Giáo Trình Pali 2 – Động Từ: Thụ Động Thể & Tiền Trí Từ Chỉ Sự Sai Bảo
THỤ ĐỘNG THỂ
(72)Trong đoạn 55 có nói rằng động từ cơ bản của thụ động thể được thành lập bằng cách thêm ya vào động từ căn. Ya được nối thêm vào động từ căn theo nhiều cách :
A– Nó được trực tiếp thêm vào ngữ căn kết thúc bằng một nguyên âm. Trong trường hợp ấy nguyên âm gốc ā của ngữ căn được đổi thành ī, i và u được biến thành trường âm.
B– Với những ngữ căn kết thúc bằng phụ âm (khi nguyên âm thuận thanh đã bị bỏ) nó được thêm vào ngữ với sự trợ giúp của một chữ ī (hay i).
C– Trong nhiều trường hợp y của ya ở sau một ngữ căn kết thúc bằng phụ âm được đồng hóa với phụ âm ấy hoặc bị biến đổi cùng với phụ âm ấy.
Ví dụ :
A– dā (cho) + ya + ti : dīyati.
pā (uống) + ya + ti : pīyati (được uống).
ci (thu nhập) + ya + ti : cīyati.
su (nghe) + ya + ti : sūyati (được nghe).
ni (dẫn dắt) + ya + ti : nīyati (được mang đi).
bhū (là) + ya + ti : bhūyati (được trở thành).
Chú ý: Đôi khi y được gấp đôi và trường âm trước nó ngắn lại:
su + ya + ti : suyyati (được nghe).
ni + ya + ti : niyyati (được mang đi).
B– karo (làm) + ī + ya + ti : karīyati (được làm).
hasa (cười) + ī + ya + ti : hasīyati (bị cười).
sara (nhớ) + ī + ya + ti : sarīyati (được nhớ).
bhuñja (ăn) + ī + ya + ti : bhuñjīyati (bị ăn).
iccha (mong mỏi) + ī + ya + ti : icchīyati (được mong mỏi).
C– paca (nấu) + ya + ti : paccati (được nấu).
hana (giết) + ya + ti : haññati (bị giết).
khāda (ăn) + ya + ti : khajjati (bị ăn).
badha (trói) + ya + ti : bajjhati (bị trói buộc).
labha (được) + ya + ti : labbhati (bị được).
(73)Giải thích về những sự đồng hóa hay biến đổi trên:
c + y hoặc t + y đổi thành cc.
ch + y hoặc th + y đổi thành cch.
j + y hoặc d + y đổi thành jj.
jh + y hoặc dh + y đổi thành jjh.
ñ + y hoặc n + y đổi thành ññ.
v + y đổi thành bb.
s + y đổi thành ss.
Chú ý : Không những chữ y của thụ động thể mà cả chữ y của động từ tướng đệ tam động từ cũng được biến đổi tương tự. (xin xem ở đoạn 64 ở trên).
BÀI TẬP 16
DỊCH RA TIẾNG VIỆT
1/ “Paccati munino bhattaṃ Thokathokaṃ kule kule.” (Thg.248). 2/ “Samitattā hi pāpānaṃ Samaṇo ti pavuccati.” (Dhp. 265). 3/ “So bajjhataṃ pāsasatehi chabbhi, Rammā vanā niyyatu rājadhāniṃ, Tuttehi so haññatu pācanehi, Bhisāni te, brahmaṇa, yo ahāsi.” (J.Bhisa). 4/ “So… bhante, ajja ādiṃ katvā agginā pi mama santakaṃ mā ḍayhatu, udakenā pi mā vuyhatū’ ti patthanaṃ akāsi.” (Dh.A.iv. 206). 5/ “Addasā kho aññataro upāsako taṃ bhikkhaṃ kiṭāgirismiṃ piṇḍāya carantaṃ, disvāna… taṃ bhikkhuṃ abhivādetvā etad’ avoca : ‘api bhante piṇḍo labbhatī’ ti.” (V. Cullavagga, P.11). 6/ Kacchapo haṃsehi nīyamāno daṭṭhaṭṭhānato daṇḍakaṃ vissajjetvā ākāsaṅgaṇe patitvā dvedhā bhijji. (see p.92, iv, Dh.A). 7/ “Ath’ eko makkaṭo tattha tattha gocaraṃ pariyesamāno phalavantaṃ taṃ rukkhaṃ āruyha phalāni khādanto tasmiṃ pāse pādena bajjhi.” (Rasavāhinī). 8/ “Evaṃ kir’ assa ahosi : saddhā gamissanti yeva; assaddhà pi pana dhanalobhena gantvā dhammaṃ sutvā dukkhā muccissantī’ ti.” (Dh.A.iv, 205). 9/ “Ekamantaṃ nisinnaṃ kho Anāthapiṇḍikaṃ gahapatiṃ Bhagavā Etad’ avoca: Api nu te; gahapati, kule dānaṃ dīyatī’ ti.” (A.iv, 392). 10/ “Dīghassa addhuno accayena tassa mahānirayassa puratthimaṃ dvāraṃ avapurīyati; so tattha sīghena javena dhāvati : tassa sīghena javena dhāvato chavi pi ḍayhati, cammaṃ pi ḍayhati, maṃsaṃ pi ḍayhati.” (M.iii, 184). |
NGỮ VỰNG
Addhā: thời gian lâu dài (nam).
Avāpurīyati: được mở ra (đt).
Ahāsi :mang, giật đi, ăn trộm (đt).
Kiṭāgiri: tên khu làng (nam).
Gocara: đồ ăn, đồng cỏ (nam).
Chavi: lớp da trên (nữ)
Java: tốc lực (nam).
Ḍayhati: bị đốt cháy (đt).
Bhijji: bị gẫy, bể (đt).
Makkaṭa: con khỉ (nam).
Muccissati: sẽ được phóng thích (đt).
Ramma: thích thú (tt).
Rājadhāni: thủ đô, kinh đô (nữ).
Labbhati : được, có (đt).
Tutta: cái cọc để luyện voi (trung).
Thoka: một ít (tt).
Niyyati: được dẫn dắt (đt).
Pariyesamāna: tìm kiếm (htpt).
Pavuccati: được nói (qkpt).
Pācana : gậy nhọn (trung)
Pāsa : cái bẫy (nam).
Bajjhi: bị trói buộc (đt).
Bajjhataṃ: hãy để y bị trói buộc (đt).
Vissajjetvā: sau khi rời bỏ (bbqk).
Vuyhati: bị nổi trôi, bị cuốn theo dòng.
Santaka: tài sản (trung).
Samitatta: tình trạng yên lặng (trung).
Haññati: bị giết (đt).
DỊCH RA PĀLI
Những người gian lận không được ai kính trọng, chúng bị khinh bỉ bởi tất cả mọi người.
Anh có bị hành hạ bởi những kẻ thù của anh khi anh đang đi một mình trong sa mạc không ? (ở quá khứ).
Nghe nói rằng người láng giềng của chúng ta bị tất cả bạn bè của y xa lánh vì những hành vi bất hảo của y.
Vị hoàng tử được tháp tùng bởi người phụ đạo (thầy) của ông, những vị bộ trưởng, và những cận vệ trong tất cả những chuyến du hành của ông.
Năm mươi người lính và ba mươi con ngựa đã bị thương và bị giết trong chiến trường; những thi hài của chúng được chôn cất bởi vài người được sai bởi người chỉ huy của đạo.
Người du khách bị tấn công và bị cướp bóc bởi những kẻ cướp khi ông ta chỉ có một mình và không có khí giới để chiến đấu.
Vị ấy được nuôi bằng cơm ngon dọn cho vị ấy trong một dĩa bằng vàng, và nền chuồng ngựa của vị ấy được xông bốn mùi hương.
Chung quanh chuồng ngựa được treo những tấm màn màu hoa cà, trong khi trên đầu có một cái lọng mắc đầy những ngôi sao bằng vàng.
Cuốn tiểu thuyết tuyệt hay này được đọc một cách thích thú bởi nhiều người, và luôn luôn được chúng ưa chuộng.
10.Bức tranh của anh sẽ được nhiều người hâm mộ, nhưng sẽ không được ai mua.
NGỮ VỰNG
Sai (c.5) : āṇatta (qkpt)
Cận vệ (c.4) : aṅgarakkhaka (nam)
Cái lọng (c.8): vitāna (nam, trung)
Chỉ huy quân đội (c.5) : senāpati (nam)
Màu hoa cà (c.8) : lohitavaṇṇa (tt)
Tấm màn (c.8) : sāṇi (nữ)
Sa mạc (c.2) : kantāra (nam)
Tuyệt hay (c.9) : atisundara (tt)
Ngon (c.7) : ativisiṭṭha (qkpt)
Gian lận (c.1) : saṭha (tt)
Được tháp tùng (c.4) : parivārīyati (đt)
Được hâm mộ (c.10) : vimhayena olokīyati, patimānīyati
Bị xa lánh (c.3) : cajīyati (đt), vajjīyati
Tiểu thuyết (c.9) : navakathā (nữ)
Navannabandha (nam)
Được ưa chuộng (c.7) : agghīyati (đt)
Được nuôi (c.7) : bhojīyati (tt)
Được nghe (c.3) : sūyati (tt)
Được treo (c.8) : olambīyati (đt)
Bị giết (c.5) : mārīyati (đt)
Được xông hương : vāsīyati (đt)
Bị cướp (c.6) : acchindīyati (tt)
Được đọc (c.9) : paṭhīyati (đt)
Được dọn (c.7) : upanīyati (đt)
Bị hành hạ (c.2) : hiṃsīyati (đt)
Bị thương (c.5) : vaṇīyati (đt)
Cuộc du hành (c.4) : cārikā (nữ)
Mùi hương (c.7) : gandha (nam)
Vì (c.3) : nissāya
Được chôn cất (c.5) : nikhaṇīyati (đt)
Được mua (c.10) : kinīyaṭi (đt)
Chung quanh (c.8) : samantā (trt)
Dính đầy, mắc đầy (c.8) : khacita (qkpt)
Bị tấn công (c.6) : paharīyati (đt)
Trên đầu (c.8) : upari (trt)
(Một cách) thích thú (c.9) : pīti, tuṭṭhi (nữ)
Người phụ đạo (c.4): sikkhāpaka (nam).
TIỀN TRÍ TỪ CHỈ SỰ SAI BẢO
Những tiền trí từ chỉ sự sai bảo và những phương pháp thành lập các động từ sai bảo được nói ở đoạn 74 tập 1.
(74)Trong số bốn tiền trí từ thuộc loại này, chỉ có e và aya được tiếp theo những ngữ căn kết thúc bằng u hay ū; chỉ có āpe và āpaya được tiếp theo ngữ căn kết thúc bằng ā, và tất cả những ngữ căn thuộc đệ bát động từ, (cách chia thứ tám trong 8 cách thì của động từ Pāḷi).
Bất cứ tiền trí từ nào trong bốn từ nói trên đều có thể nối theo những ngữ căn kết thúc bằng một nguyên âm trên, hoặc kết thúc bằng một phụ âm.
(75)Đối với những động từ thụ động những tiền trí từ này được tiếp theo ngữ căn bằng cách thêm một chữ i ở giữa tiền trí từ và động từ tướng thụ động ya.
Ví dụ :
– Động từ sai bảo, năng động : harāpeti (sai, bảo mang).
– Động từ sai bảo, thụ động : harāpīyati (được sai, bảo mang).
(76)Những tiền trí từ sai bảo được tiếp theo không những cho động từ mà còn cho những phân từ, bất biến quá khứ phân từ, vị biến thể và đệ nhất chuyển hóa ngữ khi chúng diễn đạt một ý nghĩa sai bảo.
Phân từ :
paca (nấu) + e + nta : pācenta (đang sai nấu).
kara (làm) + e + nta : kārenta (đang sai làm).
Bất biến quá khứ phân từ :
hara (mang) + āpe + tvā : harāpetvā (sau khi sai mang).
bhuja (ăn) + āpe + tvā : bhojāpetvā (sau khi cho ăn hay khiến ăn).
Vị biến thể :
mara (chết) + āpe + tuṃ : mārāpetuṃ (giết)
động từ căn gaṇha (lấy) + āpe + tuṃ : gaṇhāpetuṃ (sai lấy).
Đệ nhất chuyển hóa ngữ :
dā (cho) + āpe + tu : dāpetu (người sai cho).
gaha (lấy) + āpe + aka : gāhāpaka (người sai lấy).
(77)Một động từ sai bảo được hình thành từ một động từ căn tha động có nhiều hơn một túc từ sự vật. Khi nó có hai túc từ, thì một trong hai túc từ ấy được gọi là trực tiếp và túc từ kia là gián tiếp.
Puriso kammakāraṃ rukkhaṃ chindāpeti (người đàn ông sai công nhân đốn cây)
Ở đây, rukkhaṃ là túc từ trực tiếp và là cái vật được người đàn ông ấy cần đến. Kammakāraṃ là túc từ gián tiếp vì sự nhu cầu của người đàn ông ấy không tùy thuộc nơi ông.
(78)Cần chú ý rằng túc từ gián tiếp này thường ở sở dụng cách.
Gahapatānī dāsiyā odanaṃ pācāpeti (bà chủ nhà sai người nữ tỳ nấu cơm).
Ở đây, dāsiyā ở sở dụng cách. Nó có thể đổi thành dāsiṃ mà không biến thành đổi ý nghĩa.
(79)Chủ từ trong một câu thành lập với một động từ đơn giản có thể trở thành túc từ gián tiếp khi cũng câu ấy được đặt lại với một động từ sai bảo .
Sūdo odanaṃ pacati (người nấu bếp nấu cơm) là một câu với động từ đơn giản. Khi động từ này được thay bằng một động từ thể sai bảo và một người khác biến thành chủ từ.
Sūdajeṭṭho sūdaṃ odanaṃ pāceti (người bếp trưởng sai người đầu bếp nấu cơm. Sūdo trong câu đầu đã trở thành Sūdaṃ trong câu thứ hai).
BÀI TẬP 17
DỊCH RA TIẾNG VIỆT
1/ ” Rājā pasanno aparāni pi pañcavatthasatāni āharāpetvā pādamūle ṭhapāpesi.” (Dh.A.i, 219). 2/ “Rājā te sabbe gāhāpetvā… āvāṭe khaṇāpetvā te tattha nisīdāpetvā upari palālaṃ vikirāpetvā aggiṃ dāpesi.” (Ibid. i. 223). 3/ “Pañcasatatāpase Himavantato āgantvā nagare bhikkhāya carante disvā pasīditvā nisīdāpetvā bhojetvā paṭiññaṃ gahetvā cattāro māse attano santike vasāpetvā… uyyojesuṃ.” (Ibid.i, 203). 4/ “Daharakālato paṭṭhāya hi taṃ mārāpetuṃ vāyamanto va seṭṭhī mārāpetuṃ nāsakkhi; kiṃ akkharasamayaṃ sikkhāpessati ? ” (Ibid.i, 180). 5/ “Gāmamajjhe vuttapakāraṃ gehaṃ kāretvā gāmasatato paṇṇākāraṃ āharāpetvā janapade seṭṭhino dhītaraṃ āharitvā maṅgalaṃ katvā seṭṭhissa sāsanaṃ pahiṇi.” (Ibid.i, 182). 6/ “Tassa heṭṭhābhāgaṃ sodhāpetvā pākāra–parikkhepaṃ kārāpetvā vālikaṃ okirāpetvā dhaja–patākaṃ ussāpetvā vanappatiṃ alaṅkaritvā… patthanaṃ katvā pakkāmi.” (Ibid.i, 1). 7/ “Tena kho pana samayena āyasmato Sāriputtassa upaṭṭhākakulaṃ āyasmato Sāriputtassa santike dārakaṃ pāhesi; imaṃ dārakaṃ thero pabbājetū’ ti.” V.i.83. 8/ “Sace vo dhanena attho, khippaṃ maṃ bandhanā mocetvā sīsaṃ nahāpetvā ahatavatthāni acchādetvā gandhehi vilimpāpetvā pupphāni pilandhāpetvā ṭhapethāti.” (J. Vedabbha). 9/ “Sakko devarājā : “kiṃ no sādhāraṇena rajjenā’ ti” Asure dibbapānaṃ pāyetvā matte samāne pādesu gahetvā sinerupapāte khipāpesi.” (J. Kulāvaka). 10/ “Rājā pañcasate naggasamaṇake gāhāpetvā… āvāṭesu nikkhaṇāpetvā palālehi paṭicchādetvā aggiṃ dāpesi.” (Dh. A. iii.67). |
|
NGỮ VỰNG | |
|
|
DỊCH RA PĀLI
|
|
NGỮ VỰNG | |
|
|