này các Tỷ-kheo, do Tỷ-kheo chơn chánh tùy quán hai pháp. Bậc Ðạo Sư lại nói thêm:

753. Yaṃ kiñci dukkhaṃ sambhoti sabbaṃ iñjitapaccayā, iñjitānaṃ nirodhena natthi dukkhassa sambhavo.

753. “Bất cứ khổ nào được hình thành, tất cả do sự loạn động là duyên. Do sự diệt tận của các sự loạn động, không có sự hình thành của khổ.

750. Phàm khổ gì hiện hữu,
Tất cả duyên dao động,
Do đoạn diệt dao động,
Khổ không có hiện hữu.

754. Etamādīnavaṃ ñatvā dukkhaṃ iñjitapaccayā, tasmā hi ejaṃ vossajja saṅkhāre uparundhiya, anejo anupādāno sato bhikkhu paribbajeti.

754. Sau khi biết được điều ấy là bất lợi, (biết được) khổ do sự loạn động là duyên, chính vì thế, sau khi buông bỏ dục vọng, sau khi chận đứng các hành, vị tỳ khưu không còn dục vọng, không có nắm giữ, có niệm, nên ra đi du phương.”

751. Do biết nguy hiểm này,
Khổ do duyên dao động,
Do vậy, bỏ dao động,
Chận dừng lại các hành,
Không có gì chướng ngại
Không chấp thủ, chánh niệm,
Vị Tỷ-kheo bộ hành,
Khắp tất cả chân trời.

Siyā aññenapi —pe— kathañca siyā? Nissitassa calitaṃ hotīti, ayamekānupassanā. Anissato na calatīti, ayaṃ dutiyānupassanā.

‘Có thể có —như trên— bằng một phương thức khác,’ —như trên— Và có thể như thế nào? ‘Người bị lệ thuộc có sự bị dao động,’ đây là sự quán xét thứ nhất. ‘Người không bị lệ thuộc không dao động,’ đây là sự quán xét thứ nhì.

Này các Tỷ-kheo, có thể các Thầy được hỏi thêm nữa như sau:… “Ai có nương tựa, thì bị dao động”, đây là pháp tùy quán quán thứ nhất. “Ai không có nương tựa, không bị dao động”, đây là pháp tùy quán thứ hai.Evaṃ sammā —pe— athāparaṃ etadavoca satthā:

(Này các tỳ khưu, đối với vị tỳ khưu sống có sự quán xét hai khía cạnh) một cách đúng đắn như vậy —như trên— bậc Đạo Sư còn nói thêm điều này nữa:

Này các Tỷ-kheo, do Tỷ-kheo chơn chánh tùy quán hai pháp. Bậc Ðạo Sư lại nói thêm:

755. Anissito na calati nissito ca upādiyaṃ, itthabhāvaññathābhāvaṃ saṃsāraṃ nātivattati.

755. “Người không bị lệ thuộc không dao động, và người bị lệ thuộc, trong khi chấp thủ sự hiện hữu này và sự hiện hữu khác, không vượt qua được luân hồi.

752. Không nương tựa, không động,
Nương tựa có chấp thủ,
Chấp hữu này, hữu khác,
Không chinh phục luân chuyển.

756. Etamādīnavaṃ ñatvā nissayesu mahabbhayaṃ, anissito anupādāno sato bhikkhu paribbajeti.

756. Sau khi biết được điều ấy là bất lợi, (biết được) nỗi sợ hãi lớn lao ở các sự lệ thuộc, vị tỳ khưu không bị lệ thuộc, không có nắm giữ, có niệm, nên ra đi du phương.”

753. Sau khi rõ biết được,
Nguy hiểm tai hại nầy,
Trong các sự nương tựa,
Có sợ hãi lớn lao,
Không nương tựa y chỉ,
Không chấp thủ, chánh niệm,
Vị Tỷ-kheo bộ hành,
Khắp tất cả chân trời.

Siyā aññenapi —pe— kathañca siyā? Rūpehi bhikkhave āruppā santatarāti, ayamekānupassanā. Āruppehi nirodho santataroti, ayaṃ dutiyānupassanā.

‘Có thể có —như trên— bằng một phương thức khác,’ —như trên— Và có thể như thế nào? ‘Này các tỳ khưu, các trạng thái vô sắc an tịnh hơn các trạng thái sắc,’ đây là sự quán xét thứ nhất. ‘Sự diệt tận an tịnh hơn các trạng thái vô sắc,’ đây là sự quán xét thứ nhì.

Này các Tỷ-kheo, có thể các Thầy được hỏi thêm nữa như sau: “Có thể có như thế nào?” Này các Tỷ-kheo “Các pháp vô sắc an tịnh hơn các sắc pháp”, đây là pháp tùy quán thứ nhất. “Sự đoạn diệt an tinh hơn các pháp vô sắc”, đây là pháp tùy quán thứ hai.Evaṃ sammā —pe— athāparaṃ etadavoca satthā:

(Này các tỳ khưu, đối với vị tỳ khưu sống có sự quán xét hai khía cạnh) một cách đúng đắn như vậy —như trên— bậc Đạo Sư còn nói thêm điều này nữa:

Này các Tỷ-kheo, do Tỷ-kheo chơn chánh tùy quán hai pháp. Bậc Ðạo Sư lại nói thêm:

757. Ye ca rūpūpagā sattā ye ca āruppavāsino, nirodhaṃ appajānantā āgantāro punabbhavaṃ.

757. “Và những chúng sanh nào đã đi đến sắc giới, và những người nào trú ở vô sắc giới, trong khi không biết toàn diện về tịch diệt (Niết Bàn), là những người đi đến sự hiện hữu lại nữa.

754. Chúng sanh thuộc sắc giới,
Chúng sanh trú vô sắc,
Không tuệ tri đoạn diệt,
Chúng đi đến tái sanh.

758. Ye ca rūpe pariññāya arūpesu susaṇṭhitā, nirodhe ye vimuccanti te janā maccuhāyinoti.

758. Và những người nào sau khi biết toàn diện về sắc giới, đã khéo đứng vững ở vô sắc giới, những người nào được giải thoát ở tịch diệt (Niết Bàn), những người ấy có sự từ bỏ Tử Thần.”

755. Những ai liễu tri sắc,
Khéo an trú vô sắc,
Giải thoát trong đoạn diệt,
Họ từ bỏ sự chết.

Siyā aññenapi —pe— kathañca siyā? Yaṃ bhikkhave sadevakassa lokassa samārakassa sabrahmakassa sassamaṇabrāhmaṇiyā pajāya sadevamanussāya idaṃ saccanti upanijjhāyitaṃ tadamariyānaṃ etaṃ musāti yathābhūtaṃ sammappaññāya sudiṭṭhaṃ, ayamekānupassanā. Yaṃ bhikkhave sadevakassa lokassa samārakassa sabrahmakassa sassamaṇabrāhmaṇiyā pajāya sadevamanussāya etaṃ musāti upanijjhāyitaṃ tadamariyānaṃ etaṃ musāti yathābhūtaṃ sammappaññāya sudiṭṭhaṃ, ayaṃ dutiyānupassanā.

‘Có thể có —như trên— bằng một phương thức khác,’ —như trên— Và có thể như thế nào? ‘Này các tỳ khưu, điều nào mà đối với thế gian, tính luôn cõi chư Thiên, cõi Ma Vương, cõi Phạm Thiên, cho đến dòng dõi Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài người,được suy tưởng rằng: ‘Điều này là sự thật,’ điều ấy đấy đối với các bậc Thánh được nhìn thấy rõ bằng tuệ chân chánh đúng theo bản thể rằng: ‘Diều này là giả trá,’ đây là sự quán xét thứ nhất. Này các tỳ khưu, điều nào mà đối với thế gian, tính luôn cõi chư Thiên, cõi Ma Vương, cõi Phạm Thiên, cho đến dòng dõi Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài người,được suy tưởng rằng: ‘Điều này là giả trá,’ điều ấy đấy đối với các bậc Thánh được nhìn thấy rõ bằng tuệ chân chánh đúng theo bản thể rằng: ‘Diều này là sự thật,’ đây là sự quán xét thứ hai.

Này các Tỷ-kheo, có thể các Thầy được hỏi thêm nữa như sau: “Có thể có như thế nào?” Này các Tỷ-kheo, “Cái gì được thế giới với chư Thiên, các Ma, các Phạm thiên, được thế giới này với quần chúng Sa-môn và Bà-la-môn, với chư Thiên và loài Người suy tưởng: “Ðây là sự thật”, cái ấy được các vị Thánh khéo thấy như thật với chánh trí tuệ là: “Cái này là hư vọng”, đây là pháp tùy quán thứ nhất. Này các Tỷ-kheo, “Cái gì được thế giới với chư Thiên, các Ma, các Phạm thiên, được thế giới này với quần chúng Sa-môn và Bà-la-môn, với chư Thiên và loài Người suy tưởng: “Ðây là hư vọng”, cái ấy được các vị Thánh khéo thấy như thật với chánh trí tuệ là: “Cái này là chân thật”, đây là pháp tùy quán thứ hai.Evaṃ sammā —pe— athāparaṃ etadavoca satthā:

(Này các tỳ khưu, đối với vị tỳ khưu sống có sự quán xét hai khía cạnh) một cách đúng đắn như vậy —như trên— bậc Đạo Sư còn nói thêm điều này nữa:

Này các Tỷ-kheo, do Tỷ-kheo chơn chánh tùy quán hai pháp. Bậc Ðạo Sư lại nói thêm:

759. Anattani attamāniṃ passa lokaṃ sadevakaṃ, niviṭṭhaṃ nāmarūpasmiṃ idaṃ saccanti maññati.

759. “Hãy nhìn xem thế gian, tính luôn cõi chư Thiên, có sự hoan hỷ ở vô ngã (và) bị chìm đắm ở danh và sắc. Họ nghĩ rằng: ‘Điều này là sự thật.’

756. Hãy xem thế giới nầy,
Với thế giới chư Thiên,
Hoan hỷ với phi ngã,
An trú trên danh sắc,
Nghĩ rằng danh sắc này
Là chân thật không ngụy.

760. Yena yena hi maññanti tato taṃ hoti aññathā, taṃ hi tassa musā hoti mosadhammaṃ hi ittaraṃ.

760. Dẫu cho họ nghĩ thế nào, cái ấy trở thành cái khác so với chính nó. Chính cái ấy trở nên giả trá đối với nó, bởi vì nó có tính chất giả trá và ngắn ngủi.

757. Dầu họ nghĩ thế nào,
Khi danh sắc đổi khác,
Danh sắc là hư vọng,
Giả dối sống tạm bợ,

761. Amosadhammaṃ nibbānaṃ tadariyā saccato viduṃ, te ve saccābhisamayā nicchātā parinibbutāti.

761. Niết Bàn là pháp không giả trá, các bậc Thánh đã biết điều ấy là sự thật. Những vị ấy, thật vậy, do sự lãnh hội về sự thật, không còn sự khao khát, được hoàn toàn tịch tịnh.”

758. Niết-bàn không hư ngụy,
Bậc Thánh chân thật biết,
Họ thắng tri chân thật,
Không ái dục, tịch tịnh.

Siyā aññenapi pariyāyena sammā dvayatānupassanāti iti ce bhikkhave, pucchitāro assu siyātissu vacanīyā, kathañca siyā? Yaṃ bhikkhave sadevakassa lokassa samārakassa sabrahmakassa sassamaṇabrāhmaṇiyā pajāya sadevamanussāya idaṃ sukhanti upanijjhāyitaṃ tadamariyānaṃ etaṃ dukkhanti yathābhūtaṃ sammappaññāya sudiṭṭhaṃ, ayamekānupassanā. Yaṃ bhikkhave sadevakassa lokassa samārakassa sabrahmakassa sassamaṇabrāhmaṇiyā pajāya sadevamanussāya idaṃ dukkhanti upanijjhāyitaṃ tadamariyānaṃ etaṃ sukhanti yathābhūtaṃ sammappaññāya sudiṭṭhaṃ, ayaṃ dutiyānupassanā.

‘Có thể có sự quán xét hai khía cạnh một cách đúng đắn bằng một phương thức khác,’ này các tỳ khưu, nếu có những người hỏi như thế, những người ấy nên được nói như vầy: ‘Có thể.’ Và có thể như thế nào? ‘Này các tỳ khưu, điều nào mà đối với thế gian, tính luôn cõi chư Thiên, cõi Ma Vương, cõi Phạm Thiên, cho đến dòng dõi Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài người, được suy tưởng rằng: ‘Điều này là lạc,’ điều ấy đấy đối với các bậc Thánh được nhìn thấy rõ bằng tuệ chân chánh đúng theo bản thể rằng: ‘Diều này là khổ,’ đây là sự quán xét thứ nhất. Này các tỳ khưu, điều nào mà đối với thế gian, tính luôn cõi chư Thiên, cõi Ma Vương, cõi Phạm Thiên, cho đến dòng dõi Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài người,được suy tưởng rằng: ‘Điều này là khổ,’ điều ấy đấy đối với các bậc Thánh được nhìn thấy rõ bằng tuệ chân chánh đúng theo bản thể rằng: ‘Diều này là lạc,’ đây là sự quán xét thứ hai.

Này các Tỷ-kheo, có thể các Thầy được hỏi thêm nữa như sau: “Có thể có như thế nào?” Này các Tỷ-kheo, “Cái gì được thế giới với chư Thiên, các Ma, các Phạm thiên, được thế giới này với quần chúng Sa-môn và Bà-la-môn, với chư Thiên và loài Người suy tưởng: “Ðây là an lạc”, cái ấy được các vị Thánh khéo thấy như thật với chánh trí tuệ là: “Cái này là khổ”, đây là pháp tùy quán thứ nhất. Này các Tỷ-kheo, “Cái gì được thế giới với chư Thiên, các Ma, các Phạm thiên, được thế giới này với quần chúng Sa-môn và Bà-la-môn, với chư Thiên và loài Người suy tưởng: “Ðây là khổ”, cái ấy được các vị Thánh khéo thấy như thật với chánh trí tuệ là: “Cái này là lạc”, đây là pháp tùy quán thứ hai.

Evaṃ sammā dvayatānupassino kho bhikkhave, bhikkhuno appamattassa ātāpino pahitattassa viharato dvinnaṃ phalānaṃ aññataraṃ phalaṃ pāṭikaṅkhaṃ diṭṭheva dhamme aññā, sati vā upādisese anāgāmitāti. Idamavoca bhagavā. Idaṃ vatvā sugato athāparaṃ etadavoca satthā:

Này các tỳ khưu, đối với vị tỳ khưu sống có sự quán xét hai khía cạnh một cách đúng đắn như vậy, không bị xao lãng, có nhiệt tâm, có bản tánh cương quyết, một quả báu nào đó trong hai quả báu là điều chờ đợi: trí giải thoát ở đời hiện tại, hoặc nếu còn dư sót thì phẩm vị Bất Lai. Đức Thế Tôn đã nói điều này. Sau khi nói điều này, đấng Thiện Thệ, bậc Đạo Sư còn nói thêm điều này nữa:

Này các Tỷ-kheo, do Tỷ-kheo chơn chánh tùy quán hai pháp. Bậc Ðạo Sư lại nói thêm:

762. Rūpā saddā rasā gandhā phassā dhammā ca kevalā, iṭṭhā kantā manāpā ca yāvatatthīti vuccati.

762. “Các sắc, các thinh, các vị, các hương, các xúc, và các pháp, tất cả là đáng mong, đáng yêu, và đáng mến khi nào chúng còn (có trạng thái) được gọi là ‘hiện hữu.’

759. Sắc, tiếng, hương, vị, xúc,
Tất cả những pháp này,
Khả lạc, hỷ, khả ý,
Khi nào chúng hiện hữu.

763. Sadevakassa lokassa ete vo sukhasammatā, yattha cete nirujjhanti taṃ tesaṃ dukkhasammataṃ.

763. Đối với thế gian, tính luôn cõi chư Thiên, các pháp này được công nhận là lạc, và nơi nào các pháp này được diệt tận, điều ấy đối với chúng được công nhận là khổ.

760. Thế giới với chư Thiên
Xem chúng là khả lạc,
Khi chúng bị hoại diệt,
Mới thấy chúng là khổ. 

764. Sukhanti diṭṭhamariyehi sakkāyassuparodhanaṃ, paccanīkamidaṃ hoti sabbalokena passataṃ.

764. Sự hoại diệt của bản thân này được các bậc Thánh xem là ‘lạc,’ điều (nhận thức) này của các bậc đang nhìn thấy là đối nghịch với tất cả thế gian.

761. Bậc Thánh thấy là lạc,
Khi có thân đoạn diệt,
Ðây hoàn toàn trái ngược,
Ðiều mọi giới được thấy.

765. Yaṃ pare sukhato āhu tadariyā āhu dukkhato, yaṃ pare dukkhato āhu tadariyā sukhato viduṃ.

765. Điều nào những kẻ khác đã nói là lạc, điều ấy các bậc Thánh đã nói là khổ. Điều nào những kẻ khác đã nói là khổ, điều ấy các bậc Thánh đã biết là lạc.

762. Ðiều người khác gọi lạc,
Bậc Thánh gọi là khổ,
Ðiều người khác gọi khổ,
Bậc Thánh biết là lạc,

766. Passa dhammaṃ durājānaṃ ampamūḷhettha aviddasu, nivutānaṃ tamo hoti andhakāro apassataṃ.

766. Hãy nhìn xem Pháp khó nhận biết (Niết Bàn), ở đây những kẻ ngu muội không nhìn thấy. Sự tối tăm là dành cho những kẻ bị che đậy, bóng đêm là dành cho những kẻ không nhìn thấy.Hãy xem pháp khó biết,
Kẻ không thấy mê mờ.

763. Kẻ bị che, tối tăm,
Kẻ không thấy, tối mù,

767. Satañca vivaṭaṃ hoti āloko passatāmiva, santike na vijānanti magā dhammass’ akovidā.

767. Sự mở ra (Niết Bàn) là dành cho những người tốt lành, ví như ánh sáng là dành cho những người đang nhìn thấy. Những kẻ ngu không thông thạo Giáo Pháp không nhận thức được (dầu) ở gần bên.Bậc thiện, được rộng mở,
Bậc thấy, được ánh sáng,
Kẻ ngu dầu có gần,
Cũng không biết con đường,
Cũng không có thiện xảo,
Ðối Chánh pháp Phật dạy.

768. Bhavarāgaparetehi bhavasotānusāribhi, māradheyyānupannehi nāyaṃ dhammo susambudho.

768. Pháp này không dễ dàng giác ngộ bởi những kẻ bị quấy nhiễu bởi hữu ái, bởi những kẻ xuôi theo dòng chảy của hữu, bởi những kẻ đã đi vào tầm khống chế của Ma Vương.

764. Bị hữu tham chiến bại,
Bị trôi theo dòng hữu,
Rơi vào Ma chi phối,
Pháp này khó chánh giác.

769. Ko nu aññatramariyehi padaṃ sambuddhumarahati, yaṃ padaṃ sammadaññāya parinibbanti anāsavāti.

769. Vậy người nào xứng đáng để giác ngộ vị thế (Niết Bàn) ngoại trừ các bậc Thánh? Với sự nhận biết đúng đắn về vị thế ấy, các ngài chứng đạt Niết Bàn, không còn lậu hoặc.”

765. Ai ngoài các bậc Thánh,
Xứng đáng đạo chánh giác.
Do chánh trí đạo ấy
Chứng vô lậu Niết-bàn.

Idamavoca bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṃ abhinandunti. Imasmiṃ kho pana veyyākaraṇasmiṃ bhaññamāne saṭṭhimattānaṃ bhikkhūnaṃ anupādāya āsavehi cittāni vimucciṃsūti.

Đức Thế Tôn đã nói điều này. Được hoan hỷ, các vị tỳ khưu ấy thỏa thích lời dạy của đức Thế Tôn. Hơn nữa, trong khi sự thuyết giảng này được nói lên, tâm của sáu mươi tỳ khưu ấy đã được giải thoát khỏi các lậu hoặc, do không còn chấp thủ.

Thế Tôn thuyết như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỉ tín thọ lời Thế Tôn dạy. Trong khi pháp này được giảng, tâm của hơn sáu mươi Tỷ-kheo giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.

Dvayatānupassanā suttaṃ niṭṭhitaṃ.

Dứt Kinh Quán Xét Hai Khía Cạnh.

TASSUDDĀNAṂ

TÓM LƯỢC KINH NÀY

Saccaṃ upadhi avijjā ca saṅkhāraviññāṇapañcamaṃ,

phassavedaniyā taṇhā upādānarambhā āhārā,

iñjitaṃ calitaṃ rūpaṃ saccaṃ dukkhena soḷasāti.

Sự thật, mầm tái sanh, vô minh, các hành, và thức là thứ năm, xúc, thọ, ái, thủ, sự khởi động, các dưỡng chất, sự loạn động, sự bị dao động, sắc, sự thật, với khổ là mười sáu.

Mahāvaggo tatiyo.

Đại Phẩm là thứ ba.

TASSA VAGGASSUDDĀNAṂ

TÓM LƯỢC PHẨM NÀY

Pabbajjā ca padhānañca subhāsitañca pūraḷāsaṃ māghasuttañca sabhiyo ca selo sallaṃ ca vuccati, vāseṭṭho cāpi kokāli nālako dvayatānupassanā dvādasetāni suttāni mahāvaggoti vuccatīti.

Việc xuất gia, sự nỗ lực, việc khéo nói, và phần bánh cúng tế, và Kinh về vị Māgha, vị Sabhiya, vị Sela, và mũi tên được nói đến, và vị Vāseṭṭha nữa, vị Kokāli, vị Nālaka, việc quán xét hai khía cạnh, mười hai bài Kinh này gọi là Đại Phẩm.

—-

Bài viết trích từ cuốn “Kinh Điển Tam Tạng – Tiểu Bộ – Kinh Tập“, Tỳ-khưu Indacanda Dịch Việt
* Link tải sách ebook: “Kinh Điển Tam Tạng – Tiểu Bộ – Kinh Tập” ebook
* Link thư mục ebook: Sách Tỳ-khưu Indacanda
* Link tải app mobile: Ứng Dụng Phật Giáo Theravāda 

 

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.