18. Đức Phật Suy Tư Về Pháp Siêu Tam Giới & Đại Phạm Thiên Thỉnh Đức Phật Thuyết Pháp
Đức-Phật Suy Tư Về Pháp Siêu-Tam-Giới
Đức-Thế-Tôn suy xét về 9 pháp siêu-tam-giới (Lokut- taradhamma) mà Đức-Phật đã chứng đắc:
* 4 Thánh-đạo (Ariyamagga) là pháp diệt tận mọi phiền-não.
* 4 Thánh-quả (Ariyaphala) là pháp làm vắng lặng mọi phiền-não..
* 1 Niết-bàn là pháp giải thoát khổ tử sinh luân-hồi.
9 pháp siêu-tam-giới này là pháp của bậc Thánh- nhân mà thôi. Còn chúng-sinh phàm-nhân đang bị dính mắc trong ngũ-dục, bị say mê trong ngũ-dục, bị đắm chìm trong ngũ-dục, làm tôi tớ của 108 loại tham-ái và làm nô lệ 1.500 loại phiền-não, thì khó mà chứng ngộ được chân-lý tứ Thánh-đế, khó mà chứng đắc được 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn là 9 pháp siêu-tam- giới này.
Đức-Thế-Tôn suy nghĩ: “Nếu Như-Lai thuyết pháp mà chúng-sinh không thấu hiểu chánh-pháp, không chứng đắc pháp siêu-tam-giới cao thượng, thì chỉ làm cho Như-Lai vất vả, mệt nhọc, hoài công vô ích mà thôi.”
Vì vậy, Đức-Thế-Tôn chưa muốn thuyết pháp tế độ chúng-sinh.
Theo lệ thường, Chư Phật thuyết pháp cần phải có đầy đủ 2 điều kiện:
1- Chủ thể: Đức-Phật có tâm đại-bi (mahākaruṇā) muốn thuyết pháp tế độ chúng-sinh giải thoát mọi cảnh khổ. Điều kiện này đã sẵn có nơi Đức-Phật.
2- Khách thể: Vị Đại-Phạm-thiên thỉnh cầu Đức- Phật thuyết pháp tế độ chúng-sinh.
Đó là điều kiện làm cho chúng-sinh phát sinh đức-tin trong sạch nơi Đức-Phật. Bởi vì các đạo-sĩ, tu-sĩ, sa- môn, bà-la-môn, Vua chúa, dân chúng, kể cả chư-thiên đều tôn kính Đại-Phạm-thiên. Nay Đại-Phạm-thiên tôn kính Đức-Phật, thỉnh cầu Đức-Phật thuyết pháp tế độ chúng-sinh, thì ắt hẳn phần đông chúng-sinh nhân-loại, chư-thiên, phạm-thiên, … cũng tôn kính Đức-Phật.
Do đại-thiện-tâm tôn kính ấy, chúng-sinh mới có đức- tin trong sạch nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp- bảo, Đức-Tăng-bảo, có đức-tin trong sạch nơi Tam-Bảo cho nên khi Đức-Phật thuyết pháp thì tất cả chúng-sinh, nhân-loại, chư-thiên, phạm-thiên, … mới lắng nghe chánh-pháp, rồi thực-hành theo chánh-pháp của Đức-Phật.
Đại-Phạm-Thiên Thỉnh Đức-Phật Thuyết Pháp
Biết Đức-Phật Gotama đang còn do dự chưa muốn thuyết pháp tế độ chúng-sinh, nên vị Đại-Phạm-thiên Sahampati bèn thông báo cho toàn cõi phạm-thiên, chư- thiên khắp mười ngàn cõi-giới chúng-sinh hay biết rằng:
– Nassati vata Bho loko!
– Vinassati vata Bho loko! (1)
– Này chư vị! Toàn cõi tam-giới chúng-sinh bị bất lợi!
– Này chư vị! Toàn cõi tam-giới chúng-sinh bị thiệt hại!
1 Bộ Majjhimanikāyapāḷi, Mūlapaṇṇāsapāḷi, Pāsarāsisutta.
Bởi vì, Đức-Phật Gotama đang do dự chưa muốn thuyết pháp tế độ, cứu vớt chúng-sinh thoát khỏi biển khổ trầm luân, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong 3 giới 4 loài.
Cho nên, Đại-Phạm-thiên Sahampati cùng chư-thiên, phạm-thiên khắp mười ngàn cõi-giới hiện xuống kính lễ Đức-Thế-Tôn, đồng kính thỉnh rằng:
– Desetu Bhante Bhagavā dhammaṃ.
– Desetu Sugato dhammaṃ.
– Kính bạch Đức-Thế-Tôn, Chúng con hết lòng thành kính, cung thỉnh Đức-Thế-Tôn mở tâm đại-bi thuyết pháp tế độ chúng-sinh.
– Kính bạch Đức-Thiện-Ngôn, Chúng con hết lòng thành kính, cung thỉnh Đức-Thiện-Ngôn mở tâm đại-bi thuyết pháp tế độ chúng-sinh.
Có số chúng-sinh nào phiền-não nhẹ, có khả năng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả và Niết-bàn. Nếu số chúng-sinh ấy không có cơ hội lắng nghe chánh-pháp của Đức-Thế-Tôn, thì sự thiệt hại sẽ lớn lao biết dường nào!
Nghe lời thỉnh cầu của vị Đại-Phạm-thiên Sahampati cùng chư-thiên, chư phạm-thiên, Đức-Thế-Tôn có tâm đại-bi suy-xét bằng Phật-nhãn (Buddhacakkhu) thấy rõ có số chúng-sinh có phiền-não nhẹ, có số chúng-sinh có phiền-não nặng, có số chúng-sinh có 5 pháp-chủ: tín pháp-chủ, tấn pháp-chủ, niệm pháp-chủ, định pháp-chủ, tuệ pháp-chủ đủ năng lực, có số chúng-sinh có 5 pháp- chủ ít năng lực, có số chúng-sinh dễ dạy, có số chúng- sinh khó dạy, …
Ví như 4 đóa hoa sen: (2)
1- Có đóa hoa sen vượt qua khỏi mặt nước, chờ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời liền nở ngay ngày hôm ấy.
2- Có đóa hoa sen vươn lên, nằm ngang tầm mặt nước, sẽ chờ nở vào ngày hôm sau.
3- Có đóa hoa sen còn ở dưới mặt nước, sẽ chờ thời gian 3 hoặc 4 hôm nữa mới nở được.
4- Có đóa hoa sen còn non vừa mới tượng hình ở dưới nước sâu. Những mầm sen non ấy sẽ làm vật thực cho loài rùa, cá, …
2 Bộ Chú-giải Majjhimanikāya, Mūlapannāsa, kinh Pāsarāsisutta.
4 loại hoa sen này được so sánh như 4 hạng người ở trong đời:
1- Ugghāṭitaññū: Hạng người có trí-tuệ bậc thượng, bén nhạy khi được nghe tiền đề của chánh-pháp, chưa cần khai triển, hay trong một bài kệ có 4 câu, chỉ nghe 2 câu đầu, hạng người có trí-tuệ bậc-thượng ấy có khả năng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh- đạo, Thánh-quả, Niết-bàn, ngay khi ấy.
2- Vipañcitaññù: Hạng người có trí-tuệ bậc trung khi được nghe tiền đề của chánh-pháp và khai triển, hay được nghe một bài kệ đầy đủ 4 câu, hạng người có trí- tuệ bậc-trung ấy có khả năng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn, ngay sau đó.
3- Neyya: Hạng người có trí-tuệ bậc hạ khi được nghe tiền đề của chánh-pháp và khai triển xong, còn cần phải có thời gian thân cận gần gũi với bậc Thánh- nhân, bậc thiện-trí hướng dẫn chỉ dạy thêm, hạng người có trí-tuệ bậc hạ ấy mới có khả năng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết- bàn, trong kiếp hiện-tại này.
4- Padaparama: Hạng người có trí-tuệ kém dù được nghe nhiều, học nhiều đi nữa hoặc có thân cận với bậc thiện-trí, người có trí-tuệ kém ấy cũng chưa có khả năng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chưa chứng đắc Thánh- đạo, Thánh-quả, Niết-bàn, trong kiếp hiện-tại này. Nhưng đây là một cơ hội tốt, một dịp may, để bồi bổ pháp-hạnh Ba-la-mật, để chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn, trong kiếp vị-lai.
Đức-Phật xem xét tất cả chúng-sinh bằng Phật-nhãn thấy rõ có 4 hạng người như vậy, cho nên, sự thuyết pháp của Đức-Phật sẽ đem lại lợi ích lớn lao cho 3 hạng người trước có khả năng chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn, ngay trong kiếp hiện-tại, và cũng đem lại lợi ích cho hạng người thứ tư (padaparama) trong kiếp vị-lai.
Vì vậy, Đức-Phật nhận lời thỉnh cầu của vị Đại- Phạm-thiên Sahampati, Đức-Phật sẽ thuyết pháp tế độ chúng-sinh. Đức-Thế-Tôn dạy rằng:
– Này Đại-Phạm-thiên Sahampati! Trước đây chưa có đủ điều kiện, nên Như-Lai chưa thuyết pháp tế độ chúng-sinh.
– Này Đại-Phạm-thiên Sahampati! Bây giờ, Như-Lai nhận lời thỉnh cầu của các ngươi, Như-Lai sẽ thuyết pháp tế độ cho những chúng-sinh có duyên lành nên tế độ, để giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong 3 giới 4 loài.
Khi biết Đức-Thế-Tôn đã nhận lời thỉnh cầu, nên vị Đại-Phạm-thiên Sahampati cùng toàn thể chư phạm- thiên, chư-thiên vô cùng hoan hỷ đảnh lễ Đức-Thế-Tôn, rồi xin phép trở về cõi trời.
Trong đời này, chỉ có Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác kiếp chót và chư Bồ-tát Độc-Giác kiếp chót mới không cần lắng nghe chánh-pháp từ một vị thầy nào, mà tự mình thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế không thầy chỉ dạy, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được tất cả mọi phiền-não, mọi tham-ái, mọi ác-pháp, trở thành bậc Thánh A-ra-hán đầu tiên gọi là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác độc nhất vô nhị trong toàn cõi giới chúng-sinh, hoặc trở thành Đức-Phật Độc-Giác mà thôi.
Ngoài Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác kiếp chót và chư Bồ-tát Độc-Giác kiếp chót ra, còn tất cả chư Bồ-tát thanh-văn-giác bậc nào cũng đều cần phải lắng nghe chánh-pháp của Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, rồi thực- hành theo pháp-hành thiền-tuệ mới có thể dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật Chánh-Đẳng- Giác, chứng đắc như sau:
* Chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh- quả, Niết-bàn, diệt tận được 2 loại phiền-não là tà-kiến(diṭṭhi) và hoài-nghi (vicikicchā), trở thành bậc Thánh Nhập-lưu.
* Chứng đắc Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất-lai Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được 1 loại phiền-não là sân (dosa)loại thô, trở thành bậc Thánh Nhất-lai.
* Chứng đắc Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được 1 loại phiền-não sân (dosa) loại vi-tế, trở thành bậc Thánh Bất-lai.
* Chứng đắc A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh- quả và Niết-bàn, diệt tận được 7 loại phiền-não còn lại làtham (lobha), si (moha), ngã-mạn (māna), buồn-chán (thīna), phóng-tâm (uddhacca), không biết hổ-thẹn tội- lỗi (ahirika), không biết ghê-sợ tội-lỗi (anot-tappa), trở thành bậc Thánh A-ra-hán cao thượng.
Trở thành bậc Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật bậc nào là hoàn toàn tuỳ thuộc vào năng lực của 10 pháp-hạnh ba-la-mật và 5 pháp-chủ (indriya): tín pháp- chủ, tấn pháp-chủ, niệm pháp-chủ, định pháp-chủ, tuệ pháp-chủ của mỗi bậc Thánh-nhân.
Thật vậy, trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama, Ngài Đại Trưởng-lão Sāriputta là bậc Thánh Tối-Thượng thanh-văn-giác xuất sắc bậc nhất về trí-tuệ, trong hàng Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama.
Vậy mà tự Ngài không có khả năng chứng ngộ chân- lý tứ Thánh-đế, cho đến khi Ngài lắng nghe Ngài Đại- Trưởng-lão Assaji thuyết dạy một bài kệ gồm 4 câu, vừa nghe 2 câu đầu, Ngài liền chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh- quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu.
Vì vậy, gọi là bậc Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật.