Giáo Trình Pali 3 – Về Những Biến Cách & Cách Chia Động Từ

Giáo trình PĀḶI

Tập 3

Nguyên tác: THE NEW PALI COURSE

Tác giả Prof. A. P. Buddhadatta, Maha Nayaka Thera

Dịch giả: Trưởng lão giáo thọ Thích Minh Châu

PL: 2555 DL:2012

 

CHƯƠNG I: VỀ NHỮNG BIẾN CÁCH VÀ CÁCH CHIA ĐỘNG TỪ

Những quy luật tổng quát về những biến cách và các cách chia động từ đã được đề cập ở quyển I và II. Ở đây một số biến cách và cách chia động từ đặc biệt sẽ được giải thích.

Những danh từ nam tánh kết thúc bằng chữ ā rất ít, chỉ có hai danh từ được tìm thấy là sā (con chó) và mā (mặt trăng).

BIẾN CÁCH CỦA SĀ (con chó) (skt s’van)

Cách Số ít Số nhiều
1.Chủ cách sā, sāno
2.Đối cách sānaṃ  sāne 
3.Sở dụng cách sāna  sānebhi, sānehi
4.Xuất xứ cách sāna  sānebhi, sānehi
5.Chỉ định cách sāssa  sānaṃ 
6.Sở thuộc cách sāssa  sānaṃ 
7.Định sở cách sāne  sānesu 
8.Hô cách   sā, sāno

Chủ cách số ít của mā (mặt trăng) được tìm thấy trong hợp thể candimā, puṇṇamā, …… Ngoài ra rất ít gặp những hình thức khác của danh từ này.

(2) Một vài danh từ nam tánh như pitu, rāja, có chủ cách số ít của chúng kết thúc bằng ā. Hình thức tương đương ở Sanskrit kết thúc bằng r hay n, nhưng các nhà văn phạm Pāḷi cho rằng chúng kết thúc bằng u hay a.

Nhóm danh từ này gồm những tiếng sau đây:

Atta, rāja, brahma, puma, yuva, addha và muddha (với một chữ n sau cùng ở tiếng Sanskrit) và sakha (skr. là sakhi).

Satthu, pitu, nattu, bhātu, bhattu, kattu, netu, sotu, jetu, và nhiều tiếng khác kết thúc bằng tu (ở Skr. kết thúc bằng r)

(3) BIẾN CÁCH CỦA PUMA (con đực)

Cách Số ít Số nhiều
1.Chủ cách pumā, pumo pumāno, pumā
2.Đối cách pumānaṃ, pumaṃ pumāne
3.Sở dụng cách pumānā, pumunā, pumena pumānebhi, pumānehi
4.Chỉ định cách pumuno, pumassa pumānaṃ
5.Xuất xứ cách pumānā, pumunā pumānebhi, pumānehi
6.Sở thuộc cách pumuno, pumassa pumānaṃ
7.Định sở cách pumāne, pume pumānesu, pumāsu
8.Hô cách puma, pumaṃ pumāno

(4) BIẾN CÁCH CỦA BRAHMA (Phạm Thiên)

Cách Số ít Số nhiều
1.Chủ cách Brahmā Brahmā, Brahmāno
2.Đối cách Brahmānaṃ, Brahmaṃ Brahmāno
3.Sở dụng cách Brahmunā, Brahmuno Bahmebhi, Brahmehi, Brahmūbhi, Brahmūhi.
4.Chỉ định cách Brahmassa, Brahmānaṃ, Brahmūnaṃ
5.Xuất xứ cách Brahmunā, Brahmuno Bahmebhi, Brahmehi, Brahmūbhi, Brahmūhi.
6.Sở thuộc cách Brahmassa, Brahmānaṃ, Brahmūnaṃ
7.Định sở cách Brahmani Brahmesu
8.Hô cách Barhma, Brahme Brahmāno

(5) BIẾN CÁCH CỦA YUVA (Thanh niên)

Cách Số ít Số nhiều
1.Chủ cách yuvā yuvā, yuvāno
2.Đối cách yuvānaṃ, yuvaṃ yuvāne, yuve
3.Sở dụng cách yuvānā, yuvānena, yuvena yuvānebhi, yuvānehi, yuvebhi, yuvehi
4.Chỉ định cách yuvānassa, yuvassa yuvānānaṃ, yuvānaṃ
5.Xuất xứ cách yuvānā, yuvānamhā, yuvānasmā yuvānebhi, yuvānehi, yuvebhi, yuvehi
6.Sở thuộc cách yuvānassa, yuvassa yuvānānaṃ, yuvānaṃ
7.Định sở cách yuve, yuvamhi, yuvasmiṃ, yuvāne, yuvānamhi, yuvānasmiṃ yuvānesu, yuvāsu, yuvesu
8.Hô cách yuva, yuvāna yuvāno

(6) BIẾN CÁCH CỦA SAKHA (Bạn)

Cách Số ít Số nhiều
1.Chủ cách sakhā sakhā, sakhino, sakhāno, sakhāyo, sakhāro
2.Đối cách sakhaṃ, sakhānaṃ, sakhānaṃ sakhino, sakhāno, sakhāyo
3.Sở dụng cách sakhinā sakhārehi, sakhehi, sakhebhi
4.Chỉ định cách sakhino, sakhissa sakhīnaṃ, sakhānaṃ, sakhārānaṃ
5.Xuất xứ cách sakhinā, sakhimhā, sakhismā, sakhamhā, sakhasmā, sakhāramhā sakhārehi, sakhehi, sakhebhi
6.Sở thuộc cách sakhino, sakhissa sakhīnaṃ, sakhānaṃ, sakhārānaṃ
7.Định sở cách sakhe, sakhimhi, sakhismiṃ sakhesu, sakhāresu, sakhisu
8.Hô cách sakha, sakhā, sakhi, sakhe sakhino, sakhāyo, sakhāro

(7) BIẾN CÁCH CỦA ADDHA (Thời gian, con đường)

Cách Số ít Số nhiều
1.Chủ cách addhā addhā, addhāno
2.Đối cách adhānaṃ addhāne
3.Sở dụng cách addhunā, addhānena addhānebhi, addhānehi
4.Chỉ định cách addhuno addhānaṃ
5.Xuất xứ cách addhunā, addhānena addhānebhi, addhānehi
6.Sở thuộc cách addhani, addhāne addhānesu
7.Định sở cách addhuno addhānaṃ
8.Hô cách addha addhā, addhāno

(8) BIẾN CÁCH CỦA MUDDHA (đỉnh, đầu)

Cách Số ít Số nhiều
1.Chủ cách muddhā muddhā, muddhāno
2.Đối cách muddhaṃ muddhe, muddhāne
3.Sở dụng cách muddhānā, muddhanā muddhebhi, muddhehi
4.Chỉ định cách muddhassa muddhānaṃ
5.Xuất xứ cách muddhā, muddhānā muddhebhi, muddhehi
6.Sở thuộc cách muddhassa muddhānaṃ
7.Định sở cách muddhani muddhānesu
8.Hô cách muddha muddhā, muddhāno

(9) CÁCH CHIA ĐỘNG TỪ KARA (làm)

(Động từ tướng là O) năng động thể

THÌ HIỆN TẠI

TIẾN HÀNH CÁCH

Parassapada

Ngôi Số ít Số nhiều
Ngôi 3 karoti, kubbati karonti, kubbanti
Ngôi 2 karosi, kubbasi karotha, kubbatha
Ngôi 1 karomi, kubbāmi karoma, kubbāma

Attanopada

Ngôi Số ít Số nhiều
Ngôi 3 kurute, kubbate kubbante
Ngôi 2 kuruse, kubbase kuruvhe, kubbavhe
Ngôi 1 kare, kubbe kurumhe, kubbamhe

MỆNH LỆNH CÁCH

Parassapada

Ngôi Số ít Số nhiều
Ngôi 3 karotu, kubbatu karontu, kubbantu
Ngôi 2 karohi, kubbāhi karotha, kubbatha
Ngôi 1 karomi, kubbāmi karoma, kubbāma

Attanopada

Ngôi Số ít Số nhiều
Ngôi 3 kurutaṃ, kubbataṃ kubbantaṃ
Ngôi 2 karossu, kurussu, kubbassu kuruvho, kubbavho
Ngôi 1 kare, kubbe karomase, kubbāmase

KHẢ NĂNG CÁCH

Parassapada

Ngôi Số ít Số nhiều
Ngôi 3 kare, kareyya, kayirā, kubbe, kubbeyya kareyyuṃ kubbeyyuṃ, kayiruṃ
Ngôi 2 kareyyāsi, kubbeyyāsi kareyyātha, kubbeyyātha
Ngôi 1 kareyyāmi, kubbeyyāmi kareyyāma, kubbeyyāma

Attanopada

Ngôi Số ít Số nhiều
Ngôi 3 kayirātha, kubbetha kubberaṃ
Ngôi 2 kubbetho kubbeyyavho
Ngôi 1 kare, kareyyaṃ, kubbeyyaṃ kareyyāmhe, kubbeyyāmhe

THÌ QUÁ KHỨ

HIỆN KHỨ CÁCH

Parassapada

Ngôi Số ít Số nhiều
Ngôi 3 akari, kari, akarī, karī, akāsi akariṃsu, kariṃsu, akāsuṃ, akāsu
Ngôi 2 akaro, akari, kari akarittha, akasittha
Ngôi 1 akariṃ, kariṃ akarimha, karimha, akarimhā, karimhā

Attanopada

Ngôi Số ít Số nhiều
Ngôi 3 akarā, akarittha, karittha akarū
Ngôi 2 akarise akarivhaṃ
Ngôi 1 akara karimhe

QUÁ KHỨ CÁCH

Parassapada

Ngôi Số ít Số nhiều
Ngôi 3 akarā, akā akarū
Ngôi 2 akaro akarattha, akattha, akarotha
Ngôi 1 akaraṃ, akaṃ akaramhā, akamhā

Attanopada

Ngôi Số ít Số nhiều
Ngôi 3 akattha akatthuṃ
Ngôi 2 akuruse akaravhaṃ
Ngôi 1 akariṃ akaramhase

THÌ VỊ LAI

TƯƠNG LAI CÁCH

Parassapada

Ngôi Số ít Số nhiều
Ngôi 3 karissati, kāhati, kāhiti karissanti, kāhanti, kāhinti
Ngôi 2 karissasi, kāhasi, kāhisi kārissatha, kāhatha
Ngôi 1 karissaṃ, kassaṃ, kāhāmi karissāma, kassāma, kāhāma

Attanopada

Ngôi Số ít Số nhiều
Ngôi 3 karissate, kāhate karissante, kāhante
Ngôi 2 karissase, kāhase karissavhe, kāhavho
Ngôi 1 karisse, kāhe karissāmhe, kāhamhe

ĐIỀU KIỆN CÁCH

Parassapada

Ngôi Số ít Số nhiều
Ngôi 3 akarissā, akarissa akarissaṃsu
Ngôi 2 akarisse akarissatha
Ngôi 1 akarissaṃ akarissamhā

Attanopada

Ngôi Số ít Số nhiều
Ngôi 3 akarissatha akarissiṃsu
Ngôi 2 akarissase akarissavhe
Ngôi 1 akarissaṃ akarissāmhase

TỶ DỤ NHÓM 1

  1. “Puññañce puriso kayirā,
    Kayirāth ‘etaṃ punappunaṃ,
    Tamhi chandaṃ kayirātha,
    Sukho puññassa uccayo.”. Dhp. V. 118
  2. “Sā ‘haṃ nūna ito gantvā,
    Yoniṃ laddhāna mānusiṃ,
    Vadaññū sīlasampannā,
    Kāhāmi kusalaṃ bahuṃ” v. v. 51
  3. “Mā ‘kāsi pāpakaṃ kammaṃ,
    Āvī vā yadi vā raho” Thig. V. 247
  4. “Kāhinti khu taṃ kāmā,
    Chātā sunakhaṃ va caṇḍālā” Thig. 509
  5. “Gahakāraka diṭṭho’si,
    Puna gehaṃ na kāhasi”. Dhp. 154
  6. “Yādisaṃ kurute mittaṃ, yāsisañ c’upasevati, sa ve tādisako hoti; sahavāso hi tādiso”
  7. “Duddadaṃ dadamānānaṃ dukkaraṃ kamma kubbataṃ asanto nānukubbanti; sataṃ dhammo durannayo” S.i. 19
  8. “Sabbhi – r – eva samāsetha sabbhi kubbetha santhavaṃ”. 17
  9. “Dhātū āvenikā natthi, sarīraṃ ekapiṇḍitaṃ; imamhi Buddhathūpamhi kassāma kañcukaṃ mayaṃ” Apa. 71
  10. “Seyyathā pi bhikkhave sā gaddulabaddho daḷhe vā thambhe vā upanibaddho taṃ eva khīlaṃ vā thambhaṃ vā anuparidhāvati, anuparivattati.
  11. “Dīdhassa addhuno accayena tassa mahānirayassa puratthimaṃ dvāraṃ avāpurīyati” D.iii, 184
  12. “Atha kho Bhagavā tassa brahmuno upari vehāsaṃ pallaṅkena nisīdi tejodhātuṃ samapajjitvā” S.i, 144
  13. “Atha kho āyasmā Mahā-Moggallāno taṃ brahmānaṃ gāthāya ajjhabhāsi”
  14. “Addasā kho so brahmā te brahmāno dūrato va āgacchante” S. i, 147
  15. “Sataṃ sahassānaṃ nirabbudānaṃ āyuṃ pajānāmi tav ‘āhaṃ, brahme”
  16. “Sele yathā pabbatamuddhaniṭṭhito yathā pi passe janataṃ samantato” D. ii, 39, v. m. 5
  17. “Tvaṃ yuvā, balasampanno; kiṃ tayā bhatiṃ katvā pi yathābalaṃ dānaṃ dātuṃ na vaṭṭatī ti?” Dh. A. ii, 129
  18. “Saṃvāsena kho, mahārāja, sīlaṃ veditabbaṃ tañ ca kho dīghena addhunā, na ittaraṃ” S.i, 78
  19. “Sace na vyākarissasi, ….. etth’ eva te sattadhā muddhā phalissati”
  20. “Yathā, balākayonimhi na vijjati pumā sadā, Meghesu gajjamānesu gabbaṇ gaṇhanti tā sadā”.  Āpa.42
  21. “Tadahu pabba jito santo jātiyā sattavassiko, so pi maṃ anusāseyya, sampaṭicchāmi, muddhanā” sāriputto thero.
  22. “Tattha natthi hantā vā ghātetā vā sotā vā sāvetā vā viññātā vā viññāpetā vā”. D.i. 56

CHÚ GIẢI NHÓM 1

  1. a. Kayirā vā kayirātha là ngôi thứ 3 số ít của khả năng cách, Kayirā ở thể Parassapada và Kayirātha ở thể Attanopada; b. Dịch: “Nếu con người làm công đức, hãy làm như vậy nhiều lần. Hãy làm cho ý dục hướng về đó, (và) sự tích lũy công đức là an lạc”
  1. a. Mānusiṃ yonuṃ laddhāna: “sau khi được thân người” nghĩa là được sinh làm người; b. Vakaññū: biết được cảm thông những lời cầu xin của kẻ khác, có tâm quảng đại.
  1. a. Mā kāsi (mā + akāsi: không) là thì qua khứ được dùng trong nghĩa hiện tại, thường gặp khi có phân từ chỉ sự cấm đoán mā (đừng); b. Āvī vā yadi vā raho: một cách công khai hay bí mật.
  1. a. Kāhinti: karissanti. Khu: kho; b.  Các dục sẽ tác động trên nó giống như những kẻ hạ liệt đói ăn sẽ tác động đối với một con chó chúng thường (ăn thịt chó).
  1. a. Mittaṃ kurute: làm bạn; b. Upasevati: kết giao
  1. Dầu cho những người thiện cho những vật khó cho, làm những việc khó làm, kẻ ác không theo chúng. Con đường đưa đến thiện khó theo.
  2. Sabbhi: là sở dụng cách số nhiều của Santa (Người có đức, người tốt). Dịch: “Hãy chỉ làm bạn với những người thiện mà thôi. Với người thiện, ngươi hãy giao du.
  3. a. Āvenikā, tách rời; b. Ekapiṇḍitaṃ: làm thành một khối, một vắt, một nắm.
  1. “Này các tỳ kheo, như một con chó bị sợi dây buộc vào một cái cọc chắc chắn hay một cái cột, thì (nó) cứ chạy quanh, xoay quanh cái cọc ấy, cái cột ấy.
  2. Avāpurīyati: được mở ra
  3. a. Vehāsaṃ: trên trời. ở đây đối cách được dùng trong nghĩa định sở cách; b. Tejodhātuṃ samāpajjitvā: sau khi nhập vào hỏa giới (làm cho thân thể sáng lên và tuôn phát hào quang)
  1. Gāthāya ajjhabhāsi: nói bằng bài kệ
  1. “Này bà la môn, ta biết tuổi của ngươi là một trăm ngàn nirabbuda năm” (nirabbuda là một con số khổng lồ gầm 63 số không đằng sau)
  2. “Như người đứng trên một tảng đá trên đỉnh núi có thể nhìn thấy người ở dưới xa”
  3. Yathābalaṃ…vaṭṭati? Có phải không nên bố thí tùy lực mình không.
  4. a. Na ittaraṃ: không phải trong một thời gian ngắn hơn; b. Dịch: “Tâu đại vương, có thể biết giới hạnh (của một người) bằng cách sống chung (với họ), và điều ấy cũng phải trong một thời gian dài, không phải ngắn.”
  1. Sace na vyākarissasi: nếu ngươi không trả lời.
  2. a. Balākā: là một loài ngỗng trời; b. Gabbhaṃ gaṇhati: có thai
  1. a. Tadahu: vào cùng một ngày ấy. Aha thuộc trung tánh, định sở cách. Số ít của nó là tadahe. Ở đây nguyên âm cuối đổi thành u, được dùng làm bất biến từ. Skt. Tad + Ahastadaho) tadahu; b. Jātiyā sattavassiko: bảy tuổi, từ khi sanh; c. Sampaṭicchāmi muddhanā: tôi sẽ nhận lời (lời khuyên) với đầu tôi (cung kính cúi đầu mà nhận).
  1. Tại đây không có người giết hay người sai giết, không có người nghe hay người nói, không có người biết hay người làm cho biết.

 

 

(10)Biến cách của atta và rāja được nói ở đoạn 26, 27 quyển II. Khi rāja là từ cuối của một danh từ ghép như mahārāja, nó theo cách thông thường của những danh từ nam tánh kết thúc bằng a, ngoài ra còn theo biến cách đặc biệt của riêng nói:

Chủ cách số ít: ahārājo hay mahārājā

Số nhiều: mahārājā hay mahārājāno ….. (như Purisa và rāja)

(11)Biến cách của SANTA (người có đức hạnh)

Cách Số ít Số nhiều
1.Chủ cách saṃ, santo santo, santā
2.Đối cách saṃ, santaṃ sante
3.Sở dụng cách satā, santena santehi, sabbhi
4.Chỉ định cách sato, santassa sataṃ, santānaṃ, satānaṃ
5.Xuất xứ cách satā, santamhā, santasmā, santā santehi, sabbhi
6.Sở thuộc cách sato, santassa sataṃ, santānaṃ, satānaṃ
7.Định sở cách sante, santamhi, santasmiṃ santesu
8.Hô cách santa santo, santā

Còn có một tĩnh từ Santa (hiện hữu) không có những hình thức San và sabbhi mà có hình thức sati ở định sở cách số ít và được biến các như chữ Gacchanta.

(12)Những hình thức San, sāni, sena, samhi …. Không nên lẫn lộn với những hình thức của santa. Chúng phát xuất từ sa (của riêng) và danh từ trung tánh (sa: sở hữu của một người).

(13)BIẾN CÁCH CỦA BHAVANTA (người đáng kính)

Cách Số ít Số nhiều
1.Chủ cách bhavaṃ, bho bhavanto, bhonto, bhavantā
2.Đối cách bhavantaṃ bhavante
3.Sở dụng cách bhavatā, bhotā, bhavantena bhavantehi, bhavantebhi
4.Chỉ định cách bhavato, bhoto, bhavantassa bhavataṃ, bhavantānaṃ
5.Xuất xứ cách bhavatā, bhotā bhavantehi, bhavantebhi
6.Sở thuộc cách bhavatā, bhotā, bhavantena bhavantehi, bhavantebhi
7.Định sở cách bhavati, bhavante, bhavantamhi, bhavantasmim. bhavantesu
8.Hô cách bho, bhante bhonto, bhavanto

Nữ tánh của danh từ này là bhavantī và bhotī, biến cách như chữ kumārī.

CHÚ Ý: (a) có một tiếng bất biến từ bho dùng ở cản hai số về hô cách. Bhante đôi khi cũng được kể như một tiếng hô cách bất biến.

(b) Bhaddante có cùng một nghĩa như bhante. Có thuyết cho rằng nó khởi thủy là một tiếng phối hợp của hai tiếng Bhaddaṃ + te (kính chào ngài) và về sau được kết hợp thành một tiếng dùng để xưng hô đối với những người bề trên khả kính. Nhưng còn có danh từ bhadanta (đại đức, trưởng lão) từ đấy chữ bhaddante có lẽ đã được hình thành.

(14)Ba danh từ mātugāma, oraddha và dāra đều có nam tánh nhưng ý nghĩa thuộc nữ tánh.

Mātugāma: đàn bà, phụ nữ. Orodha: một người cung nữ hay đoàn nội cung. Dāra: người vợ.

Tất cả những danh từ này được biến cách như chữ purisa.

CHÚ Ý: những tĩnh từ liên hệ đến mātugāma đôi khi được thấy ở vào nữ tánh, ví dụ:

“Sallape asihatthena, pisācena pi sallape

Na t’eva eko ekāya mātugāmena sallape”A.iii. 69

(Nói chuyện với nữ nhân, như nói chuyện với người cầm kiếm; nói chuyện như với ác quỷ. Chớ ngồi một mình nói chuyện với nữ nhân)

CÁCH CHIA ĐỘNG TỪ HŪ (là)

Đây là hình thức giản lược của ngữ căn bhū. Nó có động từ cơ bản là ho. ở thì hiện tại và mệnh lệnh cách, cách chia không có gì đặc biệt.

Hiện tại: hoti, honti, hosi, hotha, homi, homa. 

Mệnh lệnh cách: hotu, hontu, hohi, hotha, homi, homa.

KHẢ NĂNG CÁCH

Parassapada

Ngôi Số ít Số nhiều
Ngôi 3 huveyya, heyya huveyyuṃ, heyyuṃ
Ngôi 2 hveyyāsi, heyyāsi huveyyātha, heyyātha
Ngôi 1 huveyyaami, heyyāmi huveyyāma, heyyāma

Attanopada

Ngôi Số ít Số nhiều
Ngôi 3 huvetha, hetha huveraṃ, heraṃ
Ngôi 2 huvetho, hetho huveyyavho, heyyavho
Ngôi 1 huveyyaṃ, hvaṃ huveyyāmhe, heyyāmhe

QUÁ KHỨ

Parassapada

Ngôi Số ít Số nhiều
Ngôi 3 ahosi, ahū ahesuṃ, ahuṃ
Ngôi 2 ahuo, ahosi ahuvattha ahosittha
Ngôi 1 ahosiṃ, ahuṃ, ahuvāsiṃ ahumhā, ahosimhā

Attanopada

Ngôi Số ít Số nhiều
Ngôi 3 ahuvā ahuvū
Ngôi 2 ahuvase ahuvivhaṃ
Ngôi 1 ahuva, ahu ahuvimhe

HIỆN TẠI

Parasssapada

Ngôi Số ít Số nhiều
Ngôi 3 ahuvā ahuvā
Ngôi 2 ahuvo ahuvattha
Ngôi 1 ahuvaṃ ahuvanhā

Attanopada

Ngôi Số ít Số nhiều
Ngôi 3 ahuvattha ahuvatthuṃ
Ngôi 2 ahuvase ahuvavhaṃ
Ngôi 1 ahuviṃ ahuvamhase

VỊ LAI

Parasssapada

Ngôi Số ít Số nhiều
Ngôi 3 hessati, hehiti, hehissati, hohissati hessanti, hehinti, hehissanti, hohinti
Ngôi 2 hessasi, hehisi, hehissasi, hohissasi hessatha, hehitha, hehissatha, hohissatha
Ngôi 1 hessāmi, hehāmi, hehissāmi, hohissāmi hessāma, hehāma, hehissāma, hohissāma.

Attanopada

Ngôi Số ít Số nhiều
Ngôi 3 hessate, hehissate, hohissate hessante, hehissante, hohissante
Ngôi 2 hessase, hehissase, hohissase hessavhe, hehissavhe, hohissavhe
Ngôi 1 hessaṃ, hehissaṃ, hohissaṃ hessāmhe, hehissāmho, hohissāmhe

ĐIỂU KIỆN CÁCH

Parasssapada

Ngôi Số ít Số nhiều
Ngôi 3 ahuvissā ahuvissaṃsu
Ngôi 2 ahuvisse ahuvissatha
Ngôi 1 ahuvissaṃ huvissamhā

Attanopada

Ngôi Số ít Số nhiều
Ngôi 3 ahuvissatha ahuvissiṃsu
Ngôi 2 ahuvissase ahuvissavhe
Ngôi 1 ahuvissaṃ ahuvissāmhase

TỶ DỤ NHÓM 2

  1. “Mātugāmesu pana vigatacchandatāy tassā sālāya mātugāmānaṃ pattiṃnādaṃsu” Dh. A.i, 269
  2. “Saṅgharakkhita, mātugāmassa pahāraṃ dātuṃ nāsakkhi; ettha mahallakattherassa lo doso ti?” Dh. A.i, 303
  3. “Tasmā satañca asatañca; Nānā hoti ito gati: Asanto nirayaṃ yanti; Santo saggaparāyaṇā” S.i, 19
  1. “Tīhi kho, anuruddha, dhammehi samannāgato mātugāmo kāyassabhedā, paraṃ maraṇā, apāyaṃ duggatiṃ vinipātaṃ nirayaṃ uppajjati” A.i, 281.
  2. “Tena kho pana samayena rājā udeno uyyāne paricāreti saddhiṃ orodhena; assosi kho rañño udenassa orodho: amhākaṃ kira ācariyo ayyo ānando uyyānassa avidūre aññatarasmiṃ rukkhamūle nisinno ti.” V. ii, 290
  3. “Sehi dāreh” asantuṭṭho vesiyāsu padissati; Dissati paradāresu; taṃ parābhavato mukhaṃ” S.N.V. 108
  1. “No kho pana mayaṃ passāma bhoto Gotamassa yugaṃ vā nangalaṃ vā phālaṃ vā pājanaṃ vā; atha ca pana bhavaṃ Gotamo evaṃ āha” S. i. 172.
  2. “Seyyathā pi bho Gotama, nikkujjitaṃ vā ukkujjeyya, paṭicchannaṃ vā vivareyya …. evaṃ eva bhotā Gotamena anekapariyāyena dhammo pakāsito” D. I, 110
  3. “Bhoti, sace vejjaṃ ānessāmi, bhattavetanam. dātabbaṃ bhavissati.” Dh. A. I, 25.
  4. “Ye nāgarāje sahasā haranti; Dibbā dijā pakkhi visuddha – cakkhū” D. ii, 258.
  1. “Cattāro te mahārājā samantā caturo disā; Daddallamānā aṭṭhaṃsu vane kāpilavatthave” D. ii, 258.
  1. “Vuṭṭhamhi deve caturangule tiṇe; Sampupphite meghanibhamhi kānane; Nagantare viṭapisamo sayissaṃ; Tam me mudū hehiti tūlasannibhaṃ” Theg. V. 1137
  1. “Kadā ahaṃ dubbacanena vutto; Tato – nimittaṃ vimano na hessaṃ?”. Theg. V. 1100
  1. “Disvā samudayaṃ vibhavañ ca sambhavaṃ; Dāyādako hehisi aggavādino”. Theg. V. 1142
  1. “Pucchatha, bhikkhave, mā pacchā vippaṭisārino ahuvattha na mayaṃ sakkhimha bhagavantaṃ paṭipucchitun ti”. D. ii, 155
  2. “Ahuvā me sagāmeyyo; Ahuvā me pure sakhā”. S. i, 36
  1. “Ahaṃ, bhadante, ahuvāsiṃ pubbe; Sumedhanāmassa jinassa sāvako”. V. V. p. 73
  1. “Pabbajja vā hehiti, maranaṃ vā, na c’eva vāreyyaṃ”. Theg.v.465
  2. “Katapuñño si tvaṃ, ānanda, padhānaṃ anu yuñja, khippaṃ hohisi anāsavo” D. ii, 144
  3. Upako ājīvako huveyya p’āvuso ti vatvā sisaṃ okampetvā ummaggaṃ gahetvā pakkāmi”. V. m. 8.
  4. “Sāmikā yattha yatth’ eva sāni passeyyuṃ, tattha tatth’ eva sāni hareyyuṃ”. M. i, 366.
  5. “Sehi kammehi dummedho; Aggidaḍḍo ‘va tappati” . Dhp. 136

 

CHÚ GIẢI NHÓM 2

  1. (a) Vugataccgabdatāta: bởi vì chúng không ưa (phụ nữ); (b) Patti: một phần công đức
  1. Dịch: Bởi thế, sự ra đi từ cuộc đời này sự tái sinh là không giống nhau đối với người thiện và bất thiện: người bất thiện đến địa ngục, còn kẻ thiện lên thiên đàng.
  2. Dịch: Này Anuruddha, người đàn bà, thành tựu ba pháp, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào ác thú, đọa xứ, địa ngục.
  3. (a) Tena samayena: lúc bấy giờ (sở dụng cách được dùng thay vì định sở cách); (b) Orodha: đoàn hậu cung (danh từ tổng hợp); (c) Paricāreti: làm thỏa mãn các dục vọng của căn hay được hầu hạ.
  1. Không hài lòng với những người vợ của mình, được thấy ở giữa những kỷ nữ và vợ người khác, điều ấy là nguyên nhân của sa đọa.
  2. (a) Yuga: cái ách; (b): Pājana: cái gậy thúc ngựa
  1. Tôn giả Gotama, như người dựng đứng lại những gì đã bị quăng ngã, phơi bày những gì bị che kín …. Cũng vậy pháp đã được tôn giả Gotama nói lên cho con bằng nhiều phương tiện.
  1. Dija: được sinh hai lần, nghĩa là con chim (dưới hình thức cái trứng rồi chim non). Một người Bà la môn cũng được gọi là sinh hai lần, vì sự  nhập đạo của vị ấy được xem như lần sinh thứ hai.
  2. Bốn vị đại vương đứng bốn hướng trong rừng Kapilavatthu, tỏa ra những quang sắc rực rỡ.
  3. Khi trời mưa xong, khi cỏ cao bốn ngón tay, trong khu rừng như đám mây nở rộ những bông hoa, tôi sẽ nằm (trên cỏ như một thân cây giữa khe núi và cỏ đối với tôi mềm như là bông vải.
  4. (a) Toto – nimittaṃ, vì cớ ấy; (b) Vimana: bất mãn
  1. Sau khi thấy được sự tập khởi và đoạn diệt cuả những gì hiện hữu, ngươi sẽ thừa tự của bậc vô thượng đạo sư.
  2. Mā pacchā vippati sārino ahuvattha: chớ có hận về sau
  3. Sagāmeyya: thuộc cùng một khu làng.
  4. Ahuvāsiṃ: Ahosiṃ (tôi là) quá khứ
  5. Tôi sẽ xuất gia hoặc chết, chứ không kết hôn.
  6. Này A Nan, ngươi là kẻ đã làm nhiều công đức, hãy tinh cần nỗ lực, ngươi sẽ đoạn tận lậu hoặc.
  7. Upaka người du sĩ khổ hạnh sau khi lắc đầu nói “Có lẽ, thứ hiền giả đã bỏ đi, theo một con đường khác.
  8. Sāni: những đồ vật của mình.
  9. Kẻ ngu bị đốt cháy bởi những nghiệp của chính mình cũng như bị lửa đốt.

 

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.