Pháp Thoại Khoá Satipatthana – Ngày 6 | Thiền Sư S.n. Goenka

PHÁP THOẠI KHOÁ SATIPATTHANA – NGÀY 6 | THIỀN SƯ S.N. GOENKA

 

AUDIO BÀI GIẢNG TIẾNG VIỆT:

AUDIO BÀI GIẢNG TIẾNG ANH:

NỘI DUNG BÀI GIẢNG TIẾNG VIỆT & TIẾNG ANH (SƯ PHÁP THÔNG DỊCH VIỆT): 

The sixth day of the Satipaṭṭhāna course is over. We proceed further with Dhammānupassanā. Dhammas are mental contents and their nature, the universal law of nature. A Buddha, an enlightened person, has no interest in establishing a sect or religion. Having discovered ultimate truth at the deepest level, the Buddha teaches this law to help people understand reality and end their misery, whatever their sect, community, country, colour or gender. The entire universe, animate and inanimate, everyone and everything, is governed by this law. With or without the Buddha, it governs the constant interaction of mind and matter, the currents, undercurrents and cross-currents going on in each individual. Yet people keep on playing games at the surface of the mind, deluding themselves in ignorance and multiplying their misery by multiplying their bondages. Ngày thứ sáu của khóa thiền Tứ Niệm Xứ – Satipaṭṭhāra – đã qua. Chúng ta tiếp tục quán pháp – Dhammānupassanā. Dhamma (Pháp) là những nội dung tâm trí và bản chất của chúng, là quy luật phổ quát của tự nhiên. Đức Phật, một con người đã giác ngộ, không màng đến việc thiết lập một bộ phái hay một tôn giáo. Sau khi đã khám phá ra sự thực tối hậu ở mức thâm sâu nhất, Đức Phật dạy quy luật này để giúp mọi người hiểu được thực tại và chấm dứt khổ đau của họ, bất kể bộ phái, cộng đồng, xứ sở, màu da hay giới tính của họ là gì. Toàn thể vũ trụ, hữu tình và vô tình, mọi người và mọi vật, đều bị quy luật (tự nhiên) này chi phối. Có hay không có (sự xuất hiện của) Đức Phật, quy luật này vẫn chi phối sự tác động qua lại bất biến giữa tâm và thân, giữa những dòng chảy, dòng cắt và dòng ngầm (của tâm thức) đang diễn tiến trong mỗi cá nhân. Tuy thế người ta vẫn tiếp tục chơi những trò chơi trên bề mặt của tâm, vẫn tiếp tục tự dối mình trong tăm tối vô minh và làm tăng trưởng khổ đau của họ bằng những hệ luỵ do chính họ tạo ra.
Khandhapabbaṃ – The Aggregates Khandhapabbaṃ – Các uẩn
dhammesu dhammānupassī viharati pañcasu upādānakkhandhesu Dhammesu dhammānupassī viharati pañcasu upādānakkhandhesu – Sống quán pháp trong các pháp dưới hình thức năm thủ uẩn
Khandha means an aggregate, an accumulation, or a heap of something. We are called individual beings. This is an apparent truth: but at a deeper level every living individual—I, you, he, or she—is just pañca khandhā, the five aggregates. The Buddha wants you to go to the depth of this reality, where you cannot differentiate or identify by name, where they are merely the five aggregates. Khandha có nghĩa là một tập hợp, hay một đống của cái gì đó. Chúng ta được gọi là những con người. Đây là một sự thực bề ngoài hay sự thực chế định: nhưng ở mức sâu hơn, mọi cá nhân – Tôi, anh, nó – chỉ là năm uẩn (pañca khandhā). Đức Phật muốn bạn đi vào chiều sâu của thực tại này, ở đây bạn không còn phân biệt hay xác nhận (con người) theo danh tánh, ở đây tất cả chỉ là năm uẩn thuần túy mà thôi.
One aggregate is the countless, subatomic material particles, kalāpas, joined together as matter. Mind is divided into another four aggregates: viññāṇa cognises; saññā recognises and evaluates; vedanā feels; and saṅkhāra reacts and creates. These five aggregates combined are called an entity, an individual. At the ultimate level they are just five aggregates and the whole process of Satipaṭṭhāna, of Vipassana, is to experience this fact. Otherwise the delusion of identifying “I,” “mine,” or “myself” with any or all of these aggregates—which is ignorance—causes tremendous attachment and clinging to them, resulting in great misery. This is not a belief to be accepted out of devotion, just because an enlightened person said it, nor a philosophy just to be intellectually accepted as rational and logical. It is a truth to be experienced and realised at the actual level within the framework of the body. When this truth becomes clear, the habit pattern at the deepest level of the mind changes, and liberation is reached. This is Dhamma, the law. Trong năm uẩn, một là vô số các hạt hạ nguyên tử hay tổng hợp sắc – kalāpa, kết hợp lại với nhau kể như phần vật chất (sắc). Tâm được chia làm bốn uẩn khác: thức (viññāṇa); tưởng (saññā); thọ (vedanā); và hành hay phản ứng (saṅkhāra). Khi năm uẩn này kết hợp lại thì được gọi là một thực thể, một cá nhân. Ở mức cùng tột chúng chỉ là năm uẩn và toàn bộ tiến trình minh sát (vipassanā), toàn bộ tiến trình niệm xứ (satipaṭṭhāna) là để kinh nghiệm sự thực này. Bằng không thì ảo tưởng xem đó như là “Tôi”, “của tôi”, hay “tự ngã của tôi” với bất kỳ uẩn nào hay cả năm uẩn này – vốn là vô minh – sẽ tạo ra tham ái và chấp thủ, dẫn đến khổ đau cùng cực. Đây không phải là một tín điều cần phải được chấp nhận do lòng sùng đạo, chỉ vì một bậc giác ngộ đã nói như thế, cũng không phải là một triết lý phải được chấp nhận trên phương diện tri thức vì tính hợp lý và lôgic của Nó. Đây là một sự thực cần phải được kinh nghiệm và thực chứng ở đúng mức trong cơ cấu của thân. Khi sự thực này trở nên rõ ràng, lề thói quen ở tận sâu trong tâm thay đổi, và sự giải thoát được đạt đến. Đây là Dhamma (pháp).
Upādāna means attachment and clinging. This develops towards the five aggregates, which are its object; or, the five aggregates are generated and come together because of upādāna. They are aggregates of attachment. Upādāna là chấp thủ. Thủ này phát triển đối với năm uẩn kể như đối tượng của nó; hoặc có thể nói năm uẩn được sanh ra và kết hợp lại với nhau do thủ – upādāna – vì thế chúng được gọi là năm thủ uẩn.
Again a meditator observes dhamma in dhamma, the five aggregates. How does a meditator practise with them? Một lần nữa, người hành thiền quán pháp trong pháp (Dhamma), ở đây là năm uẩn. Người hành thiền thực hành như thế nào đối với năm uẩn?
…‘iti rūpaṃ, iti rūpassa samudayo, iti rūpassa atthaṅgamo… …’iti rūpaṃ, iti rūpassa samudayo, iti rūpassa atthaṅgamo…
This is matter, this is the arising of matter, this is the passing away of matter: all this is experienced. Rūpa means matter, samudaya means arising, atthaṅgamo passing away. Đây là sắc, đây là sự sanh khởi của sắc, đây là sự hoại diệt của sắc: tất cả điều này phải được kinh nghiệm. Rūpa có nghĩa là sắc hay vật chất, samudaya là sự sanh khởi, atthaṅgamo là sự hoại diệt.
iti vedanā, iti vedanāya samudayo, iti vedanāya atthaṅgamo;

iti saññā, iti saññāya samudayo,iti saññāya atthaṅgamo;

iti saṅkhārā, iti saṅkhārānaṃ samudayo, iti saṅkhārānaṃ atthaṅgamo;

iti viññāṇaṃ, iti viññāṇassa samudayo, iti viññāṇassa atthaṅgamo’ti.

 

iti vedanā, iti vedanāya samudayo, iti vedanāya atthaṅgamo;

iti saññā, iti saññāya samudayo, iti saññāya atthaṅgamo;

iti saṅkhārā, iti saṅkhārānaṃ samudayo, iti saṅkhārānaṃ atthaṅgamo;

iti viññāṇaṃ, iti viññāṇassa samudayo, iti viññāṇassa atthaṅgamo’ti.

Đây là thọ, đây là sự sanh khởi của thọ, đây là sự hoại diệt của thọ;

Đây là tưởng, đây là sự sanh khởi của tưởng, đây là sự hoại diệt của tưởng;

Đây là hành, đây là sự sanh khởi của hành, đây là sự hoại diệt của hành;

Đây là thức, đây là sự sanh khởi của thức, đây là sự hoại diệt của thức;

As the mental aggregates also are experienced – sensation (vedanā), perception (saññā), reaction (saṅkhāra), and consciousness (viññāṇa)—the whole process of what is happening inside is realised. Khi các danh uẩn – thọ, tưởng, hành, thức – đã được thực nghiệm, toàn tiến trình của những gì đang xảy ra bên trong (tự thân) cũng được thực chứng.
Iti ajjhattaṃ vā dhammesu dhammānupassī viharati,…‘atthi dhamma’ti… Iti ajjhattaṃ vā dhammesu dhammānupassī viharati, … ‘attha dhamma’ti….
The same stations follow, inside, outside, both together. Then “atthi dhammā’ti,”—”Oh, this is Dhamma.” Awareness gets established in the reality that these five aggregates are all there is. A high stage of observation finds mere mind and matter, nothing else – no “I,” “mine,” or “myself.” Các trạm tương tự tiếp nối theo sau, bên trong, bên ngoài, cả bên trong lẫn bên ngoài. Rồi “atthi dhamma’ti” – “Ô, đây là Pháp (dhamma)”. Chánh niệm được thiết lập trong hiện thực rằng năm uẩn này tất cả đều có mặt. Ở một giai đoạn quan sát hay quán cao hơn (hành giả) chỉ thấy danh và sắc, không có gì khác nữa – không có “tôi”, “của tôi” hay “tự ngã của tôi”.
At the apparent, conventional level, the words “I” and “you” have to be used, but at the actual, ultimate level there are just the five khandhas. Similarly for conventional purposes, we call something joined together a motor car, but if we disintegrate it and separate its parts, which part is the car? the tyres? the wheels? the seats? the engine? the battery? the body? Actually a car is just different parts joined together. Ở mức quy ước, bề ngoài, những từ “tôi” và “bạn” phải được dùng, nhưng ở mức tối hậu, đích thực chỉ có năm uẩn. Tương tự, vì mục đích quy ước, chúng ta gọi những vật kết hợp lại với nhau là một chiếc xe, nhưng nếu chúng ta tháo rời và tách riêng nó ra thành từng phần, bộ phận nào là cái xe? ruột xe? bánh xe? chỗ ngồi? động cơ? bình điện? khung (xe)? Thực chất một chiếc xe chỉ là những bộ phận khác nhau kết hợp lại mà thôi.
Similarly, Monday, Tuesday, Wednesday, Thursday, Friday, Saturday and Sunday when joined make a week; thirty days joined together make a month; and twelve months a year, for conventional purposes only. Vipassana divides, dissects, disintegrates and observes reality as it is. Then the attachment goes away. The khandhās remain, arising and passing, but they are mere aggregates, because upādāna is gone. This is the Dhamma of the khandhās. Tương tự, thứ hai, ba, tư, năm, sáu, bảy và chủ nhật khi kết hợp lại với nhau thì làm thành một tuần; ba mươi ngày hợp lại thành một tháng; và mười hai tháng hợp lại thành một năm, cũng chỉ vì những mục đích quy ước. Thiền minh sát (vipassanā) chia tách, mổ xẻ, làm rời ra và quan sát thực tại đúng như nó là. Lúc ấy chấp thủ ra đi. Các uẩn còn lại, tiếp tục sanh và diệt, nhưng chúng (bây giờ) chỉ là các uẩn thuần túy, vì thủ – upādāna đã ra đi. Đây là pháp (dhamma) của các uẩn.
Yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati. yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati.
Then comes ñāṇamattāya paṭissatimattāya also known in those days as samyak darshana, kevala darshana, samyak jñāna kevala jñāna – mere observation and mere understanding. Then anissito ca viharati: there is nothing to depend on because there is no attachment; there is nothing to grasp. Cũng như trước, đến đây “chỉ có” mattā” trí tuệ, chỉ có tri kiến, chỉ có sự quan sát. Cho đến mức độ này (yāvadeva) không có người tri, không có người biết, hoặc người kinh nghiệm. Rồi, anissita ca viharati: không có gì để nương tựa vì không còn tham ái; không còn chấp thủ.
Āyatanapabbaṃ – The Sense Spheres Āyatanapabbaṃ – Các căn xứ (12 xứ)
dhammesu dhammānupassī viharati chasu ajjhattikabāhiresu āyatanesu. dhammesu dhammānupassī viharati chasu ajjhattikabāhiresu āyatanesu – Sống quán pháp trong pháp dưới hình thức sáu nội – ngoại xứ.
The āyatanas are the six sense spheres or doors: the eyes, ears, nose, tongue, body, and mind. All six are inside (ajjhattika) because they are on or inside the body. Their objects are outside (bāhiresu): for the eyes, a vision, colour, shape, or light; for the ears, sound; for the nose, smell; for the tongue, taste; for the body, something tangible; for the mind, a thought, emotion, fantasy or dream. Although called external, they become objects only when in contact with the internal āyatanas, on the framework of the body. For someone blind from birth there is no world of colour, light, shape or form and no way of understanding that world. Six internal āyatanas and six external āyatanas, make twelve in all, and the bāhiresu āyatana only actually exist for us when each is in contact with its respective sense door. Āyatana là sáu căn hay sáu môn: nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, và ý môn. Cả sáu môn này đều ở bên trong (ajjhatta) vì chúng nằm trên hay trong thân. Các đối tượng của chúng nằm ở bên ngoài (bāhiresu): đối với con mắt (nhãn), đối tượng là một cảnh sắc, mầu, hình dáng, hay ánh sáng; đối với lỗ tai, âm thanh; đối với mũi, mùi; đối với lưỡi, vị; đối với thân, vật xúc chạm; đối với ý hay tâm, một ý nghĩ, cảm xúc, ảo tưởng hay mơ mộng. Mặc dù gọi là các căn xứ bên ngoài (ngoại xứ), song chỉ khi tiếp xúc với các căn xứ bên trong (nội xứ), trên cơ cấu của thân, chúng mới trở thành những đối tượng. Đối với một người mù bẩm sinh không có thế giới của màu sắc, ánh sáng, hình dạng hay tướng trạng và do đó không cách nào hiểu được thế giới ấy. Sáu nội xứ và sáu ngoại xứ tạo thành mười hai xứ tất cả, và ngoại xứ chỉ thực sự hiện hữu đối với chúng ta khi nó tiếp xúc với căn môn tương ứng của nó.
How is the work done with the six internal and external sense spheres? Công việc thực hành với sáu nội ngoại xứ như thế nào?
cakkhuṃ ca pajānāti, rūpe ca pajānāti, yañca tadubhayaṃ paṭicca uppajjati saṃyojanaṃ tañca pajānāti… cakkhuṃ ca pajānāti, rūpe ca pajānāti, yañca tadubbhayaṃ paṭicca uppajjati saṃyojanaṃ tañca pajānāti …
The truth of cakkhu (the eye sense door) and its object, rūpa (the shape or form) is realised: pajānāti. Yañca tadubhayaṃ paṭicca, with the base of these two, because of their contact, uppajjati saṃyojanaṃ a bondage arises. Sự thực của con mắt hay nhãn căn (môn) – cakkhu – và đối tượng của nó hay sắc (rūpa) phải được tuệ tri (pajānāti). Yañca tadubhayaṃ paticca, với căn bản của hai xứ này (tức con mắt và sắc), do sự tiếp xúc của chúng, uppajjati saṃyojanaṃ – một kết sử (trói buộc) khởi lên.
…yathā ca anuppannassa saṃyojanassa uppādo hoti tañca pajānāti… yathā ca anuppannassa saṃyojanasa uppādo hoti tañca pajānāti…
The meditator works with this bondage that has now arisen: saṃyojanassa uppādo hoti tañca pajānāti. The reality is that with every contact there is vibration, phassa-paccayā vedanā. Saññā evaluates: female, male; beautiful, ugly; pleasant, unpleasant. With this evaluation the sensations become pleasant or unpleasant, and immediately saṅkhāra, the reacting part of the mind, starts generating craving or aversion. Thus this whole process of bondage starts and multiplies. Người hành thiền làm việc với kiết sử (saṃyojana) hiện đã khởi lên ấy: saṃyojanasso uppādo hoti yañca pajānāti. Sự thực là với mỗi xúc chạm đều có một sự rung động hay cảm thọ (vedanā), phassa-paccayā vedanā – xúc duyên thọ. Tưởng (saññā) bắt đầu đánh giá: đàn ông, đàn bà; đẹp, xấu; dễ chịu, khó chịu. Với sự đánh giá này thọ (vedanā) trở thành lạc hay khổ, và lập tức hành (saṅkhāra), phần phản ứng của tâm, bắt đầu phát ra tham ái hay sân hận. Như vậy toàn bộ tiến trình của sự trói buộc (kiết sử) này khởi động và sinh sôi nảy nở.
The work with the six sense doors is within the boundary of mind and matter. It is a matter of analysing and continually understanding how everything happens. If you are ignorant you constantly tie new knots and multiply bondage after bondage. When you don’t react, as you experience and observe the bondage in wisdom, it weakens. The habit pattern of reaction starts changing. The old bondages can come on the surface: yathā ca anuppannassa saṃyojanassa uppādo hoti tañca pajānāti. You observe the arising (uppāda) of the bondage which had not previously come up (anuppanna). Việc thực hành quán pháp đối với sáu căn môn nằm trong ranh giới của tâm và vật chất (danh – sắc). Đó là công việc phân tích và tuệ tri liên tục mọi sự xảy ra (trong thân – tâm) như thế nào. Nếu bạn không hay biết điều gì bạn sẽ thắt những thắt nút mới và làm tăng trưởng thêm hết trói buộc này đến trói buộc khác mà thôi. Khi bạn không phản ứng, vì bạn đã kinh nghiệm và quan sát sự trói buộc bằng trí tuệ, nó sẽ suy yếu đi. Lề thói quen của phản ứng bắt đầu thay đổi. Những trói buộc (kiết sử) cũ có thể trồi lên bề mặt: yathā ca anuppannassa saṃyojanassa uppādo hoti tañca pajānāti. Bạn quan sát sự sanh (uppāda) của kiết sử (saṃyojana) trước đây chưa sanh (anuppanna)
…yathā ca uppannassa saṃyojanassa pahānaṃ hoti tañca pajānāti, yathā ca pahīnassa saṃyojanassa āyatiṃ anuppādo hoti tañca pajānāti. …yathā ca uppannassa saṃyojanassa pahānaṃ hoti tañca pajānāti, yathā ca pahānassa saṃyojanassa āyatiṃ anuppādo hoti tañca pajānāti
As you observe, the bondages get eradicated (pahānaṃ) one after the other: yathā ca uppannassa samyojannassa pahānaṃ hoti tañca pajānāti. When they have all come to the surface and passed away they do not again arise (āyatiṃ anuppādo). The stage beyond bondage, of total liberation, is reached. Khi bạn quan sát, các kiết sử lần lượt bị đoạn trừ: yathā ca uppannassa saṃyojannassa pahānaṃ ho ti tañca pajānāti. Khi tất cả các kiết sử đã trồi lên bề mặt và diệt chúng không còn sanh khởi trở lại (āyatiṃ anuppādo). Giai đoạn vượt qua kiết sử, giải thoát hoàn toàn, đã đạt đến.
There are three types of eradication. Even when you just observe sīla, because at the surface level of the mind you are not over-reacting with craving or aversion, there is momentary eradication of your bondage. When you go deeper with samādhi, there is more eradication: the roots are shaken. Then when you practise Vipassana these roots are eradicated at the deepest level of the mind – pahānaṃ. For example, a thirsty person comes to drink at a pond with a surface covered by poisonous weeds. The weeds are pushed aside by hand from a small area, for temporary access; but afterwards they again cover this small area. This is momentary eradication. This is sīla. For better access, four poles with nets between are set up to hold back the weeds. This is samādhi which, as it goes deeper, clears a larger area, but leaves the roots. Paññā removes all the weeds, so that not a particle remains. This is real pahāna at the root level, which is what is meant here: yathā ca pahīnassa saṃyojanassa āyatiṃ anuppādo hoti tañca pajānāti. Total eradication of the bondages is realised; they cannot again arise (anuppādo). This is the stage of the arahant, of total liberation. Có ba loại đoạn trừ. Ngay cả khi bạn chỉ giữ giới (sīla), do ở bề mặt của tâm bạn không phản ứng thái quá với tham hoặc sân, đã có sự đoạn trừ nhất thời những kiết sử của bạn. Khi bạn đi vào sâu hơn với năng lực định (samādhi); sự đoạn trừ sẽ được nhiều hơn: gốc rễ (các kiết sử) đã lung lay. Và khi bạn hành minh sát (vipassanā) những gốc rễ này được tuyệt trừ ở mức sâu nhất của tâm – pahānaṃ. Chẳng hạn, một người khát nước tìm đến uống nước nơi một cái hồ phủ đầy rong rêu trên mặt. Để tạm thời uống được, họ phải dùng tay vét đám rong rêu qua một bên tạo thành một vùng nhỏ. Nhưng sau đó đám rong rêu sẽ phủ kín vùng nhỏ ấy lại. Đây là sự đoạn trừ nhất thời. Đây là giới – sīla. Để được quyền sử dụng lâu hơn, bốn cây cọc có lưới giăng phải được dựng lên để ngăn chặn đám rong lại. Đây là định (samādhi), khi nó đi vào sâu hơn, sẽ vét sạch một vùng tương đối lớn, song gốc rễ vẫn còn. Tuệ (pañā) loại trừ tất cả để cho không một phân tử (rong rêu) nào còn lại. Đây là sự đoạn trừ (pahāna) đích thực ở mức căn để, và là những gì muốn nói tới ở đây: yathā ca pahānassa saṃyojanassa āyatiṃ anuppādo hoti tañca pajānāti. Sự đoạn trừ hoàn toàn hay sự trừ tuyệt các kiết sử (saṃyojanas) được tuệ tri; chúng không thể nào sanh khởi (auppādo) trở lại. Đây là giai đoạn Alahán, sự giải thoát hoàn toàn.
Sotañca pajānāti, sadde ca pajānāti, yañca tadubhayaṃ paṭicca uppajjati saṃyojanaṃ tañca pajānāti… sotañca pajānāti, sadde ca pajānāti, yañca tadubhayaṃ paṭicca uppajjati saṃyojanaṃ tañca pajānāti …
Similarly the ear, the sound, and the bondage that arises because of them is observed. Tương tự, nhĩ căn (lỗ tai), âm thanh và sự trói buộc hay kiết sử khởi lên do chúng (tai và âm thanh) được quan sát.
…yathā ca anuppannassa saṃyojanassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa saṃyojanassa pahānaṃ hoti tañca pajānāti, yathā ca pahīnassa saṃyojanassa āyatiṃ anuppādo hoti tañca pajānāti. … yathā ca anuppannassa saṃyojanassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa saṃyojanassa pahāhaṃ hoti tañca pajānāti, yathā ca pahānassa saṃyojanassa āyatiṃ anuppādo hoti tañca pajānāti.
As equanimity develops, such bondages which had never previously come to the surface do so and are eradicated. This also is observed. Khi xả phát triển, những kiết sử này trước đây chưa từng khởi lên trên bề mặt nay đã khởi và được đoạn trừ. Điều này cũng được quan sát (pajānāti).
Ghānañca pajānāti, gandhe ca pajānāti…

Jivhañca pajānāti, rase ca pajānāti…

Kāyañca pajānāti, phoṭṭhabbe ca pajānāti…

Manañca pajānāti, dhamme ca pajānāti…āyatiṃ anuppādo hoti tañca pajānāti…

Ghānañca pajānāti, gandhe ca pajānāti …

Jivhañca pajānāti, rase ca pajānāti …

Kāyañca pajānāti, phoṭṭhable ca pajānāti …

Manañca pajānāti, dhamme ca pajānāti … āyatiṃ anuppādo hoti tañca pajānāti …

Similarly the reality of nose and smell, tongue and taste, body and anything tangible, and mind and contents (dhamme) are observed (pajānāti). In each case the bondages arise, are eradicated, and do not come again. In each case the stage of an arahant is not merely accepted philosophically, but is experienced, witnessed: pajānāti. Tương tự thực tại của mũi và mùi, lưỡi và vị, thân và bất cứ vật xúc chạm nào, và thực tại của tâm (ý) và những nội dung tâm trí hay pháp (dhamme) phải được quan sát (pajānāti). Trong mỗi trường hợp, những kiết sử sẽ khởi lên, bị đoạn trừ, và không khởi lên trở lại. Trong mỗi trường hợp, giai đoạn giải thoát viên mãn của một vị thánh Alahán không chỉ được chấp nhận một cách thuần túy trên phương diện triết lý, mà phải được kinh nghiệm, được thân chứng: pajānāti.
Iti ajjhattaṃ vā dhammesu dhammānupassī viharati…‘atthi dhammā’ti…na ca kiñci loke upādiyati. Iti ajjhattaṃ vā dhammesu dhammānupassā viharati … ‘atthi dhammā’ti … na ca kiñci loke upādiyati.
The same process follows. “This is dhamma.” All the six sense doors and their objects are mere dhamma, with no “I,” “mine,” “he,” or “she,” no individual there. Dividing, dissecting, disintegrating and dissolving, analysing each sense door separately, the individual becomes just a mass, a process, an interaction of all of the āyatanas combined. With mere intellectual understanding, ignorance will prevent the witnessing of this dhamma, this process, and the escape from this bondage. Cũng tiến trình như trước tiếp nối theo sau. “Đây là pháp – dhamma“. Tất cả sáu căn môn và đối tượng của chúng chỉ là pháp (dhamma) thuần túy không có “tôi”, “của tôi”, “nó” hay cá nhân nào ở đó. Chia chẻ, mổ xẻ, làm rời ra, và làm tan ra, phân tích mỗi căn môn riêng biệt, cá nhân trở thành chỉ một khối, một tiến trình, một sự vận hành tương tác của tất cả các xứ (āyatana) kết hợp lại với nhau. Với sự hiểu biết tri thức thuần túy, vô minh sẽ ngăn không cho chứng kiến (tuệ tri) pháp này, tiến trình  này, và ngăn không cho thoát khỏi trói buộc này.
The practice leads through the same stations to the final goal. Việc thực hành dẫn qua những trạm tương tự đến mục tiêu cuối cùng.
Bojjhaṅgapabbaṃ The Factors of Enlightenment Bojjhaṅgapabbaṃ – Các chi phần giác ngộ
dhammesu dhammānupassī viharati sattasu bojjhaṅgesu dhammesu dhammānupassī viharati sattasu bojjahṅgesu Sống quán pháp trong pháp dưới hình thức thất giác chi (7 chi phần giác ngộ).
The bojjhaṅgas are the seven factors of enlightenment or qualities to be developed to reach the final goal. Bojjhaṅga là bảy chi phần của sự giác ngộ hay bảy phẩm chất phải được phát triển (tu tập) để đạt đến mục tiêu cuối cùng.
The mind by itself is very pure: viññāṇa is very pure, but because of past saṅkhāras, conditioned saññā always gives a wrong evaluation, and when the sensation arises, saṅkhāra after saṅkhāra is again created. Because of this entire process, the mind loses its own nature of purity and becomes very agitated. Bojjhaṅgas restore this purity: when they are observed as a reality, they increase to become perfect and when each is perfect, enlightenment is perfect. This is the whole process of Vipassana. Tâm tự nó rất thanh tịnh: thức – viññāna – rất là thanh tịnh, nhưng do các hành (saṅkhāra) quá khứ, làm duyên cho tưởng (saññā)  luôn luôn đưa ra những đánh giá sai lầm, và khi thọ (vedanā) sanh thì hết hành này đến hành (saṅkhāra) khác lại được tạo ra. Do toàn bộ tiến trình này, tâm mất đi tính chất thanh tịnh tự nhiên của nó và trở nên rất kích động. Các chi phần giác ngộ (bojjhaṅga) sẽ phục hồi lại sự thanh tịnh này: khi các chi phần giác ngộ được quan sát như một thực tại, chúng sẽ tăng trưởng để trở nên hoàn hảo và khi mỗi chi phần được hoàn hảo, sự giác ngộ sẽ hoàn hảo. Đây là toàn bộ tiến trình vipassanā.
The first bojjhaṅga is sati, awareness. Without it, further steps on the path cannot be taken. Sati, objective observation of reality, is the most important factor because it must be continuously present from moment to moment with every other factor. Chi phần giác ngộ hay giác chi thứ nhất là niệm (sati). Không có niệm, các bước khác trên đạo lộ không thể thực hiện được. Niệm (sati), sự quan sát thực tại một cách khách quan, là yếu tố quan trọng nhất bởi vì nó phải có mặt liên tục từ sátna này đến sátna khác cùng với mọi giác chi khác.
Dhamma-vicaya is second. The word caya or cayana means “to integrate.” Apparent, consolidated, integrated, illusionary truth creates so much delusion and confusion: every decision and action goes wrong. Vicaya or vicayana means to divide, dissect, disintegrate, separate, as Vipassana intends you to do. Initially dhamma-vicaya is intellectual. The body is analysed as just four elements, with no “I” about it. The mind is just the four aggregates. The six sense doors, their respective objects, the contact and process of multiplication are observed. The intellectual clarity gained gives guidance to start the actual practice of Vipassana and study the truth at the actual level. Thứ hai là trạch pháp – dhamma-vicaya. Trong ngôn ngữ Pāḷi chữ caya hay cayana có nghĩa là “hợp nhất” hay “kết hợp”. Sự thực bề ngoài, kiên cứng, hợp nhất, tạo ra quá nhiều ảo tưởng và lầm lạc: mọi quyết định và hành động của con người đều sai lầm. Vicaya hay vicayana nghĩa là chia chẻ ra, mổ xẻ ra, làm rời ra, tách bạch ra, như thiền minh sát muốn bạn phải làm. Mới đầu dhamma-vicaya là sự hiểu biết thuộc tri thức. Thân được phân tích chỉ như bốn yếu tố (tứ đại), với không có cái “tôi” nào ở đó. Tâm chỉ là bốn (danh) uẩn. Sáu căn môn và những đối tượng tương ứng của chúng, sự xúc chạm và tiến trình sinh sôi nảy nở được quan sát. Tính minh bạch trên phương diện tri thức có được này sẽ cho hành giả sự hướng dẫn để bắt đầu thực hành minh sát (vipassanā) và nghiên cứu sự thực ở mức đích thực.
The third bojjhaṅga is viriya (effort) as in sammā-vāyāmo in the Noble Eightfold Path. Great effort is required, but the effort is not to react, to let things just happen. Even if you have been victorious in a thousand battles against a thousand warriors, this inner battle of non-reaction is more difficult because the old habit is to do something, to react. Don’t fight Ānanda’s battle – “I must become an arahant,” “I must” eradicate my impurities – if you do, the mind becomes unbalanced. Another extreme is not to work, not to observe at all, and just let things happen. Let things happen, but also know the reality as it is. Some slight degree of tension is necessary: either too much, or none at all, doesn’t work. For example, some pressure is necessary to drill a hole in a precious gem, but too much pressure will break it. It is a middle path Giác chi thứ ba là tinh tấn – viriya, giống như chánh tinh tấn – sammā vāyāmo trong Bát Thánh Đạo. Trong thiền minh sát nỗ lực lớn được đòi hỏi, song nỗ lực không phải để phản ứng, không phải để cho các pháp cứ việc xảy ra (mà không quan sát). Cho dù bạn đã từng chiến thắng trong cả ngàn cuộc chiến chống lại cả ngàn người, cuộc chiến không phản ứng trong nội tâm này còn khó khăn hơn nhiều vì thói quen cũ của bạn là phải làm một cái gì đó, phải phản ứng. Đừng lao vào cuộc chiến như ngài Ānanda – “Ta phải trở thành một bậc Alahán”, “Ta phải” đoạn trừ những bất tịnh của ta – nếu bạn làm thế, tâm trở nên mất thăng bằng. Cực đoan khác là không làm việc, không quan sát hoàn toàn, cứ để cho mọi việc xảy ra. Để cho mọi việc xảy ra, nhưng cũng phải biết thực tại đúng như nó là. Cần phải có một mức độ căng thẳng tối thiểu nào đó: quá nhiều, hay không (căng thẳng) hoàn toàn, sẽ không hiệu quả. Chẳng hạn, để khoan một cái lỗ trên một viên ngọc quý, một sức ép nào đó là cần thiết, nhưng sức ép quá nhiều sẽ làm bể nó. Đó là trung đạo.
  Tinh tấn – viriya là chỉ để quan sát, tuệ tri tính chất vô thường của sanh – diệt: thực hành mà không phản ứng. Sự giải thoát được thực hiện bởi pháp (dhamma), bởi quy luật tự nhiên.
As you keep practising with sati, dhamma-vicaya, and viriya, the impurities go away, and pīti comes and grows: pleasant sensation in the body, rapture, and bliss. You have to be careful. If you develop attachment to this free flow of subtle vibrations throughout the body, if you look for it and cling to it, it is no longer a bojjhaṅga. If the understanding of anicca remains – that this is still the field of mind and matter, of arising and passing – then the impurity goes away, and pīti develops and becomes a factor of enlightenment. Khi bạn duy trì liên tục việc thực hành với niệm (sati) trạch pháp (dhamma-vicaya) và tinh tấn (viriya), phiền não ra đi, đồng thời hỷ (pīti) sẽ đến và tăng trưởng; pīti ở đây là cảm thọ lạc trong thân, một trạng thái sung sướng và hạnh phúc. Bạn phải cẩn thận. Nếu bạn sanh tâm chấp trước vào trạng thái an lạc phát sinh do cái dòng chảy tự do của những rung động vi tế ở khắp toàn thân này, nếu bạn chờ đợi nó và dính mắc vào nó, thời đó không còn là một giác chi (bojjhaṅga) nữa. Nếu sự hiểu biết về tính chất vô thường (anicca) còn lại – tức bạn biết rằng đây vẫn là lãnh vực của tâm (danh) và vật chất (sắc) – lãnh vực của sanh và diệt – thì phiền não ra đi, và pīti hay hỷ phát triển để trở thành một chi phần của sự giác ngộ.
As wave after wave of this pleasant sensation comes and is observed, the important stage of passaddhi comes: deep tranquillity and calmness. Now even a slight sound is a great disturbance. Even the breath which becomes like a fine thread, making a subtle U-turn at the entrance of the nostrils, is a disturbance. The mind is so peaceful, quiet, tranquil. Again a danger comes: the false impression that this deep peace, never experienced before, is liberation. Just as pīti, bliss, may become a bondage if not used properly, in the same way this passaddhi also may become a bondage. It is only a midway resthouse: the final goal is still far away. You can check that the six sense doors are still functioning: open your eyes, or listen. You are still in the field of arising and passing. You have not transcended the field of mind and matter. Khi hết đợt sóng này đến đợt sóng khác của cảm thọ lạc này đổ đến và được quan sát, giai đoạn quan trọng của passaddhi, sự an tịnh sâu lắng xuất hiện. Bây giờ ngay cả một âm thanh nhỏ nhiệm cũng là một quấy động lớn. Ngay cả hơi thở vốn đã trở thành giống như một sợi dây tinh tế, tạo thành một vòng xoay ngược vi tế ở lối vào lỗ mũi, cũng là một sự quấy rối. Tâm vô cùng bình an, yên lặng, thanh tịnh. Một lần nữa sự nguy hiểm lại đến: cảm giác sai lầm cho rằng sự bình an sâu lắng, chưa từng kinh nghiệm trước đây, là giải thoát. Cũng như hỷ (pīti) có thể trở thành một trói buộc nếu không dùng đúng như thế nào, ở đây tịnh (passaddhi) cũng có thể trở thành một trói buộc hay kiết sử y như vậy. Đó chỉ là một quán trọ giữa đường; mục tiêu cuối cùng vẫn còn xa lắm. Bạn có thể kiểm tra bằng cách mở mắt, hay lắng nghe, để thấy rằng sáu căn vẫn còn hoạt động. Bạn vẫn còn trong lĩnh vực của sinh và diệt. Bạn chưa vượt qua được lĩnh vực của tâm và vật chất hay danh và sắc.
Although difficult to grasp at this high stage, a subtle oscillation remains, and this sensation is called adukkhaṃasukhaṃ. In pīti it was pleasant; now it is just peaceful, and the danger is that anicca is not experienced. Detachment from craving towards pleasant sensation or aversion towards unpleasant sensation is much easier than detachment from this feeling of peace. Be very attentive: with a very sharp mind, feel the subtle oscillation, check the six sense doors, and keep understanding that this experience is anicca. Mặc dù ở giai đoạn cao này rất khó nắm bắt, song một sự dao động vi tế vẫn còn, và cảm thọ này được gọi là adukkhaṃasukhaṃ (bất khổ, bất lạc hay xả thọ). Trong hỷ (pīti) nó là lạc hay cảm giác dễ chịu; giờ đây nó chỉ là sự bình yên, mà cái nguy nằm ở chổ vô thường (anicca) không còn được kinh nghiệm nữa. Xả ly ái đối với cảm thọ lạc hoặc xả ly sân đối với cảm thọ khổ còn dễ dàng hơn xả ly cái cảm giác bình yên này. Phải rất chú ý: với một cái tâm sắc bén, cảm giác những dao động vi tế, kiểm tra sáu căn, và duy trì sự hiểu biết rằng kinh nghiệm này vẫn là vô thường (anicca).
There is often a question about neutral sensation. The Buddha did not mean the initial, surface sensation which is neither pleasant nor unpleasant. That is totally different. It involves craving and aversion because people get bored with it, lose interest, and want something else. Their experience has become stale. They want something more or new, something they don’t have. This is their old habit pattern. Luôn có một câu hỏi được đặt ra về cảm thọ trung tính. Đức Phật không có ý định nói tới cảm thọ ở bề mặt, lúc ban đầu vốn là bất lạc bất khổ. Thọ đó hoàn toàn khác. Nó liên quan đến tham và sân vì người ta cảm thấy chán nó, mất sự thích thú với nó, và muốn một cái gì khác hơn. Kinh nghiệm của họ đã trở nên cũ kỹ tẻ nhạt. Họ muốn một cái gì đó khác hơn và mới hơn, một cái gì mà họ không có. Đây là lề thói quen cũ của họ.
Different people from different sects, communities, countries, religions, beliefs, and dogmas come to this Ganges of Vipassana to quench their thirst, to end ignorance and misery. Even when the mind-matter structure is accepted as arising and passing, and essenceless, because of their background this deep, neutral sensation gives an illusion of eternity, and so can become a bondage. To someone with a traditional belief in eternal soul, passaddhi seems to be this. To another with a belief in an eternal creator living inside us, it seems to be the unchanging creator. This is a dangerous illusion. Thoroughly examine this passaddhi, this deep, tranquil, calm experience. If you are aware of the very subtle oscillation, arising and passing, then it becomes a bojjhaṅga and gives you the strength to move further. Your experience grows. Đối với những người từ các bộ phái khác, những cộng đồng khác, xứ sở, tôn giáo, tín ngưỡng, và tín điều khác đã đến sông Hằng (Ganges) minh sát này để dập tắt cơn khát của họ, để chấm dứt vô minh và khổ đau của họ. Ngay cả khi cái cấu trúc tâm – vật lý hay danh và sắc này được họ chấp nhận như đang sanh và diệt (vô thường) và không cốt lõi (vô ngã), song do bối cảnh (xã hội) của họ cái cảm thọ trung tính, sâu lắng này lại tạo cho họ một ảo tưởng về sự bất diệt và vì thế trở thành một trói buộc (kiết sử). Đối với một người mà đức tin truyền thống của họ đặt nơi linh hồn thường hằng, pasaddhi (tịnh) dường như là cái (linh hồn) ấy. Đối với người khác đặt niềm tin nơi một đấng sáng tạo vĩnh cửu sống bên trong chúng ta, nó dường như là đấng sáng tạo không đổi đó. Đây là một ảo tưởng nguy hiểm. Khảo sát toàn diện trạng thái passaddhi (an tịnh) này, khảo sát toàn diện kinh nghiệm yên tĩnh sâu lắng này. Nếu như bạn duy trì chánh niệm đối với sự dao động rất vi tế đang sanh diệt ấy, lúc đó nó sẽ trở thành một giác chi (bojjhaṅga) và cho bạn sức mạnh để tiến tới thêm. Kinh nghiệm của bạn sẽ tăng trưởng.
The next enlightenment factor is samādhi -concentration or absorption. There were different types of samādhis before the Buddha became Buddha, as there are today. When eight jhānas are attained, there is a danger of feeling that the goal is attained, but this is only lokiya samādhi, which life after life results in rotation from one plane of existence to another. Sammā-samādhi takes us out of all the planes and gives full liberation from the bondage of birth and death, and from every type of suffering. It is practised with sampajañña, the awareness of the mind-matter phenomenon and the realisation of its nature of arising and passing. The mind is concentrated on reality. Then it becomes lokuttara, beyond the planes. As the jhāna is attained, simultaneously the fruit of nibbāna is attained. With samādhi, one after the other, the meditator attains the fruit of sotāpanna, sakadāgāmī, anāgāmī, and arahant. Then samādhi becomes an enlightenment factor. Giác chi kế tiếp là samādhi – hay định giác chi. Trước khi Đức Phật trở thành một vị Phật, cũng như ngày nay có các loại định (samādhi) khác nhau. Khi tám thiền chứng (jhāna) được đạt đến, có một điều nguy hiểm là hành giả cảm giác như rằng mục tiêu (giải thoát) đã đạt đến, song đây chỉ là định thế gian (lokiya samādhi), đưa đến sự xoay vần hết kiếp sống này đến kiếp sống khác, hết cảnh giới này đến cảnh giới khác (luân hồi trong tam giới). Chánh định (sammā-samādhi) đưa chúng ta ra khỏi mọi cảnh giới và đến chỗ giải thoát viên mãn khỏi ràng buộc của sanh và tử, và khỏi mọi loại khổ đau. Nó được thực hành với trí tuệ tỉnh giác (sapajañña), với chánh niệm về các hiện tượng tâm – vật lý hay danh – sắc và sự thực chứng tính chất sanh diệt của nó. Lúc đó samādhi (định) trở thành định siêu thế (lokuttara). Khi thiền siêu thế được đạt đến, quả của Niết Bàn cũng đồng thời được đạt đến. Với định (samādhi), theo từng bậc, hành giả đạt đến quả tuđàhoàn (sotāpanna), tưđàhàm (sakadāgāmī), anahàm (anāgāmī), và Alahán (arahant). Định, khi đó trở thành định giác chi.
Upekkhā equanimity is the seventh factor of enlightenment. Like sati, it must be present from the beginning to the end, at every step. Whatever other factor is worked on, awareness and equanimity must always be there. Upekkhā hay xả là giác chi thứ bảy. Giống như niệm (sati), nó phải có mặt từ đầu cho đến cuối, ở mỗi bước (tu tập thất giác chi). Nói chung bất cứ giác chi nào được quan sát, niệm và xả phải luôn luôn có mặt ở đó.
A pure mind has all these factors. Impurities, as they are observed, come to the surface and get eradicated; but these enlightenment factors, as they are observed, one by one, come on the surface, develop, multiply and become totally fulfilled. This section explains how the final goal of full enlightenment is thus reached. Một cái tâm thanh tịnh phải có cả bảy giác chi này. Những bất tịnh, khi được quan sát, sẽ trồi lên bề mặt và bị đoạn trừ; song các chi phần giác ngộ này, khi được quan sát, từng giác chi một, cũng trồi lên bề mặt, được phát triển, tăng trưởng và trở thành sung mãn. Phần này như vậy đã giải thích làm thế nào mục tiêu cuối cùng của sự giác ngộ viên mãn được đạt đến.
santaṃ vā ajjhattaṃ satisambojjhaṅgaṃ ‘atthi me ajjhattaṃ satisambojjhaṅgo’ti pajānāti, asantaṃ vā ajjhattaṃ satisambojjhaṅgaṃ ‘natthi me ajjhattaṃ satisambojjhaṅgo’ ti pajānāti. santaṃ vā ajjhattaṃ satisambojjhaṅgaṃ ‘atthi me ajjhattaṃ satisambojjhaṅgo’ti pajānāti, asantaṃ vā ajjhataṃ satisambojjhaṅgaṃ’natthi me ajjhataṃ satisambojjhaṅgo’ti pajānāti.
When the enlightenment factor of sati is present (santaṃ) the meditator understands (pajānāti) – ‘Atthi me ajjhattaṃ…’ (“Now it is present in me.”) When it is asantaṃ (not present) the meditator accepts this reality also—‘Natthi me ajjhattaṃ…’ (“Now it is not present in me.”) Khi niệm (sati) giác chi có mặt (santaṃ) người hành thiền tuệ tri (pajānāti) – ‘Atthi me ajjhattaṃ…’ (“lúc này niệm có mặt trong ta”) Khi nó không có mặt (asantaṃ) người hành thiền cũng chấp nhận thực tại này – ‘Natthi me ajjhattaṃ …’ (“lúc này niệm không có mặt trong ta”).
…yathā ca anuppannassa satisambojjhaṅgassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa satisambojjhaṅgassa bhāvanāya pāripūrī hoti tañca pajānāti. yathā ca anuppannassa satisambojjhaṅgassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa satisambojjhaṅgassa bhāvanāya pāripūrī hoti tañca pajānāti.
All the past accumulated enlightenment factors of sati now help. They now come on the surface (anuppannassa uppādo hoti) and the meditator understands (tañca pajānāti). Having repeatedly arisen (uppannassa) they are understood with wisdom and multiply till they become complete – totally and fully attained (bhāvanāya pāripūrī). Tất cả các chi phần giác ngộ của niệm (sati) ở quá khứ giờ đây sẽ trợ giúp. Lúc này chúng (những niệm giác chi ấy) sẽ trồi lên bề mặt (anuppannassa uppādo hoti) và người hành thiền tuệ tri (tañca pajānāti). Sau khi đã khởi lên liên tục (uppannasa) các niệm giác chi ấy được tuệ tri và tăng trưởng cho đến khi chúng trở nên hoàn hảo – tức được đạt đến một cách trọn vẹn sung mãn (bhāvanāya pāripūrī).
Santaṃ vā ajjhattaṃ dhammavicayasambojjhaṅgaṃ… bhāvanāya pāripūrī hoti tañca pajānāti. santaṃ vā ajjhattaṃ dhamma vicaya sambojjhaṅgaṃ…bhāvanāya pāripūrī hoti tañca pajānāti.
Similarly dhamma-vicaya, analytical study of the truth, is understood as simply being present or absent. The past dhamma-vicaya, which had not arisen earlier, repeatedly arises from the depth of the mind and is observed: it develops to fulfilment and the final goal is reached. All this is understood. Tương tự, trạch pháp hay nghiên cứu phân tích về sự thực – dhamma-vicaya, được tuệ tri là có mặt hay không có mặt. Trạch pháp giác chi quá khứ, trước đây chưa từng khởi lên, đã liên tục khởi lên từ sâu thẳm của tâm và được quan sát: nó sẽ phát triển đến sự hoàn hảo và đạt đến mục tiêu cuối cùng. Tất cả điều này được tuệ tri.
…vīriyasambojjhaṅgaṃ…

…pītisambojjhaṅgaṃ…

…passaddhisambojjhaṅgaṃ…

…samādhisambojjhaṅgaṃ…

Santaṃ vā ajjhattaṃ upekkhāsambojjhaṅgaṃ… bhāvanāya pāripūrī hoti tañca pajānāti.

…vīriyasambojjhaṅgaṃ…

…pītisambojjhaṅgaṃ…

…passaddhisambojjhaṅgaṃ…

…samādhisambojjhaṅgaṃ…

Santaṃ vā ajjhattaṃ upekkjāsambojjhaṅgaṃ …bhāvanāya pāripūrī hoti tañca pajānāti.

The enlightenment factors of viriya (effort), pīti (rapture, bliss, while feeling pleasant sensation in the body), passaddhi (tranquillity), samādhi (concentration) and upekkhā (equanimity) are understood in the same way and develop to completion. Các chi phần giác ngộ tinh tấn (vīriya), hỷ (pīti – sự đê mê, sung sướng trong lúc cảm giác thọ lạc trong thân), tịnh (passaddhi), định (samādhi) và xả (upekkhā) được tuệ tri theo cùng cách (như trên) và phát triển hay tu tập cho đến sự viên mãn (pāripūrī).
Iti ajjhattaṃ vā dhammesu dhammānupassī viharati…‘atthi dhammā’ti…na ca kiñci loke upādiyati. Iti ajjhattaṃ vā dhammesu dhammānupassī viharati … ‘atthi dhammesu’ti … na ca kiñci loke upādiyati.
Dhammas are observed inside, outside, and both inside and outside; arising, passing, and both arising and passing. The meditator realises, “These are dhammas” and the awareness gets established with this reality. There is no more grasping or clinging. Thus dhammānupassanā is practised. Các pháp (dhamma) được quan sát bên trong, bên ngoài, và cả bên trong lẫn bên ngoài; sự sanh, sự diệt, và cả sanh lẫn diệt. Người hành thiền thấy rõ, “Đây là các pháp” và chánh niệm được thiết lập với thực tại này. Không có gì để nắm bắt hay chấp thủ. Như vậy, quán pháp – dhammānupassanā đã được thực hành.
Questions And Answers Hỏi và đáp
Q: Is directing our attention the only freedom we have, all other things being governed by Dhamma? Hỏi: Hướng sự chú tâm của chúng ta phải chăng là sự tự do duy nhất chúng ta có, còn các việc khác là do pháp (dhamma) điều khiển?
A: Everything is governed by Dhamma. Directing your attention is the only way to liberate yourself. You can do anything you wish, but if you react, Dhamma will bind you. If you just observe, Dhamma will certainly liberate you. This is the law of nature. Đáp: Mọi việc đều do pháp điều khiển. Hướng sự chú tâm của bạn là cách duy nhất để tự giải thoát bản thân bạn thôi. Bạn có thể làm bất cứ điều gì bạn muốn, song nếu bạn phản ứng, pháp – dhamma – sẽ trói buộc bạn. Nếu bạn chỉ quan sát, pháp chắc chắn sẽ giải thoát bạn. Đây là quy luật của tự nhiên.
Q: Where is the dividing line between seriousness of practice and craving? H: Đâu là lằn ranh phân chia giữa sự nghiêm túc thực hành (hành nghiêm mật) và lòng khao khát (tham)?
A: This is a good question. If you crave to work seriously, you are craving attainment of the result, or at least developing an attachment to working seriously. If you find yourself not working seriously and you then become depressed, there was craving. Just accept the fact that you were not working seriously and start again, knowing that you must work seriously. Then you keep progressing. Đ: Đây là một câu hỏi hay. Nếu bạn khao khát muốn làm việc một cách thật nghiêm túc (hành miên mật), bạn đang khao khát chóng đạt kết quả, hay ít nhất cũng đang phát triển một sự dính mắc vào việc thực hành nghiêm túc ấy. Nếu bạn thấy bản thân mình hành không được nghiêm túc và rồi bạn trở nên thất vọng, đó cũng là tham. Chỉ chấp nhận sự kiện rằng bạn đang không hành nghiêm túc và bắt đầu trở lại, biết rằng bạn phải làm việc một cách nghiêm mật. Lúc đó bạn mới thực sự tiến bộ.
Q: Do neutral sensations come from neutral reactions, and do we hope to change this to mere observation? H: Phải chăng những cảm thọ trung tính (trạng thái lạc khổ không rõ rệt) xuất phát từ những phản ứng trung lập, và chúng ta có hy vọng thay đổi được điều này bằng sự quán sát thuần túy không?
A: Neutral sensations come because of ignorance. The ignorance goes when they are just observed as a changing phenomenon. A surface understanding of anicca, which is helpful, comes when after some time a very gross, solidified, unpleasant sensation goes. A deeper understanding, based on awareness of the subtle undercurrent of vibration, is that this sensation arises and passes every moment. Đ: Những cảm thọ trung tính có mặt do vô minh. Vô minh sẽ mất khi chúng được quan sát chỉ như một hiện tượng đang thay đổi – vô thường. Một sự hiểu biết trên bề mặt về tính chất vô thường – anicca, được xem như hữu ích, sẽ đến khi một cảm thọ khổ rất thô và vững chắc mất đi sau một lúc. Một sự hiểu biết sâu hơn, dựa trên chánh niệm về dòng chảy của những rung động vi tế ngấm ngầm bên trong, cho thấy rằng cảm thọ này sanh và diệt trong từng sátna.
Q: When a meditator is carried away and rolls in thoughts of sense desire for some time before observation, is he multiplying the saṅkhāras to a worse state rather than purifying? H: Khi một người hành thiền bị kích thích và dồn dập với những ý nghĩ tham dục trong một lúc nào đó trước khi sự quan sát xảy ra, liệu họ có làm tăng trưởng các hành – saṅkhāras – đến một tình trạng tồi tệ hơn thay vì tịnh hóa chúng không?
A: Previously the process of multiplication was continuous. Now your few moments of observation will turn into a few seconds, a few minutes, a few hours, which go to your credit. Practising Vipassana, you understand that every time you roll in sense desires, you multiply your misery, and as much as you observe you are coming out of it. Đ: Trước đây, tiến trình làm sinh sôi nảy nở (các hành) cứ diễn ra liên tục. Giờ đây, một vài sátna quan sát của bạn sẽ chuyển thành một vài giây, một vài phút, một vài giờ, đi vào năng lực của bạn. Thực hành minh sát, bạn hiểu rằng mỗi lần bạn lăn quay trong tham dục, bạn đã làm tăng thêm khổ đau của bạn, và bạn quan sát được nhiều bao nhiêu, bạn đi ra khởi khổ đau được bấy nhiêu.
Q: The Buddha’s teaching seems to imply a sweeping movement of the attention related to the breath. What then is the origin and importance of working part by part in this practice? H: Những lời dạy của Đức Phật (trong kinh) dường như muốn nói đến việc di chuyển hay quét sự chú ý liên quan đến hơi thở. Vậy thì nguồn gốc và tầm quan trọng của việc quán từ phần này sang phần khác (của cơ thể) trong pháp hành này là gì?
A: When the Buddha says sabba-kāya-paṭisaṃvedī assasissāmī’ti sikkhati, “sikkhati” means “learns.” Elsewhere pajānāti (“he understands properly”) is used. You have to learn to sweep the whole body with one breath, and this learning is—observing part by part, allowing its solidity to dissolve, until the whole body is dissolved and you can sweep the entire mass. Then again you go part by part because even though the whole body seems opened up, there might be small unknown areas. You learn (sikkhati) to reach the stage of bhaṅga-ñāṇa. Đ: Khi Đức Phật nói sabba-kāya-paṭisaṃvedī assasissā-mī’ti sikkhāti,( cảm giác toàn thân tôi sẻ thở vào, vị ấy tập) chữ “sikkhāti” có nghĩa là “học tập”. Ở chỗ khác “tuệ tri” (pajānāti: biết đúng) được dùng. Bạn phải học cách quét toàn thân với một hơi thở, và việc học này là – quan sát hết phần này sang phần khác, để cho tính rắn chắc của nó tan ra. Khi toàn thân tan ra và bạn có thể quét toàn khối. Lúc đó bạn lại phải đi từ phần này sang phần khác vì mặc dù toàn thân dường như đã mở toang ra, có thể vẫn còn những vùng nhỏ không biết… Bạn học (sikkhati) để đạt đến giai đoạn “hoại diệt – trí” (bhaṅga-ñāṇa)
Q: The Sutta outlines four observations and numerous practices, yet you teach only respiration and sensation on the body. There is no ranking of practices by order of importance. Why not also teach all practices such as walking meditation and noting ideas? H: Kinh đưa ra bốn pháp quán và rất nhiều pháp hành, tuy thế Ngài chỉ dạy niệm hơi thở và cảm thọ trên thân, không có sự xếp loại các pháp hành theo thứ tự quan trọng. Sao Ngài không dạy các pháp hành khác như thiền hành (đi kinh hành) và ghi nhận các tạp niệm?
A: There are different traditions, and the Buddha, an enlightened person, also gave different initial objects to different people according to their background, capacity and inclination. However, as they proceeded, the stations were the same.

This living tradition comes from the initial practice of respiration, from which the meditator goes on to experience sensation, and thus arising and passing. Awareness of respiration and sensation together will lead to the final goal. It is not prohibited to try something else, but if you are progressing here, trying elsewhere just out of curiosity will waste your time. If you already feel sensation everywhere and now somewhere else you try observing walking – each foot moving up and down, but without sensation – your faculty of feeling sensation at a subtle level will get blunted. Reverting again to this technique you won’t be able to feel sensations at that depth. Of course there are people with very gross, rough types of mind for whom subtle respiration is very difficult, and walking may suit them better. 

It is also difficult to feel subtle breath in a small area. If you are already feeling it clearly and then you try to feel it with your hand on the stomach – which is such a crude technique – you are regressing. The Buddha intends you to move from oḷāriko to sukhuma – from the gross to the subtle. If at a certain stage something gross arises from the depths, it can’t be helped; but just out of curiosity you cannot afford to start intentionally working with a gross object, such as the first sentences of another technique, forgetting all about the subtle reality of the station you had already reached. If another technique suits you better, stick to it and reach the final goal: but time is essential. Don’t waste your precious life running here and there.

Đ: Có những truyền thống khác nhau, và Đức Phật, một con người giác ngộ, cũng đưa ra những đối tượng ban đầu khác nhau cho những người khác nhau tùy theo hoàn cảnh, khả năng và khuynh hướng của họ. Tuy nhiên, khi họ tiến lên, các trạm đều như nhau.

Truyền thống đang tồn tại này xuất phát từ pháp hành hơi thở ban đầu, từ đó người hành thiền tiếp tục kinh nghiệm cảm thọ, và như vậy họ cũng kinh nghiệm được sự sanh và diệt. Niệm hơi thở và cảm thọ cùng nhau sẽ dẫn đến mục tiêu cuối cùng. Bạn không bị cấm thử các pháp hành khác nhau, song nếu bạn đang tiến bộ ở đây, chỉ vì tò mò mà thử những pháp khác sẽ phí thì giờ của bạn đi. Nếu bạn đã cảm giác được các cảm thọ ở khắp nơi (trên toàn thân) và bây giờ ở một chỗ khác nào đó bạn cố gắng quan sát bước đi – mỗi bước chân dở lên và đạp xuống, nhưng không có cảm thọ – khả năng cảm giác các cảm thọ của bạn ở mức vi tế sẽ bị cùn đi. Trở lại với kỹ thuật (niệm thọ) này bạn sẽ không thể cảm giác được những cảm thọ ở chiều sâu đó nữa. Dĩ nhiên có những người tâm còn thô tháo quán hơi thở vi tế rất khó với họ, và đi (kinh hành) có thể thích hợp với họ hơn.

Cảm giác hơi thở vi tế trong một vùng nhỏ cũng rất khó. Nếu bạn đã cảm giác được nó một cách rõ ràng và rồi lại cố gắng cảm giác nó bằng cách đặt tay trên bụng – đây vốn là một kỹ thuật thô – thời bạn đang thóai bộ. Đức Phật muốn bạn di chuyển từ thô vào tế – oḷāriko đến sukhuma. Nếu ở một giai đoạn nào đó một pháp thô phát sinh từ những chiều sâu (của tâm), điều không thể tránh được, song chỉ do tò mò bạn lại không thể khởi sự làm việc một cách chủ ý với một đối tượng thô, như những câu mở đầu của kỹ thuật khác, hãy quên hết mọi thực tại vi tế của vị trí mà bạn đã đạt đến được. Nếu một kỹ thuật nào đó thích hợp hơn với bạn, hãy bám vào đó và cố gắng để đạt đến mục tiêu cuối cùng: song thời gian là vô cùng quan trọng. Đừng phí cuộc đời quí giá của bạn để chạy đông chạy tây (tìm kiếm những cái khác).

Q: “I” is not. H: Cái “tôi” không có chứ?
A: Yes-“I” is not! Đ: Đúng vậy – không có “tôi”.
Q: What is it then that needs enlightening? H: Vậy thì cái gì cần giác ngộ?
A: Ignorance needs enlightening, bondage needs liberation. Nothing else. Đ: Vô minh cần giác ngộ, trói buộc cần giải thoát, không có gì khác.
Q: How do you define a mind of compassion? Can we use compassion with awareness when dealing with our own suffering? H: Ngài định nghĩa thế nào về tâm bi? Chúng ta có thể sử dụng tâm bi cùng với chánh niệm khi đối phó với khổ đau của chúng ta?
A: When compassion is in your mind, accept your mind as a mind of compassion. Certainly be kind to yourself, love yourself, be the first object of your own compassion. Every time you generate saṅkhāras, even craving and aversion towards someone else, you cruelly inflict so much misery on yourself. Your anger will not harm a good Vipassana meditator – it may or may not harm others – but you yourself are harmed and become miserable. Avoid it. Be kind and compassionate to yourself. Đ: Khi bi có mặt trong tâm, hãy chấp nhận tâm bạn (lúc đó) là một tâm bi. Tất nhiên bạn phải có lòng nhân ái đối với chính bạn, bạn phải thương yêu chính bạn, phải là đối tượng đầu tiên của tâm bi của bạn. Mỗi lần bạn phát sinh các hành – saṅkhāra, ngay cả tham và sân đối với một người nào khác, bạn đã giáng khổ đau lên chính bạn một cách tàn nhẫn. Cơn giận của bạn sẽ không làm hại được một hành giả vipassanā có trình độ – nó có thể hoặc không thể làm tổn hại người khác – song chính bạn đã bị hại và trở nên đau khổ. Hãy tránh nó. Hãy có lòng từ ái và bi mẫn với chính bạn.
Q: Is it true that the interpretation of vedanā most distinguishes our form of Vipassana from others in the Buddhist tradition? And how do the others define vedanā, if not as physical sensations? H: Có thực rằng sự giải thích về thọ (vedanā) của truyền thống thiền này hầu như đã phân biệt hình thức vipassanā (minh sát) của chúng ta với những hình thức thiền minh sát khác trong truyền thống Phật giáo? Và các truyền thống khác định nghĩa vedanā (thọ) là thế nào, nếu nó không phải là những cảm giác thuộc về thân?
A: Yes. Other traditions take vedanā only as feelings of the mind. We don’t condemn others and it is true that vedanā is one of the four aggregates of the mind. We have to explain rather than just translate because some words used by the Buddha had already been explained previously by him. For instance, sampajañña had been explained as the feeling of sensations arising and passing. Also, many words today are either lost or carry totally different meanings, so that we have to go to the Tipiṭaka to find the Buddha’s original definition of them. The Buddha had explained that sukha and dukkha vedanā referred to the body, and he used somanassa and domanassa to refer to the mind. In vedanānupassanā he doesn’t use somanassa and domanassa, but sukha and dukkha vedanā, so we have to work with sensations on the body. Đ: Đúng thế. Các truyền thống khác xem thọ (vedanā) chỉ như những cảm giác của tâm (thọ là một trong bốn danh uẩn thuộc tâm). Chúng ta không phải không tán đồng các truyền thống khác và đúng sự thực thì thọ là một trong bốn uẩn thuộc tâm. Tuy nhiên, chúng ta phải giải thích thay vì chỉ dịch thôi bởi vì một số từ Đức Phật dùng đã được Ngài giải thích trước đó rồi. Chẳng hạn, từ sampajañña (trí tuệ tỉnh giác) đã được Ngài giải thích như việc cảm giác các cảm thọ đang sanh và diệt. Cũng vậy, nhiều từ ngày nay hoặc đã thất lạc hoặc đã mang một  nghĩa hoàn toàn khác, vì thế chúng ta phải đi vào (nghiên cứu) Tam Tạng – Tipiṭaka để tìm sự định nghĩa nguyên thuỷ của Đức Phật về chúng. Đức Phật đã giải thích rằng sukha vedanā (thọ lạc) và dukkha vedanā (thọ khổ) liên quan đến thân, và Ngài dùng somamassa (hỷ) và domanassa (ưu) để nói về tâm. Trong thọ quán niệm xứ – vedanā nupassanā Ngài không dùng somanassa (hỷ) và domanassa (ưu), mà dùng sukha (lạc) và dukkha (khổ), vì thế chúng ta phải làm việc với các cảm thọ trong thân.
Whatever you have understood intellectually and whatever you have experienced, make use of it. Make use of Dhamma not only on this course but in daily life. Reaction is always full of negativity. Live the life of Dhamma. Whatever happens outside, observe the reality of sensations inside and remain equanimous, then all your decisions and all your actions will be healthy – not reactions, but positive actions, good for you and good for others. Bất luận điều gì bạn đã hiểu trên phương diện tri thức và bất luận điều gì bạn đã kinh nghiệm được, hãy tận dụng nó. Tận dụng Pháp – dhamma – không chỉ trong khóa thiền này thôi mà cả trong đời sống hàng ngày nữa. Sự phản ứng luôn luôn mang đầy tính tiêu cực. Hãy sống cuộc sống đúng pháp. Bất cứ điều gì xảy ra ở bên ngoài, hãy quan sát thực tại của các cảm thọ ở bên trong (thân) và giữ thái độ xả, lúc đó mọi quyết định của bạn và mọi hành động của bạn sẽ lành mạnh – không phải là những phản ứng, mà là những hành động tích cực, đem lại tốt đẹp cho bạn và tốt đẹp cho mọi người.
May all of you be able to lead a life good for both yourself and others. May you all enjoy the best fruits of Dhamma: peace, harmony, happiness.

 

Mong cho tất cả các bạn có thể sống một cuộc sống lợi ích cho chính bản thân mình và cho mọi người. Cầu mong các bạn hưởng được những thành quả lợi ích nhất của Pháp: bình an, hòa hợp và hạnh phúc.
May all beings be happy. Cầu mong tất cả chúng sinh được an vui.

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.