Giáo Trình Pali 2 – Đệ Nhất Chuyển Hoá Ngữ Hay Kitaka & Bài Tập
ĐỆ NHẤT CHUYỂN HÓA NGỮ HAY KITAKA
(130)Đệ nhất chuyển hóa ngữ được hình thành trực tiếp từ những ngữ căn bằng cách cộng thêm một vài tiếp vĩ ngữ. Những tiếp vĩ ngữ này gọi là kita, do đó những chuyển hóa ngữ này được gọi là kitakas.
a– Cả hai loại chuyển hóa ngữ, đệ nhất và đệ nhị, đều được kể như những danh từ (nghĩa là, như những tĩnh từ và danh từ). Một số bất biến từ cũng được tìm thấy trong chúng.
b– Sự khác biệt giữa đệ nhất và đệ nhị chuyển hóa ngữ là :
1) Đệ nhất chuyển hóa ngữ là một danh từ hay một bất biến từ được hình thành bằng một ngữ căn cộng với một tiếp vĩ ngữ. Tất cả những phân từ cũng gồm trong loại này vì được hình thành bằng một ngữ căn và tiếp vĩ ngữ.
2) Đệ nhị chuyển hóa ngữ là một chữ được hình thành bằng một đệ nhất chuyển hóa ngữ với một tiếp vĩ ngữ. Loại này tự bản chất, phần lớn là tĩnh từ.
(131)Nguyên âm cuối cùng của một ngữ căn, nếu có nhiều hơn một nguyên âm, có thể bị hủy bỏ trước tiếp vĩ ngữ.
Những định luật về hợp âm, như đồng hóa và tiếng tăng cường nguyên âm, được áp dụng bình thường ở đây.
(132)Tất cả những tiếp vĩ ngữ kitaka được chia thành :
1. Kicca và 2. Kita
1– Những tiếp vĩ ngữ thành lập nên những quá khứ phân từ được gọi là Kicca . Số này rất ít.
2– Những tiếp vĩ ngữ thành lập nên những hiện tại phân từ năng động thể và những danh từ khác, diễn đạt một ý nghĩa năng động, thì được gọi là Kita. Số này rất nhiều.
1- Tiếp vĩ ngữ Kicca
Chúng ta đề cập đến loại này trước vì chúng chỉ có một số ít. –tabba, –aṇīya, –ṇya, –ṇiya, –tayya và –icca gọi là Kicca.
(133)“-tabba” hay “-aṇīya” có thể được tiếp cho tất cả những ngữ căn để hình thành những phân từ khả năng cách diễn đạt ý nghĩa thụ động.
kara (làm) + tabba : kattabba hay kātabba .
(Trong chữ đầu, r của ngữ căn được đồng hóa với phụ âm đầu của vĩ ngữ; trong chữ sau r bị hủy bỏ và nguyên âm đầu dài ra).
kara + aṇīya ; karaṇīya (cái điều nên làm).
su (nghe) + tabba : sotabba.
su + aṇīya : savaṇīya (điều nên nghe).
(Trong cả hai chỗ nguyên âm của ngữ căn được tăng cường; và trong ví dụ thứ hai nguyên âm tăng cường đổi thành av).
Xin xem thêm những thí dụ về loại này ở đoạn 73 quyển I.
(134)“-ṇya” và “-ṇiya” được tiếp cho một số ngữ căn để hình thành những phân từ thụ động thể. (ṇ là dấu hiệu chỉ sự tăng cường).
A- Khi nguyên âm cuối của ngữ căn bị hủy bỏ trước ṇya ,và ya của tiếp vĩ ngữ được nối liền với phụ âm cuối, thì cả hai chúng đều trải qua một cuộc biến đổi. Với những ngữ căn kết thúc bằng h (a), y của tiếp vĩ ngữ được đổi chỗ với phụ âm cuối cùng của ngữ căn.
B- Trong vài ngữ căn khẩu cái âm (âm nóc họng) cuối (c.j) đổi thành âm họng (hầu âm) : c đổi thành k; j thành g.
Sự biến đổi chúng trải qua như sau :
dhya thành jjha; dya thành jja; mya thành mma.
jya thành jja; gya thành gga; cya thành kya.
Ví dụ :
vada (nói) + ṇya = vadya = vajja (cái gì nên nói; lỗi lầm; nhạc cụ).
gamu (hiểu) + ṇya = gamya = gamma (điều nên hiểu).
khāda (ăn) + ṇya = khādya = khajja (cái nên ăn, đồ ăn cứng).
yuja (buộc ách, gia nhập) + ṇya = yojya = yogga (cái nên buộc, chiếc xe, thích hợp).
vada (nói) + ṇya = vācya = vākya (điều nên được nói lên; 1 câu).
gaha (lấy) + ṇya = gayha = gayha (cái nên được lấy).
garaha (khinh bỉ) + ṇya = gārayha (điều đáng khinh bỉ).
C- ṇya sau những ngữ căn kết thúc bằng ā, i và ī đổi thành eyya.
dā (cho) + eyya = deyya (cái nên được cho).
pā (uống) + eyya = peyya (cái nên được uống).
ji (chinh phục) + eyya = jeyya (cái nên được chinh phục).
nī (lãnh đạo) + eyya = neyya (cái nên được hướng dẫn).
-ṆIYA
kara (làm) + ṇiya = kāriya (cái nên được làm, công việc).
hara (mang) + ṇiya = hāriya (cái nên được mang).
mara (giết) + ṇiya = māriya (cái nên được giết).
(135)“-icca” và “-tayya” chỉ được tiếp sau một số chữ :
kara + icca = kicca (cái nên làm, công việc).
ar của ngữ căn bị bỏ trước tiếp vĩ ngữ.
ñā (biết) + tayya = ñātayya (cái nên được biết).
pada (đi) + tayya = patayya (cái nên đạt đến).
BÀI-TẬP 23
DỊCH RA TIẾNG VIỆT VÀ CHỈ RÕ NHỮNG ĐỆ NHẤT CHUYỂN HÓA NGỮ.1/ Khajjabhojjaleyyapeyyavasena catubbidhā honti manussānaṃ āhārā. 2/ “Sace me gataṭṭhāne dhītu doso uppajjati, tumhehi sodhetabbo.” (Dh.A,i,398). 3/ “Patikule vasantiyā nāma anto aggi bahi na niharitabbo; bahi aggi anto na pavesetabbo; dadantass’ eva dātabbaṃ; adadantassa na dātabbaṃ.”(Ibid.i, 397). 4/ “Sudassaṃ vajjaṃ aññesaṃ, Attano pana duddasaṃ.” (Dhp.252). 5/ “Sace yāgu hoti, bhājanaṃ dhovitvā yāgu upanetabbā; yāguṃ pītassa udakaṃ datvā bhājanaṃ paṭiggahetvā … dhovitvā paṭisāmetabbaṃ.” – V.i,46. 6/ “Kālass’ eva uṭṭhāya upāhanā omuñcitvā… dantakaṭṭhaṃ dātabbaṃ, mukhodakaṃ dātabbaṃ, āsanaṃ paññāpetabbaṃ.” (Ibid. 46). 7/ “Nāhaṃ taṃ gamanena lokassa antaṃ ñātayyaṃ daṭṭhayyaṃ pattayyaṃ ti vadāmi.” (A.ii,48). 8/ “Puññam’ ākaṅkhamānena Deyyaṃ hoti vijānatā.” S.i, 18. 9/ Mahāsamudde asaṅkheyyā macchakacchapā, appameyyo udakakkhandho ca atthi. 10/ “Taṃ sutvā itaro : “Bhāriyaṃ vata me sāhasikaṃ ananucchavikaṃ kammaṃ katan’ ti bāhā paggayha kandanto… ahosi.” (Dh.A.i,17). |
|
NGỮ VỰNG | |
|
|
DỊCH RA TIẾNG PĀLI
|
|
NGỮ VỰNG | |
|
|