Concise Pali-english Dictionary – H –

  – H –


HAÑÑATI (han + ya) bị giết chết hay bị phá hủy. aor. haññi. pr.p. hañña, māna.

HAÑÑANA nt. sự giết chóc, sự tra tấn, sự đuối sức, sự buồn rầu.

HAṬA pp. của harati.

HAṬṬHA (pp. của haṃusati) vui thích, an vui, lởm chởm. —tuṭṭha a. đầy sự vui vẻ. —loma a. lông dựng đứng.

HAṬHA m. sự hung bạo.

HAṬA (pp. của hanati) giết chóc, phá hủy, lām tổn hại. —bhāva m. sự việc đang bị phá hoại. —ntarāya a.người đã dứt bỏ được sự tai hại trở ngại. —āvākāsa a. người đã đoạn tuyệt tất cả những phước và tội.

HATTHA m. cánh tay, tay cầm, một hắc. —ka m. vật giống bàn tay. adj. có tay. —kamma nt. thủ công. —gata a. được hưởng của cải. —gahaṇa nt.gāha m. níu, bám bằng tay. —cchinna a. bị chặt tay. —ccheda m.chedana nt. chặt tay. —tala nt. lòng bàn tay. —pasāraṇa nt. giăng tay ra. —pāsa m. chiều dài bàn tay. —vaṭṭaka m. gọng xe, xe kéo bằng tay. —vikāra m. sự cử động cánh tay. —sāra m. vật quí giá nhất. —āpalekhana a. liếm tay sau khi ăn. —ābharaṇa nt. chiếc vòng tay.

HATTHATTARA m. vải, chăn đắp cho voi.

HATTHĀCARIYA m. nài voi, người huấn luyện voi.

HATTHĀROHA m. người cỡi voi, nài voi.

HATTHI cách thu ngắn của hatthi con voi. —kantavī īa f. ống sáo để dụ voi. —kalabha voi con. —kumbha m. trán tròn của con voi. —kula nt. nhiều loại giống voi. —kkhandha m. lưng con voi. —gopaka người chăn voi. —danta m, nt. ngà voi. —damaka m. sự huấn luyện voi. —pāda nt. dấu chân voi. —pākāra m. tường có hình voi nổi. —ppabhinna a. con voi đang giận dữ. —bandha, meṇḍa m. người chăn voi. —matta a. lớn như voi. —māraka a. người đi săn voi. —yāna nt. voi chuyên chở, cỡi đi bằng voi. —yuddha nt. sự đấu voi. —rūpaka nt. mặt của con voi. —laṇṇa m. phân voi. —liṅgasakuna m. con kên kên có cái mỏ như vòi con voi. —sālā f. chuồng voi. —sippa nt. nghệ thuật huấn luyện voi. —soṇṇā f. vòi con voi.

HATTHINĪ f. con voi cái.

HATTHĪ m. con voi.

HADAYA nt. trái tim —ṅgama a. vui vẻ, kiều diễm, đẹp, dễ thương. —maṃsa nt. thịt của quả tim. —vatthunt. thể chất của trái tim. —santāpa m. sự buồn rầu. —ssita, nissita a. có liên hệ đến quả tim.

HANATI, HANTI (han + a) giết chóc, đánh đập, làm bị thương. aor. hani. pp. hata. pr.p. hananta, hanamāna. abs. hantvā, hanitvā. inf. hantuṃ, hanituṃ. pt.p. hantabba, hanitabba.

HANANA nt. sự giết chóc, sự đánh đập.

HANU, HANUKĀ f. cái hàm.

HANTU m. người sát hại, đánh đập.

HANDA (cách nhấn mạnh sự khuyến khích) vậy thì, bây giờ đây, theo đây.

HAMBHO một phân từ dùng để chỉ sự ngang nhau.

HAMMIYA nt. cao ốc có nhiều tầng, chiều dài.

HAYA m. con ngựa. —vāhī a. kéo do ngựa.

HAYĀNĪKA nt. kỵ binh.

HARA m. thần Isvara (đạo Bà la môn).

HARAṆA nt. sự đem đi. —ka a. mang đi, dời đi được.

HARATI (har + a) mang đi, lấy đem đi, ăn cắp đi, vơ vét lấy đi. aor. hari. pp. hata. pr.p. haranta, haramāna. abs. haritvā. inf. harituṃ.

HARĀYATI (deno từ hiri) hổ thẹn, lo âu, chán nản, ngã lòng. aor. harāyi. abs. harāyitvā.

HARĀPETI (caus. của harati) biểu, sai, đem đi. aor. esi. pp. pita. abs. harāpetvā.

HARI m. thần Vishnu (đạo Bà la môn).

HARIṆA m. con hưu, nai.

HARITA a. xanh lá cây, tươi, màu nâu. nt. rau cải xanh tươi, rau đậu tươi. —tta nt. sự xanh tươi, rau đậu tươi.

HARITABBA (pt.p. của harati) nên được đem đi, dời đi.

HARITĀLA nt. hùng hoàng (khoáng vật có màu đỏ).

HARATU m. người mang lấy đi.

HARITTACA a. màu tươi tốt.

HARISSAVAṆṆA a. có màu vàng ánh.

HARĪTAKA nt., takī f. cay duốt núi màu vàng.

HARE phân từ dùng kêu gọi người dưới tay, thấp hèn.

HALA nt. cái cày.

HALAṂ in. đủ rồi, tại sao phải?

HALAHALA nt. thuốc độc dữ quá.

HALIDDĀ f. củ nghệ.

HALIDDHĪ f. cũng củ nghệ, cây nghệ.

HAVE in. thật vậy, chắc vậy.

HAVYA nt. sự cúng hiến (vì đạo).

HASATI (has + a) cười chúm chím, cười to. aor. hasi. pp. hasita. pr.p. hasanta, hasamāna. pt.p. hasitabba. abs. hasitvā.

HASANA, hasita nt. người cười.

HASITUPPĀDA m. hay vui cười.

HASSA nt. người cười, nhạo báng hay nói giả ngộ.

HAṂSA m. con hạc. —potaka m. con hạc tơ.

HAṂSATI (haṃs + a) chởm chởm, dựng lông lên, dựng tóc gáy, được vui mừng. aor. haṃsi.

HAṂSANA nt. sự dựng lông lên.

HAṂSĪ f. con hạc cái.

HAṂSETI (caus. của haṃsati)

HA in. hỡi ơi!

HĀṬAKA nt. một thứ vàng.

HĀTABBA (pt.p. của hāyati) nên xa tránh hay nên dứt bỏ.

HĀTUṂ (inf. của hāyati) dẹp đi, dứt bỏ.

HĀNABHĀGIYA a. đưa đến, sự dứt bỏ.

HĀNI f. suy đồi, mất mát, rớt ra.

HĀPAKA a. làm cho suy đồi, mất mát.

HĀPANA nt. sự bớt giảm, sự bớt lại.

HĀPETI (hā + āpe) bỏ quên, bỏ sót, bớt ra, hoãn lại, bê trễ. aor. hāpesi. pp. hāpita. pr.p. hāpenta. abs. hāpetvā.

HĀYATI (hā + ya) giải tán, giảm bớt, phí đi. aor. hāyi. pp. hīna. pr.p. hāyanta, hāyamāna abs. hāyitvā.

HĀYA nt. sự giảm bớt, suy mòn, suy đồi, một năm qua.

HĀYĪ a. người dứt bỏ, bỏ lại sau.

HĀRA m. một xâu (chuỗi hột trai v.v…), một sợi dây chuyền. —ka a. đem đi, sự dời đi.

HĀRIYA a. có thể đem đi được, có khả năng mang đi.

HĀSA m. người hay cười hay hài hước. —kara a. làm cho vui thích.

HĀSETI (has + e) làm cho cười, làm cho vui. aor. hāsesi. pp. hāsita. pr.p. hāsenta, hāsayamāna. abs. hāsetvā.

HI in. bởi vì, thật vậy.

HIKKA f. tiếng nấc cục.

HIṄGU nt. sự rỉ mủ ra của cây a-ngùy.

HIṄGULAKA nt. hiṅguli f. màu đỏ sậm.

HITA nt. có lợi ích, ban phúc, tốt đẹp, thịnh vượng. adj. có lợi ích, có lời. m. bạn hữu. —kara a. làm cái gì cho có lợi. —avaha a. có lợi ích.

HITESĪ 3. người rộng lượng giúp đỡ, muốn cho kẻ khác được sự lợi ích.

HINTĀLA m. cây dừa nước.

HIMA nt. tuyết, nước đá. —vantu a. có nước đá, có tuyết, núi Hi Mã Lạp Sơn.

HIYYO ad. ngày hôm qua.

HIRAÑÑA nt. vàng thô (chưa lọc).

HIRI f. sự hổ thẹn, sự nhát sợ. —kopīna nt. cái làm cho hổ thẹn, là bộ phận sinh dục của nam hay nữ. —mantu a. thùy mị, khiêm tốn, thẹn thùng.

HIRĪYATI (den. của hiri) bị sợ sệt hay hổ thẹn, thẹn đỏ mặt.

HIRĪYANĀ f. như chữ hiri.

HIROTTAPPA nt. hổ thẹn và ghê sợ tội lỗi.

HIṂSATI (hiṃs + a) lām tổn thương, chọc tức, làm khổ, làm thiệt hại (ai). aor. hiṃsi. pp. hiṃsita. pr.p. santa, samāna. abs. hiṃsitvā.

HI ṂSANA nt.na f.hiṃsā f. chọc tức, làm tổn thương, làm thiệt hại. aor. esi. pp. pita. abs. petvā.

HĪNA a. thấp hèn, hạ tiện, thấp thỏi, hèn hạ, đáng khinh. —jacca a. sanh ra nơi thấp hèn. —viriya a. thiếu sự nhiệt thành, cố gắng. —adhimuttika a. có khuynh hướng thấp hèn.

HĪYATI (pass. của hāyati) bị suy đồi, hao mòn, bị dứt bỏ. aor. hīyi. pr.p. hīyamāna.

HĪYO như HIYYO

HĪRA, ka nt. mảnh, miếng đá vụn, đường sọc.

HĪLANA nt., —f. khinh bỉ, khi dễ.

HĪLETI (hil + e) nguyền rủa, khinh bỉ, khi dễ. aor. esi. pp. hilita. abs. hiletvā. pr.p. hīlayamāna.

HUTA nt. vật hi sinh, sự cúng hiến (cho tôn giáo).

HUTĀSANA nt. lửa.

HUTTA nt. sự hi sinh, cúng hiến.

HUTVĀ abs. của hoti, đang có, được.

HURAṂ a. nơi cảnh giới khác, sanh trong đời khác.

HUKĀRA m. tiếng “hum”.

HE a. phân từ kêu gọi : nè, ê, đây này, này bồ.

HEṬṬHATO ad. từ phía dưới.

HEṬṬHĀ ad. phía dưới, dưới thấp, ở dưới. —bhāga m. phần dưới. —mañce ad. dưới giường ngủ.

HEṬṬHIMA a. phía dưới.

HEṬHAKA 3. người quấy rầy, làm rối.

HEṬHANĀ f. sự quấy rầy, khuấy rối.

HEṬHETI (heth + e) quấy rầy, làm phiền, làm tổn thương. aor. esi. pp. hethita. pr.p. hethenta, heṭhayamāna. abs. heṭthetvā.

HETU m. nguyên nhân, lý do, điều kiện. —ka a. có liên hệ đến nguyên nhân. —ppabhava a. phát sanh do nguyên nhân. —vāda m. lý thuyết có nguyên nhân.

HEMA nt. vàng. —jāla nt. lưới vàng.

HEMANTA m. mùa đông. —ntika a. thuộc về mùa lạnh, lạnh lẽo (như nước đá).

HEMAVAṆṆA a. màu vàng ánh.

HEMAVATAKA a. ở nơi Hy Mã Lạp Sơn.

HERAÑÑIKA m. thợ bạc, người đổi tiền (vàng bạc).

HESĀ f., hesārava m. ngựa ré.

HOTI (hū + a) là, có, hiện tại. aor. ahosi. pr.p. honta. pt.p. hotabba. inf. hotum.

HOMA nt. sự cúng hiến, (thần thánh).

HORĀ f. giờ. —pāṭhaka m. nhà chiêm tinh. —yanta nt. phương cách nào có thể chỉ định giờ, khắc, cái đồng hồ.

HORĀLOCANA nt. cái đồng hồ (đeo tay hay treo tường).

-ooOoo-

 

 

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.