Đọc Hiểu Pali – Bài Học Số 09 – Tỳ Khưu Thiện Hảo (bhikkhu Vāyāma)

Đọc Hiểu Pali – Bài Học Số 09 – Tỳ Khưu Thiện Hảo (BHIKKHU VĀYĀMA)


BÀI HỌC SỐ 8 & 9 (2 ngày)

Thứ Ba 08-09-2020 và thứ Năm 10-09-2020

Sửa bài tập số 7:

1. Buddho ārāme nisīdantānaṃ buddhimataṃ upāsakānañca upāsikānañca āsavakkhayaṃ nitaṃ dhammaṃ deseti (Đức Phật thuyết Pháp hướng đến sự lậu tận cho các cận sự nam và cận sự nữ có trí khi (họ) đang ngồi trong chùa.) 

= Buddho dhammaṃ deseti (Đức Phật thuyết pháp.) / Buddhimantā upāsakā upāsikāyo ca ārāme nisīdanti (Các cận sự nam và cận sự nữ có trí đang ngồi trong chùa.) / Dhammo āsavakkhayaṃ neti (Pháp dẫn đến sự lậu tận.) / Buddho ārāme nisinnānaṃ buddhimantaṃ upāsakānañca upāsikānañca dhammaṃ deseti (Đức Phật thuyết Pháp cho các cận sự nam và cận sự nữ có trí mà đã ngồi trong chùa.) 

Các động từ cần được chia trong câu này theo 8 thì ở trên là: nisīdati (ngồi), neti (dẫn/hướng đến), deseti (thuyết/giảng), ví dụ:

Hiện tại (thể năng động): (III) nisīdati – nisīdanti / (II) nisīdasi – nisīdatha / (I) nisīdāmi – nisīdāma.

Mệnh lệnh (thể năng động): (III) nisīdatu – nisīdantu / (II) nisīda, nisīdāhi – nisīdatha / (I) nisīdāmi – nisīdāma.

Khả năng (thể năng động): (III) nisīde, nisīdeyya – nisīdeyyuṃ / (II) nisīdesi, nisīdeyyāsi – nisīdeyyātha / (I) nisīdemi, nisīdeyyāmi – nisīdema, nisīdeyyāma.

Bất thành khứ (thể năng động): (III) (a)nisīda, (a)nisīdā – (a)nisīdū / (II) (a)nisīdo – (a)nisīdattha / (I) (a)nisīda, (a)nisīdaṃ – (a)nisīdamhā.

Hoàn thành khứ (thể năng động): (III) nisasīda – nisasīdu, nisasīdū / (II) nisasīde – nisasīdittha / (I) nisasīda, nisasīdaṃ – nisasīdimha.

Bất định khứ (thể năng động): (III) (a)nisīdi, (a)nisīdī – (a)nisīduṃ, (a)nisīdiṃsu / (II) (a)nisīdi, (a)nisīdo – (a)nisīdittha / (I) (a)nisīdiṃ – (a)nisīdimha, (a)nisīdimhā.

Tương lai (thể năng động): (III) nisīdissati – nisīdissanti / (II) nisīdissasi – nisīdissatha / (I) nisīdissāmi –nisīdissāma.

Điều kiện (thể năng động): (III) (a)nisīdissa, (a)nisīdissā – (a)nisīdissaṃsu / (II) (a)nisīdisse, (a)nisīdissa – (a)nisīdissatha / (I) (a)nisīdissaṃ, (a)nisīdissa – (a)nisīdissamha, (a)nisīdissamhā.

2. Ví dụ: 

Hiện tại: (III) So vicarati te vicaranti / (II) Tvaṃ vicarasi tumhe vicaratha / (I) Ahaṃ vicarāmi Mayaṃ vicarāma…..

ĐỘNG TỪ (ākhyāta) (tiếp theo)

1. Hiện tại – Present (vattamānā):

được dùng để diễn đạt một hành động (đang) xảy ra trong hiện tại. Trong Pāli ngữ, không có biến cách động từ của các thì Tiếp diễn (continuous), thì Hoàn thành (Perfect) và thì Hoàn thành tiếp diễn (Perfect continuous). Cho nên, thì hiện tại (vattamānā) có thể được dịch như Hiện tại nhấn mạnh (Present emphatic) và Hiện tại tiếp diễn (Present continuous) trong Anh ngữ, ví dụ: Dhāvāmi (tôi chạy, tôi đang chạy). 

Thì này cũng diễn đạt một hành động xảy ra phổ biến ở mọi lúc, ví dụ: jātā mīyanti (những ai đã sanh thì đều chết cả.)

Cách thành lập:  

Ngữ căn Động từ tướng Biến tố động từ
√gam>gacch a ti gacchati (nó đi)

Từ vĩ “mi, ma” của ngôi thứ I, thể năng động, khiến cho đoản âm cuối của động từ cơ bản thành trường âm, ví dụ: dhāv+a+mi = dhāvāmi.

Một số động từ cơ bản kết thúc với ‘ā, e, o’, ví dụ: 

hoặc kiṇā (mua), parassapada dis hoặc dese (thuyết), parassapada kar hoặc karo (làm), parassapada
Số ít Số nhiều Số ít Số nhiều Số ít Số nhiều
I kiṇāmi kiṇāma desemi desema karomi karoma
II kiṇāsi kiṇātha desesi desetha karosi karotha
III kiṇāti kiṇanti deseti desenti karoti karonti

Một số động từ hiện tại:

Gacchati (√gam>gacch+a+ti) = đi

Tiṭṭhati (√ṭhā+ti) = đứng

Nisīdati (ni+√sad+a+ti) = ngồi

Sayati (√si+a+ti) = ngủ

Carati (√car+a+ti) = đi bộ/dạo

Dhāvati (√dhāv+a+ti) = chạy

Bhuñjati (√bhuj+a-ṃ+a+ti) = ăn

Bhāsati (√bhās+a+ti) = nói

Harati (√har+a+ti) = mang/lấy đi

Āharati (ā+√har+a+ti) = đem lại

Kīḷati (√kīḷ+a+ti) = chơi, đùa giỡn, nô đùa

Vasati (√vas+a+ti) = sống

Hanati (√han+a+ti) = giết

Āruhati (ā+√ruh+a+ti) = leo/trèo lên

Hasati (√has+a+ti) = cười 

Yācati (√yāc+a+ti) = xin, khẩn nài

Các ví dụ về thì hiện tại:

  1. Ekaṃ samayaṃ bhagavā sāvatthiyaṃ viharati anāthapiṇḍikassa jetavane ārāme. (Một thuở nọ, Thế Tôn trú tại chùa Jetavana của ông Anāthapiṇḍika (gần thành) Sāvatthī.)
  2. Sutavā ariyasāvako rūpasmimpi nibbindati. (Vị thánh đệ tử đa văn cũng nhàm chán trong sắc pháp.)
  3. Idha, bhikkhu araññagato vā rukkhamūlagato vā suññāgāragato vā iti paṭisañcikkhati: ‘rūpaṃ aniccaṃ (hoti)…” (Ở đây, vị tỳ-khưu là người đã đi đến rừng hoặc đến gốc cây hoặc đến ngôi nhà trống, quán chiếu như vầy: ‘Sắc là vô thường’….)
  4. So satova assasati satova passasati. (vị ấy chánh niệm thở ra, chánh niệm thở vô.)
  5. Dīghaṃ vā assasanto ‘dīghaṃ assasāmī’ti pajānāti. (Hoặc khi đang thở ra dài/chậm, vị ấy biết rõ rằng: ‘Tôi đang thở ra dài’.) 
  6. Kathañca pana, bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati? (Hơn nữa, này các tỳ-khưu, vị tỳ-khưu an trú sự quán thân trên thân như thế nào?)
  7. Idha, bhikkhave, bhikkhu araññagato vā rukkhamūlagato vā suññāgāragato vā pallaṅkaṃ nisīdati. (Ở đây, này các tỳ-khưu, vị tỳ-khưu là người đã đi đến rừng hoặc đến gốc cây hoặc đến ngôi nhà trống, ngồi thế kiết già.)

Ngữ vựng: 

Samaya (nt): thời gian, điều kiện

Sutavantu (tt): có tai, bậc đa văn

Ariyasāvako = ariya (tt) cao quý + sāvaka (nt) đệ tử

Rūpa (trut): sắc

Pi = api (bbt): cũng

Nibbindati (ni+√vid+ṃ-a+ti): nhàm chán

Paṭisañcikkhati (paṭi+saṃ+√cikkh+a+ti): phân biệt rõ, quán xét

Vā (lt): hoặc

Ca (lt): và

Anicca (tt): vô thường

Sata (qkpt của sarati): nhớ rõ, lưu tâm, niệm

Assasati (ā+√sas+a+ti): thở ra

Passasati (pa+√sas+a+ti): thở vô

Dīgha (tt): dài

Pajānāti (pa+√ñā+nā+ti): biết rõ, liễu tri

Kathaṃ (trt): thế nào/làm sao?

Pana (bbt): lại nữa, và giờ đây

Kāya (nt): thân thể

Anupassin (tt): quán sát, tuỳ niệm 

Arañña (trut): khu rừng

Rukkha (nt): cây

Mūla (trut): gốc, chân, củ

Suñña (tt) trống/rỗng không

Agāra (trut): nhà, chòi

Pallaṅka (nt): thế kiết già; ghế dài

2. Bất định khứ – Aorist (ajjatanī):

được dùng để diễn đạt một hành động đã xảy ra trong quá khứ nói chung. 

Cách thành lập: 

Ngữ căn Biến tố động từ
(a) √gam>gacch i (a)gacchi (nó đã đi)

Một số động từ cơ bản kết thúc với ‘ā, e, o’, ví dụ: 

hoặc kiṇā (mua), parassapada dis hoặc dese (thuyết), parassapada kar hoặc karo (làm), parassapada
Số ít Số nhiều Số ít Số nhiều Số ít Số nhiều
I (a)kiṇiṃ (a)kiṇimha, (a)kinimhā (a)desesiṃ (a)desesimhā (a)kariṃ (a)karimha
II (a)kiṇo, (a)kiṇi (a)kiṇittha (a)desesi (a)desesittha (a)kari, (a)karo (a)karittha
III (a)kiṇi, (a)kiṇī (a)kiṇuṃ, (a)kiṇimsu (a)desesi (a)desesuṃ (a)kari (a)karuṃ, (a)kariṃsu

Một số động từ bất định khứ:

Gacchi = đã đi

Gaṇhi = đã lấy

Dadi = đã cho 

Khādi = đã ăn/nhai

Hari = đã mang/đem đi

Kari = đã làm

Āhari = đã mang lại/đem đến

Dhāvi = đã chạy

Kiṇi = đã mua

Vikkiṇi = đã bán

Nisīdi = đã ngồi

Sayi = đã ngủ

Āruhi = đã đi/trèo/leo lên

Acari = đã đi dạo/lanh quanh

Các ví dụ về bất định khứ:

  1. Tatra kho bhagavā bhikkhū āmantesi – ‘bhikkhavo’ti. (Ở đấy, Thế Tôn đã gọi các tỳ-khưu rằng: ‘Này các tỳ-khưu!’)
  2. Bhaddante’ti te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. (Các tỳ-khưu đã đáp lời Thế Tôn rằng: ‘Bạch Ngài’.)
  3. Attamanā pañcavaggiyā bhikkhū bhagavato bhāsitaṃ abhinandunti. (Nhóm 5 vị tỳ-khưu đã hoan hỷ với lời nói của Thế Tôn.)
  4. Atha kho bhagavā imaṃ udānaṃ udānesi. (Ở đấy, Thế Tôn đã thốt lên lời này.)
  5. Mayaṃ maggena gāmaṃ gacchimha. (Chúng tôi đã đi đến làng bằng con đường.)
  6. Tumhe munīnaṃ āhāraṃ adadittha. (Các bạn đã cúng dường vật thực đến các vị ẩn sĩ.)
  7. Mayaṃ girimhā candaṃ passimhā. (Chúng tôi đã thấy mặt trăng từ ngọn núi.)

Ngữ vựng:

Āmanteti (ā+√mant+e+ti): gọi, mời

Paccassosuṃ (qkpt của paṭissuṇāti = paṭi+su+ṇā+ti): đồng ý, tán thành

Attamana (tt = attano manatā): thoả thích, hoan hỷ

Vagga (trut): nhóm, bọn

Vaggiya (tt): thuộc một nhóm

Abhinandati (abhi+√nand+a+ti): vui mừng, hoan hỷ

Udāna (trut): sự phát biểu, lời nói ra

Udāneti (u+ā+√nī+e+ti): nói lên/ra

Muni (nt): bậc ẩn sĩ/hiền trí

Dadāti (√dā+a+ti): cho, biếu, dâng

Giri (nt): núi

Canda (nt): mặt trăng

Passati (√dis+a+ti): thấy

3. Tương lai – Future (bhavissanti):

được dùng để diễn đạt một hành động sẽ xảy ra trong tương lai.

Cách thành lập: 

Ngữ căn (Chèn thêm) Biến tố động từ
√gam>gacch i ssati gacchissati (nó sẽ đi)

Một số động từ cơ bản kết thúc với ‘ā, e, o’, ví dụ: 

hoặc kiṇā (mua), parassapada dis hoặc dese (thuyết), parassapada kar hoặc karo (làm), parassapada
Số ít Số nhiều Số ít Số nhiều Số ít Số nhiều
I kiṇissāmi kiṇissāma desessāmi desessāma karissāmi karissāma
II kiṇissasi kiṇissatha desessasi desessatha karissasi karissatha
III kiṇissati kiṇissanti desessati desessanti karissati karissanti

Một số động từ thì Tương lai:

Gamissati = hắn sẽ đi

Bhuñjissati = hắn sẽ ăn

Harissati = hắn sẽ mang/lấy đi

Vasissati = hắn sẽ sống

Dadissati = hắn sẽ cho

Karissati = hắn sẽ làm

Passissati = hắn sẽ thấy

Bhāyissati = hắn sẽ sợ

Các ví dụ về thì Tương lai:

  1. Dhammañhi vo, bhikkhave, anussarataṃ yaṃ bhavissati, bhayaṃ vā chambhitattaṃ vā lomahaṃso vā pahīyissati. (Này các tỳ-khưu, khi các ông nhớ tưởng/tuỳ niệm đến Pháp, thì sự sợ hãi hay sự hoảng hốt hay sự rởn gai óc sẽ bị tan biến.)
  2. Iti purāṇañca vedanaṃ paṭihaṅkhāmi, navañca vedanaṃ na uppādesāmi, yātrā ca me bhavissati, anavajjatā ca phāsuvihāro ca. (Như vậy tôi sẽ đoạn trừ cảm thọ cũ, khiến cho cảm thọ mới không sanh khởi, và sẽ có sự hỗ trợ mạng sống chánh đáng và lạc trú cho tôi.)
  3. Sace ākaṅkhatha, bhuñjatha, no ce tumhe bhuñjissatha, idānāhaṃ appāṇake udake opilāpessāmi. (Nếu các ông muốn, hãy ăn; nếu các ông không ăn, ta sẽ đổ bỏ vào nước không có chúng sanh.)
  4. Mama puttā seṭṭhino gāme vasissanti. (Các con trai của tôi sẽ sống tại làng của vị triệu phú.)
  5. Mayaṃ gehe odanaṃ bhuñjissāma. (Chúng tôi sẽ ăn cơm tại nhà.)
  6. Mayaṃ seṭṭhino gehaṃ gamissāma. (Chúng tôi sẽ đi đến nhà của vị triệu phú.)
  7. Tesaṃ ye sotabbaṃ saddahātabbaṃ maññissanti, tesaṃ taṃ bhavissati dīgharattaṃ ahitāya dukkhāya. (Điều ấy sẽ dẫn đến bất hạnh và đau khổ lâu dài cho những ai mà sẽ nghĩ rằng họ nên lắng nghe và tin tưởng vào những vị này.)
  8. Ajja me samaṇena gotamena saddhiṃ kathāsallāpo bhavissati. (Hôm nay sẽ có cuộc đàm thoại của ta với sa-môn Gotama.)
  9. Kuto panassa uppajjissati sakkāyadiṭṭhi? (Thân kiến sẽ khởi sanh từ đâu cho vị ấy?)

Ngữ vựng:

Purāṇa (tt): xưa, cổ, cũ

Vedanā (nut): thọ, cảm giác

Paṭihaṅkhati (dạng tương lai của paṭihanti): sẽ phá huỷ, tiêu diệt

Nava (tt): mới

Uppādeti (u+√pad+e+ti): làm/khiến cho sanh

Yātrā (nut): sự hỗ trợ mạng sống

Anavajjatā = na+na+vajja (trut) lỗi lầm

Ca (liên từ): và

Phāsuvihāra = phāsu (tt) thoải mái + vihāra (nt) điều kiện sống

Sace, ce (lt): nếu

Ākaṅkhati (ā+√kakh+ṃ-a-ti): mong muốn

Appāṇaka (không có chúng sanh) = na+pāṇaka (nt) chúng sanh

Vā (liên từ): hoặc

Udaka (trut): nước

Opilāpeti (ava+√plav+e+ti): ngâm, chôn vùi

Putta (nt): con trai, nam tử

Seṭṭhi (nt): vị triệu phú

Odana (nt, trut): cơm

Sotabbaṃ (htpt của suṇāti): nên được nghe

Saddahātabbaṃ (htpt của saddahati): nên được tin

Maññati (√man+ya+ti): suy nghĩ

Samaṇa (nt): sa-môn

Kathāsallāpa = kathā (nut) câu chuyện, lời nói+sallāpa (nt) cuộc nói chuyện thân mật

Bhavati (√bhū>bhav+a+ti): thì, là, có

Apaṇṇaka (tt) chân thật

Samatta (tt): hoàn toàn

Samādinna (qkpt của samādiyati): thọ trì, thực hành

Dīgharattaṃ (trt): lâu dài

Hita (tt): lợi ích

Dukkha (tt): khổ

Kuto (trt): từ đâu?

Uppajjati (u+√pad+ya+ti): khởi sanh

Sakkāyadiṭṭhi (nut): thân kiến

Bhaya (trut): sự sợ hãi

Chambhitatta (trut): sự hoảng hốt

lomahaṃsa (nt): sự rởn gai óc/nổi da gà

pahīyati: tiêu/huỷ diệt

4. Mệnh lệnh – Imperative (pañcamī):

được dùng để chỉ sự sai bảo, cầu khẩn, khuyên dạy, hoặc ước vọng. 

Cách thành lập:

Ngữ căn Động từ tướng Biến tố động từ
√gam>gacch a tu gacchatu (nó hãy đi)

Từ vĩ “hi, mi, ma” của thể năng động, khiến cho đoản âm cuối của động từ cơ bản thành trường âm, ví dụ: dhāv+a+hi = dhāvāhi.

Một số động từ cơ bản kết thúc với ‘ā, e, o’, ví dụ: 

hoặc kiṇā (mua), parassapada dis hoặc dese (thuyết), parassapada kar hoặc karo (làm), parassapada
Số ít Số nhiều Số ít Số nhiều Số ít Số nhiều
I kiṇāmi kiṇāma desemi desema karomi karoma
II kiṇa, kiṇāhi kiṇātha desehi desetha karohi karotha
III kiṇātu kiṇantu desetu desentu karotu karontu

Phân từ “” đứng trước lối Mệnh lệnh để diễn đạt sự ngăn cấm, ví dụ: mā gaccha (bạn đừng có đi!)

Một số động từ Lối mệnh lệnh:

Pivatu = để hắn uống

Jayatu = để hắn chiến thắng

Rakkhatu = để hắn bảo hộ

Ṭhapetu = để nó giữ

Bhavatu = để nó là

Gacchatu = để hắn đi

Bhāsatu = để hắn nói

Các ví dụ về lối Mệnh lệnh:

  1. Imasmiṃ nagare vasantā sabbe sattā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu. (Nguyện/mong cho tất cả chúng sanh đang sống trong thành phố này không có hận thù, không sân hận, không có khổ não, hãy tự hộ trì chính mình.) 
  2. Ciraṃ tiṭṭhatu Saddhammo, dhamme hontu sagāravā; sabbepi sattā kālena, sammā devo pavassatu. (Mong Chánh pháp được trường tồn, mong tất cả chúng sanh có hãy tôn trọng trong Pháp, mong cho mưa đúng thời vụ.)
  3. Dānaṃ dadantu saddhāya, sīlaṃ rakkhantu sabbadā; bhāvanābhiratā hontu, gacchantu devat’āgatā. (Mong (họ) hãy cúng dường vật thí bằng đức tin, hãy thường giữ giới, hãy vui thích trong sự tu tiến, chư thiên mà đã đến rồi mong chư vị hồi quy.)
  4. Tvaṃ sālāyaṃ kaññānaṃ odanaṃ pacāhi. (Bạn hãy nấu cơm cho các cô gái trong đại sảnh.)
  5. Devatā bhūmiyaṃ manusse rakkhantu. (Mong chư thiên hộ trì cho nhân loại trên địa cầu.)
  6. Laṅkāya bhūpatino senāyo jayantu. (Mong cho họ chiến thắng những kẻ thù của đức vua trong nước Srilanka.)

Ngữ vựng:

Nagara (trut): thành phố

Sabba (đat): tất cả, mọi

Satta (nt): chúng sanh

Avera (tt): không có thù hận

Abyāpajja (tt): không có sân ác = na+byāpajja

Anīgha (tt): không có khổ não = na+nīgha

Sukhin (tt): an lạc

Pariharati (pari+√har+a+ti): hộ trì

Ciraṃ (trt): cho bền lâu, trường tồn

Sagārava (tt): tôn kính, kính trọng

Kāla (nt): thì giờ

Deva (nt): thiên nhân, mưa

Sammā (bbt): đúng lúc, hợp thời

Pavassati (pa+√vass+a+ti): mưa

Dāna (trut): vật thí, sự bố thí

Saddhā (nut): đức tin

Sabbadā (trt): luôn luôn

Bhāvanā (nut): sự tu tiến

Abhirata (qkpt của abhiramati): ưa/vui thích

Sālā (nut): phòng lớn, đại sảnh

Bhūmi (nut): đất, địa cầu

Laṅkā (nut): nước Srilanka

Bhūpati (nt): nhà vua

Senā (nut): kẻ thù

Jayati (√ji+a+ti): chiến thắng, thắng trận

Tiṭṭhati (√ṭhā+a+ti): đứng, trụ

Rakkhati (√rakkh+a+ti): hộ trì, giữ gìn

Sīla (trut): giới

Devata (nt): thiên nhân

Manussa (nt): nhân loại, loài người

5. Khả năng – Optative (sattamī):

được dùng để chỉ sự cho phép, giả định, yêu cầu, hoặc nguyện vọng.

Cách thành lập:

Ngữ căn Biến tố động từ
√gam>gacch eyya gaccheyya (nó nên đi)

Một số động từ cơ bản kết thúc với ‘ā, e, o’, ví dụ: 

hoặc kiṇā (mua), parassapada dis hoặc dese (thuyết), parassapada kar hoặc karo (làm), parassapada
Số ít Số nhiều Số ít Số nhiều Số ít Số nhiều
I kiṇeyyāmi kiṇeyyāma deseyyāmi deseyyāma kareyyāmi, kayirāmi kareyyāma, kayirāma
II kiṇeyyāsi kiṇeyyātha deseyyāsi deseyyātha kareyyāsi, kayirāsi kayirātha
III kiṇeyya kiṇeyyuṃ deseyya deseyyuṃ kareyya, kayirā, kare kareyyuṃ, kayiruṃ

Các ví dụ về lối Khả năng:

  1. Sace mayaṃ guhāyaṃ sayeyyāma, pasavo no haneyyuṃ. (Nếu chúng tôi ngủ trong hang, các loài thú có thể tấn công chúng tôi.)
  2. Sace tvaṃ vaḷavaṃ kiṇeyyāsi, ahaṃ assaṃ kiṇissāmi. (Nếu bạn mua con ngựa cái, thì tôi sẽ mua con ngựa đực.)
  3. No ce me dhajaggaṃ ullokeyyātha, atha pajāpatissa devarājassa dhajaggaṃ ullokeyyātha. (Nếu các ông không nhìn lên đầu ngọn cờ của ta, thì các ông nên nhìn lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Pajāpati.)
  4. Rūpañca hidaṃ, bhikkhave, attā abhavissa, nayidaṃ rūpaṃ ābādhāya saṃvatteyya. (Này các tỳ-kheo, nếu sắc này thật sự là ngã, thì sắc ấykhông thể dẫn đến bệnh tật.)
  5. Sace tvaṃ odanaṃ paceyyāsi, ahaṃ kaññāya āhāraṃ dadissāmi. (Nếu bạn nấu cơm thì tôi sẽ cho thức ăn đến cô gái.)

Ngữ vựng:

Sace, yadi, ce (bbt): nếu (‘ce’ không được dùng ở đầu câu)

Guhā (nut): hang động

Pasu (nt): thú vật, gia súc

Hanati (√han+a+ti): giết, tấn công

Vaḷavā (nut): con ngựa cái

Assa (nt): con ngựa đực

Kiṇāti (√ki+ṇā+ti): mua

Dhaja (nt): ngọn cờ

Ulloketi (u+√lok+e+ti): nhìn lên 

Pajāpati: tên một vị Thiên vương

Devarāja = deva (nt) thiên nhân + rāja (nt) vua

Hidaṃ = hi + idaṃ

Atta (nt): tự ngã

Bhavati (√bhū+a+ti): thì, là, trở thành

Nayidaṃ = na+y+idaṃ

Ābādha (nt): bệnh tật

Saṃvattati (saṃ+√vat+a+ti): dẫn đến

Saññā (nut): tưởng, sự nhận thức

Bhāsati (√bhās+a+ti): nói

Uppajjati (ud+√pad+ya+ti): khởi sanh

Bhaya (trut): sự sợ hãi

Chambhitatta (trut): trạng thái kinh ngạc

Lomahaṃsa = loma (trut) tóc + haṃsa (haṃsati= √haṃs+a+ti) dựng tóc gáy

Kaññā (nut): cô gái, thiếu nữ

Āhāra (trut): thức ăn

Sayati (√si+a+ti): ngủ, nằm

Phần tụng đọc:

Metta-bhāvanā

Ahaṃ avero(nt, cc, si) không có thù hận homi, abyāpajjo(nt, cc, si) không có sân ác homi, anīgho(nt, cc, si) không có khổ não homi, sukhī(nt, cc, si) an lạc attānaṃ(đc, si) tôi pariharāmi(pari+√har+a+ti) hộ trì. 

Imasmiṃ mahāvijjālaye vasantā sabbe sattā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, 

sukhī attānaṃ pariharantu. 

Imasmiṃ mahāvijjālaye ārakkhadevatā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu. 

Imasmiṃ nagare vasantā sabbe sattā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu. 

Imasmiṃ nagare(trut) thành phố ārakkhadevatā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu. 

Amhākaṃ catupaccaya(nt) duyên, điều kiện-dāyakā(nt) thí chủ averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu. 

Amhākaṃ veyyāvacca(trut) phục vụ-karā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu. 

Imasmiṃ raṭṭhe(trut) quốc dộ vasantā sabbe sattā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu. 

Imasmiṃ raṭṭhe ārakkhadevatā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu. 

Imasmiṃ sāsane ārakkhadevatā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu. 

Imasmiṃ cakkavāḷe(nt, trut) vũ trụ sabbe sattā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu. 

Imasmiṃ cakkavāḷe ārakkhadevatā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu. 

Puratthimāya(tt) Đông disāya(nut) hướng, pacchimāya(tt) Tây disāya, uttarāya(tt) Bắc disāya, dakkhiṇāya(tt) Nam disāya, puratthimāya anudisāya(nut) hướng phụ, pacchimāya anudisāya, uttarāya anudisāya, dakkhiṇāya anudisāya, heṭṭhimāya(tt) ở dưới disāya, uparimāya(tt) ở trên disāya, sabbe sattā(nt) chúng sanh, sabbe pāṇā(nt) hữu tình, sabbe bhūtā(nt) sanh linh, sabbe puggalā(nt) người, sabbe attabhāvapariyāpannāattabhāva (nt) cá nhân+pariyāpanna (qkpt của pari+ā+√pad+ya+ti) bao gồm, thuộc về; sabbā itthiyo(nut) nữ nhân, sabbe purisā(nt) nam nhân, sabbe ariyā(nt) Thánh nhân, sabbe anariyā, sabbe devā(nt) thiên nhân, sabbe manussā(nt) nhân loại, sabbe vinipātikā(nt) chúng sanh cõi khổ, averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu. 

Bhadanta (bậc Tôn kính)
Cách Số ít Số nhiều
1 bhadanto bhadantā, bhaddantā
8 bhaddanta, bhante, bhadanta, bhadantā bhadantā, bhaddantā, bhante
2 bhadantaṃ bhadante, bhaddante
3 bhadantena bhadante(b)hi
5 bhadantā, bhadantasmā, bhadantamhā  bhadante(b)hi
4&6 bhadantassa bhadantānaṃ
7 bhadante, bhadantasmiṃ, bhadantamhi bhadantesu
Bhavanta (bậc Tôn kính)
Cách Số ít Số nhiều
1 bhavaṃ, bhavanto bhonto, bhavanto, bhavantā
8 bhante, bhonta, bhontā bhonto, bhavanto, bhavantā
2 bhavantaṃ bhonte, bhavante
3 bhotā, bhavatā, bhavantena bhavante(b)hi
5 bhotā, bhavatā, bhavantasmā, bhavantamhā bhavante(b)hi
4&6 bhoto, bhavato, bhavantassa bhavataṃ, bhavantānaṃ
7 bhavati, bhavante, bhavantasmiṃ, bhavantamhi bhavantesu
Sabba (tất cả, mọi)
Cách  Nam tính Trung tính  Nữ tính
Số ít Số nhiều Số ít  Số nhiều Số ít  Số nhiều
1 sabbo sabbe sabbaṃ sabbāni sabbā sabbā, sabbāyo
8 sabba, sabbā sabbe sabba sabbāni sabbe sabbā, sabbāyo
2 sabbaṃ sabbe sabbaṃ sabbāni sabbaṃ sabbā, sabbāyo
3 sabbena sabbe(b)hi sabbena sabbe(b)hi sabbāya sabbā(b)hi
5 sabbasmā, sabbamhā sabbe(b)hi sabbasmā, sabbamhā sabbe(b)hi sabbāya sabbā(b)hi
4&6 sabbassa sabbesaṃ, sabbesānaṃ sabbassa sabbesaṃ, sabbesānaṃ sabbassā, sabbāya sabbāsaṃ, sabbāsānaṃ
7 sabbasmiṃ, sabbamhi sabbesu sabbasmiṃ, sabbamhi sabbesu sabbassaṃ, sabbāyaṃ sabbāsu
Atta (bậc Tôn kính)
Cách Số ít Số nhiều
1 bhadanto bhadantā, bhaddantā
8 bhaddanta, bhante, bhadanta, bhadantā bhadantā, bhaddantā, bhante
2 bhadantaṃ bhadante, bhaddante
3 bhadantena bhadante(b)hi
5 bhadantā, bhadantasmā, bhadantamhā  bhadante(b)hi
4&6 bhadantassa bhadantānaṃ
7 bhadante, bhadantasmiṃ, bhadantamhi bhadantesu
———-

 

Nhóm tổ chức lớp Đọc hiểu Pāḷi
—————————————
Email: dochieupali@gmail.com
FB: www.facebook.com/groups/dochieupali
Zalo: https://zalo.me/g/tswjmg798
Tổng hợp tài liệu: Đọc Hiểu Pali – Tổng Hợp Link & Tài Liệu Bài Học – Tỳ Khưu Thiện Hảo (BHIKKHU VĀYĀMA)

* Tài liệu này để các học viên trong lớp Đọc Hiểu Pali do Sư Thiện Hảo hướng dẫn tham khảo. Do sự thỉnh mời của một số quý vị thiền sinh mong muốn học tiếng Pali, đây là lớp đầu tiên Sư Thiện Hảo giảng dạy online, và tài liệu này không tránh khỏi có những chỗ chưa hoàn thiện, thậm chí có những chỗ sai ngoài ý muốn. Chúng tôi kính mong quý vị hoan hỷ góp ý để tài liệu và lớp học được hoàn thiện tốt hơn. Nguyện Dhamma được trường tồn và đem lại lợi lạc cho phần đông.

 

TẢI MOBILE APP PHẬT GIÁO THERAVĀDA ĐỂ XEM THÊM NHIỀU THÔNG TIN HỮU ÍCH (ANDROID & IOS)

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.