Bài Giảng Khoá Thiền Vipassana – Ngày 5 (eng-vnese)
BÀI GIẢNG KHOÁ THIỀN VIPASSANA – NGÀY 5 (ENG-VNESE)
DAY FIVE DISCOURSE – the Four Noble Truths: suffering, the cause of suffering, the eradication of suffering, Five days are over; you have five more left to work. Make best use of the remaining days by working hard, with proper understanding of the technique. From observing respiration within a limited area, you have proceeded to observing sensations throughout the body. When one begins this practice it is very likely that one will first encounter gross, solidified, intensified, unpleasant sensations such as pain, pressure, etc. You had encountered such experiences in the past, but the habit pattern of your mind was to react to sensations, to roll in pleasure and reel in pain, remaining always agitated. Now you are learning how to observe without reacting, to examine the sensations objectively, without identifying with them. Pain exists, misery exists. Crying will not free anyone of misery. How is one to come out of it? How is one to live with it? A doctor treating a sick person must know what the sickness is, and what the fundamental cause of the sickness is. If there is a cause, then there must be a way out, by removing the cause. Once the cause is removed, the sickness will automatically be removed. Therefore steps must be taken to eradicate the cause. First one must accept the fact of suffering. Everywhere suffering exists; this is a universal truth. But it becomes a noble truth when one starts observing it without reacting, because anyone who does so is bound to become a noble, saintly person. When one starts observing the First Noble Truth, the truth of suffering, then very quickly the cause of suffering becomes clear, and one starts observing it also; this is the Second Noble Truth. If the cause is eradicated, then suffering is eradicated; this is the Third Noble Truth—the eradication of suffering. To achieve its eradication one must take steps; this is the Fourth Noble Truth—the way to end suffering by eradicating its cause. One begins by learning to observe without reacting. Examine the pain that you experience objectively, as if it is someone else’s pain. Inspect it like a scientist who observes an experiment in his laboratory. When you fail, try again. Keep trying, and you will find that gradually you are coming out of suffering. Every living being suffers. Life starts with crying; birth is a great suffering. And anyone who has been born is bound to encounter the sufferings of sickness and old age. But no matter how miserable one’s life may be, nobody wants to die, because death is a great suffering. Throughout life, one encounters things that one does not like, and is separated from things that one likes. Unwanted things happen, wanted things do not happen, and one feels miserable. Simply understanding this reality at the intellectual level will not liberate anyone. It can only give inspiration to look within oneself, in order to experience truth and to find the way out of misery. This is what Siddhattha Gotama did to become a Buddha: he started observing reality within the framework of his body like a research scientist, moving from gross, apparent truth to subtler truth, to the subtlest truth. He found that whenever one develops craving, whether to keep a pleasant sensation or to get rid of an unpleasant one, and that craving is not fulfilled, then one starts suffering. And going further, at the subtlest level, he found that when seen with a fully collected mind, it is clear that attachment to the five aggregates is suffering. Intellectually one may understand that the material aggregate, the body, is not ‘I’, not ‘mine’, but merely an impersonal, changing phenomenon which is beyond one’s control; actually, however, one identifies with the body, and develops tremendous attachment to it. Similarly one develops attachment to the four mental aggregates of consciousness, perception, sensation, reaction, and clings to them as ‘I, mine’ despite their constantly changing nature. For conventional purposes one must use the words ‘I’ and ‘mine’, but when one develops attachment to the five aggregates, one creates suffering for oneself. Wherever there is attachment, there is bound to be misery, and the greater the attachment, the greater the misery. There are four types of attachment that one keeps developing in life. The first is attachment to one’s desires, to the habit of craving. Whenever craving arises in the mind, it is accompanied by a physical sensation. Although at a deep level a storm of agitation has begun, at a superficial level one likes the sensation and wishes it to continue. This can be compared with scratching a sore: doing so will only aggravate it, and yet one enjoys the sensation of scratching. In the same way, as soon as a desire is fulfilled, the sensation that accompanied the desire is also gone, and so one generates a fresh desire in order that the sensation may continue. One becomes addicted to craving and multiplies one’s misery. Another attachment is the clinging to ‘I, mine’, without knowing what this ‘I’ really is. One cannot bear any criticism of one’s ‘I’ or any harm to it. And the attachment spreads to include whatever belongs to ‘I’, whatever is ‘mine’. This attachment would not bring misery if whatever is ‘mine’ could continue eternally, and the ‘I’ also could remain to enjoy it eternally, but the law of nature is that sooner or later one or the other must pass away. Attachment to what is impermanent is bound to bring misery. Similarly, one develops attachment to one’s views and beliefs, and cannot bear any criticism of them, or even accept that others may have differing views. One does not understand that everyone wears coloured glasses, a different colour for each person. By removing the glasses, one can see reality as it is, untinted, but instead one remains attached to the colour of one’s glasses, to one’s own preconceptions and beliefs. Yet another attachment is the clinging to one’s rites, rituals, and religious practices. One fails to understand that these are all merely outward shows, that they do not contain the essence of truth. If someone is shown the way to experience truth directly within himself but continues to cling to empty external forms, this attachment produces a tug-of-war in such a person, resulting in misery. All the sufferings of life, if examined closely, will be seen to arise from one or another of these four attachments. In his search for truth, this is what Siddhattha Gotama found. Yet he continued investigating within himself to discover the deepest cause of suffering, to understand how the entire phenomenon works, to trace it to its source. Obviously the sufferings of life—disease, old age, death, physical and mental pain—are inevitable consequences of being born. Then what is the reason for birth? Of course the immediate cause is the physical union of parents, but in a broader perspective, birth occurs because of the endless process of becoming in which the entire universe is involved. Even at the time of death the process does not stop: the body continues decaying, disintegrating, while the consciousness becomes connected with another material structure, and continues flowing, becoming. And why this process of becoming? It was clear to him that the cause is the attachment that one develops. Out of attachment one generates strong reactions, sankhārā, which make a deep impression on the mind. At the end of life, one of these will arise in the mind and will give a push to the flow of consciousness to continue. Now what is the cause of this attachment? He found that it arises because of the momentary reactions of liking and disliking. Liking develops into great craving; disliking into great aversion, the mirror image of craving, and both turn into attachment. And why these momentary reactions of liking and disliking? Anyone who observes himself will find that they occur because of bodily sensations. Whenever a pleasant sensation arises, one likes it and wants to retain and multiply it. Whenever an unpleasant sensation arises, one dislikes it and wants to get rid of it. Then why these sensations? Clearly they occur because of the contact between any of the senses and an object of that particular sense: contact of the eye with a vision, of the ear with a sound, of the nose with an odour, of the tongue with a taste, of the body with something tangible, of the mind with a thought or an imagination. As soon as there is a contact, a sensation is bound to arise, pleasant, unpleasant, or neutral. And what is the reason for contact? Obviously, the entire universe is full of sense objects. So long as the six senses—the five physical ones, together with the mind—are functioning, they are bound to encounter their respective objects. And why do these sense organs exist? It is clear that they are inseparable parts of the flow of mind and matter; they arise as soon as life begins. And why does the life flow, the flow of mind and matter, occur? Because of the flow of consciousness, from moment to moment, from one life to the next. And why this flow of consciousness? He found that it arises because of the sankhārā, the mental reactions. Every reaction gives a push to the flow of consciousness; the flow continues because of the impetus given to it by reactions. And why do reactions occur? He saw that they arise because of ignorance. One does not know what one is doing, does not know how one is reacting, and therefore one keeps generating sankhārā. So long as there is ignorance, suffering will remain. The source of the process of suffering, the deepest cause, is ignorance. From ignorance starts the chain of events by which one generates mountains of misery for oneself. If ignorance can be eradicated, suffering will be eradicated. How can one accomplish this? How can one break the chain? The flow of life, of mind and matter, has already begun. Committing suicide will not solve the problem; it will only create fresh misery. Nor can one destroy the senses without destroying oneself. So long as the senses exist, contact is bound to occur with their respective objects, and whenever there is a contact, a sensation is bound to arise within the body. Now here, at the link of sensation, one can break the chain. Previously, every sensation gave rise to a reaction of liking or disliking, which developed into great craving or aversion, great misery. But now, instead of reacting to sensation, you are learning just to observe equanimously, understanding, “This will also change.” In this way sensation gives rise only to wisdom, to the understanding of anicca. One stops the turning of the wheel of suffering and starts rotating it in the opposite direction, towards liberation. Any moment in which one does not generate a new sankhāra, one of the old ones will arise on the surface of the mind, and along with it a sensation will start within the body. If one remains equanimous, it passes away and another old reaction arises in its place. One continues to remain equanimous to physical sensations and the old sankhārā continue to arise and pass away, one after another. If out of ignorance one reacts to sensations, then one multiplies the sankhārā, multiplies one’s misery. But if one develops wisdom and does not react to sensations, then one after another the sankhārā are eradicated, misery is eradicated. The entire path is a way to come out of misery. By practising, you will find that you stop tying new knots, and that the old ones are automatically untied. Gradually you will progress towards a stage in which all sankhārā leading to new birth, and therefore to new suffering, have been eradicated: the stage of total liberation, full enlightenment. To start the work, it is not necessary that one should first believe in past lives and future lives. In practising Vipassana, the present is most important. Here in the present life, one keeps generating sankhārā, keeps making oneself miserable. Here and now one must break this habit and start coming out of misery. If you practice, certainly a day will come when you will be able to say that you have eradicated all the old sankhārā, have stopped generating any new ones, and so have freed yourself from all suffering. To achieve this goal, you have to work yourself. Therefore work hard during the remaining five days, to come out of your misery, and to enjoy the happiness of liberation. May all of you enjoy real happiness. May all beings be happy! |
BÀI GIẢNG NGÀY THỨ NĂM – Bốn sự thật cao thượng: Sự thật về khổ, sự thật về nguyên nhân của khổ, sự thật về sự đoạn diệt khổ và sự thật về con đường dẫn đến đoạn diệt khổ. Ngày thứ năm đã qua; quý vị còn năm ngày tu tập nữa. Hiểu biết đúng phương pháp tu tập, quý vị hãy cố gắng nỗ lực hành trì trong những ngày còn lại. Bắt đầu quán sát theo dõi hơi thở trong một khu vực giới hạn, quý vị đã thực tập quán sát những cảm thọ trên toàn thân. Khi bắt đầu quán sát, chúng ta sẽ tiếp xúc những cảm thọ thô, cứng ngắt, khốc liệt, chán ghét như cảm thọ đau, cảm thọ căng thẳng v.v… Trước đây, quý vị đã kinh qua những cảm thọ này, nhưng quý vị có thói quen phản ứng lại cảm thọ, đắm nhiễm cảm thọ lạc và vướng kẹt cảm thọ khổ, và quý vị luôn luôn bị khuấy động. Giờ đây quý vị đang hành trì phương cách quán sát mà không phản ứng lại, khảo sát các cảm thọ một cách khách quan, không đồng nhất với chúng nó. Đau khổ vẫn còn tồn tại và hiện hành. Khóc than sẽ không vơi đi đau khổ. Làm sao chúng ta đoạn trừ được khổ đau? Làm sao chúng ta sống với khổ đau? Một vị bác sĩ đang điều trị cho bệnh nhân, ông cần phải biết căn bịnh của bệnh nhân, và đâu là nguồn gốc của căn bệnh. Nếu tìm ra nguyên nhân của căn bệnh, bác sĩ cần phải có phương pháp trừ khử. Một khi nguyên nhân đã trừ khử rồi, căn bệnh tự động sẽ lành. Vì vậy chúng ta phải thực tập từng bước sau đây để loại trừ nguyên nhân. Trước hết chúng ta phải chấp nhận sự thật khổ. Khổ hiện hữu ở mọi nơi; sự thật này hiển bày ở tất cả. Nhưng chân lý về khổ trở thành sự thật chỉ khi chúng ta bắt đầu quán sát nó mà không phản ứng lại, bởi vì bất cứ ai thực hành như vậy chắc chắn sẽ trở thành một người cao thượng, một bậc thánh. Khi chúng ta bắt đầu quán sát sự thật tối thượng thứ nhất, sự thật về khổ, ngay khi đó nguyên nhân của khổ hiển bày rõ ràng, và chúng ta cũng bắt đầu quán sát nó. Đây là sự thật tối thượng thứ hai. Nếu nguyên nhân của khổ được đoạn trừ thì khổ cũng được đoạn trừ. Đây là sự thật tối thượng thứ ba – sự đoạn trừ khổ đau. Để đoạn trừ khổ, chúng ta phải tu tập những phương thức đoạn trừ khổ. Đây là sự thật tối thượng thứ tư – con đường dẫn đến chấm dứt khổ ngang qua việc đoạn trừ các nguyên nhân của nó. Chúng ta bắt đầu tập quán sát không phản ứng lại. Quý vị quán sát và chiêm nghiệm sự đau khổ của bản thân một cách khách quan, như thể quý vị đang quán sát sự đau khổ của người khác. Xem xét nó kỹ lưỡng như một nhà khoa học đang tiến hành cuộc thí nghiệm trong phòng thí nghiệm. Khi quý vị bị thất bại, hãy cố gắng trở lại. Luôn nỗ lực, và quý vị sẽ thấy quý vị đang đi dần ra khỏi khổ đau. Mọi chúng sanh đều phải chịu khổ đau. Cuộc đời khởi đầu bằng tiếng khóc; sanh là nỗi khổ lớn. Và bất cứ ai đã sinh ra thì ắt hẳn phải chịu những khổ đau của bệnh và tuổi già. Đời sống của chúng ta dù khổ thế nào đi nữa cũng không ai muốn chết, vì chết là nỗi khổ lớn. Suốt cuộc đời, chúng ta đối diện những gì mà chúng ta không thích, và bị tách xa những gì mà chúng ta thương mến. Những gì chúng ta không mong muốn lại đến, những gì chúng ta mong muốn lại không đến, và chúng ta cảm thấy đau khổ. Nếu chỉ hiểu biết sự thật khổ trên lĩnh vực tri thức, chúng ta không thể nào giải thoát khổ đau được. Tri thức chỉ có thể cung cấp chúng ta một động lực để tự nhìn lại chính mình, để chiêm nghiệm sự thật và tìm ra con đường thoát khổ. Đây là phương pháp mà Thái Tử Siddhatha Gotama thực hành để trở thành một vị Phật: Ngài đã bắt đầu quán sát thực tại ngay tự thân giống như một nhà nghiên cứu khoa học, di chuyển sự quán sát thực tại từ thô, bên ngoài đến thực tại vi tế hơn và cuối cùng là thực tại vi tế nhất. Ngài đã khám phá ra rằng bất cứ khi nào chúng ta sinh khởi tham ái, chấp thủ một cảm thọ lạc hoặc từ bỏ một cảm thọ bất lạc, và khi tham ái đó không được thỏa mãn, chúng ta bắt đầu khổ đau. Và xa hơn nữa, ở cấp độ vi tế nhất, khi chánh niệm quán sát, Ngài thấy rằng chính tham đắm năm thủ uẩn, năm tập hợp tạo thành thân này là khổ. Qua tư duy, chúng ta có thể hiểu rằng sắc uẩn hay thân thể, không phải là “Ta”, không phải “của Ta”, vì sắc uẩn chỉ là hiện tượng khách quan, nó luôn thay đổi vượt ngoài khả năng kiểm soát của chúng ta; tuy nhiên, trên thực tế, chúng ta đánh đồng chính mình với thân thể (sắc uẩn), và khởi tâm tham đắm nó. Tương tự chúng ta tập nhiễm tham đắm đối với bốn thủ uẩn còn lại: đó là thức uẩn, tưởng uẩn, thọ uẩn, hành uẩn, và chấp thủ chúng “là Ta”, “của Ta” cho dù bản chất của chúng luôn liên tục thay đổi. Vì mục đích tự lợi chúng ta quen dùng những từ “Ta” và “của Ta”, nhưng khi nào chúng ta tham đắm năm thủ uẩn thì khi đó chúng ta tạo ra đau khổ cho bản thân. Bất cứ nơi nào có tham đắm, nơi đó chắc chắn có đau khổ sinh ra, và tham đắm bao nhiêu thì khổ não sẽ bấy nhiêu. Có bốn loại tham luyến có mặt trong cuộc sống mà chúng ta luôn duy trì và phát triển chúng. Thứ nhất, do thói quen tham ái, chúng ta thường tham luyến những khát vọng. Bất cứ khi nào tâm tham ái sinh khởi, nó kết hợp với một thân cảm thọ. Mặc dầu ở độ sâu, tâm rung động đã phát sinh, ở cấp độ bên ngoài, chúng ta cũng khởi tâm thích thú và mong muốn cảm thọ tiếp tục còn mãi. Tham ái có thể ví như việc thích thú cào gãi một vết thương đang ngứa: cào gãi như vậy chỉ làm cho vết thương trầm trọng thêm, tuy nhiên chúng ta vẫn thích thú cảm thọ cào gãi ấy. Cũng như vậy, ngay khi khát ái được thỏa mãn, cảm thọ phối hợp với khát ái cũng tan biến, và cứ thế chúng ta tạo ra khát ái mới theo cách đó để cảm thọ có thể tiếp tục. Chúng ta đắm chìm trong tham ái và tạo thêm đau khổ cho chính mình. Một tham luyến khác là sự chấp thủ “cái Ta” và “cái của Ta”, không nhận ra thật thể “cái Ta” là gì. Chúng ta không thể chịu đựng bất cứ phê bình hoặc điều gì có hại đến “cái Ta”. Và sự tham luyến bao trùm lên bất cứ những gì liên quan đến “cái Ta” và “cái của Ta”. Tham luyến này sẽ không dẫn đến đau khổ nếu bất cứ những gì liên quan đến “cái của Ta” có thể tồn tại vĩnh viễn, và “cái Ta” cũng có thể tồn tại để vui thú mãi mãi với nó, nhưng theo qui luật tự nhiên, sớm muộn gì “cái Ta” hoặc “cái của Ta” cũng phải tuân theo qui luật vô thường. Tham luyến những gì thuộc vô thường, chắc chắn chúng sẽ mang lại khổ đau. Tương tự, chúng ta chấp thủ quan điểm và niềm tin của mình, và không thể chịu đựng nổi bất cứ sự phê bình chỉ trích nào, hoặc ngay cả chấp nhận những người khác quan điểm với chúng ta. Chúng ta không hiểu rằng mỗi người đang mang một cặp kính màu khác nhau. Thay vì tháo cặp kính màu ra, chúng ta sẽ thấy rõ sự thật như nó đang hiển bày, không bị che phủ, nhưng ở đây chúng ta vẫn cố chấp màu sắc của cặp kính, chấp giữ những định kiến và niềm tin cá nhân. Còn một tham luyến khác nữa là chúng ta chấp thủ vào những nghi lễ, hình thức, và các nghi thức hành trì của tôn giáo. Chúng ta sai lầm vì không biết rằng, tất cả những thứ này chỉ là hình thức bề ngoài và không chứa đựng gì cốt lõi của chân lý. Nếu một người được hướng dẫn phương pháp tu tập để kinh nghiệm trực tiếp sự thật ở bản thân nhưng anh ta vẫn tiếp tục chấp thủ những hình thức trống rỗng bề ngoài ấy, chấp thủ này sẽ tạo ra tranh đấu và khổ đau trong anh ta. Nếu được quán sát kỹ chúng ta sẽ thấy rằng tất cả khổ đau trong cuộc đời phát sinh từ một trong bốn tham chấp trên. Đây là những yếu tố mà Thái tử Siddhattha Gotama đã khám phá trong suốt hành trình tìm cầu chân lý. Vẫn chưa hết Ngài tiếp tục quát sát tự thân để khám phá nguyên nhân sâu xa của khổ đau, để hiểu và tìm ra căn nguyên của toàn bộ tiến trình vận hành. Dĩ nhiên, những nỗi khổ trong cuộc đời như sanh, già, chết, khổ đau của thân và tâm, là kết quả tất yếu của kiếp người trót đã được sinh ra. Như thế, nguyên nhân của sinh là gì? Dĩ nhiên, nguyên nhân trực tiếp của sinh là sự phối hợp sinh lý của cha mẹ, nhưng xét trên phương diện rộng hơn, sinh xảy ra vì tiến trình liên kết hình thành của toàn bộ vũ trụ. Ngay lúc chết tiến trình sinh vẫn không chấm dứt: nghĩa là thân thể tiếp tục suy mòn, tiếp tục phân rã, trong khi tâm thức đã nối kết với một thân thể mới, và tiếp tục dòng vận hành sinh thành. Và tại sao lại có tiến trình sinh thành này? Ðức phật đã liễu tri nguyên nhân của sinh chính là tham ái mà chúng ta đã huân tập. Do tham ái, chúng ta đã tạo ra những phản ứng mạnh, sankhārā, và chính phản ứng này đã tạo ra ấn tượng mạnh trong tâm thức của chúng ta. Vào lúc chấm dứt cuộc đời, một trong những ấn tượng này sinh khởi trong tâm và sẽ tạo ra một lực đẩy để cho dòng tâm thức tiếp tục hoạt động. Ở đây nguyên nhân của tham luyến này là gì? Ngài đã phát hiện ra rằng tham luyến sinh ra là do các phản ứng thương – ghét liên tục xảy ra. Thương phát triển thành tham ái; và ghét phát triển thành sân hận. Và tại sao lại có những phản ứng thương – ghét này liên tục xảy ra? Bất cứ ai quán sát chính mình sẽ thấy rằng chúng xảy ra là do những cảm thọ về thân. Bất cứ khi nào một lạc thọ khởi lên, chúng ta thích nó, muốn giữ nó và muốn nó nhiều hơn nữa. Khi nào một cảm thọ khổ sinh khởi, chúng ta không thích và muốn loại trừ nó đi. Và tại sao lại có những cảm thọ này? Rõ ràng chúng sinh khởi do sự tiếp xúc của một giác quan nào đó với đối tượng: như mắt tiếp xúc hình sắc, tai với âm thanh, mũi với hương, lưỡi với vị, thân thể với xúc chạm, ý thức với một tư tưởng hoặc sự tưởng tượng. Ngay khi xúc sinh ra, chắc chắn một cảm thọ sẽ sinh khởi: đó là lạc thọ, khổ thọ, hoặc bất khổ bất lạc thọ. Và nguyên nhân của xúc là gì? Tất nhiên, tất cả vật thể trong vũ trụ là những đối tượng của các giác quan. Một khi sáu giác quan (năm giác quan thuộc về thân và một giác quan thuộc về ý thức) còn hiện hành, ắt hẳn chúng phải tiếp xúc với đối tượng tương ứng của chúng. Và tại sao những giác quan này có mặt? Rõ ràng rằng chúng là những bộ phận không thể tách rời dòng hiện hành của sắc (thân thể) và tâm; chúng sinh ra ngay lúc đời sống bắt đầu. Và tại sao dòng vận hành đời sống, dòng vận hành của thân và tâm xảy ra? Vì sự vận hành của tâm thức, từ sát na này đến sát na khác, từ đời sống này đến đời sống khác. Và tại sao có dòng vận hành của tâm thức này? Ngài đã thấy rằng nó sinh khởi là vì những phản ứng thuộc về tâm (sankhārā). Mỗi phản ứng tạo ra một lực đẩy cho dòng tâm thức vận hành; sự vận hành này tiếp tục được tạo ra do sự thúc đẩy của những phản ứng (sankhārā). Và tại sao những phản ứng này xảy ra? Ngài thấy rằng chúng sinh ra vì vô minh. Chúng ta không biết những điều chúng ta đang làm, không biết chúng ta phải phản ứng như thế nào, vì vậy chúng ta liên tục tạo ra sankhārā. Hễ vô minh còn hiện hữu thì khổ đau còn tồn tại. Nguồn gốc và nguyên nhân sâu xa nhất của vòng luân hồi khổ là vô minh. Do vô minh, mười một yếu tố còn lại của vòng luân hồi vận hành, do sự vận hành này chúng ta tự tạo ra khổ đau chất chồng như núi. Nếu vô minh có thể được đoạn trừ, khổ đau sẽ được đoạn trừ. Làm thế nào chúng ta có thể nhận ra vòng luân hồi đau khổ này? Làm thế nào chúng ta có thể phá vỡ vòng luân hồi? Dòng vận hành của đời sống, của thân và tâm, đã hiện hữu. Tự tử sẽ không giải quyết được vấn đề mà chỉ tạo ra khổ đau mới mà thôi. Chúng ta cũng không thể hoại diệt các giác quan mà không hoại diệt thân thể. Bất cứ khi nào các giác quan còn hiện hành, chắc chắn chúng sẽ tiếp xúc với các đối tượng tương ứng, và khi nào có tiếp xúc, chắc chắn cảm thọ sẽ khởi lên trong thân. Tại đây và bây giờ, ngay lúc cảm thọ, chúng ta có thể phá vỡ vòng luân hồi. Trước đây, mỗi cảm thọ tạo ra phản ứng thích thú hoặc chán ghét, chính thích thú hoặc chán ghét này phát triển thành tham ái hoặc sân giận, gây ra nhiều khổ não. Nhưng bây giờ, thay vì phản ứng lại cảm thọ, quý vị chỉ thực hành quán sát cảm thọ trong niệm xả ly, và tuệ tri rằng: “Cảm thọ này rồi cũng sẽ biến đổi.” Quán sát cảm thọ theo cách này chắc chắn trí tuệ phát sinh, thấu đạt vô thường (anicca). Chúng ta làm vòng vận hành của bánh xe đau khổ dừng lại và bắt đầu quay nó theo hướng ngược lại, hướng đến giải thoát. Bất cứ sát na nào chúng ta không tạo ra phản ứng mới (sankhārā), một trong những phản ứng cũ sẽ sinh khởi lên bề mặt của tâm thức kết hợp với phản ứng vừa sinh ra, một cảm thọ sẽ sinh ra trong thân. Nếu chúng ta giữ tâm xả ly, cảm thọ này sẽ tan biến và một phản ứng cũ khác sinh ra tại vị trí của nó. Chúng ta tiếp tục giữ sự xả ly đối với những cảm thọ trên thân, những phản ứng cũ tiếp tục sinh ra và tan biến, cái này nối tiếp cái kia. Nếu vì vô minh chúng ta phản ứng lại những cảm thọ, kết quả chúng ta sẽ tạo ra nhiều sankhārā, tạo ra nhiều đau khổ cho bản thân. Nhưng nếu chúng ta phát triển trí tuệ và không phản ứng lại với các cảm thọ, khi đó lần lượt những sankhārā và khổ đau sẽ được đoạn trừ. Toàn bộ tiến trình là phương hướng dẫn đến đoạn trừ khổ đau. Khi hành trì, quý vị sẽ thấy rằng quý vị không còn tạo ra trói buộc mới, và những trói buộc cũ tự động mở ra. Tuần tự, quý vị sẽ tiến triển đến một giai đoạn, nơi đó tất cả sankhārā dẫn đến đời sống mới và khổ đau mới đều được đoạn trừ: đó là giai đoạn chứng ngộ và giải thoát viên mãn. Bước vào tu tập, chúng ta không cần thiết phải tin vào những kiếp sống quá khứ và vị lai. Trong việc hành trì thiền Minh Sát Tuệ, sống với giây phút hiện tại là điều quan trọng nhất. Ở đây, trong kiếp sống này, chúng ta liên tục tạo ra sankhārā, tạo ra khổ đau cho bản thân. Nếu quý vị hành trì, chắc chắn rằng một ngày nào đó quý vị sẽ nói rằng quý vị đã đoạn trừ hết tất cả sankhārā cũ, đã không còn tạo ra sankhārā mới nữa, và như thế chính quý vị đã giải thoát ra khỏi mọi khổ đau. Để đạt được mục đích này, quý vị phải tự mình tu tập. Vì vậy hãy tinh tấn hành trì trong năm ngày còn lại để loại trừ khổ đau, và hân hoan với niềm vui giải thoát. Cầu mong tất cả quý vị an vui với chân hạnh phúc. Cầu mong tất cả chúng sanh được hạnh phúc. |