Tập Yếu I – Phân Tích Cách Dàn Xếp: Phần Các Dàn Xếp
Tập Yếu I
Phân Tích Cách Dàn Xếp
Phần Các Dàn Xếp
Trong trường hợp sự tranh tụng được giải quyết bằng hành xử Luật với sự hiện diện và thuận theo số đông: Nơi nào thuận theo số đông được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật với sự hiện diện (cũng) được áp dụng. Nơi nào hành xử Luật với sự hiện diện được áp dụng, (nếu) nơi ấy thuận theo số đông được áp dụng, (thì) nơi ấy hành xử Luật bằng sự ghi nhớ không được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật khi không điên cuồng không được áp dụng, nơi ấy việc phán xử theo tội đã được thừa nhận không được áp dụng, nơi ấy theo tội của vị ấy không được áp dụng, nơi ấy cách dùng cỏ che lấp không được áp dụng.
Trong trường hợp sự tranh tụng được giải quyết bằng hành xử Luật với sự hiện diện và hành xử Luật bằng sự ghi nhớ: Nơi nào hành xử Luật bằng sự ghi nhớ được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật với sự hiện diện (cũng) được áp dụng. Nơi nào hành xử Luật với sự hiện diện được áp dụng, (nếu) nơi ấy hành xử Luật bằng sự ghi nhớ được áp dụng, (thì) nơi ấy hành xử Luật khi không điên cuồng không được áp dụng, nơi ấy việc phán xử theo tội đã được thừa nhận không được áp dụng, nơi ấy theo tội của vị ấy không được áp dụng, nơi ấy cách dùng cỏ che lấp không được áp dụng, nơi ấy thuận theo số đông không được áp dụng.
Trong trường hợp sự tranh tụng được giải quyết bằng hành xử Luật với sự hiện diện và hành xử Luật khi không điên cuồng: Nơi nào hành xử Luật khi không điên cuồng được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật với sự hiện diện (cũng) được áp dụng. Nơi nào hành xử Luật với sự hiện diện được áp dụng, (nếu) nơi ấy hành xử Luật khi không điên cuồng được áp dụng, (thì) nơi ấy việc phán xử theo tội đã được thừa nhận không được áp dụng, nơi ấy theo tội của vị ấy không được áp dụng, nơi ấy cách dùng cỏ che lấp không được áp dụng, nơi ấy thuận theo số đông không được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật bằng sự ghi nhớ không được áp dụng.
Trong trường hợp sự tranh tụng được giải quyết bằng hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận: Nơi nào việc phán xử theo tội đã được thừa nhận được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật với sự hiện diện (cũng) được áp dụng. Nơi nào hành xử Luật với sự hiện diện được áp dụng, (nếu) nơi ấy việc phán xử theo tội đã được thừa nhận được áp dụng, (thì) nơi ấy theo tội của vị ấy không được áp dụng, nơi ấy cách dùng cỏ che lấp không được áp dụng, nơi ấy thuận theo số đông không được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật bằng sự ghi nhớ không được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật khi không điên cuồng không được áp dụng.
Trong trường hợp sự tranh tụng được giải quyết bằng hành xử Luật với sự hiện diện và theo tội của vị ấy: Nơi nào theo tội của vị ấy được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật với sự hiện diện (cũng) được áp dụng. Nơi nào hành xử Luật với sự hiện diện được áp dụng, (nếu) nơi ấy theo tội của vị ấy được áp dụng, (thì) nơi ấy cách dùng cỏ che lấp không được áp dụng, nơi ấy thuận theo số đông không được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật bằng sự ghi nhớ không được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật khi không điên cuồng không được áp dụng, nơi ấy việc phán xử theo tội đã được thừa nhận không được áp dụng.
Trong trường hợp sự tranh tụng được giải quyết bằng hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp: Nơi nào cách dùng cỏ che lấp được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật với sự hiện diện (cũng) được áp dụng. Nơi nào hành xử Luật với sự hiện diện được áp dụng, (nếu) nơi ấy cách dùng cỏ che lấp được áp dụng, (thì) nơi ấy thuận theo số đông không được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật bằng sự ghi nhớ không được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật khi không điên cuồng không được áp dụng, nơi ấy việc phán xử theo tội đã được thừa nhận không được áp dụng, nơi ấy theo tội của vị ấy không được áp dụng.
Dứt phần Cách Dàn Xếp là thứ mười lăm.
*****
Phần Được Gắn Liền
‘Sự tranh tụng’ hay là ‘cách dàn xếp,’ các pháp này được gắn liền hay không được gắn liền? Và đối với các pháp này có thể phân tích chia chẽ để chỉ rõ sự khác biệt?
– ‘Sự tranh tụng’ hay là ‘cách dàn xếp,’ các pháp này không được gắn liền, không phải được gắn liền. Và đối với các pháp này có thể phân tích chia chẽ để chỉ rõ sự khác biệt. Vị ấy nên được nói rằng: Chớ có như thế! ‘Sự tranh tụng’ hay là ‘cách dàn xếp,’ các pháp này được gắn liền, không phải không được gắn liền. Và đối với các pháp này không thể phân tích chia chẽ để chỉ rõ sự khác biệt. Lý do của điều ấy là gì? Không phải đức Thế Tôn đã nói rằng: ‘Này các tỳ khưu, đây là bốn sự tranh tụng và bảy cách dàn xếp. Các sự tranh tụng được làm lắng dịu bởi các cách dàn xếp, các cách dàn xếp được làm lắng dịu bởi các sự tranh tụng.’ Như vậy, các pháp này được gắn liền, không phải không được gắn liền. Và đối với các pháp này không thể phân tích chia chẽ để chỉ rõ sự khác biệt.’
Dứt phần Được Gắn Liền là thứ mười sáu.