Giáo Trình Pali 2 – Những Đệ Nhất Chuyển Hoá Ngữ Bất Biến & Bài Tập

NHỮNG ĐỆ NHẤT CHUYỂN HÓA NGỮ BẤT BIẾN.

(145)“-tuṃ” và “-tave” được tiếp sau những ngữ căn hay những động từ căn để hình thành những vị biến thể (nguyên mẫu). (-tave chỉ được dùng trong thơ).

1) Chúng được nối liền với một chữ i thêm vào ngữ căn kết thúc bằng a hay u.

2) Chúng được trực tiếp thêm vào những ngữ căn kết thúc bằng ā.

3) Phụ âm cuối của một số ngữ căn được đồng hóa với chữ t của những tiếp vĩ ngữ.

4) Sự tăng cường nguyên âm đầu đôi khi xảy ra trước những chữ này.

1. “Tuṃ” với một chữ i thêm giữa :

paca + i + tuṃ  pacituṃ (nấu).

khāda + i + tuṃ  khādituṃ (ăn).

hara + i + tuṃ  harituṃ (mang).

dhāvu + i + tuṃ  dhāvituṃ (chạy).

Thêm vào động từ căn :

suṇa + i + tuṃ  suṇituṃ (nghe).

bujjha + i + tuṃ  bujjhituṃ (hiểu).

jāna + i + tuṃ  jānituṃ (biết).  

chinda + i + tuṃ  chindituṃ (cắt).

2. Sau những ngữ căn kết thúc bằng chữ ā :

  + tuṃ  dàtuṃ (cho).

pā + tuṃ  pàtuṃ (uống).

ṭhā + tuṃ  ṭhātuṃ (đứng).

ñā  + tuṃ  ñātuṃ (biết).

  + tuṃ  yātuṃ (đi).

Ngữ căn kara đổi thành kā trước những chữ này, sau đó nó được xem như ngữ căn kết thúc bằng ā : 

  + tuṃ  kātuṃ (làm).

  + tava  kātave (làm).

3. Khi sự đồng hóa xảy ra và nguyên âm gốc được mạnh :

kara + tuṃ  kattuṃ (làm)

chida + tuṃ  chettuṃ (cắt)

bhuja + tuṃ  bhottuṃ (ăn thưởng thức)

pada + tuṃ  pattuṃ (đạt đến)

hara + tuṃ  hattuṃ (mang)

vada + tuṃ  vattuṃ (nói)

gamu + tuṃ  gantuṃ (đi)

labha + tuṃ  laddhuṃ (được).

budha + tuṃ  bodhuṃ (nhận biết).

Trong hai thí dụ cuối cả bh + t và dh + t đã trở thành ddh.

4. Khi t không được gấp đôi và sự tăng cường nguyên âm xảy ra :

nī + tuṃ  netuṃ (dẫn đạo, mang).

ji + tuṃ   jetuṃ (chiến).

su + tuṃ  sotuṃ (nghe).

hū + tuṃ  hotuṃ (trở thành).

(146)Với những động từ căn sai bảo, và những căn thuộc đệ thất động từ, kết thúc bằng chữ a, những vĩ ngữ này được nối sau với sự trợ giúp của một chữ i. Chúng được trực tiếp thêm vào những căn kết thúc bằng e.

Căn sai bảo.

kāre + tuṃ  kāretuṃ; kāraya + i + tuṃ  kārayituṃ (sai làm)

mārāpe + tuṃ  mārāpetuṃ ; mārāpaya + i + tuṃ  mārāpayituṃ (sai giết).

gāhe + tuṃ  gāhetuṃ; gāhāpaya + i + tuṃ  gāhāpayituṃ (sai lấy).

những căn thuộc đệ thất động từ.

core + tuṃ  coretuṃ; coraya + i + tuṃ  corayituṃ (ăn trộm).

pāle + tuṃ  pāletuṃ ; pālaya + tuṃ  pālayituṃ (che chở, cai trị).

dese + tuṃ  desetuṃ; desaya + i + tuṃ  desayituṃ (giảng, thuyết pháp)      

(147)Quá khứ từ năng động thể bất biến hay danh động từ hay bất biến quá khứ theo một số văn phạm gia hiện đại được hình thành với những tiếp vĩ ngữ – tvā, -tvāna, -tūna, -ya, -vā, -tya.

1) Những chữ này có thể được nối vào những ngữ căn nhờ một chữ i.

2) Đôi khi phụ âm cuối của ngữ căn bị bỏ rơi trước những chữ này.

3) Nguyên âm dài cuối của ngữ căn đôi khi được làm ngắn lại hoặc làm mạnh trước những chữ này.

4) T của tiếp vĩ ngữ được bỏ rơi hay biến đổi cùng với phụ âm cuối của ngữ căn trong vài trường hợp.

1. Được nối với ngữ căn bằng một chữ i :

paca + i + tvā  pacitvā (sau khi nấu)

kara + i + tvāna  karitvāna (sau khi làm)   

vanda + i + tūna  vanditūna (sau khi cúi đầu lễ)

bhuñja +i + tvā  bhuñjitvā (sau khi ăn)

saya + i + tvāna  sayitvāna (sau khi ngủ).

suṇa + i + tūna  suṇitūna (sau khi nghe)

suṇa + i + tūna  suṇitūna (sau khi nghe)

jaha + i + tvāna  jahitvāna (sau khi bỏ)

2. Phụ âm cuối bị bỏ rơi :

kara + tvā  katvā (sau khi làm)

hana + tvā  hatvā (sau khi giết)

bhuja + tvā  butvā (sau khi ăn)

pada + tvā  patvā (sau khi đến)

caja + tvā  catvā (sau khi bỏ)

chida + tvā  chetvā (sau khi chặt)

bhida + tvā  bhetvā (sau khi bẻ gãy, mở ra)

3. Nguyên âm cuối được ngắn lại hay mạnh :

dā + tvā  datvā (sau khi cho).

nī + tvā  netvā (sau khi mang).

hū + tvā  hutvā (sau khi là).

ñā + tvā  ñatvā (sau khi biết).

ṭhā + tvā  ṭhatvā (sau khi đứng hay ở).

4. T của tiếp vĩ ngữ bị bỏ rơi hay biến đổi:

disa + tvā  disvā (sau khi thấy).

labha + tvā  laddhā (sau khi được).

5. Chỉ bỏ nguyên âm cuối của ngữ căn :

hana + tvā  hantvā (sau khi giết).

mana + tvā  mantvā (sau khi suy nghĩ).

nī + tvā  nìtvā (sau khi mang).

yā + tvā  yātvā (sau khi đi).

pā + tvā  pātvā (sau khi uống).

Trong chữ  gamu + tvā  gantvā (sau khi đi) m được đổi thành n.

(148)-ya được đồng hóa với phụ âm cuối của ngữ căn trong nhiều trường hợp, nó được trực tiếp thêm vào ngữ căn kết thúc bằng một nguyên âm dài.

1) Trực tiếp thêm vào :

ā + dā + ya = ādāya (sau khi lấy).

pa + hā + ya  pahāya (sau khi bỏ).

ā + nī + ya  ānīya (sau khi mang).

ā + ñā + ya  aññāya (sau khi biết).

2) Đồng hóa với phụ âm đi trước.

ā + gamu + ya  āgamya  āgamma (sau khi đến).

ni + sada + ya  nisadya  nisajja (sau khi ngồi).

ā + kamu + ya  akkamya  akkamma (sau khi dẫm).

u + pada + ya  uppadya  uppajja (sau khi sinh).    

upa + labha + ya  upalabbhya  upalabbha (sau khi được).    

pa + mada + ya  pamadya  pamajja (sau khi trì hoãn, lơ đãng).

ā + rabha + ya  ārabhya  ārabbha (sau khi bắt đầu, vì, liên hệ đến).    

pa + visa + ya  pavissa (sau khi vào).    

vi + bhaja + ya  vibhajja (sau khi chia).

3) y được đổi chỗ với phụ âm cuối nếu phụ âm ấy là chữ h : 

ā + ruha + ya  āruhya  āruyha .

gaha + ya  gahya  gayha (sau khi lấy).

saṃ + muha + ya  sammuhya  sammayha (sau khi quên).

pa + gaha + ya  paggahya  paggahya (sau khi đưa lên).

4. Đôi khi y được gấp đôi :

vi + nī + ya  vineyya (sau khi dời chỗ).

vi + ci + ya  viceyya (sau khi xem xét).

(149)-tya luôn luôn được đổi thành cca cùng  với hoặc không cùng phụ âm cuối của ngữ căn.

upa + hana + tya  upahacca (sau khi làm bực mình).

ā + hana + tya  āhacca (sau khi đánh, gõ).

paṭi + i (đi, biết)  + tya  paṭicca (theo sau, bởi vì).

anu + vida + tya  anuvicca (sau khi biết, xét).  

ava + i + tya  avecca (sau khi hiểu).

upa + i + tya  upecca (sau khi đến gần).

ni + pada + tya  nipacca (cuối chào).  

ni + hana + tya  nihacca (làm cho rơi xuống).

saṃ + kara + tya  sakkacca (cẩn thận).    

vi + vica + tya  vivicca (sau khi tách rời).

BÀI TẬP 26

DỊCH RA TIẾNG VIỆT
VÀ CHỈ RÕ NHỮNG ĐỆ NHẤT CHUYỂN HÓA NGỮ
1/ “Raññā pana vandite Bhagavantaṃ avanditvā ṭhātuṃ samattho nāma eko pi sāriko nāhosi.” (J.Nidāna).2/ Rāja saṃviggahadayo hatthena sāṭakaṃ saṇṭhapento turitaturitaṃ nikkhamitvā vegena gantvā Bhagavato purato ṭhatvā āha… Kiṃ ettakānaṃ bhikkhūnaṃ na sakkā bhattaṃ laddhun ti saññaṃ karitthā ? ti. (Ibid).

3/ “Andhabālapitaraṃ nissāya evarūpaṃ Buddhaṃ upasaṅkamitvā dānaṃ vā dātuṃ dhammaṃ vā sotuṃ nālatthaṃ; aññaṃ kattabbaṃ natthī ti manaṃ eva pasādesi.” (Dh. A. i, 27).

4/ Bhikkhū tassa gharadvārena gacchantā taṃ saddaṃ sutvā vihāraṃ gantvā Satthusantike nisinnā evaṃ āhaṃsu.” (Ibid.i, 127).

5/ “Tato so tatiye vasse

Nāgindo Maṇiakkhiko

Upasaṅkamma Sambuddhaṃ

Saha saṅghaṃ nimantayi”.(Mahāvaṃsa.i.71).

6/ “Bhūsāpetvāna nagaraṃ

Gantvā saṅghaṃ nimantiya

Gharaṃ netvāna bhojetvā

Datvā sāmaṇakaṃ bahuṃ

Satthārā desito dhammo

Kittako ? ti apucchattha”   (Ibid. V.76).

7/ “Bhavanā abhinikkhamma

Addasaṃ lokanāyakaṃ.” (Apa).

8/ “Sac’ āyaṃ putto tumhe paṭicca jāto, ākāse tiṭṭhatu; no ce patitvā maratū’ ti.” (J. Kaṭṭhahāri).

9/ Vivicc’ eva kāmehi vivicca akusalehi dhammehi paṭṭhamajjhānaṃ upasampajja viharati.

10/ ” Sabbe saṅgamma mantetvā

Mālaṃ kubbanti Satthuno.” (Apa. 56).

NGỮ VỰNG
  • Addasaṃ: tôi thấy (đt, qk).
  • Kittaka: bao nhiêu (tt).
  • Andhabāla: rất ngu, mù quáng (tt).
  • Kubbati: làm (tt).
  • Apucchatha  : (nó) hỏi (qk).
  • Turitaturiaṃ: mau chống (tr.từ)
  • Abhinikkhamma : sau khi ra khỏi (bbqk)
  • Nāginda : Chúa rồng (nam).
  • Upasampajja : sau khi đạt được, sau khi thụ giới (bbqk).
  • Nālathaṃ : (tôi) không được (đt)
  • Upasaṅkamma : sau khi đến gần (bbqk).
  • Nimantayī : nó mời (đt).
  • Ettaka : nhiều chừng này (tt).
  • Nimantiya : sau khi mời (bbqk)
  • Evarūpa : thuộc loại này (tt).
  • Bhavana : nhà (trung).
  • Kāma  : lạc thú giác quan (nam).
  • Bhūsāpetvā : sau khi sai trang hoàng (bbqkpt).
  • Vandita : được thờ phụng (qkpt).
  • Vegena : một cách mau chóng (trạng t).
  • Mantetvā : sau khi hỏi ý kiến (bbqk).
  • Saṅgamma : sau khi tụ hội (bbqk).
  • Saññaṃ karoti  : nghĩ (đt).
  • Saṇṭhapenta : điều chỉnh (htpt)
  • Sāmaṇaka : vật dụng thích hợp cho sa môn (tt).
DỊCH RA TIẾNG PĀLI
VÀ SỬ DỤNG ĐỆ NHẤT CHUYỂN HOÁ NGỮ KHI CÓ THỂ

  1. Những nông phu sau khi đã cày ruộng và gieo lúa, mong mỏi có mùa gặt tốt.
  2. Tất cả những người chính trực nên quyết định đối xử công bằng ngay cả đối với những người là kẻ thù của họ.
  3. Vì đã không tìm được một vị thầy nào trong tinh xá ấy, vị tỳ kheo đến gần Đức Bổn Sư để có được một đề mục thiền định.
  4. Người ta phải có bao nhiêu tiền để làm một cái nhà bảy tầng.
  5. Sau khi té từ ngọn một cây cao, cậu bé đã gãy cánh tay phải, nhưng không có ai để đưa cậu đến một y sĩ.
  6. Tôi sẽ nhất quyết làm được lòng những bạn tôi.
  7. Những thị dân gọi nó là kẻ điên và ngu, và đuổi nó ra khỏi đô thị.
  8. Nếu anh không thể tốt, thì ít nhất anh nên cố gắng đừng xấu.
  9. Người phạm tội sau khi đã chịu những hậu quả của những ác nghiệp mình, ở cả hai đời này và đời sau, phải trải qua luân hồi (samsāra) một thời gian dài.
  10. 10.Từ bỏ hoài nghi và tăng trưởng đức tin vào Đức Thế Tôn, chúng thực hành những giới hạnh để đạt đến A la hán quả.
NGỮ VỰNG
  • Ít nhất : antamaso (trt)
  • Sự công bằng : yutti (nữ)
  • Gọi là (một người ngu) (bālo ti) vadantā (htpt)
  • Từ bỏ (dùng trong bài) vitaritvā (bbqk)
  • Thủ đô : rājadhāni (nữ)
  • Thực hành : rakkhati, paṭipajjati (thực hành giới, hộ 
  • trì giới) (đt)
  • Sự hoài nghi : kaṅkhā, vicikicchā (nữ)
  • Sự quyết định : adhiṭṭhāna (trung)
  • Cánh tay phải : dakkhiṇa bāhu (nam)
  • Mong đợi : āgameti (đt)
  • Chính trực : dhammika (tt)
  • Xấu, tốt : adhammika (tt) dhammika
  • Nên có : labhitabba (knpt)
  • Nên quyết định : (cittaṃ) paṇidahitabbaṃ hay kātabbaṃ (knpt)
  • Mùa gặt : dhaññaphala (trung)
  • Sau khi gieo : vapitvā (bbqk)
  • Ngọn (cây) : matthaka, agga (nam)
  • Sau khi chịu đựng : anubhavitvā, vinditvā (bbqk)
  • Đề mục thiền định : kammaṭṭhāna (trung)
  • Chiếm được lòng : manaṃ gahetuṃ
  • Ngu : eḷamūga (nam)
  • Tăng thêm : vaḍḍhenta (htpt)

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.