Giáo Trình Pali – Các Loại Động Từ, Bài Tập Số 4 & Bài Tập Số 5

CÁC LOẠI ĐỘNG TỪ

(14)Ở Pāḷi có đến 7 cách chia động từ gọi là dhātugana (các loại động từ căn). Các nhà văn phạm Pāḷi viết động từ căn với cả nguyên âm cuối cùng, nguyên âm này được bỏ rơi hay thay đổi trước các động từ tướng. Mỗi dhātugana có một hay nhiều động từ tướng; động từ tướng này ở giữa động từ căn và động từ vĩ ngữ.

Bảy loại động từ và các động từ tướng như sau:

Đệ nhất động từ (bhuvādigaṇa)   : a

Đệ nhị động từ (rudhādagaṇa)     : ṃ – a

Đệ tam động từ (divādigaṇa)       : ya

Đê tứ động từ (svādigaṇa)           : no, nu, uṇā

Đệ ngũ động từ (kiyādigaṇa)       : ṇā

Đệ lục động từ (tanādigaṇa)        : o, yira

Đệ thất động từ (curādigaṇa)       : e, aya

Một số lớn động từ căn gồm trong loại đệ nhất và đệ thất. Động từ căn paca bhū thuộc đệ nhất. Nguyên âm cuối của paca được bỏ rơi trước động từ tướng a.

Động từ căn đơn âm như bhū không bỏ rơi nguyên âm. Nguyên âm trở thành guṇa trước động từ tướng.

i hay ī thành e

u hay ū thành o

nī + a = ne + a

bhū + a = bho + a

Rồi: e có a theo sau đổi thành ay;

o có a theo sau đổi thành av

ne + a = naya

bho + a = bhava

Động từ cơ bản là động từ căn cộng với động từ tướng.

ĐỆ THẤT ĐỘNG TỪ

(15)Điểm đặc biệt của động từ đệ thất là nguyên âm cuối cùng của động từ cơ bản được dài ra trước vĩ ngữ của ngôi thứ ba (ngôi thứ nhất trong tiếng Anh).

Điều luật này áp dụng cho các động từ cơ bản có vĩ ngữ a của đệ nhị, đệ tam, đệ lục, và đệ thất, cộng với những điểm đặc biệt của chúng.

Động từ cơ bản của đệ thất động từ có hai loại vì có đến hai động từ tướng eaya. Ví dụ động từ căn pāla có hai động từ cơ bản là pālepālaya.

Chia động từ pāla (hộ trì, cai trị)

Đê thất động từ

Ngôi Số ít Số nhiều
1 Pāleti, pālayati Pālenti, pālayanti
2 Pālesi, pālayasi Pāletha,pālayatha
3 Pālemi, pālayāmi Pālema, pālayāma

Những động từ sau đây cũng chia tương tự:

Jaleti: đốt, thắp

Oloketi: nhìn, ngắm

Deseti: giảng, thuyết

Pūjeti: dâng, cúng, kính ngưỡng

Pīḷeti: đè nén, áp bức, hiếp đáp

Pāteti: rơi, ngả, té, đổ

Māreti: giết

Coreti: trộm cắp

Cinteti: suy nghĩ

Uḍḍeti: bay

Udeti: mọc (mặt trời, mặt trăng,…)

Ṭhapeti: nắm, giữ; đặt, để

Neti: mang đi

Āneti: mang lại, đem lại

Katheti: nói

(16)Động từ tướng của đệ ngũ động từ là ṇā. Trong ngôi thứ nhất (ngôi thứ 3 trong tiếng Anh), số nhiều ṇā được ngắn lại.

Chia động từ vikkiṇāti (bán)

Đệ ngũ động từ

Ngôi Số ít Số nhiều
1 Vikkiṇāti Vikkiṇanti
2 Vikkiṇāsi Vikkiṇātha
3 Vikkiṇāmi Vikkiṇāma

Những động từ sau đây chia tương tự:

Kiṇāti: mua

Suṇāti: nghe

Miṇāti: đong, đo

Gaṇhāti: lấy

Uggaṇhāti: học

Janāti: hiểu, biết

Jināti: thắng, chiến thắng

Ocinati: lượm, nhặt; thâu, gom

BÀI TẬP 4

A – Dịch sang tiếng Việt

Puttā dhammaṃ uggaṇhanti

Sīho migaṃ māreti

Vāṇijassa putto goṇe vikkiṇāti

Mayaṃ vāṇijamhā mañce kiṇāma

Lekhako mittena magge gacchati

Dāsā mittānaṃ sunakhe hasanti

Kassako goṇe kiṇāti

Kākā ākāse uḍḍenti

Vāṇijā Buddhassa dhammaṃ suṇanti

Corā mayūre corenti

Ahaṃ Buddhaṃ pūjemi

Tvaṃ dīpaṃ jālesi

Dāso goṇaṃ pīleti

Tumhe magga kassakaṃ oloketha

Mayaṃ dhammaṃ jāṇāma

B – Dịch sang tiếng Pāḷi

Tên trộm ăn cắp con bò đực

Con trai viên thư ký mua con bò đực

Các lái buôn bán những cây đèn

Anh ấy biết con trai của người bạn

Những đứa trẻ học tại làng

Những con chim đứng (đậu) trên đường

Tên nô lệ thắp ngọn đèn

Những con sư tử giết con nai

Đức vua cai trị hòn đảo

Đàn chim bay trên trời

Chúng tôi thấy những người con của vị thương nhân

Hãy nhìn những bàn tay của con người

Các bạn nghe Giáo Pháp của đức Phật

Họ cúng dường hội chúng (chư Tăng)

Con khỉ hiếp đáp những con chim

(17)Danh từ nam tánh vĩ ngữ I

Biến cách của chữ aggi (lửa)

Cách Số ít Số nhiều
1 aggi aggī, aggayo
2 aggiṃ aggī, aggayo
3 agginā aggīhi, aggībhi
4 aggino, aggissa aggīnaṃ
5 agginā, aggimhā, aggismā aggīhi, aggībhi
6 aggino, aggissa aggīnaṃ
7 aggimhi, aggismiṃ aggīsu
8 aggi aggī, aggayo

Bảng biến cách danh từ nam tính vĩ ngữ i

Cách Số ít Số nhiều
1 i ī, ayo
2 iṃ ī, ayo
3 inā īhi, ībhi
4 ino, issa īnaṃ
5 inā īhi, ībhi
6 ino, issa īnaṃ
7 īmhi, ismiṃ īsu
8 i ī, ayo

Những chữ sau cũng biến cách như chữ aggi:

Muni: tu sĩ

Ari: kẻ thù

Gahapati: gia chủ

Vyādhi: bệnh tật

Kapi: con khỉ

Ravi: mặt trời

Yaṭṭhi: cây gậy

Rāsi: đống

Kavi: thi sĩ, nhà thơ

Bhūpati: đức vua

Adhipati: người cầm đầu, nhà lãnh đạo

Udadhi: biển, đại dương

Ahi: con rắn

Giri: hòn núi

Nidhi: của chôn cất, của để dành

Pāṇi: tay, bàn tay, cánh tay

Muṭṭhi: nắm tay

Isi: ẩn sĩ

Atithi: người khách

Dīpi: con báo

Asi: thanh kiếm, thanh gươm

Bodhi: cây bồ-đề

Pati: người chồng, gia chủ

Vīhi: lúa

Maṇi: ngọc (maṇi)

Kucchi: bụng

Những động từ sau đây chia như động từ pacati:

Khaṇati: đào

Likhati: viết

Āgacchati: đến

Vandati: lạy, đảnh lễ

Āhaṇḍati: đi lang thang

Chindati: cắt, chặt

Labhati: được, nhận được

Ḍasati: cắn

Paharati: đánh đập

BÀI TẬP 5

A – Dịch sang tiếng Việt

  1. Muni dhammaṃ bhāsati
  2. Gahapatayo vīhiṃ miṇanti
  3. Ahi adhipatino hatthaṃ ḍasati
  4. Isi pāṇinā maṇiṃ gaṇhāti
  5. Dīpayo girimhi vasanti
  6. Ari asinā patiṃ paharati
  7. Kavayo nidhiṃ khaṇanti
  8. Tvaṃ atithīnaṃ āhāraṃ nesi
  9. Tumhe udadhimhi kīḷatha
  10. Vyādhayo loke manusse pīḷenti
  11. Kapi ahino kucchiṃ paharati
  12. Kaviyo muṭṭhimhi maṇayo bhavanti
  13. Ravi girimhā udeti
  14. Ahaṃ vīhīnaṃ rāsiṃ passāmi
  15. Mayaṃ gāme āhiṇḍāma
B – Dịch sang Pāḷi

  1. Những con báo giết những con nai
  2. Vị ẩn sĩ từ núi đến
  3. Có một thanh gươm ở trong tay kẻ thù
  4. Có những hòn ngọc trong nắm tay của người gia chủ
  5. Chúng tôi cho người khách vật thực
  6. Những đứa con của bác nông dân đong một đống lúa
  7. Con rắn nhận được thức ăn từ một vị thi sĩ
  8. Những vị tu sĩ đốt lửa
  9. Người gia chủ nhận hòn ngọc từ nhà lãnh đạo
  10. Những con khỉ trên cây đánh con báo
  11. Nhà lãnh đạo đánh kẻ thù bằng thanh kiếm
  12. Những vị ẩn sĩ nhìn mặt trời
  13. Chúng tôi nhận được lúa từ người khách
  14. Tôi thấy mặt trời trên biển

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.