Đọc Hiểu Pali – Bài Học Số 18 – Tỳ Khưu Thiện Hảo (bhikkhu Vāyāma)
BUỔI HỌC 17 & 18: KINH CHUYỂN PHÁP LUÂN (tiếp theo)
Thứ Ba & Năm, 06 & 08-10-2020
Bảng viết tắt
- nt nam tính
- nut nữ tính
- trut trung tính
- tt tính từ
- trt trạng từ
- đt động từ
- đat đại từ
- bbqkpt (ddt) bất biến quá khứ phân từ (danh động từ)
- qkpt quá khứ phân từ
- si số ít
- sn số nhiều
- têr tên riêng
- bbt bất biến từ
- cc chủ cách
- đc đối cách
- ccc công cụ cách
- tc tặng cách
- xxc xuất xứ cách
- shc sở hữu cách
- vtc vị trí cách
- hc hô cách
- khnc khả năng cách
- khnpt khả năng phân từ
- htpt hiện tại phân từ
- lt liên từ
Dhammacakkappavattanasutta
1. Anuttaraṃ abhisambodhiṃ, sambujjhitvā tathāgato; paṭhamaṃ yaṃ adesesi, dhammacakkaṃ anuttaraṃ. Tathāgato anuttaraṃ abhisambodhiṃ sambujjhitvā yaṃ paṭhamaṃ anuttaraṃ dhammacakkaṃ adesesi.
(Sau khi đã giác ngộ Chánh trí tối thượng, đức Như Lai đã thuyết pháp luân vô thượng lần đầu tiên.)
Sau khi đã giác ngộ,
Chánh giác trí tối thượng,
Thế Tôn thuyết lần đầu,
Về Pháp luân tối thượng.
2. Sammadeva pavattento, loke appaṭivattiyaṃ; yathākkhātā ubho antā, paṭipatti ca majjhimā. Loke appaṭivattiyaṃ sammadeva pavattento ubho antā majjhimā paṭipatti ca yathākkhātā.
(Khi đang chuyển vận (pháp ấy) chưa từng có trên đời, (đức Như Lai) đã nói về hai phần cực đoan và phương pháp Trung đạo.)
Khi chuyển vận Pháp ấy,
Chưa hề có trên đời,
Thế Tôn đã nói về
Hai cực đoan, trung đạo.
3. Catūsvāriyasaccesu, visuddhi-ñāṇa-dassanaṃ; desitaṃ dhammarājena, sammāsambodhi-kittanaṃ. Catūsvāriyasaccesu dhammarājena desitaṃ visuddhi-ñāṇa-dassanaṃ sammāsambodhi-kittanaṃ.
(Đấng Pháp vương đã nói về tri kiến thanh tịnh trong Tứ đế, xin tán dương sự chánh giác (ấy).)
Bậc Pháp vương đã thuyết,
Về tri kiến thanh tịnh,
Trong bốn loại Thánh đế,
Xin tán dương trí ấy.
4. Nāmena vissutaṃ suttaṃ, dhammacakkappavattanaṃ; veyyākaraṇa-pāṭhena, saṅgītan-tam-bhaṇāmase. ‘Dhammacakkappavattanaṃ’ nāmena veyyākaraṇapāṭhena saṅgītaṃ vissutaṃ suttaṃ, taṃ bhaṇāmase.
(Chúng ta hãy tụng đọc bài kinh nổi tiếng được kết tập bằng đoạn kinh ký thuyết với tên gọi ‘Dhammacakkappavattana’.)
Chúng ta hãy tụng đọc,
Kinh nổi tiếng với tên,
‘Sự chuyển vận Pháp luân,’
Được kết tập, truyền lại,
Bằng đoạn kinh ký thuyết.
Ngữ vựng:
dhamma (trut): Pháp [Theo Buddhaghosa trong DA.i,99, dhamma có 4 nghĩa là: (1) guṇa – phẩm chất, đức hạnh; (2) desanā – Pháp & Luật; (3) pariyatti – 9 phần giáo Pháp của Phật; và (4) nissatta-nijjīvata – pháp hữu vi. Hoặc trong DhsA.38, dhamma cũng có 4 nghĩa là: (1) pariyatti – Pháp được giảng; (2) hetu – duyên (hetumhi ñāṇa’dhammapaṭisambhidā); (3) guṇa – phẩm chất; và (4) nissatta-nijjīvata – pháp hữu vi]
cakka (trut): bánh xe
pavattana (trut): sự tiến về trước
sutta (trut): Kinh
anuttara (tt): cao thượng/quý, vô song, xuất sắc, ưu việt
abhisambodhi (nut): sự chánh giác cao quý
sambujjhati (saṃ+√budh+ya+ti): hiểu thấu, biết toàn diện, chánh giác
deseti (√dis+e+ti): giảng, thuyết, dạy dỗ
sammadeva (bbt): đúng đắn, thích đáng (samma+eva)
pavatteti (đt nguyên nhân của pavattati): bắt đầu, khiến cho lăn, khiến được biết rộng rãi
loka (nt): thế gian/giới, cõi đời
paṭivattiya (bbqkpt của paṭivatteti): sau khi lăn/quay lại. (tt): được quay, được lăn ngược lại
yathākkhāta = yathā (trat) giống, liên quan đến+akkhāta (qkpt của akkhāti) được nói/ tuyên bố
ubho (tt) cả hai
antā (nt): sự trái ngược, thái cực
paṭipatti (nut): phương pháp, hạnh kiểm, sự thực hành, tư cách đạo đức
majjhima (tt): giữa, trung dung, vừa phải
ariyasacca = ariya (tt) cao quý+sacca (trut) sự thật
visuddhi (nut): sự thanh tịnh/thánh thiện
ñāṇadassana (biết và thấy, sự thấu suốt khởi sanh từ trí tuệ) = ñāṇa (trut) trí tuệ, sự nhận biết + dassana (trut) sự thấu suốt, minh sát
dhammarājā (nt): Pháp vương
kittana (trut từ kitteti): sự tán dương/ca tụng
vissuta (tt): nổi tiếng, lừng danh
nāma (trut): danh, tên gọi
veyyākaraṇapāṭha = veyyākaraṇa (trut) sự giải thích/trả lời + pāṭha (nt) đoạn kinh
saṅgīta (qkpt của saṅgāyati): đã được tụng đọc/tuyên bố/thiết lập thành Kinh điển.
bhaṇāmase (dạng Mệnh lệnh xưa của bhaṇati): chúng ta cùng tụng đọc
5. Evamme sutaṃ. Ekaṃ samayaṃ bhagavā bārāṇasiyaṃ viharati isipatane migadāye. Tatra kho bhagavā pañcavaggiye bhikkhū āmantesi – Dveme, bhikkhave, antā pabbajitena na sevitabbā. Katame dve? Yo cāyaṃ (a+ayaṃ) kāmesu kāmasukhallikānuyogo hīno gammo pothujjaniko anariyo anatthasaṃhito, yo cāyaṃ attakilamathānuyogo dukkho anariyo anatthasaṃhito. Ete kho, bhikkhave, ubho ante anupagamma majjhimā paṭipadā tathāgatena abhisambuddhā cakkhukaraṇī ñāṇakaraṇī upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati.
(Tôi đã được nghe như vầy. Một thời/thuở nọ, đức Thế Tôn trú tại Vườn Nai, ở Isipatana, trong xứ Bārāṇasī. Rồi ở đó, Thế Tôn đã gọi nhóm 5 vị tỳ-khưu: ‘Này các tỳ-khưu, có hai cực đoan này mà bậc xuất gia không nên hành theo.’ Hai (cực đoan ấy) là gì? Sự say đắm trong phiền não dục lạc, thấp hèn, thường tình, thuộc phàm phu, không thuộc Thánh nhân, không đem đến lợi ích; và sự tự hành hạ khiến đau khổ, không thuộc Thánh nhân, không đem đến lợi ích. Này các tỳ-khưu, sau khi từ bỏ hai cực đoan ấy, phương pháp Trung đạo khiến tác thành mắt, tác thành trí mà được Như Lai chánh giác (sẽ) dẫn đến sự an tịnh, thắng trí, giác ngộ, và Níp-bàn.)
6. ‘Katamā ca sā, bhikkhave, majjhimā paṭipadā tathāgatena abhisambuddhā cakkhukaraṇī ñāṇakaraṇī upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati? Ayameva ariyo aṭṭhaṅgiko maggo, seyyathidaṃ – sammādiṭṭhi sammāsaṅkappo sammāvācā sammākammanto sammāājīvo sammāvāyāmo sammāsati sammāsamādhi. Ayaṃ kho sā, bhikkhave, majjhimā paṭipadā tathāgatena abhisambuddhā cakkhukaraṇī ñāṇakaraṇī upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati.
(Này các tỳ-khưu, gì là phương pháp Trung đạo ấy khiến tác thành mắt, tác thành trí mà được Như Lai chánh giác (sẽ) dẫn đến sự an tịnh, thắng trí, giác ngộ, và Níp-bàn? Chính là Thánh đạo này gồm tám phần, tức là: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, và chánh định. Này các tỳ-khưu, đây là phương pháp Trung đạo ấy khiến tác thành mắt, tác thành trí mà được Như Lai chánh giác (sẽ) dẫn đến sự an tịnh, thắng trí, giác ngộ, và Níp-bàn.)
Ngữ vựng:
evaṃ (trt): như vậy
me (đat, ccc, si): bởi tôi
sutta (qkpt của suṇāti): đã được nghe
ekaṃ samayaṃ (thng): một thời/thuở nọ/dịp nọ
samaya (nt, đc, si): thời, lúc, dịp
bhagavā (tt, cc, si): Thế Tôn
viharati (vi+√har+a+ti): sống, trú ngụ
migadāya = miga (nt) con nai + dāya (trut) khu rừng
kho (bbt): thật vậy
vaggiya (tt): thuộc nhóm
āmanteti (ā+√mant+e+ti): kêu, gọi, mới, nói với
anta (nt): thái cực, điều xấu nhất/cuối cùng, phần cực đoan
pabbajita (qkpt, nt) bậc xuất gia, tu sĩ
sevati (√sev+a+ti): thực hành, sử dụng
katama (tt): gì, cái nào
kāmasukhallikānuyoga = kāma (nt, trut) dục lạc + sukha (tt) vui thích, hoan hỷ + allika (tt) thuộc phiền não + anuyoga (nt) sự áp dụng/thực hành về/bám chấp theo, tuỳ phối
hīna (tt): thấp hèn, đê tiện
gamma (tt): thường tình, thông thường
pothujjanika (tt): thuộc phàm phu
anatthasaṃhita = na + attha (nt) lợi ích + saṃhita (tt) có được
attakilamathānuyoga = atta (nt) tự ngã + kilamatha (nt) sự mệt mỏi/kiệt sức + anuyoga
eta (đat): đó, ấy
anupagamma (bbqkpt của anupagacchati): quay lưng lại, không bám chấp
abhisambuddha (qkpt của abhisambujjhati): được chánh giác/hiểu biết toàn diện
cakkhukaraṇī = cakkhu (trut) mắt +karaṇī (nt) người làm/khiến thành
ñāṇakaraṇī = ñāṇa (trut) trí + karaṇī
upasama (nt): sự an tịnh/vắng lặng
abhiññā (nut): thắng trí, trí tuệ đặc biệt
sambodha (nt): sự giác ngộ/thức tỉnh
nibbāna (trut): Níp-bàn
saṃvattati (saṃ+√vat+a+ti): dẫn/hướng đến
paṭipadā (nut): con đường, phương pháp, phương cách
aṭṭhaṅgika = aṭṭha (tt) 8 + aṅgika (tt) gồm… phần
magga (nt): con đường, đạo lộ
seyyathidaṃ (bbt): như sau, tức là
sammādiṭṭhi = sammā (bbt) chân chánh, đúng đắn + diṭṭhi (nut) quan điểm, niềm tin, học thuyết
sammāsaṅkappa = sammā + saṅkappa (nt) ý nghĩ, tư tưởng
sammāvācā = sammā + vācā (nut) lời nói, ngôn từ
sammākammanta = sammā + kammanta (trut) hành động, công việc, nghiệp
sammāājīva = sammā + ājīva (nt) sinh kế, cách kiếm sống
sammāvāyāma = sammā + vāyāma (nt) sự siêng năng, tinh tấn/cần
sammāsati = sammā + sati (nut) sự ghi nhớ/nhận biết/tỉnh táo, niệm
sammāsamādhi = sammā +samādhi (nt) sự tập trung, định
7. ‘Idaṃ kho pana, bhikkhave, dukkhaṃ ariyasaccaṃ – jātipi dukkhā, jarāpi dukkhā, byādhipi dukkho, maraṇampi dukkhaṃ, appiyehi sampayogo dukkho, piyehi vippayogo dukkho, yampicchaṃ na labhati, tampi dukkhaṃ – saṃkhittena pañcupādānakkhandhā dukkhā honti. Idaṃ kho pana, bhikkhave, dukkhasamudayaṃ ariyasaccaṃ – yāyaṃ taṇhā ponobbhavikā nandirāgasahagatā tatratatrābhinandinī, seyyathidaṃ – kāmataṇhā, bhavataṇhā, vibhavataṇhā. Idaṃ kho pana, bhikkhave, dukkhanirodhaṃ ariyasaccaṃ – yo tassāyeva taṇhāya asesavirāganirodho cāgo paṭinissaggo mutti anālayo. Idaṃ kho pana, bhikkhave, dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ – ayameva ariyo aṭṭhaṅgiko maggo, seyyathidaṃ – sammādiṭṭhi sammāsaṅkappo sammāvācā sammākammanto sammāājīvo sammāvāyāmo sammāsati sammāsamādhi.
(Lại nữa, này các tỳ-khưu, đây là Thánh đế về khổ – sanh cũng là khổ, già cũng là khổ, bệnh cũng là khổ, chết cũng là khổ, gần những vật/người đáng ghét cũng là khổ, xa những vật/người đáng yêu cũng là khổ, không được thứ mong muốn cũng là khổ – tóm lại, năm uẩn bị chấp thủ/ngũ thủ uẩn là khổ. Lại nữa, này các tỳ-khưu, đây là Thánh đế về nhân sanh khổ – Tham ái trong ai còn dẫn đến tái sanh, câu hữu/khởi sanh cùng/đồng sanh với hỷ và tham, vui thích kiếp này kiếp khác, tức là – Dục ái, hữu ái và phi hữu ái. Lại nữa, này các tỳ-khưu, đây là Thánh đế về sự diệt khổ – Ai mà có sự đoạn diệt, ly tham hoàn toàn, sự xả ly, sự dứt bỏ, sự giải thoát và sự không chấp trước đối với tham ái ấy. Lại nữa, này các tỳ-khưu, đây là Thánh đế về phương pháp dẫn đến đoạn tận khổ – Chính là Thánh đạo này gồm tám phần, tức là: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, và chánh định.)
Ngữ vựng:
kho pana (bbt): rồi
pana ‘phân từ đối lập’ như: ca pana (nhưng, trái lại), atha ca pana (và còn), na kho pana (chắc chắn không), vā pana (hoặc cái khác); ‘phân từ nghi vấn’ (rồi, bây giờ); ‘liên từ’ (và, và giờ, hơn nữa, ngoài ra)
dukkha (tt): đau khổ, khó chịu
jātipi = jāti (nut) sự sanh/tái sanh + pi (bbt) cũng
jarā (nut): sự già nua
byādhi (nt): sự bệnh tật
maraṇa (trut): cái chết
appiya = na+piya (tt) ưa thích, đáng yêu
sampayoga (nt): sự liên kết/hợp nhất
vippayoga (nt): sự không liên kết/tách biệt
yampicchaṃ = yaṃ+icchaṃ (tt) mong muốn, khao khát
saṃkhitta (qkpt của saṅkhipati): rút gọn, tóm lược
pañcupādānakkhandha = pañca + upādāna (trut) sự chấp thủ/bám bíu + khandha (nt) nhóm, khối, uẩn
samudaya (nt): sự khởi sanh, nguồn gốc, căn nguyên
yāyaṃ (đat): trong ai
taṇhā (nut): tham ái, sự thèm khát/dính mắc
ponobbhavika (từ punabbhava, tt): dẫn đến tái sanh
nandirāgasahagata = nandi (nut) sự vui thích/sướng + rāga (nt) ái dục, sự say đắm + sahagata (tt) đồng sanh, câu hành, đi cùng với
tatratatrābhinandinī = tatratatra (trt) đây đó + abhinandin (tt) tầm cầu, vui thích
kāmataṇhā (nut): dục ái
bhavataṇhā (nut): hữu ái
vibhavataṇhā (nut): phi hữu ái
nirodha (nt): sự diệt tắt/chấm dứt
tassāyeva (đối với chính cái đó) = tassa+(y)+eva
asesa (tt): tất cả, hoàn toàn
cāga (nt): sự xả ly
paṭinissagga (nt): sự từ bỏ
mutti (nut): sự giải thoát
anālaya = na+ālaya (nt) tham đắm, chấp thủ/trước
gāmin (tt): dẫn đến
8. ‘Idaṃ dukkhaṃ ariyasacca’nti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi. ‘Taṃ kho panidaṃ dukkhaṃ ariyasaccaṃ pariññeyya’nti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi. ‘Taṃ kho panidaṃ dukkhaṃ ariyasaccaṃ pariññāta’nti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.
(‘Đây là Thánh đế về khổ’, này các tỳ-khưu, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe (khiến) nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh. ‘Lại nữa, đây là Thánh đế về khổ ấy cần được thấu triệt/biến tri’, này các tỳ-khưu, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe (khiến) nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh. ‘Lại nữa, đây là Thánh đế về khổ ấy đã được thấu triệt/biến tri’, này các tỳ-khưu, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe (khiến) nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh.)
9. ‘Idaṃ dukkhasamudayaṃ ariyasacca’nti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi. ‘Taṃ kho panidaṃ dukkhasamudayaṃ ariyasaccaṃ pahātabba’nti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi. ‘Taṃ kho panidaṃ dukkhasamudayaṃ ariyasaccaṃ pahīna’nti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.
(‘Đây là Thánh đế về nhân sanh khổ’, này các tỳ-khưu, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe (khiến) nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh. ‘Lại nữa, đây là Thánh đế về nhân sanh khổ ấy cần được đoạn trừ’, này các tỳ-khưu, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe (khiến) nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh. ‘Lại nữa, đây là Thánh đế về nhân sanh khổ ấy đã được đoạn trừ’, này các tỳ-khưu, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe (khiến) nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh.)
10. ‘Idaṃ dukkhanirodhaṃ ariyasacca’nti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi. ‘Taṃ kho panidaṃ dukkhanirodhaṃ ariyasaccaṃ sacchikātabba’nti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi. ‘Taṃ kho panidaṃ dukkhanirodhaṃ ariyasaccaṃ sacchikata’nti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.
(‘Đây là Thánh đế về sự diệt khổ’, này các tỳ-khưu, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe (khiến) nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh. ‘Lại nữa, đây là Thánh đế về sự diệt khổ ấy cần được chứng đạt/ngộ’, này các tỳ-khưu, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe (khiến) nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh. ‘Lại nữa, đây là Thánh đế về sự diệt khổ ấy đã được chứng đạt/ngộ’, này các tỳ-khưu, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe (khiến) nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh.)
11. ‘Idaṃ dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasacca’nti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi. ‘Taṃ kho panidaṃ dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ bhāvetabba’nti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi. ‘Taṃ kho panidaṃ dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ bhāvita’nti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.
(‘Đây là Thánh đế về phương pháp dẫn đến sự diệt khổ’, này các tỳ-khưu, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe (khiến) nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh. ‘Lại nữa, đây là Thánh đế về phương pháp dẫn đến sự diệt khổ ấy cần được tu tập/thực hành’, này các tỳ-khưu, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe (khiến) nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh. ‘Lại nữa, đây là Thánh đế về phương pháp dẫn đến sự diệt khổ ấy đã được tu tập/thực hành’, này các tỳ-khưu, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe (khiến) nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh.)
Ngữ vựng:
pubba (tt): trước, trước đây
ananussuta = na + anussuta (qkpt của anussuṇāti) đã nghe
cakkhu (trut): mắt
udapādi (bđk của uppajjati): đã khởi/phát sanh
ñāṇa (trut): minh sát, sự thấu triệt, trí
paññā (nut): sự hiểu biết/sáng suốt, minh sát, tuệ
vijjā (nut): trí tuệ cao tột, minh
āloka (nt): ánh sáng
pariññeyya (tt): có thể hiểu thấu/nhận thức toàn diện, cần được biến tri
pariññāta (qkpt của parijānāti): đã được hiểu thấu/nhận thức toàn diện, đã được biến tri
pahātabba (khnpt của pajahati): cần/đáng được đoạn trừ /từ bỏ
pahīna (qkpt của pajahati): đã được đoạn trừ /từ bỏ
sacchikātabba (khnpt của sacchikaroti): cần/đáng được chứng ngộ
sacchikata (qkpt của sacchikaroti): đã được chứng ngộ
bhāvetabba (khnpt của bhāveti): cần/đáng được tu tập/làm tăng trưởng
bhāvita (qkpt của bhāveti): đã được tu tập/làm tăng trưởng
Nhóm tổ chức lớp Đọc hiểu Pāḷi
—————————————
Email: dochieupali@gmail.com
FB: www.facebook.com/groups/dochieupali
Zalo: https://zalo.me/g/tswjmg798
Tổng hợp tài liệu: Đọc Hiểu Pali – Tổng Hợp Link & Tài Liệu Bài Học – Tỳ Khưu Thiện Hảo (BHIKKHU VĀYĀMA)
* Tài liệu này để các học viên trong lớp Đọc Hiểu Pali do Sư Thiện Hảo hướng dẫn tham khảo. Do sự thỉnh mời của một số quý vị thiền sinh mong muốn học tiếng Pali, đây là lớp đầu tiên Sư Thiện Hảo giảng dạy online, và tài liệu này không tránh khỏi có những chỗ chưa hoàn thiện, thậm chí có những chỗ sai ngoài ý muốn. Chúng tôi kính mong quý vị hoan hỷ góp ý để tài liệu và lớp học được hoàn thiện tốt hơn. Nguyện Dhamma được trường tồn và đem lại lợi lạc cho phần đông.