Bộ Phân Tích Ii – Vô Lượng Phân Tích

VÔ LƯỢNG PHÂN TÍCH (APPANANNĀ VIBHAṄGO)

PHÂN THEO KINH (Suttantabhājanīyam)

[741] BỐN VÔ LƯỢNG LÀ:

Nơi đây, vị tỳ khưu biến mãn và an trú một phương với tâm câu hành từ, phương thứ hai cũng thế, phương thứ ba cũng thế, phương thứ tư cũng thế. Như vậy đối với mọi phương xứ trên dưới bề ngang, cùng khắp, hết thảy thế giới, vị ấy biến mãn và an trú với tâm câu hành từ rộng lớn quãng đại, vô lượng, không hận, không sân.

Biến mãn và an trú một phương với tâm câu hành bi, phương thứ hai cũng thế, phương thứ ba cũng thế, phương thứ tư cũng thế. Như vậy đối với mọi phương xứ trên dưới bề ngang, cùng khắp, hết thảy thế giới, vị ấy biến mãn và an trú với tâm câu hành bi rộng lớn, đáo đại, vô lượng, không hận, không sân.

Biến mãn và an trú một phương với tâm câu hành tùy hỷ, phương thứ hai cũng thế, phương thứ ba cũng thế, phương thứ tư cũng thế. Như vậy đối với mọi phương xứ trên dưới bề ngang, cùng khắp, hết thảy thế giới, vị ấy biến mãn và an trú với tâm câu hành tùy hỷ rộng lớn, đáo đại, vô lượng, không hận, không sân.

Biến mãn và an trú một phương với tâm câu hành xả, phương thứ hai cũng thế, phương thứ ba cũng thế, phương thứ tư cũng thế. Như vậy đối với mọi phương xứ trên dưới bề ngang, cùng khắp, hết thảy thế giới, vị ấy biến mãn và an trú với tâm câu hành xả rộng lớn, đáo đại, vô lượng, không sân, không hận.

[742] VỊ TỲ KHƯU BIẾN MÃN VÀ AN TRÚ MỘT PHƯƠNG VỚI TÂM CÂU HÀNH TỪ LÀ SAO?

Cũng như là kẻ thấy một người thân thương vừa lòng thì khởi từ ái, cùng thế ấy là vị biến mãn từ tâm đối với mọi chúng sanh.

[743] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TỪ?

Chi là sự từ hòa, sự mát mẻ, thái độ mát mẻ, từ tâm giải thoát đối với các chúng sanh. Ðây gọi là từ.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TÂM?

Chi là tâm, ý, tâm địa tâm tạng, bạch tịnh, ý là ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là tâm. Tâm này câu hành, câu sanh, hòa hợp, tương ưng với từ này; do đó được nói rằng với tâm câu hành từ.

Rằng “MỘT PHƯƠNG” là hướng đông, hướng tây, hoặc hướng bắc, hoặc hướng nam, hoặc phía trên, hoặc phía dưới, hoặc phía ngang, hoặc hướng phụ.

Rằng “BIẾN MÃN” là tỏa khắp, hướng đến.

Rằng “AN TRÚ” tức là cử động, xử sự, trông nom, duy trì, sinh sống, hành động, trú ngụ; do đó gọi là “an trú”.

Rằng “PHƯƠNG THỨ HAI CŨNG THẾ”, tức là đối với một phương như thế nào thì đối với phương thứ hai như vậy, đối với phương thứ ba như vậy, đối với phương thứ tư như vậy, đối với phương trên như vậy, đối với phương dưới như vậy, đối với phương ngang như vậy, đối với phương phụ như vậy.

Rằng “Ðối với mọi phương xứ… cùng khắp hết thảy thế giới”, tức là kể tất cả đối với mọi loài, kể tất cả đối với mọi nơi, gồm cả không thừa ra, không dư sót. Ðó là lời nói rằng “Ðối với mọi phương xứ… cùng khắp hết thảy thế giới”.

Rằng “với tâm câu hành từ”.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TỪ?

Chi là sự từ hòa, sự mát mẻ, thái độ mát mẻ, từ tâm giải thoát đối với các chúng sanh. Ðây gọi là từ.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TÂM?

Chi là tâm, ý, tâm địa… (trùng)… ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là tâm. Tâm này câu hành, câu sanh, hòa hợp, tương ưng với từ này, do đó được gọi là “tâm câu hành từ”.

Rằng “rộng lớn”. Chi là rộng lớn ấy là quãng đại, chi là quãng đại ấy là vô lượng, chi là vô lượng ấy là vô hận, chi là vô hận ấy là vô sân.

Rằng “biến mãn”, tức là tỏa khắp, hướng đến.

Rằng “an trú”, tức là cử động… (trùng)… trú ngụ. Do đó gọi là an trú.

[744] VỊ TỲ KHƯU BIẾN MÃN VÀ AN TRÚ MỘT PHƯƠNG VỚI TÂM CÂU HÀNH BI LÀ SAO?

Cũng như kẻ thấy một người cùng cực khốn khổ thì thương xót, cùng thế ấy, là vị biến mãn bi tâm đối với mọi chúng sanh.

[745] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ BI?

Chi là sự bi mẫn, sự lân mẫn, thái độ thương xót, bi tâm giải thoát, đối với các chúng sanh. Ðây gọi là bi.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TÂM?

Chi là tâm, ý, tâm địa… (trùng)… ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là tâm.

Tâm này câu hành, câu sanh, hòa hợp, tương ưng với bi này. Do đó được nói rằng với tâm câu hành bi.

Rằng “một phương” là hướng đông, hoặc hướng tây, hoặc hướng bắc, hoặc hướng nam, hoặc phía trên, hoặc phía dưới, hoặc phía ngang, hoặc hướng phụ.

Rằng “biến mãn” là trãi rộng, là hướng đến.

Rằng “an trú” tức là cử động, xử sự, trông nom, duy trì, sinh sống, hành động, trú ngụ, do đó mới được gọi là an trú.

Rằng “phương thứ hai cũng thế”, tức là đối với một phương như thế nào, thì đối với phương thứ hai như vậy, đối với phương thứ ba như vậy, đối với phương thứ tư như vậy, đối với phương trên như vậy, đối với phương dưới như vậy, đối với phương ngang như vậy, đối với hướng phụ như vậy.

Rằng “đối với mọi phương xứ… cùng khắp hết thảy thế giới”, tức là kể tất cả đối với mọi loài, kể tất cả đối với mọi nơi, gồm cả không thừa ra, không dư sót. Ðó là lời nói rằng “đối với mọi phương xứ… cùng khắp hết thảy thế giới”.

Rằng “với tâm câu hành bi”.

Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ BI?

Chi là sự bi mẫn, sự lân mẫn, thái độ thương xót, bi tâm giải thoát đối với các chúng sanh. Ðấy gọi là bi.

Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ TÂM?

Chi là tâm, ý, tâm địa… (trùng)… ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là tâm.

Tâm này câu hành, câu sanh, hòa hợp, tương ưng với bi này, do đó được gọi là “tâm câu hành bi”.

Rằng “rộng lớn”, chi là rộng lớn ấy là quãng đại, chi là quãng đại ấy là vô lượng, chi là vô lượng ấy là vô hận, chi là vô hận ấy là vô sân.

Rằng “biến mãn”, tức là tỏa khắp, hướng đến.

Rằng “an trú”, tức là cử động… (trùng)… trú ngụ. Do đó gọi là an trú.

[746] VỊ TỲ KHƯU BIẾN MÃN VÀ AN TRÚ MỘT PHƯƠNG VỚI TÂM CÂU HÀNH HỶ LÀ SAO?

Cũng như kẻ thấy một người khả ái vừa lòng thì hoan hỷ, cùng thế ấy là vị biến mãn hỷ tâm đối với mọi chúng sanh.

[747] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ HỶ?

Chi là sự vui vẻ, sự tùy hỷ, thái độ tùy hỷ, hỷ tâm giải thoát đối với các chúng sanh. Ðây gọi là hỷ.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TÂM?

Chi là tâm, ý, tâm địa… (trùng)… ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là tâm.

Tâm này câu hành, câu sanh, hòa hợp, tương ưng với hỷ này. Do đó được nói rằng với tâm câu hành hỷ.

Rằng “một phương” là hướng đông, hoặc hướng tây, hoặc hướng bắc, hoặc hướng nam, hoặc phía trên, hoặc phía dưới, hoặc phía ngang, hoặc hướng trụ.

Rằng “biến mãn” là trãi rộng, hướng đến.

Rằng “an trú”, tức là cử động… (trùng)… trú ngụ. Do đó mới gọi là an trú.

Rằng “phương thứ hai cũng thế”, tức là đối với một phương như thế nào, thì đối với phương thứ hai như vậy, đối với phương thứ ba như vậy, đối với phương thứ tư như vậy, đối với phương trên như vậy, đối với phương dưới như vậy, đối với phương ngang như vậy, đối với hướng phụ như vậy.

Rằng “đối với mọi phương xứ… cùng khắp hết thảy thế giới”, tức là kể tất cả đối với mọi loài, kể tất cả đối với mọi nơi, gồm cả, không thừa ra, không dư sót. Ðó là lời nói rằng “đối với mọi phương xứ… cùng khắp hết thảy thế giới”.

Rằng “với tâm câu hành hỷ”.

Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ HỶ?

Chi là sự vui vẻ, sự tùy hỷ, thái độ tùy hỷ, hỷ tâm giải thoát đối với các chúng sanh. Ðây gọi là hỷ.

Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ TÂM?

Chi là tâm, ý, tâm địa… (trùng)… ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là tâm.

Tâm này câu hành, câu sanh, hòa hợp, tương ưng với hỷ này. Do đó được nói rằng “với tâm câu hành hỷ”.

Rằng “rộng lớn”, chi là rộng lớn ấy là đáo đại, chi là đáo đại ấy là vô lượng, chi là vô lượng ấy là vô hận, chi là vô hận ấy là vô sân.

Rằng “biến mãn”, tức là tỏa rộng, hướng đến.

Rằng “an trú”, tức là cử động… (trùng)… trú ngụ. Do đó gọi là an trú.

[748] VỊ TỲ KHƯU BIẾN MÃN VÀ AN TRÚ MỘT PHƯƠNG VỚI TÂM CÂU HÀNH XẢ LÀ SAO?

Cũng như là kẻ thấy một người không thương không ghét thì thản nhiên, cùng thế ấy là vị biến mãn xả tâm đối với mọi chúng sanh.

[749] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ XẢ?

Chi là sự thản nhiên, sự bình thản, thái độ bình thản, xả tâm giải thoát đối với các chúng sanh. Ðây gọi là xả.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TÂM?

Chi là tâm, ý, tâm địa… (trùng)… ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là tâm.

Tâm này câu hành, câu sanh, hòa hợp, tương ưng với xả này. Do đó được nói rằng với tâm câu hành xả.

Rằng “một phương” là hướng đông, hoặc hướng tây, hoặc hướng bắc, hoặc hướng nam, hoặc phía trên, hoặc phía dưới, hoặc phía ngang, hoặc hướng phụ.

Rằng “biến mãn” là trãi rộng, hướng đến.

Rằng “an trú” tức là cử động… (trùng)… trú ngụ, do đó mới gọi là an trú.

Rằng “phương thứ hai cũng thế”, tức là đối với một phương như thế nào, thì đối với phương thứ hai như vậy, đối với phương thứ ba như vậy, đối với phương thứ tư như vậy, đối với phương trên như vậy, đối với phương dưới như vậy, đối với phương ngang như vậy, đối với hướng phụ như vậy.

Rằng “đối với mọi phương xứ… cùng khắp hết thảy thế giới”, tức là kể tất cả đối với mọi loài, kể tất cả đối với mọi nơi, gồm cả, không thừa ra, không dư sót. Ðó là lời nói rằng “đối với mọi phương xứ… cùng khắp hết thảy thế giới”.

Rằng “với tâm câu hành xả”.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ XẢ?

Chi là sự thản nhiên, sự bình thản, thái độ bình thản, xả tâm giải thoát đối với các chúng sanh. Ðây gọi là xả.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TÂM?

Chi là tâm, ý, tâm địa… (trùng)… ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là tâm.

Tâm này câu hành, câu sanh, hòa hợp, tương ưng với xả này, do đó được gọi là “với tâm câu hành xả”.

Rằng “rộng lớn”, chi là rộng lớn ấy là đáo đại, chi là đáo đại ấy là vô lượng, chi là vô lượng ấy là vô hận, chi là vô hận ấy là vô sân.

Rằng “biến mãn”, tức là tỏa khắp, hướng đến.

Rằng “an trú”, tức là cử động… (trùng)… trú ngụ. Do đó gọi là an trú.

DỨT PHẦN PHÂN TÍCH THEO KINH

PHÂN TÍCH THEO VI DIỆU PHÁP (Abhidhammabhājanīyam)

[750] BỐN VÔ LƯỢNG LÀ TỪ, BI, HỶ, XẢ. THIỀN THIỆN TỪ THEO BỐN BẬC.

[751] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TỪ?

Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập con đường để đạt đến Sắc giới… (trùng)… chứng và trú Sơ thiền… (trùng)… do ly dục câu hành từ tâm. Trong khi ấy có sự từ hòa, sự mát mẻ từ tâm giải thoát; đây gọi là từ, các pháp còn lại là tương ưng từ.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TỪ?

Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập con đường để đạt đến Sắc giới… (trùng)… chứng và trú Nhị thiền… (trùng)… do vắng lặng tầm tứ câu hành từ tâm. Trong khi ấy có sự từ hòa, sự mát mẻ, thái độ mát mẻ, từ tâm giải thoát; đây gọi là từ, các pháp còn lại là tương ưng từ.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TỪ?

Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập con đường để đạt đến Sắc giới… (trùng)… chứng và trú Tam thiền… (trùng)… do ly hỷ, câu hành từ. Trong khi ấy có sự từ hòa, sự mát mẻ, thái độ mát mẻ, từ tâm giải thoát. Ðây gọi là từ, các pháp còn lại là tương ưng từ.

THIỀN THIỆN TỪ THEO NĂM BẬC.

Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập con đường để đạt đến Sắc giới chứng và trú Sơ thiền… (trùng)… do ly dục, câu hành từ. Trong khi ấy có sự từ hòa, mát mẻ, thái độ mát mẻ, từ tâm giải thoát. Ðây gọi là từ; các pháp còn lại là tương ưng từ.

Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập con đường để đạt đến Sắc giới, chứng và trú Nhị thiền, vô tầm vô tứ, trạng thái hỷ lạc do viễn ly sanh, câu hành từ. Trong khi ấy có sự từ hòa, sự mát mẻ, thái độ mát mẻ từ tâm giải thoát. Ðây gọi là từ, các pháp còn lại là tương ưng từ.

Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập con đường để đạt đến Sắc giới, chứng và trú tam thiền… (trùng)… vắng lặng tầm tứ, câu hành từ. Trong khi ấy có sự từ hòa, sự mát mẻ, thái độ mát mẻ, từ tâm giải thoát. Ðây gọi là từ, các pháp còn lại là tương ưng từ.

Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập con đường để đạt đến Sắc giới, chứng và trú Tứ thiền… (trùng)… do ly hỷ, câu hành từ. Trong khi ấy có sự từ hòa, sự mát mẻ, thái độ mát mẻ, từ tâm giải thoát. Ðây gọi là từ, các pháp còn lại là tương ưng từ.

THIỀN THIỆN BI THEO BỐN BẬC.

[752] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ BI?

Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập con đường để đạt đến Sắc giới, chứng và trú Sơ thiền… (trùng)… do các dục… câu hành bi. Trong khi ấy có sự bi mẫn, sự lân mẫn, thái độ xót thương, bi tâm giải thoát. Ðây gọi là bi; các pháp còn lại là tương ưng bi.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ BI?

Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập con đường để đạt đến Sắc giới, chứng và trú Nhị thiền… (trùng)… do vắng lặng tầm tứ, câu hành bi. Trong khi ấy có sự bi mẫn, sự lân mẫn, thái độ xót thương, bi tâm giải thoát. Ðây gọi là bi, các pháp còn lại là tương ưng bi.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ BI?

Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập con đường để đạt đến Sắc giới, chứng và trú Tam thiền… (trùng)… do ly hỷ, câu hành bi. Trong khi ấy có sự bi mẫn, sự lân mẫn, thái độ xót thương, bi tâm giải thoát. Ðây gọi là bi, các pháp còn lại là tương ưng bi.

THIỀN THIỆN BI THEO NĂM BẬC

Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập con đường để đạt đến Sắc giới, chứng và trú Sơ thiền… (trùng)… do ly các dục, câu hành bi. Trong khi ấy có sự bi mẫn, sự lân mẫn, thái độ xót thương, bi tâm giải thoát. Ðây gọi là bi, các pháp còn lại là tương ưng bi.

Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập con đường để đạt đến Sắc giới, chứng và trú nhị thiền vô tầm hữu tứ, trạng thái hỷ lạc do viễn ly sanh, câu hành bi. Trong khi ấy có sự bi mẫn, sự lân mẫn, thái độ xót thương, bi tâm giải thoát. Ðây gọi là bi, các pháp còn lại là tương ưng bi.

Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập con đường để đạt đến Sắc giới, chứng và trú tam thiền… (trùng)… do vắng lặng tầm tứ, câu hành bi. Trong khi ấy có sự bi mẫn, sự lân mẫn, thái độ xót thương, bi tâm giải thoát. Ðây gọi là bi, các pháp còn lại là tương ưng bi.

Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập con đường để đạt đến Sắc giới, chứng và trú Tứ thiền… (trùng)… do ly hỷ câu hành bi. Trong khi ấy có sự bi mẫn, sự lân mẫn, thái độ xót thương, bi tâm giải thoát. Ðây gọi là bi, các pháp còn lại là tương ưng bi.

THIỀN THIỆN TÙY HỶ THEO BỐN BẬC

[753] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ HỶ?

Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập con đường để đạt đến Sắc giới, chứng và trú Sơ thiền… (trùng)… do ly các dục… câu hành tùy hỷ. Trong khi ấy có sự vui vẻ, sự tùy hỷ, thái độ tùy hỷ, hỷ tâm giải thoát. Ðây gọi là tùy hỷ, các pháp còn lại là tương ưng tùy hỷ.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TÙY HỶ?

Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập con đường để đạt đến Sắc giới, chứng và trú Nhị thiền… (trùng)… do vắng lặng tầm tứ, câu hành tùy hỷ. Trong khi ấy có sự vui vẻ, sự tùy hỷ, thái độ tùy hỷ, hỷ tâm giải thoát. Ðây gọi là tùy hỷ, các pháp còn lại là tương ưng tùy hỷ.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TÙY HỶ?

Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập con đường để đạt đến Sắc giới, chứng và trú Tam thiền… (trùng)… do ly hỷ (pīti), câu hành tùy hỷ (muditā). Trong khi ấy có sự vui vẻ, sự tùy hỷ, thái độ tùy hỷ, hỷ tâm giải thoát. Ðây gọi là hỷ, các pháp còn lại là tương ưng tùy hỷ.

THIỀN THIỆN TÙY HỶ THEO NĂM BẬC

Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập con đường để đạt đến Sắc giới, chứng và trú Sơ thiền… (trùng)… do ly các dục… câu hành tùy hỷ. Trong khi ấy có sự vui vẻ, sự tùy hỷ, thái độ tùy hỷ, hỷ tâm giải thoát. Ðây gọi là tùy hỷ, các pháp còn lại là tương ưng tùy hỷ.

Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập con đường để đạt đến Sắc giới, chứng và trú Sơ thiền… (trùng)… do ly các dục… câu hành tùy hỷ. Trong khi ấy có sự vui vẻ, sự tùy hỷ, thái độ tùy hỷ, hỷ tâm giải thoát. Ðây gọi là tùy hỷ, các pháp còn lại là tương ưng tùy hỷ.

Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập con đường để đạt đến Sắc giới, chứng và trú Nhị thiền, vô tầm hữu tứ trạng thái hỷ lạc do viễn ly sanh, câu hành tùy hỷ. Trong khi ấy có sự vui vẻ, sự tùy hỷ, thái độ tùy hỷ, hỷ tâm giải thoát. Ðây gọi là tùy hỷ, các pháp còn lại là tương ưng tùy hỷ.

Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập con đường để đạt đến Sắc giới, chứng và trú Tam thiền… (trùng)… do vắng lặng tầm tứ, câu hành tùy hỷ. Trong khi ấy có sự vui vẻ, sự tùy hỷ, thái độ tùy hỷ, hỷ tâm giải thoát. Ðây gọi là tùy hỷ, các pháp còn lại là tương ưng tùy hỷ.

Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập con đường để đạt đến Sắc giới, chứng và trú Tứ thiền… (trùng)… do ly hỷ, câu hành tùy hỷ. Trong khi ấy có sự vui vẻ, sự tùy hỷ, thái độ tùy hỷ, hỷ tâm giải thoát. Ðây gọi là tùy hỷ, các pháp còn lại là tương ưng tùy hỷ.

THIỀN THIỆN XẢ

[754] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ XẢ?

Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập con đường để đạt đến Sắc giới, chứng và trú Tứ thiền… (trùng)… do đoạn trừ lạc, câu hành xả. Trong khi ấy có sự thản nhiên, sự bình thản, xả tâm giải thoát. Ðây gọi là xả, các pháp còn lại là tương ưng xả.

[755] BỐN VÔ LƯỢNG TÂM LÀ TỪ, BI, HỶ, XẢ

Thiền dị thục từ theo bốn và năm bậc.

[756] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TỪ?

Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập con đường để đạt đến Sắc giới, chứng và trú Sơ thiền… (trùng)… do ly các dục… câu hành từ. Trong khi ấy có xúc… (trùng)… có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tích lũy nghiệp thiện sắc giới đó, bậc chứng và trú Sơ thiền… (trùng)… do ly các dục câu hành từ, thành tựu quả. Trong khi ấy, có sự từ hòa, sự mát mẻ, thái độ mát mẻ, từ tâm giải thoát. Ðây gọi là từ, các pháp còn lại là tương ưng từ.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TỪ?

Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập con đường để đạt đến Sắc giới, chứng và trú nhị thiền… (trùng)… do vắng lặng tầm tứ, câu hành từ. Trong khi ấy có xúc… (trùng)… có bất phóng dật. Ðây gọi là pháp thiện. Do sự tạo tác tích lũy nghiệp thiện đó, bậc chứng và trú nhị thiền… (trùng)… do vắng lặng tầm tứ… tam thiền… (trùng)… Sơ thiền… (trùng)… tứ thiền… (trùng)… câu hành từ, thành tựu quả. Trong khi ấy, có sự từ hòa, sự mát mẻ, thái độ mát mẻ, từ tâm giải thoát. Ðây gọi là từ, các pháp còn lại là tương ưng từ.

THIỀN DỊ THỤC BI THEO BỐN VÀ NĂM BẬC

[757] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ BI?

Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập con đường để đạt đến Sắc giới, chứng và trú Sơ thiền… (trùng)… do ly các dục… câu hành bi. Trong khi ấy có xúc… (trùng)… có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tích lũy thiện nghiệp Sắc giới đó, bậc chứng và trú Sơ thiền… (trùng)… do ly các dục, câu hành bi, thành tựu quả. Trong khi ấy có sự bi mẫn, sự lân mẫn, thái độ xót thương, bi tâm giải thoát. Ðây gọi là bi, các pháp còn lại là tương ưng bi.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ BI?

Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập con đường để đạt đến Sắc giới, chứng và trú Nhị thiền… (trùng)… do vắng lặng tầm tứ, câu hành bi. Trong khi ấy có xúc… (trùng)… có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tích lũy thiện nghiệp Sắc giới đó, bậc chứng và trú Nhị thiền… (trùng)… do vắng lặng tầm tứ… Tam thiền… (trùng)… Sơ thiền… (trùng)… Tứ thiền… (trùng)… câu hành bi, thành tựu quả. Trong khi ấy có sự bi mẫn, sự lân mẫn, thái độ xót thương, bi tâm giải thoát. Ðây gọi là bi, các pháp còn lại là tương ưng bi.

THIỀN DỊ THỤC HỶ THEO BỐN VÀ NĂM BẬC

[758] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TÙY HỶ?

Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập con đường để đạt đến Sắc giới, chứng và trú Sơ thiền… (trùng)… do ly các dục, câu hành tùy hỷ, trong khi ấy có xúc… (trùng)… có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tích lũy nghiệp thiện Sắc giới đó, bậc chứng và trú Sơ thiền… (trùng)… do ly các dục, câu hành tùy hỷ, thành tựu quả. Trong khi ấy có sự vui vẻ, sự tùy hỷ, thái độ tùy hỷ, hỷ tâm giải thoát. Ðây gọi là tùy hỷ, các pháp còn lại là tương ưng tùy hỷ.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TÙY HỶ?

Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập con đường để đạt đến Sắc giới, chứng và trú nhị thiền… (trùng)… do vắng lặng tầm tứ, câu hành tùy hỷ. Trong khi ấy có xúc… (trùng)… có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tích lũy nghiệp thiện Sắc giới đó, bậc chứng và trú Nhị thiền… (trùng)… do vắng lặng tầm tứ… tam thiền… (trùng)… sơ thiền… (trùng)… tứ thiền… (trùng)… câu hành tùy hỷ, thành tựu quả. Trong khi ấy có sự vui vẻ, sự tùy hỷ, thái độ tùy hỷ, hỷ tâm giải thoát. Ðây gọi là tùy hỷ, các pháp còn lại là tương ưng tùy hỷ.

THIỀN DỊ THỤC XẢ

[759] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ XẢ?

Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập con đường để đạt đến Sắc giới, chứng và trú Tứ thiền… (trùng)… do đoạn trừ lạc, câu hành xả; trong khi ấy có xúc… (trùng)… có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tích lũy nghiệp thiện Sắc giới đó, bậc chứng và trú Tứ thiền… (trùng)… do đoạn trừ lạc, câu hành xả, thành tựu quả. Trong khi ấy có sự thản nhiên, sự bình thản, thái độ bình thản, xả tâm giải thoát. Ðây gọi là xả, các pháp còn lại là tương ưng xả.

[760] BỐN VÔ LƯỢNG TÂM LÀ: TỪ, BI, HỶ, XẢ.

Thiền Tố từ theo bốn bậc và năm bậc.

[761] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TỪ?

Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập Thiền Tố Sắc giới phi thiện phi bất thiện, phi nghiệp quả, hiện tại lạc trú, chứng và trú Sơ thiền… (trùng)… do ly các dục, câu hành từ. Trong khi ấy có sự từ hòa, sự mát mẻ, thái độ mát mẻ, từ tâm giải thoát. Ðây gọi là từ, các pháp còn lại là tương ưng từ.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TỪ?

Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập Thiền Tố Sắc giới, phi thiện phi bất thiện, phi nghiệp quả, hiện tại lạc trú, chứng và trú nhị thiền… (trùng)… do vắng lặng tầm tứ… Tam thiền… (trùng)… Sơ thiền… (trùng)… Tứ thiền… (trùng)… câu hành từ, trong khi ấy có sự từ hòa, sự mát mẻ, thái độ mát mẻ, từ tâm giải thoát. Ðây gọi là từ, các pháp còn lại là tương ưng từ.

THIỀN TỐ BI.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ BI?

… (trùng)…

THIỀN TỐ TÙY HỶ?

… (trùng)…

THIỀN TỐ XẢ.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ XẢ?

Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập Thiền Tố Sắc giới, phi thiện phi bất thiện, phi nghiệp quả, hiện tại lạc trú, chứng và trú Tứ thiền… (trùng)… do sự đoạn trừ lạc, câu hành xả. Trong khi ấy có sự thản nhiên, sự bình thản, thái độ bình thản, xả tâm giải thoát. Ðây gọi là xả, các pháp còn lại là tương ưng xả.

DỨT PHẦN PHÂN TÍCH THEO VI DIỆU PHÁP

PHẦN VẤN ÐÁP (Pañhāpucchakam)

[762] BỐN VÔ LƯỢNG TÂM LÀ:

Nơi đây, vị tỳ khưu biến mãn và an trú một phương với tâm câu hữu từ, phương thứ hai cũng thế, phương thứ ba cũng thế, phương thứ tư cũng thế. Như vậy đối với mọi phương xứ trên dưới, bề ngang, cùng khắp, hết thảy thế giới, vị ấy biến mãn và an trú với tâm câu hành từ rộng lớn, đáo đại, vô lượng, không hận, không sân.

Biến mãn và an trú một phương với tâm câu hành bi, phương thứ hai cũng thế, phương thứ ba cũng thế, phương thứ tư cũng thế. Như vậy đối với mọi phương xứ trên dưới bề ngang cùng khắp, hết thảy thế giới, vị ấy biến mãn và an trú với tâm câu hành bi rộng lớn, đáo đại, vô lượng, không hận, không sân.

Biến mãn và an trú một phương với tâm câu hành tùy hỷ, phương thứ hai cũng thế, phương thứ ba cũng thế, phương thứ tư cũng thế. Như vậy đối với mọi phương xứ trên dưới bề ngang, cùng khắp, hết thảy thế giới, vị ấy biến mãn và an trú với tâm câu hành tùy hỷ rộng lớn, đáo đại, vô lượng, không hận, không sân.

Biến mãn và an trú một phương với tâm câu hành xả, phương thứ hai cũng thế, phương thứ ba cũng thế, phương thứ tư cũng thế. Như vậy đối với mọi phương xứ trên dưới bề ngang, cùng khắp, hết thảy thế giới, vị ấy biến mãn và an trú với tâm câu hành xả rộng lớn, đáo đại, vô lượng, không sân, không hận.

Trong bốn vô lượng tâm có bao nhiêu LÀ THIỆN? BAO NHIÊU LÀ VÔ KÝ… (trùng)… BAO NHIÊU LÀ HỮU TRANH? BAO NHIÊU LÀ VÔ TRANH?

[763] (BỐN VÔ LƯỢNG TÂM) có thể là thiện, có thể là vô ký.

Ba vô lượng tâm là tương ưng thọ lạc, xả là tương ưng thọ phi khổ phi lạc.

(Bốn vô lượng tâm) có thể là dị thục quả, có thể là dị thục nhân, có thể là phi dị thục quả phi dị thục nhân.

(Bốn vô lượng) có thể là thành do thủ cảnh thủ, có thể là phi do thủ cảnh thủ.

(Bốn vô lượng tâm) là phi phiền toái cảnh phiền não.

Ba vô lượng tâm có thể là hữu tầm hữu tứ, có thể là vô tầm hữu tứ, có thể là vô tầm vô tứ; xả là vô tầm vô tứ.

Ba vô lượng tâm có thể là câu hành hỷ, có thể là câu hành lạc, phi câu hành xả, có thể không nên nói là câu hành hỷ; xả là câu hành xả.

(Bốn vô lượng tâm) là không đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ.

(Bốn vô lượng tâm) là phi hữu nhân đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ.

(Bốn vô lượng tâm) có thể là phân tích tập; có thể là phi nhân tích tập phi nhân tịch diệt.

(Bốn vô lượng tâm) là phi hữu học phi vô học.

(Bốn vô lượng tâm) là đáo đại.

(Bốn vô lượng tâm) không nên nói là cảnh hy thiểu hay cảnh đáo đại hay cảnh vô lượng.

(Bốn vô lượng tâm) là trung bình.

(Bốn vô lượng tâm) là phi cố định.

(Bốn vô lượng tâm) không nên nói là có đạo thành cảnh hay có đạo thành nhân hay có đạo thành trưởng.

 (Bốn vô lượng tâm) có thể là sinh tồn, có thể là vị sinh tồn, có thể là chuẩn sanh.

(Bốn vô lượng tâm) có thể là quá khứ, có thể là vị lai, có thể là hiện tại.

(Ba vô lượng tâm) không nên nói là biết cảnh quá khứ hay biết cảnh vị lai hay biết cảnh hiện tại.

(Bốn vô lượng tâm) có thể là nội phần, có thể là ngoại phần, có thể là nội ngoại phần.

(Bốn vô lượng tâm) là biết cảnh ngoại phần.

(Bốn vô lượng tâm) là vô kiến vô đối chiếu.

[764] Từ là nhân; ba vô lượng tâm là phi nhân.

(Bốn vô lượng tâm) là hữu nhân.

(Bốn vô lượng tâm) là tương ưng nhân.

Từ là nhân hữu nhân; ba vô lượng tâm không nên nói là nhân hữu nhân, mà là hữu nhân phi nhân.

Từ là nhân tương ưng nhân; ba vô lượng tâm không nên nói là nhân tương ưng nhân, mà là tương ưng nhân phi nhân.

Ba vô lượng tâm là phi nhân hữu nhân; Từ không nên nói là phi nhân hữu nhân hay phi nhân vô nhân.

[765] (BỐN VÔ LƯỢNG TÂM) là hữu duyên. Là hữu vi. Là vô kiến. Là vô đối chiếu. Là phi sắc. Là hiệp thế. Là đáng vài tâm biết, và không đáng vài tâm biết.

(Bốn vô lượng tâm) là phi lậu.

(Bốn vô lượng tâm) là cảnh lậu.

(Bốn vô lượng tâm) là bất tương ưng lậu.

(Bốn vô lượng tâm) không nên nói là lậu cảnh lậu, mà là cảnh lậu phi lậu.

(Bốn vô lượng tâm) không nên nói là tương ưng lậu hay tương ưng lậu phi lậu.

(Bốn vô lượng tâm) là bất tương ưng lậu cảnh lậu.

 (Bốn vô lượng tâm) là phi triền… (trùng)…

(Bốn vô lượng tâm) là phi phược… (trùng)…

(Bốn vô lượng tâm) là phi bộc… (trùng)…

(Bốn vô lượng tâm) là phi phối… (trùng)…

(Bốn vô lượng tâm) là phi cái… (trùng)…

(Bốn vô lượng tâm) là phi khinh thị… (trùng)…

(Bốn vô lượng tâm) là hữu tri cảnh. Là phi tâm. Là sở hữu tâm. Là tương ưng tâm. Là hòa với tâm. Là có tâm làm sở sanh. Là đồng hiện hữu với tâm. Là tùy chuyển với tâm. Là hòa tâm tâm sở sanh. Là hòa tâm tâm sở sanh đồng hiện hữu với tâm. Là hòa tâm tâm sở sanh tùy chuyển với tâm. Là ngoại phần. Là phi y sinh.

(Bốn vô lượng tâm) có thể là do thủ, có thể là phi do thủ.

(Bốn vô lượng tâm) là phi thủ… (trùng)…

(Bốn vô lượng tâm) là phi phiền não… (trùng)…

[766] (Bốn vô lượng tâm) là không đáng do kiến đạo đoạn trừ. Là không đáng do tiến đạo đoạn trừ. Là phi hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ. Là phi hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ.

Ba vô lượng tâm có thể là hữu tầm, có thể là vô tầm; xả là vô tầm.

Ba vô lượng tâm có thể là hữu tứ, có thể là vô tứ; xả là vô tứ.

Ba vô lượng tâm có thể là hữu hỷ, có thể là vô hỷ; xả là vô hỷ.

Ba vô lượng tâm có thể là câu hành hỷ, có thể là phi câu hành hỷ; xả là phi câu hành hỷ.

Ba vô lượng tâm là câu hành lạc, xả là phi câu hành lạc.

Xả là câu hành xả; ba vô lượng tâm là phi câu hành xả.

(Bốn vô lượng tâm) là phi dục giới. Là sắc giới. Là phi vô sắc giới. Là hệ thuộc. Là pháp phi dẫn xuất. Là phi cố định. Là hữu thượng. Là vô tranh.

DỨT PHẦN VẤN ÐÁP

TRỌN VẸN VÔ LƯỢNG PHÂN TÍCH

-ooOoo-

 

 

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.