Giáo Trình Pali – Quá Khứ Phân Từ & Bài Tập Số 19

QUÁ KHỨ PHÂN TỪ

(53)Quá khứ phân từ được hình thành theo nhiều thể thức và sẽ được nói rõ trong tập II. Ở đây chỉ kể một vài thí dụ:

Gata: đi

Āgata: đến

Kata: làm

Otiṇṇa: xuống

Vutta: nói

Bhinna: bể, vỡ; làm bể, làm vỡ

Āhaṭa: đem lại

Pahaṭa: đánh đập

Haṭa: mang đi

Ṭhita: đứng

Mata: chết

Sutta, sayita: nằm

Nisinna: ngồi

Vuttha: sống

Pakka, pacita: nấu; chín

Bhutta: ăn

Laddha: nhận, nhận được

Kīta: mua

Vandita: đảnh lễ

Hata: giết

Kuddha: nóng giận

Chinna: cắt, chặt

Daṭṭha: cắn

Các quá khứ phân từ thường được dùng như bổ túc từ (bổ ngữ) của động từ, như So kalabato (hoti): nó đã chết. Có khi không dùng đến động từ.

to dùng với nghĩa xuất xứ cách

(54)Tiếp vĩ ngữ to nhiều khi được ghép vào ngữ nguyên để chỉ nghĩa xuất xứ cách. Không có sự sai khác về số ít hay số nhiều.

Rukkhato: từ một cây hay từ những cây

Gāmato: từ làng hay từ những làng

Puriso: từ một hay từ những người đàn ông

Tato: từ chỗ kia

Kuto: từ đâu?

Sabbato: từ tất cả

BÀI TẬP 19

A – Dịch sang tiếng Việt

  1. Hīyo araññaṃ gato puriso ahinā daṭṭho mari
  2. Rukkhato otiṇṇā pakkhī dārakena sakkharāhi hatā honti
  3. Purisena pharasunā chino so rukkho tassa gehassa upari pati
  4. Gāmato nikkhantā tā gāviyo khette tiṇaṃ khāditvā vāpito jalaṃ pivissanti
  5. Vāṇijehi nagarato āhaṭāni bhaṇḍāni imesu gāmesu manussehi kitāni (honti)
  6. Tāya kaññāya pakkaṃ odanaṃ aṭavito āgatā tassā bhātaro bhuñjitvā sayissanti
  7. Pitarā vuttaṃ anussarantī sa-môn yuvatī tāya laddhaṃ dhanaṃ gaṇhituṃ na icchi
  8. Ekena hatthinā chinnaṃ sākhaṃ aññā hatthiniyo gahetvā khādiṃsu
  9. Kuto tumhehi imāni vatthāni tāni padumāni ca kītāni?
  10. Kuddho so bhūpati tasmiṃ nagare vutthe sabbe manusse tato nīhari
  11. Sappena daṭṭho vāṇijassa putto tassa dāsehi ekassa vejjassa santikaṃ nīto hoti
  12. Idha imasmiṃ pīṭhe nisinnaṃ kumāriṃ gehato āgatā aññā dārikā pahari
  13. Tāya pahaṭā sa-môn kaññā tassā mātuyā santikaṃ gatā rodantī aṭṭhāsi
  14. Magge gacchantā te purisā tāya dhenuyā bhinnaṃ ghaṭaṃ passiṃsu
  15. Bhūpati tehi manussehi katāni gehāni passitvā tesaṃ mūlaṃ adāsi
Ngữ vựng:

  • Daṭṭha (ḍasati): đã cắn
  • Mari (marati): đã chết
  • Nikkhanta (nikkhamati): đã ra đi, đã rời khỏi
  • Anussarantī (anussarati): nhớ lại
  • Kuddha (kijjhati): nóng giận
  • Nīhari (nīharati): đã tẩn xuất
  • Vejja (nam): thầy thuốc, y sĩ, bác sĩ
  • Nīta (neti): mang đi
  • Aṭṭhāsi (tiṭṭhati): đã đứng
  • Ghaṭa (nam): ghè nước
B – Dịch sang Pāḷi

  1. Con chim công, sau khi từ cây xuống, nay đã đi đến một hòn đá
  2. Sau khi bị rắn cắn, đứa trẻ đã được đưa đến một bác sĩ
  3. Người đàn bà này không muốn lấy tiền nhận được từ chị mình
  4. Người đàn ông từ làng kia lại đã mua một số hàng hoá từ làng này
  5. Nhớ lại những lời dạy của mẹ mình, đứa trẻ đã không đi đến người đã chết
  6. Những con bò cái của dì tôi sẽ từ rừng đi ra và ăn cỏ do người nữ tỳ cắt và đem lại
  7. Sau khi thấy một người đàn ông đang ngủ trên giường, gia chủ đã nói với những người con của mình đừng đi lại gần ông ấy
  8. Một con nai đã bị trông thấy bởi một thiếu nữ đang nấu cơm cho mẹ mình
  9. Ngôi nhà do chúng tôi làm đã bị phá sập bởi một con voi
  10. Đức vua nổi nóng đã giết tất cả những người đàn ông đã đi đến thành phố
  11. Cành cây do con voi làm gãy đã rơi xuống đất, và sau đó, những con bò cái của các anh đã ăn lá của cành cây ấy
  12. Vòng hoa do người con gái này nhận được từ hoàng hậu đã được đem cho một người con gái khác
  13. Cơm cho chúng nó đã do những người nô lệ và những người hành khất ăn
  14. Con ngựa do vị triệu phú mua đã được một người đánh xe mang đi
Ngữ vựng:

  • Đến, lại = āgata.
  • Người đang nấu cơm = bhattaṃ pacantiyaa.

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.