Bài Giảng Khoá Thiền Vipassana – Ngày 6 (eng-vnese)

BÀI GIẢNG KHOÁ THIỀN VIPASSANA – NGÀY 6 (ENG-VNESE)

DAY SIX DISCOURSE


– Importance of developing awareness and equanimity towards sensations
– the four elements and their relation to sensations
– the four causes of the arising of matter
– the five hindrances: craving, aversion, mental and physical sluggishness, agitation, doubt

Six days are over; you have four more left to work. In four days you can eradicate some of the mental defilements, and grasp the technique in order to make use of it throughout your life. If you work with proper understanding and learn how to apply the technique in daily life, then certainly it will be very beneficial for you. Therefore understand the technique properly.

This is not a path of pessimism. Dhamma teaches us to accept the bitter truth of suffering, but it also shows the way out of suffering. For this reason it is a path of optimism, combined with realism, and also ‘workism’— each person has to work to liberate himself or herself.

In a few words, the entire path was explained:

“All sankhārā are impermanent” When one perceives this with true insight, then one becomes detached from suffering; this is the path of purification.

Here the word sankhārā means not only mental reactions, but also the results of these reactions. Every mental reaction is a seed which gives a fruit, and everything that one experiences in life is a fruit, a result of one’s own actions, that is, one’s sankhārā, past or present. Hence the meaning is, “Everything that arises, that becomes composed, will pass away, will disintegrate”. Merely accepting this reality emotionally, or out of devotion, or intellectually, will not purify the mind. It must be accepted at the actual level, by experiencing the process of arising and passing away within oneself. If one experiences impermanence directly by observing one’s own physical sensations, then the understanding that develops is real wisdom, one’s own wisdom. And with this wisdom one becomes freed from misery. Even if pain remains, one no longer suffers from it. Instead one can smile at it, because one can observe it.

The old mental habit is to seek to push away painful sensations and to pull in pleasurable ones. So long as one is involved in the game of pain-and-pleasure, push-and-pull, the mind remains agitated, and one’s misery increases. But once one learns to observe objectively without identifying with the sensations, then the process of purification starts, and the old habit of blind reaction and of multiplying one’s misery is gradually weakened and broken. One must learn how to just observe.

This does not mean that by practising Vipassana one becomes a ‘vegetable’, passively allowing others to do one harm. Rather, one learns how to act instead of to react. Previously one lived a life of reaction, and reaction is always negative. Now you are learning how to live properly, to live a healthy life of real action. Whenever a difficult situation arises in life, one who has learned to observe sensations will not fall into blind reaction. Instead he will wait a few moments, remaining aware of sensations and also equanimous, and then will make a decision and choose a course of action. Such an action is certain to be positive, because it proceeds from a balanced mind; it will be a creative action, helpful to oneself and others.

Gradually, as one learns to observe the phenomenon of mind and matter within, one comes out of reactions, because one comes out of ignorance. The habit pattern of reaction is based on ignorance. Someone who has never observed reality within does not know what is happening deep inside, does not know how he reacts with craving or aversion, generating tensions which make him miserable.

The difficulty is that mind is far more impermanent than matter. The mental processes occur so rapidly that one cannot follow them unless one has been trained to do so. Not knowing reality, one remains under the delusion that one reacts to external objects such as visions, sounds, tastes, etc. Apparently this is so, but someone who learns to observe himself will find that at a subtler level the reality is different. The entire external universe exists for a person only when he or she experiences it, that is, when a sensory object comes into contact with one of the sense doors. As soon as there is a contact, there will be a vibration, a sensation. The perception gives a valuation to the sensation as good or bad, based on one’s past experiences and conditionings, past sankhārā. In accordance with this coloured valuation the sensation becomes pleasant or unpleasant, and according to the type of sensation, one starts reacting with liking or disliking, craving or aversion.

Sensation is the forgotten missing link between the external object and the reaction. The entire process occurs so rapidly that one is unaware of it: by the time a reaction reaches the conscious level, it has been repeated and intensified trillions of times, and has become so strong that it can easily overpower the mind.

Siddhattha Gotama gained enlightenment by discovering the root cause of craving and aversion, and by eradicating them where they arise, at the level of sensation. What he himself had done, he taught to others. He was not unique in teaching that one should come out of craving and aversion; even before him, this was taught in India. Neither is morality unique to the teaching of the Buddha, nor the development of control of one’s mind. Similarly, wisdom at the intellectual, emotional, or devotional levels also existed before the Buddha. The unique element in his teaching lies elsewhere, in his identifying physical sensation as the crucial point at which craving and aversion begin, and at which they must be eliminated. Unless one deals with sensations, one will be working only at a superficial level of the mind, while in the depths the old habit of reaction will continue. By learning to be aware of all the sensations within oneself and to remain equanimous towards them, one stops reactions where they start: one comes out of misery.

This is not a dogma to be accepted on faith, nor a philosophy to be accepted intellectually. You have to investigate yourself to discover the truth. Accept it as true only when you experience it. Hearing about truth is important, but it must lead to actual practice. All the teachings of the Buddha must be practised and experienced for oneself so that one may come out of misery.

The entire structure of the body, the Buddha explained, is composed of subatomic particles—kalāpā—consisting of the four elements and their subsidiary characteristics, joined together. In the world outside as well as within, it is easy to see that some matter is solid—earth element; some is liquid—water element; some is gaseous—air element; and in every case, temperature is present—fire element.

However, someone who examines reality within himself will understand the four elements at a subtler level. The entire range of weight from heaviness to lightness, is the field of earth element. Fire element is the field of temperature, from extreme cold to extreme heat. Air element has to do with motion, from a seemingly stationary state to the greatest movement. Water element concerns the quality of cohesiveness, of binding together. Particles arise with a predominance of one or more elements; the others remain latent. In turn, a sensation manifests in accordance with the quality of the element that is predominant in those particles. If kalāpā arise with a predominance of fire element, a sensation occurs of heat or cold, and similarly for the other elements. This is how all sensations arise within the physical structure. If one is ignorant, one gives valuations and reacts to the sensations, generating new misery for oneself. But if wisdom arises, one simply understands that subatomic particles are arising with a predominance of one or another element, and that these are all impersonal, changing phenomena, arising to pass away. With this understanding, one does not lose the balance of one’s mind when facing any sensation.

As one continues observing oneself, it becomes clear why kalāpā arise: they are produced by the input that one gives to the life flow, the flow of matter and mind. The flow of matter requires material input, of which there are two types: the food one eats and the atmosphere in which one lives. The flow of mind requires mental input, which again is of two types: either a present or a past sankhāra. If one gives an input of anger at the present moment, immediately mind influences matter, and kalāpā will start to arise with a predominance of fire element, causing one to feel a sensation of heat. If the input is fear, the kalāpā generated at that time will have a predominance of air element, and one feels a sensation of trembling; and so on. The second type of mental input is a past sankhāra. Every sankhāra is a seed which gives a fruit, a result after some time. Whatever sensation one experienced when planting the seed, the same sensation will arise when the fruit of that sankhāra comes to the surface of the mind.

Of these four causes, one should not try to determine which is responsible for the arising of a particular sensation. One should merely accept whatever sensation occurs. The only effort should be to observe without generating a new sankhāra. If one does not give the input of a new reaction to the mind, automatically an old reaction will give its fruit, manifesting as sensation. One observes, and it passes away. Again one does not react; therefore another old sankhāra must give its fruit. In this way, by remaining aware and equanimous, one allows the old sankhārā to arise and pass away, one after another: one comes out of misery.

The old habit of generating new reactions must be eliminated, and it can only be done gradually, by repeated practice, by continued work.

Of course there are hindrances, obstacles on the way: five strong enemies which try to overpower you and stop your progress. The first two enemies are craving and aversion. The purpose of practising Vipassana is to eliminate these two basic mental defilements, yet they may arise even while you meditate, and if they overwhelm the mind, the process of purification stops. You may crave for subtle sensations, or even for nibbāna; it makes no difference. Craving is a fire that burns, no matter what the fuel; it takes you in the opposite direction from liberation. Similarly, you may start generating aversion towards the pain that you experience, and again you are off the track.

Another enemy is laziness, drowsiness. All night you slept soundly, and yet when you sit to meditate, you feel very sleepy. This sleepiness is caused by your mental impurities, which would be driven out by the practice of Vipassana, and which therefore try to stop you from meditating. You must fight to prevent this enemy from overpowering you. Breathe slightly hard, or else get up, sprinkle cold water on your eyes, or walk a little, and then sit again.

Alternatively, you may feel great agitation, another way in which the impurities try to stop you from practising Vipassana. All day you run here and there, doing anything except meditation. Afterwards, you realize that you have wasted time, and start crying and repenting. But on the path of Dhamma there is no place for crying. If you make a mistake, then you should accept it in front of an elder in whom you have confidence, and resolve to be careful not to repeat the mistake in future.

Finally, a great enemy is doubt, either about the teacher, or about the technique, or about one’s ability to practise it. Blind acceptance is not beneficial, but neither is endless unreasoning doubt. So long as you remain immersed in doubts, you cannot take even one step on the path. If there is anything that is not clear to you, do not hesitate to come to your guide. Discuss the matter with him, and understand it properly. If you practise as you are asked to, the results are bound to come.

The technique works, not by any magic or miracle, but by the law of nature. Anyone who starts working in accordance with natural law is bound to come out of misery; this is the greatest possible miracle.

Large numbers of people have experienced the benefits of this technique, not only those who came to the Buddha himself, but also many in later ages, and in the present age. If one practises properly, making efforts to remain aware and equanimous, then layers of past impurities are bound to rise to the surface of the mind, and to pass away. Dhamma gives wonderful results here and now, provided one works. Therefore work with full confidence and understanding. Make best use of this opportunity in order to come out of all misery, and to enjoy real peace.

May all of you enjoy real happiness.
May all beings be happy!

BÀI GIẢNG NGÀY THỨ SÁU


– Tầm quan trọng của tu tập tâm tĩnh thức và xả ly đối với các cảm thọ
– Bốn đại và mối quan hệ của chúng với các cảm thọ
– Bốn nhân tố ảnh hưởng đến thân
– Năm hạ phần kiết sử: tham, sân, hôn trầm, trạo cử và nghi ngờ

Ngày thứ sáu đã qua, quý vị còn lại bốn ngày để thực tập. Trong bốn ngày, quý vị có thể loại trừ một số tâm phiền não, và nắm bắt phương pháp để thực hành trong suốt cuộc đời. Nếu quý vị hiểu biết và áp dụng đúng phương pháp tu tập trong đời sống hằng ngày, chắc chắn quý vị sẽ gặt hái nhiều lợi ích. Vì vậy, quý vị phải hiểu đúng đắn phương pháp tu tập.

Đây không phải là đường lối tiêu cực. Giáo pháp dạy chúng ta chấp nhận sự thật cay đắng của khổ, nhưng cũng hướng dẫn chúng ta phương pháp thoát khổ. Vì lý do này giáo pháp là đường hướng của chủ nghĩa lạc quan, kết hợp với chủ nghĩa thực tế cũng như “chủ nghĩa thực hành”, nghĩa là mỗi người phải thực hành để tự giải thoát.
Toàn bộ phương pháp thực hành được giải thích trong bài kệ:
“Tất cả sankhārā là vô thường,
Khi hiểu điều này với trí tuệ chân thật,
Khổ đau sẽ được đoạn trừ;
Đây là con đường thanh tịnh.”[1]

Ở đây, thuật ngữ sankhārā ngoài ý nghĩa là phản ứng của tâm còn có nghĩa là kết quả của những phản ứng đó. Mỗi phản ứng là một hột giống, chính hột giống này tạo thành kết quả, và tất cả những gì mà chúng ta kinh qua trong cuộc đời là kết quả, kết quả của những hành động của chúng ta, đó là sankhārā quá khứ hoặc hiện tại. Do đó, sankhārā có nghĩa là: “Vạn vật sinh ra, rồi trưởng thành, suy tàn, và hoại diệt”. Tâm sẽ không thanh tịnh nếu chỉ chấp nhận thực tại này bằng tình cảm, hoặc tín ngưỡng, tri thức. Tiến trình sinh diệt phải được chính chúng ta kinh nghiệm và chấp nhận ở mức độ thực tế. Nếu chúng ta kinh nghiệm vô thường nhờ quán sát trực tiếp những cảm thọ trên thân, kinh nghiệm hiểu biết này mới là trí tuệ chân thật, trí tuệ của chúng ta. Và nhờ trí tuệ này chúng ta sẽ giải thoát khổ đau. Chúng ta không còn khổ sở nữa mặc dù cái đau của thân thể vẫn còn, thay vào đó chúng ta có thể mỉm cười, vì chúng ta có thể quán sát nó.

Thói quen của tâm là tìm cách tống đi những cảm thọ khổ và giữ lại những cảm thọ lạc. Khi nào chúng ta còn tham gia vào trò chơi của khổ và lạc, không thích và thích, chắc chắn tâm chúng ta vẫn còn bị khuấy động, và đau khổ vẫn tiếp tục tăng trưởng. Nhưng một khi chúng ta thực hành quán sát một cách khách quan và cũng không phân biệt cảm thọ, khi đó tiến trình thanh lọc tâm có hiệu nghiệm, và phản ứng mù quáng theo thói quen và khổ đau tích tụ trong chúng ta dần dần suy yếu và tan vỡ. Chúng ta phải học cách quán sát thật chính xác.

Điều này không có nghĩa là do thực hành thiền Minh Sát Tuệ chúng ta trở thành “cỏ cây”, thụ động để cho những người khác làm hại đến mình. Ngược lại, chúng ta đã học cách hành động thay cho cách phản ứng lại. Trước đây, chúng ta đã sống cuộc đời bằng những phản ứng, và phản ứng luôn luôn là tiêu cực. Giờ đây chúng ta đang học phương cách để sống thích hợp, sống một đời sống lành mạnh với việc làm đúng đắn. Bất cứ khi nào có chuyện rắc rối xảy ra trong cuộc sống, vì đã học cách quán sát chúng ta sẽ không phản ứng mù quáng. Thay vì chúng ta chờ vài giây, giữ tâm tỉnh giác và xả ly với cảm thọ, sau đó sẽ quyết định và chọn giải pháp hành động. Hành động như vậy, chắc chắn có lợi, vì nó phát xuất từ tâm bình tĩnh; nó sẽ là hành động sáng tạo, có lợi cho chúng ta và mọi người.

Tuần tự, khi vô minh đoạn trừ, chúng ta tu tập quán sát hiện tượng của thân và tâm và các phản ứng sẽ được đoạn trừ. Thói quen của phản ứng phát xuất từ vô minh. Một số người chưa bao giờ quán sát thực tại, không biết những gì đang xảy ra bên trong tâm thức, không biết cách phản ứng lại như thế nào với tham ái hoặc sân hận, lại tạo thêm những căng thẳng và đau khổ cho họ.

Vấn đề khó khăn là đặc tính vô thường của tâm thức vi tế hơn của thân thể. Tiến trình tâm thức xảy ra quá nhanh đến nỗi chúng ta không thể nhận ra chúng trừ phi chúng ta tu tập quán sát tiến trình hoạt động của chúng. Chúng ta bị vô minh che phủ, không nhận chân thực tại, do đó chúng ta phản ứng lại ngoại cảnh như sắc, thanh, hương, v.v… Sự thật này rõ ràng là như vậy, nhưng nếu ai đó thực hành quán sát tự thân sẽ thấy rằng ở mức độ vi tế hơn, thực tại lại khác đi. Toàn bộ sự vật hiện tượng hiển thị đối với ai chỉ khi anh ta hoặc cô ta kinh nghiệm được nó, nghĩa là, khi đối tượng đó tiếp xúc với một trong sáu giác quan. Ngay khi có xúc sinh khởi lập tức chúng ta có sự rung cảm hay còn gọi là cảm thọ sinh khởi. Một tưởng xuất hiện để đánh giá cảm thọ đó tốt hoặc xấu. Các cảm thọ tốt xấu này dựa vào những kinh nghiệm và định kiến của quá khứ (sankhāra). Theo cách đánh giá nhuốm màu này, cảm thọ trở nên lạc hoặc khổ, và theo loại cảm thọ này, chúng ta bắt đầu phản ứng với thích hoặc không thích, tham đắm hoặc sân giận. Cảm thọ là cầu nối đã bị mất giữa khách thể và phản ứng. Toàn bộ tiến trình này xảy ra quá nhanh chóng đến nỗi chúng ta không thể nhận ra nó: khi một phản ứng đạt đến ở cấp độ nhận thức, nó được tái hiện và gia tăng hàng tỉ tỉ lần, và nó trở nên quá mạnh đến nỗi nó có thể chế ngự tâm thức một cách dễ dàng.

Bồ tát Siddhattha Gotama thành tựu giác ngộ không những nhờ khám phá ra gốc rễ của tham ái và sân hận mà còn đoạn trừ chúng ngay khi chúng sinh khởi ở cấp độ cảm thọ. Những gì chính Ngài đã thực hành, Ngài dạy lại cho người khác. Ngài không phải là người duy nhất truyền dạy phương pháp đoạn trừ tham ái và sân hận; ngay cả trước thời Ngài, phương pháp này đã được dạy ở Ấn độ. Lời dạy của đức Phật không phải độc nhất về phương diện đạo đức, cũng không phải độc nhất về lãnh vực phát triển khả năng điều phục tâm. Tương tự, trí tuệ ở các cấp độ: tri thức, tình cảm, tín ngưỡng đã tồn tại trước thời đức Phật. Yếu tố độc đáo của giáo lý đức Phật nằm ở lãnh vực khác, đó là xác nhận cảm thọ thuộc về thân là điểm then chốt, chính cảm thọ này là nơi tham ái và sân hận phát sinh, và chúng phải được đoạn trừ ở đó. Nếu không giải quyết những cảm thọ này, chúng ta chỉ tu tập tâm ở mức thô thiển, trong khi đó ở cấp độ sâu thẳm của tâm thức các thói quen phản ứng vẫn tiếp tục. Nhờ chuyên tâm tỉnh giác với mọi cảm thọ trên thân và giữ tâm bình thản đối với những cảm thọ đó, chúng ta chặn đứng các phản ứng vừa phát sinh, như vậy chúng ta đã đoạn trừ được khổ đau.

Đây không phải là một giáo điều buộc mọi người phải chấp nhận bằng niềm tin, cũng không phải là một triết lý được chấp nhận bằng lý trí. Quý vị phải khảo sát nơi tự thân để khám phá ra sự thật. Chỉ chấp nhận là sự thật khi quý vị có kinh nghiệm về nó. Nghe chân lý là điều rất quan trọng, nhưng chân lý đó phải được hành trì thực tiễn. Tất cả những lời dạy của đức Phật phải được hành trì và tự kinh nghiệm, nhờ thế chúng ta mới có thể vượt thoát khổ đau.

Toàn bộ cấu trúc thân thể đã được đức Phật giải thích rằng chúng được kết hợp từ các vi bào (kalāpā), bao gồm bốn đại và những tính chất phụ của chúng phối hợp lại với nhau. Chúng ta dễ dàng thấy thế giới bên ngoài cũng như thế giới của tự thân gồm có: thành phần rắn, chúng ta gọi là địa đại, một số thuộc lỏng gọi là thuỷ đại; một số thuộc về khí gọi là phong đại; và trong mỗi thành phần, nhiệt lượng đều có mặt gọi là hỏa đại. Tuy nhiên, nếu quán sát thực tại ngay chính bản thân, chúng ta sẽ hiểu được bốn đại này ở cấp độ vi tế hơn. Toàn bộ những gì thuộc trọng lượng từ nặng đến nhẹ thuộc về địa đại. Hỏa đại thuộc về nhiệt lượng kể cả từ cực lạnh đến cực nóng. Phong đại có nghĩa là sự chuyển động từ trạng thái tĩnh đến trạng thái động. Thuỷ đại mang đặc tính liên kết nhau. Các phần tử sinh ra kết hợp với một hay đại có tính vượt trội. Các đại còn lại nằm ở dạng tiềm ẩn. Trở lại vấn đề, một cảm thọ phát sinh tuỳ thuộc vào tính chất của đại mà các phần tử của đại đó nổi bật so với các đại kia. Nếu một vi bào sinh khởi thuộc về hoả đại (do hoả đại chế ngự), cảm thọ phát sinh: nóng hoặc lạnh, và tương tự các đại khác cũng vậy. Đây là qui luật của những cảm thọ sinh khởi trong thân. Nếu chúng ta bị vô minh, các đánh giá và phản ứng của cảm thọ sinh khởi tạo ra đau khổ mới cho chính chúng ta. Nhưng nếu trí tuệ sinh khởi, chúng ta hiểu rằng những vi bào đang sinh khởi do sự chế ngự của một trong bốn đại, và chúng ta sẽ hiểu rằng chúng là các hiện tượng đang thay đổi không có chủ thể, sanh khởi và biến hoại. Nhờ tuệ tri này, khi đối diện với các cảm thọ chúng ta không đánh mất tâm bình thản .

Khi tiếp tục quán sát tự thân, chúng ta sẽ thấy rõ tại sao vi bào sinh khởi. Chúng sinh khởi là nhờ chúng ta cung cấp năng lượng cho dòng sinh mệnh, dòng vận hành của thân và tâm. Dòng vận hành của thân đòi hỏi cung cấp bằng vật chất, có hai loại vật chất: đó là thức ăn chúng ta ăn và môi trường chúng ta đang sống. Dòng vận hành của tâm đòi hỏi cung cấp bằng chất tố tinh thần, và nó cũng có hai loại: đó là sankhāra ở hiện tại hoặc quá khứ. Nếu ở sát na hiện tại chúng ta nạp vào một yếu tố sân hận, ngay lập tức tâm của chúng ta tác động lên thân thể, và kalāpā sẽ bắt đầu sinh khởi với sự vượt trội của yếu tố lửa, gây cho chúng ta cảm nhận một cảm thọ nóng. Nếu chúng ta nhập vào yếu tố sợ hãi, kalāpā tạo ra lúc đó sẽ có sự vượt trội của yếu tố không khí, và chúng ta cảm nhận một cảm thọ hoảng hốt; và v.v…. Loại truyền nhập thứ hai của tâm thức là sankhāra quá khứ. Mỗi sankhāra là một hột giống và hột giống này sau một thời gian sẽ tạo ra một kết quả. Bất cứ những cảm thọ gì chúng ta cảm nhận trong khi gieo, chúng ta sẽ cảm nhận tương tự khi kết quả sankhāra của cảm thọ đó sinh ra ở bề mặt của tâm thức.

Về bốn nhân tố này, chúng ta không nên cố đặt một đại nào có trách nhiệm cho sự sinh khởi một cảm thọ đặc biệt. Chúng ta chỉ nên chấp nhận bất kỳ cảm thọ nào sinh khởi. Nỗ lực duy nhất là nên quán sát mà không tạo ra phản ứng (sankhāra) mới. Nếu chúng ta không tạo ra phản ứng mới, phản ứng cũ sẽ tự động cung cấp kết quả của nó, hiện hành như một cảm thọ. Chúng ta cứ tiếp tục quán sát và nó sẽ tan biến. Lại nữa chúng ta không phản ứng lại; vì vậy sankhāra cũ khác phải cung cấp kết quả của nó. Nhờ tu tập chánh niệm tỉnh giác và giữ tâm xả ly, tuần tự chúng ta cho phép sankhāra cũ sinh khởi và tan biến, như vậy, chúng ta đoạn trừ được khổ đau.

Thói quen tạo ra phản ứng mới cần phải được loại trừ, và nó chỉ có thể được loại trừ tuần tự nhờ vào việc thực tập thường xuyên.

Tất nhiên có nhiều cản trở và chướng ngại trên con đường tu tập: Có năm kẻ thù hung bạo luôn luôn tìm cách áp đảo quý vị và ngăn chận tiến trình tu tập của quý vị. Hai kẻ thù đầu tiên là tham ái và sân hận. Mục đích của việc tu tập thiền Minh Sát Tuệ là để loại trừ hai loại tâm phiền não căn bản này, hơn nữa chúng có thể xuất hiện trong lúc quý vị đang thiền định, và nếu chúng thâm nhập vào tâm thức thì tiến trình thanh lọc phiền não dừng lại. Quý vị có thể tham ái về những cảm thọ vi tế, hoặc ngay cả tham ái đối với cảnh giới Niết-bàn; cả hai không có gì khác nhau. Tham ái là ngọn lửa thiêu đốt giống như nguồn nhiên liệu; nó dẫn quý vị xa rời con đường giải thoát. Tương tự, quý vị có thể bắt đầu phát khởi sân giận vì sự đau đớn mà quý vị cảm nhận, và một lần nữa quý vị đi lạc phương hướng.

Một kẻ thù khác là sự lười biếng và dã dượi. Suốt đêm quý vị ngủ đầy đủ, nhưng khi ngồi hành thiền, quý vị vẫn cảm thấy rất buồn ngủ. Buồn ngủ này do tâm bất tịnh của quý vị tạo ra, nó làm xao lãng công huân hành trì thiền Minh Sát Tuệ, và như thế chính nó làm ngưng trệ thiền định của quý vị. Quý vị chiến đấu chống lại sự áp đảo của kẻ thù này. Thở mạnh chậm rãi, hoặc đứng dậy, rửa nước lạnh vào mắt, hoặc đi bộ vài phút rồi ngồi tham thiền lại.

Một trong hai vấn đề sau đây có thể xảy ra, quý vị có thể cảm nhận sự rung động mạnh, hoặc một sự kiện khác là khi những phiền não cố làm ngưng sự tu tập thiền Minh Sát Tuệ của quý vị. Ngoại trừ thời gian thiền định, còn lại suốt ngày, quý vị chạy hết nơi này đến nơi khác, làm đủ mọi việc. Sau đó, quý vị mới hiểu ra rằng quý vị đã lãng phí thời giờ, và bắt đầu khóc và hối hận. Nhưng trên con đường hành trì giáo pháp không có chỗ để cho quý vị khóc. Nếu phạm sai lầm thì quý vị nên sám hối sai lầm đó trước một vị trưởng thượng mà quý vị đặt trọn niềm tin của mình nơi vị này, và kiên quyết cẩn trọng không để lập lại sai lầm trong tương lai.

Cuối cùng, một địch thủ nguy hại nhất là nghi ngờ, hoặc nghi ngờ vị Thầy, hoặc về phương pháp, hoặc về khả năng của chúng ta để thực hành phương pháp. Chấp nhận điều gì một cách mù quáng thì không ích lợi gì, nhưng cũng không nên luôn luôn nghi ngờ một cách phi lý. Một khi quý vị còn nghi ngờ, quý vị không thể bước đi ngay cả một bước trên con đường tu tập. Nếu quý vị không rõ bất cứ điều gì, đừng ngần ngại hãy đến với người hướng dẫn của quý vị. Trình bày vấn đề với vị ấy, và hiểu vấn đề một cách thích hợp. Nếu quý vị thực hành như quý vị đã được yêu cầu, kết quả chắc chắn sẽ đến với quý vị.

Phương pháp hành trì chỉ bằng qui luật tự nhiên, chứ không phải bằng bất cứ ảo thuật hoặc phép màu nào cả. Bất cứ ai bắt đầu thực hành phù hợp với qui luật tự nhiên, chắc chắn khổ đau sẽ được đoạn trừ; đây là phép màu hữu hiệu nhất.

Nhiều người đã ghi nhận lợi ích của phương pháp này, không phải chỉ những người đến với đức Phật vào thời của Ngài, mà còn nhiều người ở thời đại sau này, và ở thời đại hiện nay. Nếu chúng ta hành trì thích hợp, cố gắng giữ tâm tỉnh giác và xả ly, thì những lớp phiền não của quá khứ sinh ra trên bề mặt của tâm thức sẽ được đoạn trừ. Giáo pháp mang lại những kết quả tuyệt vời tại đây và ngay bây giờ đã cho chúng ta những thành quả. Vì vậy, hãy thực hành với tâm tự tin và hiểu biết. Hãy sử dụng cơ hội tốt nhất này để loại trừ khổ đau, và an hưởng chân an lạc.
Cầu nguyện cho quý vị hưởng hạnh phúc chân thật.
Cầu nguyện cho tất cả chúng sanh đều hạnh phúc.
Ghi chú:
[1] Pháp cú kinh, phẩm đạo số 20, câu 277.
“Tất cả hành vô thường”
Với Tuệ, quán thấy vậy
Đau khổ được nhàm chán;
Chính con đường thanh tịnh.

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.