Phân Tích Đạo Ii – Paṭisambhidāmaggo – X – Giảng Về Pháp Luân
VII. GIẢNG VỀ PHÁP LUÂN
Một thời, đức Thế Tôn ngự tại Bārāṇasī …(như trên)… Do đó, đại đức Koṇḍañña đã có tên là ‘Aññākoṇḍañña.’
(Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là chân lý cao thượng tức là sự Khổ.’
‘(Pháp) nhãn đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘Trí đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘Tuệ đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘Minh đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘Ánh sáng đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘(Pháp) nhãn đã sanh khởi’ theo ý nghĩa nhận thức. ‘Trí đã sanh khởi’ theo ý nghĩa đã được biết. ‘Tuệ đã sanh khởi’ theo ý nghĩa nhận biết. ‘Minh đã sanh khởi’ theo ý nghĩa thấu triệt. ‘Ánh sáng đã sanh khởi’ theo ý nghĩa chiếu sáng.
(Pháp) nhãn là pháp, ý nghĩa của sự nhận thức là ý nghĩa. Trí là pháp, ý nghĩa của điều đã được biết là ý nghĩa. Tuệ là pháp, ý nghĩa của sự nhận biết là ý nghĩa. Minh là pháp, ý nghĩa của sự thấu triệt là ý nghĩa. Ánh sáng là pháp, ý nghĩa của chiếu sáng là ý nghĩa. Năm pháp này là năm ý nghĩa có Khổ là nền tảng, có Chân Lý là nền tảng, có Chân Lý là đối tượng, có Chân Lý là hành xứ, được tổng hợp lại ở Chân Lý, được hệ thuộc vào Chân Lý, được hiện khởi ở Chân Lý, được tồn tại ở Chân Lý, được thiết lập ở Chân Lý.
Pháp luân: Pháp Luân với ý nghĩa gì? ‘Chuyển vận Pháp và bánh xe’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận bánh xe và Pháp’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận theo Pháp’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận theo hành vi của Pháp’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận khi tồn tại ở Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận khi được thiết lập ở Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận trong khi thiết lập (người khác) ở Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận khi đạt được năng lực’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận trong khi tạo cho (người khác) đạt được năng lực ở Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận khi đạt được sự toàn hảo ở Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận trong khi tạo cho (người khác) đạt được sự toàn hảo ở Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận khi đạt được sự tự tín ở Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận trong khi tạo cho (người khác) đạt được sự tự tín ở Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận trong khi tôn vinh Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận trong khi tôn kính Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận trong khi tôn trọng Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận trong khi cúng dường Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận trong khi sùng kính Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận có Pháp là ngọn cờ’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận có Pháp là biểu hiệu’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận có Pháp là chủ đạo’ là Pháp Luân. ‘Hơn nữa, Pháp luân ấy là không thể bị chuyển vận nghịch lại bởi Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên nhân, Ma Vương, Phạm thiên, hoặc bất cứ ai ở trên đời’ là Pháp Luân.
‘Tín quyền là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Tấn quyền là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Niệm quyền là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Định quyền là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Tuệ quyền là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân.
‘Tín lực là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Tấn lực là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Niệm lực là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Định lực là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Tuệ lực là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân.
‘Niệm giác chi là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Trạch pháp giác chi là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Tinh tấn giác chi là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Hỷ giác chi là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Tịnh giác chi là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Định giác chi là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Xả giác chi là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân.
‘Chánh kiến là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. Chánh tư duy là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Chánh ngữ là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Chánh nghiệp là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Chánh mạng là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Chánh tinh tấn là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Chánh niệm là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Chánh định là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân.
‘Quyền theo ý nghĩa chủ đạo là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Lực theo ý nghĩa không thể bị lay chuyển là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Giác chi theo ý nghĩa dẫn xuất (ra khỏi luân hồi) là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Đạo theo ý nghĩa chủng tử là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Các sự thiết lập niệm theo ý nghĩa thiết lập là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Các chánh cần theo ý nghĩa nỗ lực là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Các nền tảng của thần thông theo ý nghĩa thành tựu là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Các chân lý theo ý nghĩa thực thể là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Chỉ tịnh theo ý nghĩa không tản mạn là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Minh sát theo ý nghĩa quán xét là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Chỉ tịnh và minh sát theo ý nghĩa nhất vị là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Sự kết hợp chung theo ý nghĩa không vượt quá là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Giới thanh tịnh theo ý nghĩa thu thúc là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Tâm thanh tịnh theo ý nghĩa không tản mạn là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Kiến thanh tịnh theo ý nghĩa nhận thức là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Trí về sự đoạn tận theo ý nghĩa đoạn trừ là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Trí về sự vô sanh theo ý nghĩa tĩnh lặng là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Ước muốn theo ý nghĩa nguồn cội là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Tác ý theo ý nghĩa nguồn sanh khởi là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Xúc theo ý nghĩa liên kết là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Thọ theo ý nghĩa hội tụ là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Định theo ý nghĩa dẫn đầu là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Niệm theo ý nghĩa pháp chủ đạo là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Tuệ theo ý nghĩa cao thượng trong các pháp thiện là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Sự giải thoát theo ý nghĩa cốt lỏi là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Niết Bàn liên quan đến bất tử theo ý nghĩa kết thúc là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân.
(Pháp) nhãn đã sanh khởi …(như trên)… ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là chân lý cao thượng tức là sự Khổ cần được biết toàn diện.’ …(như trên)… đã được biết toàn diện.’
‘(Pháp) nhãn đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? …(nt)… ‘Ánh sáng đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘(Pháp) nhãn đã sanh khởi’ theo ý nghĩa nhận thức. …(nt)… ‘Ánh sáng đã sanh khởi’ theo ý nghĩa chiếu sáng.
(Pháp) nhãn là pháp, ý nghĩa của sự nhận thức là ý nghĩa. …(như trên)… Ánh sáng là pháp, ý nghĩa của chiếu sáng là ý nghĩa. Năm pháp này là năm ý nghĩa có Khổ là nền tảng, có Chân Lý là nền tảng, có Chân Lý là đối tượng, có Chân Lý là hành xứ, được tổng hợp lại ở Chân Lý, được hệ thuộc vào Chân Lý, được hiện khởi ở Chân Lý, được tồn tại ở Chân Lý, được thiết lập ở Chân Lý.
Pháp luân: Pháp Luân (Bánh xe Pháp) với ý nghĩa gì? ‘Chuyển vận Pháp và bánh xe’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận bánh xe và Pháp’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận với Pháp’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận với hành vi của Pháp’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận khi tồn tại ở Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận khi được thiết lập ở Pháp’ là Pháp Luân. …(như trên)… ‘Niết Bàn liên quan đến bất tử theo ý nghĩa kết thúc là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân.
(Pháp) nhãn đã sanh khởi …(như trên)… ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là chân lý cao thượng tức là nhân sanh Khổ.’ …(như trên)… (Pháp) nhãn đã sanh khởi …(như trên)… ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là chân lý cao thượng tức là nhân sanh Khổ cần được dứt bỏ.’ …(như trên)… đã được dứt bỏ.’ …(như trên)…
‘(Pháp) nhãn đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? …(như trên)… ‘Ánh sáng đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘(Pháp) nhãn đã sanh khởi’ theo ý nghĩa nhận thức. …(như trên)… ‘Ánh sáng đã sanh khởi’ theo ý nghĩa chiếu sáng.
(Pháp) nhãn là pháp, ý nghĩa của sự nhận thức là ý nghĩa. …(như trên)… Ánh sáng là pháp, ý nghĩa của chiếu sáng là ý nghĩa. Năm pháp này là năm ý nghĩa có Nhân Sanh là nền tảng, có Chân Lý là nền tảng …(như trên)… có sự Diệt Tận là nền tảng, có Chân Lý là nền tảng …(như trên)… có Đạo là nền tảng, có Chân Lý là nền tảng, có Chân Lý là đối tượng, có Chân Lý là hành xứ, được tổng hợp lại ở Chân Lý, được hệ thuộc vào Chân Lý, được hiện khởi ở Chân Lý, được tồn tại ở Chân Lý, được thiết lập ở Chân Lý.
Pháp luân: Pháp Luân (Bánh xe Pháp) với ý nghĩa gì? ‘Chuyển vận Pháp và bánh xe’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận bánh xe và Pháp’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận với Pháp’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận với hành vi của Pháp’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận khi tồn tại ở Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận khi được thiết lập ở Pháp’ là Pháp Luân. …(như trên)… ‘Niết Bàn liên quan đến bất tử theo ý nghĩa kết thúc là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân.
Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi …(như trên)… ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là sự quán xét thân trên thân.’ Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi …(như trên)… ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Sự quán xét thân trên thân này đây cần được tu tập …(như trên)… đã được tu tập.’
Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi …(như trên)… ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là sự quán xét thọ trên các thọ.’ …(như trên)… tâm trên tâm.’ …(như trên)… pháp trên các pháp.’ Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi …(như trên)… ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Sự quán xét pháp trên các pháp này đây cần được tu tập …(như trên)… đã được tu tập.’
(Pháp) nhãn đã sanh khởi …(như trên)… ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là sự quán xét thân trên thân.’ …(như trên)… (Pháp) nhãn đã sanh khởi …(như trên)… ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Sự quán xét thân trên thân này đây cần được tu tập …(như trên)… đã được tu tập.’
‘(Pháp) nhãn đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? …(như trên)… ‘Ánh sáng đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘(Pháp) nhãn đã sanh khởi’ theo ý nghĩa nhận thức. …(như trên)… ‘Ánh sáng đã sanh khởi’ theo ý nghĩa chiếu sáng.
(Pháp) nhãn là pháp, ý nghĩa của sự nhận thức là ý nghĩa. …(như trên)… Ánh sáng là pháp, ý nghĩa của chiếu sáng là ý nghĩa. Năm pháp này là năm ý nghĩa có thân là nền tảng, có sự thiết lập niệm là nền tảng …(như trên)… có thọ là nền tảng, có sự thiết lập niệm là nền tảng …(như trên)… có tâm là nền tảng, có sự thiết lập niệm là nền tảng …(như trên)… có pháp là nền tảng, có sự thiết lập niệm là nền tảng …(như trên)… có sự thiết lập niệm là đối tượng, có sự thiết lập niệm là hành xứ, được tổng hợp lại ở sự thiết lập niệm, được hệ thuộc vào sự thiết lập niệm, được hiện khởi ở sự thiết lập niệm, được tồn tại ở sự thiết lập niệm, được thiết lập ở sự thiết lập niệm.
Pháp luân: Pháp Luân (Bánh xe Pháp) với ý nghĩa gì? ‘Chuyển vận Pháp và bánh xe’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận bánh xe và Pháp’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận với Pháp’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận với hành vi của Pháp’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận khi tồn tại ở Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận khi được thiết lập ở Pháp’ là Pháp Luân. …(như trên)… ‘Niết Bàn liên quan đến bất tử theo ý nghĩa kết thúc là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân.
Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi …(như trên)… ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do ước muốn và các tạo tác do nỗ lực.’ Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi …(như trên)… ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do ước muốn và các tạo tác do nỗ lực này đây cần được tu tập …(như trên)… đã được tu tập.’
Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi …(nt)… ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do tinh tấn và các tạo tác do nỗ lực.’ …(nt)… định do tâm và các tạo tác do nỗ lực.’ …(nt)… định do thẩm xét và các tạo tác do nỗ lực.’ Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi …(nt)… ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do thẩm xét và các tạo tác do nỗ lực này đây cần được tu tập …(nt)… đã được tu tập.’
(Pháp) nhãn đã sanh khởi …(nt)… ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do ước muốn và các tạo tác do nỗ lực.’ (Pháp) nhãn đã sanh khởi …(nt)… ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do ước muốn và các tạo tác do nỗ lực này đây cần được tu tập …(nt)… đã được tu tập.’
‘(Pháp) nhãn đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? …(nt)… ‘Ánh sáng đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘(Pháp) nhãn đã sanh khởi’ theo ý nghĩa nhận thức. …(nt)… ‘Ánh sáng đã sanh khởi’ theo ý nghĩa chiếu sáng.
(Pháp) nhãn là pháp, ý nghĩa của sự nhận thức là ý nghĩa. …(như trên)… Ánh sáng là pháp, ý nghĩa của chiếu sáng là ý nghĩa. Năm pháp này là năm ý nghĩa có ước muốn là nền tảng, có nền tảng của thần thông là nền tảng, có nền tảng của thần thông là đối tượng, có nền tảng của thần thông là hành xứ, được tổng hợp lại ở nền tảng của thần thông, được hệ thuộc vào nền tảng của thần thông, được hiện khởi ở nền tảng của thần thông, được tồn tại ở nền tảng của thần thông, được thiết lập ở nền tảng của thần thông.
Pháp luân: Pháp Luân (Bánh xe Pháp) với ý nghĩa gì? ‘Chuyển vận Pháp và bánh xe’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận bánh xe và Pháp’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận với Pháp’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận với hành vi của Pháp’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận khi tồn tại ở Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận khi được thiết lập ở Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận trong khi thiết lập (người khác) ở Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận khi đạt được năng lực’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận trong khi tạo cho (người khác) đạt được năng lực ở Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận khi đạt được sự toàn hảo ở Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận trong khi tạo cho (người khác) đạt được sự toàn hảo ở Pháp’ là Pháp Luân. …(như trên)… ‘Chuyển vận trong khi sùng kính Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận có Pháp là ngọn cờ’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận có Pháp là biểu hiệu’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận có Pháp là chủ đạo’ là Pháp Luân. ‘Hơn nữa, Pháp luân ấy là không thể bị chuyển vận nghịch lại bởi Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên nhân, Ma Vương, Phạm thiên, hoặc bất cứ ai ở trên đời’ là Pháp Luân.
‘Tín quyền là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. …(như trên)… ‘Niết Bàn liên quan đến bất tử theo ý nghĩa kết thúc là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân.
(Pháp) nhãn đã sanh khởi …(như trên)… ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do tinh tấn và các tạo tác do nỗ lực.’ (Pháp) nhãn đã sanh khởi …(như trên)… ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do tinh tấn và các tạo tác do nỗ lực này đây cần được tu tập …(như trên)… đã được tu tập.’
‘(Pháp) nhãn đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? …(như trên)… ‘Ánh sáng đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘(Pháp) nhãn đã sanh khởi’ theo ý nghĩa nhận thức. …(như trên)… ‘Ánh sáng đã sanh khởi’ theo ý nghĩa chiếu sáng.
(Pháp) nhãn là pháp, ý nghĩa của sự nhận thức là ý nghĩa. …(nt)… Ánh sáng là pháp, ý nghĩa của chiếu sáng là ý nghĩa. Năm pháp này là năm ý nghĩa có tinh tấn là nền tảng, có nền tảng của thần thông là nền tảng …(nt)… có tâm là nền tảng, …(nt)… có thẩm xét là nền tảng, có nền tảng của thần thông là nền tảng, có nền tảng của thần thông là đối tượng, có nền tảng của thần thông là hành xứ, được tổng hợp lại ở nền tảng của thần thông, được hệ thuộc vào nền tảng của thần thông, được hiện khởi ở nền tảng của thần thông, được tồn tại ở nền tảng của thần thông, được thiết lập ở nền tảng của thần thông.
Pháp luân: Pháp Luân với ý nghĩa gì? ‘Chuyển vận Pháp và bánh xe’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận bánh xe và Pháp’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận với Pháp’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận với hành vi của Pháp’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận khi tồn tại ở Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận khi được thiết lập ở Pháp’ là Pháp Luân. …(như trên)… ‘Niết Bàn liên quan đến bất tử theo ý nghĩa kết thúc là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân.
Phần Giảng về Pháp Luân được đầy đủ.
–ooOoo–
—-
Bài viết trích từ cuốn “Kinh Điển Tam Tạng – Tiểu Bộ – Phân Tích Đạo II“, Tỳ-khưu Indacanda Dịch Việt
* Link tải sách ebook: “Kinh Điển Tam Tạng – Tiểu Bộ – Phân Tích Đạo II” ebook
* Link thư mục ebook: Sách Tỳ-khưu Indacanda
* Link tải app mobile: Ứng Dụng Phật Giáo Theravāda