Chân Đế Và Tục Đế – Chương Ii – Sự Nghe

12. Sự nghe

 

Chúng ta hãy tìm hiểu tai, âm thanh và sự nhận biết của tai, nghĩa là tìm hiểu nhĩ căn, nhĩ trần và nhĩ thức.

 

Khi âm thanh đập vào tai, sự nhận biết của tai hay nhĩ thứcphát sinh, ngay lúc đó sự nghe xảy ra. Khi một sự nghe xảy ra có ba yếu tố hiện diện: tai, âm thanh và sự nhận biết.

 

Âm thanh thì vô tri, không nhận biết gì cả, là vật chất, là sắc, là đối tượng được nghe.

 

Tai cũng vô tri, không nhận biết gì cả, là vật chất, là sắc. Tai chỉ là một điều kiện để nghe.

 

Sự nhận biết của tai hay nhĩ thức là tâm. Tâm có thể nhận biết âm thanh.

 

Như vậy, vào lúc có một sự nghe xảy ra chỉ có vật chất và tâm mà thôi. Âm thanh và tai là vật chất, sự nhận biết âm thanh là tâm. Khi một âm thanh nào đó đập vào tai, chúng ta sẽ có sự nhận biết. Đó là lúc một sự nghe xảy ra.

 

Khi thức nghe phát sinh, chúng ta nói: Tôi nghe. Theo sự thật thế tình, có thể nói: Tôi nghe. Điều này đúng. Nhưng theo sự thậttuyệt đối, nói rằng: Tôi nghe, đó là nói sai.

 

Khi ta bịt tai lại thì dù có âm thanh và có tai ta cũng không nghe được vì tai không tiếp xúc với âm thanh. Đây là trường hợpcơ quan kích động mà không có cơ quan tiếp thụ.

 

Dầu ta có tai, có sự lắng nghe nhưng nếu âm thanhxa quá hay nhỏ quá ta cũng không nghe được. Đây là trường hợpcơ quan tiếp thụ mà không có cơ quan kích động.

 

Khi ta ngủ, dầu có âm thanh ta vẫn không nghe được. Vì khi ngủ thì không có nhĩ thức, nghĩa là khi ngủ tai không nhận biết được. Vậy nhĩ thức hay tâm là cơ quan hiện khởi.

 

Nghe là chức năng của nhĩ thức. Nghe không phải là chức năng của chúng ta. Nghe cũng không phải là chức năng của lỗ tai hay nhĩ căn. Âm thanh không biết gì cả. Âm thanh chỉ là hiện tượngvô tri, là vật chất, là đối tượng của sự nghe. Nhĩ căn cũng là vô tri, cũng không biết gì cả. Nhĩ cănkhông nghe được âm thanh. Nghe chỉ là chức năng của nhĩ thức. Vào lúc nghe thì âm thanh và tai là vậy chất hay sắc, thức nghe là tâm. Vậy chỉ có tâm và và vật chất hay sắc vào lúc nghe.

 

Nếu chúng ta không hiểu vật chất và tâm chỉ là vật chất và tâm; đó là si mê. Nếu chúng ta lầm lẫntâm và vật chất là tôi, anh, đàn ông, đàn bà v.v… đó là tà kiến.

 

Nếu âm thanh dịu dàng êm tai khiến ta thích thú thì tâm tham khởi lên. Nếu âm thanh chát chúa khó nghe khiến ta chán ghét thì tâm sân nổi dậy.

 

Nếu chúng ta không hành thiền vào lúc có một sự nghe xảy ra thì phiền não sẽ kéo đến.

 

Nếu khôngâm thanh thì sẽ không có sự nghe. Vậy âm thanh là nhân. Dầu có âm thanh nhưng nếu bịt tai lại chúng ta cũng không nghe được gì cả. Vậy nhĩ căn cũng là nguyên nhân. Thức nghe là quả. Do đó, vào lúc nghe, chỉ có nhân và quả mà thôi.

 

Khi ta quẹt que diêm vào hộp diêm thì lửa sinh ra. Tương tự như vậy, khi một âm thanh nào đó tiếp xúc với tai hay nhĩ căn thì thức nghe phát sinh. Như chúng ta đã nói trước đây, thức nghe tựa như lửa, âm thanh như que diêm và tai như hộp diêm.

 

1) Chúng ta không thể nói lửa đã nằm sẵn trong que diêm. Cũng vậy, không thể nói thức nghe có sẵn trong âm thanh từ trước.

 

2) Không thể nói lửa nằm sẵn trên hộp diêm. Cũng vậy, không thể nói thức nghe có sẵn trong tai từ trước.

 

3) Không thể nói lửa này từ đâu đến và cũng không thể nói lửa đi về đâu. Khi lửa tắt, không thể nói lửa đi về đâu. Tương tự như thế, không thể nói thức nghe đi về đâu khi thức nghe chấm dứt.

 

4) ở đây, âm thanh và tai là nhân, thức nghe là quả. Vậy chỉ có nhân và quả hay thân và tâm vào lúc nghe mà thôi.

 

5) Vào thời điểm nghe, nếu chúng ta ghi nhận nghe, nghe, nghe thì thức nghe trở thành đối tượng để ghi nhận, sự ghi nhận đối tượng trở thành tuệ giác. Vậy, nhờ ghi nhận nghe, nghe, nghe chúng ta đạt được tuệ giác.

 

Mỗi tâm, một lần chỉ có thể ghi nhận được một đối tượng. Bởi vậy, khi tâm chỉ ghi nhận sự nghe thì phiền não không thể đến.

 

Chúng ta đã biết: nếu âm thanh dễ chịu chúng ta thích, nếu âm thanh khó nghe chúng ta không thích. Nhưng thật ra điều này không hoàn toàn đúng mà còn tùy thuộc vào sự chú ý của chúng ta.

 

Nếu xem âm thanh chỉ là âm thanh, là sự vô thường biến đổi, là vô ngã thì đó là sự chú tâm hợp lý.

 

Nếu có sự chú tâm hợp lý thì dầu nghe âm thanh dễ chịu, ta cũng không mê thích; dù âm thanhchói tai, khó chịu ta cũng hông chán ghét. Bởi vậy, có sự chú tâm hợp lý là điều rất quan trọng.

 

Đức Phật dạy “Sota Badhivo Yatha”, có nghĩa là thiền sinh có tai phải làm như điếc

 

Lời dạy này khuyên chúng ta đừng nghe những gì mà ta muốn, nhưng không có nghĩa là phải luôn luôn bịt tai lại. Lời dạy này khuyên chúng ta phải chánh niệm nếu không tránh được sự nghe.

 

Nếu muốn nghe chuyện gì trước hết hãy ghi nhận muốn nghe, muốn nghe, muốn nghe. Khi nghe hãy ghi nhận nghe, nghe, nghe. Thì bạn sẽ có được tuệ giác

 

Nếu không ghi nhận mỗi khi có sự nghe xảy ra, bạn sẽ lầm ý muốn này là “tôi”: “Tôi muốn nghe”. Đó là tà kiến. Từ sự sai lầm này, những phiền não khác sẽ len vào.

 

Nhưng nếu bạn hành thiền nghĩa là chánh niệm ghi nhận vào lúc nghe thì phiền não không thể xen vào được. Bởi vậy hãy thận trọng ghi nhận bất kỳ những gì bạn nghe hay bạn muốn nghe.

___________________

 

 

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.