Giáo Trình Pali 3 – Chương V. Cú Pháp Của Danh Từ, Chủ Cách, Đối Cách, Sử Dụng Cách
CHƯƠNG V: CÚ PHÁP CỦA DANH TỪ
Cú pháp bàn về liên hệ giữa những danh từ khi chúng được xếp đặt để lập thành câu. Phần lớn, những liên hệ này được mệnh danh là “sự hòa hợp”.
Cú pháp của danh từ có thể được xếp loại theo những biến cách khác nhau.
CHỦ CÁCH
Chủ cách được dùng:
-
-
-
- Khi danh từ đứng làm chủ từ trong một câu
- Khi một danh từ đứng làm danh từ đồng cách với một danh từ khác ở chủ cách.
- Khi một danh từ đứng một mình và chỉ diễn đạt ý nghĩa của từ nguyên nó.
-
-
(1) Chủ từ có ba loại:
(a) Đơn giản: Dāso rukkhaṃ chindati (người tớ trai chặt cây)
(b) Sai bảo: seṭṭhī dāsaṃ rukkhaṃ chindāpeti (người triệu phú sai người tớ trai chặt cây)
(c) Tự quy: rukkho patati. Ghaṭo bhijjati (cây đổ. Ghè bể)
Phần lớn, những danh từ sai bảo đều có hai túc từ, một trực tiếp, một gián tiếp. Ở ví dụ trên, rukkhaṃ là túc từ trực tiếp, dāsaṃ là túc từ gián tiếp (để ý rằng chủ từ dāso ở (a) trở thành một túc từ ở (b).
Ở (c) vì cái cây tự gãy, không có một nỗ lực của người khác để đốn nó, nên cây ấy được gọi là chủ từ tự quy. Động tác quay về chính chủ từ Ghato bhijjati (ghè bể) cũng vậy.
(2) Danh từ đồng cách:
(a) Rājā māgadho seniyo Bimbisāro
(b) Sakko Devānaṃ – Indo
(c) Visākhā migāramātā
(3) Danh từ chỉ diễn đạt ý nghĩa của từ nguyên chúng
Ví dụ: Puriso, rukkho, pabbato
ĐỐI CÁCH
Đối cách thường được dùng để chỉ một túc từ trong câu: túc từ có ba loại:
-
-
-
-
- Nibbatti – kamma: túc từ chỉ sự phát sinh
- Vikati – kamma: túc từ chỉ sự thay đổi
- Pattikamma: túc từ chỉ sự đạt đến
-
-
-
(a) Túc từ chỉ sự phát sinh
(1) Mātā puttam vijāyati (bà mẹ sinh con trai)
(2) Āhāro sukhaṃ janeti (đồ ăn phát sinh khoái lạc)
(3) Vaḍḍhakī rathaṃ karoti (thợ xe làm xe)
(b) Túc từ chỉ sự thay đổi
Kaṭṭhaṃ aṅgāraṃ karoti (củi làm thành than)
(c) Túc từ chỉ sự đạt đến
(1) Puriso gehaṃ pavisati (người đàn ông vào nhà)
(2) Cakkhumā rūpāni passati (người có mắt thấy các sắc)
(3) Upāsako Buddhaṃ namassati (vị cư sĩ đảnh lễ Đức Phật)
1. Khoảng thời gian và không gian được chỉ bằng đối cách:
(a) “Atha kho Bhagavā bdhirukkhamuuli sattāhaṃ ekapallaṅkena nisīdi”.v. M
(Rồi Thế Tôn ngồi kiết già trong bảy ngày dưới gốc cây Bồ Đề)
(b) “Sace ayyā imaṃ temāsaṃ idha vaseyyuṃ”. Dha.i, 8 (Nếu chư vị ở đây trong ba tháng này)
(c) “Vīsaṃyojanasataṃ maggaṃ gantvā … piṇḍāya pāvisi”. Dh.a.i, 8. (Sau khi đi đường hai nghìn do tuần, vị ấy đi vào để khất thực)
2. Những số thứ tự chỉ lần thứ mấy được đặt ở đối cách: So dutiyaṃ pi tatiyam pi tath’ eva yāci (nó xin như vậy lần thứ hai, lần thứ ba)
3. Phần lớn trạng từ được dùng ở đối cách:
“Tumhe imasmiṃ mate yeva sukhaṃ jīvissatha, jīvante tu dukkhaṃ jīvatha”. Dha.i, 216.
(Trong cái chết này, ngươi sẽ được sống an lạc, nhưng trong cái sống, ngươi sống khổ.)
4. Tất cả động từ có hàm ý chuyển động đều đòi hỏi đối cách:
(a) Puriso gāmaṃ gacchati (người đàn ông đi đến làng)
(b) Rājā Bhagavantaṃ upasaṅkami (ông vua đến gần Đức Thế Tôn)
5. Những tiếp đầu ngữ anu, abhi, adhi, pati và upa đòi hỏi đối cách:
- Anu: “Caturāsīti – pāṇasahassāni … vipassiṃ Bodhi sattaṃ … pabbajitaṃ anupabbajiṃsu”. D.ii, 30. (84.000 hữu tình xuất gia theo bồ tát Vipassi)
- Abhi: “Taṃ kho pana bhavantaṃ Gotamaṃ evaṃ kalyāṇo kittisaddo abbhuggato”. D.i, 87. (tiếng đồn tốt đẹp sau đây được đồn đi về Tôn giả Gotama ấy)
- Pati: “So ahaṃ pi gamissāmi nagaraṃ Mithilaṃ Pati”. Thig. kệ 319 (Tôi cũng sẽ đi đến thành phố Mithila)
- Adhi: “Adhi brahmanaṃ mayaṃ, bhante Bhagavantaṃ apucchimhā”. M.ii, 132 (Thưa Tôn giả chúng tôi đã hỏi Thế Tôn về Phạm Thiên)
- Upa: “Ekaṃ yeva catudoṇikaṃ pitakaṃ upanisīditvā dāsa – kammakara – porisassa chammāsikaṃ bhattaṃ deti”. V. M. 240. (Sau khi ngồi xuống cạnh một cái giỏ chứa chỉ 4 donika, nó cho đồ ăn đủ ăn sáu tháng cho những người giúp đỡ và những người làm công)
6. Những bất biến từ dhī, antara và samantā đòi hỏi đối cách:
- Dhī: “Dhī brāhmaṇassa hantāraṃ”. Dhp. 389.
(Đáng hổ thẹn cho kẻ đánh đập người Bà la môn)
- Antarā: “Anrarā ca nālandaṃ antarā ca Rājagahaṃ addhānamagga – paṭipanno hoti”. D.i, 1. (Vị ấy đang đi trên đường giữa Nālanda và Vương xá)
- Samantā: “Etha tumhe, bhikkave, samantā Vesāliṃ yathāmittaṃ … vassan upetha”. D.ii, 98. (Này các tỷ kheo, các ngươi hãy an cư trong mùa mưa, xung quanh Vesāli tại chỗ có bạn bè thân hữu)
SỞ DỤNG CÁCH
- Nhân tố trung gian qua đó, một động tác được thi hành, được đặt vào sở dụng cách:
- Vaḍḍhakinā geho karīyati (Ngôi nhà được làm bởi người thợ mộc) cần chú ý ở đây rằng ở Pāḷi vaḍḍhakinā được gọi là anutta – kattā (chủ từ không được diễn đạt bởi động từ) và geho là “utta – kammaṃ” (túc từ được diễn đạt bởi động từ). Đây là trường hợp của mọi câu ở thụ động thể. Tuy nhiên, định nghĩa này không có ở văn phạm anh ngữ.
- Dung cụ được dùng để làm một động tác được đặt ở sở dụng cách: So pharasunā rukkhaṃ chindati (nó chặt cây với cái rìu)
- Chỉ nguyên nhân hay lý do:
- Rukkho vātena kampati (cây lay động vì gió)
- Kammunā vasalo hoti (nó đáng khinh vì hành động)
- Chỉ phương tiện di chuyển: “Sā yāvatikā yānassa bhūmi, yānena gantvā yānāpaccorohitvā”. Dha. I, 385 (cho đến chỗ còn đi xe được, sau khi đi bằng xe, sau khi xuống xe)
- Chỉ giá cả một đồ vật được mua: Satasahassena me kītaṃ”. Apa (được mua cho tôi với giá 100.000)
- Con đường một người đi theo: Iminā maggena yāhi (hãy đi theo đường này)
- Những tiếng diễn đạt ý nghĩa sanh ra, dòng dõi, nguồn gốc hay bản tính đòi hỏi sở dụng cách theo sau:
- Vipassī, bhikkhave, Bhagavā … khattiyo jātiyā ahosi … koṇḍañño gottena ahosi”. D.ii, 6-7 (này các tỷ kheo, Thế Tôn Vipassī thuộc chủng tộc Sát Đế Lỵ …. Dòng họ koṇḍañña)
- Akkhinā kāṇo: mù một mắt
- Diễn đạt thời gian “vào lúc”
- Dvīhi māsehi niṭṭhāsi (kết thúc trong hai tháng)
- Tena samayena Buddho Bhagavā Uruvelāyaṃ viharati. M.v.1 (Bấy giờ, Phật Thế Tôn trú ở Uruvelā)
- Diễn tả sự làm bạn hay sở hữu
- “Tena kho pana samayena Nigrodho paribbājako mahatiyā paribbājaka – parisāya saddhiṃ nisinno hoti”. D.iii, 36 (Bấy giờ, du sĩ Nigrodha đang ngồi với đại hội chúng du sĩ)
- Imehi kho ayaṃ, deva kumāro dvattiṃsamahā – purisa – lakkhanehi samannāgato”. D.ii, 19 (Thưa Đại Vương, cậy bé trai này thành tựu ba mươi hai đại nhân tướng)
- Trong từ ngữ “dùng để làm gì”, cái vật dụng ấy được diễn đạt bằng sở dụng cách, còn người sử dụng thì ở chỉ định cách:
- “Ko attho jīvitena me?”. Theg. kệ 407 (sự sống đối với tôi có mục đích gì?)
- Kiṃ te jaṭāhi dummetha?. Dhp. kệ 394. (Này kẻ ngu, bện tóc dùng làm gì đối với ngươi?)
- Những bất biến từ saha, saddhiṃ, samaṃ, vinā và đôi khi chữ alaṃ cần một sở dụng cách:
- Saha: :saha bhaṇḍakena coraṃ cūḷāya gaṇhantī viya maṃ vippakāraṃ pāpeyya”. Dha.i, 294 (Nàng sẽ tìm cách hại tôi như chúng bắt kẻ trộm bằng cách ném búi tóc với tang vật)
- Saddhiṃ: pañcasatā bhikkhū tena saddhiṃ maggaṃ paṭipajjiṃsu”. Dha.iii, 21 (năm trăm tỳ kheo đi trên đường với vị ấy)
- Samaṃ: “Yaṃ karomase Brahmuno samaṃ devehi, mārisa, tad ajja tuyhaṃ kassāma”. Dii, 288 (Thưa Ngài, những gì chúng tôi cùng với những vị trời, làm với Phạm Thiên, hôm nay chúng tôi sẽ làm đối với Ngài)
- Vinā: “Na mayaṃ vinā bhikkusaṅghena vattāma”. Dha.i, 405 (chúng tôi không quen sống không có chúng tỷ kheo)
- Ahaṃ: “Pakkamat’ āyasmā imamhā āvāsā; alaṃ te idha vāsena” (pātimokkha) (Tôn giả hãy rời khỏi trú xứ này, vừa đủ rồi sự sống của Tôn giả ở đây)
- Một số trạng từ cùng ở vào sở dụng cách:
- “Idāni pana me cittaṃ nibbutaṃ bhavissati; sukhena ca sayituṃ labhissāmi”. Dha.1,223 (Bây giờ tâm tôi sẽ được an tĩnh, và tôi sẽ được ngủ an lạc)
- Sammāsambuddhassa santike mayhaṃ pabbajjā, sā ca pana me dukkhena laddhā” (nigrodhamiga). J.i, 145-153 (sự xuất gia của tôi với Bậc Chánh Đẳng Giác; và sự xuất gia ấy, tôi được có khó khăn)
- Trong sự so sánh cái vật dùng để so sánh được đặt ở sở dụng cách: “Etena hi agginā sadiso aggi nāma natthi”. Dha.i, 403 (không có lửa naò giống lửa này)
- Một vật gì với nó được trộn lẫn vật khác, được đặt ở sở dụng cách: “Kalīra – panasādīhi missetvā maṃsaṃ pacanti” (chúng nấu thịt trộn với măng, mít)
- Tình trạng trong đó một việc gì được làm, được diễn đạt với sở dụng cách: “Tvaṃ devasikaṃ sadehi muccamānehi piṇḍāya carasi” (Mahilāmukha. J.) (hằng ngày ngươi đi khất thực với mồ hôi nhỏ giọt)
- Từ ngữ “thiếu, trừ bớt (bao nhiêu)” được đặt ở sở dụng cách: “Imaṃ dvīhi unaṃ purisa – vināsaṃ pattaṃ” (vedabbha). J.i, 253-256 (khi tai nạn đến, trừ với 2000 người này)
- Khả năng cách và phân từ thụ động quá khứ có sở dụng cách cho chủ từ nguyên thủy của chúng.
- “Amhehi ca aññamaññaṃ katikā katā”. Dha.i, 93 (một sự thỏa thuận đã đạt được giữa chúng tôi)
- Yassa rañño cakkavattissa dibbaṃ cakkaratanam. Osakkati … na dāni tena raññā ciraṃ jīvitabbaṃ hoti”. D.ii, 59 (khi nào thiên bảo luân của vua chuyên luân này quay trở lui, thời mạng sống của vị vua ấy không còn lâu nữa)
TỶ DỤ NHÓM 18
Về chủ cách, đối cách và sở dụng cách
|
CHÚ GIẢI NHÓM 18
|