Giáo Trình Pali 2 – Động Từ: Các Cách, Thì, Trực Thuyết Cách, Mệnh Lệnh Cách, Khả Năng Cách

ĐỘNG TỪ

Động từ được thành lập với những ngữ căn cộng thêm tiếp vĩ ngữ và tiếp đầu ngữ vào chúng.

(50)Ngữ căn là thành phần nguyên của ngôn ngữ, diễn đạt một ngữ nghĩa sơ khởi. Không thể phân tích ngữ căn theo văn phạm được.

A. Trong những ngôn ngữ  Châu Âu, ý tưởng hàm ẩn trong ngữ căn thường được diễn đạt bằng vị biến thể, như Bhū = to be (là): nhưng cần nên nhớ rằng ngữ căn không phải là một vị biến thể, mà là một phần tử tối sơ diễn đạt một ý tưởng thô sơ.

B. Những nhà văn phạm cổ văn Pāḷi thường thêm vào tất cả ngữ căn kết thúc bằng phụ âm, thêm một nguyên âm để dễ đọc.

Ví dụ :  Pac (a) : nấu, Gam (u) : nguyên âm nầy tuy thế không thực sự thuộc vào trong ngữ căn.

C. Những ngữ căn Pāḷi được chia thành bảy nhóm và động từ đó được chia khác nhau. Tên những nhóm này và những động từ tướng đã được đề cập trong đoạn 14 quyển 1.

D. Lại nữa, mọi ngữ căn được chia ra :

1) Một động từ được thành lập từ một ngữ căn tha động cần phải có một túc từ sự vật 

Ví dụ : Từ ngữ căn khāda động từ khādati (ăn) được thành lập khi ta nói “nó ăn” thì phải có cái gì để ăn, cho nên cần một túc từ sự vật.

2) Một tự động từ được dùng không cần túc từ sự vật.

Ví dụ : Từ căn si (ngủ) động từ sayati (ngủ) được thành lập. Khi nói “nó ngủ”, thì ý nghĩa đã đủ, không cần phải thêm túc từ sự vật.

Nhưng khi những tự động từ này ở thể sai bảo thì nó cần một túc từ, và trở thành tha động từ. 

Ví dụ :

Tự động từ đơn thuần : Dārako sayati (đứa trẻ ngủ).

Thể sai bảo : Mātā dārakaṃ sayāpeti (mẹ dỗ đứa trẻngủ ).

CÁC CÁCH, THÌ CỦA ĐỘNG TỪ

(51)Có tám cách chia động từ Pāḷi, chúng không nhất thiết tương đương với những cách và thì ở tiếng Anh.

Tám cách là :

1) Vattamānā : trực thuyết cách, thì hiện tại.

2) Ajjatanī : trực thuyết cách, thì hiện khứ.

3) Bhavissantī : trực thuyết cách, thì vị lai.

4) Pañcamī : Mệnh lệnh cách hay chúc tụng.

5) Sattamī : Khả năng cách .

6) Hīyattanī : Quá khứ .

7) Parokkhā : Bất định quá khứ .

8) Kālātipatti : Điều kiện cách, diễn tả việc vị lai tương đối với một đã qua và diễn tả một hành động không thể thi hành được vì một vài khó khăn trong cách thế thi hành.

Ajjatanī ngày xưa được dùng để diễn tả thời gian vừa qua, nhưng nay rất thông dụng để diễn đạt quá khứ nói chung.

(52)Mỗi nhóm ngữ căn trong bảy nhóm nói trên có thể được chia theo tám cách, thì vừa kể.

Nhưng ngữ căn của một vài nhóm không được chia ở cách thứ 2, 3, 7 và 8. Dưới đây là ví dụ về mỗi nhóm và động từ tướng của nó.

Ngữ căn Động từ tướng Động từ
1. bhū (là) + a + ti bhavati (là, trở nên).
2. rudha (ngăn bít) + ṃ + a + ti rundhati (ngăn bít)
3. divu (chơi) + ya + ti dibbati (nó chơi).
4. i. su (nghe) + ṇā + ti suṇāti (nó nghe). 
   ii. su (nghe) + ṇo + ti suṇoti(nó nghe).
5. ki (mặc cả, trả giá) + ṇā + ti kiṇāti (nó mua).
6. i. kara (làm) + o + ti karoti (nó làm).
   ii. kara (làm) + yira + ti  kayirati (nó làm).
7. i. cura (ăn trộm) + e + ti coreti (nó trộm).
   ii. cura (ăn trộm) + aya + ti corayati (nó trộm).

(53)Trong hai thể của động từ năng động thể được dùng khi hậu quả của hành vi mà động từ diễn tả được sang qua cho một người hay vật khác với chủ từ.

Thụ động thể được dùng khi hậu quả của việc làm mà động từ diễn đạt được dồn về cho chính tác nhân.

(54)Có hai loại biến cách lập nên động từ trong mỗi thể năng động và thụ động. Một loại được gọi là Parassapada , loại kia là Attanopada.

Loại Parassapada dường như ngày xưa được dùng chỉ để lập nên những động từ năng động thể, và loại kia được dùng để lập những động từ thụ động. Nhưng ngày nay chúng đã mất đi sự phân biệt ấy, và được dùng để lập những động từ thuộc cả hai thể.

TRỰC THUYẾT CÁCH, THÌ HIỆN TẠI

(55)Biến cách hay ngữ vĩ của cách thứ nhất, Vattamānā hay thì hiện tại là :   

Parassada Attanopada
Số ít Số nhiều Số ít Số nhiều
Ngôi thứ 3 ti nti te nte
Ngôi thứ 2 si tha se vhe
Ngôi thứ 1 mi ma e mhe

CÁCH CHIA NGỮ CĂN PACCA (nấu)

Ở THÌ HIỆN TẠI, TRỰC THUYẾT

NĂNG ĐỘNG THỂ

Parassada Attanopada
Số ít Số nhiều Số ít Số nhiều
Ngôi  3 pacati pacanti pacate pacante
Ngôi  2 pacasi pacatha pacase pacavhe
Ngôi  1 pacāmi pacāma pace pacāmhe

THỤ ĐỘNG THỂ

Parassada Attanopada
Số ít Số nhiều Số ít Số nhiều
Ngôi 3 Paccati Paccanti Paccate paccante
Ngôi 2 Paccasi Paccatha Paccase Paccavhe
Ngôi 1 Paccāmi Paccāma Pacce Paccāmhe

Động từ tướng của nhóm này, như trên cho thấy, là a

Động từ căn thuộc thụ động thể được thành lập bằng cách thêm vĩ ngữ ya vào ngữ căn.

Năng động : paca + a + ti = pacati

Thụ động : paca + ya + ti = pacayati = paccati

A. Nguyên âm cuối của động từ căn ở đây bị bỏ rơi, cũng như trường hợp của phần lớn động từ căn có nguyên âm được thêm vào về sau.

B. Y được đồng hóa với phụ âm cuối của ngữ căn (động từ căn). Sự đồng hóa này được thực hiện qua nhiều cách sẽ được đề cặp sau.

MỆNH LỆNH CÁCH

(56)Pañcamī: Ngữ vĩ thuộc cách này là :

Parassada Attanopada
Số ít Số nhiều Số ít Số nhiều
Ngôi 3 tu ntu taṃ ntaṃ
Ngôi 2 hi tha ssu vho
Ngôi 1 mi ma e āmase

NĂNG ĐỘNG THỂ 

PARASSADA

Số ít Số nhiều
Ngôi 3 Gacchatu
(hãy để nó đi)
Gacchantu
(hãy để chúng nó đi)
Ngôi 2 Gaccha, gacchāhi
(ngươi hãy đi)
Gacchatha
(các ngươi hãy đi)
Ngôi 1 Gacchāmi
(hãy để tôi đi)
Gacchāma
(chúng ta hãy đi)

Gaccha là động từ căn được lập từ ngữ căn gamu (đi). Ngữ vĩ ở ngôi hai, hi đôi khi bị bỏ.   

ATTANOPADA

Số ít Số nhiều
Ngôi 3 Gacchataṃ Gacchantaṃ 
Ngôi 2 Gacchassu Gacchavho
Ngôi 1 Gacche Gacchāmase

KHẢ NĂNG CÁCH

(57)Sattamī: Ngữ vĩ ở các ngôi trong cách này là :

Parassada Attanopada
Số ít Số nhiều Số ít Số nhiều
Ngôi 3 eyya eyyuṃ etha eraṃ
Ngôi 2 eyyāsi eyyātha etho eyyavho
Ngôi 1 eyyāmi eyyāma eyyaṃ eyyāmhe

NĂNG ĐỘNG THỂ

PARASSADA

Số ít Số nhiều
Ngôi 3 gaccheyya gaccheyyuṃ
Ngôi 2 gaccheyyāsi gaccheyyātha
Ngôi 1 gaccheyyāmi gaccheyyāma

ATTANOPADA

Số ít Số nhiều
Ngôi 3 gacchetha gaccheraṃ
Ngôi 2 gacchetho gaccheyyavho
Ngôi 1 gaccheyyaṃ gaccheyyāmhe

BÀI-TẬP 11

DỊCH RA TIẾNG VIỆT

1/ “Tadā seṭṭhino bhariyā garugabbhā hoti; tasmā so sīghaṃ gehaṃ purisaṃ pesesi: gaccha, bhaṇe, jānāhi taṃ vijātā vā no vā ti.” (Dh A.i. 174).

2/ “Vegena gehaṃ gantvā kāḷiṃ nāma dāsiṃ pakkositvā sahassaṃ datvā āha : gaccha, imasmiṃ nagare upadhāretvā ajja jātadārakaṃ gaṇhitvā ehī’ ti.” (Ibid. 174).

3/ “Tvaṃ imaṃ netvā cakkamagge nipajjāpehi, goṇā vā naṃ maddissanti, cakkā vā naṃ bhindissanti; pavattiñ c’ assa ñatvā vā āgaccheyyāsi.” (Ibid. 176).

4/ “Ambho purisa, yassa tvaṃ pāsādassa ārohaṇāya nisseṇiṃ karosi, jānāsi taṃ pāsādaṃ puratthimāya vā disāya, dakkhiṇāya vā disāya pacchimāya vā disāya, uttarāya vā disāyā’ ti?” (D.i. 194).

5/ “Seyyathā pi, mahārāja, puriso iṇaṃ ādāya kammante payojeyya, tassa te kammantā samijjheyyuṃ; so tato nidānaṃ labhetha pamojjaṃ, adhigacheyya somanassaṃ”. (D.i.71).

6/ “Seyyathā pi nāma suddhaṃ vatthaṃ apagatakāḷakaṃ sammad’ eva rajanaṃ paṭiggaṇheyya, evaṃ eva Yasassa kulaputtassa tasmiṃ yeva āsane virajaṃ vītamalaṃ dhammacakkhuṃ udapādi.” (V.i. 16).

7/ “So ce bhikkhūnaṃ santike dūtaṃ pahiṇeyya ? ‘Ahaṃ hi gilāno, āgacchantu bhikkhū; icchāmi bhikkhūnaṃ āgatan’ ti, gantabbaṃ bhikkhave sattāhakaraṇīyena.”  (V.i.148).

8/ “Imāni, bhante, asītigāmikasahassāni idh’ ūpasaṅkantāni Bhagavantaṃ dassanāya; sādhu, mayaṃ, bhante, labheyyāma Bhagavantaṃ dassanāyā’ ti.”  (V.i. 180).

9/ “Sādhu, devo vāhanāgāresu ca dvāresu ca āṇāpetu : yena vāhanena Jīvako icchati, tena vāhanena gacchatu : yena dvārena icchati, tena dvārena gacchatū… ti.”  (V.i. 277).

10/ “Patigaṇhātu me devo posāvanikan” ti. “Alaṃ bhaṇe, Jīvaka, tuyh’ eva hotu; amhākaññ eva antepure nivesanaṃ māpehī” ti. (Ibid. 272).

NGỮ VỰNG
  • Adhigaccheyya : (nó) sẽ được (đ.từ).
  • Apagatakāḷaka: được tẩy sạch những vết (tt).
  • Ambho : từ ngữ xưng hô với người ngang hàng (pt).
  • Āgata: đến (h.t.pt.).
  • Ādàya : sau khi lấy (bbqkpt).
  • Ārohaṇa: lên (h.t.pt.).
  • Iṇa: món nợ (trung) .
  • Udapādi: thức dậy (đ.từ) .
  • Upasaṅkanta: đến gần (q.k.p.t) .
  • Kammanto: công việc buôn bán (nam).
  • Garugabbhā: có thai (nữ) .
  • Gāmika: dân làng (trung) .
  • Cakkamagga: dấn bánh xe lăn (nam).
  • Ñatvā: sau khi đã biết (bbqkpt).
  • Tato nidānaṃ: vì vậy, bởi thế (tr từ).
  • Dhammacakkhu: pháp nhãn, con mắt trí tuệ (trg)
  • Nisseṇī: cái thang (nữ) .
  • Payojeyya: sẽ thi hành (đ.từ) .
  • Pāmojja: niềm vui (trung) .
  • Posāvānika:tiền phí tổn khiêng tử thi (trg).
  • Maddissati: sẽ dẫm lên (đ.từ) .
  • Rajana: màu nhuộm (trung) .
  • Labhetha: (nó) sẽ được (đ.từ) .
  • Vāhana: xe cộ (trung) .
  • Vāhanāgāra: nhà để xe (nam, trung) .Vijatā: sản phụ (nữ).
  • Viraja : vô dục, vô cấu (t.từ).
  • Vītamala: sạch, vô nhiễm (t.từ) .
  • Sattāhakaraṇīya: công việc phải làm trong 1 tuần (t.từ).
  • Samijjheyya: sẽ thịnh vượng (đ.từ) .
  • Sammad eva : rất tốt (tr từ).
  • Seyyathā pi nāma :  hệt như thế là
  • Pakkositvā: sau khi gọi đến gần (bbqkpt).
DỊCH RA PĀLI

  1. Người ta nên phát triển một tâm từ ái đối với tất cả mọi chúng sinh như một người mẹ che chở đứa con ruột.
  2. Ngươi nên ngồi trên chiếc ghế trong phòng ngủ của vua và nói với vị vua đang bệnh (đau, ốm) như thế ông ta là anh ruột ngươi.
  3. Hệt như không cần thuốc đối với một người khỏe mạnh, cũng thế một Đức Như Lai không cần thầy.
  4. Một người khôn ngoan sẽ không làm ngơ trước một cơn bệnh đang gia tăng hay một kẻ thù đang chinh phục ; cũng tương tự như thế người ấy sẽ không làm ngơ trước những loạt dài luân hồi.
  5. Nếu người mẹ bỏ đứa con nhỏ đến chùa để nghe Đấng Giác Ngộ thuyết pháp, thì sẽ không có ai ở nhà để trong nom nó.
  6. Hệt như một người đứng trên đỉnh một ngọn đồi sẽ nhìn thấy tất cả những người ở dưới, cũng thế, một tỳ kheo sau khi đạt Toàn Giác sẽ nhìn ngắm thế gian.
  7. Nếu nó khôn ngoan hơn một chút, thì đã không cần gì phải đi theo nó.
  8. Nếu sáu cô gái sẽ tắm trong sông vào sáng sớm và mang hoa đến cho hoàng hậu, thì mỗi cô trong bọn chắc chắn sẽ được một đồng tiền vàng từ nơi Ngài.
  9. Nếu cô ta là một tín đồ của Nātaputta, vị khổ hạnh loã thể, thì không lẽ nào cô lại cúi mình tỏ dấu kính lễ đối với Đấng Đạo Sư.
  10. Ai lại có thể  nghĩ đến việc từ chối nước cho một người đang khát dù người ấy thuộc giai cấp thấp kém?
NGỮ VỰNG 
  • Như thế là : viya (cintetvā)
  • Chinh phục : jinanta, jayaggāhaka (tt)
  • Đang tăng : vaḍḍhanta (htpt)
  • Mạnh khoẻ : niroga (tt)
  • Tỏ dấu kính lễ : gāravena 
  • Sự kính lễ : gārava, (nam).
  • Trong mọi lẽ (câu 9) : ekaṃsena (trt)
  • Thấp kém : nīca, dj. (tt)
  • Hệt như : yathā, viya
  • Từ tâm : metta-citta (trung)
  • Khổ hạnh loã thể : nigaṇṭha (nam)
  • Cần, nhu cầu : attha (nam)
  • Không ai : na koci (bbqk)
  • Toàn Giác : sambodhi (nữ)
  • Luân hồi : punabbhava, m. (nam)
  • Những loạt đang tái diễn : anuppabandha, m. (nam)
  • Từ chối : paṭikkhipana, paṭikkhipituṃ (htpt)
  • Khôn ngoan : satimantu, samekkhakāri (tt)
  • Nên phát triển : bhāveyya (đt)
  • Cũng tương tự như thế : tattha ‘eva
  • Chắc chắn : ve, kāmaṃ
  • Khát : pipāsita (qkpt)
  • Tháp tùng, theo : anugantuṃ (vbc)
  • Làm ngơ : pamajjeyya (đt, khả năng cách)
  • Nhìn ngắm : passeyya (khả năng cách)

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.