Tiểu Phẩm I – Chương Tích Luỹ Tội: Hình Phạt Parivāsa
MAIN CONTENT
Tiểu Phẩm I
Chương Tích Luỹ Tội: Hình phạt parivāsa
Hình phạt parivāsa kết hợp với giá trị của tội
Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ đã phạm nhiều tội saṅghādisesa: một tội đã được che giấu một ngày, một tội đã được che giấu hai ngày, một tội đã được che giấu ba ngày, một tội đã được che giấu bốn ngày, một tội đã được che giấu năm ngày, một tội đã được che giấu sáu ngày, một tội đã được che giấu bảy ngày, một tội đã được che giấu tám ngày, một tội đã được che giấu chín ngày, một tội đã được che giấu mười ngày.
Vị ấy đã kể lại cho các tỳ khưu rằng: – “Này các đại đức, tôi đã phạm nhiều tội saṅghādisesa: một tội đã được che giấu một ngày, ―(như trên)― một tội đã được che giấu mười ngày; vậy tôi nên thực hành như thế nào?” Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. – “Này các tỳ khưu, chính vì điều ấy nên hội chúng hãy ban cho vị tỳ khưu ấy hình phạt parivāsa kết hợp với giá trị của tội nào đã được che giấu mười ngày trong số các tội ấy. Và này các tỳ khưu, nên ban cho như vầy: Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu ấy nên đi đến hội chúng, ―(như trên)― và nên nói như vầy: ‘Bạch các ngài, tôi đã phạm nhiều tội saṅghādisesa: một tội đã được che giấu một ngày, ―(như trên)― một tội đã được che giấu mười ngày. Bạch các ngài, tội nào trong số các tội ấy đã được che giấu mười ngày tôi đây thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa kết hợp với giá trị của tội ấy.’
Nên thỉnh cầu đến lần thứ nhì. Nên thỉnh cầu đến lần thứ ba.
Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỳ khưu kinh nghiệm, có năng lực:
‘Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỳ khưu này tên (như vầy) đã phạm nhiều tội saṅghādisesa: một tội đã được che giấu một ngày, nt― một tội đã được che giấu mười ngày. Tội nào trong số các tội ấy đã được che giấu mười ngày, vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa kết hợp với giá trị của tội ấy. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên ban cho hình phạt parivāsa kết hợp với giá trị của tội đã được che giấu mười ngày trong số các tội ấy đến tỳ khưu tên (như vầy). Đây là lời đề nghị.
Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỳ khưu này tên (như vầy) đã phạm nhiều tội saṅghādisesa: một tội đã được che giấu một ngày, ―(như trên)― một tội đã được che giấu mười ngày. Tội nào trong số các tội ấy đã được che giấu mười ngày, vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa kết hợp với giá trị của tội ấy. Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa kết hợp với giá trị của tội đã được che giấu mười ngày trong số các tội ấy đến tỳ khưu tên (như vầy). Đại đức nào đồng ý với việc ban cho hình phạt parivāsa kết hợp với giá trị của tội đã được che giấu mười ngày trong số các tội ấy đến tỳ khưu tên (như vầy) xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.
Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ nhì. ―(như trên)―
Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ ba. ―(như trên)―
Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa kết hợp với giá trị của tội đã được che giấu mười ngày trong số các tội ấy đến tỳ khưu tên (như vầy). Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.’”
Hình phạt parivāsa kết hợp với giá trị của tội.
*****
Hình phạt parivāsa kết hợp với giá trị của tội che giấu dài ngày
Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ đã phạm nhiều tội saṅghādisesa: một tội đã được che giấu một ngày, hai tội đã được che giấu hai ngày, ba tội đã được che giấu ba ngày, bốn tội đã được che giấu bốn ngày, năm tội đã được che giấu năm ngày, sáu tội đã được che giấu sáu ngày, bảy tội đã được che giấu bảy ngày, tám tội đã được che giấu tám ngày, chín tội đã được che giấu chín ngày, mười tội đã được che giấu mười ngày.
Vị ấy đã kể lại cho các tỳ khưu rằng: – “Này các đại đức, tôi đã phạm nhiều tội saṅghādisesa: một tội đã được che giấu một ngày, ―(như trên)― mười tội đã được che giấu mười ngày; vậy tôi nên thực hành như thế nào?” Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. – “Này các tỳ khưu, chính vì điều ấy nên hội chúng hãy ban cho vị tỳ khưu ấy hình phạt parivāsa kết hợp với giá trị của những tội nào đã được che giấu dài ngày nhất trong số các tội ấy. Và này các tỳ khưu, nên ban cho như vầy: Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu ấy nên đi đến hội chúng, ―(như trên)― và nên nói như vầy: ‘Bạch các ngài, tôi đã phạm nhiều tộisaṅghādisesa: một tội đã được che giấu một ngày, ―(như trên)― mười tội đã được che giấu mười ngày. Bạch các ngài, những tội nào trong số các tội ấy đã được che giấu dài ngày nhất tôi đây thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa kết hợp với giá trị của những tội ấy.’
Nên thỉnh cầu đến lần thứ nhì. Nên thỉnh cầu đến lần thứ ba.
Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỳ khưu kinh nghiệm, có năng lực:
‘Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỳ khưu này tên (như vầy) đã phạm nhiều tội saṅghādisesa: một tội đã được che giấu một ngày, ―(như trên)― mười tội đã được che giấu mười ngày. Những tội nào trong số các tội ấy đã được che giấu dài ngày nhất, vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa kết hợp với giá trị của những tội ấy. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên ban cho hình phạt parivāsa kết hợp với giá trị của những tội đã được che giấu dài ngày nhất trong số các tội ấy đến tỳ khưu tên (như vầy). Đây là lời đề nghị.
Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỳ khưu này tên (như vầy) đã phạm nhiều tội saṅghādisesa: một tội đã được che giấu một ngày, ―(như trên)― mười tội đã được che giấu mười ngày. Những tội nào trong số các tội ấy đã được che giấu dài ngày nhất, vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa kết hợp với giá trị của những tội ấy.―
Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa kết hợp với giá trị của những tội đã được che giấu dài ngày nhất trong số các tội ấy đến tỳ khưu tên (như vầy). Đại đức nào đồng ý với việc ban cho hình phạt parivāsa kết hợp với giá trị của những tội đã được che giấu dài ngày nhất trong số các tội ấy đến tỳ khưu tên (như vầy) xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.
Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ nhì. ―(như trên)―
Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ ba. ―(như trên)―
Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa kết hợp với giá trị của những tội đã được che giấu dài ngày nhất trong số các tội ấy đến tỳ khưu tên (như vầy). Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.’”
Dứt hình phạt parivāsa kết hợp với giá trị của tội che giấu dài ngày.
*****
Hình phạt parivāsa hai tháng
Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Vị ấy đã khởi ý rằng: “Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng, hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng?” Vị ấy đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Lúc đang hành parivāsa, pháp hổ thẹn đã xuất hiện ở vị ấy: “Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Ta đây đã khởi ý rằng: ‘Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng, hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạtparivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng?’ Ta đây đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng đến ta đây. Lúc đang hành parivāsa, pháp hổ thẹn đã xuất hiện ở ta đây: ‘Hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của luôn cả tội kia đã được che giấu hai tháng?’”
Vị ấy đã kể lại cho các tỳ khưu rằng: – “Này các đại đức, tôi đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Tôi đây đã khởi ý rằng: ‘Ta đã phạm hai tộisaṅghādisesa đã được che giấu hai tháng, hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạtparivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng?’ Tôi đây đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng đến tôi đây. Lúc đang hành parivāsa pháp hổ thẹn đã xuất hiện ở tôi đây: ‘Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Ta đây đã khởi ý rằng: Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng, hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng?―hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng đến ta đây. Lúc đang hành parivāsa pháp hổ thẹn đã xuất hiện ở ta đây: Hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của luôn cả tội kia đã được che giấu hai tháng?’ Vậy tôi nên thực hành như thế nào?”
Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. – “Này các tỳ khưu, chính vì điều ấy hội chúng hãy ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của luôn cả tội kia đã được che giấu hai tháng đến vị tỳ khưu ấy. Và này các tỳ khưu, nên ban cho như vầy: Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu ấy nên đi đến hội chúng, đắp thượng y một bên vai, đảnh lễ ở bàn chân các tỳ khưu trưởng thượng, rồi ngồi chồm hổm, chắp tay lại, và nên nói như vầy:
– Bạch các ngài, tôi đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Tôi đây đã khởi ý rằng: ‘Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng, hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng?’ Tôi đây đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng đến tôi đây. Lúc đang hành parivāsa pháp hổ thẹn đã xuất hiện ở tôi đây: ‘Ta đã phạm hai tộisaṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Ta đây đã khởi ý rằng: Ta đã phạm hai tộisaṅghādisesa đã được che giấu hai tháng, hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạtparivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng? Tôi đây đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng đến tôi đây. Lúc đang hành parivāsa pháp hổ thẹn đã xuất hiện ở tôi đây: Hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của luôn cả tội kia đã được che giấu hai tháng?’ Bạch các ngài, tôi đây thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của luôn cả tội kia đã được che giấu hai tháng.
Nên thỉnh cầu đến lần thứ nhì. Nên thỉnh cầu đến lần thứ ba.
Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỳ khưu kinh nghiệm, có năng lực:
– Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỳ khưu này tên (như vầy) đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Vị ấy đã khởi ý rằng: ‘Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng, hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạtparivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng?’ Vị ấy đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Lúc đang hành parivāsa pháp hổ thẹn đã xuất hiện ở vị ấy: ‘Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Ta đây đã khởi ý rằng: Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng, hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng? Tôi đây đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng.―
Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng đến tôi đây. Lúc đang hành parivāsa pháp hổ thẹn đã xuất hiện ở tôi đây: Hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của luôn cả tội kia đã được che giấu hai tháng?’ Vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của luôn cả tội kia đã được che giấu hai tháng. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của luôn cả tội kia đã được che giấu hai tháng đến tỳ khưu tên (như vầy). Đây là lời đề nghị.
Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỳ khưu này tên (như vầy) đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Vị ấy đã khởi ý rằng: ‘Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng, hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạtparivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng?’ Vị ấy đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Lúc đang hành parivāsa pháp hổ thẹn đã xuất hiện ở vị ấy: ‘Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Ta đây đã khởi ý rằng: Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng, hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng? Tôi đây đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng đến tôi đây. Lúc đang hành parivāsa pháp hổ thẹn đã xuất hiện ở tôi đây: Hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của luôn cả tội kia đã được che giấu hai tháng?’ Vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của luôn cả tội kia đã được che giấu hai tháng. Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của luôn cả tội kia đã được che giấu hai tháng đến tỳ khưu tên (như vầy). Đại đức nào đồng ý với việc ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của luôn cả tội kia đã được che giấu hai tháng đến tỳ khưu tên (như vầy) xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.
Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ nhì. ―(như trên)―
Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ ba. ―(như trên)―
Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của luôn cả tội kia đã được che giấu hai tháng đến tỳ khưu tên (như vầy). Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.”
Này các tỳ khưu, vì lý do ấy vị tỳ khưu ấy nên hành parivāsa hai tháng.
*****
Cách thức nên hành parivāsa hai tháng
Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Vị ấy khởi ý như vầy: “Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng, hay ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng?” Vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Lúc đang hành parivāsa pháp hổ thẹn đã xuất hiện ở vị ấy: “Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Ta đây đã khởi ý rằng: ‘Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng, hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạtparivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng?’ Tôi đây đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng đến tôi đây. Lúc đang hành parivāsa pháp hổ thẹn đã xuất hiện ở tôi đây: ‘Hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của luôn cả tội kia đã được che giấu hai tháng?’” Vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của luôn cả tội kia đã được che giấu hai tháng. Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của luôn cả tội kia đã được che giấu hai tháng đến vị ấy.
Này các tỳ khưu, vì lý do ấy vị tỳ khưu ấy nên hành parivāsa hai tháng.
Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng: một tội vị ấy nhận biết, một tội vị ấy không nhận biết. Tội mà vị ấy nhận biết, vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của tội ấy đã được che giấu hai tháng. Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của tội ấy đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Lúc đang hành parivāsa, vị ấy nhận biết được tội kia. Vị ấy nghĩ như vầy: “Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng: một tội ta đã nhận biết, một tội ta đã không nhận biết. Tội mà ta đã nhận biết, ta đây đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của tội ấy đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của tội ấy đã được che giấu hai tháng đến ta đây. Lúc đang hành parivāsa, ta đây nhận biết được luôn cả tội kia, hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của luôn cả tội kia đã được che giấu hai tháng?” Vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của luôn cả tội kia đã được che giấu hai tháng. Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của luôn cả tội kia đã được che giấu hai tháng đến vị ấy.
Này các tỳ khưu, vì lý do ấy vị tỳ khưu ấy nên hành parivāsa hai tháng.
Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng: một tội vị ấy nhớ, một tội vị ấy không nhớ. Tội mà vị ấy nhớ, vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của tội ấy đã được che giấu hai tháng. Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của tội ấy đã được che giấu hai tháng đến vị ấy.
Lúc đang hành parivāsa, vị ấy nhớ được luôn cả tội kia. Vị ấy nghĩ như vầy: “Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng: một tội ta đã nhớ, một tội ta đã không nhớ. Tội mà ta đã nhớ, ta đây đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của tội ấy đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của tội ấy đã được che giấu hai tháng đến ta đây. Lúc đang hành parivāsa, ta đây nhớ được luôn cả tội kia, hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của luôn cả tội kia đã được che giấu hai tháng?”
Vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của luôn cả tội kia đã được che giấu hai tháng. Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của luôn cả tội kia đã được che giấu hai tháng đến vị ấy.
Này các tỳ khưu, vì lý do ấy vị tỳ khưu ấy nên hành parivāsa hai tháng.
Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng: một tội không nghi ngờ, một tội có nghi ngờ. Với tội không nghi ngờ, vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của tội ấy đã được che giấu hai tháng. Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của tội ấy đã được che giấu hai tháng đến vị ấy.
Lúc đang hành parivāsa, vị ấy không còn nghi ngờ luôn cả tội kia. Vị ấy nghĩ như vầy: “Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng: một tội không nghi ngờ, một tội có nghi ngờ. Với tội không nghi ngờ, ta đây đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của tội ấy đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của tội ấy đã được che giấu hai tháng đến ta đây. Lúc đang hành parivāsa, ta đây không còn nghi ngờ luôn cả tội kia, hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của luôn cả tội kia đã được che giấu hai tháng?”
Vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của luôn cả tội kia đã được che giấu hai tháng. Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của luôn cả tội kia đã được che giấu hai tháng đến vị ấy.
Này các tỳ khưu, vì lý do ấy vị tỳ khưu ấy nên hành parivāsa hai tháng.
Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng: một tội đã được che giấu có nhận biết, một tội đã được che giấu không nhận biết. Vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của các tội ấy đã được che giấu hai tháng. Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của các tội ấy đã được che giấu hai tháng đến vị ấy.
Lúc vị ấy đang hành parivāsa, có vị tỳ khưu khác đi đến, là vị nghe nhiều, kinh điển được truyền thừa, rành rẽ về Pháp, rành rẽ về Luật, rành rẽ về các đầu đề, sáng trí, có khả năng, thông minh, khiêm nhường, có hối hận, ưa thích sự học tập. Vị ấy nói như vầy: – “Này các đại đức, vị tỳ khưu này đã phạm tội gì? Vì sao vị tỳ khưu này hành parivāsa?”
Các vị ấy nói như vầy: – “Này đại đức, vị tỳ khưu này đã phạm hai tội saṅghādisesa che giấu hai tháng: một tội đã được che giấu có nhận biết, một tội đã được che giấu không nhận biết. Vị ấy đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của các tội ấy đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của các tội ấy đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Này đại đức, vị tỳ khưu này đã phạm các tội ấy. Vị tỳ khưu này hành parivāsa vì các tội ấy.”
Vị ấy nói như vầy: – “Này các đại đức, tội nào đã được che giấu có nhận biết, việc ban cho hình phạt parivāsa của tội ấy là hợp lý; sự hợp lý đem lại kết quả. Này các đại đức, còn tội nào đã được che giấu không nhận biết, việc ban cho hình phạt parivāsa của tội ấy là không hợp lý; sự không hợp lý không đem lại kết quả. Này các đại đức, vị tỳ khưu xứng đáng hình phạt mānatta đối với một tội.”
Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng: một tội đã được che giấu có ghi nhớ, một tội đã được che giấu không ghi nhớ. Vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của các tội ấy đã được che giấu hai tháng. Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của các tội ấy đã được che giấu hai tháng đến vị ấy.
Lúc vị ấy đang hành parivāsa, có vị tỳ khưu khác đi đến, là vị nghe nhiều, kinh điển được truyền thừa, rành rẽ về Pháp, rành rẽ về Luật, rành rẽ về các đầu đề, sáng trí, có khả năng, thông minh, khiêm nhường, có hối hận, ưa thích sự học tập. Vị ấy nói như vầy: – “Này các đại đức, vị tỳ khưu này đã phạm tội gì? Vì sao vị tỳ khưu này hành parivāsa?”
Các vị ấy nói như vầy: – “Này đại đức, vị tỳ khưu này đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng: một tội đã được che giấu có ghi nhớ, một tội đã được che giấu không ghi nhớ. Vị ấy đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của các tội ấy đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của các tội ấy đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Này đại đức, vị tỳ khưu này đã phạm các tội ấy. Vị tỳ khưu này hành parivāsa vì các tội ấy.”
Vị ấy nói như vầy: – “Này các đại đức, tội nào đã được che giấu có ghi nhớ, việc ban cho hình phạt parivāsa của tội ấy là hợp lý; sự hợp lý đem lại kết quả. Này các đại đức, còn tội nào đã được che giấu không ghi nhớ, việc ban cho hình phạt parivāsa của tội ấy là không hợp lý; sự không hợp lý không đem lại kết quả. Này các đại đức, vị tỳ khưu xứng đáng hình phạt mānatta đối với một tội.”
Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng: một tội đã được che giấu không nghi ngờ, một tội đã được che giấu có nghi ngờ. Vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của các tội ấy đã được che giấu hai tháng. Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của các tội ấy đã được che giấu hai tháng đến vị ấy.
Lúc vị ấy đang hành parivāsa, có vị tỳ khưu khác đi đến, là vị nghe nhiều, kinh điển được truyền thừa, rành rẽ về Pháp, rành rẽ về Luật, rành rẽ về các đầu đề, sáng trí, có khả năng, thông minh, khiêm nhường, có hối hận, ưa thích sự học tập. Vị ấy nói như vầy: – “Này các đại đức, vị tỳ khưu này đã phạm tội gì? Vì sao vị tỳ khưu này hành parivāsa?”
Các vị ấy nói như vầy: – “Này đại đức, vị tỳ khưu này đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng: một tội đã được che giấu không nghi ngờ, một tội đã được che giấu có nghi ngờ. Vị ấy đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của các tội ấy đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của các tội ấy đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Này đại đức, vị tỳ khưu này đã phạm các tội ấy. Vị tỳ khưu này hành parivāsa vì các tội ấy.”
Vị ấy nói như vầy: – “Này các đại đức, tội nào đã được che giấu không nghi ngờ, việc ban cho hình phạt parivāsa của tội ấy là hợp lý; sự hợp lý đem lại kết quả. Này các đại đức, còn tội nào đã được che giấu có nghi ngờ, việc ban cho hình phạt parivāsa của tội ấy là không hợp lý; sự không hợp lý không đem lại kết quả. Này các đại đức, vị tỳ khưu xứng đáng hình phạt mānatta đối với một tội.”
Này các tỳ khưu, có vị tỳ khưu nọ đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Vị ấy đã khởi ý rằng: “Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng, hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng?”
Vị ấy đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Lúc đang hành parivāsa pháp hổ thẹn đã xuất hiện ở vị ấy: “Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Ta đây đã khởi ý rằng: ‘Ta đã phạm hai tộisaṅghādisesa đã được che giấu hai tháng, hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạtparivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng?’ Tôi đây đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng đến tôi đây. Lúc đang hành parivāsa pháp hổ thẹn đã xuất hiện ở tôi đây: ‘Hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa luôn cả tháng kia của hai tội đã được che giấu hai tháng?’”
Vị ấy đã kể lại cho các tỳ khưu rằng:
– “Này các đại đức, tôi đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Tôi đây đã khởi ý rằng: ‘Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng, hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng?’ Tôi đây đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng đến tôi đây. Lúc đang hành parivāsa pháp hổ thẹn đã xuất hiện ở tôi đây: ‘Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Tôi đây đã khởi ý rằng: Ta đã phạm hai tộisaṅghādisesa đã được che giấu hai tháng, hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạtparivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng? Tôi đây đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng đến tôi đây. Lúc đang hành parivāsa pháp hổ thẹn đã xuất hiện ở tôi đây: Hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa luôn cả tháng kia của hai tội đã được che giấu hai tháng?’ Vậy tôi nên thực hành như thế nào?”
Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. – Này các tỳ khưu, chính vì điều ấy hội chúng hãy ban cho hình phạt parivāsa luôn cả tháng kia của hai tội đã được che giấu hai tháng đến vị tỳ khưu ấy. Và này các tỳ khưu, nên ban cho như vầy: Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu ấy nên đi đến hội chúng, ―(như trên)― và nên nói như vầy:
“Bạch các ngài, tôi đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Tôi đây đã khởi ý rằng: ‘Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng, hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng?’ Tôi đây đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng đến tôi đây. Lúc đang hành parivāsa pháp hổ thẹn đã xuất hiện ở tôi đây: ‘Ta đã phạm hai tộisaṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Tôi đây đã khởi ý rằng: Ta đã phạm hai tộisaṅghādisesa đã được che giấu hai tháng, hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạtparivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng? Tôi đây đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng đến tôi đây. Lúc đang hành parivāsa pháp hổ thẹn đã xuất hiện ở tôi đây: Hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa luôn cả tháng kia của hai tội đã được che giấu hai tháng?’ Bạch các ngài, tôi đây thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa luôn cả tháng kia của hai tội đã được che giấu hai tháng.”
Nên thỉnh cầu đến lần thứ nhì. Nên thỉnh cầu đến lần thứ ba.
Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỳ khưu kinh nghiệm, có năng lực:
“Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỳ khưu này tên (như vầy) đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Vị ấy đã khởi ý rằng: ‘Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng, hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạtparivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng?’ Vị ấy đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Lúc đang hành parivāsa pháp hổ thẹn đã xuất hiện ở vị ấy: ‘Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Ta đây đã khởi ý rằng: Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng, hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng? Ta đây đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng đến ta đây. Lúc đang hành parivāsa pháp hổ thẹn đã xuất hiện ở ta đây: Hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa luôn cả tháng kia của hai tội đã được che giấu hai tháng?’ Vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa luôn cả tháng kia của hai tội đã được che giấu hai tháng. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên ban cho hình phạt parivāsa luôn cả tháng kia của hai tội đã được che giấu hai tháng đến tỳ khưu tên (như vầy). Đây là lời đề nghị.
Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỳ khưu này tên (như vầy) đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Vị ấy đã khởi ý rằng: ‘Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng, hay là nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsamột tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng?’ Vị ấy đã thỉnh cầu hội chúng hình phạtparivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạtparivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Lúc đang hành parivāsapháp hổ thẹn đã xuất hiện ở vị ấy: ‘Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Ta đây đã khởi ý rằng: Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng, hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng? Ta đây đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng đến ta đây. Lúc đang hành parivāsa pháp hổ thẹn đã xuất hiện ở ta đây: Hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa luôn cả tháng kia của hai tội đã được che giấu hai tháng?’ Vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa luôn cả tháng kia của hai tội đã được che giấu hai tháng.―
Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa luôn cả tháng kia của hai tội đã được che giấu hai tháng đến tỳ khưu tên (như vầy). Đại đức nào đồng ý với việc ban cho hình phạt parivāsaluôn cả tháng kia của hai tội đã được che giấu hai tháng đến tỳ khưu tên (như vầy) xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.
Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ nhì. ―(như trên)―
Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ ba. ―(như trên)―
Hình phạt parivāsa luôn cả tháng kia của hai tội đã được che giấu hai tháng đã được hội chúng ban cho tỳ khưu tên (như vầy). Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.”
Này các tỳ khưu, tính luôn tháng trước vị tỳ khưu ấy nên hành parivāsa hai tháng.
Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Vị ấy nghĩ như vầy: “Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng, hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng?” Vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Lúc đang hành parivāsa pháp hổ thẹn đã xuất hiện ở vị ấy: “Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Ta đây đã khởi ý rằng: ‘Ta đã phạm hai tộisaṅghādisesa đã được che giấu hai tháng, hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạtparivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng?’ Ta đây đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng đến ta đây. Lúc đang hành parivāsa pháp hổ thẹn đã xuất hiện ở ta đây: ‘Hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa luôn cả tháng kia của hai tội đã được che giấu hai tháng?’” Vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa luôn cả tháng kia của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa luôn cả tháng kia của hai tội đã được che giấu hai tháng đến vị ấy.
Này các tỳ khưu, tính luôn tháng trước vị tỳ khưu ấy nên hành parivāsa hai tháng.
Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng: một tháng vị ấy nhận biết, tháng kia vị ấy không nhận biết. Tháng mà vị ấy nhận biết, vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa tháng ấy của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa tháng ấy, là tháng vị ấy nhận biết, của hai tội đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Lúc đang hành parivāsa, vị ấy nhận biết luôn cả tháng kia. Vị ấy nghĩ như vầy: “Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng: một tháng ta đã nhận biết, tháng kia ta đã không nhận biết. Tháng mà ta đã nhận biết, ta đây đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa tháng ấy của hai tội đã được che giấu hai tháng.―
Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa tháng ấy, là tháng ta đã nhận biết, của hai tội đã được che giấu hai tháng đến ta đây. Lúc đang hành parivāsa, ta đây nhận biết luôn cả tháng kia, hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa luôn cả tháng kia của hai tội đã được che giấu hai tháng?” Vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa luôn cả tháng kia của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa luôn cả tháng kia của hai tội đã được che giấu hai tháng đến vị ấy.
Này các tỳ khưu, tính luôn tháng trước vị tỳ khưu ấy nên hành parivāsa hai tháng.
Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng: một tháng vị ấy nhớ, tháng kia vị ấy không nhớ. Tháng mà vị ấy nhớ, vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa tháng ấy của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa tháng ấy, là tháng vị ấy nhớ, của hai tội đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Lúc đang hành parivāsa, vị ấy nhớ được tháng kia. Vị ấy nghĩ như vầy: “Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng: một tháng ta đã nhớ, tháng kia ta đã không nhớ. Tháng mà ta đã nhớ, ta đây đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa tháng ấy của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa tháng ấy, là tháng ta đã nhớ, của hai tội đã được che giấu hai tháng đến ta đây. Lúc đang hành parivāsa, ta đây nhớ được luôn cả tháng kia, hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa luôn cả tháng kia của hai tội đã được che giấu hai tháng?” Vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạtparivāsa luôn cả tháng kia của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa luôn cả tháng kia của hai tội đã được che giấu hai tháng đến vị ấy.
Này các tỳ khưu, tính luôn tháng trước vị tỳ khưu ấy nên hành parivāsa hai tháng.
Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng: một tháng không nghi ngờ, một tháng có nghi ngờ. Tháng mà không nghi ngờ, vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa tháng ấy của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa tháng ấy, là tháng không nghi ngờ, của hai tội đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Lúc đang hành parivāsa, vị ấy không còn nghi ngờ luôn cả tháng kia. Vị ấy nghĩ như vầy: “Ta đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng: một tháng không nghi ngờ, một tháng có nghi ngờ. Tháng mà không nghi ngờ, ta đây đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa tháng ấy của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa tháng ấy, là tháng không nghi ngờ, của hai tội đã được che giấu hai tháng đến ta đây. Lúc đang hành parivāsa, ta đây không còn nghi ngờ luôn cả tháng kia, hay là ta nên thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa luôn cả tháng kia của hai tội đã được che giấu hai tháng?”
Vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa luôn cả tháng kia của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa luôn cả tháng kia của hai tội đã được che giấu hai tháng đến vị ấy.
Này các tỳ khưu, tính luôn tháng trước vị tỳ khưu ấy nên hành parivāsa hai tháng.
Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng: một tháng đã được che giấu có nhận biết, một tháng đã được che giấu không nhận biết. Vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Lúc vị ấy đang hành parivāsa, có vị tỳ khưu khác đi đến, là vị nghe nhiều, kinh điển được truyền thừa, rành rẽ về Pháp, rành rẽ về Luật, rành rẽ về các đầu đề, sáng trí, có khả năng, thông minh, khiêm nhường, có hối hận, ưa thích sự học tập. Vị ấy nói như vầy:
– “Này các đại đức, vị tỳ khưu này đã phạm tội gì? Vì sao vị tỳ khưu này hành parivāsa?” Các vị ấy nói như vầy: – “Này đại đức, vị tỳ khưu này đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng: một tháng đã được che giấu có nhận biết, một tháng đã được che giấu không nhận biết. Vị ấy đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của hai tội ấy đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của hai tội ấy đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Này đại đức, vị tỳ khưu này đã phạm các tội ấy. Vị tỳ khưu này hành parivāsa vì các tội ấy.” Vị ấy nói như vầy: – “Này các đại đức, tháng nào đã được che giấu có nhận biết, việc ban cho hình phạt parivāsa của tháng ấy là hợp lý; sự hợp lý đem lại kết quả. Này các đại đức, còn tháng nào đã được che giấu không nhận biết, việc ban cho hình phạt parivāsa của tháng ấy là không hợp lý; sự không hợp lý không đem lại kết quả. Này các đại đức, vị tỳ khưu là xứng đáng hình phạt mānatta đối với tội một tháng.”
Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng: một tháng đã được che giấu có ghi nhớ, một tháng đã được che giấu không ghi nhớ. Vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Lúc vị ấy đang hành parivāsa, có vị tỳ khưu khác đi đến, là vị nghe nhiều, kinh điển được truyền thừa, rành rẽ về Pháp, rành rẽ về Luật, rành rẽ về các đầu đề, sáng trí, có khả năng, thông minh, khiêm nhường, có hối hận, ưa thích sự học tập. Vị ấy nói như vầy:
– “Này các đại đức, vị tỳ khưu này đã phạm tội gì? Vì sao vị tỳ khưu này hành parivāsa?” Các vị ấy nói như vầy: – “Này đại đức, vị tỳ khưu này đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng: một tháng đã được che giấu có ghi nhớ, một tháng đã được che giấu không ghi nhớ. Vị ấy đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của hai tội ấy đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của hai tội ấy đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Này đại đức, vị tỳ khưu này đã phạm các tội ấy. Vị tỳ khưu này hành parivāsa vì các tội ấy.” Vị ấy nói như vầy: – “Này các đại đức, tháng nào đã được che giấu có ghi nhớ, việc ban cho hình phạt parivāsa của tháng ấy là hợp lý; sự hợp lý đem lại kết quả. Này các đại đức, còn tháng nào đã được che giấu không ghi nhớ, việc ban cho hình phạt parivāsa của tháng ấy là không hợp lý; sự không hợp lý không đem lại kết quả. Này các đại đức, vị tỳ khưu là xứng đáng hình phạt mānatta đối với tội một tháng.”
Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng: một tháng đã được che giấu không nghi ngờ, một tháng đã được che giấu có nghi ngờ. Vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Lúc vị ấy đang hành parivāsa, có vị tỳ khưu khác đi đến, là vị nghe nhiều, kinh điển được truyền thừa, rành rẽ về Pháp, rành rẽ về Luật, rành rẽ về các đầu đề, sáng trí, có khả năng, thông minh, khiêm nhường, có hối hận, ưa thích sự học tập. Vị ấy nói như vầy:
– “Này các đại đức, vị tỳ khưu này đã phạm tội gì? Vì sao vị tỳ khưu này hành parivāsa?” Các vị ấy nói như vầy: – “Này đại đức, vị tỳ khưu này đã phạm hai tội saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng: một tháng đã được che giấu không nghi ngờ, một tháng đã được che giấu có nghi ngờ. Vị ấy đã thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa hai tháng của hai tội ấy đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa hai tháng của hai tội ấy đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Này đại đức, vị tỳ khưu này đã phạm các tội ấy. Vị tỳ khưu này hành parivāsa vì các tội ấy.” Vị ấy nói như vầy: – “Này các đại đức, tháng nào đã được che giấu không nghi ngờ, việc ban cho hình phạt parivāsa của tháng ấy là hợp lý; sự hợp lý đem lại kết quả. Này các đại đức, còn tháng nào đã được che giấu có nghi ngờ, việc ban cho hình phạt parivāsa của tháng ấy là không hợp lý; sự không hợp lý không đem lại kết quả. Này các đại đức, vị tỳ khưu là xứng đáng hình phạt mānatta đối với tội một tháng.”
[Dứt cách thức nên hành parivāsa hai tháng.]
*****
Hình phạt parivāsa từ mốc trong sạch
Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ phạm nhiều tội saṅghādisesa. Vị ấy không biết số lượng của các tội, không biết số lượng của các đêm (đã dấu), không nhớ số lượng của các tội, không nhớ số lượng của các đêm (đã dấu), có nghi ngờ về số lượng của các tội, có nghi ngờ về số lượng của các đêm (đã dấu). Vị ấy đã kể lại cho các tỳ khưu rằng:
– “Này các đại đức, tôi đã phạm nhiều tội saṅghādisesa. Tôi không biết số lượng của các tội, không biết số lượng của các đêm (đã dấu), không nhớ số lượng của các tội, không nhớ số lượng của các đêm (đã dấu), có nghi ngờ về số lượng của các tội, có nghi ngờ về số lượng của các đêm (đã dấu); vậy tôi nên thực hành như thế nào?” Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
– “Này các tỳ khưu, chính vì điều ấy hội chúng hãy ban cho hình phạt parivāsa từ mốc trong sạch[1] của các tội ấy đến vị tỳ khưu ấy. Và này các tỳ khưu, nên ban cho như vầy: Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu ấy nên đi đến hội chúng, ―(như trên)― và nên nói như vầy: ‘Bạch các ngài, tôi đã phạm nhiều tội saṅghādisesa. Tôi không biết số lượng của các tội, không biết số lượng của các đêm (đã dấu), không nhớ số lượng của các tội, không nhớ số lượng của các đêm (đã dấu), có nghi ngờ về số lượng của các tội, có nghi ngờ về số lượng của các đêm (đã dấu). Bạch các ngài, tôi thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa từ mốc trong sạch của các tội ấy.’
Nên thỉnh cầu đến lần thứ nhì. Nên thỉnh cầu đến lần thứ ba.
Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỳ khưu kinh nghiệm, có năng lực:
‘Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỳ khưu này tên (như vầy) đã phạm nhiều tội saṅghādisesa. Vị ấy không biết số lượng của các tội, không biết số lượng của các đêm (đã dấu), không nhớ số lượng của các tội, không nhớ số lượng của các đêm (đã dấu), có nghi ngờ về số lượng của các tội, có nghi ngờ về số lượng của các đêm (đã dấu). Vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa từ mốc trong sạch của các tội ấy. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên ban cho hình phạt parivāsa từ mốc trong sạch của các tội ấy đến tỳ khưu tên (như vầy). Đây là lời đề nghị.
Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỳ khưu này tên (như vầy) đã phạm nhiều tội saṅghādisesa. Vị ấy không biết số lượng của các tội, không biết số lượng của các đêm (đã dấu), không nhớ số lượng của các tội, không nhớ số lượng của các đêm (đã dấu), có nghi ngờ về số lượng của các tội, có nghi ngờ về số lượng của các đêm (đã dấu). Vị ấy thỉnh cầu hội chúng hình phạt parivāsa từ mốc trong sạch của các tội ấy. Hội chúng ban cho hình phạt parivāsa từ mốc trong sạch của các tội ấy đến tỳ khưu tên (như vầy). Đại đức nào đồng ý với việc ban cho hình phạt parivāsa từ mốc trong sạch của các tội ấy đến tỳ khưu tên (như vầy) xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.
Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ nhì. ―(như trên)―
Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ ba. ―(như trên)―
Hội chúng đã ban cho hình phạt parivāsa từ mốc trong sạch của các tội ấy đến tỳ khưu tên (như vầy). Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.’
Và này các tỳ khưu, hình phạt parivāsa từ mốc trong sạch nên được ban cho như vầy, hình phạt parivāsa nên được ban cho như vầy.
Và này các tỳ khưu, hình phạt parivāsa từ mốc trong sạch nên được ban cho thế nào?
Vị không biết số lượng của các tội, không biết số lượng của các đêm (đã dấu), không nhớ số lượng của các tội, không nhớ số lượng của các đêm (đã dấu), có nghi ngờ về số lượng của các tội, có nghi ngờ về số lượng của các đêm (đã dấu) thì hình phạt parivāsa từ mốc trong sạch nên được ban cho.
Vị biết số lượng của các tội, không biết số lượng của các đêm (đã dấu), nhớ số lượng của các tội, không nhớ số lượng của các đêm (đã dấu), không nghi ngờ về số lượng của các tội, có nghi ngờ về số lượng của các đêm (đã dấu) thì hình phạt parivāsa từ mốc trong sạch nên được ban cho.
Vị biết một phần số lượng của các tội một phần không biết, không biết số lượng của các đêm, nhớ một phần số lượng của các tội một phần không nhớ, không nhớ số lượng của các đêm, có nghi ngờ về một phần số lượng của các tội một phần không nghi ngờ, có nghi ngờ về số lượng của các đêm thì hình phạt parivāsa từ mốc trong sạch nên được ban cho.
Vị không biết số lượng của các tội, biết một phần số lượng của các đêm một phần không biết, không nhớ số lượng của các tội, nhớ một phần số lượng của các đêm một phần không nhớ, có nghi ngờ về số lượng của các tội, có nghi ngờ về một phần số lượng của các đêm một phần không nghi ngờ thì hình phạt parivāsa từ mốc trong sạch nên được ban cho.
Vị biết số lượng của các tội, biết một phần số lượng của các đêm một phần không biết, nhớ số lượng của các tội, nhớ một phần số lượng của các đêm một phần không nhớ, không nghi ngờ về số lượng của các tội, có nghi ngờ về một phần số lượng của các đêm một phần không nghi ngờ thì hình phạt parivāsa từ mốc trong sạch nên được ban cho.
Vị biết một phần số lượng của các tội một phần không biết, biết một phần số lượng của các đêm một phần không biết, nhớ một phần số lượng của các tội một phần không nhớ, nhớ một phần số lượng của các đêm một phần không nhớ, có nghi ngờ về một phần số lượng của các tội một phần không nghi ngờ, có nghi ngờ về một phần số lượng của các đêm một phần không nghi ngờ thì hình phạt parivāsa từ mốc trong sạch nên được ban cho.
Này các tỳ khưu, hình phạt parivāsa từ mốc trong sạch nên được ban cho như thế.
Và này các tỳ khưu, hình phạt parivāsa nên được ban cho thế nào?
Vị biết số lượng của các tội, biết số lượng của các đêm (đã dấu), nhớ số lượng của các tội, nhớ số lượng của các đêm (đã dấu), không nghi ngờ về số lượng của các tội, không nghi ngờ về số lượng của các đêm (đã dấu) thì hình phạt parivāsa nên được ban cho.
Vị không biết số lượng của các tội, biết số lượng của các đêm (đã dấu), không nhớ số lượng của các tội, nhớ số lượng của các đêm (đã dấu), có nghi ngờ về số lượng của các tội, không nghi ngờ về số lượng của các đêm (đã dấu) thì hình phạt parivāsa nên được ban cho.
Vị biết một phần số lượng của các tội một phần không biết, biết số lượng của các đêm (đã dấu), nhớ một phần số lượng của các tội một phần không nhớ, nhớ số lượng của các đêm (đã dấu), có nghi ngờ về một phần số lượng của các tội một phần không nghi ngờ, không nghi ngờ về số lượng của các đêm (đã dấu) thì hình phạt parivāsa nên được ban cho.
Này các tỳ khưu, hình phạt parivāsa nên được ban cho như thế.”
Dứt hình phạt parivāsa.