Hương Vị Pháp Bảo – Chương Viii
(8) Giác Ngộ
Như trong bài giảng trước, khi hành thiền Minh Sát viên mãn, hành giả sẽ thành đạt Giác ngộ. Vì vậy, để giúp quý vị hiểu thế nào là Giác ngộ, Sư sẽ giảng sâu thêm về đề tài này.
Vào thời đại bây giờ, nhiều người hay nói về Giác ngộ nhưng Sư không biết là những người này có thật sự hiểu thế nào là Giác ngộ không? Danh từ “Giác Ngộ” có nhiều nghĩa khác nhau, tùy theo quan niệm riêng của mỗi cá nhân và tôn giáo. Sự Giác ngộ đối với một người theo Thiên Chúa giáo, Hồi Giáo hoặc Phật giáosẽ không giống nhau. Do đó trước khi đi vào đề tài này, chúng ta cần phải hiểu nghĩa Giác Ngộ là gì trên căn bản giáo lý Nguyên Thủy.
1. Giác Ngộ là gì?
Dựa theo lời dạy của Đức Phật, Giác Ngộ là sự chứng đắc được Tứ Diệu Đế và sự diệt tận được tất cả ô nhiễm trong tâm.
Chứng đắc được Tứ Diệu Đế có nghĩa là phải chứng thực qua chính kinh nghiệm bản thân và trong giây phút nầy, trong tâm thức người hành giả sẽ sanh khởi tâm thánh đạo (Magga citta). Đây là một tâm sở hoàn toàn mới mẻ, chưa khi nào hành giả kinh nghiệm được trước đó. Tâm này lấy Niết bàn làm đối tượng, và cùng một lúc tẩy trừ mọi ô nhiễm tâm. Từ đó trở đi hành giả sẽ trở thành một người Giác ngộ. Giây phút Giác ngộ nầy được diễn tả trong kinh “Những câu vấn đạo của vua Milinda” (Milinda Panha). Trong kinh này, đại đức Na Tiên (Nagasena) giải thích tâm thánh đạo như sau: “Tâm của hành giả lúc bấy giờ từng chập một liên tục quan sát đối tượng là dòng thân tâm đang trôi chảy, rồi vượt lên trên, phóng đến và lao xuống vào sự chấm dứt của dòng thân và tâm đang không ngừng trôi chảy này”.
Sư giảng rõ thêm về “từng chập một quan sát đối tượng”. Ở đây có nghĩa là người hành thiền Minh Sát lấy đối tượng là thân và tâm, hoặc lấy năm tập hợp căn bản (ngũ uẩn thủ) mà quan sátchúng không ngừng nghỉ. Khi thiền tập được viên mãn lúc đó tâm người hành giả lấy sự diệt tận của thân và tâm làm đối tượng. Sự diệt tận của thân và tâm này được gọi là Niết Bàn. Vào giây phút Giác ngộ, dòng tâm Minh Sát ngừng nghỉ và được thay vào bởi tâm Thánh đạo; có nghĩa là khi tâm Thánh đạo này sanh khởi thì sẽ không còn tâm Minh Sát cùng các đối tượng của tâm này. Lúc đó chỉ còn tâm Thánh đạo với đối tượng của nó là Niết Bàn. Hành giả khi thiền tập đúng đắn, sẽ chứng đắc bằng trí tuệ sự đoạn diệt của thân tâm, và được gọi là “Người Giác Ngộ”, chứng nghiệm được Niết Bàn. Hành thiền đúng đắn có nghĩa là hành giả có khả năng vượt đến điểm đoạn diệt của dòng thân tâm qua trí tuệ của mình chứ không phải qua một hành thức nào khác.
2. Giác ngộ là kết quả của việc hành thiền Minh Sát hay thiền Tứ Niệm Xứ.
Giác Ngộ chỉ được sanh khởi theo sau việc hành thiền Minh Sát. Tâm thánh đạo nầy không được gọi là tâm quả (vipaka) mà được gọi bởi những tên khác. Trong Chú giải có ghi Giác ngộ là kết quả, là lợi lạc, là sự thành tựu mỹ mãn của Thiền Minh Sát. Nếu có học qua về Vi Diệu Pháp, ta có thể hiểu một cách rõ ràng là nếu không có Thiền Minh Sát thì sẽ không có tâm Thánh đạo này. Trong cuốn thứ 7 của Vi Diệu pháp có dạy rằng tâm Thánh đạo này sanh khởi ngay sau một tâm gọi là tâm chuyển tánh hoặc là tâm chuyển dòng, từ dòng phàm sang dòng thánh. Tâm chuyển dòng này chỉ sanh khởi sau tâm Minh Sát. Do đó nếu không có những dòng tâm Minh Sát thì sẽ không có tâm Thánh đạo, có nghĩa là không có Giác Ngộ.
Thế nào là loại Giác Ngộ tức khắc mà ta thường đọc thấy trong kinh sách? Qua nhiều bài kinh, nhiều tích truyện hay Chú giải, ta thường gặp các trường hợp đạt Giác ngộ tức thời ngay sau khinghe một bài pháp. Thí dụ sau khi Đức Phật giảng xong bài kinh đầu tiên của Ngài là Kinh Chuyển Pháp Luân thì ngài Kiều Trần Như (Kondana) đắc thánh quả Nhập Lưu. Hoặc qua nhiều tích truyện trong “Kinh Lời Vàng” (Pháp Cú) cũng vậy, có nhiều vị chỉ cần nghe xong một bài pháp, một câu kệ mà có thể đạt quả A La Hán; điều nầy cho chúng ta cảm tưởng như có một loại Giác ngộ nhanh chóng, tức khắc. Sư cũng mong là thật sự có một loại “hoát nhiên đại ngộ” như vậy. Nhưng thật ra, mọi Giác ngộ đều phải đi theo sau một loạt các tuệ Minh Sát. Các vị trên đặc biệtcó được sự phát triển thật nhanh chóng các tầng tuệ Minhh Sát nầy, do đã tích lũy rất nhiều ba la mật qua bao kiếp trong quá khứ. Nay căn cơ đã chín mùi, hội đủ điều kiện trổ quả nên chỉ cần nghe một bài pháp của Đức Phật thì nhanh chóng Giác ngộ; chẳng khác một búp sen chỉ đợi đến tia nắng đầu tiên của mặt trời sẽ lập tức hé nở các cánh hoa.
3. Giới đức của người đạt Giác Ngộ.
Ngay sau giây phút tâm thánh đạo sanh khởi trong tâm hành giả, vị nầy trở thành một thánh nhân. Vị nầy sẽ luôn luôn giữ giới đức trong sạch, và tự động không bao giời phạm một trong 5 giới: sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói láo và dùng chất say. Chú giải có ghi là vị thánh nhân dù có tái sanhtrong các kiếp tới cũng không bao giờ phạm ngũ giới. Ngay khi còn bé có thể vị ấy chưa biết được bản chất thánh thiện của mình, nhưng đến lúc lớn lên sẽ tự hiểu rõ phẩm hạnh của mình. Và cho dù không biết đi nữa thì vị ấy cũng không bao giờ phạm ngũ giới. Trong kinh điển có cho thí dụ là nếu đưa cho một đứa bé, một con cá sống và một con cá chết, nếu kiếp trước đã từng Giác ngộthì bao giờ đứa bé cũng tự động chọn con cá chết. Điều nầy cho thấy giới đức tránh sát sanh vẫn luôn luôn tiềm tàng trong đứa bé.
Thời nay có những người tự xưng mình đã Giác ngộ. Có lần trên ti-vi có một vị cho mình là một trong 12 vị Giác ngộ trên thế giới. Thật sự cũng khó biết được điều này. Nhưng ta có thể suy nghĩsuy xét lời tuyên bố đó có đúng hay không, bằng cách căn cứ trên giới đức của người này để xem họ có thật là thánh nhân chưa. Ngoài ra, có trường hợp nhiều người hành thiền kinh nghiệm được những điều mà họ chưa bao giờ kinh nghiệm từ trước, khiến họ tin rằng mình đã đạt Giác ngộ thật sự. Nếu một người có ý nghĩ như vậy, họ phải tự xét lại xem mình có giữ trọn được năm giớikhông? Nếu không thì nên tự biết là mình chưa Giác ngộ.
4. Có phải chỉ có hàng tăng sĩ mới có thể đạt Giác Ngộ?
Sư nghĩ người đặt câu hỏi nầy không biết gì về Phật Pháp. Câu trả lời là không. Trong thời kỳ Đức Phật, có rất nhiều kinh điển ghi lại các câu chuyện về những cư sĩ thành đạt Giác ngộ. Thí dụ như chàng thanh niên tên Yassa sau khi nghe Đức Phật giảng bài kinh đầu tiên “Chuyển Pháp Luân” đã đạt Giác ngộ ngay sau đó, và cha của chàng cũng đạt Giác ngộ tương tự. Vua Bình Sa Vương(Bimbisara) trở thành vị nhập lưu và tiếp tục trị vì vương quốc của mình. Ông Cấp Cô Độc(Anathapindika) người đã xây cất và dâng cúng tăng đoàn Kỳ Viên Tự, hoặc như bàVisakka, một vị nữ cư sĩ thuần thành, như ngài Nakulapita, vị vua dòng Thích Ca Mahanama, hay ông Jivaka, vị danh y chữa bệnh cho Đức Phật, v.v… tất cả những vị trên đều đạt Giác ngộ lúc sanh tiền và tiếp tục đời sống cư sĩ của họ cho đến lúc chết. Như vậy vấn đề Giác ngộ không phải chỉ dành riêng cho hàng xuất gia, mà bất cứ ai có quyết tâm hành Thiền Minh Sát đều có thể thành đạt.
5. Có phải Giác Ngộ chỉ dành riêng cho nam giới?
Đây cũng là một câu hỏi không mấy thông minh. Câu trả lời là không. Đức Phật có người dì, vừa là mẹ nuôi, tên là Gotami muốn được thành tỳ kheo ni và gia nhập Tăng đoàn, nhưng Đức Phậtđã nhiều lần từ chối. Tuy vậy bà vẫn không nản lòng. Một hôm, bà cùng 500 vị công chúa dòng Thích Ca đi đến gặp Đức Phật để tiếp tục thỉnh cầu Ngài. Các vị nầy đứng chờ phía ngoài tu viện. Sau một ngày đường đi bộ, ai cũng mỏi mệt. Ngài Ananda thấy vậy mới hỏi nguyên do, rồi vào trình lại lời thỉnh cầu của họ. Sau khi Đức Phật từ chối ba lần, ngài Ananda mới hỏi “Bạch Đức Thế Tôn, vậy một người đàn bà sau khi xuất gia có thể đạt các tầng Giác ngộ như Nhập Lưu, Nhất Lai, Bất Lai hoặc A La Hán không?” Đức Phật trả lời “Được, có thể đạt các quả vị trên khi rời bỏ cuộc sống thế tục, sống đời phẩm hạnh”. Câu xác nhận trên cho ta thấy là mọi người đều có thể đạt Giác Ngộ và trong thời kỳ Đức Phật, đã có nhiều người nữ đã trở thành bậc thánh nhântrong khi đang là cư sĩ, như bà Visakka, hoặc đang là tăng ni như các bà Gotami, công chúaYasodara (Gia-du-đà-la, vợ của Bồ Tát Thái Tử Sidharta), Rupananda, Uppalavanna, Khema, Pantacara v.v… Lời tán thán hoan hỉ khi thành đạt Giác ngộ của các vị nầy đã được ghi lại trong bộ kinh “Trưởng Ni Kệ” (Therigatha).
6. Một người đạt Giác ngộ có tự biết là mình đã được Giác ngộ không?
Giác ngộ là một kinh nghiệm của bản thân. Một người phải tự trải qua kinh nghiệm đó, trạng tháiđó mới biết được, cho nên khi người ấy đã đạt được thì tất nhiên họ phải biết. Ngay sau khi dòng tâm của Giác ngộ vừa chấm dứt thì sẽ có các dòng tâm khác sanh khởi tiếp đó; lúc bấy giờ vị thánh nhân sẽ duyệt lại các thánh đạo, thánh quả, những ô nhiễm trong tâm đã đoạn diệt cùng những ô nhiễm chưa đoạn diệt. Phần đông các vị thánh đạt Giác ngộ đều duyệt lại ít nhất là ba kinh nghiệm: thánh đạo, thánh quả và Niết bàn. Vấn đề ô nhiễm trong tâm đã tận diệt hoặc chưa tận diệt thì tùy vị đó, có thể họ sẽ duyệt lại hoặc sẽ không duyệt lại.
Một người khi đạt Niết bàn mà nếu không có kiến thức, không có hiểu biết về Phật Pháp thì có thể người đó không hay biết được là mình đã được thánh quả trên. Thí dụ khi một người ghé đến thiền viện này sẽ có kinh nghiệm về nơi chốn này, nhưng người đó có thể không biết chỗ nầy có tên là Như Lai Thiền Viện. Một thánh nhân cũng vậy, có thể vị ấy không biết là mình đã đạt Giác ngộ, nhưng vị ấy chắc chắn biết là mình đã đạt được một cái gì đặc biệt.
7. Giác Ngộ của Đức Phật và của những đệ tử của Ngài có giống nhau không?
Đức Phật là người đầu tiên thành đạt Giác Ngộ và sau đó Ngài đã giảng dạy cho những người khác, và họ cũng đã thành đạt được như Ngài. Những người nầy được gọi là những Thánh đệ tử(Sawakhas). Vậy phẩm chất Giác ngộ của Ngài và của họ có khác nhau không? Câu trả lời là khác.
Sự Giác ngộ của chư Phật thường được đi kèm thêm với những trí tuệ đặc biệt mà chỉ một vị Phật mới có được, như sự Toàn Giác và Đại Bi Tâm. Và nếu nhìn vào mức độ tận diệt ô nhiễm, cũng có sự khác nhau. Tâm của một vị Phật hoàn toàn trong sạch, không còn tì vết. Tâm của một vị A La Hán cũng hoàn toàn trong sạch, nhưng chưa bỏ hẳn được các tì vết, còn được gọi là các tập khí cũ (Phạn Ngữ “Vasana” có nghĩa là các tiền khiên tật, đó là một năng lực có từ các ô nhiễm cũ nhưng chính nó không phải là tâm ô nhiễm). Một người tuy đã tẩy trừ được mọi ô nhiễmtrong tâm, nhưng từ cách hành động bên ngoài, vẫn có thể giống như một kẻ chưa Giác ngộ, tức là vẫn còn bị ảnh hưởng của các tiền khiên tật tích lũy từ bao kiếp trước. Khi Đức Phật đạt Giác ngộ thì Ngài đồng thời tẩy sạch hoàn toàn mọi ô nhiễm trong tâm, cũng như mọi tiền khiên tật bên ngoài, nhưng đối với các vị thánh đệ tử thì các tập khí ấy có thể vẫn chưa xóa bỏ được; ví nhưmột bình rượu tuy đã rửa sạch bên trong nhưng bình vẫn còn lưu lại mùi rượu.
8. Có thể có Giác ngộ ở ngoài giáo Pháp của Đức Phật không?
Một người không phải là Phật tử có thể đạt Giác Ngộ hay không? Trước giờ Đức Phật nhập đại Niết bàn, có một vị ẩn sĩ tên Subhada đến gặp và hỏi Ngài: “Có những vị thầy ngoại đạo tuyên bốhọ là những bậc Giác Ngộ, điều nầy có đúng như vậy hay không ?”. Đức Phật dạy Sudhada hãy tạm gác bỏ câu hỏi nầy qua một bên, Ngài cho một câu trả lời khác: “Nếu Giáo Pháp nào, gồm Giáo Lý và Giới Luật, mà không có Bát Chánh Đạo thì sẽ không có những vị ẩn sĩ đạt tầng thánh thứ nhất, thứ hai, thứ ba và thứ tư . Nhưng nếu Giáo Pháp nào có Bát Chánh Đạo thì sẽ có các hàng ẩn sĩ đạt tầng thánh thứ nhất, thứ hai, thứ ba và thứ tư”.
Ở đây, Sư giảng thêm là bất cứ tôn giáo nào có dạy thực hành Bát Chánh Đạo, thực hành Thiền Minh Sát thì tôn giáo đó sẽ sản sinh ra những vị Giác ngộ, ngược lại tôn giáo nào không có hai yếu tố trên, thì người theo đạo sẽ không ai được Giác ngộ. Vì Thiền Minh Sát và Bát Chánh Đạolà một. Chúng ta nên tránh nói là ngoài Phật Pháp thì không có Giác ngộ, nhưng ta phải hiểu rằng chỉ trong Phật Pháp ta mới có thể trọn vẹn thấy được Bát Chánh Đạo mà thôi.
Trong thời Đức Phật tuy có rất nhiều môn phái, nhưng các môn phái nầy không đào tạo được những ẩn sĩ thực thụ đã tận diệt được mọi ô nhiễm trong tâm. Do đó, muốn trả lời gián tiếp hay trực tiếp câu hỏi nầy thì tùy cách chúng ta nói, nhưng cần phải dựa trên một sự thật căn bản: đó là chỉ có Bát Chánh Đạo mới đưa đến Giác Ngộ mà thôi.
9. Những tầng bậc Giác Ngộ
Nếu nói đến sự thành đạt Tứ Diệu Đế thì Giác Ngộ chỉ có một nhưng nếu đặt vấn đề tận diệt ô nhiễm trong tâm thì Giác Ngộ có 4 tầng.:
Tầng Giác Ngộ thứ nhất, Nhập Lưu (Tư-đà-hoàn, sotapanna): Chỉ một người đã nhập vào dòng suối giải thoát của Thánh đạo. Vì con suối nào cũng dẫn ra biển cả, nên một vị Nhập Lưusớm muộn gì cũng đạt Giác Ngộ. Một vị Nhập Lưu tận diệt được hai ô nhiễm: tà kiến và hoài nghi. Đoạn trừ tà kiến là không còn tin tưởng vào cái ta hay cái ngã trường tồn, không còn mơ hồ gì về luận nghiệp báo. Đoạn trừ hoài nghi là không còn nghi ngờ về Pháp môn đang thực hành, nghi ngờ về định luật nhân duyên. Khi hai ô nhiễm nầy đã được tận diệt thì chúng sẽ không bao giờ sanh khởi trở lại nữa. Một vị Nhập Lưu sẽ chỉ còn tái sanh bảy lần trong cõi người hay cõi trời mà thôi, chứ không tái sanh vào bốn đường ác đạo.
Tầng Giác Ngộ thứ hai, Nhất Lai, (Tư-đà-hàm, sakadagami): Nếu vị Nhập Lưu tiếp tục hành thiền và đạt kết quả kế tiếp thì gọi là được quả vị Nhất Lai; có nghĩa là chỉ còn một lần tái sanhvào cõi người nữa mà thôi. Tuy vị nầy không tận diệt được thêm một ô nhiễm nào khác, nhưng những ô nhiễm còn lại trong tâm trở nên yếu đi. Do đó, vị nầy chỉ còn lại hai lần tái sinh vào cõi sắc giới mà thôi, tức là sau khi mãn kiếp, sẽ tái sinh vào cõi trời và sau khi mãn kiếp chư Thiên, vị nầy sẽ trở lại cõi người trong kiếp cuối cùng để đạt Giác Ngộ.
Tầng Giác Ngộ thứ ba, Bất Lai, (A-na-hàm, anagami): Nếu vị Nhất lai tiếp tục hành thiền và đạt được kết quả kế tiếp thì gọi là được quả vị Bất Lai; có nghĩa là vị nầy sẽ không còn trở lại cõi sắc giới. Thêm hai ô nhiễm nữa là ái dục và sân hận được diệt tận, tức là không còn bị bám níu vào bất cứ đối tượng của giác quan và không còn bị chi phối bởi sự giận dữ, ganh tị hay sợ hãi, ưu phiền nữa. Vị nầy trước khi chết chắc chắn sẽ đắc nhiều tầng thiền định, sẽ thác sinh vào cõi phạm Thiên, là cõi của các bậc hoàn toàn trong sạch. Vị Bất Lai hoàn toàn gần giống như một vị A La Hán nghĩa là không còn dính mắc gì vào các đối tượng ở cõi dục giới, chỉ khác có một điểm là tâm của vị Nhất Lai còn hướng về cõi của các vị Phạm Thiên. Do đó mà khi mãn kiếp, họ sẽ sanh vào cõi Phạm Thiên.
Tầng Giác Ngộ thứ tư, A La Hán (arahan): Nếu vị Bất Lai tiếp tục hành thiền, đạt được kết quả cuối cùng là tầng thánh giải thoát A La Hán. “A La Hán” nguyên nghĩa là bậc đáng cung kính, đã tận diệt mọi ô nhiễm còn lại trong tâm. Các ô nhiễm nầy sẽ không bao giờ trở lại dù vị nầy còn mang thân xác làm người. Như đã nói trên, các vị A La Hán vẫn còn mang dấu vết của những tiền khiên tật, tuy rằng tâm họ hoàn toàn không còn khả năng bám níu vào tất cả những gì thuộc các cõi người hay cõi Phạm Thiên. Tâm của các vị nầy trong sạch như vậy nên họ không còn tái sanh. Tham ái, bám víu là những tâm sở có khả năng tái tạo kiếp sống mới, nó làm cho chúng ta phải tái sanh. Một vị A La Hán ví như một ngọn đèn dầu, lửa sẽ lụn tắt khi dầu cạn. Thân xác vị nầy mang trong kiếp hiện tại là thân xác cuối cùng, và kiếp sống mà họ đạt được quả vị nầy sẽ là kiếp sống chót.
Trên đây Sư đã giải thích về Giác Ngộ dựa vào lời dạy của Đức Phật. Mục đích của chúng ta khi hành thiền là để đạt được những tầng Giác Ngộ trên khi thiền tập của chúng ta viên mãn. Đức Phật luôn luôn dạy rằng khi một người đạt quả vị Nhập Lưu, người đó không nên tự mãn rồi đứng ở quả vị đó, mà phải tiếp tục cố gắng tu tập để đạt đến các tầng Giác Ngộ kế tiếp, như Nhất Lai, Bất Lai, và A La Hán. Chúng ta không nên chỉ tự bằng lòng với sự giữ giới mà phải tiến đến thiền tập. Rồi cũng không nên dừng lại trong hạnh phúc do thiền tập mang lại mà phải nỗ lực tiến tớiđạt các thánh quả Giác ngộ qua trí tuệ.
Mục đích Giáo Pháp của Đức Phật là giúp chúng sinh thoát mọi khổ đau. Dù có được tái sanh vào cõi trời cao nhất là Phạm Thiên đi nữa, ta vẫn còn trong vòng luân hồi. Đức Phật thường dạy rằng chính ta kiếp làm bậc Phạm Thiên vẫn còn bị đau khổ, là vì kiếp đó vẫn còn sinh tử. Cho nên muốn thoát hết khổ đau, chúng ta phải nghĩ đến cách thoát ra khỏi tất cả các cõi trong vòng luân hồi nầy.
Vậy Sư chúc cho sự thiền tập của quí vị được tốt đẹp, đưa dẫn đến kết quả cao cả nhất là tầng Giác ngộ giải thoát A La Hán.
SADHU! SADHU! SADHU!
NLTV 24-04-1998