Pháp Thoại Khoá Satipatthana – Ngày 9 | Thiền Sư S.n. Goenka
MAIN CONTENT
PHÁP THOẠI KHOÁ SATIPATTHANA – NGÀY 9 | THIỀN SƯ S.N. GOENKA
AUDIO BÀI GIẢNG TIẾNG VIỆT:
AUDIO BÀI GIẢNG TIẾNG ANH:
NỘI DUNG BÀI GIẢNG TIẾNG VIỆT & TIẾNG ANH (SƯ PHÁP THÔNG DỊCH VIỆT):
Questions and Answers | Hỏi và đáp |
Every word of the Sutta will become clear as you practise and reach the final goal. At this stage, many questions keep coming. Even if the Teacher’s answers satisfy you intellectually, doubt may wash them away. You are only imagining, not seeing. Practise. In every course, as you keep experiencing Dhamma, you hear the same discourses, the same words, but you find something new each time. Real understanding, clear and free from any doubt or scepticism, comes with your own experience. | Mỗi lời kinh sẽ trở nên rõ ràng khi bạn thực hành và đạt đến mục tiêu cuối cùng. Ở giai đoạn này, nhiều câu hỏi cứ tiếp tục đổ tới. Cho dù những câu trả lời của bậc Đạo sư có thỏa mãn được bạn trên phương diện tri thức, song hoài nghi có thể sẽ xói mòn chúng. Bạn chỉ có tưởng tượng, chứ không thấy. Hãy thực hành. Trong mỗi khóa thiền, nếu bạn cứ duy trì việc hành pháp – dhamma, bạn nghe cũng những bài kinh ấy, cũng những lời kinh ấy, nhưng mỗi lần bạn lại khám phá ra một điều gì đó mới mẻ. Sự hiểu biết đích thực, rõ ràng và không một chút hoài nghi hay lấn cấn, sẽ đến cùng với kinh nghiệm riêng của bạn. |
Q. You mentioned noting various mental states arising. How should you deal with, say, anger or fantasy? | H: Ngài đã đề cập đến việc ghi nhận những trạng thái tâm khác nhau đang sanh khởi. Ngài sẽ đối phó với, chẳng hạn như sân hận hay tưởng tượng như thế nào? |
A. Noting anger, fear, passion, ego or any kind of impurity does not mean mentally reciting them. Noting may help you concentrate and understand somewhat, but sampajañña is missing. Just accept the mental content, that your mind is with, say, anger—sadosaṃ vā cittaṃ pajānāti—and observe any predominant sensation, with the understanding of arising and passing. Any sensation at that time will be connected to the anger. | Đ: Ghi nhận sân hận, sợ hãi, tham dục, cái tôi hay bất kỳ loại bất tịnh nào khác không có nghĩa là đọc thầm chúng. Việc ghi nhận có thể giúp bạn tập trung và hiểu biết được đôi chút, nhưng sampajañña (trí tuệ tỉnh giác) bị bỏ quên. Chỉ cần chấp nhận nội dung tâm trí, rằng tâm bạn hiện đang có sân, chẳng hạn – sadosaṃ vā cittaṃ… pajānāti (tâm có sân tuệ tri có sân) – và quan sát bất kỳ cảm thọ nổi bật nào, với sự hiểu biết về sự sanh và diệt của nó. Bất kỳ cảm thọ nào có mặt lúc đó cũng sẽ liên hệ với sân.
|
Q. From where do kalāpas arise and to what do they pass away? Something cannot come from nothing. | H: Các kalāpas – tổng hợp sắc hay những hạt hạ nguyên tử – sanh khởi từ đâu và chúng diệt rồi về đâu? Vì không thể có gì từ không mà có. |
A. Whence did the universe start, and how was it created? This is speculation, how all philosophies start. The Buddha called them all irrelevant questions. They have nothing to do with misery, its arising, its eradication, and the way to its eradication. Creation is going on every moment: kalāpas are created, they arise and pass, and ignorance of this arising and passing results in misery. Anything else is meaningless. Human life is short and you have such a big job to change the habit pattern of the mind at the deepest level and reach full liberation. Don’t waste your time: work, and the reality of your experience will later on reveal everything. | Đ: Vũ trụ bắt đầu từ đâu, và nó được tạo ra như thế nào? Đây là sự suy đoán, là cách các triết thuyết nảy sanh. Đức Phật gọi chúng là những câu hỏi không thích đáng. Chúng không liên hệ đến khổ, tập khởi của khổ, sự diệt khổ, và con đường đưa đến sự diệt khổ. Sự sáng tạo cứ tiếp diễn trong từng sát-na: Các kalāpa được tạo ra, chúng lúc nào cũng sanh và diệt, sanh và diệt, không biết đến sự sanh – diệt này sẽ dẫn đến khổ đau. Những gì khác ngoài ra là vô nghĩa. Đời người ngắn ngủi và bạn có một công việc lớn lao phải làm là thay đổi lề thói quen của tâm ở mức sâu xa nhất và đạt đến sự giải thoát viên mãn. Đừng phí thời gian của bạn: hãy làm việc, và thực tại do bạn kinh nghiệm sau đó sẽ tiết lộ mọi chuyện. |
Q. What is the cause behind the existence of this world of mind and matter? | H: Nhân nằm đằng sau sự hiện hữu của thế gian của tâm và vật chất (danh – sắc) này là gì? |
A. Ignorance generates saṅkhāras, and saṅkhāras multiply ignorance. The entire universe is created by this mutual support, nothing else. | Đ: Vô minh sanh ra các hành (saṅkhāra), và các hành làm tăng trưởng vô minh. Toàn thế gian được tạo ra bởi sự nuôi dưỡng hỗ tương này, chứ không có gì khác. |
Q. How did ignorance begin? It could not co-exist with love, wisdom, and knowledge. | H: Vậy thì vô minh bắt đầu như thế nào? Nó không thể cùng hiện hữu với tâm từ, trí tuệ và tri kiến chứ. |
A. Certainly, but it is more important to see the ignorance of this moment and let purity come. Otherwise it becomes a philosophical question, which doesn’t help. | Đ: Tất nhiên rồi, nhưng điều quan trọng hơn hết vẫn là thấu hiểu được vô minh của sát-na này và để cho sự thanh tịnh đến. Nếu không thì nó sẽ trở thành một vấn đề thuộc phạm vi triết lý, không giúp ích được gì cả. |
Q. Did the Buddha teach outside India, in Myanmar? | H: Đức Phật có đi thuyết giảng ở ngoài Ấn Độ không, như Miến (Myanmar ) chẳng hạn? |
A. There is no evidence that he taught outside the Ganga-Jamuna area of northern India. | Đ: Không có chứng cứ rõ ràng nào cho thấy rằng Đức Phật đã đi thuyết giảng ngoài vùng Ganga-Jamuna của bắc Ấn Độ. |
Q. With respect, how can we say that the Buddha rediscovered the lost technique when he was taught it and took his vow in front of a previous Buddha? | H: Với lòng tôn kính, thưa Ngài, làm sao chúng ta có thể nói được rằng Đức Phật đã tìm ra lại kỹ thuật bị thất truyền này khi bản thân Ngài đã được dạy nó và phát nguyện trước một vị Phật quá khứ? |
A. Many who meet a Buddha become inspired and desire not just to liberate themselves, but also to become a Sammā-sambuddha and help liberate many others. Expressing this desire, their mental capacity can be examined by the then Sammā-sambuddha: whether having already worked countless aeons they would, if now given Vipassana, very soon become arahants: and whether even though knowing this they still wish to develop their pāramīs to the necessary extent over countless further aeons. If so, they receive not just a blessing but a time prediction. The ascetic who later was born as Gotama, was capable of reaching the stage of an arahant then, but did not take Vipassana.
In his last life, with darkness all around, words highly praising Vipassana still existed in the ancient Ṛg-Veda, but were mere recitations. The practice was lost. Due to his past pāramīs he went to the depth and discovered it. He said pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi: “My eye is opened in a dhamma which I had never heard before.” Later he called it purāṇo maggo, an ancient path. He rediscovered and distributed a dormant, forgotten path. |
Đ: Rất nhiều người đã gặp được một vị Phật, phát khởi tín tâm và ước nguyện không chỉ giải thoát tự thân, mà còn mong muốn trở thành một vị Phật Chánh Đẳng Giác (sammā-sambuddha) để giúp giải thoát cho nhiều người khác. Trong khi bày tỏ ước nguyện này vị Phật Chánh Đẳng Giác lúc đó có thể xem xét khả năng tâm linh của họ: hoặc họ đã từng hành trong vô lượng kiếp quá khứ, nếu bây giờ được cho một đề tài Minh sát (vipassanā), chẳng mấy chốc họ sẽ trở thành bậc Alahán; hoặc dù biết rõ điều này (sẽ đắc Alahán) họ vẫn ước nguyện tu tập các pháp balamật (pāramis) của mình cho đến một mức độ cần thiết qua vô lượng kiếp thêm nữa. Nếu sự tình như vậy, họ không chỉ nhận được lời phú chúc mà còn nhận được cả lời tiên đoán về thời gian (sẽ thành Phật) nữa. Vị đạo sĩ, người mà về sau đã tái sinh làm bồtát Gotama (Cồđàm), có khả năng đạt đến giai đoạn của một bậc Alahán lúc đó, nhưng không hành thiền Minh sát.
Trong kiếp cuối cùng của mình, với tăm tối vây quanh, những lời ca tụng rất mực về Vipassanā (Minh sát) vẫn hiện hữu trong Rigveda [3] cổ xưa, nhưng chỉ là những lời đọc tụng suông. Việc thực hành đã thất truyền. Nhờ các balamật quá khứ của mình, Đức Bồtát (Gotama) đã đi vào chiều sâu và khám phá ra nó. Ngài nói: “pubbe ananusutesu dhammesu cakkhuṃ upadādi” – Mắt ta đã mở đối với Pháp mà trước đây ta chưa từng được nghe – (nhãn sanh). Sau đó Ngài gọi Pháp ấy là purāṇo maggo – Con đường cổ xưa. Ngài tìm lại được con đường từ lâu đã bị vùi lấp, lãng quên và ban bố nó cho thế gian. |
Q. Does an entity with saṅkhāras causing rebirth have any choice in the circumstances, or is it actually determined by past saṅkhāras? | H: Liệu một thực thể với các hành – saṅkhāras – làm nhân cho tái sinh có được sự chọn lựa nào không về hoàn cảnh (nơi tái sanh), hay điều đó thực sự được quyết định bởi các hành quá khứ? |
A. The past saṅkhāras which are responsible for life in the lower fields are so powerful that at the time of death one of these will arise and generate a vibration which is in tune with the vibration of a particular plane; in that way you are sucked to deeper levels of misery. If however Vipassana has been properly practised, even with such saṅkhāras the Vipassana vibration is so strong that at the last mind moment this arises and connects with a plane where Vipassana can be practised, instead of a lower field. So in another way you can choose not to go down. | Đ: Các hành – saṅkhāra – quá khứ trách nhiệm cho tái sinh trong những lĩnh vực thấp kém mạnh đến nỗi mà vào thời điểm chết một trong những hành này sẽ khởi lên và tạo ra một sự rung động hòa điệu với sự rung động của một cảnh giới đặc biệt nào đó; theo cách ấy bạn bị hút vào những mức độ khổ sâu hơn. Tuy nhiên, nếu thiền minh sát được thực hành một cách đúng đắn, ngay cả với những hành như vậy sự rung động của vipassanā cũng vẫn mạnh đến độ vào sát-na tâm cuối cùng nó khởi lên và liên kết với một cảnh giới, ở đây thiền minh sát có thể được thực hành, thay vì bị cuốn vào một lĩnh vực thấp kém. Vì thế, theo một cách khác bạn có thể chọn không để rơi xuống (cảnh giới thấp kém). |
Q. If the “I” is non-existent, an illusion, how can “I” be reincarnated? | H: Nếu cái “tôi” là phi hữu, cái “tôi” là một ảo tưởng, vậy “tôi” có thể tái sinh như thế nào? |
A. Nothing is incarnated. There is a continuous flow of mind and matter: every moment saṅkhāra-paccayā viññāṇaṃ. At death the push of some deep saṅkhāra causes viññāṇa to arise with some other body. | Đ: Không có gì (đi) tái sinh. chỉ có một dòng tương tục của tâm và vật chất (danh và sắc): mỗi sát-na “saṅkhāra paccayā viññānaṃ” (hành duyên cho thức). Vào lúc chết lực đẩy của một hành sâu xa đó khiến cho thức – viññāna – khởi lên với một thân khác, vậy thôi. |
Q. If the reward for achieving nibbāna is bodily death, why practise to die? | H: Nếu phần thưởng dành cho sự thành tựu Niết Bàn là cái chết thể xác, tại sao lại phải thực hành để chết? |
A. It is not annihilation, but a wonderful art of dying. It is also an art of living, coming out of impurities to lead a healthy life. When you experience nibbāna, it is something like death: the sense doors do not work, but you are fully awakened inside. Experience it. The question will be answered automatically. | Đ: Đó không phải là sự hủy diệt, mà là một nghệ thuật chết kỳ diệu. Đó cũng là một nghệ thuật sống, thoát ra khỏi mọi bất tịnh để sống một đời sống lành mạnh. Khi bạn kinh nghiệm Niết Bàn, đó là một trạng thái giống như chết: các căn không làm việc, nhưng hoàn toàn tỉnh thức bên trong. Hãy kinh nghiệm nó. Tự động câu hỏi được trả lời. |
Q. Where does a liberated person live without rebirth? | H: Người đã giải thoát sẽ sống ở đâu nếu không tái sinh? |
A. Many such questions were asked of the Buddha. What happens to the arahant after death is what is experienced by the arahant in life. Experiencing the fourth stage of nibbāna they understand that this is the ultimate stage, which also happens after death. It cannot be explained in words because it is beyond mind and matter. Something beyond the sensory field cannot be expressed by the sense organs. A fourth dimensional experience cannot be represented within three dimensions. The proof is in eating the cake. | Đ: Rất nhiều câu hỏi đại loại như vậy đã được người ta đặt ra với Đức Phật. Điều gì xảy ra với một vị Alahán sau khi chết là điều đã được vị ấy kinh nghiệm trong cuộc sống (vì ngay cả khi còn sống vị Alahán cũng đã thọ hưởng hữu dư Niết Bàn). Kinh nghiệm giai đoạn thứ tư của Niết Bàn (Niết Bàn của bậc Alahán) các vị hiểu được rằng đây là giai đoạn cùng tột, giai đoạn ấy cũng sẽ xảy ra sau khi chết. Điều đó không thể nào giải thích được bằng lời vì nó vượt ngoài tâm và vật chất (danh – sắc). Một điều gì đó vượt ngoài lĩnh vực cảm quan không thể nào diễn đạt được bằng các giác quan. Một kinh nghiệm thuộc chiều thứ tư làm sao có thể thể hiện trong (không gian) ba chiều được. Có thử mới biết (The proof is in eating the cake). |
Q. Can an enlightened married person still have children? | H: Liệu một người giác ngộ có gia đình vẫn có thể có con chứ? |
A. Passion naturally becomes weaker as you proceed and yet you feel so contented and happy. Why worry about it? Come to that stage and the question will get answered. | Đ: Dục (nhục dục) đương nhiên sẽ trở nên yếu đi khi bạn thăng tiến, tuy thế bạn vẫn cảm thấy hài lòng và hạnh phúc. Sao lại phải lo về chuyện đó? Cứ đến giai đoạn (giác ngộ) đó đi và câu hỏi sẽ được trả lời. |
Q. Is there a preferred order to list the ten pāramīs? | H: Có một thứ tự ưu tiên để liệt kê mười pháp balamật (pāramīs) không? |
A. It is more important to develop them: the order doesn’t matter. | Đ: Tu tập các balamật ấy là chuyện quan trọng hơn, thứ tự không thành vấn đề. |
Q. Since Vipassana is widespread, are sotāpannas, anāgāmīs and arahants to be found today? | H: Bởi lẽ thiền Minh sát đã được truyền bá rộng khắp, như vậy các vị Tuđàhoàn (sotāpannā), Anahàm (anāgāmī) và Alahán (Arahant) ngày nay có nhiều không? |
A. The number of meditators today is just a drop in an ocean of billions of people, and most are at the kindergarten stage: there are cases of meditators who have experienced nibbāna, but very few. | Đ: Con số những người hành thiền ngày nay chỉ như một giọt nước trong đại dương của hàng tỷ người, và hầu hết còn ở giai đoạn mẫu giáo; cũng có những trường hợp người hành thiền đã kinh nghiệm Niết Bàn, nhưng rất ít. |
Q. Without offence, are you, Goenka, fully enlightened? | H: Không có ý xúc phạm, thưa Ngài Goenka, Ngài đã giác ngộ viên mãn? |
A. I am not an arahant, but without doubt on the path to becoming one. Having taken a few more steps on the path than all of you, I am competent to teach you. Walk on the path and reach the goal: that is more important than examining your teacher! | Đ: Tôi không phải là một bậc Alahán, nhưng không hoài nghi chuyện đang trên đạo lộ để trở thành một vị Alahán. Tôi đã bước được nhiều bước hơn tất cả các bạn trên đạo lộ, tôi có đủ khả năng để dạy các bạn. Hãy bước đi trên đạo lộ để đạt đến mục tiêu cuối cùng: điều đó quan trọng hơn là dò xét thầy của bạn! |
Q. Who was Ledi Sayadaw’s teacher? You frequently mention the tradition where vedanā is fundamental: what is the name of this tradition? | H: Ai là thầy của Ngài Ledi Sayadaw [4]? Ngài thường đề cập đến truyền thống lấy thọ – vedanā – làm căn bản, vậy tên của truyền thống này là gì? |
A. There is no recorded history, but Ledi Sayadaw says that he learnt this technique from a monk in Mandalay. The tradition existed even before Ledi Sayadaw. Out of his many students, some started teaching and also gave importance to vedanā. Saya Thet taught Sayagyi U Ba Khin, among other teachers, and Sayagyi U Ba Khin had a number of students who started teaching. One is here and he gives importance to vedanā. This tradition gives importance to vedanā. | Đ: Không có sử liệu ghi chép, nhưng Ledi Sayadaw nói rằng Ngài học kỹ thuật này từ một vị sư ở Mandalay (cố đô Miến Điện). Như vậy, truyền thống (niệm thọ) này tồn tại ngay cả trước thời Ngài Ledi. Trong số rất nhiều những học trò của Ngài, một số cũng đã bắt đầu đi dạy, và xem niệm thọ (vedanā) là quan trọng. Sayet Thet đã dạy cho Sayagyi U Ba Khin, một trong số những vị thiền sư khác, và Sayagyi U Ba Khin cũng có một số học trò hiện đang dạy thiền. Tôi là học trò của Ngài và cũng xem thọ là quan trọng. Truyền thống này chú trọng đến niệm thọ – vedanā. |
Q. About chanting… | H: Về vấn đề tụng kinh… |
A. Chanting is part of the duty of a Teacher, to give good vibrations, to protect the work of the students from any bad vibrations from outside. The students’ job is to practise and observe, which is why they are not asked to chant. At a certain stage some are taught: between each word you are aware of sensations with anicca, with sampajañña very clearly in every pause. This, not mere chanting, gives the Dhamma vibration. It becomes part of the constant meditation of sampajañña. Otherwise mere chanting, which looks so easy, is just a rite, ritual or religious ceremony. | Đ: Tụng kinh là một phần phận sự của vị thiền sư, để tạo ra những rung động tốt, để bảo vệ công việc (thực hành) của các thiền sinh khỏi những rung động xấu từ bên ngoài. Công việc của thiền sinh là thực hành và quan sát, đó là lý do vì sao họ không được yêu cầu phải tụng kinh. Ở một giai đoạn nào đó chúng tôi cũng dạy: giữa mỗi lời (kinh) bạn chánh niệm các cảm thọ với tính chất vô thường – anicca của nó, và với trí tuệ tỉnh giác – sampajaññā rất rõ rệt ở mỗi lúc ngưng lại. Đây không phải tụng đọc suông, mà là để tạo ra sự rung động của Pháp (dhamma). Tụng kinh trở thành một phần của việc thiền tỉnh giác (sampajañña) thường xuyên. Nếu không thì, tụng đọc suông, xem ra rất dễ, cũng chỉ là một lễ nghi tôn giáo hay nghi thức tôn giáo. |
Q. If not the ego, which part of the being can give or receive mettā? | H: Nếu không có cái tôi, phần nào của con người có thể cho ra hay tiếp nhận tâm từ (mettā). |
A. Vipassana takes you to the ultimate truth, but the Buddha wanted you to be aware of both this and the apparent truth. Both this wall and my head are ultimately vibrations but apparently solid. The wall will still break my head on impact! Ultimately there is no being, but you still give up unwholesome actions—such as hatred, aversion, ill-will, and animosity—because they harm you. Generating mettā, love, compassion and goodwill, makes your mind better, and helps you to reach the final goal. | Đ: Vipassanā đưa bạn đến sự thực cùng tột, nhưng Đức Phật muốn bạn phải biết rõ cả hai sự thực – cùng tột và bề ngoài. Chẳng hạn như trên phương diện cùng tột cả bức tường này lẫn đầu của tôi đều là những rung động, song ở phương diện bề ngoài chúng là những vật thể cứng. Nếu va chạm, bức tường vẫn sẽ làm bể đầu tôi như thường! Trên phương diện cùng tột hay chân lý tuyệt đối, không có chúng sinh, nhưng bạn vẫn phải từ bỏ những hành động bất thiện – như sân hận, nóng giận, ác ý và thù nghịch – bởi vì chúng làm hại bạn. Phát ra từ bi và thiện chí, làm cho tâm bạn tốt hơn, và nó còn giúp cho bạn đạt đến mục tiêu cuối cùng. |
Q. It appears that your interpretation of the text is not as literal as it could be. How do you know that your interpretation is correct and what the Buddha intended? | H: Sự giải thích của Ngài về kinh có vẻ như không đúng hoàn toàn theo nguyên văn. Làm thế nào Ngài biết được sự giải thích của Ngài là đúng với những gì Đức Phật muốn nói? |
A. The language is twenty-five centuries old, and meanings change. Even if they do not, what the Buddha said with his experience cannot be understood without that experience. Many translators have never practised. We are not here to quarrel with or condemn other interpretations of the Buddha’s words. As you practise, you will understand what the Buddha meant; and for now you must accept whatever you do experience. | Đ: Ngôn ngữ đã qua hai mươi lăm thế kỷ, và ý nghĩa của nó cũng thay đổi. Cho dù chúng không đổi chăng nữa, những gì Đức Phật nói bằng kinh nghiệm của Ngài cũng không thể nào hiểu được nếu không có kinh nghiệm đó. Nhiều nhà dịch thuật chưa bao giờ thực hành. Ở đây, chúng ta không chê trách hay chỉ trích những giải thích khác về lời dạy của Đức Phật. Khi bạn thực hành, bạn sẽ hiểu được những gì Đức Phật có ý định muốn nói; và cho đến lúc này bạn phải chấp nhận bất cứ điều gì bạn kinh nghiệm. |
Commentaries were written on the Buddha’s words, some over 1,000 years after his death, although our research reveals that Vipassana in its pure form was lost 500 years after his death. Others were written within 500 years, but were lost except in Sri Lanka: they were again translated into Pāli, but with the translator’s own interpretation. They give a clear picture of Indian society in the Buddha’s time: the whole spectrum of its social, political, educational, cultural, religious and philosophical background. They often unravel obscure words by giving many synonyms. Yet while they are very helpful, if their words differ from our experience, and if in the Buddha’s words we find a clear, direct explanation, then without condemning the commentaries, we have to accept the Buddha’s explanation of our experience. | Các bản chú giải được viết khoảng hơn một ngàn năm sau Đức Phật nhập diệt, mặc dù sự khảo cứu của chúng ta phát hiện ra rằng thiền minh sát (vipassanā) trong hình thức thuần khiết của nó đã thất truyền năm trăm năm sau sự nhập diệt của Đức Phật. Các bản chú giải khác được viết trong thời gian 500 năm ấy, nhưng đã bị thất lạc ngoại trừ bản ở Sri Lanka (Tích Lan): các bản chú đó lại được dịch sang Pāḷi, nhưng với sự giải thích riêng của người dịch. Tất nhiên những bản dịch ấy cho chúng ta một bức tranh khá rõ ràng về xã hội Ấn Độ trong thời Đức Phật: bao quát toàn bộ phạm vi bối cảnh xã hội, chính trị, giáo dục, văn hóa, tôn giáo và triết thuyết của nó. Các bản chú giải này luôn luôn làm sáng tỏ những chữ khó hiểu bằng cách đưa ra nhiều từ đồng nghĩa. Tuy thế, trong khi chúng rất ích lợi, song nếu những từ chú giải đưa ra có khác với kinh nghiệm của chúng ta, và nếu trong những lời dạy của Đức Phật chúng ta tìm thấy một sự giải thích rõ ràng, trực tiếp, lúc đó, không chỉ trích các bản chú giải, chúng ta phải chấp nhận sự giải thích của Đức Phật về kinh nghiệm của chúng ta. |
For instance, one tradition takes vedanā as only mental. It is true that vedanā is a mental aggregate and that vedanānupassanā has to be mental. But in several places the Buddha talks of sukha and dukkha vedanā on the body, as in the Satipaṭṭhāna Sutta, whereas somanassa and domanassa vedanā are used for the mind. | Chẳng hạn, có truyền thống xem vedanā (thọ) chỉ là tâm (danh). Thực sự rằng thọ là một danh uẩn và vedanānupassanā – quán thọ hay niệm thọ – phải thuộc về tâm. Nhưng trong một vài nơi khác Đức Phật nói về thọ lạc (sukha vedanā) thọ khổ (dukkha vedanā) trên thân, như trong Kinh Niệm Xứ – Satipaṭṭhāna Sutta, trong khi somanassa vedanā (thọ hỷ) và domanassa vedanā (thọ ưu) được dùng để chỉ tâm. |
Some translations in English of the word sampajañña, such as “clear comprehension,” have created much confusion. This suggests sati without sampajañña, the understanding with perfect paññā. In the Buddha’s words, viditā vedanā uppajjati, you feel sensation coming up. Mere awareness is all right just as a start: for instance, an itch is just felt and labelled, with no understanding of anicca—but this is not sampajañña. | Một số bản dịch tiếng Anh về từ sampajañña thường là “sự hiểu rõ” (clear comprehension) đã tạo ra rất nhiếu lầm lẫn. Cách dịch này ám chỉ niệm (sati) không có trí tuệ tỉnh giác (sampajañña), tức không có sự hiểu biết với trí tuệ (paññā) hoàn hảo. Trong những lời dạy của Đức Phật, có đoạn “viditā vedanā uppajjati” cảm giác cảm thọ đang sanh lên. Niệm đơn thuần như vậy là vừa đủ như một bước khởi đầu: chẳng hạn, một cảm giác ngứa được cảm nhận và người hành thiền gán nhãn (hay niệm ngứa, ngứa), không cần có sự hiểu biết về tính chất vô thường – anicca – nhưng đây không phải là sampajañña (trí tuệ tỉnh giác).
|
Similarly sati parimukhaṃ has been translated “keeping the attention in front.” People start imagining their attention to be in front, outside the body, and the technique of kāye kāyānupassī, vedanāsu vedanānupassī—in the body, in the sensations—is lost. When our experience differs from the beliefs of other traditions, we take shelter in the Buddha’s words. | Tương tự, sati parimukkhaṃ đã được dịch “giữ niệm trước (mặt)”. Thế là người ta bắt đầu tưởng tượng niệm hay sự chú ý của họ ở trước mặt, ngoài thân, và kỹ thuật quán thân trong thân (kāye kāyānupassī), quán thọ trong thọ (vedanāsu vedanānupassī) – đã mất đi. Do đó, khi kinh nghiệm của chúng ta khác với niềm tin của các truyền thống khác chúng ta sẽ tìm sự che chở nơi những lời dạy của Đức Phật. |
The Vipassana Research Institute has been established to go through all the Buddha’s words using computers; the volume of the literature is huge. Instead of remembering instances of, say, vedanā or sampajāno in 40 – 50 volumes of 300 – 400 pages each, computers are used to find the usages for examination. If differences result, we can’t help it, but nor do we insist that idaṃ saccaṃ, “this only is the truth.” There is no attachment. I understand from my direct experience of the words of the Buddha, and from this line of teachers, including those who reached very high stages. Their experience was the same. Similarly thousands of meditators around the world have had the same experience. I am therefore confident that this teaching is correct and the Buddha’s way. If in doubt, practice: only practice will remove the doubts. If this technique does not suit you intellectually, then work with something else, but don’t keep mixing, running here and there. If you find results with this technique, go deeper and all your questions will be answered. Even having learnt just a little Pāli, the words of the Buddha will become clear in time. You feel he is directing you. Rather than unnecessary intellectual activity, or arguments and debates, experience will clarify. | “Học viện nghiên cứu Thiền Minh sát” đã được thành lập để nghiên cứu tỉ mỉ tất cả những lời dạy của Đức Phật bằng máy tính; khối lượng kinh điển thật khổng lồ. Thay vì nhớ những trường hợp, chẳng hạn như cách dùng vedanā (thọ) hay sampajāno (trí tuệ tỉnh giác) trong bốn mươi đến năm mươi quyển kinh dày ba, bốn trăm trang mỗi cuốn, các máy đã được dùng để tra tìm cách dùng từ tiện cho việc khảo sát. Nếu những khác nhau là kết quả, chúng ta đành phải chấp nhận, nhưng chúng ta cũng không khăng khăng rằng “chỉ đây là sự thực” – idaṃ saccaṃ. Không có sự chấp thủ ở đây. Từ kinh nghiệm trực tiếp của tôi về những lời dạy của Đức Phật, và từ dòng truyền thừa của các bậc thiền sư này, kể cả những vị đã đạt đến những giai đoạn rất cao, Tôi hiểu kinh nghiệm của họ là giống nhau. Tương tự, hàng ngàn người hành thiền trên thế giới đều có cùng kinh nghiệm như vậy. Do đó, Tôi tin rằng lời dạy này là chính xác và là đường lối của Đức Phật. Nếu còn hoài nghi, hãy thực hành: chỉ có thực hành mới loại trừ được những hoài nghi. Nếu kỹ thuật này không thích hợp với bạn trên phương diện tri kiến, hãy thực hành với kỹ thuật khác, nhưng đừng có pha trộn (kỹ thuật này với kỹ thuật khác), hoặc chạy động chạy tây phí hết thì giờ. Nếu bạn tìm được những kết quả với kỹ thuật này, hãy đi vào sâu hơn và mọi câu hỏi của bạn sẽ được trả lời. Ngay cả khi bạn chỉ học được một ít Pāḷi (ngôn ngữ Đức Phật dùng thuyết giảng kinh), những lời của Đức Phật cũng sẽ trở nên sáng tỏ đúng lúc. Bạn cảm thấy như Ngài đang hướng dẫn bạn. Thay vì những hoạt động tri thức không cần thiết, hay những lý sự và tranh luận, sự kinh nghiệm sẽ làm sáng tỏ hơn. |
You have come to a Satipaṭṭhāna course to experience, and not just to hear the Buddha’s words or a particular teacher’s interpretation. Having taken three or more courses before joining, now keep going deeper so that the Buddha’s words become clear by experience. Free yourselves from all these saṅkhāras and start experiencing real liberation. May all of you reach the final goal of full nibbāna. | Bạn đã đến với một khóa thiền Tứ Niệm Xứ để kinh nghiệm, chứ không phải chỉ để nghe những lời của Đức Phật hay sự giải thích của một vị thầy cá biệt nào. Trước khi tham dự khóa thiền Tứ Niệm Xứ này, các bạn đã dự ba khóa hoặc nhiều hơn rồi; giờ đây hãy tiếp tục đi vào sâu hơn để cho những lời dạy của Đức Phật trở nên sáng tỏ hơn bằng chính kinh nghiệm của bạn. Hãy tự giải thoát mình khỏi các hành (saṅkhāra) và kinh nghiệm sự giải thoát chơn thực. Cầu mong tất cả các bạn cùng đạt đến mục tiêu cuối cùng của sự giải thoát viên mãn. |
You are taking right steps on the right path: although long, it doesn’t matter. Taking the first, the second, and in this way step by step you are bound to reach the final goal. May all of you enjoy the real happiness and peace of liberation. | Bạn đang bước những bước đi đúng trên chánh đạo: dù dài, điều đó không quan trọng. Bước thứ nhất, thứ hai, và bằng cách ấy từng bước một bạn chắc chắn sẽ đạt đến mục tiêu cuối cùng. Cầu mong các bạn hưởng được hạnh phúc chơn thực và sự bình yên của giải thoát. |
May all beings be happy. | Cầu mong tất cả chúng sinh được an vui. |
[1] Appiyehi sampayogo và piyehi vippayogo thường được dịch là oán tắng hội khổ và ái biệt ly khổ. | |
[2] Chi tiết về vấn đề đạo quả và thiền, xem trong “Con đường thiền chỉ và thiền quán” để biết rõ hơn. Ở đây, do lối giải thích tóm tắt về bài kinh rất dễ gây hiểu lầm giữa thiền định và sự chứng đắc đạo quả. Tuy nhiên, một điều chắc chắn rằng khi giải thích chánh định (sammā samādhi) Đức Phật muốn nói tới thiền siêu thế sanh cùng với đạo quả (Niết Bàn). | |
[3] Rigveda – là một trong ba bộ Vêđà (Rigveda, Yajarveda vā samaveda) gồm những thánh ca dâng thần thánh. ND | |
[4] Ledi Sayadaw (1846 – 1923) một bậc Đại Hiền Trí của Miến Điện. Ngài được xem là người có công trong việc duy trì pháp học lẫn pháp hành đúng theo truyền thống nguyên thủy. Pháp môn niệm thọ mà T.S Goenka hiện đang dạy, nếu truy nguyên ra, chính Ledi Sayadaw là tổ. |