Tiểu Bộ – Kinh Tập – V. Pārāyanavaggo – Phẩm Đi Đến Bờ Kia (1)

TAM TẠNG PĀLI – VIỆT

KHUDDAKANIKĀYA – TIỂU BỘ

SUTTANIPĀTAPĀḶI – KINH TẬP

V. PĀRĀYANAVAGGO – PHẨM ĐI ĐẾN BỜ KIA

00.  Vatthugāthā – Kệ Ngôn Giới Thiệu (13/05/2014)
01.  Ajitasuttaṃ – Kinh Ajita (31/05/2014)
02.  Tissametteyyasuttaṃ – Kinh Tissametteyya (01/06/2014)
03.  Puṇṇakasuttaṃ – Kinh Puṇṇaka (02/06/2014)
04.  Mettagūsuttaṃ – Kinh Mettagū (03/06/2014)
05.  Dhotakasuttaṃ – Kinh Dhotaka (04/06/2014)
06.  Upasīvasuttaṃ – Kinh Upasīva (05/06/2014)
07.  Nandasuttaṃ – Kinh Nanda (06/06/2014)
08.  Hemakasuttaṃ – Kinh Hemaka (07/06/2014)
09.  Todeyyasuttaṃ – Kinh Todeyya (08/06/2014)
10.  Kappasuttaṃ – Kinh Kappa (09/06/2014)
11.  Jatukaṇṇisuttaṃ – Kinh Jatukaṇṇi (10/06/2014)
12.  Bhadrāvudhasuttaṃ – Kinh Bhadrāvudha (11/06/2014)
13.  Udayasuttaṃ – Kinh Udaya (12/06/2014)
14.  Posālasuttaṃ – Kinh Posāla (13/06/2014)
15.  Mogharājasuttaṃ – Kinh Mogharāja (14/06/2014)
16.  Piṅgiyasuttaṃ – Kinh Piṅgiya (15/06/2014)
17.  Parāyanānugītigāthā – Đi Đến Bờ Kia – Các Kệ Ngôn Tường Thuật. (17/06/2014) 

V. PĀRĀYANAVAGGO – PHẨM ĐI ĐẾN BỜ KIA

Buddha Jayanti Tripitaka Series (BJTS) – Tạng Sri Lanka – Lời tiếng Việt: (văn xuôi) Tỳ khưu Indacanda – Lời tiếng Việt: (văn vần) HT. Thích Minh Châu

VATTHUGĀTHĀ

KỆ NGÔN GIỚI THIỆU

I. BÀI KỆ MỞ ĐẦU

980. Kosalānaṃ purā rammā āgamā dakkhiṇāpathaṃ, ākiñcaññaṃ patthayāno brāhmaṇo mantapāragū.

980. Có vị Bà-la-môn tinh thông chú thuật, trong khi ước nguyện về trạng thái vô sở hữu, từ thành phố đáng yêu của xứ Kosala đã đi đến khu vực phía Nam.

976. Từ thành phố đẹp đẽ,
Của các Kô-xa-la,
Có vị Bà-la-môn,
Thông đạt các chú thuật,
Hướng tầm vô sở hữu,
Hướng phía Nam bước tới.

981. So assakassa visaye aḷakassa samāsane, vasī godhāvarīkule uñchena ca phalena ca.

981. Vị ấy đã trú ngụ ở địa phận Assaka, kế bên vùng Aḷakassa, bên bờ sông Godhāvarī (sống) bằng vật lượm lặt và trái cây.

977. Trong nước Át-xa-ka,
Gần xứ A-la-ka,
Vị ấy sống trên bờ,
Sông Gô-đa-và-rà,
Nuôi sống bằng trái cây,
Bằng đồ ăn lượm vặt.

982. Tasse va upanissāya gāmo ca vipulo ahū, tato jātena āyena ahāyaññamakappayi.

982. Và đã có một ngôi làng rộng lớn kề cận với bờ sông ấy. Với thu nhập phát sanh từ nơi ấy, vị Bà-la-môn đã sắp đặt một cuộc tế lễ vĩ đại.

978. Gần chỗ vị ấy ở,
Có làng đất rộng rãi,
Với tài sản thâu thập,
Tổ chức tế đàn lớn.

983. Mahāyaññaṃ yajitvāna puna pāvisi assamaṃ, tasmiṃ patipaviṭṭhamhi añño āgañchi brāhmaṇo.

983. Sau khi đã cống hiến cuộc tế lễ vĩ đại, vị Bà-la-môn đã đi vào lại nơi ẩn cư. Khi vị ấy đã đi vào trong, một người Bà-la-môn khác đã đi đến.

979. Ðại tế đàn lễ xong,
Vị ấy trở về am,
Trong khi bước vào am,
Một Phạm-chí khác đến.

984. Ugghaṭṭapādo tasito paṅkadanto rajassiro, so ca naṃ upasaṅkamma satāni pañca yācati.

984. Và người ấy, với bàn chân bị sưng vù, run lập cập, có răng đóng bợn, với đầu lấm bụi, đã đi đến gần vị Bà-la-môn và cầu xin năm trăm (tiền).

980. Chân sưng húp, run rẩy
Ðầy bùn, đầu lấm bụi,
Người ấy bước đến gần,
Và xin năm trăm tiền.

985. Tamenaṃ bāvarī disvā āsanena nimantayī, sukhañca kusalaṃ pucchi idaṃ vacanamabravi.

985. Sau khi nhìn thấy kẻ ấy đấy, (Bà-la-môn) Bāvarī đã mời chỗ ngồi, đã hỏi về sự an lạc và tốt lành, rồi đã nói lời này:

981. Sau khi thấy vị ấy,
Ba-va-ri mời ngồi,
Hỏi thăm, thiện, an lạc
Rồi nói lời như sau:

986. Yaṃ kho mamaṃ deyyadhammaṃ sabbaṃ vissajjitaṃ mayā, anujānāhi me brahme natthi pañca satāni me.

986. “Quả thật, cái gì thuộc về tôi mà là vật có thể bố thí, thì tôi đã ban phát tất cả rồi. Này ông Bà-la-môn, xin hãy hiểu cho tôi, tôi không có năm trăm.”

Bàvarim:

982. Những gì tôi cho được,
Tôi đã cho tất cả,
Phạm chí hãy tin tôi,
Tôi không có năm trăm.

987. Sace me yācamānassa bhavaṃ nānupadassati, sattame divase tuyhaṃ muddhā phalatu sattadhā.

987. “Nếu trong khi được tôi cầu xin, mà ngài không ban cho, thì vào ngày thứ bảy, cái đầu của ngài hãy bể tan thành bảy mảnh.”  

Phạm-chí:

983. Nếu điều ta xin Ông,
Tôn giả không đáp ứng,
Sau bảy ngày, đầu Ông
Sẽ bị vỡ, bảy mảnh!

988. Abhisaṅkharitvā kuhako bheravaṃ so akittayi, tassa taṃ vacanaṃ sutvā bāvarī dukkhito ahū.

988. Sau khi làm thủ thuật, kẻ dối trá ấy đã thốt lời hăm dọa. Sau khi nghe được lời nói ấy của kẻ ấy, Bāvarī đã trở nên sầu khổ.  

984. Sau khi làm chú thuật,
Kẻ man trá tuyên bố,
Những lời nói đáng sợ,
Nghe những lời nói ấy,
Phạm-chí Ba-va-ri
Cảm thấy lòng đau khổ.

989. Ussussati anāhāro sokasallasamappito, athopi evaṃ cittassa jhāne na ramatī mano.

989. (Vị ấy) trở nên héo mòn, không thức ăn, đã bị đâm trúng bởi mũi tên sầu muộn, Rồi cũng thế, đối với người có tâm như vậy, ý không vui thích trong việc tham thiền.

985. Gầy ốm, không uống ăn,
Bị tên sầu muộn đâm,
Với tâm tư như vậy,
Ý khó vui trong thiền,

990. Utrastaṃ dukkhitaṃ disvā devatā atthakāminī, bāvariṃ upasaṅkamma idaṃ vacanamabravī. 

990. Sau khi nhìn thấy Bāvarī bị run sợ, bị sầu khổ, vị Thiên nhân có lòng mong mỏi điều tốt đẹp, đã đi đến gặp Bāvarī và đã nói lời này:

986. Thấy lo sợ buồn khổ,
Một Thiên nhân đi đến,
Muốn bạn được hạnh phúc,
Nói với Ba-va-ri.

991. Na so muddhaṃ pajānāti kuhako so dhanatthiko, muddhani muddhapāte vā ñāṇaṃ tassa na vijjati.

991. “Gã ấy không nhận biết về cái đầu. Gã dối trá ấy là kẻ tầm cầu tài sản. Sự hiểu biết của gã ấy về cái đầu hay về việc làm vỡ cái đầu không hiện hữu.”

Thiên nhân:

987. Kẻ man trá muốn tiền,
Không rõ biết về đầu,
Về đầu, đánh bể đầu,
Trí ấy nó không có.

992. Bhotī carahi jānāti taṃ me akkhāhi pucchitā, muddhaṃ muddhādhipātañca taṃ suṇoma vaco tava.

992. “Thưa tiên nữ, nếu nàng biết, khi được tôi hỏi, xin nàng hãy nói với tôi về điều ấy, về cái đầu và về việc làm vỡ cái đầu. Chúng tôi xin lắng nghe lời nói của nàng về điều ấy.”

Bàvarim:

988. Này bạn,nếu bạn biết,
Hãy nói câu hỏi tôi,
Về đầu, đánh bể đầu,
Chúng tôi nghe lời người.

993. Ahaṃ petaṃ na jānāmi ñāṇaṃ ettha na vijjati, muddhaṃ muddhādhipāte vā jinānaṃ hettha dassanaṃ.

993. “Ngay cả tôi cũng không biết về điều này; sự hiểu biết của tôi về lĩnh vực này không hiện hữu. Kiến thức ở lĩnh vực này, cái đầu và việc làm vỡ cái đầu, chỉ riêng thuộc về các đấng Chiến Thắng.”

Thiên nhân:

989. Tôi không biết việc này,
Trí này, tôi không có,
Về đầu, đánh bể đầu,
Bậc chiến thắng thấy được.

994. Atha kho carahi jānāti asmiṃ puthuvi maṇḍale, muddhaṃ muddhādhipātañca taṃ me akkhāhi devate.

994. “Vậy thì hiện nay, ở trái đất hình cầu này, người nào biết về cái đầu và về việc làm vỡ cái đầu? Thưa tiên nữ, xin nàng hãy nói điều ấy cho tôi.”

Bàvarim:

990. Vậy ai có thể biết,
Trên quả đất tròn này,
Về đầu, đánh bể đầu,
Thiên nhân, nói tôi biết.

995. Purā kapilavatthumhā nikkhanto lokanāyako, apacco okkākarājassa sakyaputto pabhaṅkaro.

995. “Bậc Lãnh Đạo Thế Gian, hậu duệ của đức vua Okkāka, con trai dòng Sakya, đấng Mặt Trời, trước đây đã ra đi từ thành Kapilavatthu.

Thiên nhân:

991. Từ thành Ka-pi-la,
Bậc lãnh đạo thế giới,
Xuất hiện ra ở đời,
Là con cháu, hậu duệ,
Của vua Ok-ka-ka
Thích tử, chiếu hào quang.

996. So hi brāhmaṇa sambuddho sabbadhammānapāragū, sabbābhiññābalappatto sabbadhammesu cakkhumā, sabbakammakkhayaṃ patto vimutto upadhikkhayā.

 996. Này Bà-la-môn, vị ấy chính là đấng Toàn Giác, bậc đã đi đến bờ kia đối với tất cả các pháp, đã đạt được năng lực của tất cả các thắng trí, bậc Hữu Nhãn về tất cả các pháp, đã đạt đến sự cạn kiệt đối với tất cả các nghiệp, đã được giải thoát bởi sự cạn kiệt các mầm tái sanh.

992. Vị ấy Chánh Ðẳng Giác,
Hỡi này Bà-la-môn,
Ðã đi đến bờ kia,
Ðối với tất cả pháp,
Ðạt được cả sức mạnh,
Của tất cả thắng trí,
Bậc có mặt thấy được
Trong tất cả các pháp.
Ðạt được sự diệt tận,
Của tất cả các pháp,
Ðược giải thoát, diệt tận,
Ðối với các sanh y.

997. Buddho so bhagavā loke dhammaṃ deseti cakkhumā, taṃ tvaṃ gantvāna pucchassu so te taṃ vyākarissati.

 997. Vị ấy là đức Phật, đấng Thế Tôn ở thế gian, bậc Hữu Nhãn thuyết giảng Giáo Pháp. Ông hãy đi đến và hỏi vị ấy. Vị ấy sẽ giải thích điều ấy cho ông.”993. Bậc Giác ngộ, Thế Tôn,
Bậc có mắt thuyết pháp,
Hãy đến hỏi vị ấy,
Vị ấy sẽ trả lời.

998. Sambuddhoti vaco sutvā udaggo bāvarī ahū, sokassa tanuko āsi pītiñca vipulaṃ labhi.

998. Sau khi nghe được câu nói “Đấng Toàn Giác,” Bāvarī đã trở nên phấn khởi. Nỗi sầu muộn của vị này đã trở thành nhỏ nhoi, và ông ta đã đạt được niềm vui bao la.

994. Nghe tiếng Chánh Ðẳng Giác,
Ba-va-ri phấn khởi,
Sầu muộn được giảm bớt,
Ðược hoan hỷ rộng lớn.

999. So bāvarī attamano udaggo taṃ devataṃ pucchati vedajāto: Katamamhi gāme nigamamhi vā pana
katamamhi vā janapade lokanātho yattha gantvā namassemu sambuddhaṃ dipaduttamaṃ.

999. Vị Bāvarī ấy, có ý hài lòng, phấn khởi, sanh nỗi hân hoan, hỏi người tiên nữ ấy rằng: “Đấng Bảo Hộ Thế Gian ở ngôi làng hoặc ở phố thị nào, hay ở xứ sở nào? Chúng tôi sẽ đi đến nơi ấy và lễ bái đấng Toàn Giác, bậc tối thượng của loài người.”

995. Vị Ba-va-ri ấy,
Hoan hỷ và phấn khởi,
Cảm thấy lòng cảm động,
Hỏi vị thiên nhân ấy.

Bàvarim:

995b. Ở tại thôn làng nào,
Ở tại thị trấn nào,
Ở tại quốc độ nào,
Lãnh đạo thế giới trú?
Tại đấy, tôi sẽ đi,
Ðảnh lễ bậc Giác ngộ,
Bậc Vô thượng loài Người.

1000. Sāvatthiyaṃ kosalamandire jino pahūtapañño varabhūrimedhaso, so sakyaputto vidhuro anāsavo
muddhādhipātassa vidū narāsabho.

1000. “Đấng Chiến Thắng ở Sāvatthi, cung điện của xứ Kosala, có tuệ rộng lớn, có sự sáng suốt quảng đại cao quý. Người con trai dòng Sakya ấy không kẻ sánh bằng, không còn lậu hoặc, là bậc Nhân Ngưu, vị hiểu biết về việc làm vỡ cái đầu.”

Thiên nhân:

996. Ở tại Xa-vat-thi,
Trong thành Kô-xa-la,
Bậc chiến thắng an trú,
Với trí tuệ rộng lớn,
Với hiểu biết thù thắng,
Rộng rãi và cùng khắp.
Vị ấy là Thích tử,
Không gánh nặng vô lậu,
Bậc Ngưu vương loài Người,
Biết rõ về đỉnh đầu,
Biết rõ đánh vỡ đầu.

1001. Tato āmantayī sisse brāhmaṇe mantapārage, etha māṇavā akkhissaṃ suṇātha vacanaṃ mama.

1001. Sau đó, vị Bà-la-môn đã bảo những người học trò tinh thông về chú thuật rằng: “Này các cậu thanh niên hãy đi đến, ta sẽ nói. Các ngươi hãy lắng nghe lời nói của ta.

997. Rồi vị Bà-la-môn,
Cho gọi các đệ tử,
Là những vị thông đạt,
Về bùa chú kệ tụng.

Bàvarim:

997b. Hãy đến, các thanh niên,
Ta sẽ nói, hãy nghe,
Những lời ta nói lên.

1002. Yasseso dullabho loke pātubhāvo abhiṇhaso, svājja lokamhi uppanno sambuddho iti vissuto, khippaṃ gantvāna sāvatthiṃ passavho dipaduttamaṃ.

1002. Sự xuất hiện thường xuyên ấy của vị nào là điều khó đạt được ở thế gian, vị ấy hôm nay đã hiện khởi ở thế gian, được biết tiếng là “Đấng Toàn Giác.” Chúng ta hãy nhanh chóng đi đến Sāvatthi và diện kiến bậc tối thượng của loài người.”

998. Vị ấy rất khó gặp,
Rất hiếm hiện ở đời,
Nay sanh ra ở đời,
Ðược danh bậc Chánh giác,
Hãy đi gấp Xá-vệ,
Thấy được bậc Vô thượng.

1003. Kathaṃ carahi jānemu disvā buddhoti brāhmaṇa, ajānataṃ no pabrūhi yathā jānemu taṃ mayaṃ.

1003. “Thưa Bà-la-môn, vậy làm thế nào chúng con có thể biết là ‘Đức Phật’ sau khi nhìn thấy? Xin thầy hãy nói ra cho những người không biết chúng con để chúng con có thể nhận biết vị ấy.”

Các đệ tử:

999. Kính thưa Bà-la-môn,
Thế nào chúng con biết,
Sau khi thấy vị ấy,
Biết vị ấy là Phật,
Chúng con chưa được biết
Hãy nói chúng con biết!

1004. Āgatāni hi mantesu mahāpurisalakkhaṇā, dvattiṃsāni ca vyākhyātā samantā anupubbaso.

1004. “Các tướng trạng của bậc đại nhân quả đã được lưu truyền ở các chú thuật, và ba mươi hai điều đã được thuật lại đầy đủ theo thứ tự.

Bàvarim:

1000. Trong những kệ bùa chú,
Ðược truyền lại đến nay,
Có nói đến tướng tốt,
Của một bậc Ðại nhân,
Có nói ba mươi hai,
Trọn đủ, được liên tục.

1005. Yassete honti gattesu mahāpurisalakkhaṇā, duveva tassa gatiyo tatiyā hi na vijjati.

1005. Vị nào có những tướng trạng của bậc đại nhân này ở các phần thân thể, đối với vị ấy chỉ có hai lối đi, bởi vì lối đi thứ ba không có.

1001. Ai có trên tay chân,
Ðủ tướng đại nhân ấy,
Chỉ có hai sanh thú,
Không có cái thứ ba.

1006. Sace agāraṃ ajjhāvasati vijeyya paṭhaviṃ imaṃ, adaṇḍena asatthena dhammenamanusāsati.

1006. Nếu sống tại gia, vị ấy sẽ chinh phục trái đất này và cai quản đúng pháp, không nhờ vào gậy gộc, không nhờ vào gươm đao.

1002. Nếu trú tại gia đình,
Chinh phục quả đất này,
Không dùng trượng, dùng kiếm,
Giáo hóa đúng Chánh pháp.

1007. Sace ca so pabbajati agārā anagāriyaṃ, vivattacchaddo sambuddho arahā bhavati anuttaro.

  1007. Và nếu vị ấy xuất gia, rời nhà sống không nhà, thì (sẽ) trở thành đấng Toàn Giác, bậc A-la-hán, đấng Vô Thượng, có màn che (vô minh) đã được xua tan.

1003. Nếu vị ấy xuất gia,
Bỏ nhà, sống không nhà,
Rộng mở màn vô minh,
Vị ấy, được trở thành,
Bậc Chánh đẳng Chánh giác,
Bậc Ứng cúng, Vô thượng.

1008. Jātiṃ gottañca lakkhaṇaṃ mante sisse punāpare, muddhaṃ muddhādhipātañca manasāyeva pucchatha.

1008. Các ngươi hãy hỏi, chỉ bằng ý mà thôi, về việc sanh ra và về dòng họ, về tướng trạng, về các chú thuật, về các học trò, về những điều khác nữa (liên quan đến ta), về cái đầu và về việc làm vỡ cái đầu.

1004. Với tâm ý, hãy hỏi,
Sanh, tánh tướng của ta,
Kệ chú, đệ tử ta,
Về đầu, đánh bể đầu.

1009. Anāvaraṇadassāvī yadi buddho bhavissati, manasā pucchite pañhe vācāya vissajessati.

1009. Nếu là đức Phật, bậc có sự nhìn thấy không bị chướng ngại, thì khi câu hỏi được hỏi bằng ý, (vị ấy) sẽ đáp lại bằng lời nói.”

1005. Nếu vị ấy là Phật,
Thấy rõ, không che kín,
Với lời, vị ấy đáp,
Các câu hỏi bởi ý.

1010. Bāvarissa vaco sutvā sissā soḷasa brāhmaṇā, ajito tissametteyyo puṇṇako atha mettagū.

1010. Sau khi lắng nghe lời nói của Bāvarī, mười sáu vị Bà-la-môn học trò là: Ajita, Tissametteyya, Puṇṇaka, rồi Mettagū, …

1006. Nghe lời Ba-va-ri,
Mười sáu người đệ tử,
Tất cả là Phạm chí,
Tên là A-ji-ta,
Tis-xa-mêt-tê-ya,
Pun-na-ka, Mết-gu,

1011. Dhotako upasīvo ca nando ca atha hemako, todeyya-kappā dubhayo jatukaṇṇī ca paṇḍito,

 1011. Dhotaka, và Upasīva, Nanda, rồi Hemaka, hai vị Todeyya, và Kappa, và vị sáng suốt Jatukaṇṇī, …Cùng với Ðo-ta-ka,
Và U-pa-xi-va,
Nan-da, Hê-ma-ka,
Tô-đê-ya, Kap-pa,
Với Ja-tu-kan-ni,
Là bậc danh Hiền trí.

1012. Bhadrāvudho udayo ca posālo cāpi brāhmaṇo, mogharājā ca medhāvī piṅgiyo ca mahā isi.

1012. Bhadrāvudha, và Udaya, luôn cả Bà-la-môn Posāla, và vị thông minh Mogharājā, và vị đại ẩn sĩ Piṅgiya.

1008. Và Bha-drà-vu-đa,
Cùng với U-da-ya,
Phạm Chí Po-xà-la,
Và Mo-gha-rà-jà,
Là bậc có trí tuệ,
Cùng với Pin-gi-ya,
Là vị đại ẩn sĩ,
Tất cả những vị ấy.

1013. Paccekagaṇino sabbe sabbalokassa vissutā, jhāyī jhānaratā dhīrā pubbavāsanavāsitā.

1013. Tất cả là những vị có đồ chúng riêng, được nổi tiếng khắp cả thế gian, có thiền chứng, thích thú với thiền, sáng trí, đã được huân tập thành thói quen trong quá khứ.

1009. Mỗi người có đồ chúng,
Có danh xưng ở đời,
Tu thiền, ưa thiền định,
Bậc có trí sáng suốt,
Mang theo những dấu tích,
Ðời sống trước của mình.

1014. Bāvariṃ abhivādetvā katvā ca naṃ padakkhiṇaṃ, jaṭājinadharā sabbe pakkāmuṃ uttarāmukhā.

1014. Sau khi đã đảnh lễ Bāvarī, và thực hiện việc nhiễu quanh vị ấy, tất cả có tóc bện, mặc y da dê, đã ra đi hướng về phía bắc.

1010. Ðảnh lễ Ba-va-ri,
Thân phía hữu hướng Ngài,
Tất cả đều bện tóc,
Mặc áo vải da thú,
Mặt hướng về phía Bắc,
Tất cả chúng ra đi.

1015. Mūlakassa patiṭṭhānaṃ purimaṃ māhissatiṃ tadā, ujjeniñcāpi gonaddhaṃ vedisaṃ vanasavhayaṃ.

1015. (Họ đã đi) đến Patiṭṭhāna của xứ sở Mūlaka trước tiên, rồi đến Māhissatī, luôn cả Ujjenī, Gonaddhā, Vedisā, và (thành phố) có tên Vana. 

1011. Trước hết, họ đi ngang,
Ðến Pa-tít-thà-na,
Của xứ A-la-ka,
Rồi Ma-hi-xa-ti,
Tiếp đến Uj-jê-ni,
Và đến Gô-nad-đăng,
Tiếp đến Vê-đi-xăng,
Va-na-xa-ha-yăng,

1016. Kosambiṃ cāpi sāketaṃ sāvatthiñca puruttamaṃ, setavyaṃ kapilaṃ vatthuṃ kusinārañca mandiraṃ.

1016. Rồi đến Kosambī, luôn cả sāketa, và thành phố hạng nhất Sāvatthi, Setavya,  vùng đất Kapila, và cung điện Kusinārā.

1012. Ði đến Kô-xăm-bi,
Ði đến Xa-kê-ta,
Rồi đến Xa-vat-thi,
Là thành phố tối thượng,
Kế đến Xê-ta-vyam,
Ka-pi-la-vat-thu,
Rồi đến tòa lâu đài,
Tên Ku-xi-na-ra,

1017. Pāvañca bhoganagaraṃ vesāliṃ māgadhaṃ puraṃ, pāsāṇakaṃ cetiyañca ramaṇīyaṃ manoramaṃ.

1017. Pāvā, và thành phố Bhogā, Vesālī, thành phố xứ Magadha, và điện thờ Pāsāṇakaṃ đáng yêu, thich ý.Rồi đi đến Pa-va,
Và thành phố Bhô-ga,
Tiếp đến Vê-xá-ly,
Thành phố Ma-ga-đa,
Rồi Pa-xe-na-ka,
Ngôi điện đẹp, khả ái.

1018. Tasito vudakaṃ sītaṃ mahālābhaṃva vāṇijo, chāyaṃ ghammābhitattova turitā pabbatamāruhuṃ.

1018. Tựa như người bị khát nước được nước mát, tựa như thương buôn được lợi lớn, tựa như người bị thiêu đốt bởi sức nóng được bóng râm, họ đã vui mừng trèo lên ngọn núi.

1014. Như người khát, nước mát,
Như người buôn, lợi lớn,
Như nóng bức, bóng mát,
Họ gấp leo ngọn núi.

1019. Bhagavā tamhi samaye bhikkhusaṅghapurakkhato, bhikkhūnaṃ dhammaṃ deseti sīhova nadatī vane.

1019. Và vào thời điểm ấy, đức Thế Tôn, được hội chúng tỳ khưu tôn vinh,  thuyết giảng Giáo Pháp cho các vị tỳ khưu, tựa như con sư tử gầm thét ở khu rừng.

1015. Thế Tôn, trong lúc ấy,
Dẫn đầu chúng Tỷ-kheo,
Ngài đang thuyết Chánh pháp,
Cho các vị Tỷ-kheo,
Giống như con sư tử,
Rống tiếng rống trong rừng.

1020. Ajito addasa sambuddhaṃ sataraṃsiva bhānumaṃ, candaṃ yathā paṇṇarase paripūriṃ upāgataṃ.

1020. Ajita đã nhìn thấy đấng Toàn Giác tựa như mặt trời có trăm ánh hào quang, giống như mặt trăng đã tiến gần đến sự tròn đầy vào ngày mười lăm.

1016. A-ja-ta thấy Phật,
Như mặt trời vàng chói,
Như mặt trăng ngày rằm,
Ðược tròn đầy viên mãn.

1021. Athassa gatte disvāna paripūrañca vyañjanaṃ, ekamantaṃ ṭhito haṭṭho manopañhe apucchatha.

1021. Rồi sau khi nhìn thấy các phần thân thể của vị này và dấu hiệu được đầy đủ, Ajita, đứng ở một bên, mừng rỡ, đã hỏi bằng ý các câu hỏi rằng:

1017. Và thấy tay chân Ngài,
Ðầy đủ các tướng tốt,
Hoan hỷ đứng một bên,
Hỏi câu hỏi tâm ý.

1022. Ādissa jammanaṃ brūhi gottaṃ brūhi salakkhaṇaṃ, mantesu pāramiṃ brūhi kati vāceti brāhmaṇo.

1022. “Xin Ngài hãy xác định và nói về việc sanh ra (của vị Bāvarī). Xin Ngài hãy nói về dòng họ cùng với tướng trạng. Xin Ngài hãy nói về sự toàn hảo ở các chú thuật. Vị Bà-la-môn (Bāvarī) dạy bảo được bao nhiêu?”

Ajita:

1018. Hãy nói về thọ sanh,
Nói dòng họ, các tướng,
Về tối thượng kệ chú,
Phạm chí đọc bao nhiêu?

1023. Vīsaṃvassasataṃ āyu so ca gottena bāvari, tīṇassa lakkhaṇā gatte tiṇṇaṃ vedāna pāragū.

 1023. “Tuổi thọ là một trăm hai mươi. Và theo dòng họ vị ấy là Bāvarī. Ở thân thể vị này có ba tướng trạng. Là vị tinh thông về ba bộ Vệ Đà.

Thế Tôn:

1019. Tuổi thọ trăm hai mươi,
Dòng họ Bà-va-ri,
Trên tay chân, ba tướng,
Thông đạt ba Vệ-đà.

1024. Lakkhaṇe itihāseva sanighaṇḍusakeṭubhe, pañca satāni vāceti sadhamme pāramiṃ gato.

1024. Là người đã đạt đến sự toàn hảo về pháp (Bà-la-môn) của mình, về tướng trạng và về lịch sử, về từ vựng và về nghi lễ, (Bāvarī) dạy bảo năm trăm (học trò).”

1020. Về tướng và truyền thuyết,
Về tự vựng, lễ nghi,
Tụng đọc được năm trăm,
Ðạt tối thượng diệu pháp.

1025. Lakkhaṇānaṃ pavicayaṃ bāvarissa naruttama, taṇhacchida pakāsehi mā no kaṃkhāyitaṃ ahū. 

1025. “Thưa bậc Tối Thượng Nhân, thưa bậc đã cắt đứt tham ái, xin Ngài hãy giải thích chi tiết về các tướng trạng của Bāvarī, xin chớ để chúng tôi bị hoài nghi.”

Ajita:

1021. Bậc Vô thượng, đoạn ái,
Hãy nói lên tường tận
Các tướng Ba-va-ri,
Ðể chúng con không nghi.

1026. Mukhaṃ jivhāya chādeti uṇṇ’ assa bhamukantare, kosohitaṃ vatthaguyhaṃ evaṃ jānāhi māṇava.

1026. “(Người ấy) che khuất khuôn mặt bằng cái lưỡi, có sợi lông ở khoảng giữa chân mày của người này, vật được che giấu sau lớp vải (vật kín) được bọc lại; này người thanh niên, hãy biết như thế.”

Thế Tôn:

1022. Lưỡi che kín mặt mày,
Giữa hàng mi, lông trắng,
Có da bọc âm tàng,
Hãy biết vậy, thanh niên.

1027. Pucchaṃ hi kiñci asuṇanto sutvā pañhe viyākate, vicinteti jano sabbo vedajāto katañajali.

1027. Trong khi không nghe bất kỳ câu hỏi nào, mà đã nghe các câu hỏi được trả lời, tất cả mọi người sanh nỗi hân hoan, tay chắp lại, suy nghĩ rằng:

1023. Không nghe câu hỏi gì,
Chỉ nghe câu trả lời,
Quần chúng rất ngạc nhiên,
Chắp tay tự suy nghĩ.

1028. Ko nu devo va brahmā vā indo vāpi sujampati, manasā pucchite pañhe tamenaṃ paṭibhāsati. 

1028. “Vậy thì vị Trời nào, hay đấng Đại Phạm, hoặc (Thiên vương) Inda chồng của Sujā, đã hỏi bằng ý những câu hỏi ấy? (Đức Phật) đáp lại điều này cho ai?”

Dân chúng:

1024. Thiên, Phạm thiên, Ðế thích,
Hay Xu-jam-pa-ti
Ai, với ý hỏi Ngài,
Xin nói cho được biết?

1029. Muddhaṃ muddhādhipātañca bāvarī paripucchati, taṃ vyākarohi bhagavā kaṅkhaṃ vinaya no ise.

1029. “Vị Bāvarī hỏi về cái đầu và về việc làm vỡ cái đầu. Thưa đức Thế Tôn, xin Ngài hãy trả lời điều ấy. Thưa bậc ẩn sĩ, xin Ngài hãy xua đi nỗi nghi ngờ của chúng tôi.”

Ajita:

1025. Ba-va-ri tìm hỏi,
Về đầu, đánh bể đầu,
Thế Tôn hãy trả lời,
Ðoạn nghi hoặc chúng con?
Ôi, thưa bậc Tiên nhân!

1030. Avijjā muddhāti jānāhi vijjā muddhādhipātinī, saddhāsatisamādhīhi chandaviriyena saṃyutā.

1030. “Người hãy biết vô minh là ‘cái đầu,’ minh với việc đập vỡ cái đầu, được liên kết với tín, niệm, định, … với ước muốn và tinh tấn.”

Thế Tôn:

1026. Vô minh là đỉnh đầu,
Hãy hiểu biết như vậy,
Minh là đánh bể đầu,
Liên hệ dục tinh tấn,
Với lòng tin, chánh niệm,
Liên hệ với thiền định.

1031. Tato vedena mahatā santhambhitvāna māṇavo, ekaṃsaṃ ajinaṃ katvā pādesu sirasā pati.

1031. Do đó, với nỗi hân hoan lớn lao, sau khi trấn tĩnh lại người thanh niên Bà-la-môn đã khoác tấm da dê một bên vai, quỳ xuống đê đầu ở hai bàn chân (đức Phật và nói rằng):

1027. Với cảm thọ lớn mạnh,
Thanh niên tự chế ngự,
Ðắp áo da một bên,
Với đầu, đảnh lễ chân.

1032. Bāvarī brāhmaṇo bhoto sahasissehi mārisa, udaggacitto sumano pāde vandati cakkhuma. 

1032. “Thưa Ngài, Bà-la-môn Bāvarī, có tâm phấn khởi, có ý tốt lành, cùng với các học trò đảnh lễ hai bàn chân của Ngài, thưa bậc Hữu Nhãn.”

Ajita:

1028. Phạm chí Ba-va-ri,
Cùng đệ tử, thưa Ngài,
Tâm phấn khởi, đẹp ý,
Lễ chân, bậc có mắt.

1033. Sukhito bāvarī hotu sahasissehi brāhmaṇo, tvañcāpi sukhino hohi ciraṃ jīvāhi māṇava.

1033. “Mong sao Bà-la-môn Bāvarī cùng với các học trò được an lạc. Và luôn cả ngươi nữa hãy được an lạc. Này người thanh niên, chúc người sống thọ.

Thế Tôn:

1029. Phạm chí Ba-va-ri,
Hãy sống được an lạc,
Cùng với các đệ tử!
Mong Ông sống an lạc,
Thọ mạng được lâu dài,
Hỡi này kẻ thanh niên.

1034. Bāvarissa va tuyhaṃ vā sabbesaṃ sabbasaṃsayaṃ, katāvakāsā pucchavho yaṃ kiñci manasicchatha.

1034. Từ cơ hội đã được tạo ra, ngươi hãy hỏi mọi điều hoài nghi của tất cả, của Bāvarī, hoặc của ngươi, bất cứ điều gì ngươi mong muốn ở trong tâm.”

1030. Ba-va-ri và Ông,
Có mọi nghi ngờ gì,
Cơ hội đến, hãy hỏi,
Tùy theo ý Ông muốn.

1035. Sambuddhena katokāso nisīditvāna pañjalī, ajito paṭhamaṃ pañhaṃ tattha pucchi tathāgataṃ. 

1035. Với cơ hội đã được tạo ra bởi đấng Toàn Giác, Ajita đã ngồi xuống, chắp tay lại, tại nơi ấy đã hỏi đức Như Lai câu hỏi thứ nhất.

1031. Ðược bậc Chánh Ðẳng Giác,
Cho cơ hội tốt đẹp,
A-ji-ta liền ngồi,
Chắp tay hỏi Như Lai,
Hỏi câu hỏi thứ nhất,
Chính ngay tại chỗ ấy,
Kệ mở đầu đã xong.

Vatthugāthā niṭṭhitā.

Dứt Kệ Ngôn Giới Thiệu.

 

1. AJITASUTTAṂ (bản Kinh Pali, trích đoạn)

1. KINH AJITA (Ngài Indacanda dịch Việt, văn xuôi, chữ in thường)

1. KINH AJITA (Ngài Thích Minh Châu dịch Việt, văn vần, chữ in nghiêng)

II. CÂU HỎI CỦA THANH NIÊN A-JI-TA

1036. Kenassu nivuto loko (iccāyasmā ajito) kenassu nappakāsati, kissābhilepanaṃ brūsi kiṃsu tassa mahabbhayaṃ.

1036. (Tôn giả Ajita hỏi:) “Thế gian bị phủ kín bởi cái gì? Không chói sáng bởi điều gì? Ngài hãy nói cái gì là sự vấy nhiễm? Sự nguy hiểm lớn lao của nó là gì?”

Ajita:

1032. Tôn giả A-ji-ta:
Do gì, đời bị che,
Do gì, không chói sáng,
Hãy nói lên cái gì,
Làm uế nhiễm cuộc đời,
Cái gì sợ hãi lớn?

1037. Avijjāya nivuto loko (ajitāti bhagavā) vevicchā pamādā nappakāsati, jappābhilepanaṃ brūmi dukkhamassa mahabbhayaṃ.

1037. (Đức Thế Tôn nói: “Này Ajita,) thế gian bị phủ kín bởi vô minh, không chói sáng bởi keo kiệt, bởi xao lãng. Ta nói tham muốn là sự uế nhiễm, khổ là sự nguy hiểm lớn lao của nó (thế gian).”

Thế Tôn:

1033. Thế Tôn liền đáp lại:
Ðời bị vô minh che,
Do xan tham, phóng dật,
Ðời không được chói sáng,
Ta nói do mong cầu,
Nên đời bị uế nhiễm,
Chính là sự đau khổ,
Nên có sợ hãi lớn.

1038. Savanti sabbadhī sotā (iccāyasmā ajito) sotānaṃ kiṃ nivāraṇaṃ, sotānaṃ saṃvaraṃ brūhi kena sotā pithīyare.

1038. (Tôn giả Ajita hỏi:) “Các dòng chảy trôi đi khắp mọi nơi. Cái gì là sự ngăn cản các dòng chảy? Ngài hãy nói về sự chế ngự các dòng chảy. Các dòng chảy được chặn đứng bởi cái gì?”

Ajita:

1034. Tôn giả A-ji-ta:
Mọi nơi dòng nước chảy,
Cái gì ngăn dòng nước?
Hãy nói lên cái gì?
Chế ngự được dòng nước?
Cái gì đóng dòng nước?

1039. Yāni sotāni lokasmiṃ (ajitāti bhagavā) sati tesaṃ nivāraṇaṃ, sotānaṃ saṃvaraṃ brūmi paññāyete pithīyare.

1039. (Đức Thế Tôn nói: “Này Ajita,) những dòng chảy nào hiện diện ở thế gian, niệm là sự ngăn cản chúng. Ta nói về sự chế ngự các dòng chảy. Chúng được chặn đứng bởi tuệ.”

Thế Tôn:

1035. Thế Tôn liền đáp lại:
Hỡi này A-ji-ta,
Các dòng nước ở đời,
Chánh niệm ngăn chận lại,
Chánh niệm được Ta gọi,
Chế ngự các dòng nước,
Và chính do trí tuệ,
Ðóng lại các dòng nước.

1040. Paññā ceva satī ceva (iccāyasmā ajito) nāmarūpañca mārisa, etaṃ me puṭṭho pabrūhi katthetaṃ uparujjhati.

1040. (Tôn giả Ajita hỏi:) “Thưa ngài, tuệ và luôn cả niệm, danh và sắc; được tôi hỏi điều này, xin ngài hãy nói lên, ở đâu điều này được diệt tận?”

Ajita:

1036. Tôn giả A-ji-ta:
Trí tuệ và chánh niệm,
Cùng với danh và sắc,
Kính thưa bậc Tôn giả,
Hãy nói điều con hỏi,
Từ đâu chúng bị diệt?

1041. Yametaṃ pañhaṃ apucchi ajita taṃ vadāmi te, yattha nāmañca rūpañca asesaṃ uparujjhati, viññāṇassa nirodhena etthetaṃ uparujjhati.

1041. “Này Ajita, câu hỏi nào ông đã hỏi, Ta (sẽ) trả lời câu hỏi ấy cho ông: Nơi nào danh và sắc được diệt tận không dư sót. Do sự diệt tận của thức, ở đây, điều này (danh và sắc) được diệt tận.”

Thế Tôn:

1037. Câu hỏi gì Ông hỏi,
Hỡi này A-ji-ta,
Ta sẽ đáp cho Ông,
Chỗ nào danh và sắc,
Ðược đoạn diệt hoàn toàn,
Không còn lại dư tàn,
Chính do đoạn diệt thức,
Danh sắc được đoạn diệt.

1042. Ye ca saṅkhātadhammā se ye ca sekhā puthū idha, tesaṃ me nipako iriyaṃ puṭṭho pabrūhi mārisa.

1042. “Những vị nào đã hiểu rõ Giáo Pháp (các bậc A-la- hán) và những vị nào là các bậc Hữu Học đông đảo ở nơi này, tôi hỏi bậc chín chắn về oai nghi của những vị ấy, thưa ngài, xin ngài hãy nói lên.”

Ajita:

1038. Những ai biết tư sát,
Các pháp thuộc hữu vi,
Cùng với bậc hữu học,
Và phàm phu ở đời,
Ðược hỏi, Ngài hãy nói,
Về nếp sống của họ?
Bậc thận trọng sáng suốt,
Hãy nói lên, thưa Ngài!

1043. Kāmesu nābhigijjheyya manasā nāvilo siyā, kusalo sabbadhammānaṃ sato bhikkhu paribbaje ”ti.

1043. “Vị tỳ khưu không nên khát khao ở các dục, không nên bị vẩn đục ở tâm, thiện xảo đối với tất cả các pháp, có niệm, nên ra đi du phương.”

Thế Tôn:

1039. Chớ tham đắm các dục,
Giữ tâm tư an tịnh,
Thiện xảo trong các pháp,
Tỷ-kheo giữ chánh niệm,
Sống đời sống xuất gia.

Ajitasuttaṃ paṭhamaṃ.

Kinh Ajita là thứ nhất.

 

2. TISSAMETTEYYASUTTAṂ (bản Kinh Pali, trích đoạn)

2. KINH TISSAMETTEYYA (Ngài Indacanda dịch Việt, văn xuôi, chữ in thường)

2. KINH TISSAMETTEYYA (Ngài Thích Minh Châu dịch Việt, văn vần, chữ in nghiêng)

III. CÁC CÂU HỎI CỦA THANH NIÊN TISSAMETTEYYA

1044. Kodha saṃtusito loke (iccāyasmā tissa metatayyo) kassa no santi iñjitā, ko ubhantamabhiññāya majjhe mantā na lippati, kaṃ brūsi mahāpurisoti ko idha sibbanim accagā?

1044. (Tôn giả Tissametteyya hỏi:) “Ở đây, người nào được hài lòng ở thế gian? Đối với người nào các sự dao động không hiện hữu? Người nào, sau khi biết rõ cả hai đầu, nhờ vào trí tuệ không bị nhiễm bẩn ở khoảng giữa? Ngài nói ai là ‘bậc đại nhân’? Ở đây, người nào vượt qua thợ may (tham ái)?”

Tissa:

1040. Tissa Met-tey-ya:
Ai thỏa mãn ở đời,
Với ai không dao động,
Ai thắng tri hai biên,
Ở giữa, không dính líu,
Ai Ngài gọi đại nhân,
Ở đời, ai vượt khỏi,
Thêu dệt các ái nhiễm?

1045. Kāmesu brahmacariyavā (metteyyāti bhagavā) vītataṇho sadā sato, saṅkhāya nibbuto bhikkhu tassa no santi iñjitā.

1045. (Đức Thế Tôn nói: “Này Metteyya,) vị có Phạm hạnh về các dục, đã xa lìa tham ái, luôn luôn có niệm, sau khi đã suy xét, vị tỳ khưu được tịch tịnh. Đối với vị ấy các sự dao động không hiện hữu.

Thế Tôn:

1041. Thế Tôn liền đáp rằng:
Hỡi này Met-tê-ya!
Giữa dục, sống Phạm hạnh,
Không ái, luôn chánh niệm,
Tỷ-kheo lặng tính toán,
An tịnh, không dao động.

1046. So ubhantamabhiññāya majjhe mantā na lippati, taṃ brūmi mahāpurisoti sodha sibbanimaccagāti.

1046. Vị ấy, sau khi biết rõ cả hai đầu, nhờ vào trí tuệ không bị nhiễm bẩn ở khoảng giữa. Ta nói vị ấy là ‘bậc đại nhân.’ Ở đây, vị ấy vượt qua thợ may (tham ái).”

1042. Ai thắng tri hai biên,
Chặng giữa, nhờ suy tư,
Không dính líu bị nhiễm,
Ta gọi là đại nhân,
Vị ấy, ở đời này,
Vượt khỏi sự thêu dệt,
Các ái nhiễm tham muốn.

Tissametteyyasuttaṃ dutiyaṃ.

Kinh Tissametteyya là thứ nhì.

 

3. PUṆṆAKASUTTAṂ (bản Kinh Pali, trích đoạn)

3. KINH PUṆṆAKA (Ngài Indacanda dịch Việt, văn xuôi, chữ in thường)

3. KINH PUṆṆAKA (Ngài Thích Minh Châu dịch Việt, văn vần, chữ in nghiêng)

IV. CÂU HỎI CỦA THANH NIÊN PUNNAKA

1047. Anejaṃ mūladassāviṃ (iccāyasmā puṇṇako) atthi pañhena āgamaṃ kiṃ nissitā isayo manujā khattiyā brāhmaṇā devatānaṃ, yaññamakappayiṃsu puthū idha loke pucchāmi taṃ bhagavā brūhi me taṃ.

1047. (Tôn giả Puṇṇaka nói:) “Với ý định hỏi câu hỏi, tôi đã đi đến với bậc không dục vọng, bậc có sự nhìn thấy gốc rễ (của các pháp): ‘Nương tựa vào điều gì, các vị ẩn sĩ, loài người, các Sát-đế-lỵ, các Bà-la-môn đã chuẩn bị lễ hiến tế đến chư Thiên, đông đảo tại nơi này, ở thế gian. Thưa đức Thế Tôn, tôi hỏi ngài. Xin ngài hãy trả lời tôi về điều này.”

Punnaka:

1043. Tôn giả Pun-na-ka:
Với ai không dao động,
Thấy rõ được cội gốc,
Con đến với câu hỏi,
Liên hệ đến mục đích,
Bậc ẩn sĩ, loài Người,
Sát-đế-ly, Phạm chí,
Do họ y chỉ gì,
Tế đàn cho chư Thiên.
Ðã tổ chức rộng lớn?
Con hỏi bậc Thế Tôn,
Hãy trả lời cho con.

1048. Ye kecime isayo manujā (puṇṇakāti bhagavā) khattiyā brāhmaṇā devatānaṃ yaññamakappayiṃsu puthū idha loke, āsiṃsamānā puṇṇaka itthabhāvaṃ jaraṃ sitā yaññamakappayiṃsu.

1048. (Đức Thế Tôn nói: “Này Puṇṇaka,) bất cứ những ai, các vị ẩn sĩ, loài người, các Sát-đế-lỵ, các Bà-la-môn đã chuẩn bị lễ hiến tế đến chư Thiên, đông đảo tại nơi này, ở thế gian, này Puṇṇaka, trong khi mong ước bản thể này, bị phụ thuộc vào tuổi già, họ đã chuẩn bị lễ hiến tế.”

Thế Tôn:

1044. Thế Tôn bèn đáp rằng:
Hỡi này Pun-na-ka!
Bậc ẩn sĩ loài Người,
Sát-đế-ly, Phạm chí,
Ðã tổ chức rộng lớn,
Tế đàn cho chư Thiên.
Khi họ thành già yếu,
Họ tổ chức tế đàn,
Vì rằng họ hy vọng,
Ðược sanh ở đời này,
Hỡi này Pun-na-ka!

1049. Ye kecime isayo manujā (iccāyasmā puṇṇako) khattiyā brāhmaṇā devatānaṃ yaññamakappayiṃsu puthū idha loke, kaccissu te bhagavā yaññapathe appamattā ātāru jātiñca jarañca mārisa pucchāmi taṃ bhagavā brūhi metaṃ.

1049. (Tôn giả Puṇṇaka nói:) “Bất cứ những ai, các bậc ẩn sĩ, loài người, các Sát-đế-lỵ, các Bà-la-môn đã chuẩn bị lễ hiến tế đến chư Thiên, đông đảo tại nơi này, ở thế gian, thưa đức Thế Tôn, những người ấy, không xao lãng ở đường lối tế lễ, thưa ngài, có phải họ đã vượt qua sanh và già? Thưa đức Thế Tôn, tôi hỏi ngài. Xin ngài hãy trả lời tôi về điều này.”

Punnaka:

1045. Tôn giả Pun-na-ka:
Bậc ẩn sĩ loài Người,
Sát-đế-ly, Phạm chí,
Ðã tổ chức rộng lớn,
Tế đàn cho chư Thiên.
Thế Tôn nghĩ thế nào,
Họ không có phóng dật
Trên con đường tế đàn,
Họ vượt qua già chết,
Ðược hay không, thưa Ngài,
Con hỏi đức Thế Tôn,
Con mong Ngài trả lời?

1050. Āsiṃsanti thomayanti abhijappanti juhanti (puṇṇakāti bhagavā) kāmābhijappanti paṭicca lābhaṃ, te yājayogā bhavarāgarattā nātariṃsu jātijaranti brūmi.

1050. (Đức Thế Tôn nói: “Này Puṇṇaka,) những kẻ mong ước, tán dương, cầu khấn, cúng tế, cầu khấn các dục bởi vì lợi lộc, Ta nói rằng: ‘Những kẻ ấy, do sự gắn bó vào tế lễ, bị luyến ái với sự ái luyến vào hiện hữu, đã không vượt qua sanh và già.’”

Thế Tôn:

1046. Thế Tôn trả lời rằng:
Hỡi này Pun-na-ka,
Họ hy vọng, tán thán,
Họ cầu nguyện, cúng lễ,
Họ cầu nguyện các dục,
Do duyên vì lợi dưỡng,
Chuyên tâm lo tế đàn,
Ưa thích, tham sanh hữu,
Họ không vượt già chết,
Ta nói lên như vậy.

1051. Te ve nātariṃsu yājayogā (iccāyasmā puṇṇako) yaññehi jātiñca jarañca mārisa, atha ko carahi devamanussaloke atāri jātiñca jarañca mārisa pucchāmi taṃ bhagavā brūhi metaṃ.

 1051. (Tôn giả Puṇṇaka nói:) “Thưa ngài, quả thật những kẻ ấy do sự gắn bó vào tế lễ đã không vượt qua sanh và già nhờ vào những lễ hiến tế, thưa ngài. Thưa ngài, vậy giờ đây người nào ở thế giới chư Thiên và nhân loại đã vượt qua sanh và già? Thưa đức Thế Tôn, tôi hỏi ngài. Xin ngài hãy trả lời tôi về điều này.”

Punnaka:

1047. Tôn giả Pun-na-ka:
Nếu chúng chuyên tế đàn,
Nhưng không thể vượt qua,
Già chết với tế đàn,
Thời ai sống ở đời,
Trong thế giới Nhơn, Thiên,
Ðã vượt qua già chết,
Ai được vậy, thưa Ngài,
Con hỏi đức Thế Tôn,
Ngài trả lời cho con?

1052. Saṅkhāya lokasmiṃ parovarāni (puṇṇakāti bhagavā) yassiñjitaṃ natthi kuhiñci loke, santo vidhūmo anīgho nirāso atāri so jātijaranti brūmīti.

1052. (Đức Thế Tôn nói: “Này Puṇṇaka,) sau khi đã suy xét nơi này và nơi khác ở thế gian, đối với vị nào sự dao động là không có bất cứ đâu ở thế gian, có sự an tịnh, không còn sân hận, không phiền muộn, không mong cầu, Ta nói rằng: ‘Vị ấy đã vượt qua sanh và già.’”

Thế Tôn:

1048. Thế Tôn trả lời rằng:
Hỡi này Pun-na-ka,
Ai tính toán cao thấp,
Ước lượng vậy ở đời,
Ai không bị dao động,
Bất cứ đâu ở đời,
An tịnh, không phun khói,
Không phiền não, không cầu,
Vị ấy vượt già chết,
Ta nói lên như vậy.

Puṇṇakasuttaṃ tatiyaṃ.

Kinh Puṇṇaka là thứ ba.

 

4. METTAGŪSUTTAṂ (bản Kinh Pali, trích đoạn)

4. KINH METTAGŪ (Ngài Indacanda dịch Việt, văn xuôi, chữ in thường)

4. KINH METTAGŪ (Ngài Thích Minh Châu dịch Việt, văn vần, chữ in nghiêng)

 V. CÂU HỎI CỦA THANH NIÊN METTAGU

1053. Pucchāmi taṃ bhagavā brūhi metaṃ (iccāyasmā mettagū) maññāmi taṃ vedaguṃ bhāvitattaṃ, kuto nu dukkhā samudāgatā ime ye keci lokasmiṃ anekarūpā.

1053. (Tôn giả Mettagū nói:) “Thưa đức Thế Tôn, tôi hỏi ngài. Xin ngài hãy trả lời tôi về điều này. Tôi nghĩ rằng ngài là người hiểu biết sâu sắc, có bản thân đã được tu tập. Từ đâu mà các khổ này đã được khởi lên, bất kể loại nào ở thế gian, với nhiều hình thức?”

Mettagu:

1049. Tôn giả Mêt-ta-gu:
Con xin hỏi Thế Tôn,
Mong Thế Tôn trả lời,
Vấn đề con đã hỏi,
Con nghĩ Ngài hiền trí,
Tự ngã đã tu tập,
Từ đâu, ở trong đời,
Ðau khổ này khởi lên,
Với nhiều loại như vậy?

1054. Dukkhassa ve maṃ pabhavaṃ apucchasi (mettagūti bhagavā) taṃ te pavakkhāmi yathā pajānaṃ, upadhinidānā pabhavanti dukkhā ye keci lokasmiṃ anekarūpā.

1054. (Đức Thế Tôn nói: “Này Mettagū,) quả thật ngươi (đã) hỏi ta về sự phát khởi của khổ. Ta sẽ tuyên thuyết về điều ấy cho ngươi theo như điều Ta nhận biết. Các khổ phát khởi đều có căn nguyên là mầm tái sanh, bất kể loại nào ở thế gian, với nhiều hình thức.

Thế Tôn:

1050. Thế Tôn trả lời rằng:
Hỡi này Mêt-ta-gu,
Ông hỏi ta vấn đề,
Sanh khởi của khổ đau,
Ta sẽ nói cho Ông,
Như Ta đã được biết,
Chính do duyên sanh y,
Nên khổ được khởi lên,
Với nhiều loại như vậy,
Khác biệt ở trong đời.

1055. Yo ve avidvā upadhiṃ karoti punappunaṃ dukkhamupeti mando, tasmā hi jānaṃ upadhiṃ na kayirā dukkhassa jātippabhavānupassī.

1055. Thật vậy, kẻ nào, (do) không biết, tạo ra mầm tái sanh, là kẻ ngu (sẽ) đi đến khổ lần này lần khác. Chính vì thế, người có sự quán xét về sự sanh ra và sự phát khởi của khổ, trong khi biết, không nên tạo ra mầm tái sanh.”

1051. Những ai vì vô minh,
Tác thành các sanh y,
Kẻ ngu tạo đau khổ,
Tiếp tục được sanh khởi,
Do vậy kẻ hiểu biết,
Không nên tạo sanh y,
Vì thấy sự sanh khởi,
Của sanh và đau khổ.

1056. Yantaṃ apucchimha akittayī no (iccāyasmā mettagū) aññaṃ taṃ pucchāmi tadiṅgha brūhi: Kathannu dhīrā vitaranti oghaṃ jātijaraṃ sokapariddavañca, taṃ me munī sādhu viyākarohi tathā hi te vidito esa dhammo.

1056. (Tôn giả Mettagū nói:) “Điều nào chúng tôi đã hỏi ngài, ngài đã giải bày cho chúng tôi. Tôi hỏi ngài điều khác, vậy xin ngài hãy trả lời điều ấy: Làm thế nào các bậc sáng trí vượt qua dòng lũ, sanh và già, sầu muộn và than vãn? Thưa bậc hiền trí, xin ngài hãy khéo léo giảng rõ điều ấy cho tôi, bởi vì pháp này đã được ngài biết đúng theo bản thể.”

Mettagu:

1052. Ðiều chúng con đã hỏi,
Ngài đã đáp chúng rồi,
Nay xin hỏi câu khác,
Mong Ngài giải đáp cho,
Thế nào bậc Hiền trí,
Vượt khỏi dòng nước mạnh,
Vượt khỏi sanh và già,
Cùng sầu muộn than khóc,
Mong rằng bậc ẩn sĩ,
Hãy khéo trả lời con,
Ðúng như Ngài đã biết,
Pháp nhĩ là như vậy?

1057. Kittayissāmi te dhammaṃ (mettagūti bhagavā) diṭṭhe dhamme anītihaṃ, yaṃ viditvā sato caraṃ tare loke visattikaṃ.

 1057. (Đức Thế Tôn nói: “Này Mettagū,) Ta sẽ giải bày cho ngươi Giáo Pháp tự mình chứng ngộ, không phải do nghe nói lại. Sau khi hiểu pháp ấy, vị có niệm, trong khi sống, có thể vượt qua sự vướng mắc này ở thế gian.”

Thế Tôn:

1053. Thế Tôn trả lời rằng:
Hỡi này Mêt-ta-gu,
Ta sẽ nói cho Ông,
Pháp thiết thực hiện tại,
Không do trao truyền lại,
Sau khi biết pháp ấy,
Vị ấy sống chánh niệm,
Vượt tham ái ở đời.

1058. Tañcāhaṃ abhinandāmi mahesi dhammamuttamaṃ, yaṃ viditvā sato caraṃ tare loke visattikaṃ.

 1058. “Thưa bậc đại ẩn sĩ, tôi thích thú Giáo Pháp tối thượng ấy. Sau khi hiểu pháp ấy, có niệm, trong khi sống, tôi có thể vượt qua sự vướng mắc này ở thế gian.”

Mettagu:

1054. Thưa bậc Ðại ẩn sĩ,
Con hết sức hoan hỷ,
Chánh pháp vô thượng ấy,
Sau khi biết pháp ấy,
Sống gìn giữ chánh niệm,
Vượt tham ái ở đời.

1059. Yaṃ kiñci sampajānāsi (mettagūti bhagavā) uddhaṃ adho tiriyañcāpi majjhe, etesu nandiñca nivesanañca panujja viññāṇaṃ bhave na tiṭṭhe.

1059. (Đức Thế Tôn nói: “Này Mettagū,) bất cứ điều gì mà ngươi tự mình nhận biết, bên trên, bên dưới, luôn cả chiều ngang và khoảng giữa, ngươi hãy xua đi sự vui thích, sự chấp chặt, và sự nhận thức ở các điều này; không nên trụ lại ở hữu.

Thế Tôn:

1055. Thế Tôn đáp lại rằng:
Hỡi này Mêt-ta-gu,
Phàm Ông rõ biết gì,
Trên dưới, ngang ở giữa,
Hãy từ bỏ hoan hỷ,
Hãy từ bỏ trú xứ,
Chớ để cho ý thức,
An trú trên sanh hữu.

1060. Evaṃvihārī sato appamatto bhikkhu caraṃ hitvā mamāyitāni, jātiṃ jaraṃ sokapariddavañca idheva vidvā pajaheyya dukkhaṃ.

1060. An trú như vậy, có niệm, không xao lãng, vị tỳ khưu, trong khi sống, sau khi từ bỏ các vật đã được chấp là của tôi, là vị hiểu biết, ngay tại nơi này, có thể dứt bỏ khổ đau, sanh, già, sầu muộn và than vãn.”

1056. An trú vậy, chánh niệm,
Tỷ-kheo không phóng dật,
Sau khi bỏ sở hành,
Ðưa đến ngã, sở hữu.
Ðối với sanh và già,
Sầu muộn và than khóc,
Ở đây, biết được vậy,
Hãy từ bỏ đau khổ.

1061. Etābhinandāmi vaco mahesino, (iccāyasmā mettagū) sukittitaṃ gotamanūpadhīkaṃ, addhā hi bhagavā pahāsi dukkhaṃ tathā hi te vidito esa dhammo.

1061. (Tôn giả Mettagū nói:) “Thưa ngài Gotama, tôi thích thú lời nói này của bậc đại ẩn sĩ, đã khéo được giải bày, không liên quan đến mầm tái sanh, bởi vì đức Thế Tôn đương nhiên đã dứt bỏ khổ, bởi vì pháp này đã được ngài biết đúng theo bản thể.

Mettagu:

1057. Con cảm thấy hoan hỉ,
Lời nói bậc Ðại sĩ;
Ðoạn tận được sanh y,
Ðược Ngài khéo tuyên thuyết.
Chắc chắn đức Thế Tôn,
Ðã đoạn tận đau khổ,
Vì pháp này được Ngài,
Rõ biết là như vậy.

1062. Te cāpi nūna pajaheyyu dukkhaṃ ye tvaṃ muni aṭṭhitaṃ ovadeyya, taṃ taṃ namassāmi samecca nāga appeva maṃ bhagavā aṭṭhitaṃ ovadeyya.

1062. Và thưa bậc hiền trí, những người nào được ngài giáo huấn không ngừng nghỉ, những người ấy chắc chắn có thể dứt bỏ khổ đau. Vì thế, thưa bậc long tượng, sau khi gặp ngài, con xin kính lễ ngài. Mong sao đức Thế Tôn sẽ giáo huấn con không ngừng nghỉ.”

1058. Những vị ấy hãy đoạn,
Hãy từ bỏ đau khổ,
Những người ấy được Ngài
Thường thường dạy, giáo hóa.
Con xin đảnh lễ Ngài,
Hãy đến, bậc Long tượng,
Mong Thế Tôn thường hằng,
Giáo hóa dạy dỗ con.

1063. Yaṃ brāhmaṇaṃ vedaguṃ ābhijaññā (mettagūti bhagavā) akiñcanaṃ kāmabhave asattaṃ, addhā hi so oghamimaṃ atāri tiṇṇo ca pāraṃ akhilo akaṅkho.

1063. (Đức Thế Tôn nói: “Này Mettagū,) vị Bà-la-môn nào mà ngươi có thể biết rõ là người hiểu biết sâu sắc, không sở hữu gì, không dính mắc ở dục và hữu, vị ấy đương nhiên đã băng qua dòng lũ này, và đã được vượt đến bờ kia, không còn cọc nhọn (ô nhiễm), không còn hoài nghi.”

Thế Tôn:

1059. Vị Bà-la-môn nào,
Ðược thắng tri, có trí,
Không có sở hữu gì,
Không ái luyến dục hữu,
Chắc chắn vị như vậy,
Vượt qua bộc lưu này,
Ðã đến được bờ kia,
Không cứng cỏi không nghỉ.

1064. Vidvā ca so vedagū naro idha bhavābhave saṅgamimaṃ visajja, so vītataṇho anīgho nirāso atāri so jātijaranti brūmīti.

1064. Và sau khi đã hiểu, vị ấy trở thành người hiểu biết sâu sắc ở nơi đây. Sau khi tháo gỡ sự quyến luyến này ở hữu và phi hữu, vị ấy có tham ái đã được xa lìa, không còn phiền muộn, không có mong cầu, Ta nói rằng: ‘Vị ấy đã vượt qua sanh và già.’”

1060. Người ấy sau khi biết,
Thông suốt được Thánh điển,
Không dính ái triền này,
Về hữu và phi hữu,
Vị ấy ly tham ái,
Không phiền lụy không cầu,
Ta nói rằng vị ấy,
Ðã vượt khỏi sanh già.

Mettagūsuttaṃ catutthaṃ.

Kinh Mettagū là thứ tư.

 

5. DHOTAKASUTTAṂ (bản Kinh Pali, trích đoạn)

5. KINH DHOTAKA (Ngài Indacanda dịch Việt, văn xuôi, chữ in thường)

5. KINH DHOTAKA (Ngài Thích Minh Châu dịch Việt, văn vần, chữ in nghiêng)

VI. CÂU HỎI CỦA THANH NIÊN DHOTAKA

1065. Pucchāmi taṃ bhagavā brūhi metaṃ (iccāyasmā dhotako) vācābhikaṅkhāmi mahesi tuyhaṃ, tava sutvāna nigghosaṃ sikkhe nibbānamattano.

1065. (Tôn giả Dhotaka nói:) “Thưa đức Thế Tôn, con hỏi ngài. Xin ngài hãy trả lời con về điều này. Thưa bậc đại ẩn sĩ, con mong mỏi lời nói của ngài. Sau khi lắng nghe lời tuyên bố của ngài, con có thể học tập về sự tịch diệt cho bản thân.”

Dhotaka:

1061. Tôn giả Dhô-ta-ka:
Con xin hỏi Thế Tôn,
Mong Ngài trả lời cho,
Con chờ đợi lời Ngài,
Kính thưa bậc Ðại sĩ,
Nghe lời Ngài tuyên bố,
Chúng con sẽ tự mình,
Học tập giới Niết-bàn.

1066. Tena h’ ātappaṃ karohi (dhotakāti bhagavā) idheva nipako sato, ito sutvāna nigghosaṃ sikkhe nibbānamattano.

1066. (Đức Thế Tôn nói: “Này Dhotaka,) chính vì điều ấy ngươi hãy thực hiện sự năng nỗ, ngay tại nơi này hãy là người có sự chín chắn, có niệm. Sau khi lắng nghe lời tuyên bố từ nơi đây, nên học tập về sự tịch diệt cho bản thân.”

Thế Tôn:

1062. Thế Tôn đáp lại rằng:
Hỡi này Dhô-ta-ka,
Ở đây Ông nhiệt tâm,
Sáng suốt và chánh niệm,
Từ đây, nghe tuyên bố,
Tự học tập Niết-bàn.

1067. Passāmahaṃ devamanussa loke (iccāyasmā dhotako) akiñcanaṃ brāhmaṇaṃ iriyamānaṃ, taṃ taṃ namassāmi samantacakkhu pamuñca maṃ sakka kathaṃkathāhi.

1067. (Tôn giả Dhotaka nói:) “Con nhìn thấy ở thế giới của chư Thiên và loài người vị Bà-la-môn không sở hữu gì đang hành sử (bốn oai nghi). Vì thế, thưa bậc Toàn Nhãn, con xin kính lễ ngài. Thưa vị dòng Sakya, xin ngài hãy giải thoát cho con khỏi các mối nghi ngờ.”

Dhotaka:

1063. Con thấy ở thế giới,
Chư Thiên và loài Người,
Sở hành của Phạm chí,
Không một gì sở hữu.
Con đảnh lễ chính Ngài,
Bậc có mắt cùng khắp,
Kính thưa bậc Thích tử,
Hãy giải thoát cho con,
Tất cả mọi nghi ngờ.

1068. Nāhaṃ gamissāmi pamocanāya (dhotakāti bhagavā) kathaṃkathiṃ dhotaka kañci loke, dhammañca seṭṭhaṃ ājānamāno evaṃ tuvaṃ oghamimaṃ taresi.

1068. (Đức Thế Tôn nói: “Này Dhotaka,) Ta sẽ không đi đến để giải thoát cho bất cứ người nào có nỗi nghi ngờ ở thế gian. Nhưng trong khi biết rõ Giáo Pháp tối thượng, như thế ngươi có thể vượt qua dòng lũ này.”

Thế Tôn:

1064. Hỡi này Dhô-ta-ka,
Ta sẽ không đi đến,
Giải thoát cho một ai,
Có nghi ngờ ở đời,
Khi pháp được Ông biết,
Là tối thượng tối thắng,
Như vậy Ông vượt khỏi,
Dòng nước chảy mạnh này.

1069. Anusāsa brahme karaṇāyamāno (iccāyasmā dhotakā) vivekadhammaṃ yamahaṃ vijaññaṃ, yathāhaṃ ākāsova avyāpajjamāno idheva santo asito careyyaṃ.

1069. (Tôn giả Dhotaka nói:) “Thưa đấng Đại Phạm Thiên, xin ngài hãy từ mẫn chỉ dạy pháp viễn ly để con có thể nhận thức được pháp ấy, theo đó, ví như bầu trời không bị xâm phạm, trong khi tồn tại ở chính nơi này con có thể sống, không bị lệ thuộc.”

Dhotaka:

1065. Hãy giáo hóa, từ mẫn,
Ôi bậc đại Phạm thiên,
Ðể con được rõ biết,
Pháp viễn ly vô thượng,
Như vậy con sẽ sống,
Như trời không áp bức,
Sở hành ở đời này,
An tịnh và độc lập.

1070. Kittayissāmi te santiṃ (dhotakāti bhagavā) diṭṭhe dhamema anītihaṃ, yaṃ viditvā sato caraṃ tare loke visattikaṃ.

1070. (Đức Thế Tôn nói: “Này Dhotaka,) Ta sẽ giải bày cho ngươi về sự an tịnh, tự mình chứng ngộ, không phải do nghe nói lại. Sau khi hiểu pháp ấy, vị có niệm, trong khi sống, có thể vượt qua sự vướng mắc này ở thế gian.”

Thế Tôn:

1066. Thế Tôn liền nói rằng:
Hỡi này Dho-ta-ka,
Ta sẽ giảng cho Ông,
Pháp tịch tịnh hiện tại;
Không do xưa truyền lại,
Sau khi biết pháp này,
Hãy sống, giữa chánh niệm
Vượt tham ái ở đời.

1071. Taṃ vāhaṃ abhinandāmi (iccāyasmā dhotako) mahesi santimuttamaṃ, yaṃ viditvā sato caraṃ tare loke visattikaṃ.

1071. (Tôn giả Dhotaka nói:) “Thưa bậc đại ẩn sĩ, con thích thú sự an tịnh tối thượng ấy. Sau khi hiểu pháp ấy, có niệm, trong khi sống, con có thể vượt qua sự vướng mắc này ở thế gian.”

Dhotaka:

1067. Con cảm thấy hoan hỷ,
Pháp bậc Ðại sĩ giảng,
Pháp tịch tịnh vô thượng;
Sau khi biết pháp này,
Con sẽ sống chánh niệm,
Vượt tham ái ở đời.

1072. Yaṃ kiñci sampajānāsi (dhotakāti bhagavā) uddhaṃ adho tiriyañcāpi majjhe, etaṃ viditvā saṅgoti loke bhavābhavāya mākāsi taṇhanti.

1072. (Đức Thế Tôn nói: “Này Dhotaka,) bất cứ điều gì mà ngươi tự mình nhận biết, ở bên trên, bên dưới, luôn cả chiều ngang và khoảng giữa, sau khi hiểu điều này là ‘sự quyến luyến’ ở thế gian, ngươi chớ tạo ra tham ái ở hữu và phi hữu.”

Thế Tôn:

1068. Thế Tôn lời đáp lại:
Hỡi này Dho-ta-ka,
Phàm Ông rõ biết gì,
Cao, thấp, ngang, chặng giữa,
Sau khi được rõ biết,
Tham ái này ở đời,
Chớ tạo nên khát ái
Với hữu và phi hữu.

Dhotakasuttaṃ pañcamaṃ. 

Kinh Dhotaka là thứ năm. 

 

6. UPASĪVASUTTAṂ (bản Kinh Pali, trích đoạn)

6. KINH UPASĪVA (Ngài Indacanda dịch Việt, văn xuôi, chữ in thường)

6. KINH UPASĪVA (Ngài Thích Minh Châu dịch Việt, văn vần, chữ in nghiêng)

VII. CÂU HỎI CỦA THANH NIÊN UPASIVA

1073. Eko ahaṃ sakka mahantamoghaṃ (iccāyasmā upasīvo) anissito no visahāmi tārituṃ, ārammaṇaṃ brūhi samantacakkhu yaṃ nissito oghamimaṃ tareyyaṃ.

1073. (Tôn giả Upasīva nói:) “Thưa vị dòng Sakya, con, đơn độc, không nương tựa (nơi nào), không có khả năng vượt qua dòng lũ lớn. Thưa bậc Toàn Nhãn, xin ngài hãy nói về đối tượng; được nương tựa nơi ấy, con có thể vượt qua dòng lũ này.”

Upasiva:

1069. Tôn giả U-pa-si-va:
Kính thưa bậc Thích tử,
Một mình, không y chỉ,
Con không thể vượt khỏi,
Dòng nước lớn mạnh này,
Kính thưa bậc Biến nhãn,
Hãy nói cho sở duyên,
Y chỉ sở duyên này,
Có thể vượt qua khỏi,
Dòng nước chảy mạnh này.

1074. Ākiñcaññaṃ pekkhamāno satīmā (upasīvāti bhagavā) natthīti nissāya tarassu oghaṃ, kāme pahāya virato kathāhi taṇhakkhayaṃ nattamahābhipassa.

1074. (Đức Thế Tôn nói: “Này Upasīva,) vị không trông mong vô sở hữu xứ, có niệm, sau khi nương tựa vào (ý niệm) ‘không có gì,’ có thể vượt qua dòng lũ. Sau khi dứt bỏ các dục, đã xa lánh hẳn các điều nghi ngờ, ngươi hãy quán sát sự cạn kiệt của tham ái đêm và ngày.”

Thế Tôn:

1070. Ðây lời dạy Thế Tôn:
Này U-pa-si-va,
Biết gìn giữ chánh niệm,
Không mong đợi vật gì,
Ông sẽ vượt bộc lưu,
Nương tựa: “không có gì “,
Ngày đêm ngươi nhận thấy,
Ðoạn dục, ly nghi ngờ,
Ái diệt là Niết-bàn.

1075. Sabbesu kāmesu yo vītarāgo (iccāyasmā upasīvo) ākiñcaññaṃ nissito hitva yaññaṃ, saññāvimokkhe parame vimutto tiṭṭhe nu so tattha anānuyāyī.

1075. (Tôn giả Upasīva nói:): “Vị nào đã xa lìa sự luyến ái ở tất cả các dục, sau khi từ bỏ pháp (chứng đắc thấp thỏi) khác, không nương tựa vào vô sở hữu xứ, đã được giải thoát ở sự giải thoát tối thượng đối với tưởng, phải chăng vị ấy nên trụ lại ở nơi ấy, không đi theo nữa?”

Upasiva:

1071. U-pa-si-va nói:
Ai là người ly tham,
Ðối với tất cả dục,
Y chỉ không có gì,
Từ bỏ mọi gì khác,
Ðược giải thoát hoàn toàn,
Tưởng giải thoát tối thượng,
Tại đấy vị ấy trú,
Không tiếp tục đi tới.

1076. Sabbesu kāmesu yo vītarāgo (upasīvāti bhagavā) ākiñcaññaṃ nissito hitvā maññaṃ, saññāvimokkhe parame vimutto tiṭṭheyya so tattha anānuyāyī.

1076. (Đức Thế Tôn nói: “Này Upasīva,) vị nào đã xa lìa sự luyến ái ở tất cả các dục, sau khi từ bỏ pháp (chứng đắc thấp thỏi) khác, không nương tựa vào vô sở hữu xứ, đã được giải thoát ở sự giải thoát tối thượng đối với tưởng, vị ấy nên trụ lại ở nơi ấy, không đi theo nữa.”

Thế Tôn:

1072. Thế Tôn nói như sau:
Này U-pa-si-va,
Ai hoàn toàn ly tham,
Ðối với tất cả dục,
Y chỉ không có gì,
Từ bỏ mọi gì khác,
Ðược giải thoát hoàn toàn,
Tương giải thoát tối thượng,
Tại đấy, vị ấy trú,
Không tiếp tục đi tới.

1077. Tiṭṭhe ce so tattha anānuyāyī (iccāyasmā upasīvo) yugampi vassānaṃ samantacakkhu, tattheva so sīti siyā vimutto cavetha viññāṇaṃ tathāvidhassa.

1077. (Tôn giả Upasīva nói:) “Thưa bậc Toàn Nhãn, nếu vị ấy trụ lại ở nơi ấy, không đi theo nữa, thậm chí một số năm, có phải ngay tại chỗ ấy vị ấy có thể có sự mát mẻ, được giải thoát, và thức (tái sanh) của vị thuộc hạng như thế ấy có thể diệt tắt?”

Upasiva:

1073. Nếu vị ấy tại đấy,
An trú không đi tiếp,
Trong một số nhiều năm,
Ôi bậc có biến nhãn!
Nếu vị ấy tại đấy,
Ðược mát lạnh giải thoát,
Với vị được như vậy,
Còn có thức hay không?

1078. Acci yathā vātavegena khittā (upasīvāti bhagavā) atthaṃ paleti na upeti saṅkhaṃ, evaṃ munī nāmakāyā vimutto atthaṃ paleti na upeti saṅkhaṃ.

1078. (Đức Thế Tôn nói: “Này Upasīva,) giống như ngọn lửa đã bị dập tắt bởi lực đẩy của ngọn gió thời đi đến sự chấm dứt, không đạt đến danh xưng; tương tự như vậy, vị hiền trí đã được giải thoát khỏi danh thân (tập hợp các yếu tố thuộc về tâm) thời đi đến sự chấm dứt, không đạt đến danh xưng.

Thế Tôn:

1074. Ðây lời Thế Tôn nói:
Hỡi U-pa-si-va!
Cũng giống như ngọn lửa,
Bị sức gió mạnh thổi,
Ði đến chỗ tận cùng,
Không có thể ước lượng,
Cũng vậy, vị ẩn sĩ,
Ðược giải thoát danh thân,
Ði đến chỗ tận cùng,
Không có thể ước lượng.

1079. Atthaṃgato so uda vā so natthi (iccāyasmā upasīvo) udāhu ve sassatiyā arogo, taṃ me munī sādhu viyākarohi tathā hi te vidito esa dhammo.

1079. (Tôn giả Upasīva nói:) “Có phải vị ấy đi đến sự chấm dứt hay vị ấy không có (hiện hữu), hay là vị ấy thật sự ở vào trạng thái trường tồn, vô bệnh? Thưa bậc hiền trí, xin ngài hãy khéo léo giảng rõ điều ấy cho con, bởi vì pháp này đã được ngài biết đúng theo bản thể.”

Upasiva:

1075. Vị đi đến tận cùng,
Có phải không hiện hữu,
Hai vị ấy thường hằng,
Ðạt được sự không bệnh,
Lành thay, bậc ẩn sĩ,
Hãy trả lời cho con,
Có vậy, con hiểu được,
Pháp như thật Ngài giảng.

1080. Atthaṃgatassa na pamāṇamatthi (upasīvāti bhagavā) yena naṃ vajjuṃ taṃ tassa natthi, sabbesu dhammesu samūhatesu samūhatā vādapathāpi sabbeti.

1080. (Đức Thế Tôn nói: “Này Upasīva,) đối với vị đã đi đến sự chấm dứt, thì không có sự ước lượng (phỏng đoán). Với điều nào người ta có thể nói về vị ấy, thì điều ấy không còn có đối với vị ấy. Khi tất cả các pháp đã được bứng lên, các nền tảng cho việc nói đến cũng được bứng lên.”

Thế Tôn:

1076. Thế Tôn nói như sau:
Hỡi U-pa-si-va,
Người đi đến tận cùng,
Không thể còn ước lượng,
Với gì, nói đến nó,
Không còn có cái ấy,
Khi tất cả các pháp,
Ðã được nhổ hẳn lên,
Mọi con đường nói phô,
Ðược nhổ lên sạch hết. 

Upasīvasuttaṃ chaṭṭhaṃ. 

Kinh Upasīva là thứ sáu. 

 

7. NANDASUTTAṂ (bản Kinh Pali, trích đoạn)

7. KINH NANDA (Ngài Indacanda dịch Việt, văn xuôi, chữ in thường)

7. KINH NANDA (Ngài Thích Minh Châu dịch Việt, văn vần, chữ in nghiêng)

VIII. CÂU HỎI CỦA THANH NIÊN NANDA

1081. Santi loke munayo (iccāyasmā nando)
janā vadanti tayidaṃ kathaṃsu, 
ñāṇūpapannaṃ no muniṃ vadanti
udāhu ce jīvitenūpapannaṃ.

1081. (Tôn giả Nanda nói:) “Dân chúng nói rẳng: ‘Có các vị ẩn sĩ ở thế gian,’ theo ngài điều này (có ý nghĩa) thế nào? Họ nói người đã thành tựu về trí là vị ẩn sĩ, hay là người đã thành tựu về lối sống?”

Nanda:

1077. Tôn giả Nan-da nói:
Quần chúng có nói rằng:
Có ẩn sĩ ở đời,
Ngài nghĩ như thế nào?
Chúng gọi là ẩn sĩ
Vị có đầy đủ trí?
Hay vị đầy đủ mạng?

1082. Na diṭṭhiyā na sutiyā na ñāṇena (nandāti bhagavā) munīdha nanda kusalā vadanti, visenikatvā anīghā nirāsā caranti ye te munayoti brūmi.

1082. (Đức Thế Tôn nói: “Này Nanda,) không phải do quan điểm, không phải do học thức, không phải do trí, mà các bậc thiện đức ở nơi đây gọi là vị ẩn sĩ. Những người nào đã tiêu diệt đạo binh (ô nhiễm), sống không phiền muộn, không mong cầu, Ta nói rằng những người ấy là ‘các vị ẩn sĩ.’”

Thế Tôn:

1078. Các bậc thiện nói rằng:
Ở đời này Nan-da,
Không phải vì tri kiến,
Vì truyền thống, vì trí
Ðược gọi là ẩn sĩ,
Ta chỉ gọi ẩn sĩ,
Những ai diệt quân lực,
Không phiền não, không cầu.

1083. Ye kecime samaṇabrāhmaṇā se (iccāyasmā nando) diṭṭhena sutenāpi vadanti suddhiṃ, sīlabbatenāpi vadanti suddhiṃ anekarūpena vadanti suddhiṃ kaccissu te bhagavā tattha yathā carantā atāru jātiñca jarañca mārisa pucchāmi taṃ bhagavā brūhi metaṃ.

1083. (Tôn giả Nanda nói:) “Bất cứ những Sa-môn và Bà-la-môn nào nói rằng sự trong sạch là do quan điểm và do học thức, nói rằng sự trong sạch là do giới và phận sự, nói rằng sự trong sạch là do nhiều hình thức, thưa đức Thế Tôn, có phải những vị ấy, trong lúc sống như thế ở nơi ấy, họ đã vượt qua sanh và già, thưa ngài? Thưa đức Thế Tôn, tôi hỏi ngài. Xin ngài hãy trả lời tôi về điều này.”

Nanda:

1079. Tôn giả Nan-đa thưa:
Có Sa-môn, Phạm chí,
Nói rằng sự thanh tịnh
Là nhờ thấy, nhờ nghe;
Có người lại nói rằng:
Thanh tịnh do giới cấm;
Có người lại nói rằng:
Thanh tịnh do nhiều pháp.
Bạch Thế Tôn, như vậy,
Là sở hành của chúng,
Vậy Ngài nghĩ thế nào,
Chúng có thể vượt qua,
Sanh và già thưa Ngài,
Con kính hỏi Thế Tôn,
Mong Ngài trả lời con.

1084. Ye kecime samaṇabrāhmaṇā se (nandāti bhagavā) diṭṭhena sutenāpi vadanti suddhiṃ, sīlabbatenāpi vadanti suddhiṃ anekarūpena vadanti suddhiṃ kiñcāpi te tattha yathā caranti nātariṃsu jātijaranti brūmi.

1084. (Đức Thế Tôn nói: “Này Nanda,) bất cứ những vị Sa-môn và Bà-la-môn nào nói rằng sự trong sạch là do quan điểm và do học thức, nói rằng sự trong sạch là do giới và phận sự, nói rằng sự trong sạch là do nhiều hình thức, mặc dầu những vị ấy, trong lúc sống như thế ở nơi ấy, Ta nói rằng: ‘Họ đã không vượt qua sanh và già.’”

Thế Tôn:

1080. Thế Tôn nói: Nan-đa!
Sa-môn, Phạm chí này,
Nói rằng sự thanh tịnh
Là nhờ thấy, nhờ nghe;
Có người lại nói rằng:
Thanh tịnh do giới cấm;
Có người lại nói rằng:
Thanh tịnh do nhiều pháp.
Dầu chúng ở tại đây,
Với sở hành như vậy,
Ta nói chúng không vượt,
Khỏi sanh và khỏi già.

1085. Ye kecime samaṇabrāhmaṇā se (iccāyasmā nando) diṭṭhena sutenāpi1 vadanti suddhiṃ, sīlabbatenāpi vadanti suddhiṃ anekarūpena vadanti suddhiṃ.

1085. (Tôn giả Nanda nói:) “Bất cứ những vị Sa-môn và Bà-la-môn nào nói rằng sự trong sạch là do quan điểm và do học thức, nói rằng sự trong sạch là do giới và phận sự, nói rằng sự trong sạch là do nhiều hình thức.

Nan-da:

1081. Tôn giả Nan-đa thưa:
Sa-môn, Phạm chí này,
Nói rằng sự thanh tịnh
Là nhờ thấy, nhờ nghe;
Có người lại nói rằng:
Thanh tịnh do giới cấm;
Có người lại nói rằng:
Thanh tịnh do nhiều pháp.

1086. Te ce muni brūsi anoghatiṇṇo atha ko carahi devamanussaloke, atāri jātiñca jarañca mārisa pucchāmi taṃ bhagavā brūhi metaṃ.

1086. Thưa bậc hiền trí, nếu ngài nói rằng những vị ấy là không vượt qua dòng lũ, vậy giờ đây người nào ở thế giới chư Thiên và nhân loại đã vượt qua sanh và già, thưa ngài? Thưa đức Thế Tôn, tôi hỏi ngài. Xin ngài hãy trả lời tôi về điều này.”

Thưa ẩn sĩ, Ngài nói:
Chúng không vượt bộc lưu,
Vậy ai có thể được,
Giữa thế giới Trời, Người,
Có thể vượt qua được,
Sanh và già, thưa Ngài,
Con xin hỏi Thế Tôn
Mong Ngài trả lời con.

1087. Nāhaṃ sabbe samaṇabrāhmaṇā se (nandā ’ti bhagavā) jātijarāya nivutāti brūmi: Ye sūdha diṭṭhaṃ va sutaṃ mutaṃ vā sīlabbataṃ vāpi pahāya sabbaṃ anekarūpampi pahāya sabbaṃ, taṇhaṃ pariññāya anāsavā se te ve narā oghatiṇṇāti brūmi.

1087. (Đức Thế Tôn nói: “Này Nanda,) Ta không nói rằng tất cả các vị Sa-môn và Bà-la-môn đều bị bao trùm bởi sanh và già. Ở đây, những vị nào đã dứt bỏ điều đã được thấy, hoặc đã được nghe, hoặc đã được cảm giác, hoặc tất cả giới và phận sự, hoặc đã dứt bỏ mọi hình thức nhiều loại, đã hiểu toàn diện về tham ái, không còn lậu hoặc, Ta nói rằng ‘những con người ấy thật sự đã vượt qua dòng lũ.’”

Thế Tôn:

1082. Thế Tôn nói: Nan-đa
Ta không nói tất cả,
Sa-môn, Bà-la-môn
Bị sanh già che lấp.
Những ai ở đời này,
Ðoạn tận khắp tất cả,
Ðiều được nghe được thấy,
Ðược cảm tưởng, giới cấm,
Và đoạn nhiều pháp khác,
Liễu tri ái, vô lậu,
Ta nói những người ấy,
Vượt qua được bộc lưu.

1088. Etābhinandāmi vaco mahesino (iccāyasmā nando) sukittitaṃ gotamanūpadhīkaṃ ye sūdha4 diṭṭhaṃ va sutaṃ mutaṃ vā sīlabbataṃ vāpi pahāya sabbaṃ anekarūpampi pahāya sabbaṃ, taṇhaṃ pariññāya anāsavā se ahampi te oghatiṇṇāti brūmīti.

1088. (Tôn giả Nanda nói:) “Thưa ngài Gotama, tôi thích thú lời nói này của bậc đại ẩn sĩ, đã khéo được giải bày, không liên quan đến mầm tái sanh. Ở đây, những vị nào đã dứt bỏ điều đã được thấy, hoặc đã được nghe, hoặc đã được cảm giác, hoặc tất cả giới và phận sự, hoặc đã dứt bỏ mọi hình thức nhiều loại, đã hiểu toàn diện về tham ái, không còn lậu hoặc, tôi cũng nói rằng ‘những con người ấy thật sự đã vượt qua dòng lũ.’”

Nanda:

1083. Con cảm thấy hoan hỷ,
Lời Ðại sĩ Cù-đàm,
Ðược Ngài khéo thuyết giảng,
Về chấm dứt sanh y,
Những ai ở đời này,
Ðoạn tận khắp tất cả,
Ðiều được nghe, được thấy,
Ðược cảm tưởng, giới cấm,
Và đoạn nhiều pháp khác,
Liễu tri ái, vô lậu,
Ta nói những người ấy,
Vượt qua khỏi bộc lưu. 

Nandasuttaṃ sattamaṃ. 

Kinh Nanda là thứ bảy. 

 

8. HEMAKASUTTAṂ (bản Kinh Pali, trích đoạn)

8. KINH HEMAKA (Ngài Indacanda dịch Việt, văn xuôi, chữ in thường)

8. KINH HEMAKA (Ngài Thích Minh Châu dịch Việt, văn vần, chữ in nghiêng)

IX. CÁC CÂU HỎI CỦA THANH NIÊN HEMAKA

1089. Ye me pubbe viyākaṃsu (iccāyasmā hemako) huraṃ gotamasāsanaṃ, iccāsi iti bhavissati sabbaṃ taṃ itihītihaṃ sabbaṃ taṃ takkavaḍḍhanaṃ nāhaṃ tattha abhiramiṃ.

1089. (Tôn giả Hemaka nói:) “Những người nào trước đây đã giảng giải cho tôi khác với lời dạy của Gotama (nói rằng): ‘Đã là như vầy, sẽ là như vầy,’ mọi điều ấy đều do nghe nói lại theo truyền thống, mọi điều ấy đều là sự tăng trưởng suy tầm (về dục), tôi không thích thú ở nơi ấy.

Hemaka:

1084. Tôn giả He-ma-ka:
Những ai trong thời trước,
Ðã trả lời cho con,
Về lời dạy Cù-đàm,
Trước đã như thế nào,
Sau sẽ là như vậy,
Tất cả đều truyền thống,
Tất cả tăng suy tư.

1090. Tvañca me dhammamakkhāhi taṇhā nigghātanaṃ muni, yaṃ viditvā sato caraṃ tare loke visattikaṃ.

1090. Và thưa bậc hiền trí, xin ngài hãy nói cho tôi về pháp diệt trừ tham ái; sau khi hiểu pháp ấy, tôi có niệm, trong khi sống, có thể vượt qua sự vướng mắc này ở thế gian.”

1085. Ðây, con không hoan hỷ,
Ngài nói Pháp cho con,
Ôi mong bậc ẩn sĩ,
Nói Pháp đoạn khát ái,
Biết xong, sống chánh niệm,
Vượt ái trước ở đời.

1091. Idha diṭṭhasutamuta viññātesu piyarūpesu hemaka, chandarāgavinodanaṃ nibbāṇapadamaccutaṃ.

1091. “Này Hemaka, ở đây, về các hình thức đáng yêu đã được thấy-đã được nghe-đã được cảm giác-đã được nhận thức là sự xua đi mong muốn và luyến ái (ở chúng), là vị thế Niết Bàn, Bất Hoại.

Thế Tôn:

1086. He-ma-ka ở đây,
Ðối các Pháp khả ái,
Ðược nghe và được thấy,
Ðược cảm tưởng, nhận thức,
Tẩy sạch ước muốn tham,
Là Niết-bàn, bất tử.

1092. Etadaññāya ye satā diṭṭhadhammābhinibbutā, upasantā ca te sadā tiṇṇā loke visattikanti.

1092. Sau khi nhận biết điều này, những vị nào có niệm, đã nhận thức được Giáo Pháp, đã được diệt tắt, và luôn luôn an tịnh, những vị ấy đã vượt qua sự vướng mắc này ở thế gian.”

1087. Biết vậy, giữ chánh niệm,
Hiện tại, đạt mát lạnh,
Vị ấy thường an tịnh,
Vượt chấp trước ở đời. 

Hemakasuttaṃ aṭṭhamaṃ. 

Kinh Hemaka là thứ tám. 

—-

Bài viết trích từ cuốn “Kinh Điển Tam Tạng – Tiểu Bộ – Kinh Tập“, Tỳ-khưu Indacanda Dịch Việt
* Link tải sách ebook: “Kinh Điển Tam Tạng – Tiểu Bộ – Kinh Tập” ebook
* Link thư mục ebook: Sách Tỳ-khưu Indacanda
* Link tải app mobile: Ứng Dụng Phật Giáo Theravāda 

 

 

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.