Bộ Song Đối I – Giới Song

  1. GIỚI SONG (DHĀTUYAMAKA)

1- PHẦN ÐỊNH DANH (PAÑÑATTIVĀRA)

[794] Mười tám giới là: nhãn giới, nhĩ giới, tỷ giới, thiệt giới, thân giới, sắc giới, thinh giới, khí giới, vị giới, xúc giới, nhãn thức giới, nhĩ thức giới , tỷ thức giới, thiệt thức giới, thân thức giới, ý giới, ý thức giới, pháp giới.

2- PHẦN XIỂN THUẬT (UDDESAVĀRA)

[795] Nhãn là nhãn giới? nhãn giới là nhãn?

Nhĩ là nhĩ giới? Nhĩ giới là nhĩ?… trùng …

Nhãn thức là nhãn thức giới? Nhãn thức giới là nhãn thức?… trùng …

Ý là ý giới? Ý giới là ý?

Ý thức là ý thức giới? Ý thức giới là ý thức?

Pháp là pháp giới? Pháp giới là pháp?

[796] Phi nhãn là phi nhãn giới? Phi nhãn giới là phi nhãn?

Phi nhĩ là phi nhĩ giới? Phi nhĩ giới là phi nhĩ … trùng …

Phi nhãn thức là phi nhãn thức giới? Phi nhãn thức giới là phi nhãn thức?… trùng …

Phi ý là phi ý giới? Phi ý giới là phi ý?

Phi ý thức là phi ý thức giới? Phi ý thức giới là phi ý thức?

Phi pháp là phi pháp giới? Phi pháp giới là phi pháp?

[797] Nhãn là nhãn giới? Giới là nhĩ giới?… trùng …

Nhãn là nhãn giới? Giới là nhĩ giới?… trùng …

Nhãn là nhãn giới? Giới là pháp giới?

Trong xứ song được xoay chuyền như thế nào thì ở đây cũng phải xoay chuyền như vậy.

[798] Phi nhãn là phi nhãn giới? Phi giới là phi nhĩ giới?… trùng ….

Phi nhãn là phi nhãn giới? Phi giới là phi tỷ giới?… trùng …

Phi nhãn là phi nhãn giới? Phi giới là phi pháp giới?… trùng …

Phi pháp là phi pháp giới? Phi giới là phi nhãn giới?… trùng …

Phi pháp là phi pháp giới? Phi giới là phi ý thức giới?

Cần phải xoay chuyền như vậy.

[799] Nhãn là giới? Giới là nhãn?

Nhĩ là giới? Giới là nhĩ?… là tỷ … là thiệt … là thân … là sắc … là thinh … là khí … là vị … là xúc?

Nhãn thức là giới? Giới là nhãn thức?

Nhĩ thức là giới? Giới là nhĩ thức?… là tỷ thức … là thiệt thức … là thân thức?

Ý là Giới? Giới là ý?

Ý thức là giới? Giới là ý thức?

Pháp là giới? Giới là pháp?

[800] Nhãn là phi giới? Phi giới là phi nhãn?

Phi nhĩ là phi giới? Phi giới là phi nhĩ?

Phi tỷ… Phi thiệt … phi thân … phi sắc … phi thinh … phi khí … phi vị … phi xúc …

Phi nhãn thức là phi giới? phi giới là phi nhãn thức?

Phi nhĩ thức … phi tỷ thức … phi thiệt thức.

Phi thân thức là phi giới? Phi giới là phi thân thức?

Phi ý là phi giới? Phi giới là phi ý?

Phi ý thức là phi giới? Phi giới là phi ý thức?

Phi pháp là phi giới? Phi giới là phi pháp.

[801] Nhãn là giới? Giới là nhĩ?… trùng …

Nhãn là giới? Giới là pháp? … trùng … pháp là giới?

Giới là nhãn? … trùng … Pháp là giới? Giới là ý thức?

Cần phải xoay chuyền như vậy.

[802] Phi nhãn là phi giới? Phi giới là phi nhĩ?

Phi nhãn là phi giới? Phi giới là phi tỷ … trùng … Phi nhãn là phi giới? Phi giới là phi pháp? trùng … Phi pháp là phi giới? Phi giới là phi nhãn?… trùng … Phi pháp là phi giới? Phi giới là phi nhãn.

Cần phải xoay chuyền như vậy?

DỨT PHẦN XIỂN THUẬT

 

3- PHẦN XIỂN MINH (NIDDESAVĀRA)

[803] Nhãn là nhãn giới phải chăng?

“Thiên nhãn, tuệ nhãn là nhãn mà không phải là nhãn giới, còn nhãn giới vừa là nhãn vừa là nhãn giới”.

NHÃN GIỚI LÀ NHÃN PHẢI CHĂNG?

“Phải rồi!”

NHĨ LÀ NHĨ GIỚI PHẢI CHĂNG?

“Thiên nhĩ, ái nhĩ (Tanhāsotaṃ)(1) là nhĩ mà không phải là nhĩ giới, chỉ có nhĩ giới là nhĩ cũng là nhĩ giới”.

NHĨ GIỚI LÀ NHĨ PHẢI CHĂNG?

“Phải rồi!”

TỶ LÀ TỶ GIỚI PHẢI CHĂNG?

“Phải rồi!”

TỶ GIỚI LÀ TỶ PHẢI CHĂNG?

“Phải rồi!”

THIỆT CŨNG GIỐNG NHƯ TỶ GIỚI.

THÂN LÀ THÂN GIỚI PHẢI CHĂNG?

“Ngoại trừ thân giới ra, thân loại khác gọi là thân mà không phải là thân giới, chỉ có thân giới là thân cũng là thân giới.

THÂN GIỚI LÀ THÂN PHẢI CHĂNG?

“Phải rồi!”

SẮC LÀ SẮC GIỚI PHẢI CHĂNG?

“Ngoại trừ thân giới ra, thân loại khác gọi là thân mà không phải là thân giới, chỉ có thân giới là thân cũng là thân giới”

THÂN GIỚI LÀ THÂN PHẢI CHĂNG?

“Phải rồi!”

SẮC LÀ SẮC GIỚI PHẢI CHĂNG?

“Ngoại trừ sắc giới ra, sắc loại khác gọi là sắc mà không phải là sắc giới, sắc giới là sắc cũng là sắc giới”

SẮC GIỚI LÀ SẮC PHẢI CHĂNG?

“Phải rồi!”

THINH GIỐNG NHƯ TỶ

KHÍ LÀ KHÍ GIỚI PHẢI CHĂNG?

“Giới khí (Sīlagandho), định khí (Samādhigandho), tuệ khí (Paññāgandho) gọi là khí mà không phải là khí giới, chỉ có khí giới là khí cũng là khí giới”

KHÍ GIỚI LÀ KHÍ PHẢI CHĂNG?

“Phải rồi!”

VỊ LÀ VỊ GIỚI PHẢI CHĂNG?

“Nghĩa vị (Attharasa), pháp vị (Dhammarasa), giải thoát vị (Vimuttirasa) là vị mà không phải là vị giới, chỉ có vị giới là vị cũng là vị giới”.

VỊ GIỚI LÀ VỊ PHẢI CHĂNG?

“Phải rồi!”

XÚC GIỐNG NHƯ TỶ.

NHÃN THỨC LÀ NHÃN THỨC GIỚI PHẢI CHĂNG?

“Phải rồi!”

NHÃN THỨC GIỚI LÀ NHÃN THỨC PHẢI CHĂNG?

“Phải rồi!”

NHĨ THỨC … trùng … TỶ THỨC … THIỆT THỨC THÂN THỨC.

Ý LÀ Ý GIỚI PHẢI CHĂNG?

“Phải rồi!”

Ý THỨC LÀ Ý THỨC PHẢI CHĂNG?

“Ngoại trừ pháp giới ra, pháp loại khác là pháp mà không phải là pháp giới chỉ có pháp giới là pháp cũng là pháp giới”.

“Phải rồi!”

Ý THỨC LÀ Ý THỨC PHẢI CHĂNG ?

“Phải rồi!”

PHÁP LÀ PHÁP GIỚI PHẢI CHĂNG?

“Phải rồi!”

PHÁP GIỚI LÀ PHÁP PHẢI CHĂNG?

“Phải rồi!”

[804] Phi nhãn là phi nhãn giới phải chăng?

“Phải rồi!”

PHI NHÃN GIỚI LÀ PHI NHÃN PHẢI CHĂNG?

“Thiên nhãn, tuệ nhãn là phi nhãn giới mà là nhãn ngoại trừ nhãn và nhãn giới ra, các pháp còn lại là phi nhãn cũng là phi nhãn giới”.

PHI NHĨ LÀ PHI NHĨ GIỚI PHẢI CHĂNG?

“Phải rồi!”

PHI NHĨ GIỚI LÀ PHI NHĨ PHẢI CHĂNG?

“Thiên nhĩ, ái nhĩ (Tanhāsotaṃ) là phi nhĩ giới mà là nhĩ, ngoại trừ nhĩ và nhĩ giới ra, các pháp còn lại là phi nhĩ cũng là phi nhĩ giới”.

PHI TỶ LÀ PHI TỶ GIỚI PHẢI CHĂNG?

“Phải rồi!”

PHI TỶ GIỚI LÀ PHI TỶ PHẢI CHĂNG?

“Phải rồi!”

Ðiều nào được tóm tắt thì trong cả hai câu được đáp là “Phải rồi!”

PHI THIỆT … trùng … PHI THÂN LÀ PHI THÂN GIỚI PHẢI CHĂNG?

“Phải rồi!”

PHI THÂN GIỚI LÀ PHI THÂN PHẢI CHĂNG?

“Ngoại trừ thân giới ra, thân loại khác là phi thân giới, mà là thân, ngoại trừ thân và thân giới ra, pháp còn lại là phi thân cũng là phi thân giới”.

PHI SẮC LÀ PHI SẮC GIỚI PHẢI CHĂNG?

“Phải rồi!”

PHI SẮC GIỚI LÀ PHI SẮC PHẢI CHĂNG?

“Ngoại trừ sắc giới ra, sắc còn lại gọi là phi sắc giới, mà là sắc, ngoại trừ sắc và sắc giới ra, pháp còn lại là phi sắc cũng là phi sắc giới”.

PHI THINH … trùng …

PHI KHÍ LÀ PHI KHÍ GIỚI PHẢI CHĂNG?

“Phải rồi!”

PHI KHÍ GIỚI LÀ PHI KHÍ PHẢI CHĂNG?

“Giới khí (Silagandho), định khí (Samādhigandho), tuệ khí (Paññāgadho) là phi khí giới mà là khí, ngoại trừ khí và khí giới ra, pháp còn lại là phi khí cũng là phi khí giới”

PHI VỊ LÀ PHI VỊ GIỚI PHẢI CHĂNG?

“Phải rồi!”

PHI VỊ GIỚI LÀ PHI VỊ PHẢI CHĂNG?

“Nghĩa vị (Attharasa), pháp vị (Dhammarasa), giải thoát vị (Vimuttirasa) là phi vị giới mà là vị ngoại trừ vị và vị giới ra pháp còn lại là phi vị cũng là phi vị giới”.

PHI XÚC … trùng … PHI NHÃN THỨC LÀ PHI NHÃN THỨC GIỚI PHẢI CHĂNG?

“Phải rồi!”

PHI NHÃN THỨC GIỚI LÀ PHI NHÃN THỨC PHẢI CHĂNG?

“Phải rồi!”

PHI NHĨ THỨC… PHI TỶ THỨC… PHI THIỆT THỨC… PHI THÂN THỨC…

PHI Ý LÀ PHI Ý GIỚI PHẢI CHĂNG?

“Phải rồi!”

PHI Ý GIỚI LÀ PHI Ý PHẢI CHĂNG?

“Ngoại trừ ý giới ra ý còn lại là phi ý giới mà là ý, ngoại trừ ý và ý giới ra, pháp còn lại là phi ý cũng là phi ý giới”

PHI Ý THỨC LÀ PHI Ý THỨC PHẢI CHĂNG?

“Phải rồi!”

PHI Ý THỨC GIỚI LÀ PHI Ý THỨC PHẢI CHĂNG?

“Phải rồi!”

PHI PHÁP LÀ PHI PHÁP GIỚI PHẢI CHĂNG?

“Phải rồi!”

PHI PHÁP GIỚI LÀ PHI PHÁP PHẢI CHĂNG?

“Ngoại trừ pháp giới ra, pháp còn lại là phi pháp giới, mà là pháp, ngoại trừ pháp và pháp giới ra pháp còn lại là phi pháp cũng là phi pháp giới”.

[805] Nhãn là nhãn giới phải chăng?

“Thiên nhãn, tuệ nhãn là nhãn mà không phải là nhãn giới, chỉ có nhãn giới là nhãn cũng là nhãn giới”

GIỚI LÀ NHĨ GIỚI PHẢI CHĂNG?

“Nhĩ giới là giới cũng là nhĩ giới, giới còn lại là giới mà không phải là nhĩ giới”.

NHÃN LÀ NHÃN GIỚI PHẢI CHĂNG?

“Thiên nhãn, tuệ nhãn là nhãn mà không phải là nhãn giới, chỉ có nhãn giới là nhãn cũng là nhãn giới”.

GIỚI LÀ TỶ GIỚI … trùng … GIỚI LÀ PHÁP GIỚI PHẢI CHĂNG?

“Pháp giới là giới cũng là pháp giới, giới còn lại là giới mà không phải là pháp giới”.

Phần Ðịnh Danh trong XỨ SONG (Āyatanayamaka) như thế nào, thì phần định danh trong giới song (Dhātuyamaka) cũng như vậy. Cần sắp xoay chuyển.

[806] Phi nhãn là phi nhãn giới phải chăng?

“Phải rồi!”

PHI GIỚI LÀ PHI NHĨ GIỚI PHẢI CHĂNG?

“Phải rồi!”

PHI NHÃN LÀ PHI NHÃN GIỚI PHẢI CHĂNG?

“Phải rồi!”

PHI GIỚI LÀ PHI TỶ GIỚI … trùng … PHI GIỚI LÀ PHI PHÁP GIỚI PHẢI CHĂNG?

“Phải rồi!”

Cần sắp xoay chuyền. Tất cả câu còn lại, cả hai câu ngược xuôi đều đáp “Phải rồi!”).

[807] Nhãn là giới phải chăng?

“Phải rồi!”

GIỚI LÀ NHÃN GIỚI PHẢI CHĂNG?

“Nhãn giới là giới và cũng là nhãn giới, giới còn lại là giới mà không phải là nhãn giới”.

NHĨ LÀ GIỚI PHẢI CHĂNG?

“Phải rồi!”

TỶ, THIỆT, THÂN, SẮC, THINH, KHÍ, VỊ, XÚC … trùng…

NHÃN THỨC LÀ GIỚI PHẢI CHĂNG?

“Phải rồi!”

GIỚI LÀ NHÃN THỨC PHẢI CHĂNG?

“Nhãn thức giới là giới và cũng là nhãn thức giới, giới còn lại là giới mà không phải là nhãn thức giới”.

NHĨ THỨC … TỶ THỨC … THIỆT THỨC … THÂN THỨC …

Ý LÀ GIỚI PHẢI CHĂNG?

“Phải rồi!”

GIỚI LÀ Ý GIỚI PHẢI CHĂNG?

“Ý giới gọi là giới cũng phải, gọi là ý giới cũng phải, giới còn lại gọi giới mà phi ý giới”.

Ý THỨC LÀ GIỚI PHẢI CHĂNG?

“Phải rồi!”

GIỚI LÀ Ý THỨC GIỚI PHẢI CHĂNG?

“Ý Thức giới là giới và cũng là ý thức giới, giới còn lại là giới mà không phải là ý thức giới”.

PHÁP LÀ GIỚI PHẢI CHĂNG?

“Phải rồi!”

GIỚI LÀ PHÁP GIỚI PHẢI CHĂNG?

“Pháp giới là giới và cũng là pháp giới còn lại là giới mà không phải là pháp giới”.

[808] Phi nhãn là phi giới phải chăng?

“Ngoại trừ nhãn ra, giới còn lại là phi nhãn mà là giới, ngoại trừ nhãn và giới ra, pháp còn lại là phi nhãn mà cũng là phi giới”.

PHI GIỚI LÀ PHI NHÃN GIỚI PHẢI CHĂNG?

“Phải rồi!”

PHI NHĨ LÀ PHI GIỚI PHẢI CHĂNG?

“Ngoại trừ nhĩ ra … trùng … Ngoại trừ tỷ ra … trùng … Ngoại trừ thiệt ra … trùng …”

PHI THÂN LÀ PHI GIỚI PHẢI CHĂNG?

“Phải rồi!”

PHI GIỚI LÀ PHI THÂN GIỚI PHẢI CHĂNG?

“Phải rồi!”

PHI SẮC LÀ PHI GIỚI PHẢI CHĂNG?

“Phải rồi!”

“Ngoại sắc ra … trùng … ngoại trừ thinh … khí… vị … xúc … nhãn thức … nhĩ thức … tỷ thức … thiệt thức … thân thức … Ý … Ý thức … trùng. …”

PHI PHÁP LÀ PHI GIỚI PHẢI CHĂNG?

“Phải rồi!”

PHI GIỚI LÀ PHI PHÁP PHẢI CHĂNG?

“Phải rồi!”

[809] Nhãn giới là giới phải chăng?

“Phải rồi!”

GIỚI LÀ NHĨ GIỚI PHẢI CHĂNG?

“Nhĩ giới là giới và cũng là nhĩ giới, giới còn lại là giới mà không phải là nhĩ giới”.

NHÃN LÀ GIỚI PHẢI CHĂNG?

“Phải rồi!”

GIỚI LÀ TỶ GIỚI … trùng … GIỚI LÀ PHÁP GIỚI PHẢI CHĂNG?

“Pháp giới là giới, và cũng là pháp giới, giới còn lại là giới mà không phải là pháp giới”.

Cần sắp xoay chuyển.

[810] Phi nhãn là phi giới phải chăng?

“Ngoại trừ nhãn ra, pháp còn lại không là nhãn nhưng là giới, ngoại trừ nhãn và giới ra pháp còn lại là phi nhãn và cũng là phi giới”.

PHI GIỚI LÀ PHI NHĨ GIỚI PHẢI CHĂNG?

“Phải rồi!”

PHI NHÃN LÀ PHI GIỚI PHẢI CHĂNG?

“Ngoại trừ nhãn ra, giới còn lại là phi nhãn mà là giới, ngoại trừ nhãn và giới ra pháp còn lại là phi nhãn và cũng là phi giới”.

PHI GIỚI LÀ PHI TỶ GIỚI PHẢI CHĂNG?… trùng … PHI GIỚI LÀ PHI PHÁP GIỚI PHẢI CHĂNG?

“Phải rồi!”

… trùng … PHI PHÁP LÀ PHI GIỚI PHẢI CHĂNG?

“Phải rồi!”

PHI GIỚI LÀ PHI NHÃN GIỚI PHẢI CHĂNG?

“Phải rồi!”

PHI PHÁP LÀ PHI GIỚI PHẢI CHĂNG?

“Phải rồi!”

PHI GIỚI LÀ PHI NHĨ GIỚI … trùng … PHI GIỚI LÀ PHI Ý THỨC GIỚI PHẢI CHĂNG?

“Phải rồi!”

Cần sắp xoay chuyền. Phần Ðịnh Danh của XỨ SONG (Āyatanayamaka) như thế nào, phần Ðịnh Danh của GIỚI SONG (Dhātuyamaka) cần được nói rộng như thế ấy.

DỨT PHẦN ÐỊNH DANH.

 

4- PHẦN CHUYỂN BIẾN (PAVATTIVĀRO)

[811] Nhãn giới đang sanh cho người nào thì nhĩ giới đang sanh cho người ấy phải chăng?

“Ðối với người hữu nhãn vô nhĩ đang sanh, với người ấy nhãn giới đang sanh nhưng nhĩ giới chẳng đang sanh cho người ấy; còn đối với người hữu nhãn hữu nhĩ đang sanh thì với người ấy nhãn giới đang sanh và nhĩ giới cũng đang sanh”.

– HAY LÀ NHĨ GIỚI ÐANG SANH CHO NGƯỜI NÀO THÌ NHÃN GIỚI ÐANG SANH CHO NGƯỜI ẤY PHẢI CHĂNG?

“Ðối với người hữu nhĩ vô nhãn đang sanh, với người ấy nhĩ giới đang sanh nhưng nhãn giới chẳng đang sanh cho người ấy; còn đối với người hữu nhĩ hữu nhãn đang sanh thì với người ấy nhĩ giới đang sanh và nhãn giới cũng đang sanh”.

[812] Nhãn giới đang sanh cho người nào thì tỷ giới đang sanh cho người ấy phải chăng?

“Ðối với người hữu nhãn vô tỷ đang sanh, với người ấy nhãn giới đang sanh nhưng tỷ giới chẳng đang sanh cho người ấy; còn đối với người hữu nhãn hữu tỷ đang sanh thì với người ấy nhãn giới đang sanh và tỷ giới cũng đang sanh”.

– HAY LÀ TỶ GIỚI ÐANG SANH CHO NGƯỜI NÀO THÌ NHÃN GIỚI ÐANG SANH CHO NGƯỜI ẤY PHẢI CHĂNG?

“Ðối với người hữu tỷ vô nhãn đang sanh, với người ấy tỷ giới đang sanh nhưng nhãn giới chẳng đang sanh cho người ấy; còn đối với người hữu tỷ hữu nhãn đang sanh thì với người ấy tỷ giới đang sanh và nhãn giới cũng đang sanh”.

[813] Nhãn giới đang sanh cho người nào thì sắc giới đang sanh cho người ấy phải chăng?

“Phải rồi!”

– HAY LÀ SẮC GIỚI ÐANG SANH CHO NGƯỜI NÀO THÌ NHÃN GIỚI ÐANG SANH CHO NGƯỜI ẤY PHẢI CHĂNG?

“Ðối với người hữu sắc vô nhãn đang sanh, với người ấy sắc giới đang sanh nhưng nhãn giới chẳng đang sanh cho người ấy; còn đối với người hữu sắc hữu nhãn đang sanh thì với người ấy sắc giới đang sanh và nhãn giới cũng đang sanh”.

[814] Nhãn giới đang sanh cho người nào thì ý thức giới đang sanh cho người ấy phải chăng?

“Phải rồi!”

– HAY LÀ Ý THỨC GIỚI ÐANG SANH CHO NGƯỜI NÀO THÌ NHÃN GIỚI ÐANG SANH CHO NGƯỜI ẤY PHẢI CHĂNG?

“Ðối với người hữu tâm vô nhãn đang sanh, với người ấy ý thức giới đang sanh nhưng nhãn giới chẳng đang sanh cho người ấy; còn đối với người hữu tâm hữu nhãn đang sanh ý thức giới đang sanh và nhãn giới cũng đang sanh”.

[815] Nhãn giới đang sanh cho người nào thì pháp giới đang sanh cho người ấy phải chăng?

“Phải rồi!”

– HAY LÀ PHÁP GIỚI ÐANG SANH CHO NGƯỜI NÀO THÌ NHÃN GIỚI ÐANG SANH CHO NGƯỜI ẤY PHẢI CHĂNG?

“Ðối với người vô nhãn đang sanh, với người ấy pháp giới đang sanh nhưng nhãn giới chẳng đang sanh cho người ấy; còn đối với người hữu nhãn đang sanh thì với người ấy pháp giới đang sanh và nhãn giới cũng đang sanh”.

XỨ SONG (Āyatanayamaka) đã được phân tích như thế nào thì GIỚI SONG (Dhātuyamaka) cũng cần phải phân tích như vậy. Nên làm giống nhau.

 

5- PHẦN BIẾN TRI (PARIÑÑĀVĀRA)

[816] Người nào biến tri nhãn giới thì người ấy cũng biến tri nhĩ giới phải chăng?

“Phải rồi!” … trùng …

GIỚI SONG đã được hoàn mãn theo cách bỏ đoạn trùng.

DỨT PHẦN BIẾN TRI

KẾT THÚC GIỚI SONG

-ooOoo-

 

 

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.