Giáo Trình Pali 2 – Động Từ: Tiếp Đầu Ngữ Của Động Từ & Bài Tập

TIẾP ĐẦU NGỮ CỦA ĐỘNG TỪ

(69)Tiếp đầu ngữ được gọi là upasagga trong tiếng Pāḷi. Chúng đôi khi được tiếp vào phía trước những động từ và những chuyển hóa ngữ của động từ.

Thông thường tiếp đầu ngữ làm thay đổi nghĩa của động từ căn, hoặc làm mạnh thêm nghĩa, hoặc đôi khi biến đổi hẳn nghĩa. Trong vài trường hợp chúng lại không thêm gì cho ý nghĩa tối sơ của động từ .

(70)Có tất cả 20 tiếp đầu ngữ là : ā, ati, adhi, anu, abhi, apa, apī, ava, u, upa, du, ni, nī, pa, parā, pari, pati, vi, saṃ, su.

Ví dụ :

Tiếp đầu ngữ Ngữ căn Động từ Nghĩa
abhi

paṭi

apa

ati

ā

pa

upa

saṃ

parā

anu

+ kamu

+ kamu

+ kamu

+ kamu

+ kamu

+ kamu

+ kamu

+ kamu

+ kamu

+ kamu

+ kamu

abhikkamati

paṭikkamati

apakkamati

atikkamati

akkamati

pakkamati

nikkhamati

upakkamati

saṅkamati

parakkamati

anukkamati

anukkama

tiếp tục, tiến lên

đi lui, bước lui

đi 1 bên, chuyển hướng

đi lên trên, vượt trên

dẫm lên

đi tới

đi ra

nỗ lực, hoạch định

di chuyển từ 1 chỗ này đến chỗ khác

nỗ lực, cố gắng

đi theo

(danh từ) trật tự

Những ví dụ trên cho thấy những  tiếp đầu ngữ đã thay đổi ý nghĩa của động từ căn như thế nào.

(71)Rất khó mà định nghĩa tất cả những nghĩa khác nhau của mỗi tiếp đầu ngữ, bởi thế dưới đây chỉ liệt kê một ít danh từ được thành lập với mỗi tiếp đầu ngữ kể trên.

Ā

1) Ākaḍḍhati : kéo lại gần (đ.từ) .

2) Āsanna : gần (t.từ).

3) Ākirati : rải lên (đ.từ) .

4) Āpabbatā : tới chỗ ngọn núi

5) Āgacchati : đi đến.

ATI

1) Atikkamati : vượt xa, bỏ lại sau (đ.từ).

2) Atirocati : chiếu sáng (đ.từ).

3) Ativuṭṭhi : mưa lớn (nữ).

4) Atichatta : lọng đặc biệt (trung).

5) Atibhariya : rất nghiêm trọng (t.từ).

ADHI

1) Adhipati : chúa tể, thượng cấp (nam).

2) Adhigacchati : đạt đến (đ.từ).

3) Adhiṭṭhāna : sự quyết định (b.b.từ) .

4) Adhivasati : sống trong (đ.từ).

ANU

1) Anugacchati : đi theo (đ.từ).

2) Anugharaṃ : theo từng nhà, mỗi nhà, nhà này đến nhà khác (tr.từ).

3) Anuvassaṃ : hằng năm (tr.từ).

4) Anuvitakketi : suy nghĩ về (đ.từ).

5) Anukkama : trật tự (nam).

ABHI

1) Abhimukha : đối diện (t.từ).   

2) Abhirūpa : đẹp, lộng lẫy (t.từ).

3) Abhidhamma : pháp đặc biệt, thắng pháp (nam). 

4) Abhivādeti : chào, cúi chào (đ.từ).  

5) Abhirati : sự thích thú, mãn nguyện (nữ).

APA

1) Apagacchati : dời xa (đ.từ).    

2) Aparādha : tội lỗi  (nam).

3) Apaciti : sự kính trọng, tôn kính (nữ)

4) Apacināti : làm giảm bớt (đ.từ).

5) Apakāra : sự làm tổn thương, điều xấu ác (nam).

API

Những danh từ với tiếp đầu ngữ này. Rất hiếm. Thường nó được gặp không có chữ a, và làm một phần tử riêng biệt.

1) Apidhāna : cái nắp, vung đậy (trung).   

2) Apiḷandha : được trang hoàng (t.từ).  

3) Apilāpeti : nói khoa trương, khoác lác (nói dóc) (đ.từ).

AVA

1) Avajānāti : khinh bỉ (đ.từ).   

2) Avaharati : lấy, trộm lấy (đ.từ) .

3) Avasiṭṭha : còn lại (t.từ, q.k.p.t) :

4) Avasitta : rắc đầy (q.k.p.t).

AVA thường biến thành O

5) Onamati : cong xuống (đ.từ).

6) Omuñcati : cởi, mở (đ.từ) .

7) Okkamati : xuống (đ.từ).

8) Onīta : dời khỏi (q.k.p.t).   

U

1) Ukkhipati : tung lên, ném lên (đ.từ).

2) Ucchindati : cắt đứt (đ.từ).

3) Uppanna : sinh, phát sinh (q.k.p.t).

4) Ummagga : tà đạo, đường hầm, đường tắt (nam).

5) Uttama : cao nhất, lớn nhất (t.từ).

6) Udaya : sự gia tăng (nam).

7) Ussahati : cố gắng, nỗ lực (đ.từ).

8) Ussāraṇā : làm cho trở lui, rút lại (nữ) .

UPA

1) Upakkama : sự tấn công, kế hoạch, phương tiện (nam).

2) Upakāra : sự giúp đỡ (nam) .

3) Upanisīdati : ngồi gần (đ.từ).

4) Upamāna : sự so ánh (trung).

5) Upavāda : quở trách, tìm lỗi (nam).

6) Upanayhati : quấn quanh, bọc lại, ôm ấp (đ.từ).

DU

1) Duggandha : mùi thúi (nam).    

2) Dukkara : khó làm (t.từ).

3) Dubbhikkha : nạn đói

4) Dukkha : sự khổ đau, khó chịu (trung). 

1) Nikkhamati : đi ra (đ.từ).     

2) Nimmita : sáng tạo (q.k.p.t).

3) Niyyāti : đi ra (đ.từ).

4) Nīvaraṇa : triền cái, ngăn che (trung) .

5) Nīharati : đuổi ra (đ.từ).

NI

1) Nicaya : chất đống, đống (nam).

2) Nigacchati : chịu đựng (đ.từ) .

3) Nikhāta : được đào ra, khai quật (qkpt)

4) Nikkhila : toàn thể (t.từ) .

5) Nikūjati : hót, líu lo (chim) (đ.từ).

PA

1) Pabhavati : phát xuất, bắt đầu (đ.từ).    

2) Pakkhipati : ném vào, bỏ vào (đ.từ).  

3) Padhāna : chính, trước tiên (t.từ).

4) Pasanna : trong sáng, vui mừng (tt)   

5) Paṇidahati : khát khao, nguyện vọng (đ.từ).

6) Pajānāti : biết rõ (đ.từ).

PARĀ

1) Parājeti : thắng, chinh phục (đ.từ).  

2) Parābhava : sự phá sản, thất sủng (nam). 

3) Parāmasati : đề cập đến (đ.từ).

4) Parakkama : sự luyện tập, nỗ lực (nam).

PARI

1) Paricarati : phục vụ, hầu cận (đ.từ).    

2) Paricchindati : làm mốc, chia ranh giới (đ.từ).

3) Paridhāvana : chạy khắp (dđt)

4) Parijànàti : biết tường tận, tận tri (đ.từ).

5) Parivisati : hầu bàn, giúp trong khi ăn (đ.từ).

6) Paribhāsati : nhục mạ (đ.từ).

7) Pariharati : mang, sử dụng (đ.từ).

8) Parippuṇṇa : để đầy (q.k.p.t).

PATI / PAṬI

1. Paṭikkhipati : từ chối, ném trả (đ.từ).    

2. Patirūpa : hợp, giống, cải trang làm (t.từ).

3. Paṭirāja : ông vua thù địch (nam).

4) Paṭibhāti : nẩy sinh (ý nghĩ) (đ.từ) .

5) Paṭinissajati : từ bỏ (đ.từ).

6) Paṭigaṇhāti : nhận (đ.từ).

7) Paṭivedha : sự đạt đến tuệ giác (nam).

VI

1) Vigacchati : từ giã, ra đi (đ.từ).

2) Vikirati : rải khắp (đ.từ).

3) Vijānana : sự chứng nhận, tri thức (dđt).  

4) Vividha : khác nhau (t.từ) .

5) Vighāṭana : mở, cởi ra (dđt).  

6) Vidhūma : không có khói (t.từ).

7) Visiṭṭha : phân biệt (q.k.p.t) .

SAṂ

1) Saṃvasati : cộng sinh, sanh chung (đ.từ).    

2) Sambodhi : toàn giác (nữ) .

3) Saṅkiṇṇa : hỗn hợp (q.k.p.t).

4) Saṃsaraṇa : luân hồi (dđt).  

5) Sammukha : hiện diện, đối mặt với (t.từ).

6) Sammuti : quy ước (nữ).

SU

1) Sugandha : mùi hương, thơm (nam) (t.từ).   

2) Subhikkha : đầy thức ăn (t.từ) .

3) Sukara : dễ làm (t.từ).

4) Sudukkara : rất khó (t.từ).

5) Sugati : thiện thú, nhàn cảnh (nữ).

6) Suciṇṇa : khéo thực hành (q.k.p.t)

BÀI TẬP 15

DỊCH RA TIẾNG VIỆT

1/ ” Sace Soṇadaṇḍo bhavaṃ  samaṇaṃ Gotamaṃ dassanāya upasaṅkamissati,  bhoto Soṇadaṇḍassa yaso parihāyissati; samaṇassa Gotamassa yaso abhivaḍḍhissati.”  (D.i.113).  

2/ ” So gantvā taṃ bhataṃ pañcahi paccekabuddhasatehi saddhiṃ saṃvibhaji… te pi olokentā eva aṭṭhaṃsu.” (Dh.A.iii.371).

3/ “So tato cuto devaloke nibbattitvā devamanussesu saṃsaranto imasmiṃ Buddhuppāde Bhaddiyanagare seṭṭhikule nibbatti.” (Ibid. iii. 372).

4/ “So… nikkhitadhaññe parikkhīṇe parijanaṃ pakkosāpetvā āha : “gacchatha, tātā, pabbataṃ pavisitvā jīvantā subhikkhakāle mama santikaṃ āgantukāmā āgacchatha; anāgantukāmā tatth’ eva jīvathā’ ti.”  (Ibid. iii. 366). 

5/ “Puna kaṭacchuṃ pūretvā ādāya āgacchantiṃ Uttarāya dāsiyo disvā :  “apehi, dubbinīte, na tvaṃ amhākaṃ ayyāya upari pakkasappiṃ āsiñcituṃ anucchavikā ti santajjentiyo… pothetvā bhūmiyaṃ pātesuṃ.” (Ibid. iii. 311).

6/ “Seyyathā pi bhante nikkujjitaṃ vā ukkujjeyya, paṭicchannaṃ vā vivareyya, mūḷhassa vā maggaṃ ācikkheyya… evaṃ Bhagavatā anekapariyāyena dhammo pakāsito.”  (D.ii.41…)

7/ “Atha kho Ambaṭṭho māṇavo yena so vihārosaṃvutadvāro tena appasaddo upasaṅkamitvā ataramāno ālindaṃ pavisitvā ukkāsitvā aggalaṃ ākoṭesi. Vivari Bhagavà dvāraṃ.” (Ibid. i, 89).

8/ “Atha kho Ambapālī gaṇikā Bhagavato adhivāsanaṃ viditvā uṭṭhāy’āsanā Bhagavantaṃ abhivādetvā padakkhiṇaṃ katvā pakkāmi.” (D. ii.95).

9/ “Attano vāmapāde dvīhi aṅgulīhi tassa pāde gahetvā vihāraṅgaṇe gaṇe pothento tato tato ākaḍḍhi. So parivattanto thāmasā vissajjetuṃ ussahanto pi vissajjetuṃ nāsakkhi. ” (Rasavāhinī).

10.  “Atha yakkho gajjanto bhuje appoṭhento abhidhavi. Yodho pi tattha ṭhito vegena ākāsaṃ abbhuggantvā vāmapādaṅgulīhi tassa hanukaṭṭhiṃ pahari.” (Ibid). 

NGỮ VỰNG
  • Aggala: then cửa (trung).  
  • Adhivāsanā: sự ưng thuận, chịu đựng (nữ) .
  • Ataramāna: thong thả (htpt).
  • Anucchavika: thích hợp (tt).
  • Apeti: di chuyển, dời sang một bên (đt).
  • Appoṭhenta: vỗ tay (htpt).
  • Ācikkheyya: sẽ nói, báo cho (đt).
  • Abhidhāvati: chạy ngược chiều, gặp (đt).
  • Abhivaḍḍhati: tăng thêm (đt).
  • Abbhuggantvā: đã nhảy lên (bbqkpt).
  • Asakkhi: có thể (đt).
  • Ākoṭeti : đụng nhằm, va nhằm (đt).
  • Āgantukāma: sẵn sàng đến (tt).
  • Parihāyati: giảm bớt (đt).
  • Ālinda: sân thượng (nam).
  • Ukkāsitvā: đã ho (bbqkpt).
  • Ukkujjeyya: xuất đầu lộ diện (đt).
  • Ussuhanta: cố gắng (htpt).
  • Kaṭacchu: cái muỗng (nam).
  • Gajjanta : gầm lên (htpt).
  • Gaṇikā: kỹ nữ (nữ).
  • Tāta: người thân yêu (nam).
  • Thāma: sức mạnh (nam).
  • Dubbinīta: không được huấn luyện (qkpt). 
  • Nikkujjita:  bị lật úp (qkpt).
  • Pakka: bị nấu, bị luộc (qkpt).
  • Pakkāmi: đi (đt).  
  • Pariyāya : phương pháp, cách, đồng nghĩa (nam).
  • Parikkhīṇa: kiệt lực (qkpt).
  • Pothenta: đánh (htpt).
  • Buddhuppāda: thời có phật xuất hiện (nam).
  • Bhuja: bàn tay (nam).
  • Mūḷha: đi lạc, điên rồ (qkpt).
  • Parihāyati: giảm bớt, nhỏ lại (đt).
  • Vāma: còn lại (tt).
  • Viditvā: đã biết (bbqkpt).
  • Vissajjetuṃ: phóng thích (vbc).
  • Vega: tốc lực (nam).
  • Santajjentī: hăm dọa (nữ) (htpt).
  • Saṃvuta: bị đóng kín (qkpt).
  • Saṃvibhajati : san sẻ (đt).
  • Saṃsaranta: luân hồi (htpt).
  • Pakkosāpetvā: đã sai gọi (bbqkpt).
  • Paticchanna: được bao phủ (qkpt).
  • Parivattanta: lăn, quay tròn (htpt).
DỊCH RA PĀLI

  1. Vị hoàng tử trẻ Duṭṭhagāminī sau khi đã kết hợp được một đạo quân khổng lồ đã hành quân chống lại người thống trị Tamil, Eḷāra.
  2. Vào ngày thứ tư của nửa đầu tháng Vesākha, ngươi nên xuất gia đến tình trạng không nhà.
  3. Những con sông trong tỉnh này phát nguyên từ đẫy đồi chung quanh núi Adam Peak.
  4. Sau khi đặt di hài của vị thánh chúa vào trong vòm bảo tháp, nhà vua đến đấy để chiêm bái hàng năm.
  5. Vị chúa tể của loài Dạ xoa vượt trên cả Đế Thích về phương diện tài sản.
  6. Vì đêm đã quá khuya, những vị thiên đã nhóm họp để nghe bậc hiền nhân thuyết pháp đã chào ngài và biến mất.
  7. Hoàng Hậu suy nghĩ về vấn đề này rất lâu và cuối cùng ra lệnh những nữ tỳ của bà đưa người lạ mặt đến trước bà.
  8. Những kẻ trộm đã lấy đi tất cả những đồng tiền vàng mà người đàn bà già nua đã chôn trong cái chum đồng ở dưới nền nhà phòng ngủ của bà.
  9. Bà ấy khinh bỉ người chồng của bà vì ông ấy đã không gửi cho bà cả đến một bức thư duy nhất từ khi ông ta rời khỏi xứ.
  10. 10.Phần còn lại của gia tài mà y được hưởng, y đã giao cho người chị thân yêu của y, và sau khi từ giã bà, y ra đi khỏi đô thị, đến một đáo xứ bất định.
NGỮ VỰNG
  • Adam ‘s Peak : samantakūṭa-pabbata (nam)
  • Phòng ngủ : sayanāgāra (trung)
  • Thân yêu (c.1) : piya (tt)
  • Từ giã (c.10) : viyogāsaṃsanaṃ katvā (bbqk)
  • Đến (c.10) : gamanāya, gantukāmo
  • Chôn (c.8) : nidahita (qkpt)
  • Khinh bỉ (c.9) : avamāneti, nindati (đt)
  • Đáo xứ : patthitaṭṭhāna (trung)
  • Suy nghĩ (c.7) : jhāyati, anuvirakketi (đt)
  • Sự hiện diện (đến trước mặt) (c.7): abhimukha (trung)
  • Quá khuya (c.6) : abhikkanta (qkpt)
  • Cuối cùng (c.7) : osāne, ante
  • Giao cho (c.10) : paṭicchāpesi (đt)
  • Sau khi đặt (c.4) : nidahitvā (bbqk)
  • Tình trạng không nhà (c.2) : anagātiya (trung)
  • Duy nhất (c.9) : ekaka (tt)
  • Người lạ mặt (c.7) : āgantuka (nam)
  • Vượt trên (c.5) : atikkami (đt)
  • Nữ tỳ (c.7) : paricārikā (nữ)
  • Hành quân chống lại : abbhuyyāsi (đt)
  • Biến mất (c.6) : antaradhāyi (đt)
  • Cả đến (c.9) : api
  • Tĩnh (c.5) : padesa, janapada (nam)
  • Dãy đồi : pabbatarāji (nữ)
  • (Phần) còn lại (c.10) : avasiṭṭha (htpt)
  • Bậc thánh chúa (c.4) : rājisi (nam)
  • Ra đi (c.10) : nikkhami (đt)
  • Từ khi (c.9) : (-kālato) paṭṭhāya
  • Gia tài hưởng được (c.10) : dāyāda (nam)
  • Về phương diện tài sản (c.5) : dhanena
  • Bất định (không biết được) (c.10) : avidita, apākāṭa (qkpt)
  • Vòm (bảo tháp) (c.4) : abbhaṇtara (-gabbha) (nam).

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.