Kinh Nghiệm Nội Quán – Phần Iii

KINH NGHIỆM NỘI QUÁN PHẦN III

Trưa Thứ 15: Nửa Chặng Đường Tiến Hoá

Lúc tọa thiền, giử cho thân yên là một hỗ trợ lớn để đạt được tâm nhất như. Là một phương pháp làm cho tâm định càng hiệu năng hơn, khi mới bắt đầu tập tỉnh tọa, cương quyết không thay đổi tư thế trong giờ thiền tọa đó. Một vài lần đầu có thể sẽ thật là khó khăn, nhưng nếu có tâm cương quyết, bạn sẽ vượt qua, bạn có thể ngồi và quán sát bất cứ việc gì xãy đến. Dù cho bạn thấy tâm bị bức rức, phản ứng, căng thẳng hay đầy những oán ghét đến cơn đau, nó vẩn có giá trị trong sự cương quyết để hoàn mãn buổi tọa thiền. Cả hai yếu tố định và cố gắng được củng cố mạnh mẻ, và sau vài giờ tọa thiền bạn sẽ thấy rằng nó trở nên dể dàng hơn để ngồi yên.

Trụ tâm lại, không kháng cự đến bất cứ một đối tượng. Như vậy thì sẽ chẵng có gì là trở lực hay chướng ngại. Mọi hoạt động tâm và thân, bên trong hay bên ngoài, đều phải đi qua tấm gương trong sáng của ý thức. Đừng móng tâm đến đối tượng hay chạy trốn nó: tâm bất động. Rồi sẽ có một sự lặng yên toàn hảo và quân bình trong sự thấy biết rỏ ràng, từng giây phút, sự đến và đi của mỗi hơi thở, của cảm giác, của suy tư, của xúc cảm, của âm thanh, của mùi vị, của những ảnh tượng trong đầu.

Nên ý thức được dòng biến chuyển vô thường. Không có gì để nắm giữ, chẵng có gì để giành giựt. Có một đoạn ở cuối quyển sách Mount Analogue minh thuyết lực biến chuyển vô thường nầy và tạo lập một thế đứng vững vàng:

Không bao giờ dừng lại trên triền núi. Dù cho nghĩ rằng bạn đã có một thế đứng vững vàng rồi, như lúc bạn chậm lại, nhỡn nhơ lấy hơi thở và nhìn ngắm bầu trời, mặt đất sẽ chài xuống từng chút một dưới sức nặng của bạn. Những hòn cuội li ti sẽ bắt đầu lăng, rất tinh tế, mà bạn không cảm giác được và một cách bất thần, đất dưới chân bắt đầu chài và bạn lao xuống như một chiếc tàu đang hạ thủy. Ngọn núi luôn tìm cơ hội để đánh đổ bạn xuống.

Không còn kịp giờ để dừng lại, kể cả chỉ là một thoáng . Mỗi giây phút cố bám níu, là ta đang bị vướng mắc, bị dẩn đi bởi khái niệm tư tưởng, phóng tâm.

Khóa thiền tập đã được nửa đoạn đường rồi; thường trong giửa khóa, bất kể là thời gian dài ngắn, tâm sẽ trải qua trạng thái buồn nản. Nó có một chút lười mỏi, xao lãng và trạo cử. Tâm bắt đầu nghĩ rằng nó đã cố gắng tích cực trong suốt thời gian, và bây giờ nó muốn được thư giản, thảnh thơi chút đỉnh.

Hãy ý thức về việc nầy. Đây là lúc để khơi động nhiệt năng hơn, không nên buông lơi. Suy nghĩ lại hai tuần qua bạn đã thành tựu được biết bao nhiêu. Hồi tưởng khi bạn mới tập lần đầu, khó khăn làm sao chỉ để ngồi yên cho một giờ. Một cái tâm đầy nhiệt năng đang phát triển, xung lực của định và chánh niệm. Sự khởi công vào đầu của khóa thiền thiết lập ra một nền tãng, vượt qua những chướng ngại thô, cái ngăn cản ta tĩnh tọa yên lặng ngay cả chỉ trong một giờ. Những khó khăn ban đầu không ít thì nhiều ta đã thành công vượt qua được. Tâm bây giờ đã bớt vọng động. Nó đã có chất lượng xuyên thấu, bắt đầu thấy tiến trình danh và sắc hoạt động như thế nào. Nội thức được trưởng thành, hoàn thiện hơn. Rất là khó để nhận thấy sự trưởng thành nầy trong ta bởi vì những thay đổi đang xãy ra hầu như là không thể cảm chứng được từng giây phút. Nhưng sự tu tập từ ngày càng tiến sâu. Đến lúc nầy, thời gian còn lại trong khóa thiền, ta có thể thúc đẩy một cách mảnh liệt hơn nửa. Nó đòi hỏi phải có một xung lực khích động lớn để tâm không bị chìm vào cơn ngủ.

Làm mới lại động lực để duy trì tâm lặng yên. Lặng yên chính là cái cho ra sức mạnh. Nó sinh ra sự trong sáng cái mà trong mọi khía cạnh của tâm đều được nhìn thấu suốt một cách rỏ ràng. Nếu mỗi lần trạo cử hay lười mỏi trổi lên, ta bắt đầu nói chuyện, đánh mất cơ hội quán chiếu. Sự lặng yên có khả năng làm ta chú tâm vào những gì đang xãy ra, từ đầu tới cuối. Mục tiêu của thiền không phải là chìm vào hỷ lạc trong một tháng. Nó là kinh nghiệm toàn diện của danh và sắc. Kinh nghiệm toàn diện tất cả những đau nhức, những cảm giác sung sướng, những lúc tập trung nhạy bén, những lúc trạo cử và chán ngán. Lặng yên cung cấp khoảng trống tĩnh mịch cái mà tất cả mọi sự vật được nhìn thấu một cách rỏ rệt. Càng nói chuyện nhiều chánh niệm càng tuộc dốc, theo luồng xoắn ốc mà đi xuống. Ta trở nên trạo cử; bắt đầu nói chuyện, tạo khó khăn hơn để tâm được định, vậy rồi ta lại càng trạo cử hơn. Khơi động chánh niệm, đánh thức năng lượng, tạo thành không gian tĩnh lặng chung quanh ta sẽ tăng cường sự hành tập. Chẵng có ai bảo đảm khi nào ta có cơ hội hành tập lại. Tại nơi đây, khung cảnh nầy tạo nhiều cơ hội đặc biệt cho ta hành tập. Đây là chổ tốt nhất để ta tìm hiểu, đào sâu, khám phá tự thân nầy ta là ai. Đừng bỏ lỡ mất cơ hội.

Một sự trợ giúp khơi động chánh niệm khác là chậm lại. Chẫm rãi từ tốn trong mọi hành động. Trọn một ngày dài, lấy những động tác thân là đối tượng hành thiền. Từ lúc thức dậy cho đến khi đi ngủ, lưu tâm mỗi việc một cách rỏ ràng, nhạy bén: mọi động tác khi tắm, khi mặc áo quần, khi ăn. Thói quen ta là khi làm, việc gì cũng đều hấp tấp, làm việc gối đầu, hướng tâm về phía trước, lúc nào cũng nhanh nhẹn tính toán những hoạt động kế tiếp mà quên đi những sinh hoạt giây phút hiện tại. Cố gắng ổn định lại trong mỗi động tác. Có gì mà phải gấp rút. Đâu có chổ nào cần phải đi. Mục tiêu trọn vẹn khi đến đây là rèn luyện phẩm chất chánh niệm đến những gì đang xãy ra từng giây phút. Đừng thúc ép hay kềm giữ. Sống ổn định tự nhiên mà không toan tính, dự đoán gì. Để cho tâm thư giản nhưng ý thức một cách bén nhạy. Tâm sẽ đi sâu vào những tầng lớp vi tế hơn. Giữ cho lặng yên và động tác từ tốn lại không những giúp cho bản thân mà còn cho mọi người chung quanh. Khi ta thấy người khác hấp tấp, phản tỉnh lại trong ta là không cần gì phải vội vã. Khi thấy người khác đang chánh niệm, tự nhắc ta nên tỉnh giác hơn. Quan tâm đến sự giúp đở lợi ích mà mình có thể đem đến cho người khác. Khóa thiền được quân bình một cách tuyệt vời; hành trì tự thân trong im lặng và tịnh mịch nhưng vẫn được ở trong không khí hổ tương của nhóm.

Tối Thứ 6: Nghiệp

Có lần Đức Phật được hỏi tại sao con người được sinh ra, giầu nghèo khác nhau; tại sao có người thân thể tráng kiện khỏe mạnh, kẻ khác tật bệnh triền miên. Tại sao có người đẹp, người xấu. Tại sao có người nhiều bạn bè thân hữu, người khác thì không? Cái gì để giải thích cho những sự khác biệt nầy trong nhân loại? Đức Phật đã trả lời rằng tất cả chúng sanh chính họ là người kế thừa, là con cháu của nghiệp quá khứ chính họ. Thực chất những hành động quá khứ, là cái nôi sinh ta ra. Đời sống đang trải qua trong hiện tại là kết quả nghiệp lực, hành động huân tập trong quá khứ.

Đức Phật tiếp tục giải thích nhân nào thì quả đó, tính chất hành động đặt thù nầy, sẽ đem lại kết quả như thế với cá nhân đó. Ngài nói rằng khi giết hại một chúng sanh khác tức là ta đang tự đoản mạng mình. Chúng sanh nào không phạm giới sát có một tuổi thọ cao. Người gây hại, tạo đau khổ trên những vật có sự sống, sẽ trãi qua kinhnghiệm khổ bệnh. Trái lại, những ai không tạo ác với một ai, sẽ thụ hưởng một sức khoẻ lành mạnh, dồi dào. Những người keo kiệt sẽ bị sống trong đói nghèo. Những chúng sanh thực hành hạnh bố thí, chia xẽ, mở rộng bàn tay, nghiệp quả sẽ là sự giầu có. Đây là định luật nhân quả. Mỗi hành động đều sản sinh ra một kết quả cố định. Những người chìm đắm trong ngôn ngữ cọc cằn, thô tục, những lời nóng giận, họ sẽ nhận lảnh một thân tướng xấu. Những ai thực tập tình thương, dịu dàng, nói năng hòa nhả, sẽ được một sắc thân tốt đẹp. Ta là người kế thừa hành động quá khứ chính ta. Những ai có thái độ không trong sạch như là tà hạnh và trộm cắp, có một kết quả là giao lưu với những người đần độn u tối, không có bạn lành, không có trí tuệ để gặp được giáo Pháp. Những người giữ giới hạnh đạo đức sẽ sống trong hoàn cảnh thuận thảo, dể chịu, có nhiều bạn lành và nhiều hỗ trợ song song với chánh đạo. Những người không quan tâm đời sống nầy là gì, chẵng bao giờ tìm hiểu tâm chính họ, không bao giờ phân tích để hiểu thấu bản chất thật sự của thiên nhiên, được sanh ra với đầu óc ngu muội, đen tối. Những người đặt câu hỏi, đào sâu, điều tra, cố tìm ra câu trả lời cho đời sống bí mật nầy, trở nên một nhà thông thái. Một lần nửa, đó là qui luật nghiệp báo ứng.

Chẵng có ai trên trời định đoạt số phận ta, đặt ta vào một vai trò riêng biệt hay một lối sống đặt thù nào. Hiểu được nghiệp luật vận hành như thế nào là ta có khả năng chuyển nghiệp. Có một con đường hai ngã, một ngã đưa đến đỉnh cao hạnh phúc, và ngã khác đưa đến u tối khổ sầu. Khi đã hiểu ra con đường, là ta có quyền để chọn lựa, con đường nào ta sẽ theo.

Nghiệp có bốn nhóm chính hành tác trong đời sống ta. Cái đầu tiên gọi là nghiệp tái tạo. Nó là động lực những hành tác ta làm cái có sức mạnh đưa đến quyết định tái sanh trong cảnh giới người, những cảnh giới thấp hơn, thú, ngạ quỉ, hay cảnh giới Phạm Thiên chẳng hạn.

Loại nghiệp kế tiếp là nghiệp trợ duyên. Nó là hành động hổ trợ cho nghiệp tái tạo. Lấy thí dụ ta có nghiệp lành tái sanh vào thế giới con người. Đó là tái sanh lành, một cảnh giới hiện hữu hạnh phúc. Trợ duyên nghiệp là những hành động lành giúp chúng sanh cảm nghiệm được hạnh phúc. Nó tăng cường nghiệp tái sanh lành và là nhân của tất cả hạnh phúc.

Nhóm thứ ba thì được gọi là nghiệp bổ đồng. Nó phá hủy đi nghiệp tái sanh. Thí dụ ta có nghiệp tốt và tái sanh lại cảnh giới người, nhưng lại trải qua nhiều cay đắng, đau khổ. Đó là báo ứng của nghiệp bổ đồng. Tái sanh lại làm người là nghiệp tốt, nhưng do bởi có một phản tác mạnh, nó tạo ra những hoàn cảnh sống không thuận lợi. Cả hai cũng có thể chuyển ngược lại. Thí dụ một con người tái sanh lại làm thú. Đó là nghiệp tái sinh xấu; một cảnh giới thấp hơn cảnh giới người. Nghiệp bổ đồng ứng hiện rằng, dù là loài thú, nhưng vẩn là sung sướng hơn; súc vật ở các nước phương Tây thì lúc nào cũng được đối xử tốt. Chó, mèo ở Hoa Kỳ sống an nhàn tiện nghi hơn rất nhiều người trên thế giới. Nghiệp lực mạnh đó phản tác và dung hòa lại nghiệp tái sanh xấu. Nó có tác dụng hai chiều.

Cái cuối cùng thì được gọi là nghiệp tiêu diệt. Nó đình trệ sự luân chuyển của các nghiệp lực khác. Giả sử như bạn bắn một mủi tên vào không gian. Mủi tên có một xung lực cố định. Và nếu không gì cản trở, nó sẽ tiếp tục cho khi hết đà rồi tự nó rơi ngược xuống. Nghiệp tiêu diệt thì như một năng lực mạnh dừng mủi tên lại giửa không gian trong lúc tên vẩn còn đà phóng, lôi nó trở ngược lại xuống đất. Có những người chết sớm do nghiệp tiêu diệt ứng báo. Nghiệp tái sanh và trợ duyên đã có thể tốt, nhưng thế nào đó, những hành động quá khứ, lực của nghiệp tiêu diệt quá mạnh, đem mủi tên đang bay trở ngược xuống đất, chấm dứt sự tác động của các nghiệp lực khác.

Trong thời Đức Phật, có câu chuyện người đàn ông diển đạt được sự báo ứng của các nghiệp nầy. Ông ta cúng dường thức ăn đến một vị đã giác ngộ La Hán. Sau khi cúng dường ông cảm thấy hối hận. Nó được kể lại rằng trong bảy đời liên tiếp ông đã là triệu phú gia, là kết quả của sự cúng dường đến vị La Hán. Nhưng bù lại đó, kết quả cũa những giây phút hối hận tạo cho người phú hộ nầy rất là sầu khổ, hoàn toàn không thụ hưởng được sự giầu sang ông có. Những nghiệp khác nhau đem đến kết quả khác nhau tùy thuộc và tình trạng thay đổi của tâm.

Nghiệp tái tạo rất quan trọng để hiểu, bởi vì nó quyết định cảnh giới nào ta sẽ đầu thai. Nó là nghiệp ứng hiện trong những giây phút cuối cuộc đời. Những giây phúc sắp lâm chung đó được gọi là tử thức, có bốn loại nghiệp tái sanh có thể xãy ra.

Đầu tiên là trọng nghiệp, cái có thể là thiện hoặc bất thiện. Trọng nghiệp “bất thiện” như được kể lại trong Kinh điển là Ngũ Nghịch Đại Tội; đả thương một vị Phật, giết hại một vị La Hán, giết hại cha, mẹ, hay phá hoại Tăng Đoàn. Bất cứ một huân tập sâu dầy nào đi trước, lấn át đi cả những huân tập khác, là quyết định đưa đến tái sanh của sự huân tập đó. Chúng phải đi đến cái quả của chúng. Trọng “Thiện” nghiệp là nếu người nào đó có tập thiền định và tiến đến trạng thái hội nhập vào các cảnh thiền sắc giới, an trụ ở trong thiền cho đến lúc mãn phần. Kết quả của nghiệp đó là tái sanh trong các cảnh giới Phạm Thiên. Nó lấy hành động nào ưu thế hơn các hành động khác làm nơi kết quả tái sanh. Một trọng nghiệp “thiện xảo” khác là kinh nghiệm được các trạng thái chứng ngộ. Nó không quyết định chính xác nơi tái sanh nhưng tiến thẳng đến các cảnh giới cao hơn. Không tái sanh trở lại cảnh giới thấp.

Cận tử nghiệp sẽ ứng hiện kế tiếp nếu không có một điều kiện trọng nghiệp nào khác tạo kết quả để tái sanh, có nghĩa là nghiệp của những hành động đã tạo ra liền tức thời trước khi chết. Nói theo cách khác, nếu trong giờ khắc sắp sửa lâm chung ta nên nhớ những gì tốt đã làm ra, hoặc ai đó nhắc nhở ta những hành động thiện, hay lúc gần chết ta làm một điều lành, đó là động lực quyết định phương hướng tái sanh. Có một sát nhân thời Đức Phật, trước khi bị đem ra ngoài hành hình, anh ta hồi tưởng được một lần trong đời đã bố thí vật thực cúng dường đến ngài Xá Lợi Phất, vị đại đệ tử của Đức Phật. Sự hồi tưởng cuối cùng đã là sự cúng dường đó. Mặc dầu anh đã phạm nhiều hành vi bất thiện, nhưng kết quả của sự hồi tưởng cuối cùng đó đã tái sanh anh lên cảnh trời. Nó cũng có thể đổi ngược lại. Không phải là nghiệp tốt hay xấu cái đã huân tập không theo chúng ta. Có là, hành động tức thời hay hồi tưởng ta có lúc cận tử, sẽ đưa ta đi đầu thai. Nó quyết định sự hiện hữu kế tiếp. Nhưng thường thì thần thức rất là yếu trong giây phút cận tử vì thế nên không thể có khả năng để chuyển hướng đi của tâm hay chủ ý nhớ lại một vài biến cố nhất định.

Nếu không có cận tử nghiệp, vậy tập nghiệp sẽ trở nên có tác dụng. Những hành động được lập lại thường trong lúc còn tại thế hiện lên trong tâm lúc cận tử. Nếu người nào đó giết hại rất nhiều, tâm tưởng giết hại đó sẽ trổi lên lúc cận tử như là kết quả nghiệp thói quen. Hay nếu ai làm nhiều hành vi thiện, từng bố thí, từng thiền định nó sẽ khiến anh ta nhớ lại một trong những hành động nầy lúc xưa hay có thể thấy hình ảnh chính anh ta đang ngồi tọa thiền. Và rồi nghiệp lực đó sẽ quyết định sự đầu thai kế tiếp.

Nếu không có trọng nghiệp, cận tử nghiệp, không có một tập nghiệp nặng nề, nghiệp thứ tư quyết định tái sanh thì gọi là tích trữ-không cố định nghiệp. Chúng ta đang theo đuổi dấu vết vô cùng tận của thiện và bất thiện và nếu không có một tập nghiệp, vậy bất cứ hành động nào ta tạo trong quá khứ có thể hiện lại trong giờ phút cuối.

Một thí dụ điển hình là một đàn bò sống trong một cái chuồng. Khi cánh cửa được mở ra mỗi buổi sáng, con nào ra trước là con mạnh nhất. Nó chỉ cần càn húc, đẩy dạt các con khác ra hai bên. Thí dụ nếu không có con nào mạnh. Con ra kế tiếp sẽ là con đứng gần cửa nhất. Nó chỉ cần bước ra. Giả sử không có con nào đặt biệt đứng gần cửa. Vậy con nào có thói quen dẩn đầu đàn, sẽ đi ra trước. Và nếu không có con nào đầu đàn đi ra trước. Vậy thì bất cứ con nào trong đàn cũng có thể ra trước được. Tác nghiệp ứng báo như vậy trong những giờ phút cuối cùng: trọng nghiệp, cận tử nghiệp, tập nghiệp, và tích trữ-không cố định nghiệp.

Có một nhân tố đưa đến nơi sáng lạng hơn, đến những cảnh giới hạnh phúc cao hơn, đó là chánh niệm. Chánh niệm đem lại kết quả thiện báo, chứng quả. Chánh niệm cũng đem lại kết quả lành trong cận tử nghiệp. Nếu chúng ta tỉnh giác một cách sáng suốt, trong giờ phúc lâm chung, tâm sẽ được quân bình và trong sạch. Chánh niệm là một tập nghiệp tốt lành. Nếu nó được trao dồi mỗi ngày và được huân tập một cách mạnh mẻ, nó sẽ xuất hiện trong giờ phúc lâm chung. Chánh niệm, loại tâm thức được đào luyện trong lúc nầy có một sức năng vô cùng mảnh liệt. Nó sẽ là một nhân tố quyết định nghiệp tái sanh nào hiện hành trong giây phút cận tử.

Hỏi: Những chúng sanh cảnh giới thấp hơn có thể tạo nghiệp không? Thí dụ một con chó có thể tạo nghiệp qua thái độ dể thương, hiền hoà hay dử tợn và luôn tấn công?

Đáp: Mọi chúng sanh đều tạo nghiệp, kể cả thú vật. Bạn có thể thấy có những con thú rất là hung bạo. Bạn cũng có thể thấy sự sợ hải, sân hận và oán ghét trong chúng nữa. Nhưng rồi cũng có những con thú thật đẹp, thật hiền. Tất cả đều tùy thuộc vào đặc tính của tâm.

Hỏi: Có một thứ nghiệp chung cho tất cả không?

Có cái được gọi là cộng nghiệp. Lấy thí dụ, bất cứ chính sách quốc gia nào đang được thi hành đều tạo ra một quốc nghiệp cố định cho quốc gia đó. Ta dự một phần nghiệp của người khác nếu ta chấp thuận hành động của họ. Nếu ta đồng ý một việc gì người khác đang làm, vì vậy có một luồng nghiệp lực chung được khởi xướng. Bạn có thể thấy cộng nghiệp là việc như thế nào trong thời gian chiến tranh. Khi có người thừa nhận nó, vì thế mà chịu chung số phận cộng nghiệp đó. Người khác không chấp nhận chiến tranh; họ không bị ảnh hưởng vì cộng nghiệp. Tôi có người bạn bên Ấn Độ đến từ Hòa Lan. Anh diển tả gia đình mình trong chiến tranh thế giới thứ hai. Anh nói làm thế nào đó mà họ vẩn luôn có đủ thực phẩm. Mặc dù cả một quốc gia thì đang trong tình trạng đói kém, nhưng có ít người rải rát đây đó, cũng nằm trong tình trạnh khổ, nhưng không quá tồi tệ vậyBạn thấy cộng nghiệp ứng hiện trong con người, nếu ai chấp nhận hành vi bất thiện của một quốc gia, một nhóm người, người đó sẽ bị ảnh hưởng chung về cộng quả đó, ngược lại, nếu không chấp nhận, tất nhiên sẽ không bị ảnh hưởng chung vì cộng quả đó; thừa nhận hành động và đường lối chính sách hay không là do huân tập thiện nghiệp và sáng suốt trong mỗi cá nhân.

Hỏi: Đôi lúc, cách xử dụng ngôn từ và thí dụ của ông làm tôi bối rối.

Hảy bỏ qua những thí dụ. Đi thẳng đến cảm nhận chánh niệm là ý nghĩa gì. Khi một tư tưởng trong tâm hiện diện, có hai cách để hiểu: tư tưởng có thể đến và bạn hoàn toàn bị lôi cuốn với nó, mà không hay biết rằng mình đang suy nghĩ, hay chánh niệm có thể hiện diện và có ý thức rằng mình đang suy nghĩ. Có chánh niệm, trong sự chú tâm đến tư tưởng và những đối tượng khác, tự nhiên, mọi hiện tượng đến rồi sẽ đi, được mục kiến một cách rỏ ràng và tâm an trụ trong quân bình phía sau các đối tượng đó.

Với mọi ngôn từ được xử dụng có người sẽ lảnh hội được và có người không: việc đó không thành vấn đề. Lấy những từ ngữ, phương tiện khái niệm nào làm sáng tỏ sự việc tu tập của bạn; những cái còn lại hảy vất bỏ nó đi. Kinh nghiệm thực tiển những gì đang xãy ra thì mới quan trọng, không phải tin hay chấp nhận những gì được nói ra. Mọi hiểu biết thấu đáo đến từ cái tâm yên lặng, chớ không phải đến từ một bàn luận, bình phẩm cái gì đang xãy ra.

Hỏi: Hay! Nó là lớp kem đường trên mặt bánh làm nên sự hấp dẩn để ăn cái bánh.

Xử dụng bất kỳ mầu sắc kem đường nào cảm thấy lôi cuốn bạn. Và rồi ăn cái bánh đó! Câu chuyện nầy có thể hữu ích:

Có một giáo sư làm một cuộc hải trình bằng một chiếc thuyền nhỏ và một buổi tối ông đi đến người thủy thủ già và nói, “Nầy ông già, ông biết gì về hải dương học?” Người thủy thủ già đã không biết gì kể cả ý nghĩa từ ngữ đó. Vị giáo sư nói, “ông đã lãng phí một phần tư cuộc đời! Ông tại đây, gương buồm đi trên biển, và không biết một chúc gì về hải dương học.” Tối hôm sau, người giáo sư lại đến ông lão thủy thủ và nói, “nầy ông già, ông có biết gì về khí tượng học?” Một lần nửa, lão thủy thủ già chưa từng nghe chữ đó bao giờ. “Khoa học khí tượng thời tiết.” “— tôi không biết chút gì về cái đó.” “—! ông đã lãng phí đi nửa cuộc đời.” Buổi tối kế tiếp, vị giáo sư lại đến lão ta lần nữa, “Ông biết gì về thiên văn học?” “Chẵng biết gì.” “Ông đang ở đây, đi trên biển, và ông cần các ngôi sao để định hướng cầm lái, và ông không biết tí gì về thiên văn học cả. Ông đã lãng phí ba phần tư cuộc đời rồi.” Tối kế tiếp lão thủy thủ già hối hả chạy đến vị giáo sư và nói, “Giáo sư, ông có biết gì về bơi lội không?” Người giáo sư trả lời, “— không, tôi chưa từng học qua bơi lội.” “—! tiếc quá, chiếc thuyền đang bị chìm, ông đã lãng phí cả cuộc đời ông rồi!”

Lúc nầy, biết bơi lội mới thật là quan trọng.

Trưa Thứ 17: Hướng Dẫn Tâm Thư Thả, Tâm Chìm Đắm

Khi thân có một chổ nào đau, ta thường thì có khuynh hướng căng thẳng toàn thân như là một phản ứng. Thỉng thoảng ta nên thư giãn toàn thân, từng phần trong cơ thể, buông xã tất cả những bực bội chất chứa cái có thể tụ hội lại như là một phản ứng vi tế đến những cảm thọ khó chịu. Rồi nó trở nên dể dàng hơn để ngồi lại quan sát dòng tương chuyển.

Đặc ra cho mình một cương quyết khi bạn ngồi thiền, quyết tâm không thay đổi tư thế, trải qua một giờ hoàn toàn không di động. Cương quyết nầy tăng trưởng sức mạnh tâm trong nhiều lối. Cố gắng và nghị lực trở nên mạnh mẻ, và thân an ổn tăng sức mạnh cho định và chánh niệm. Nói chung, cơ thể ta phản ứng đến mỗi khó chịu nhỏ nhặt hay những cảm giác không thoải mái trong thân bằng cách chuyển động thay đổi tư thế. Ta thường hay mất chánh niệm toàn vẹn biến trình đó: cảm thấy hơi khó chịu, và rồi chuyển thân một chút. Bằng cách quyết tâm không di động trong một giờ khi tọa thiền, ta trở nên ý thức mọi biến chuyển, động tác khó chịu và những điều kiện phản ứng đến chúng. Thời gian cương quyết có thể tăng thêm lên. Nếu bạn cảm thấy dể chịu với chúng, bạn có thể giải quyết vấn đề đó trong mỗi lúc tọa thiền.

Như định được tăng trưởng, thỉng thoảng tâm có thể đi vào trạng thái mơ màng. Cái nầy được gọi là tâm chìm đắm. Bạn có thể ngồi rất lâu trong trạng thái đó. Hảy tỉnh giác, đừng để chánh niệm ra khỏi trọng tâm. Khi bạn thấy mình đang đi vào tình huống đó, cố dụng công làm chánh niệm nhạy bén hơn để ý thức rỏ ràng những gì xãy ra trong lúc đó. Theo cách đó nhân tố trí tuệ được tăng trưởng, kinh nghiệm trực tiếp sự xuất hiện và biến đi của tư tưởng, của xúc thọ, của hơi thở, của những trạng thái của tâm. Đừng để tâm rơi vào tình trạng chìm đắm. Đó có thể xãy ra khi ta tọa thiền quá lâu. Hảy thận trọng. Đây là trí tuệ căn bản. Trụ ở nơi ý thức rỏ ràng.

Tối Thứ 18: Trong Sạch Và Hạnh Phúc

Có một câu chuyện của Mark Twaine về người đàn ông chết lên thiên đàng. Khi đến, anh ta được cấp cho một đôi cánh và cây đàn Hạc cầm, trong vài ngày đầu, anh ta dùng đôi cánh để di chuyển đây đó, và cố gảy dây Hạc cầm để phát ra tiết tấu nhạc trời. Thật ra, cả hai thứ đều làm anh ta bực mình vì quá khó xử dụng. Thật ra trên thiên đàng chẵng ai cần đôi cánh để bay cả; và bằng một cách đơn giản là chỉ tác ý muốn nghe nhạc trời, những Nhạc Tiên sẽ xuất hiện và bắt đầu hòa tấu. Cho nên anh ta bỏ đôi cánh, hạc cầm, và bắt đầu hưởng thụ.

Một cách tương tự, đôi khi ta giới hạn chính bản thân bởi những định kiến về trong sạch và hạnh phúc. Ta trỉu nặng với đôi cánh không cần thiết, vai oằn cây hạc cầm và suy nghĩ hạnh phúc là phải được bao gồm những gì cố định hay hành xử theo một thể thức riêng biệt. Khi ta khoác bỏ qua một bên những cái nhìn hạn cuộc đó, nó có thể mở ra một kinh nghiệm hạnh phúc thực tiễn sâu thẳm hơn.

Có rất nhiều loại hạnh phúc và mỗi loại được thể hiện bằng mức độ thanh lọc tâm trong sạch. Cảm giác khoái lạc là trạng thái hạnh phúc thứ nhất, có thể thụ hưỡng được như: thấy cảnh đẹp, nghe âm điệu bùi tai, trãi qua vị ngon, mùi thơm, cảm giác sung sướng trong thân. Là một nhân sinh ta có nhiều giây phút cảm thọ vui sướng nầy mặc dù chúng chỉ là thoáng qua thôi, tuy nhiên chúng vẫn tạo ra trạng thái nhẹ nhàng hạnh phúc trong ta.

Một dục cảm hạnh phúc cao hơn đã được diển đạt trong vũ trụ, các cảnh giới trời nơi mà tất cả đều tuyệt đẹp và thú vị. Những chúng sanh ở đó tự phát quang, không bị hành hạ đau đớn xác thân, và đùa giởn trong những cánh rừng hoan lạc ngất ngây mùi hoa thơm cỏ lạ, mãn nguyện mọi thứ mong muốn. Có những lâu đài được xây bằng ngọc quí, những tiên nhạc, các nử thần và kể cả những đạo sĩ trời. Được kể lại là Bồ-Tát Di lạc, vị Phật tương lai, hiện giờ đang ở một trong những cảnh trời đó, truyền giảng đạo pháp cho nhiều chúng sanh trên đó. Hạnh phúc cảnh trời được xếp vào một hạng cao.

Con đường đi đến cảm giác hạnh phúc nầy là qua sự thanh lọc hành động, tầng lớp thứ nhất trong sự thanh lọc. Hành động trong sạch có nghĩa là thực tập hạnh bố thí, giữ Ngủ giới, kiểm soát tham, sân, si. Cách thanh lọc hành động thân nầy đưa chúng sanh đó thụ hưởng những cảm dục hạnh phúc ở trong cảnh giới người và, như được kể lại, cũng được nằm trong cảnh giới trời.

Lại có một hạnh phúc cao hơn những hạnh phúc các tầng trời. Đó là trạng thái hỷ lạc thiền định. Một cái tâm định đã phát triển mạnh, an trụ vào một điểm trên đối tượng thụ hưởng cảm giác ngây ngất, bỏ xa các hạnh phúc vật chất ngắn ngủi trên thế gian. Đó là một cái tâm đã rời xa những đối tượng dục cảm và hoàn toàn thiền định thể nhập vào đối tượng ( ly dục diệu hỷ). Không như cảm thọ hạnh phúc vật chất trong cảnh giới người, đến rồi đi một cách mau chóng, trạng thái hỷ lạc các tầng thiền định nầy kéo dài lâu hơn.

Có vài trạng thái tâm có thể được phát triển qua sức mạnh thiền định cái được gọi là “an trú trong Phạm Thiên,” hay “nhập lưu Thiên.” Chúng được gọi như thế bởi vì chúng là phẩm chất cũa những chúng sanh cảnh trời Phạm thiên; cảnh giới cao nhất trong các tầng trời mà ta có thể chứng nghiệm được.

Tầng thứ nhất của Nhập Lưu Thiên là tâm từ rộng khắp. Không chỉ thương yêu đặc biệt một cá nhân nào vì có sự liên hệ hay sở hữu; hơn vậy, tình thương tỏa ra từ trong tâm mong muốn mọi chúng sanh hạnh phúc và an lạc. Cái tâm đã đến được tầng thiền định nầy thì có thể tỏa lòng từ vô giới hạn đến mười phương chúng sanh.

Phẩm chất thứ hai là tâm bi. Ta có lòng bi mẫn, cảm thương cho nỗi sầu khổ, cơ cực, đau đớn của chúng sanh.

Thứ ba là phẩm chất tâm hỷ, nghĩa là chia sẽ và vui mừng trong hạnh phúc của người khác; ta sung sướng khi thấy họ hạnh phúc. Trái ngược với tâm thức bình thường của ganh tỵ, tranh đua. Cái tâm hoan hỷ trong hạnh phúc của người thì rất là nhẹ nhàng, tỏa sáng.

Phẩm chất cuối cùng là tâm xã: tâm hoàn toàn quân bình không bị lay động, xáo trộn bởi sự thăng trầm, lên xuống bất thường, hạnh phúc hay đay khổ. Một cái tâm được hài hòa thăng bằng. Hạnh phúc của từ bi vô lượng, hỷ xã vô biên. Ta bắt đầu chứng nghiệm được sự an vui của tâm xả khi tâm càng trở nên an trụ. Trong lúc thanh lọc hạnh kiểm có liên quan đến hành động, thì thanh lọc tâm lại có liên quan đến năng lực thiền định.

Có một hạnh phúc sung sướng hơn cả cảnh trời thiền định Phạm Thiên. Đây là hạnh phúc Minh Sát, hay hạnh phúc nội quán. Cái tâm thấy biết rỏ ràng, thâm nhập thấu suốt vào trong bản chất của vạn hữu, kinh nghiệm được hiện tượng thành trụ hoại diệt một cách rỏ rệt. Hạnh phúc thiền tuệ thì cao cả hơn nhiều so với những hạnh phúc khác bởi vì trong cái nhìn trong sáng không phân biệt đó có được một hương vị giải thoát. Nó không chỉ chìm vào trong dục cảm say mê nhất thời, cũng không phải trạng thái nhập định để an hưởng hỷ lạc. Nó là hạnh phúc của sự nhận biết rỏ ràng nơi cái tâm trở nên trong sáng, và thức soi chiếu tỏa rạng khắp nơi . Nó giống như đánh bóng một cái ly thủy tinh cho đến khi nó trở thành trong trẻo và lóng lánh. Qua sự hành tập của tỉnh thức, của nội quán, tâm có thể đạt được sự trong sáng tỏa khắp đó, và hưởng được cảm giác hạnh phúc vô ngần đến từ thiền tuệ.

Có một tầng lớp thanh lọc, được gọi là thanh lọc quan kiến , có thể là nhân tố phát sinh ra nội quán hạnh phúc. Thanh lọc quan kiến có nghĩa là giải thoát từ quan điểm, khái niệm về cái tôi. Toàn vẹn phơi bày trong ta chỉ là một biểu trình danh sắc biến dạng một cách liên tiếp không dừng nghỉ. Đức Phật đã có lần cho một thời pháp ngắn được gọi là “toàn vẹn.” Thời pháp được gọi như thế vì Ngài giảng mọi thứ tại thế gian được bao gồm trong sáu tiểu đoạn.

“Nhãn căn và sắc trần; nhỉ căn và âm thanh; căn mủi và mùi vị; căn lưởi và vị giác; căn thân và xúc chạm cảm thọ; tâm và đối tượng tâm.”

Đây là toàn vẹn; không gì tách rời ra ngoài các căn đó. Đức Phật thường nhận xét toàn thế giới xuất hiện như thế nào bằng cách khám phá trong phạm vi xác thân nầy. Hiểu được những đối tượng nầy và nền tãng cảm quan của chúng là hiểu được sáu thức với những đối tượng tương ứng của chúng đang liên tục sinh diệt, và cái tổng thể ý thức của sáu giác quan đó. Vạn vật trên thế gian bao gồm trong một chuỗi biến chuyển chớp nhoáng trong cái nghe, ngửi, nếm, xúc chạm, và cảm nhận các đối tượng khác nhau trong tâm. Sáu đối tượng, sáu căn, sinh ra sáu thức: cái chúng ta là gì là sự chuyển biến vô hạn định nầy. Chẵng có ai đàng sau để nói nó đang xãy với ai. Không có một thực thể trụ vào để có thể nói “đây là tôi,” bởi vì căn, trần, hợp lại thành thức, trổi dậy và biến mất trong từng khoảnh khắc.

Giáo lý Đức Phật đã bày tỏ rỏ ràng: “cái gì đang thấy, chỉ nên thuần thấy thôi; cái gì đang nghe, chỉ nên thuần nghe thôi; cái gì cảm giác được( mùi, vị, xúc chạm), chỉ nên thuần cảm giác thôi; cái gì trong tư tưởng, chỉ nên thuần là tư tưởng thôi.” Không có gì tách rời ra đó, chỉ thuần xãy ra mà không có một bản ngã.

Thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc thọ, đối tượng thức. Toàn thể hiện hữu của chúng ta là sáu biến trình không ngừng nghĩ của các căn nầy. Ta đặt vô số tên cho chúng. Có quá nhiều khái niệm diển đạt kinh nghiệm chúng ta. Nhưng mắt thật ra chỉ thấy mầu sắc và hình thể; nó không thấy gì là tên tuổi. Căn tai là nghe âm thanh. Ta đặt nhiều tên cho những âm thanh khác biệt, nhưng cái thật sự đang xãy ra là sự rung động âm vận trong không gian giao tính với căn tai cái tạo ra nhỉ thức trổi lên. Sự liên hệ nhân quả thật là đơn giản. Chẵng có ai ở trong nhà. Dòng biến chuyển quá chớp nhoáng tạo thành một ảo giác là nó đang xãy ra đến “ai” đó. Khi tâm được yên lặng, ta bắt đầu kinh nghiệm sự thanh lọc quan kiến trong cái toàn diện hiện hữu để được thấy một biến trình liên tiếp của đối tượng và sự nhận diện, ta thoát khỏi khái niệm về bản ngã. Và nhờ sự thanh lọc được tiến sâu hơn, ta hội nhập với dòng tương tức thay vì cố gắng bám víu vào chúng. Thanh lọc quan kiến là sự hiểu biết trong sáng cái nhìn sự vật như chúng đang là, cái nhìn bắt đầu thay đổi. Nó là hương vị hạnh phúc đầu tiên trong chứng ngộ.

Hiểu biết vạn vật đang xãy ra như thế nào đưa ta vào cánh cửa hạnh phúc cao thượng nhất: hạnh phúc niết bàn, sự giải thoát. Nó là bình an, ngơi nghĩ, tỉnh lặng, vượt quá khỏi biến trình danh sắc nầy. Và vẻ đẹp vô ngần của Phật Pháp là tất cả những trạng thái hạnh phúc đều đến với ta khi ta tự mình dấn thân vào Phật Pháp để đi đến giải thoát tối thượng.

Hỏi: Ông diển tả thế nào về hạnh phúc Niết bàn?

Đáp: Có ba trạng thái hạnh phúc niết bàn được chứng nghiệm. Những cái nầy có thể được xem như ba khía cạnh hỷ lạc khác nhau đến từ sự chấm dứt phiền não, hoàn toàn ngưng bặt khổ đau.

Lúc chúng tôi còn ở bên Ấn Độ chúng tôi sống trên một đỉnh núi, và có một cái chợ tạp hóa, khu vực đi chợ cách khoảng nửa giờ đồng xuống núi, đường xuống núi đổ dốc khá nhiều. Hàng hóa đa số được mang sau lưng. Có một số người đàn bà Tây Tạng già cả khuâng những cây gổ làm cột nhà thật lớn đi ngược lên dốc. Họ lê từng bước, oằn đôi người xuống, mang những cây gổ to tướng đó trên lưng đi ngược đường lên núi. Thử tưởng tượng cảm giác nhẹ nhàng khi họ tiến đến đỉnh và quăng những vật đó xuống. Một cảm giác hoan hỷ khôn tả khi giải tỏa được một gánh nặng trên lưng.

Niềm vui của niết bàn là thoát được gánh nặng khổ đau. Nó là trạng thái hạnh phúc cao nhất. Bằng cách có một ý niệm rỏ ràng cái gì được bao hàm trên con đường tu tập và kinh nghiệm chứng ngộ gì cần phải trải qua, có thể nó rất hữu ích để làm sáng tỏ những cảnh giới hạnh phúc niết bàn và chức năng của đó.

Đầu tiên là điểm cao nhất hạnh phúc của Minh sát, của trí tuệ, của sự hay thấy rỏ ràng, được gọi là con đường tỉnh giác ý thức; ánh chớp đầu tiên của niết bàn, kinh nghiệm đầu tiên. Đường lối tỉnh ngộ nầy có chức năng bật gốc rể những tâm bất thiện như sấm sét phá tan được màng đêm. Nó không phải là đè nén những tâm bất thiện xãy ra như lúc nhập vào thiền định, nhưng hoàn toàn nhổ tận gốc rể, tẩy trừ trọn vẹn những câu thúc trong tâm. Khi ánh chớp chứng ngộ đầu tiên nhóa lên, ba phần mười những câu thúc trói buộc ta trong cảnh giới ta bà nầy được tiêu trừ đi. Chúng là nghi hoặc, câu nệ vào nghi thức ( như là phương pháp để đi đến giác ngộ), và tin vào cái tôi. Những cái nầy sẽ được bứng tận gốc những nhân tố bất thiện từ luồn tâm thức bằng đường lối bất thần trực ngộ cái biết được niết bàn như là đối tượng.

liền sau đó hạnh phúc niết bàn thứ hai đến được gọi là thức quả. Người đó kinh nghiệm được giây phút đạo quả, và cũng với đối tượng là niết bàn. Trong trạng thái đắc quả nầy, không còn gì cần để nhổ tận gốc nửa; cái nầy đã được xãy ra trong phút giây chứng đắc đầu tiên. Trạng thái đắc quả nầy là kinh nghiệm niết bàn bình an. Những ai phát triển tâm an trụ một điểm vững vàng cũng có thể vào trong trạng thái chứng quả tương tự nầy nếu như mình muốn. Họ ngồi xuống và nhập định vào trạng thái nầy nửa giờ, một giờ, hoặc hai, ba ngày. Được kể lại rằng con người có thể an trú trong đó đến bẩy ngày. Bất động, trầm tỉnh, giải tỏa căng thẳng, tự tại. Rồi người đó xuất định ra khỏi trạng thái thức quả đó và, nhưng vì vẩn còn tâm ô nhiểm ngấm ngầm trong tiềm thức, một lần nửa, người đó phải tiếp tục đi trên con đường Minh sát. Như chúng ta đang làm bây giờ, tiếp tục hành tập không dừng nghĩ. Bạn thấy sự trổi dậy và biến đi của hiện tượng, bạn đi qua mọi trạng thái. Bạn kinh nghiệm được thức quả, cái tẩy trừ tâm ô nhiểm xa hơn. Có đến bốn lần chứng ngộ bất thần, từng cái một, loại đi những thằng thúc cái giới hạn ta lẫn quẫn trong bánh xe khổ.

Trạng thái niết bàn cao nhất thì được gọi là Đại Niết Bàn: trạng thái khi một chúng sanh chứng ngộ tròn đầy xả bỏ xác thân nầy. Không còn tái sanh trở lại, Không còn nhân kíck động nửa, không còn lực thúc đẩy để đi đầu thai. Nó giống như là ngọn lửa dử dội đã tắt ngấm đi, không còn nửa, lửa không còn là trạng thái bình an, tỉnh lặng và điềm nhiên. Trạng thái hạnh phúc cao nhất. Có khi con người lo lắng về cuộc đời ngắn ngủi, họ muốn thụ hưởng thêm một cuốn phim hay, thêm một cảm giác khoái lạc nửa, hay tiêu pha chút thời gian trong hạnh phúc than tiên. Nếu bạn nhắm vào hạnh phúc cao tột nhất, tất cả trạng thái hạnh phúc kia sẽ đến.

Hỏi: Nó có thể sau khi sanh ra làm người lại tái sanh trong cảnh giới thú không? Có thể mình trở lại cảnh người?

Lý do tại sao tái sanh làm con người thật là quí hiếm là một khi chúng sanh đó sanh trong cảnh giới thấp hơn được nói rằng thật là khó để trở lại cảnh giới cao hơn. Không phải là không được nhưng rất lâu. Đức Phật cho một thí dụ nói về thời gian rất lâu nầy. Có một con rùa mù sống dưới đáy biển. Trên mặt biển có một bọng cây trôi nổi theo cơn sóng dập dìu, gió thổi ngược xuôi. Con rùa mù trồi lên mặt nước một trăm năm một lần. Cơ hội con rùa mù đó nổi lên tròng đầu nó vào bọng cây thì nhiều hơn cơ hội được tái sanh làm người từ những cảnh giới thấp. Vậy nên tại sao đời người hiện tại thật là quí hiếm và đừng nên lãng phí.

Hỏi: Tôi thật khó hiểu làm sao ta biết những gì xãy ra trước và sau khi chết.

Có hai cách để hiểu được sự việc nầy. Cách tương tợ tốt nhất ta có thể nhận ra là hiểu được biến trình làm việc từng phút giây kế tiếp. Sinh ra và diệt đi xãy ra liền tức thời trong mỗi mỗi, thức xuất hiện và tan biến đi thế nào. Thức mới vừa đi qua là đã chết. Chẵng có gì tồn tại của thức đó để đưa sang một thức kế tiếp. Qua kinh nghiệm nội quán, qua thiền, ta có thể cảm nhận được từng phút giây sinh diệt; cái nầy đưa đến một trực giác hiểu biết thức sinh diệt đang xãy ra một cách giống như vậy. Nó cũng có thể, qua sự phát triển các tầng thiền định sâu, đạt được nhiều thần thông. Nhiều chúng sanh nhiều trường phái tôn giáo khác nhau đạt được năng lực nầy, và người có khả năng không những thấy được các cảnh giới mà con thấy chúng sanh chết đi rồi tái sanh. Có những người đắc được thần nhản nầy. Thầy tôi, trong khi nói về việc nầy, thường đi sâu vào giải thích các cảnh giới trời và tất cả những khả năng thần thông, nhưng rồi luôn luôn chấm dứt bằng câu nói, “các anh không cần phải tin. Nó là như vậy, nhưng không cần phải tin.” Không nên chấp nhận tin tưởng nào trong việc phát triển nội thức vào trong ta là ai. Trí tuệ đến chỉ đơn giản bằng cách ý thức xuyên thấu chính xác, tự do trong tất cả mọi niềm tin và khái niệm.

Trưa Thứ 19: Niềm Tin

Một trong những lực của Ngũ lực (tín, tấn, niệm, định, huệ) hổ trợ mạnh mẻ trên đường tu là niềm tin. Khi ta có niềm tin vào những việc ta làm, tất cả những hồ nghi rầy rà cái lúc nào cũng chực chờ hủy diệt sự tin tấn của ta trở nên không có tác dụng.

Có nhiều niềm tin khác nhau. Hạng thấp kém nhất là tin tưởng vào người nào, đơn giản chỉ vì có lợi cho ta. Ta có cảm giác dể chịu, vì vậy ta đặt niềm tin vào người đó hay vật gì. Sự thành tín đó đưa ta đến sự tin tưởng mù quán. Hạng khá hơn là khi ta kinh nghiệm và cảm kích một vài phẩm chất nhất định nào đó ở một người thí dụ như trí tuệ và từ bi. Lòng tin nầy có tác dụng hỗ trợ bởi vì sự cảm kích nầy xuất phát từ nhận thức được bản chất thiện của tâm, động viên ta triển khai đặc tính tốt đẹp đó.

Cũng có một niềm tin đến từ chính kinh nghiệm bản thân, nếm được sự thật tối hậu. Khi chúng ta bắt đầu có kinh nghiệm sâu sắc hơn về bản chất vô thường tạm bợ trong thân tâm nầy, ta có một niềm vui rất lớn và tin tưởng vào Phật Pháp. Nó không phải dựa trên cảm giác mù quán, cũng không phải là cảm kích một cái gì tốt, nổi tiếng, mà là đến từ trí tuệ nội quán vào trong bản thể của thiên nhiên. Đây là tâm thành tín cao nhất đến từ kinh nghiệm chứng ngộ. Bằng cách thâm nhập vào tòa báu Như Lai, sự thật tối hậu, niềm tin không còn bị lay chuyển nửa.

Lúc Đức Phật sắp sửa nhập niết bàn, Ngài Anan hỏi ai sẽ là người thầy dẩn đường sau khi Đức Phật nhập diệt. Đức Phật trả lời đến các đệ tử rằng: ” Hãy là ngọn đèn tự thân, là một ốc đảo tự thân. Không cần phải an trú vào một cái gì khác ngoài tự thân. Giữ vững ngọn đèn chánh pháp. Nương vào cái thật chơn mà an trú. Không cần an trú vào ai khác ngoài tự thân. Những cái đó, nầy Anan, những ai bây giờ hoặc về sau, sau khi ta nhập diệt, mỗi người sẽ tự là một ngọn đèn, không an trú vào những gì ngoài tự thân, giữ vững chánh pháp như là ngọn đèn, chánh pháp là nơi an trú, không cần an trú vào ai khác ngoài tự thân, đó là những người sẽ tiến đến đỉnh cao nhất.”

Tối Thứ 21: Duyên Hợp

Vì muốn vén bức màn bí ẩn của sanh lão bệnh tử, cho nên các Đức Phật thị hiện ra đời. Không có một cảnh giới nào thật có nếu bản chất hiện hữu chưa được tâm tiền định ( nếu có định kiến mọi vật có, tất cả đều có), và sự chứng ngộ của Đức Phật không ngoài mục đích thấu suốt tất cả nguồn cơn. Có thể phần vi diệu nhất trong giáo lý Đức Phật là giải thích về sự xoay chuyển không dứt của bánh xe luân hồi. Trí tuệ nội quán soi thấu vào các mắc xích ràng buột thì được vắn tắt trong cái gọi là tính duyên khởi, hay duyên hợp.

Có mười hai nhân duyên trong lý duyên khởi. Hai móc xích đầu có liên quan đến nguyên nhân quá khứ đưa đến tình trạng hiện tại, quả, trong đời nầy. Móc xích đầu tiên là vô minh. Vô minh có nghĩa là không biết được bản chất thực tế, không hiểu giáo pháp, màng vô minh che lấp đi bốn Đế thâm diệu. Bởi vì ta không sáng suốt nhận chân, không thấy ra được thực tướng của khổ, những nguyên nhân tạo ra và phương pháp giải thoát, cho nên lực của vô minh đó hoạch định cho xích mắc kế tiếp: hành, tác động ý chí của thân khẩu ý được thúc đẫy hành xử bởi các tầng lớp tâm thức thiện, bất thiện. Hành bị điều kiện hóa từ vô minh; vì ta không hiểu được sự thật, ta bị lôi cuốn vào quá nhiều tác nghiệp. Nghiệp lực của những hành động nầy qui định cho mắc xích thứ ba.

Thức; đó là, giây phút đầu tiên ý thức sự sống trên đời cho một kiếp sống chúng sanh. Do vô minh điều kiện hoá thúc đẩy hành động nghiệp lực trong đời quá khứ, khái niệm thức muốn đầu thai trổi dậy. Tác ý thì như một nhân giống; thức đầu thai thì như một cái chồi, nẩy mầm từ hạt giống đó. Nhân và quả hoạch định mối quan hệ. Bởi vì vô minh nên có mọi thứ hành động, đủ loại tác động nghiệp chướng. Và vì tác động nghiệp chướng đó ý tưởng đầu thai trổi lên, sự bắt đầu của một đời sống bây giờ. Và vì ý thức đầu tiên trong cuộc sống , toàn vẹn hiện tượng thân-tâm xuất hiện, tất cả những nhân tố vật lý và nhân tố tâm thức. Và vì hiện tượng thân-tâm xuất hiện, những phạm vi cảm quan bắt đầu phát triển. Đây là lúc phôi thai được hình thành, trước khi được sinh ra.

Khái niệm thức muốn tái sinh ngay lúc đó là điều kiện cho hiện tượng thân-tâm xuất hiện. Từ đó sinh ra phạm trù giác sáu giác quan, năm cảm quan vật thể và tâm thức, cái luân phiên nhau qui định cho xúc nổi lên, sự tiếp xúc giữa các cơ quan xúc giác và những đối tượng thích hợp trong phạm trù của nó: mắt thấy mầu sắc, lổ tai nghe âm thanh, mủi ngửi mùi, lưởi nếm vị, thân xúc chạm, tâm đối với tư tưởng, ý niệm. Xúc bao gồm căn trần đến cùng nhau của một đối tượng qua cửa giác quan phù hợp của nó làm phát sanh thức thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm, và ý tưởng. Do điều kiện các giác quan (căn) tiếp xúc với các đối tượng (trần), xúc trở nên hiện hữu. Vì có xúc chạm giửa sáu căn và sáu trần, nên sinh ra cảm thọ. Thọ cảm có nghĩa là tính chất khó chịu (thọ khổ), dể chịu (thọ lạc), hoặc trung tính (thọ vô ký) được bao gồm mỗi giây phút trong thức, trong mỗi lúc cảm thọ. Bất luận là nó tiếp xúc qua năm cơ quan giác căn hay qua tâm, cảm thọ luôn luôn có mặt, cho nên được gọi là nhân tố tâm phổ quát. Do bị điều kiện hóa bởi xúc, thọ cảm khởi sinh; đó là, tính chất thọ khổ, thọ lạc hay thọ vô ký.

Do bởi thọ cảm mà phát sinh ra ái. Ái có nghĩa là khao khát, thèm muốn một đối tượng. Ta khao khát cái gì? Ta thích nhìn cảnh đẹp, âm thanh dể nghe, mùi vị ngon miệng, Cảm giác xúc chạm lân lân và mọi tưởng tượng, hay ta muốn gạc đi những đối tượng không vừa ý. Ái dục nổi lên là do bởi cảm thọ. Ta bắt đầu ao ước sau đó, hay chỉ muốn tránh né sáu đối tượng riêng biệt nầy trong thế gian. Xúc làm điều kiện cho ái. Ái dục đưa đến chấp thủ. Bởi vì ta khao khát những đối tượng cho sáu giác quan, bao gồm cả tâm, ta nắm bắt, ta cập nhật nó vào tâm, và trở thành dính mắc. Chấp thủ hình thành là do điều kiện tham ái đưa đến.

Từ nơi chấp thủ, một lần nửa, ta kết duyên với nghiệp, lập lại các hành động trong đời quá khứ, tạo ra ý muốn tái sanh trong đời nầy. Thọ làm điều kiện phát sanh ra ái, ái đưa đến chấp thủ, ở nơi thủ xãy ra tình trạng luôn luôn có tác ý muốn trở thành, tạo nên luồn nghiệp lực, là nhân giống cho thức tái sanh trong đời kế tiếp. Do bởi những hành động nghiệp xuất phát từ thủ nầy, một lần nửa lại có tái sanh.

Vì có tái sanh, cho nên có bệnh, có sầu khổ. Có tàn lụn cho nên thân đau đớn, nảo sầu phiền lụy, và cuối cùng là chết. Và như thế bánh xe luân hồi cứ quay mãi, một chuổi liên kết nhân quả mà không có ai ở đàng sau.

Vấn đề của Đức Phật, và vấn đề của tất cả chúng ta, là tìm lối thoát ra khỏi vòng sinh tử luân hồi nầy. Được thuật lại rằng đêm Đức Phật chứng ngộ Ngài quán chiếu lý duyên khởi, tìm mấu chốt để tháo gở. Tại sao có già, bệnh, tử? Là do bởi có sanh. Tại sao có sanh? Là do thức tái sanh, hành động muốn trở thành, tất cả những ý chí hoạt động bị thúc đẩy bởi tham sân si. Tại sao ta bị lôi cuốn vào các tính năng hoạt động nầy? Là do chấp thủ. Tại sao có chấp thủ? Vì tham ái trong tâm. Tại sao có tham ái? Do thọ cảm, tính chất thích và không thích trổi lên. Tại sao có thọ cảm? Bởi có sự tiếp xúc. Tại sao có xúc? Do các căn giác quan và toàn thể hiện tượng danh-sắc.

Nhưng ta không thể làm được gì về sự hiện hữu tiến trình danh-sắc hiện tại. Cái đó là do nghiệp vô minh thời quá khứ và ý chí muốn tái sanh. Cho nên không cách nào tránh khỏi sự tiếp xúc. Ta không thể nào đóng bít các cơ quan giác căn kể cả rằng ta muốn như vậy. Nếu có xúc chạm, thì không cách nào ngăn ngừa cảm thọ nổi lên, có xúc là có cảm thọ. Nó là tính chất bình thường của tâm. Nhưng, ngay tại chổ nầy, vòng xích mắc có thể bị phá tan.

Hiểu được lý duyên khởi, nguyên nhân từ cái nầy, cái khác sẽ xuất hiện, ta có thể phá vở xích mắc điều kiện hóa nầy. Khi sự việc ưng ý xãy ra, ta không bám níu vào đó. Khi sự việc bất như ý xãy ra, ta không lên án. Khi sự việc trong trạng thái trung tính, ta không rời chánh niệm. Đức Phật đã nói vô ký thì cũng như là đã chết. Con đường của trí tuệ và tỉnh giác là con đường đi đến vô sanh. Chẵng có gì ngăn ta đập tan xích xiềng nầy để giải thoát bản thân từ những qui định phản ứng nầy. Nó cần phải có một chánh niệm kiên cường mạnh mẽ để giữ cho cảm thọ không đưa đến luyến ái.

Khi tâm chìm đắm trong vô minh, cảm thọ dẩn đường cho luyến ái. Nếu có cái gì vui, ta muốn giữ nó; cái gì buồn, ta muốn đẩy nó đi. Nhưng nếu thay vì vô minh, ta có trí tuệ và tỉnh giác, chứng nghiệm cảm thọ nhưng không có xu hướng hay thói quen nắm bắt hoặc xua đuổi nó. Nếu cảm giác an lành, ta chánh niệm cảm nhận mà không nắm giữ. Nếu là khó chịu, vẩn giữ chánh niệm cảm nhận nhưng không kết án. Cảm thọ sẽ không còn là điều kiện đưa đến tham ái nữa; thay vào đó, chỉ có chánh niệm với cái tâm xã bỏ. Khi tham ái không còn, sẽ không có sự dính mắc cố thủ. Không tham ái, không chấp thủ, sẽ không có ý muốn để trở thành. Nếu động lực ý chí trở thành không được phát sinh, sẽ không có tái sanh, không già, bệnh, chết. Ta được giải thoát. Không còn bị lôi cuốn vào cơn lốc của vô minh và tham ái, một khối khổ nảo được chấm dứt.

Mỗi giây phút tỉnh giác là một nhát búa giáng mạnh vào mười hai xích mắc nhân duyên. Được đánh xuống với năng lực trí tuệ và tỉnh giác, xích xiềng trở nên yếu dần cho đến khi nó vở tung ra. Cái chúng ta đang làm là thâm nhập vào bản chất của lý duyên khởi, và giải thoát tâm ta từ đó.

Hỏi: Tôi khám phá ra rằng khi tôi thực hành, tôi ý thức được nhiều hơn cái hay của Pháp, đường lối vạn hữu làm việc.

Đáp: Hạnh phúc cao nhất là hạnh phúc Minh sát, hạnh phúc của trí tuệ nội quán, thấy được mọi vật làm việc như thế nào. Ta có niềm vui trong tu tập và cảm kích với một cái tâm ban sơ mỗi giây phút đều tươi, đều mới. Cho nên có một sự hoan lạc hiện hữu đến từ cái tâm ban sơ, từ cái tâm không bị điều kiện hóa, một cái tâm kinh nghiệm trực tiếp hơn là suy tưởng về mọi việc. Đức Phật đã nói rằng hương vị của giáo Pháp vượt lên trên mọi hương vị khác. Nó cho ta một cảm giác rỏ ràng, hiểu biết và vẻ đẹp của nó, thấy tường tận vạn hữu làm việc như thế nào, hòa nhập vào giáo Pháp, trở thành một với Đạo.

Trên con đường tiến đến hòa hợp toàn nhất là một sự chứng nghiệm sâu xa về bất toại nguyện, sự khổ đau thường còn trong biến trình vô thường nầy. Rất nhiều người ở đây đã nếm qua hương vị cay đắng của bất toại nguyện. Trải qua bối cảnh nầy quả là điều thuận lợi cho nuôi dưỡng tâm buông xả. Khi bạn kinh nghiệm một cách sâu sắc nổi khổ đau của thân và tâm, bạn sẽ thấy rỏ ràng giá trị của buông xả, không còn bám víu nữa. Bạn không thấy gì gọi là đáng khao khát nửa. Xuất phát ra từ xả bỏ đó, tâm ta đi đến sự hòa nhập quân bình nơi bạn đang thấy dòng tương tức với một cái tâm trầm tỉnh, trong sáng và bình an.

Hỏi: Để đạt được đạo quả, ta cần phải chết không?

Đạo quả là sự chết đi của tam độc tham, sân, si. Lý do ta sợ chết là vì ta không hiểu những tiến trình đang xãy ra như thế nào bây giờ, và vì vậy một cái tâm chưa được thông suốt thường hay sợ hãi. Thật ra, không ai chết cả vì đâu có người nào đàng sau biến trình. Cái đang xãy ra là từng giây phút sinh diệt, sinh diệt. . .tiếp diển liên tục bằng năng lực tham ái và chấp thủ. Để hóa giải, làm tâm thoát đi những ràng buột từ tham ái, chấp thủ, là kinh nghiệm được tâm bình an, cái tâm lúc nào cũng hằng hữu nhưng bởi lực tham ái, dính mắc che đậy đi. Giống như con khỉ kia với nắm tay đầy thức ăn không rút ra khỏi trái dừa được, chẵng có gì trói buộc nó ngoại trừ hấp lực tham ái trong tâm nó. Chỉ có việc phải làm là bỏ thức ăn trong nắm tay, rút ra và chạy thoát đi. Cũng vậy, chỉ một việc ta phải làm là xả bỏ.

-ooOoo-

TỐI THỨ 22

Sự Chết Và Tâm Từ

Một bức tranh thường dùng để diển tả con đường hành tập Minh sát là người đi trên một sợi dây treo. Nhất định là ta phải thật chú ý, giữ thân trong một tư thế thăng bằng, hoàn chỉnh nhất. Trong lúc đi trên sợi dây đó, nhiều sư kiện xãy ra rầm rộ chung quanh, nhiều cảnh tượng, tiếng động khác nhau, xúc cảm, ý tưởng, và nhận thức. Nếu có cái gì vừa ý thì khuynh hướng, điều kiện tâm tánh sẽ với chụp lấy, cố gắng nắm giữ nó. Nếu khung cảnh và âm thanh không vừa ý, khuynh hướng tâm tánh cũng lộ diện ra trong thái độ thù ghét, cố gắng xua đuổi chúng đi. Hai trường hợp đó ta đều bị ảnh hưởng hết, và trong sự ảnh hưởng đó, ta mất thăng bằng và ngã xuống.

Cả hai phản ứng tích cực và tiêu cực đều nguy hiểm như nhau. Bất luận cái gì, dầu cho huy hoàng rực rở đến đâu, hay sợ hải lo âu thế nào, cái gì khiếng ta không giữ được thăng bằng trong tâm, là ta sẽ gục ngã. Cho nên ta phải hành tập thường xuyên để phát triển một cái tâm không phản ứng với các hình thức dính mắc, lên án, trói buộc, sanh nạnh đến bất cứ đối tượng nào. Phát triển cái tâm rổng rang, một cách tuyệt đối, nghĩa là bất cứ hiện tượng gì xuất hiện và biến đi, cứ để tự nhiên.

Tâm không dính mắc xuất phát ra từ trí tuệ nội quán sâu xuất thấu suốt được vô thường. Trên một mực độ tuệ Minh sát nầy đang nhận ra cái không thể tránh được và sắp xãy ra, cái chết của chúng ta. Trong Áo Nghĩa Thư có một câu hỏi, “tất cả những kỳ quặc trên thế gian nầy, cái nào là kỳ lạ nhất?” Câu trả lời là ” mặc dù thấy những người khác chết chung quanh mình, nhưng không có ai tin rằng chính bản thân mình sẽ chết.”

Thường thì, để quên đi số phận, ta lăn xả vào việc lượm lặt, thâu thập cái nầy cái nọ trong sự dính mắc và cố hữu, trong ham muốn trở thành một cái gì đặc biệt. Ta bị lôi kéo vào nhiều hoạt động của tâm nhỏ bé nầy, bám víu vào hoài vọng, ái dục của ta, bản thân ta, rất trầm trọng. Ta mất đi bối cảnh của tâm vô biên, ta mất đi bối cảnh của sự chết.

Don Juan sử dụng phương tiện mạnh mẽ nầy khi ông đề cập đến cái chết như là một lời khuyên; ý thức rằng cái chết đang chờ đợi ra mà không ân hận, buồn, hay lo lắng, nhưng với sự trong sáng rỏ ràng và chấp nhận. Sự hồi tưởng đến cái chết cho ta sức mạnh tự tại, sống tròn đầy trong từng phút giây, từng hành động.

Mỗi chúng ta đều bị khắc sâu trong tâm tư những thói quen tật xấu, những hành động ta làm thường nhật nói lên được chứng cớ đó; thường đây là những thói quen có tính chất tàn hại như sân giận hay tham lam. Nhưng nương theo lối đó ta có thể học được cách giữ tâm ý thức được sự chết, và lấy đó làm một phản ảnh trong mọi hành động của ta. Nếu ta dùng cái chết như là một lời cảnh tỉnh, ta sẽ sống từng giây phút tròn đầy nhiệt năng cho đến nổ lực cuối cùng của ta trên trái đất nầy.

Khi giữ cái chết trên đầu ngón tay, ta không bị lôi cuốn nhiều, ít bị xu hướng về bằng lòng, mãn nguyện của những ái dục khác nhau trong giây phút đó. Khi không bị bao phủ bởi tham ái và nhiều ảo tưởng, ta không bị xúi giục để bám víu sự việc, trái lại còn mở rộng tình thương và bố thí hơn. Ý thức được cái chết mở rộng một không gian tươi sáng trong cái mà ta có thể hiểu ra quá trình phát triển ta là ai, và ai là người đang chết.

Minh sát vào trong vô thường ở tầng lớp nầy là ý thức chuyển tiếp, tính chất thời gian của mọi hiện tượng mỗi phút giây nối tiếp. Trong mỗi tương tức diển biến của sắc-thân, toàn thể vủ trụ cũng đang xuất hiện và biến mất, diệt đi rồi sinh trở lại. Ta tu tập để phát triển một cái tâm yên lặng, dừng lại, không di chuyển trong toàn bình diện của sự thay đổi khổng lồ đó.

Toàn bộ quá trình tu tập đi một cách rất có hệ thống, nhưng thật ra cũng chỉ là bắt đầu từ đơn giản thuần ý thức những chuyện đang xãy ra trong hiện tại mà không phản ứng. Một vị dạy Thiền bên Ấn Độ đã nói rằng khi tọa thiền, chỉ một việc ta làm là ngồi đó, và biết rằng ta đang ngồi, tổng thể của Pháp sẽ tự nó hiển lộ. Bạn sẽ thấy được định luật thiên nhiên phơi bày, và rồi thật sự chính bạn sẽ đắc được pháp.

Trong quá trình phát triển tuần tự nầy, sản sinh ra quân bình và buông bỏ, rất nhiều đặc tính tâm cao thượng và tự tại bắt đầu lộ diện. Một trong những phẩm chất nầy là tâm từ (metta). Có lòng từ với chính thân mình, trong ý nghĩa chấp nhận và không phán xét, có một sự rộng mở và nhẹ nhàng với tự thân, và một tâm từ sâu đậm đến người khác nửa, không có liên quan gì đến ý nghĩa chấp thủ, hay trói buột dính mắc vào bản thân. Nó không phải là tình cảm bị điều kiện-thương yêu người nào bởi vài đặc tính, hình thức cố định mà đối tượng đó có, và nếu như những cái nầy mất đi, thì cảm giác yêu thương không còn nữa; không phải là ” tình yêu công nghệ”-“Tôi yêu bạn nếu bạn sẽ yêu tôi lại.”

Tình yêu đến từ trí tuệ là tình yêu vô điều kiện, tâm từ trùm khắp-cảm giác gần gủi, thân thiện nồng thắm cho mọi chúng sinh khắp nơi. Không chỉ những người có quan hệ gần gủi với ta, nhưng là một cái tâm cảm thật sự vô bờ bến. Không chỉ tìm người khác để khỏa lấp vào nổi cô đơn, không chỉ có quan hệ vì ta cần phải có, mà là tỏa sáng vô tận tính chất thương yêu.

Một đặc tính khác cũng bắt đầu xuất hiện một cách mạnh mẻ là lòng bi mẩn. Đây không phải là tội nghiệp cho thân mình hay cho người khác. Nó thật sự tâm bi mẩn nhận thức được nổi đau của người là nổi đau của chính mình. Tiếng Pàli “Kilesa,” thường được dịch nghĩa là không trong sạch, một cách đặc biệt chính xác hơn là “tâm day dứt khổ sầu.” Kinh nghiệm sân giận, tham, mọi ô nhiễm, là tâm đau khổ, thật rỏ ràng nếu ta quán sát chúng khi chúng xuất hiện và thấy chúng ảnh hưởng thế nào đến thân và tâm.

Như ta trưởng thành trong sự hiểu biết Phật pháp, ta có từ cảm cho tự thân khi tâm ô nhiểm có mặt, hơn là cảm giác phán xét tự trách móc mình, và ta nhận ra sự bi thảm của người đang trải qua những trạng thái tâm thức nầy. Nếu thấy được cả một mạng lưới khổ đau mà tất cả chúng ta đang bị vướng vào, tự nhiên ta trở nên hiền từ và thương xót từng người một.

Cái hiện diện cao cả nhất trong mọi bản chất tâm là sự biểu lộ của chơn không-vô ngã. Khi không có “tôi,” thì không có “người khác”; cảm giác phân biệt chia rẻ biến mất, ta cảm nhận được cái toàn diện, vũ trụ hợp nhất trong mọi vật.

Albert Einstein đã viết, “con người là một phần của tổng thể cái ta gọi là vủ trụ, một phần bị giới hạn trong không gian và thời gian. Con người kinh nghiệm chính mình, tư tưởng, cảm giác của họ, như là một cái gì ngăn chia ra từ mọi thứ khác, một ảo giác do họ đặt ra. Ảo giác nầy là một ngục tù hạn chế ta, nhốt ta trong những tham ái riêng tư và từ đó một số người gần ta cũng bị tác động lây. Công việc của ta là tự giải thoát tù ngục tù nầy bằng cách mở rộng vòng cung của tâm bi mẩn để ôm lấy mọi chúng sanh và toàn thể thiên nhiên trong cái đẹp vô ngần của nó.”

Những án mây tham sân si và vô minh làm mờ tối ánh sáng tự nhiên của lòng từ và bi trong tâm ta. Lúc ta đánh tan được chướng ngại nầy qua sự hiển bày dưới ánh sáng nội quán, tính chất tâm từ bắt đầu chiếu rọi ra một cách tự nhiên.

Có một phương pháp đặc biệt Đức Phật dạy để làm những trạng thái tâm nầy trở lên mạnh mẻ. Nó được gọi là “rèn luyện tâm từ,” đào luyện lòng từ mẩn. Thực tập phương pháp nầy làm phong phú thêm tuệ Minh sát bởi vì sự bao la và nhẹ nhàng nó tạo ra trong tâm. Nó làm tăng thêm khả năng soi thấu mà không phán quyết, và giúp ta tránh được những khuynh hướng thường tình trên con đường tu tập, tránh đi sự lên án ta là ai và chấp thủ tìm con đường để trở thành một người khác.

Dọc theo lộ trình bạn thấy rằng mọi phương tiện ở đoạn cuối đều giống nhau. Để đi đến bình an, ý thức thăng bằng và tình thương ta hành tập những nhân tố nầy mỗi phút giây.

Thông thường ta tập rải tâm từ khoảng năm, mười phút trước khi bắt đầu hay trước khi chấm dứt (cũng có thể cả hai) thời khóa tọa thiền. Lúc ban đầu, tạo ra và tiếp nhận ý niệm đó, đưa nó vào trong sự quan sát thuần nhất, và cuối cùng ý niệm tình thương sẽ có năng lực nhiều hơn bởi vì tâm được định một cách mạnh mẻ trên tác ý thương yêu đó.

Phương pháp thì rất đơn giản. Ngồi trong một tư thế thoải mái. Như là một lối giải tỏa tâm từ những căng thẳng hay hận thù, bắt đầu bằng cách xin được rộng mở tha thứ tự thân: “nếu tôi có làm khổ hay công kích người nào bằng tâm, lời nói, hành động, xin cho tôi được tha thứ. Và tôi cũng tha thứ cho ai đã làm khổ và công kích tôi.” Lập lại trong yên lặng một vài lần là cách hữu hiệu nhất để thanh lọc tâm, những cặn bả của ác tâm, hận thù.

Rồi cho vài phút hướng cách nguyện cầu đó đến chính tự thân: “Xin cho tôi được hạnh phúc, xin cho tôi được bình an, xin cho tôi được thoát khỏi những khổ đau, xin cho tôi được hạnh phúc, bình an, không sầu khổ,” tập trung vào ý nghĩa của những câu chữ đó. Rất là khó để chang rải một tình thương chơn chất đến người khác cho đến khi ta thừa nhận một tình thương cho chính bản thân mình. Những từ ngữ riêng biệt được sữ dụng đó không phải là vấn đề. Chọn bất cứ câu từ nào có thể làm xúc động âm vọng trong bạn, biến nó trở thành câu thần chú của tình thương.

Tiếp tục hành tập bắt đầu trải rộng những tư tưởng và cảm giác nầy đến mọi chúng sinh: “Như tôi muốn được hạnh phúc, tất cả chúng sinh cũng đều muốn hạnh phúc như vậy. Như tôi muốn được bình an, tất cả chúng sinh cũng đều muốn bình an như vậy. Như tôi muốn được thoát khỏi sầu khổ, tất cả chúng sinh cũng đều muốn thoát khỏi sầu khổ như vậy.” Lập lại cái nầy trong tâm vài lần, bắt đầu rải tâm từ ra đến khắp chúng sinh. Câu văn có thể được súc tích lại thành một sự lập lại nhịp nhàng và liên tục trong năm hay mười phút: “Xin cho mọi chúng sanh đều được hạnh phúc, an bình, tránh khổ đau.”

Bạn có thể hướng những cảm tưởng nầy đến vài người đặc biệt, những người gần gủi, thận cận mà bạn có thương cảm nhiều, hoặc những người bạn có ác cảm, giận hờn hay khó chịu, như là một cách mở rộng chào đón họ với tâm hiền lành, từ mẩn. Quán tưởng họ trong tâm mình trong lúc bạn đang lập lại những lời nầy. Cuối cùng, một lần nửa triển khai tâm từ đến mọi chúng sinh mười phương.

Mặc dù lúc ban đầu nó có thể là sự tập luyện máy móc, như bạn đang thực tập, cố gắng tập trung trên ý nghĩa của những câu chữ đó, trên cái tâm thành mà bạn đang mong ước cho tất cả, dần dà, lòng từ cảm và bi mẩn sẽ lớn dậy và tạo nên một quyền năng vô biên.

Hỏi: Ông có thể nói thêm về tâm từ và tuệ Minh sát đi chung như thế nào?

Đáp: Sự phát triển của tâm từ là một kỷ thuật thiền định, tập trung tâm ở một điểm trên cảm giác thương yêu. Nó có công dụng trên mức độ khái niệm, với ý niệm “chúng sanh.” Nó là một cách xử dụng ý niệm tin xảo rất hay, tác ý tạo ra khoảng không gian từ bi để chánh niệm hoạt động càng rỏ ràng hơn. Nó dùng thiền định để phát triển một cái tâm nhẹ nhàng để xuyên thấu tầng lớp sâu thẳm chưa được khám phá ra.

Hỏi: Ông có thể nói thêm về cái trong sáng đó?

Bạn có thể đã trải qua vài lần rồi trong lúc tọa thiền khi tâm trở nên vô cùng nhạy bén và sáng suốt, giám sát từng giây phút những gì đang xãy ra. Mọi khía cạnh đều được vạch rỏ, không như những lần mơ hồ bạn không hoàn toàn phân biệt rỏ nét, và mọi thứ lờ mờ như sương mù. Giống như cái phòng với ánh đèn tối đục : nếu ta vặn đèn cao hơn, mọi vật trở nên sáng tỏ ra. Khi chỉ có một ánh đèn nhỏ trong tâm, bạn không thể thấy sự vật một cách rỏ ràng, bạn chỉ thấy bao quát nét ngoài mà không có một nhận thức bén nhậy. Với ánh đèn tỏa mạnh trong tâm, mọi vật được phân biệt từng chi tiết; rồi tiến trình trở nên rỏ ràng, thật là dể dàng để hiểu. Ánh sáng đó là ánh sáng của ý thức, của chánh niệm.

Hỏi: Ta không bị dính mắc vào cái trong sáng đó sao?

Bạn có thể. Đó được gọi là nội quán đồi bại. Bạn phải ý thức được cái trong sáng chính nó để không bị dính mắc với, không đồng nhất với. Bởi vì cái rỏ sáng đó cũng là chỉ một phần trong biến trình. Khi chánh niệm và định trở nên mạnh mẽ rất thường để cho người ta nghĩ ở mức độ nầy họ đã chứng ngộ, không còn gì nửa để hành tập. Nó có cảm giác thật an lành, nhiều rạng rở, tình thương, hỷ lạc, yên lặng và bình an. Đây là lúc cần phải có một vị thầy giúp đỡ để khuyến cáo, “tiếp tục ngồi đi.”

Hỏi: Cái trong sáng đó trụ với mình qua nhiều chặng thay đổi hay nó chỉ là một sự kiện đến rồi đi?

Như năng sức tu tập càng phát triển, nó trụ lâu dài hơn, mặc dù không quả quyết rằng không bị gián đoạn. Nó là một nhân tố tâm được trưởng dưởng tròn đủ hơn nếu bạn hành tập nhiều. Bạn đi qua tiến triển từng chặng một của sự trong sáng kể cả khi không còn trạng thái hỷ lạc. Có thể là cái rỏ ràng trong từng trạng thái khổ đau. Bạn đi qua từng thời điểm, kinh nghiệm hỷ lạc bao nhiêu, biến trình khổ não cùng cực cũng bấy nhiêu. Có thể là trong sáng cho cả hai. Con đường, như Don Juan đã nói, là đi đến hoàn thiện toàn phần của chính mình. Không chỉ kinh nghiệm một phần nhưng kinh nghiệm cái sướng, cái khổ, cái trong sáng, mọi thứ. Thật sự thấy được một cách hoàn toàn ta là ai.

Hỏi: Thiền tâm từ chỉ ảnh hưởng khoảng không của tâm ta?

sức mạnh của niệm thương yêu khi được hướng đến bằng một cái tâm định mạnh mẽ thì thật là hiệu năng. Có câu chuyện về Đức Phật và người anh em bà con, Đề Bà Đạt Đa, người muốn giết hại Đức Phật và trở thành trưởng lão của một nhóm Tăng. Đề Ba đa đã biết không thể làm hại Đức Phẫt bằng những cách tầm thường, cho nên ông sắp đặt cho một con voi điên to tướng chạy càng xuống đường nơi Đức Phật đi khất thực. Ông nghĩ một là Đức Phật sẽ chạy trối chết và còn bị mất uy danh, hai là con voi sẽ giầy đạp Ngài chết. Sang ngày sau trong lúc Đức Phật đi trên một con đường nhỏ hẹp, Đề Bà Đạt Đa kích động con voi xông tới. Đức Phật đã không bỏ chạy. Ngài chỉ đứng yên trầm tỉnh với một cái tâm định, truyền đạt một tâm từ rất hùng mạnh đến con voi đang xông tới. Được thuật lại rằng tâm của con voi đó được hàng phục trở lại yên tỉnh một cách hoàn toàn bằng sức mạnh tâm từ của Đức Phật, và theo truyền thuật lại con voi đã quì xuống trong bụi mù, qui phục dưới chân Đức Phật.

Hỏi: Thế nào để tâm từ được diển đạt tốt nhất?

Từ bi và tình thương không nhất thiết phải theo một thể thức hành động cố định. Nó có nghĩa là làm tốt nhất với lòng thương và từ bi theo lối thích ứng trong hoàn cảnh. Ý chính là không tìm một qui tắc cho một hành động riêng biệt nào trong mỗi hoàn cảnh vì bạn phải rất là thành thật với chính mình, với cái mà bạn đang có cảm giác. Lúc đầu, phép niệm tâm từ hình như rất là máy móc. Từ bi là nhân tố tâm, không phải một cái gì huyền bí mà ta có hoặc không có. Theo cách nầy, nó giống như chánh niệm, hay định hay trí tuệ hay tham và sân. Nếu bạn tu tập, nó được tăng trưởng mạnh mẻ hơn, nếu bạn không tu tập, nó sẽ yếu dần. Lúc ban đầu, phải có tác ý, nó chưa xãy ra liền nhất thời, nhưng lúc bạn phát triển nó bạn trở nên thành thạo trong niệm tâm từ, và dần dà, tự nó sẽ hoạt động chính nó.

Tối Thứ 25: Đạo

Có một câu chuyện Đạo sĩ về một cây cổ thụ. Cây đã rất già và khúc khuỷu; mổi nhánh cây xương xẩu, xoắn tít lại. Vài người đi ngang qua thấy chướng mắt và bình luận đến Ngài TrangTử rằng thật là một cổ thụ vô tích sự; thân cây và nhánh cây quá khúc khuỷu, chẵng có công năng sử dụng được việc gì.

Ngài TrangTử trả lời:

Cây trên núi cao có kẻ thù riêng nó…Cây quế thì có thể ăn được: vì vậy mà bị đốn xuống! Cây sơn mài thì đem lại lợi tức: họ chặt nó. Mỗi người biết nó hữu dụng thế nào để sữ dụng. Không ai biết sự hữu dụng trong cái vô dụng của nó.

Sự vô dụng đã bảo vệ cho nó. Chẵng có ai cần nó cho cái gì, cho nên họ không đốn nó xuống, và cứ để vậy cho đến già cổi, sống trọn vẹn tuổi thọ thiên nhiên của nó.

“Không ai biết sự hữu dụng trong cái vô dụng của nó.” Nghĩa là gì khi nói vô dụng? Có nghĩa là hoàn toàn trống rổng bản năng muốn trở thành, là một cái gì đặc biệt, tâm trống không từ khái niệm muốn trở thành. Trở nên vô dụng là ngồi lại và để bản thể tự nhiên, bản chất thật sự của ta tự nó diển đạt theo cách đơn giản và dể dàng nhất.

Có một vị Sư nổi tiếng Thái Lan đã tóm tắt thái độ tâm nầy, và thực vậy, toàn chơn của Pháp, vào trong một câu thật ngắn gọn. Ngài nói, “Không gì để là, không gì để làm, không gì để có.” Không gì đặc biệt. Mọi vật đều vô thường, tất cả đều nằm trong dòng tương tức, biến chuyển vô ngần. Nếu ta có thể giải thoát tự thân từ những đấu tranh để trở thành cái gì khác hơn, là một cái gì nhất định, hay phải có những vật chất cố định – giải thoát từ luyến ái để trở thành, để làm hay để cố hữu một cái gì – ta có thể đi vào bản chất tự nhiên, mở rộng phơi bày của Pháp.

Nhiều Đạo sĩ đã viết về thuật tàn hình trên thế gian. Có một câu chuyện về một hoàng tử Trung Hoa đi vào rừng săn khỉ. Khi hoàng tử đến rừng, những con khỉ khác trên cây tản mác rất nhanh. Chỉ có một con khỉ đã không chạy, nó chỉ ngồi đó ở tận cùng nhánh cây. Hoàng tử rút một mủi tên ra và bắn nó, nhưng với sự nhanh nhẹn thiện nghệ con khỉ đã chụp được mủi tên trước khi tên chạm vào người nó. Lúc đó hoàng tử ra lệnh cho tất cả tùy viên tháp tùng bắn con khỉ. Mọi người đều bắn tên cùng lúc và con khỉ bị giết chết.

Do bởi đang biểu dương trò khéo với sự thách thức, coi thường, ngạo mạn trong tài năng của mình, đã là nguyên nhân đưa đến cái chết chính nó. Cũng giống như vậy, khi ta hành động với một ý đồ trong tâm biểu diển sự tài giỏi thông minh của mình, hay khi có bất cứ một hoạch định nào nổi lên từ ý tưởng tự ngã, chính hành động đó tạo nên một lực đối lập y hệt như vậy, ta đang tự lôi kéo mình vào rắc rối và xung đột. Đi vào thế giới vô hình nghĩa là không cứ khư khư, khoe khoan tài năng ta một cách quá thái, hành tập đạo pháp là không phải để biểu diển. Nó là thái độ tâm hoạt động mà không có tính chất tự ngã, không có ý niệm tự cho mình là quan trọng, hay phấn đấu tự ngã. Chỉ có mặt tại thời điểm, hội nhập vào hoàn cảnh.

Một trong những cái đánh trúng tim đen tôi mạnh mẻ là khi tôi bắt đầu học thiền, thật sự đã có rất nhiều hành động bị thúc đẩy bởi ham muốn, tự suy diển những hình thức cố định: ăn mặc theo cách nầy, quan hệ đến người theo cách nọ; tất cả đều bao gồm trong một khái niệm tự ngã cái mà tôi đã tạo ra và rồi cố gắng duy trì nó mà không biết. Mang trong người một công thức cố định là một gáng nặng, tạo nên sự ngăn trở và căng thẳng giửa ta thật sự là ai trong hiện tiền và tư kiến cố định đang phóng đại ra. Nó không phải là hành động tàng hình, nó không phải là làm với nền tãng vô ngã cái đi vào thực tướng của Pháp, vào trong Đạo. Chẵng có gì đặt biệt để trở thành, chẵng có gì đặt biệt để làm, không gì đặt biệt để nắm giữ. Ta có thể buông bỏ ảnh tượng tự ngã, buôn xả cả dự kiến , và tất cả những căng thẵng có liên quan đến nắm giữ tư kiến khái niệm. Ổn định lại và hảy để Pháp tự phơi bày chính nó mà không có một định kiến ta là ai.

Ngài thiền sư Suzuki trong quyển sách của Ngài, “Tâm thiền, Tâm sơ cơ”, cho một thí dụ thật hay về sự nhàn hạ và sự bao la của tâm đó. Ngài nói rằng cách tốt nhất để kiểm soát con bò là cho nó một đồng cỏ lớn. Rất là khó khăn để kiểm soát nó trong một nơi giam giữ nhỏ hẹp. Nhưng nếu cho nó một cánh đồng bao la, sự trải rộng của cánh đồng sẽ giữ yên nó. Cũng giống như vậy, cách tốt nhất để kiểm soát tâm là cho nó một phạm vi rộng rải. Không cần phải nhốt hay giới hạn, ngăn giữ tâm trong một nơi chật hẹp. Hảy lắng dịu tâm lại và hảy để nó như nó đang là, đừng vướng mắc trong cố gắng, không bị kẹt vào khái niệm phải thành công việc gì. Cho nó một đồng cỏ bát ngát và nhìn bản chất mở rộng trải dài. Khuynh hướng ham muốn và trở thành, hảy mở rộng, đưa nó vào trong phần tu tập. Ta thường có quan niệm luôn luôn muốn được lợi, đây là trở ngại to lớn trong hành tập. Đó là không hiểu sự rộng mở của chơn không, cái chơn không của Đạo.

Có một nhà văn tên là Wei Wu Wei diển tả ngắn gọn cách thỏa lắng mà không cố gắng nầy. Ông nói “Cái ta đang tìm  chính cái đang tìm tự nó rồi.” Nó không phải là cái gì ngoài ta mà phải với tới, nắm bắt hay đạt được. Ông nói, “Chỉ có một câu hỏi, và chính sự thắc mắc là câu trả lời.” Sự thắc mắc là cái đang xãy ra hiện tại. Và tại đó cũng đã là câu trả lời cho thắc mắc đó. Câu trả lời thì không phải cái gì “ngoài đó” mà phải tìm hay khám phá. Câu trả lời cho sự thắc mắc to lớn nầy về tự thân ta là gì là sự thắc mắc của nó.

Cái nầy hỗ trợ để tìm hiểu hệ thống thiền tông và lý được dùng trong công án, cái mà hình như không đưa ra biện pháp giải quyết. Ta cho tâm một bài toán mà không có một giải đáp thích ứng nào, như là, “tiếng vổ của một bàn tay?” Hể ta đi tìm câu trả lời bằng cách cố gắng suy nghĩ giải quyết bài toán ta sẽ không hiểu được sự diển tiến. Ưu tư về vấn đề, thắc mắc về công án, tại đó chính là câu trả lời. Và, thật vậy, giải đáp công án thì không phải bất cứ một câu trả lời đặt biệt nào cả. Nó là khả năng đáp ứng một cách toàn vẹn ngay tại đó. Toàn bộ hành tập của ta chỉ là thế: có mặt một cách hoàn toàn trong hiện tại-trong câu hỏi, trong sự đáp ứng. Không tìm giải đáp bằng cách muốn một trạng thái cố định hay có một tư tưởng nhất thiết nào hay một khái niệm hiểu biết, nhưng là một kinh nghiệm toàn bích mọi diển tiến xãy ra trong hiện tại.

Những trở ngại lớn nhất để lắng tâm tư lại là sự dính mắc về ý niệm bản ngã, khái niệm ta là ai và ta muốn trở thành như thế nào. Chúng làm ta rối lên một cách không cần thiết, ngăn cản ta chiêm nghiệm những gì xãy ra hiện thời. Đa số mọi người đang trên con đường tu tập thường hay bị mắc bẩy của ý tưởng. Một ý tưởng mà họ nghĩ một thiền sinh, thiền sư hay một người tu tập tâm linh thì phải nhất định là như vậy, họ tự tạo ra cho chính họ một sự đấu tranh, gắng gượng, ép buộc để sống giống với định tưởng thiền sư, thiền sinh, là phải như vầy về hành động hay cử chỉ.

Trong lúc tôi đang học tập bên Ấn Độ tôi có ba vị thầy khác nhau. Thọ giáo với từng vị là một bài học quan trọng trong sự hiểu biết rằng không có đường lối nào gọi là cố định cả. Chứng đạo thì đâu thể diển đạt qua một tính chất cá nhân. Những vị thầy nầy hầu như không giống nhau về cá nhân và cách hướng dẩn. Mổi vị là sự biểu hiện của trí tuệ, tình thương và nhiệt năng, mà không có một ý niệm khoe khoang về sự biểu hiện đó như thế nào.

Wei Wu Wei nói rằng khiên tốn là vắng bóng lòng kiêu ngạo. Nó không phải là kiểu cách bản thân, hay lập trường cá nhân. Khiêm tốn chơn chất nhất là sự vắng mặt của bản ngã. Những vị thầy của tôi thể hiện sự “vắng mặt” nầy trong cách khác nhau tự nhiên của họ. Thấy được Pháp lộ diện trong nhiều lối khác nhau là một sự hổ trợ to lớn để hiểu thấu rằng không có gì là duy nhất để ta phải cố định vào đó. Không có một cá thể nào ta phải cho là vậy trong biến trình thanh lọc nầy. Lắng tâm lại và để cá nhân thức diển tả tự chúng theo cách tự nhiên, tự để Pháp phơi bày ra. Không có gì phải làm, phải là, và phải có. Với trạng thái tâm thức đó, là ta có thể làm, có thể là, và có thể giải thoát.

Có một câu chuyện Thiền nói về vô khái niệm bản ngã trong ta và người, Một vị thầy dạy Thiền nổi tiếng được thăm viếng bởi một Thống Đốc ở Kyoto. Người thị giả trình lên thầy tấm danh thiếp tên ông ta theo sau là chức phận “Thống Đốc Kyoto.” “Ta chẵng có chuyện gì liên hệ đến ông ta,” Vị thiền sư nói, “hảy mời ông ta đi đi.” Người thị giả trở lại với lời cáo lổi. “Đó là lổi của tôi,” Thống đốc nói và bôi đi chữ “Thống Đốc Kyoto.” “Xin đệ trình lên Ngài lần nửa,” vị thống đốc nói với người thị giả. “— ! Ông ta đó à!” vị thiền sư reo lên khi thấy danh thiếp, “tôi cũng muốn gặp ông ta.”

Khi ông ta tự giới thiệu mình là “Thống Đốc Kyoto,” ông ta cách Phật Pháp rất xa. Khi ông ta tự giới thiệu như ông ta đang hiện tiền, không ý tưởng, khái niệm, ông ta chỉ với những gì đang xãy ra hiện tại và đã có thể gặp vị thiền sư. Mối tương giao với người khác mà không có biên giới ý tưởng, làm cho sự tác động lẫn nhau càng trở nên mạnh. Thường thì ta đặt bản thân mình và người khác vào trong những cái tâm đóng khung nho nhỏ- “Vài người thì thế nầy, thế nọ, tôi biết họ ở mức độ nào!” Ta quan hệ trong một lối cố định qua bức màn khái niệm. Mọi vật đều thay đổi trong từng thời điểm; thân, tâm, và hoàn cảnh chung quanh. Uyển chuyển, không khái niệm và ý tưởng tự ngả, thừa nhận những sự thay đổi nầy, và sự hiểu biết của ta trong mối tương giao luôn được rộng mở và không bị trở ngại.

Ta đặt trọng tâm quá nhiều ý niệm bản ngã trong đời sống, cố thỏa mản nó một cách đầy đủ, trọn vẹn. Năng lượng nầy được đưa vào con đường tu tập bằng một dạng tâm thức cố chiến đấu, hoán chuyển cái tôi, nghĩ rằng bản ngã là cái gì đó cần phải dứt bỏ. Chiến đấu với bản ngã là không phản ảnh được sự thấu hiểu một biến trình đang xãy ra như thế nào.

Wei Wu Wei đã viết một câu chuyện ngụ ngôn “Con Ngỗng”:

Tiêu diệt bản ngã? Truy lùng nó, đánh nó, làm mất mặt nó, ra lệnh tống khứ nó đi? thật là vui, không nghi ngờ gì. Nhưng, nó ở đâu? Bộ không phải bạn cầm tìm nó trước sao? Bộ không có câu trước khi bạn cần nấu thịt ngỗng bạn phải bắt con ngỗng trước sau?

Cái khó khăn to lớn đây là chẵng có một bản ngã thật sự.

Tất cả những cố gắng đó, tất cả những năng lượng đó, hủy diệt bản ngã. . .tự thuở nào đến giờ, nó đâu thật có. Cho nên chẵng có gì để phấn đấu và cũng không có gì để ruồng bỏ. Ta chỉ cần dừng lại sự tạo dựng lên bản ngã tâm trong mỗi hiện tiền. Có mặt trong từng giây phút, không ý tưởng, không khái niệm, không trói buột. Chỉ là đơn thuần và nhẹ nhàng. Không có sự đấu tranh căng thẳng trong bản chất vô hình đó, trong cái không dụng công đó.

Có một bài văn phú tuyệt trần diển tả khả năng sống nầy:

Người “chơn chánh” có nghĩa là gì? Người chơn chánh xa xưa đã không sợ hải khi họ đứng một mình trong cái nhìn của họ. Chẵng có gì gọI là kỳ tích sáng lạng. Không có định hoạch gì cả. Nhưng nếu bị thất bại, chẵng buồn rầu. Không tự chúc thân trong thành công. . .Người chơn chánh xa xưa ngủ mà không mộng mị, thức giấc không lo lắng. Họ ăn uống đơn giản, họ thở sâu sắc. . .Người chơn chánh xa xưa không thèm khác gì ngoài đời, không sợ hải cái chết. Họ chào đời mà không vui mừng. Họ ra đi, trong tầm mắt, không miển cưỡng, kháng cự. Đến đi dể dàng. Họ đã không quên đến từ đâu, cũng không hỏi đi đến đâu. Không bị lôi cuốn một cách khốc liệt, vật vả với đời để mưu sinh. Họ chào đón đời sống như nó đến, hân hoan; Chấp nhận cái chết khi tới lúc, không quan tâm đến; và chết thì hết, chỉ trong tầm mắt. Họ không có tâm biện hộ Đạo là gì. Họ không cố gắng, bằng trù tính xoay xở chính họ, để hổ trợ cùng với Đạo. Đây là những người ta gọi là chơn chính. Tâm giải thoát, tư tưởng chẵng chướng ngại, lông mày, cái trán được gội rửa sạch, gương mặt tỉnh lặng yên bình. Họ có mát mẻ, điềm đạm không? Mát mẻ, điềm đạm như là mùa thu. Họ có nóng không? Nhưng không nóng hơn không khí mùa xuân. Tất cả những gì xuất phát từ trong họ đến đi một cách trầm lặng tự nhiên, giống như thời tiết bốn mùa.

Hỏi: Như thế nào là xử dụng năng lực mà không cố gắng?

Đáp: Năng lực một cách chính xác là không cố gắng; chỉ cần ngồi lại chánh niệm trong hiện tại. Một vài bạn cũng đã có kinh nghiệm rồi, trong sự tăng trưởng chánh niệm, không bị lôi cuốn vào phóng tâm hay khái niệm. Khi tâm ở khoảng trống đó, chẵng có gì cần phải làm. Lúc bạn tọa thiền, chỉ thuần tọa thiền thôi, và bạn ý thức một cách không cố gắng bất cứ chuyện gì đang xãy ra.

Hỏi: Tôi thấy hình như tôi bị thất niệm vẩn vơ. Nhưng còn nhẩn nại, nhìn về tương lai, tôi đang chờ nó chấm dứt, hầu như là đó là tất cả tôi có thể làm. . .

Có tuệ Minh sát cái đến từ sự biết ra rằng người đó đang mơ mộng. Ngay cả khi một ánh chớp loé lên nhận thấy được tâm phiêu bạt kia chứng tỏ rằng ta có khả năng sống mà không dính mắc vào khái niệm và bóng dáng của nó.

Hỏi: Chọn một đời sống như thế nào để trở nên hữu dụng?

Nó có thể được làm từ ý thức phân tích ra những cần thiết thích đáng cho cuộc sống, hơn là khoe khoang, làm đẹp cái tôi. Thay vì đáp ứng một vài điển hình cho bản thân, ta có thể chỉ làm cái gì thích đáng nhất trong hiện tại, có lòng phục vụ chúng sanh cái được động viên bằng tình thương và lòng từ. Rồi một cách đơn giản và dể dàng tự nó tương chuyển làm việc. Chẵng có gì đặc biệt để làm, để là, để có.

Hỏi: Còn về tính toán cái cần phải giải quyết?

Tâm tính toán đang xãy ra ngay lúc đó. Ý thức rằng đang có tâm tính toán trong hiện tại. Hiện diện với những gì đang xãy ra, xử dụng biến trình suy diển và toàn bộ hệ thống ý niệm trong đời sống giao tế với thế gian, nhưng vẩn ở một vị trí ý thức nó chỉ là tạm thời thôi. Hành động mà không dính mắc đến kết quả của hành động.

Hỏi: Khi tôi nói chuyện tôi có quá nhiều ý kiến về những cái tôi muốn nói. Tôi muốn biết nó như thế nào khi ta thật sự lắng nghe và nói chuyện trong chánh niệm?

Chỉ còn một các để khám phá ra. Đó là một công án thiền. Một Thiền sư cho học trò một công án về chữ không và người học trò đó, ngồi trên tọa cụ, và tiếp tục lầm thầm “Không, Không, Không. . .tôi sẽ nói với ông ta khi ông ta hỏi tôi nó có ý nghĩa gì?. . .Không, Không. .” Hay bất cứ công án nào. Anh ta vào trình pháp với vị thầy và suy nghĩ lung tung, ” Tôi sẽ nói gì đây?” Khi vị thầy hỏi anh ta anh đã giải đáp công án Không chưa, anh ta dò dẫm vòng vòng với câu trả lời. Lập tức vị thầy đánh trên đầu anh. Anh đã không có mặt hoàn toàn trong hiện tại. Câu trả lời đến công án thì không phải là câu trả lời chút nào, ngoại trừ ý thức một cách trọn vẹn trong hiện tại. Bất cứ một giải đáp toàn vẹn nào mà không kẹt bản ngã, đó chính là câu trả lời đúng nhất. Hỏi chính là trả lời. Cái chúng ta đang tìm là cái đang tìm. Nó thể hiện lúc nầy trong hiện tại. Nhưng tâm chúng ta, cái bị điều kiện hóa nặng nề, luôn luôn moi móc kiến thức khái niệm để giải đáp công án. Khi tôi biết câu trả lời, vậy là tôi đã có “nó.” Đó là lúc bạn bị đánh trúng đầu. Đang bị đánh trúng đầu là trong giây phút hiện tại, nó đang xãy ra ngay tại đây.

Hỏi: Còn nghe nhạc thì như thế nào?

Âm nhạc là một thí dụ tốt, nếu bạn rời khỏi hiện tại, bạn đã mất nó rồi! Nếu bạn đang nghe nhạc và tâm bắt đầu suy nghĩ, nhạc đâu dừng lại để chờ bạn; lúc đang suy nghĩ, là lúc không lắng nghe. Nó có thể là một tập luyện tốt để trụ vào dòng tương chuyển của âm nhạc. Nếu để ý kỷ, bạn sẽ thấy vô thường thì thật rỏ rệt. Âm nhạc không phải là một thể đồng nhất mà là một dây chuyền liên tiếp trổi lên và biến đi.

Hỏi: Hình như có sự khác biệt rỏ rệt giửa ý thức và thể nhập vào một cái gì. Tôi có thể bị mê mệt trong âm nhạc, mất luôn cả chánh niệm; có thể ngay lúc đó, không ý thức được hiện tiền.

Đó là sự khác biệt giửa định và chánh niệm. Bạn có thể định tâm một chổ trên nhạc nhưng không nhiều chánh niệm, mặc dù chánh niệm vẩn còn đó. Cái nổi bật hẳn lên là nhân tố trụ một điểm, tâm không bị lung lạc. Cộng vào đó chánh niệm sắt bén và đó bạn có được trọn vẹn hành tập.

Hỏi: Ta thanh lọc thân ta như thế nào?

Toàn bộ nét đẹp của hành tập là ý thức chính nó là cái được thanh lọc. Nó không phải thành lập ra một chương trình đích thực nào cho ai, “tôi sẽ được thanh lọc,” cái nầy có hơi tương phản. Ý thức được chuyện gì xãy ra trong hiện tại là cái đang được thanh lọc để chẵng có gì gọi là được, không gì đặc biệt để làm hay phải có; chỉ ngồi lại với bình tâm với chánh niệm.

Hỏi: Vài bật vĩ nhân lớn qua các thế hệ đã để lại những lời huấn thị, sách được viết ra,chơi nhạc, sáng tạo kỳ họa và những cái tương tự; bộ không phải những cái đó biểu hiện lên chính họ sao?

Khi bạn đang vô hình (vô ngã), khi không còn tác ý, luyến ái để làm gì, để là gì, đó là lúc thật sự bạn có thể làm, có thể là, hay có thể là tất cả. Quả thật rằng rất nhiều chúng sanh giác ngộ vĩ đại nhất, biểu lộ được sự hiểu biết của họ rất là thanh thoát, không qua suy nghĩ, biểu lộ được Pháp, qua nghệ thuật hội họa, văn chương thi phú; nhưng không phải với thái độ khoe khoang. Nó cũng là một phần của sự rộng mở, biểu lộ hành động trực giác ngay tức thời, nhưng không phải đến từ cái tôi hay bản ngã hay “hảy nhìn vào đây.” nhiều vị Thiền sư đã là họa sỹ, nhà thơ; nhưng những văn chương, hội họa, sáng tạo đó, đến từ vô ngã.

Hỏi: Ta có thể còn ước nguyện để làm việc gì, để giúp người khác, mà không có vị kỷ cá nhân?

Có một khó khăn trong xử dụng nghĩa học danh từ “ước nguyện” để phản ảnh hai tình trạng khác nhau. Một cái là luyến ái tham và chấp thủ ở một việc gì và cái kia là động năng mong muốn. Động năng mong muốn nầy có thể xuất phát từ vô ngã, từ trí tuệ, từ tình thương, lòng từ. Loại động năng nầy thì khác xa hành động xuất phát từ chấp thủ, hay khái niệm bản ngã. Đức Phật sau khi chứng ngộ, đã giãng dạy 45 năm. Đã làm được không biết bao nhiêu việc rồi, nhưng không có ai đàng sau đó cả. Nó đã là Pháp phơi bày trọn vẹn. Vậy thì trong đời sống ta, mọi người sẽ phơi bày Pháp theo cách riêng từng người, biểu hiện cá nhân tính, bản chất tự nhiên của ta. Nếu ta có thể làm như vậy mà không có cảm giác “tôi phải làm như vậy để trở thành, để là nổi tiếng hay giầu có,” thừa nhận nó để nó tự phơi bày trong hiện tại, rồi việc gì cũng trở nên có thể. Nó là sự mở rộng vô cùng vào trong tự do. Nếu ta không bám vào ý tưởng cái tôi và khái niệm tự ngã, vậy ta vẫn giữ được trực giác và ứng phó thích đáng đến hoàn cảnh đổi thay. Nếu ta có vài ý niệm về bản thần ta, là một chiều hướng cố định, khái niệm đó hoạt động như miếng vải bịt mắt và ta đi vào con đường nhỏ hẹp bị độc đoán bởi những khái niệm, ý tưởng riêng biệt, mà không phải là sự đối ứng đến hoàn cảnh thay đổi chung quanh ta. Nếu ta luôn rộng mở và dể tiếp thu, trọn vẹn biến trình trở nên một khối hòa hợp tác động lẫn nhau. Không cần phải giới hạn bản thân do vì ý niệm cái tôi. Trụ nơi hằng chuyển. Trụ ở nơi rộng mở.