Milinda Vấn Đạo – Câu Hỏi Giảng Về Các Ví Dụ Ii

MAIN CONTENT

 IV. PHẨM MỐI

1. CÂU HỎI VỀ TÍNH CHẤT CỦA LOÀI MỐI

Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Một tính chất của loài mối nên được hành trì,’ một tính chất nên được hành trì ấy là điều nào?

“Tâu đại vương, giống như loài mối sau khi thực hiện mái che ở phía trên và canh giữ bản thân, rồi di chuyển ở khu vực kiếm ăn. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập sau khi thực hiện mái che là sự thu thúc về giới và canh giữ tâm ý, rồi nên đi khất thực. Tâu đại vương, với mái che là sự thu thúc về giới, vị hành giả thiết tha tu tập vượt qua tất cả sợ hãi. Tâu đại vương, điều này là một tính chất của loài mối nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được trưởng lão Upasena Vaṅgantaputta nói đến:

Vị hành giả, sau khi làm cho tâm có mái che là sự thu thúc về giới, không bị lấm lem bởi thế gian, và hoàn toàn thoát khỏi sự sợ hãi.’”

Câu hỏi về tính chất của loài mối là thứ nhất.

*****

 

2. CÂU HỎI VỀ TÍNH CHẤT CỦA LOÀI MÈO

  1. Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Hai tính chất của loài mèo nên được hành trì,’ hai tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?

“Tâu đại vương, giống như loài mèo đi đến hang, đi đến hốc, đi đến ở bên trong tòa nhà dài, và tìm kiếm chỉ mỗi loài chuột. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập đi đến làng, đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, đi đến ngôi nhà trống, nên thường xuyên, liên tục, không xao lãng, tìm kiếm chỉ mỗi loại vật thực là niệm đặt ở thân. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất của loài mèo nên được hành trì.

  1. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, loài mèo tìm kiếm thức ăn chỉ ở khu vực lân cận. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên sống có sự quan sát trạng thái sanh và diệt ở chính năm thủ uẩn này: ‘Thế này là sắc, thế này là sự sanh lên của sắc, thế này là sự biến mất của sắc. Thế này là thọ, thế này là sự sanh lên của thọ, thế này là sự biến mất của thọ. Thế này là tưởng, thế này là sự sanh lên của tưởng, thế này là sự biến mất của tưởng. Thế này là các hành, thế này là sự sanh lên của các hành, thế này là sự biến mất của các hành. Thế này là thức, thế này là sự sanh lên của thức, thế này là sự biến mất của thức.’ Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhì của loài mèo nên được hành trì.

Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn, vị Trời vượt trội các vị Trời, nói đến:

(Sự giải thoát) là không xa nơi đây, vậy sẽ làm gì với cảnh giới tột cùng của hiện hữu? Theo cách diễn tả ở thời hiện tại, thì ngươi nên tìm hiểu thân thể của mình.’”

Câu hỏi về tính chất của loài mèo là thứ nhì.

*****

 

3. CÂU HỎI VỀ TÍNH CHẤT CỦA LOÀI CHUỘT

Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Một tính chất của loài chuột nên được hành trì,’ một tính chất nên được hành trì ấy là điều nào?

“Tâu đại vương, giống như loài chuột, trong khi đi lại đó đây, di chuyển chỉ với mỗi ước muốn là vật thực. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập, trong khi đi lại đó đây, là chỉ với mỗi ước muốn là sự tác ý đúng đường lối. Tâu đại vương, điều này là một tính chất của loài chuột nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được trưởng lão Upasena Vaṅgantaputta nói đến:

Sau khi lấy Giáo Pháp làm chủ đạo, trong khi sống, vị hành minh sát sống không biếng nhác, an tịnh, luôn luôn có niệm.’”

Câu hỏi về tính chất của loài chuột là thứ ba.

*****

 

4. CÂU HỎI VỀ TÍNH CHẤT CỦA LOÀI BÒ CẠP

Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Một tính chất của loài bò cạp nên được hành trì,’ một tính chất nên được hành trì ấy là điều nào?

“Tâu đại vương, giống như loài bò cạp có cái đuôi là vũ khí, di chuyển sau khi đã nâng cái đuôi lên cao. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên có trí tuệ là vũ khí, nên sống sau khi đã nâng trí tuệ lên cao. Tâu đại vương, điều này là một tính chất của loài bò cạp nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được trưởng lão Upasena Vaṅgantaputta nói đến:

Sau khi cầm lấy thanh gươm trí tuệ, trong khi sống, vị hành minh sát hoàn toàn giải thoát mọi sự sợ hãi, và vị ấy là khó khuất phục.’”

Câu hỏi về tính chất của loài bò cạp là thứ tư.

*****

 

5. CÂU HỎI VỀ TÍNH CHẤT CỦA LOÀI CHỒN

Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Một tính chất của loài chồn nên được hành trì,’ một tính chất nên được hành trì ấy là điều nào?

“Tâu đại vương, giống như loài chồn, trong khi tiến đến gần con rắn, thì nó phủ lên thân thể bằng một loại thuốc men rồi tiến đến gần để bắt con rắn. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên bôi thoa tâm ý bằng loại thuốc từ ái trong khi tiến đến gần thế gian có nhiều sự giận dữ và va chạm, đã bị ngự trị bởi các cuộc cãi cọ, tranh luận, tranh cãi, chống đối. Tâu đại vương, điều này là một tính chất của của loài chồn nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được trưởng lão cũng đã được trưởng lão Sāriputta, vị Tướng Quân Chánh Pháp nói đến:

Do đó, sự tu tập về từ ái nên được thực hiện cho mình và cho luôn cả những người khác, nên tỏa khắp bằng tâm từ ái; điều này là lời dạy của chư Phật.’”

Câu hỏi về tính chất của loài chồn là thứ năm.

*****

 

6. CÂU HỎI VỀ TÍNH CHẤT CỦA LOÀI CHÓ RỪNG GIÀ

  1. Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Hai tính chất của loài chó rừng già nên được hành trì,’ hai tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?

“Tâu đại vương, giống như loài chó rừng già sau khi đạt được vật thực thì ăn vào cho đủ theo nhu cầu, không ghê tởm. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập sau khi đạt được vật thực thì thọ dụng chỉ vừa đủ cho việc duy trì cơ thể, không ghê tởm. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất của loài chó rừng già nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được trưởng lão Mahākassapa nói đến:[1]

Sau khi từ chỗ trú ngụ đi xuống, ta đã đi vào làng để khất thực. Có người đàn ông bị cùi đang ăn, một cách nghiêm chỉnh ta đã đứng gần gã ấy.

Người ấy với bàn tay bị lở loét đã dâng vắt cơm cho ta. Trong khi người ấy để vắt cơm vào, ngón tay của gã đã bị rụng xuống ở nơi ấy.

Và ta đã dựa vào chân của vách tường, rồi thọ dụng vắt cơm ấy. Ngay trong khi đang ăn, hoặc đã ăn xong, sự ghê tởm không có ở nơi ta.’

  1. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, loài chó rừng già sau khi đạt được vật thực thì không xem xét: ‘Là tồi tàn hay hảo hạng.’ Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập sau khi đạt được vật thực thì không xem xét: ‘Là tồi tàn, hay hảo hạng, là đầy đủ, hay không đầy đủ,’ nên hoan hỷ với vật đã nhận được. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhì của loài chó rừng già nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được trưởng lão Upasena Vaṅgantaputta nói đến:

Nên hoan hỷ với vật dầu tồi tàn, không nên mong mỏi nhiều vị nếm khác. Đối với vị bị thèm khát ở các vị nếm, thì tâm không thích thú trong việc tham thiền. Vị tự biết đủ với bất cứ vật này hay vật khác làm đầy đủ đời sống Sa-môn.’”

Câu hỏi về tính chất của loài chó rừng già là thứ sáu.

*****

 

7. CÂU HỎI VỀ TÍNH CHẤT CỦA LOÀI NAI

  1. Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Ba tính chất của loài nai nên được hành trì,’ ba tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?

“Tâu đại vương, giống như loài nai ban ngày sống ở rừng, ban đêm ở khoảng không. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập ban ngày nên trú ở rừng, ban đêm ở khoảng không. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất của loài nai nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn, vị Trời vượt trội các vị Trời, nói đến ở bài giảng về việc nổi da gà:

Này Sāriputta, Ta đây trong khoảng thời gian tám đêm của mùa đông lạnh lẽo vào thời điểm tuyết rơi, trong những đêm có trạng thái như thế, ban đêm Ta trú ở khoảng không, ban ngày ở rừng rậm; vào tháng cuối của mùa nóng, ban ngày Ta trú ở khoảng không, ban đêm ở rừng rậm.’

  1. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, loài nai, khi cây thương hay mũi tên đang lao xuống thì tránh né, tẩu thoát, không đem thân lại gần. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập khi các phiền não đang giáng xuống thì nên tránh né. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhì của loài nai nên được hành trì.
  2. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, loài nai sau khi nhìn thấy những con người thì tẩu thoát hướng này hoặc hướng khác (nghĩ rằng): ‘Mong sao những người ấy chớ nhìn thấy ta.’ Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập sau khi nhìn thấy những kẻ thích thú với sự tụ hội, có thói quen xung đột, cãi cọ, tranh luận, tranh cãi, có giới tồi, biếng nhác, thì nên tẩu thoát hướng này hoặc hướng khác (nghĩ rằng): ‘Mong sao những người ấy chớ nhìn thấy ta. Và mong sao ta chớ nhìn thấy họ.’ Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ ba của loài nai nên được hành trì.  

Tâu đại vương, điều này cũng đã được trưởng lão Sāriputta, vị Tướng Quân Chánh Pháp nói đến:

Vào bất cứ lúc nào và ở bất cứ nơi đâu, mong rằng kẻ có ước muốn xấu xa, biếng nhác, có sự tinh tấn kém cỏi, ít học hỏi, có hành vi sai trái, chớ đến gần tôi.’” [2]

Câu hỏi về tính chất của loài nai là thứ bảy.

*****

 

8. CÂU HỎI VỀ TÍNH CHẤT CỦA LOÀI BÒ

  1. Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Bốn tính chất của loài bò nên được hành trì,’ bốn tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?

“Tâu đại vương, giống như loài bò không buông bỏ chuồng của mình. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập không nên buông bỏ thân của mình (nghĩ rằng): ‘Thân này có pháp tự nhiên là vô thường, có sự kỳ cọ, xoa bóp, tan rã, phân tán, tiêu hoại.’ Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất của loài bò nên được hành trì.

  1. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, loài bò, đã nhận lãnh cái ách, vận chuyển cái ách một cách thoải mái hoặc khổ sở. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập đã nhận lãnh việc thực hành Phạm hạnh, nên thực hành Phạm hạnh một cách thoải mái hoặc khổ sở cho đến lúc chấm dứt mạng sống, đến điểm cuối cùng của hơi thở. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhì của loài bò nên được hành trì.
  2. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, loài bò, trong khi khao khát, uống nước với sự ham muốn. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập, trong khi khao khát, nên tiếp nhận lời chỉ dạy của các vị thầy dạy học và thầy tế độ với sự ham muốn, với sự yêu quý, với sự tịnh tín. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ ba của loài bò nên được hành trì.
  3. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, loài bò, trong khi bị người nào đó bắt vận chuyển vật gì, thì nó vận chuyển. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên cúi đầu tiếp thu lời giáo huấn chỉ dạy của các vị tỳ khưu trưởng lão, mới tu, hoặc trung niên, thậm chí là của các người tại gia và các người cận sự. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ tư của loài bò nên được hành trì.

Tâu đại vương, điều này cũng đã được trưởng lão cũng đã được trưởng lão Sāriputta, vị Tướng Quân Chánh Pháp nói đến:

Vị bảy tuổi tính từ lúc sanh, đang được xuất gia vào ngày ấy, nếu vị ấy chỉ dạy tôi, tôi (sẽ) tiếp nhận bằng đầu óc.

Sau khi nhìn thấy, tôi có thể thiết lập sự mong muốn sắc bén và lòng yêu mến ở vị ấy. Tôi có thể đặt vị ấy ở vị thế thầy dạy học một cách nghiêm chỉnh lần này lần khác.’”

Câu hỏi về tính chất của loài bò là thứ tám.

*****

 

9. CÂU HỎI VỀ TÍNH CHẤT CỦA LOÀI HEO

  1. Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Hai tính chất của loài heo nên được hành trì,’ hai tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?

“Tâu đại vương, giống như loài heo, khi mùa nóng đã đến, khi bị đốt nóng bị nóng bỏng, thì đi đến gần chỗ có nước. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập khi tâm bị kích động, bị chao đảo, bị tán loạn, bị đốt nóng bởi sân hận thì nên tiến đến sự tu tập về từ ái mát lạnh, bất tử, hảo hạng. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất của loài heo nên được hành trì.

  1. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, loài heo sau khi đi đến đầm nước lầy thì đào đất bằng cái mũi làm thành hố trũng rồi nằm ở hố trũng. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên đặt thân vào ở tâm, (có tâm) đã đi vào bên trong đối tượng thì nên nằm xuống. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhì của loài heo nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được trưởng lão Piṇḍolabhāradvāja nói đến:

Sau khi nhìn và xem xét bản thể ở thân, vị hành minh sát, (có tâm) ở bên trong đối tượng, nằm xuống mỗi một mình, không người thứ hai.’”

Câu hỏi về tính chất của loài heo là thứ chín.

*****

 

10. CÂU HỎI VỀ TÍNH CHẤT CỦA LOÀI VOI

  1. Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Năm tính chất của loài voi nên được hành trì,’ năm tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?

“Tâu đại vương, giống như loài voi nghiền nát đất ngay trong khi đang di chuyển. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên nghiền nát tất cả phiền não ngay trong khi đang quán sát về thân. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất của loài voi nên được hành trì.

  1. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, loài voi nhìn quay đi với cả toàn bộ thân hình, chỉ ngước nhìn thẳng, không nhìn soi mói hướng này hướng khác. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên có sự nhìn quay đi với toàn bộ thân hình, không nên nhìn soi mói hướng này hướng khác, không nên ngước nhìn lên, không nên cúi nhìn xuống, nên có tầm nhìn khoảng cách bằng cái cày.[3] Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhì của loài voi nên được hành trì.
  2. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, loài voi có chỗ ngủ không cố định, sau khi đi đến chỗ kiếm ăn thì không đi đến tại khu vực ấy vì mục đích chỗ ngụ, nó không có chỗ trú ngụ được thiết lập dài hạn. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên có chỗ ngủ không cố định, nên đi khất thực với sự không lưu luyến. Nếu vị hành minh sát nhìn thấy chỗ ngụ vừa lòng, phù hợp ở khu vực thích ý, là mái che, hoặc gốc cây, hoặc hang động, hoặc sườn núi, thì vị ấy nên đi đến chỗ trú ngụ ở ngay tại nơi ấy, không nên làm chỗ trú ngụ được thiết lập dài hạn. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ ba của loài voi nên được hành trì.
  3. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, loài voi sau khi lặn xuống nước, sau khi lặn xuống hồ sen to lớn khổng lồ, được tràn đầy nước tinh khiết, không bợn nhơ, mát lạnh, được che phủ bởi các loài súng trắng, sen xanh, sen hồng, sen trắng, rồi đùa giỡn trò chơi cao quý của loài voi. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập, sau khi lặn xuống hồ sen to lớn là các sự thiết lập niệm, được đầy đủ nước cao quý là Giáo Pháp tinh khiết, không bợn nhơ, trong sạch, không bị vẩn đục, được che phủ bởi bông hoa giải thoát, thì nên rũ xuống, nên rũ sạch các pháp tạo tác nhờ vào trí tuệ, nên đùa giỡn trò chơi cao quý của người hành giả thiết tha tu tập. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ tư của loài voi nên được hành trì.
  4. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, loài voi dở bàn chân lên có niệm, đặt bàn chân xuống có niệm. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên dở bàn chân lên có niệm có sự nhận biết rõ, đặt bàn chân xuống có niệm có sự nhận biết rõ, trong việc đi tới đi lui, trong việc co tay duỗi tay, nên có niệm có sự nhận biết rõ ở mọi nơi. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ năm của loài voi nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn, vị Trời vượt trội các vị Trời, nói đến ở Tương Ưng Bộ cao quý:[4]

‘Lành thay sự thu thúc thân! Lành thay sự thu thúc lời nói!

Lành thay sự thu thúc ý! Lành thay sự thu thúc tất cả.

Người có liêm sỉ, đã phòng hộ tất cả, được gọi là: Vị đã được bảo vệ.’”

Câu hỏi về tính chất của loài voi là thứ mười.

Phẩm mối là phẩm thứ ba.

*****

 

TÓM LƯỢC PHẨM NÀY

“Loài mối, và loài mèo, loài chuột, và với loài bò cạp, loài chồn, loài chó rừng, loài nai, loài bò, loài heo, với loài voi là mười.”

–ooOoo–

 

 V. PHẨM SƯ TỬ

 

1. CÂU HỎI VỀ TÍNH CHẤT CỦA LOÀI SƯ TỬ

  1. Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Bảy tính chất của loài sư tử nên được hành trì,’ bảy tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?

“Tâu đại vương, giống như loài sư tử là (con thú) màu vàng nhạt, trắng trẻo, không vết nhơ, trong sạch. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên có tâm màu vàng nhạt, trắng trẻo, không vết nhơ, trong sạch, nên xa lìa nỗi nghi hoặc. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất của loài sư tử nên được hành trì.

  1. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, loài sư tử có bốn chân, có sự đi lại hùng dũng. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên có sự thực hành về bốn nền tảng của thần thông. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhì của loài sư tử nên được hành trì.
  2. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, loài sư tử có bờm lông xinh đẹp, ưng ý. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên có bờm lông là giới, xinh đẹp, ưng ý. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ ba của loài sư tử nên được hành trì.
  3. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, loài sư tử, dầu ở vào trường hợp chấm dứt mạng sống, cũng không hạ mình đối với bất cứ ai. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập, dầu ở vào trường hợp chấm dứt các vật dụng về y phục vật thực chỗ trú ngụ và thuốc men chữa bệnh, cũng không nên hạ mình đối với bất cứ người nào. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ tư của loài sư tử nên được hành trì.
  4. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, loài sư tử có sự ăn vật thực theo tuần tự, (con mồi) rơi xuống ở chỗ nào, thì nó ăn cho đủ theo nhu cầu ngay tại chỗ ấy, không chọn lựa phần thịt ngon nhất. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên có vật thực theo tuần tự, không nên chọn lựa các gia đình, không nên đi đến các gia đình sau khi đã bỏ qua căn nhà trước đó, không nên chọn lựa thức ăn, vắt cơm được để xuống ở chỗ nào thì nên thọ thực chỉ vừa đủ cho việc duy trì cơ thể ở ngay tại chỗ ấy, không nên chọn lựa thức ăn cao sang. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ năm của loài sư tử nên được hành trì.
  5. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, loài sư tử có thói không ăn đồ ăn tích trữ, sau khi ăn ở khu vực kiếm ăn một lần thì không đi đến nơi ấy lần nữa. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên có sự không thọ dụng vật tích trữ. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ sáu của loài sư tử nên được hành trì.
  6. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, loài sư tử không lo âu do đã không đạt được thức ăn, còn khi đã đạt được thức ăn thì thọ dụng không bị vướng mắc, không bị mê mẩn, không bị phạm tội. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập không nên lo âu do đã không nhận được thức ăn, còn khi đã nhận được thức ăn thì nên thọ dụng không bị vướng mắc, không bị mê mẩn, không bị phạm tội, có sự nhìn thấy điều bất lợi, có tuệ về sự thoát ly. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ bảy của loài sư tử nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn, vị Trời vượt trội các vị Trời, nói đến ở Tương Ưng Bộ cao quý trong khi tán dương trưởng lão Mahākassapa:

Này các tỳ khưu, vị Kassapa này tự biết đủ với đồ ăn khất thực loại này loại khác, là vị nói lời ca ngợi về sự tự biết đủ với đồ ăn khất thực loại này loại khác, không vì nguyên nhân đồ ăn khất thực mà phạm vào việc tầm cầu sai trái, không thích hợp, không lo âu do đã không nhận được thức ăn, và khi đã nhận được thức ăn thì thọ dụng không bị vướng mắc, không bị mê mẩn, không bị phạm tội, có sự nhìn thấy điều bất lợi, có tuệ về sự thoát ly.’”

Câu hỏi về tính chất của loài sư tử là thứ nhất.

*****

 

2. CÂU HỎI VỀ TÍNH CHẤT CỦA LOÀI NGỖNG ĐỎ

  1. Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Ba tính chất của loài ngỗng đỏ nên được hành trì,’ ba tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?

“Tâu đại vương, giống như loài ngỗng đỏ cho đến lúc chấm dứt mạng sống không lìa bỏ bạn tình. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập cho đến lúc chấm dứt mạng sống không nên lìa bỏ sự tác ý đúng đường lối. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất của loài ngỗng đỏ nên được hành trì.

  1. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, loài ngỗng đỏ có vật thực là rong rêu ở nước, và đạt được sự vừa lòng với điều ấy. Và nhờ vào sự vừa lòng ấy nó không suy giảm về sức lực và sắc đẹp. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên thể hiện sự hài lòng với lợi lộc có được. Tâu đại vương, được hài lòng với lợi lộc có được, vị hành giả thiết tha tu tập không suy giảm về giới, không suy giảm về định, không suy giảm về tuệ, không suy giảm về giải thoát, không suy giảm sự nhận thức về giải thoát, không suy giảm tất cả các thiện pháp. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhì của loài ngỗng đỏ nên được hành trì.
  2. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, loài ngỗng đỏ không hãm hại các sinh mạng. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập có gậy đã được bỏ xuống, có dao đã được bỏ xuống, có liêm sỉ, đã đạt được lòng trắc ẩn, có lòng thương tưởng đến sự lợi ích của tất cả các chủng loại có sinh mạng. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ ba của loài ngỗng đỏ nên được hành trì.

Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn, vị Trời vượt trội các vị Trời, nói đến ở Bổn Sanh Cakkavāka:[5]

Người nào không giết hại, không bảo giết hại, không thống trị, không bảo thống trị, do sự không hãm hại đối với tất cả chúng sanh, người ấy không có oán thù với bất cứ ai.’”

Câu hỏi về tính chất của loài ngỗng đỏ là thứ nhì.

*****

 

3. CÂU HỎI VỀ TÍNH CHẤT CỦA LOÀI SẾU CÁI

  1. Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Hai tính chất của loài sếu cái nên được hành trì,’ hai tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?

“Tâu đại vương, giống như loài sếu cái không nuôi dưỡng các chim con vì sự ghen ghét với chồng của mình (sếu đực). Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên ghen ghét các phiền não đã sanh lên ở tâm của mình, nên bỏ chúng vào cái hốc của sự thu thúc đúng đắn bằng sự thiết lập niệm, nên tu tập niệm đặt ở thân tại cánh cửa của ý (ý môn). Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất của loài sếu cái nên được hành trì.

  1. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, loài sếu cái sau khi đi lại vào ban ngày ở khu vực kiếm ăn trong rừng, buổi chiều đi đến với bầy chim nhằm sự bảo vệ cho bản thân. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên lui tới nơi thanh vắng mỗi một mình nhằm sự giải thoát hoàn toàn khỏi các sự trói buộc, khi không còn thích thú nơi ấy thì nên trở về hội chúng nhằm hộ trì nỗi sợ hãi vì sự chê trách, và nên sống với sự bảo vệ của hội chúng. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhì của loài sếu cái nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được Phạm Thiên Sahampati nói đến trong sự hiện diện của đức Thế Tôn:[6]

Nên lui tới các chỗ trú ngụ xa vắng.

Nên thực hành việc thoát khỏi các sự trói buộc.

Nếu không đạt được sự thích thú tại nơi ấy,

thì nên sống ở hội chúng, bản thân được bảo vệ, có niệm.’”

Câu hỏi về tính chất của loài sếu cái là thứ ba.

*****

 

4. CÂU HỎI VỀ TÍNH CHẤT CỦA LOÀI BỒ CÂU NHÀ

Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Một tính chất của loài bồ câu nhà nên được hành trì,’ một tính chất nên được hành trì ấy là điều nào?”  

“Tâu đại vương, giống như loài bồ câu nhà, trong khi cư ngụ tại nhà của những người khác, không nắm giữ đặc điểm của bất cứ đồ đạc nào của họ, dửng dưng, sống có nhiều suy tưởng. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập đi đến gia đình của người khác, không nên nắm giữ đặc điểm của những người nữ, hoặc của những người nam, hoặc (đặc điểm) ở giường, hoặc ở ghế, hoặc về vải vóc, hoặc về đồ trang sức, hoặc về vật tiêu khiển, hoặc về vật sử dụng, hoặc về nhiều loại thức ăn ở gia đình ấy, nên dửng dưng, nên thiết lập sự suy tưởng của vị Sa-môn. Tâu đại vương, điều này là một tính chất của loài bồ câu nhà nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn, vị Trời vượt trội các vị Trời, nói đến ở Bổn Sanh Cullanārada:[7]

Sau khi đi vào gia đình của người khác, nên ăn chừng mực, nên thọ dụng chừng mực về các thức uống hoặc các thức ăn, không nên để tâm đến cảnh sắc.’”

Câu hỏi về tính chất của loài bồ câu nhà là thứ tư.

*****

 

5. CÂU HỎI VỀ TÍNH CHẤT CỦA LOÀI CHIM CÚ

  1. Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Hai tính chất của loài chim cú nên được hành trì,’ hai tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?

“Tâu đại vương, giống như loài chim cú chống đối lại các con quạ, ban đêm đi đến bầy quạ, rồi còn giết chết nhiều con quạ. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên thể hiện sự chống đối lại sự thiếu trí, nên ngồi xuống một mình ở nơi vắng vẻ rồi nên nghiền nát hoàn toàn sự thiếu trí, nên cắt đứt tận gốc rễ. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất của loài chim cú nên được hành trì.

  1. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, loài chim cú là vô cùng cô tịch. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên có sự ưa thích thiền tịnh, được thích thú thiền tịnh. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhì của loài chim cú nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn, vị Trời vượt trội các vị Trời, nói đến ở Tương Ưng Bộ cao quý:

Này các tỳ khưu, ở đây vị tỳ khưu có sự ưa thích thiền tịnh, được thích thú thiền tịnh, nhận biết đúng theo thực thể rằng: ‘Đây là Khổ,’ nhận biết đúng theo thực thể rằng: ‘Đây là nhân sanh Khổ,’ nhận biết đúng theo thực thể rằng: ‘Đây là sự diệt tận Khổ,’ nhận biết đúng theo thực thể rằng: ‘Đây là sự thực hành đưa đến sự diệt tận Khổ.’”

Câu hỏi về tính chất của loài chim cú là thứ năm.

*****

 

6. CÂU HỎI VỀ TÍNH CHẤT CỦA LOÀI CHIM GÕ KIẾN

Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Một tính chất của loài chim gõ kiến nên được hành trì,’ một tính chất nên được hành trì ấy là điều nào?

“Tâu đại vương, giống như loài chim gõ kiến kêu réo báo hiệu sự an toàn hoặc sợ hãi cho những kẻ khác. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập trong khi thuyết giảng Giáo Pháp cho những người khác nên chỉ cho thấy đọa xứ là sự sợ hãi, nên chỉ cho thấy Niết Bàn là sự an toàn. Tâu đại vương, điều này là một tính chất của loài chim gõ kiến nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được trưởng lão Piṇḍolabhāradvāja nói đến:

Ở địa ngục có sự sợ hãi và run sợ, ở Niết Bàn có sự an lạc bao la, vị hành giả nên chỉ cho thấy cả hai ý nghĩa này.’”

Câu hỏi về tính chất của loài chim gõ kiến là thứ sáu.

*****

 

7. CÂU HỎI VỀ TÍNH CHẤT CỦA LOÀI DƠI

  1. Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Hai tính chất của loài dơi nên được hành trì,’ hai tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?

“Tâu đại vương, giống như loài dơi sau khi đi vào nhà, bay quanh, rồi đi ra, không chần chờ ở nơi ấy. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập sau khi đi vào làng để khất thực, nên đi theo tuần tự, khi đã nhận được phần thì rời khỏi thật nhanh chóng, không nên chần chờ ở nơi ấy. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất của loài dơi nên được hành trì.

  1. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, loài dơi trong khi sống ở nhà của những người khác thì không làm việc phá hoại đến họ. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập sau khi đi đến những gia đình, không nên gây ra cho họ bất cứ điều gì hối tiếc do sự xin xỏ quá mức, hoặc do nhiều sự yêu cầu, hoặc do nhiều sự sai trái của thân, hoặc do trạng thái nói quá nhiều, hoặc do trạng thái của lạc và khổ là tương đồng, cũng không nên khiến họ bỏ bê công việc căn bản của họ, nên ước muốn chỉ mỗi sự tiến triển về mọi mặt. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhì của loài dơi nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn, vị Trời vượt trội các vị Trời, nói đến ở Trường Bộ quý báu, bài Kinh Lakkhaṇa:[8]

          Vì niềm tin, vì giới, vì sự nghe, vì sự thông minh,

          vì sự xả thí, vì Giáo Pháp, vì các điều tốt đẹp,

          vì tài sản, vì lúa gạo, và vì ruộng vườn đất đai,

          vì các con, vì những người vợ, và vì các gia súc,

          vì các thân quyến, vì các bạn bè, và vì các bà con,

          vì sức mạnh, vì sắc đẹp, và vì sự an lạc ở cả hai trường hợp,

          ước muốn: ‘Làm thế nào để các kẻ khác không thoái hóa?’

          và còn mong mỏi về sự thành tựu của mục đích.

Câu hỏi về tính chất của loài dơi là thứ bảy.

*****

 

8. CÂU HỎI VỀ TÍNH CHẤT CỦA LOÀI ĐỈA

Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Một tính chất của loài đỉa nên được hành trì,’ một tính chất nên được hành trì ấy là điều nào?

“Tâu đại vương, giống như loài đỉa bám vào nơi nào thì bám chặt ngay tại nơi ấy rồi hút máu. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên khiến cho đối tượng mà tâm bám vào được thiết lập một cách chắc chắn theo màu sắc, theo vị trí, theo phương hướng, theo khoảng cách, theo ranh giới, theo đặc điểm, theo dấu hiệu, rồi nhờ vào chính đối tượng ấy nên uống trọn vẹn vị chất của sự giải thoát. Tâu đại vương, điều này là một tính chất của loài đỉa nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được trưởng lão Anuruddha nói đến:

Nên thiết lập ở đối tượng bằng tâm thanh tịnh, nên uống vị chất trọn vẹn của sự giải thoát bằng tâm ấy.’”

Câu hỏi về tính chất của loài đỉa là thứ tám.

*****

 

9. CÂU HỎI VỀ TÍNH CHẤT CỦA LOÀI RẮN

  1. Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Ba tính chất của loài rắn nên được hành trì,’ ba tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?

“Tâu đại vương, giống như loài rắn di chuyển bằng ngực. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên cư xử bằng tuệ. Tâu đại vương, tâm của vị hành giả cư xử bằng tuệ di chuyển ở trong khuôn khổ, tránh xa hiện tướng sai trái, phát triển hiện tướng tốt đẹp. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất của loài rắn nên được hành trì.

  1. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, loài rắn trong khi di chuyển thì di chuyển tránh xa loại dược thảo. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên hành xử, trong khi tránh xa ác hạnh. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhì của loài rắn nên được hành trì.
  2. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, loài rắn sau khi nhìn thấy loài người thì bực bội, sầu muộn, suy nghĩ. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập sau khi suy tầm về sự suy tầm xấu xa, sau khi làm sanh khởi sự không thích thú, nên bực bội, nên sầu muộn, nên suy nghĩ rằng: ‘Do ta bị xao lãng, mà ngày đã trôi qua, nó không thể đạt lại được nữa.’ Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ ba của loài rắn nên được hành trì.  

Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến ở Bổn Sanh Bhallāṭiya về hai kinnara (loài có chim đầu người):[9]

Này người thợ săn, vào cái đêm chúng tôi đã sống cách biệt,

không như ý muốn, luôn tưởng nhớ nhau,

cả một đêm ấy, trong khi hối tiếc,

chúng tôi sầu muộn; đêm ấy sẽ không có lần nữa.’”

Câu hỏi về tính chất của loài rắn là thứ chín.

*****

 

10. CÂU HỎI VỀ TÍNH CHẤT CỦA LOÀI TRĂN

  1. Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Một tính chất của loài trăn nên được hành trì,’ một tính chất nên được hành trì ấy là điều nào?

“Tâu đại vương, giống như loài trăn có thân hình to lớn khổng lồ, thậm chí trong nhiều ngày có bao tử thiếu thốn, hơn cả đáng thương, không đạt được vật thực làm đầy bụng, mặc dầu không được đầy đủ, nó tiếp tục sống dầu chỉ là duy trì cơ thể được tồn tại. Tâu đại vương, tương tợ y như thế đối với vị hành giả thiết tha tu tập bị ràng buộc với hạnh khất thực, bị đi đến với đồ ăn khất thực ở những người khác, là người trông đợi vật bố thí từ những người khác, đã từ bỏ việc tự mình đoạt lấy, có vật thực làm đầy bao tử là việc khó đạt được, thêm nữa người con trai gia đình danh giá có sự đeo đuổi mục đích nên ngưng không ăn bốn năm vắt cơm (sau cùng), và nên làm đầy chỗ trống còn lại (của bao tử) bằng nước. Tâu đại vương, điều này là một tính chất của loài trăn nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được trưởng lão Sāriputta, vị Tướng Quân Chánh Pháp nói đến:[10]

Trong khi thọ dụng đồ ăn ướt và đồ ăn khô, không nên thỏa mãn một cách quá độ. Vị tỳ khưu du hành với bao tử thiếu thốn, với vật thực chừng mực, có niệm.

Nên ngưng không ăn bốn, năm vắt cơm (sau cùng) và nên uống nước. Vậy là đủ cho sự sống thoải mái đối với vị tỳ khưu có bản tánh cương quyết.’”

Câu hỏi về tính chất của loài trăn là thứ mười.

Phẩm sư tử là phẩm thứ năm.

*****

 

TÓM LƯỢC PHẨM NÀY

              “Loài sư tử, và loài ngỗng đỏ, loài cò, loài bồ câu nhà,

              loài chim cú, và loài chim gõ kiến, loài dơi, và loài đỉa,

              loài rắn, và loài trăn nữa, vì thế phẩm được đặt tên.”

–ooOoo–

 

 VI. PHẨM NHỆN 

1. CÂU HỎI VỀ TÍNH CHẤT CỦA LOÀI NHỆN

Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Một tính chất của loài nhện đường nên được hành trì,’ một tính chất nên được hành trì ấy là điều nào?

“Tâu đại vương, giống như loài nhện đường sau khi thực hiện tấm che bằng màng lưới nhện ở đường lộ, nếu ở tại nơi ấy có con sâu, hoặc con ruồi, hoặc con bọ rầy bị vướng vào mạng lưới, thì nó tóm lấy con vật ấy và ăn ngấu nghiến. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập sau khi thực hiện tấm che bằng màng lưới của sự thiết lập niệm ở sáu cánh cửa,[11] nếu ở tại nơi ấy có những con ruồi phiền não bị bắt giữ, thì nên bị tiêu diệt ngay tại chỗ ấy. Tâu đại vương, điều này là một tính chất của loài nhện đường nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được trưởng lão Anuruddha nói đến:

Nên kiểm soát tâm ở tại sáu cánh cửa có sự thiết lập niệm cao quý tối thượng, nếu các phiền não bị vướng vào ở nơi ấy, chúng nên bị tiêu diệt bởi vị hành minh sát.’”

Câu hỏi về tính chất của loài nhện là thứ nhất.

*****

 

2. CÂU HỎI VỀ TÍNH CHẤT CỦA ĐỨA BÉ ĐEO BẦU VÚ

Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Một tính chất của đứa bé đeo bầu vú nên được hành trì,’ một tính chất nên được hành trì ấy là điều nào?

“Tâu đại vương, giống như đứa bé đeo bầu vú bám vào nơi có sự lợi ích cho nó, khi có nhu cầu về sữa thì khóc lóc. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên bám vào mục đích của mình, nên có trí tuệ của Giáo Pháp ở mọi trường hợp, ở việc đọc tụng, ở việc học hỏi, ở sự ra sức đúng đắn, ở việc tách ly, ở việc sống chung với vị thầy, ở việc thân cận với bạn tốt. Tâu đại vương, điều này là một tính chất của đứa bé đeo bầu vú nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn, vị Trời vượt trội các vị Trời, nói đến ở Trường Bộ cao quý, bài Kinh Parinibbāna:

Này Ānanda, các ngươi hãy nỗ lực cho mục đích của mình, hãy gắn bó vào mục đích của mình, hãy sống không xao lãng, có nhiệt tâm, có bản tánh cương quyết về mục đích của mình.’”

Câu hỏi về tính chất của đứa bé đeo bầu vú là thứ nhì.

*****

 

3. CÂU HỎI VỀ TÍNH CHẤT CỦA LOÀI RÙA

Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Một tính chất của loài rùa có đốm nên được hành trì,’ một tính chất nên được hành trì ấy là điều nào?

“Tâu đại vương, giống như loài rùa có đốm di chuyển, tránh xa nước vì sợ nước, tuy nhiên do việc tránh xa nước ấy, vẫn không bị giảm thiểu về tuổi thọ. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên có sự nhìn thấy nỗi sợ hãi ở việc xao lãng, nên có sự nhìn thấy nét đặc biệt của đức hạnh ở việc không xao lãng. Tuy nhiên, do trạng thái nhìn thấy nỗi sợ hãi ở việc xao lãng ấy, vẫn không bị suy giảm về bản thể Sa-môn, vị ấy tiến đến gần chỗ kề cận Niết Bàn. Tâu đại vương, điều này là một tính chất của loài rùa có đốm nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn, vị Trời vượt trội các vị Trời, nói đến ở Pháp Cú:[12]

Vị tỳ khưu thích thú trong việc không xao lãng, hoặc có sự nhìn thấy nỗi sợ hãi ở việc xao lãng, không thể bị hư hỏng, và ở kề cận chính Niết Bàn.’” 

Câu hỏi về tính chất của loài rùa là thứ ba.

*****

 

4. CÂU HỎI VỀ TÍNH CHẤT CỦA KHU RỪNG

  1. Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Năm tính chất của khu rừng nên được hành trì,’ năm tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?

“Tâu đại vương, giống như khu rừng che giấu người không trong sạch. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên che đậy sự hư hỏng, sự lỗi lầm của những người khác, không nên bộc lộ. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất của khu rừng nên được hành trì.

  1. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, khu rừng là trống không về trường hợp nhiều người đông đúc. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên là trống không về luyến ái, sân hận, si mê, ngã mạn, mạng lưới tà kiến và tất cả các phiền não. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhì của khu rừng nên được hành trì.
  2. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, khu rừng là vắng vẻ, không bị chen chúc người. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên tách biệt với các pháp ác, bất thiện, không cao thượng. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ ba của khu rừng nên được hành trì.
  3. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, khu rừng là yên tịnh, trong sạch. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên là yên tịnh, trong sạch, nên là tịch tịnh, có ngã mạn đã được dứt bỏ, có sự đạo đức giả đã được dứt bỏ. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ tư của khu rừng nên được hành trì.
  4. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, khu rừng là thân cận với những con người thánh thiện. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên thân cận với những con người thánh thiện. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ năm của khu rừng nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn, vị Trời vượt trội các vị Trời, nói đến ở Tương Ưng Bộ cao quý:

Nên sống với các bậc thánh thiện, đã tách ly, có bản tánh cương quyết, có thiền chứng, với các bậc sáng trí thường xuyên ra sức tinh tấn.’”

Câu hỏi về tính chất của khu rừng là thứ tư.

*****

 

5. CÂU HỎI VỀ TÍNH CHẤT CỦA CÂY CỐI

  1. Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Ba tính chất của cây cối nên được hành trì,’ ba tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?

“Tâu đại vương, giống như cây cối là có sự đơm hoa kết trái. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập có sự đơm hoa là sự giải thoát và kết trái là bản thể Sa-môn. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất của cây cối nên được hành trì.

  1. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, cây cối cung cấp bóng che cho những người đã đi đến và đã tiến vào. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên tiếp đón với sự tiếp đón về vật chất hoặc là với sự tiếp đón về Giáo Pháp đối với những cá nhân đã đi đến và đã tiến vào. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhì của cây cối nên được hành trì.
  2. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, cây cối không làm sự phân biệt về bóng che. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập không nên làm sự phân biệt đối với tất cả chúng sanh, nên thể hiện sự tu tập về từ ái thật sự bình đẳng đối với những kẻ trộm cướp, những kẻ phá hoại, những kẻ đối nghịch, cũng như đối với bản thân rằng: ‘Làm cách nào để các chúng sanh này có thể gìn giữ bản thân, không có thù oán, không có hãm hại, không có phiền phức, có sự an vui.’ Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ ba của cây cối nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được trưởng lão Sāriputta, vị Tướng Quân Chánh Pháp nói đến:

Trong trường hợp kẻ phá hoại Devadatta, kẻ cướp có xâu chuỗi bằng ngón tay, con voi Dhanapāla, và luôn cả (người con trai) Rāhula, bậc Hiền Trí là bình đẳng trong mọi trường hợp.’” .

Câu hỏi về tính chất của cây cối là thứ năm.

*****

 

6. CÂU HỎI VỀ TÍNH CHẤT CỦA CƠN MƯA

  1. Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Năm tính chất của cơn mưa nên được hành trì,’ năm tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?

“Tâu đại vương, giống như cơn mưa làm lắng xuống bụi bặm đã sanh khởi. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên làm lắng xuống bụi bặm phiền não đã sanh khởi. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất của cơn mưa nên được hành trì.

  1. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, cơn mưa làm mát lạnh sức nóng của trái đất. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên làm mát lạnh thế gian luôn cả chư Thiên bằng sự tu tập về từ ái. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhì của cơn mưa nên được hành trì.
  2. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, cơn mưa làm nẩy mầm tất cả các loại hạt giống. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên làm cho sanh khởi niềm tin của tất cả chúng sanh, nên gieo hạt giống niềm tin ấy ở ba sự thành tựu, ở sự thành tựu về cõi trời và loài người cho đến sự thành tựu về sự an lạc của chân lý tối thượng Niết Bàn. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ ba của cơn mưa nên được hành trì.
  3. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, cơn mưa phát khởi theo mùa bảo vệ các loài cỏ dại, cây cối, dây leo, bụi rậm, dược thảo, cổ thụ đang mọc ở bề mặt trái đất. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên làm sanh khởi sự tác ý, và với sự tác ý đúng đường lối ấy nên bảo vệ pháp Sa-môn. Tất cả các thiện pháp có gốc rễ ở sự tác ý đúng đường lối. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ tư của cơn mưa nên được hành trì.
  4. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, cơn mưa trong khi đổ mưa làm tràn đầy các con sông, hồ nước, đầm sen, và các rãnh, các khe, các suối, các hồ, các giếng nước với những khối lượng nước. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên làm đổ xuống cơn mưa Giáo Pháp về Kinh điển và pháp học, nên làm đầy đủ tâm ý đối với các ước muốn về sự chứng đắc. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ năm của cơn mưa nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được trưởng lão Sāriputta, vị Tướng Quân Chánh Pháp nói đến:

Sau khi nhìn thấy chúng sanh có thể giác ngộ dầu ở cách trăm ngàn do-tuần, bậc Đại Hiền Trí đi đến trong khoảnh khắc và giác ngộ người ấy.’”

Câu hỏi về tính chất của cơn mưa là thứ sáu.

*****

 

7. CÂU HỎI VỀ TÍNH CHẤT CỦA NGỌC MA-NI

  1. Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Năm tính chất của ngọc ma-ni nên được hành trì,’ năm tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?

“Tâu đại vương, giống như ngọc ma-ni là thuần túy trong sạch. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên có sự nuôi mạng thuần túy trong sạch. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất của ngọc ma-ni nên được hành trì.

  1. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, ngọc ma-ni không bị trộn lẫn với bất cứ vật gì. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập không nên bị trộn lẫn với các điều ác xấu, với các bạn bè ác xấu. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhì của ngọc ma-ni nên được hành trì.
  2. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, ngọc ma-ni được xếp chung với các loại ngọc nguyên chất. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên sống chung với các bậc tri thức cao quý bậc nhất, nên sống chung với các vị đã đạt Đạo, trú Quả, có được Quả Hữu Học, với các ngọc ma-ni là các bậc Nhập Lưu, Nhất Lai, Bất Lai, A-la-hán, và các vị Sa-môn có ba minh, sáu Thắng Trí. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ ba của ngọc ma-ni nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn, vị Trời vượt trội các vị Trời, nói đến ở Kinh Tập:[13]

Là những người trong sạch, trong khi sống chung với những người trong sạch, hãy tỏ ra có sự kính trọng lẫn nhau. Từ đó, có sự hợp nhất, chín chắn, các ngươi sẽ thực hiện việc chấm dứt khổ đau.’”

Câu hỏi về tính chất của ngọc ma-ni là thứ bảy.

*****

 

8. CÂU HỎI VỀ TÍNH CHẤT CỦA NGƯỜI THỢ SĂN

  1. Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Bốn tính chất của người thợ săn nên được hành trì,’ bốn tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?

“Tâu đại vương, giống như người thợ săn thì ít ngủ. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên ít ngủ. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất của người thợ săn nên được hành trì.

  1. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, người thợ săn thì trói buộc tâm chỉ ở các con thú. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên trói buộc tâm chỉ ở các đối tượng (của đề mục thiền). Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhì của người thợ săn nên được hành trì.
  2. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, người thợ săn biết thời điểm của công việc. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha nên biết thời điểm của việc thiền tịnh: ‘Giờ này là của thiền tịnh, giờ này là của việc xuất ly.’ Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ ba của người thợ săn nên được hành trì.
  3. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, người thợ săn sau khi nhìn thấy con thú thì sanh khởi sự vui mừng rằng: ‘Ta sẽ đạt được con này.’ Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha nên thích thú với các đối tượng (của đề mục thiền), nên sanh khởi sự vui mừng rằng: ‘Ta sẽ chứng đắc sự thành đạt hơn nữa.’ Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ tư của người thợ săn nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được trưởng lão Mogharāja nói đến:

Sau khi đạt được các đối tượng (của đề mục thiền), vị tỳ khưu có bản tánh cương quyết nên sanh khởi sự vui mừng hơn nữa rằng: ‘Ta sẽ chứng đắc hơn nữa.’”

Câu hỏi về tính chất của người thợ săn là thứ tám.

*****

 

9. CÂU HỎI VỀ TÍNH CHẤT CỦA NGƯỜI CÂU CÁ

  1. Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Hai tính chất của người câu cá nên được hành trì,’ hai tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?

“Tâu đại vương, giống như người câu cá giật lên các con cá nhờ vào lưỡi câu. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên giật lên các quả vị Sa-môn cao hơn nữa nhờ vào trí tuệ. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất của người câu cá nên được hành trì.

  1. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, người câu cá gây tổn thương vật nhỏ rồi đạt được lợi lớn. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên buông bỏ số lượng tài vật thế gian nhỏ nhoi. Tâu đại vương, sau khi buông bỏ số lượng tài vật thế gian nhỏ nhoi, vị hành giả thiết tha tu tập chứng đắc quả vị Sa-môn to lớn. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhì của người câu cá nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được trưởng lão Rāhula nói đến:

Sau khi từ bỏ vật chất thế gian, ngươi hãy đạt được không tánh, vô tướng, và vô nguyện giải thoát, bốn Quả, và sáu Thắng Trí.’”

Câu hỏi về tính chất của người câu cá là thứ chín.

*****

 

10. CÂU HỎI VỀ TÍNH CHẤT CỦA NGƯỜI THỢ MỘC

  1. Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Hai tính chất của người thợ mộc nên được hành trì,’ hai tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?

“Tâu đại vương, giống như người thợ mộc sau khi làm cho đúng đắn sợi chỉ đen rồi đẽo gọt khúc cây. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên làm cho đúng đắn theo Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng, nên đứng vững ở trái đất là giới, nên cầm lấy cái rìu trí tuệ bằng bàn tay đức tin, rồi nên đẽo gọt các phiền não. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất của người thợ mộc nên được hành trì.

  1. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, người thợ mộc loại bỏ giác cây và chọn lấy lõi cây. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên loại bỏ các pháp có hình thức như là: thường (kiến), đoạn (kiến), mạng sống ấy thân thể ấy, mạng sống khác thân thể khác, cái ấy là tối thượng, cái khác là tối thượng, không làm không hình thành, không có sự tạo tác của con người, lối sống phi Phạm hạnh, sự hoại diệt của chúng sanh, sự tạo thành của chúng sanh mới, tính chất thường còn của các hành, người nào làm người ấy thọ hưởng, người khác làm người khác thọ hưởng, sự nhìn thấy quả của nghiệp, và tà kiến về quả của hành động; như vậy sau khi loại bỏ các pháp có hình thức như thế ấy và luôn cả các đường lối tranh cãi khác, nên chọn lấy bản thể của các pháp tạo tác, là không tánh tuyệt đối, là không tánh tối cao không lực tác động, không bị chê trách. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhì của người thợ mộc nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn, vị Trời vượt trội các vị Trời, nói đến ở Kinh Tập:[14]

Các ngươi hãy tống đi bụi bặm, và hãy lùa bỏ rác rưởi, sau đó hãy đuổi đi những kẻ nói nhiều, những kẻ phi Sa-môn, và những kẻ Sa-môn cao ngạo.

Sau khi tống đi các ước muốn ác xấu, các thói quen và hành xứ xấu xa, là những người trong sạch, trong khi sống chung với những người trong sạch, hãy tỏ ra có sự kính trọng lẫn nhau.’”

Câu hỏi về tính chất của người thợ mộc là thứ mười.

Phẩm nhện là phẩm thứ sáu.

*****

 

TÓM LƯỢC PHẨM NÀY

“Loài nhện, đứa bé, loài rùa, khu rừng, và cây cối là thứ năm, cơn mưa, ngọc ma-ni, người thợ săn, người câu cá, và thêm người thợ mộc.”

–ooOoo–

 

 VII. PHẨM CHUM NƯỚC

1. CÂU HỎI VỀ TÍNH CHẤT CỦA CHUM NƯỚC

Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Một tính chất của chum nước nên được hành trì,’ một tính chất nên được hành trì ấy là điều nào?

“Tâu đại vương, giống như chum nước đầy thì không làm thành tiếng vang. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập sau khi đạt đến sự toàn hảo về Kinh điển, về sự chứng đắc, về pháp học, về bản thể Sa-môn thì không nên làm thành tiếng vang, không nên thể hiện sự ngã mạn vì điều ấy, không nên phô bày sự kiêu ngạo, nên có sự ngã mạn được lắng xuống, nên có sự kiêu ngạo được lắng xuống, nên thẳng thắn, không nói nhiều, không có sự khoe khoang. Tâu đại vương, điều này là một tính chất của chum nước nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn, vị Trời vượt trội các vị Trời, nói đến ở Kinh Tập:[15]

Cái gì thiếu kém cái ấy làm thành tiếng vang, cái gì được đầy cái ấy thật yên tịnh. Kẻ ngu tương tợ cái chum rỗng, bậc sáng trí tợ như hồ nước đầy tràn.’”

Câu hỏi về tính chất của chum nước là thứ nhất.

*****

 

2. CÂU HỎI VỀ TÍNH CHẤT CỦA SẮT ĐEN

  1. Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Hai tính chất của sắt đen nên được hành trì,’ hai tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?

“Tâu đại vương, giống như sắt đen hoạt động khi đã được tẩm nước đầy đủ. Tâu đại vương, tương tợ y như thế tâm của vị hành giả thiết tha tu tập hoạt động khi được gắn chặt ở sự tác ý đúng đường lối. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất của sắt đen nên được hành trì.

  1. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, sắt đen một khi đã được tẩm nước thì không loại bỏ nước. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập, một khi niềm tin đã được sanh khởi rằng: ‘Đức Thế Tôn ấy là bậc Chánh Đẳng Giác cao cả, Giáo Pháp đã khéo được tuyên thuyết, hội chúng đã thực hành tốt đẹp,’ thì không nên để vuột mất lần nữa; một khi trí tuệ đã được sanh khởi rằng: ‘Sắc là vô thường, thọ là vô thường, tưởng là vô thường, các hành là vô thường, thức là vô thường,’ thì không nên để vuột mất lần nữa. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhì của sắt đen nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn, vị Trời vượt trội các vị Trời, nói đến:

              ‘Người đã được thanh tịnh về sự nhận thức,

              vững chãi, biết được đặc điểm ở Thánh Pháp,

              thì không bị lay chuyển về nhiều khía cạnh,

              và vị ấy có trạng thái đứng đầu so với tất cả.’”

Câu hỏi về tính chất của sắt đen là thứ nhì.

*****

 

3. CÂU HỎI VỀ TÍNH CHẤT CỦA CÁI LỌNG CHE

  1. Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Ba tính chất của cái lọng che nên được hành trì,’ ba tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?

“Tâu đại vương, giống như cái lọng che di chuyển ở phía trên đầu. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên có sự di chuyển ở phía trên đầu của các phiền não. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất của cái lọng che nên được hành trì.

  1. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, cái lọng che là vật che chở cái đầu. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên có trạng thái che chở sự tác ý đúng đường lối. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhì của cái lọng che nên được hành trì.
  2. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, cái lọng che ngăn cản gió, sức nóng, và các cơn mưa từ đám mây. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập, đối với các Sa-môn, Bà-la-môn phàm phu có tà kiến gồm nhiều loại, thì nên ngăn cản các làn gió suy nghĩ, sự đốt nóng của ngọn lửa gồm ba loại (tham sân si), và các cơn mưa phiền não của họ. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ ba của cái lọng che nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được trưởng lão Sāriputta, vị Tướng Quân Chánh Pháp nói đến:

Cũng giống như cái lọng che rộng lớn, không lỗ thủng, vững chãi, chắc chắn che cản gió, sức nóng, và những cơn mưa lớn từ trên trời.

Y như thế ấy, người con trai của đức Phật, được trong sạch, cầm chiếc lọng che là giới, cản lại cơn mưa phiền não và ngọn lửa gồm ba loại có sự đốt nóng.’”

Câu hỏi về tính chất của cái lọng che là thứ ba.

*****

 

4. CÂU HỎI VỀ TÍNH CHẤT CỦA THỬA RUỘNG

  1. Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Ba tính chất của thửa ruộng nên được hành trì,’ ba tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?

“Tâu đại vương, giống như thửa ruộng có đầy đủ đường dẫn nước. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên có đầy đủ đường lối về phận sự và công việc được hành xử tốt đẹp. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất của thửa ruộng nên được hành trì.

  1. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, thửa ruộng có đầy đủ bờ bao, và với bờ bao ấy bảo vệ nước và làm cho thóc lúa kết hạt. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên có đầy đủ bờ bao về giới và sự hổ thẹn tội lỗi, với bờ bao về giới và sự hổ thẹn tội lỗi ấy nên bảo vệ bản thể Sa-môn rồi nên nắm lấy bốn quả vị Sa-môn. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhì của thửa ruộng nên được hành trì.
  2. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, thửa ruộng có đầy đủ khả năng sản xuất, là nguồn sanh lên niềm vui cho người nông dân, hạt giống được gieo dầu ít mà đạt được nhiều, được gieo nhiều thì đạt được nhiều hơn. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên có đầy đủ khả năng sản xuất, có sự ban cho các quả báu lớn lao, nên là nguồn sanh lên niềm vui cho các thí chủ để rồi vật được bố thí ít trở thành nhiều, vật được bố thí nhiều trở thành nhiều hơn. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ ba của thửa ruộng nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được trưởng lão Upāli, vị rành rẽ về Luật nói đến:

Nên giống như thửa ruộng có sự ban cho lớn lao về khả năng sản xuất, vị nào ban cho quả báu lớn lao, vị ấy gọi là thửa ruộng cao quý.’”

Câu hỏi về tính chất của thửa ruộng là thứ tư.

*****

 

5. CÂU HỎI VỀ TÍNH CHẤT CỦA THUỐC GIẢI ĐỘC

  1. Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Hai tính chất của thuốc giải độc nên được hành trì,’ hai tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?

“Tâu đại vương, giống như các con giòi không tồn tại ở thuốc giải độc. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập không nên để cho các phiền não tồn tại ở tâm. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất của thuốc giải độc nên được hành trì.

  1. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, thuốc giải độc ngăn chận tất cả chất độc do đã bị cắn, bị chạm vào, bị ngộ độc, bị ăn vào, bị uống, bị nhai, bị nếm. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên ngăn chận tất cả chất độc luyến ái, sân hận, si mê, ngã mạn, tà kiến. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhì của thuốc giải độc nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn, vị Trời vượt trội các vị Trời, nói đến:

Với ước muốn nhìn thấy bản thể và ý nghĩa của các pháp tạo tác, vị hành giả nên giống như thuốc giải độc trong việc tiêu trừ chất độc phiền não.’”

Câu hỏi về tính chất của thuốc giải độc là thứ năm.

*****

 

6. CÂU HỎI VỀ TÍNH CHẤT CỦA VẬT THỰC

  1. Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Ba tính chất của vật thực nên được hành trì,’ ba tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?

“Tâu đại vương, giống như vật thực là sự nâng đỡ cho tất cả chúng sanh. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên là sự nâng đỡ về Đạo Lộ cho tất cả chúng sanh. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất của vật thực nên được hành trì.

  1. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, vật thực làm tăng trưởng sức mạnh của chúng sanh. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên tăng trưởng sự phát triển của phước báu. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhì của vật thực nên được hành trì.
  2. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, vật thực là được mong mỏi đối với tất cả chúng sanh. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên được mong mỏi bởi tất cả thế gian. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ ba của vật thực nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được trưởng lão Mahāmoggallāna nói đến:

Nhờ vào sự thu thúc, nhờ vào sự kềm chế, nhờ vào giới, nhờ vào sự thực hành, vị hành giả sẽ là được mong mỏi đối với tất cả thế gian.’”

Câu hỏi về tính chất của vật thực là thứ sáu.

*****

 

7. CÂU HỎI VỀ TÍNH CHẤT CỦA NGƯỜI CUNG THỦ

  1. Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Bốn tính chất của người cung thủ nên được hành trì,’ bốn tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?

“Tâu đại vương, giống như người cung thủ, trong khi bắn những mũi tên, thì thiết lập vững chắc hai bàn chân ở trái đất, giữ đầu gối ngay thẳng, đặt bao tên ở thắt lưng, kềm cứng thân hình, nâng hai bàn tay lên ở chỗ tiếp xúc, kìm chặt nắm tay, làm cho các ngón tay không có lỗ hổng, nâng cổ lên, khép lại mắt và miệng, ngắm thẳng mục tiêu, làm sanh khởi niềm vui rằng: ‘Ta sẽ xuyên thủng.’ Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên thiết lập hai bàn chân tinh tấn ở trái đất là giới, nên giữ sự kham nhẫn và khoan dung được ngay thẳng, nên đặt tâm ở sự phòng hộ, nên đưa bản thân vào sự thu thúc và sự kềm chế, nên kìm chặt ước muốn và sự say đắm, nên làm cho tâm không có lỗ hổng ở sự tác ý đúng đường lối, nên nâng sự tinh tấn lên, nên khép lại sáu cánh cửa (giác quan), nên thiết lập niệm, nên làm sanh khởi niềm vui rằng: ‘Ta sẽ xuyên thủng tất cả phiền não bằng mũi tên trí tuệ.’ Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất của người cung thủ nên được hành trì.

  1. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, người cung thủ mang theo vật uốn thẳng để làm ngay thẳng cây tên bị cong, bị vẹo, bị quẹo. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên mang theo vật uốn thẳng là sự thiết lập niệm ở thân này để làm ngay thẳng cái tâm bị cong, bị vẹo, bị quẹo. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhì của người cung thủ nên được hành trì.
  2. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, người cung thủ chuyên chú ở mục tiêu. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên chuyên chú ở thân này. Tâu đại vương, vị hành giả thiết tha tu tập nên chuyên chú ở thân này như thế nào? Nên chuyên chú là vô thường, là cơn bệnh, —(như trên)— là ghẻ, là mụt nhọt, là tai ương, là tật nguyền, là cái khác, là tiêu hoại, là tai họa, là bất hạnh, là sợ hãi, là nguy hiểm, là thay đổi, là mảnh mai, là không bền, là không nơi nương tựa, là không nơi trú ẩn, là không nơi nương nhờ, là trạng thái không có nơi nương nhờ, là rỗng không, là trống không, là bất lợi, là không có lõi, là gốc gác của tai ương, là kẻ giết hại, là có sự rò rỉ, là bị tạo tác, là có bản chất sanh ra, là có bản chất già, là có bản chất bệnh, là có bản chất chết, là có bản chất sầu muộn, là có bản chất than vãn, là có bản chất thất vọng, là có bản chất phiền não. Tâu đại vương, vị hành giả thiết tha tu tập nên chuyên chú ở thân này như thế. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ ba của người cung thủ nên được hành trì.
  3. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, người thợ săn chuyên chú sáng chiều. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên chuyên chú ở đối tượng (của đề mục thiền) sáng chiều. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ tư của người thợ săn nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được trưởng lão Sāriputta, vị Tướng Quân Chánh Pháp nói đến:

Giống như người cung thủ chuyên chú sáng chiều, trong khi không bê trễ việc chuyên chú, đạt được bữa ăn và tiền lương.

Tương tợ y như thế, người con trai của đức Phật thực hành sự chuyên chú ở thân, trong khi không bê trễ việc chuyên chú ở thân, chứng đắc phẩm vị A-la-hán.’”

Câu hỏi về tính chất của người cung thủ là thứ bảy.

Phẩm chum nước là phẩm thứ bảy.

*****

 

TÓM LƯỢC PHẨM NÀY

“Chum nước, và sắt đen, cái lọng che, thửa ruộng, và thuốc giải độc, với vật thực, và người cung thủ, đã được các bậc hiểu biết nói đến.”

CÂU HỎI GIẢNG VỀ CÁC VÍ DỤ ĐƯỢC CHẤM DỨT.

–ooOoo–

 

ĐOẠN KẾT

“Các câu hỏi của đức vua Milinda được truyền đạt ở trong tập sách này gồm có hai trăm sáu mươi hai câu hỏi, được chia thành hai mươi hai phẩm, thuộc về sáu chương, như vậy là đầy đủ. Tuy nhiên còn có bốn mươi hai câu hỏi chưa được truyền đạt. Tổng cộng tất cả các câu hỏi đã được truyền đạt và chưa được truyền đạt là ba trăm lẻ bốn câu hỏi. Hết thảy tất cả được gọi tên là: ‘Các câu hỏi của đức vua Milinda.’

Vào lúc kết thúc các câu hỏi và các câu trả lời của đức vua và vị trưởng lão, đại địa cầu này, có phần đất rắn là tám mươi bốn trăm ngàn (8.400.000) do-tuần, được bao quanh bởi nước, đã rúng động theo sáu cách, các tia sét đã phóng ra, chư Thiên đã đổ xuống cơn mưa bông hoa thuộc cõi Trời, Đại Phạm Thiên đã thốt lời tán thán, ở giữa lòng đại dương đã có tiếng động lớn tợ như tiếng gầm của sấm ở đám mây đen. Như thế, đức vua Milinda ấy và đoàn hậu cung đã chắp tay cúi mình, đê đầu đảnh lễ.

Đức vua Milinda, có tâm mừng rỡ tột độ, đã trở thành người có sự hiểu biết về Giáo Pháp của đức Phật, không còn hoài nghi ở ba ngôi báu, thoát khỏi bụi rậm, không còn ương bướng, đã được tịnh tín tột độ ở các đức hạnh, ở sự xuất gia, ở sự khéo thực hành, và bốn oai nghi của vị trưởng lão, được tự tin, không còn mong cầu, sự ngã mạn và kiêu ngạo đã được diệt trừ, tợ như rắn chúa có răng nanh đã bị nhổ đi, (đức vua) đã nói như vầy:

‘Thưa ngài Nāgasena, lành thay, lành thay! Các câu hỏi có liên quan đến đức Phật đã được ngài trả lời. Ở Giáo Pháp này của đức Phật, ngoại trừ trưởng lão Sāriputta, vị Tướng Quân Chánh Pháp, không có ai khác tương đương ngài trong việc trả lời các câu hỏi. Thưa ngài Nāgasena, xin ngài chấp nhận trẫm là nam cư sĩ đã đi đến nương nhờ kể từ hôm nay cho đến trọn đời.’

Từ đó, đức vua cùng với các đội binh lính phục vụ cho trưởng lão Nāgasena, cho xây dựng tu viện tên Milinda, sau đó dâng đến vị trưởng lão, rồi hộ độ bốn món vật dụng đến trưởng lão Nāgasena cùng với một trăm koṭi (một tỷ) vị tỳ khưu là các bậc Lậu Tận. Thêm nữa, sau khi đã được tịnh tín đối với trí tuệ của vị trưởng lão, sau khi đã trao lại vương quốc cho người con trai, đức vua đã rời nhà xuất gia sống không nhà, đã làm tăng trưởng pháp minh sát, và đã đạt được phẩm vị A-la-hán.” Vì thế, đã được nói rằng:  

Trí tuệ được ca tụng ở thế gian, việc thuyết giảng nhằm việc duy trì Chánh Pháp, sau khi trừ diệt sự phân vân bằng trí tuệ, các bậc sáng trí đạt được sự an tịnh.

Trí tuệ đứng vững ở trên vai của người nào, ở người nào niệm không thiếu sót, người ấy chính là bậc tối cao, vô thượng, nhận lãnh phần đặc biệt của sự cúng dường.

Chính vì thế, con người sáng trí, trong khi nhận thức về mục đích của bản thân, nên cúng dường các bậc có trí tuệ, ví như cúng dường ngôi bảo tháp là nơi đáng được cúng dường.”

*****

Vị đại trưởng lão tên Doṇi sống ở thành phố Doṇi thuộc xứ Laṅkā đã viết lại (tập sách) đã được xếp đặt khéo léo theo như đã được nghe.

Câu hỏi của đức vua Milinda và câu trả lời của vị Nāgasena, bởi vì Milinda có trí tuệ lớn lao và vị Nāgasena vô cùng sáng trí.

Do việc làm phước thiện này, mong rằng từ chốn này tôi đi đến cõi Trởi Đẩu Xuất, và ở ngày vị lai tôi có thể gặp (đức Phật) Metteyya, và có thể lắng nghe Giáo Pháp tối thượng.”

 

‘MILINDA VẤN ĐẠO’ ĐƯỢC CHẤM DỨT.

–ooOoo–

 

[1] Theragāthāpāḷi – Trưởng Lão Kệ, TTPV 31, trang 243, các câu kệ 1059 -1061.

[2] Apadānapāli – Thánh Nhân Ký Sự tập 1, TTPV 39, trang 55, câu kệ 364.

[3] Nghĩa là nhìn phía trước ở mặt đất khoảng 2 mét (ND).

[4] Câu kệ này cũng được thấy ở Dhammapadapāḷi – Pháp cú, câu 316.

[5] Cakkavākajātakaṃ – Bổn Sanh 434.

[6] Theragāthāpāḷi – Trưởng Lão Kệ, TTPV 31, trang 59, câu kệ 142, nhưng ghi là lời của trưởng lão Mahācunda.

[7] Cūḷanāradajātakaṃ – Bổn Sanh 477.

[8] Dīghanikāya – Trường Bộ tập 3, bài Kinh số 30.

[9] Bhallātiyajātakaṃ – Bổn Sanh 504.

[10] Theragāthāpāḷi – Trưởng Lão Kệ, TTPV 31, trang 229, các câu kệ 982, 983.

[11] Sáu cánh cửa: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, và ý (ND).

[12] Dhammapadapāḷi – Pháp Cú, câu 32.

[13] Suttanipātapāḷi – Kinh Tập, TTPV 29, Cullavaggo, trang 88, câu kệ 285.

[14] Suttanipātapāḷi – Kinh Tập, TTPV 29, Cullavaggo, trang 89, các câu kệ 283-285.

[15] Suttanipātapāḷi – Kinh Tập, TTPV 29, Cullavaggo, trang 227, câu kệ 724.

—-

Bài viết trích từ cuốn “Kinh Điển Tam Tạng – Tiểu Bộ – Milinda Vấn Đạo“, Tỳ-khưu Indacanda Dịch Việt
* Link tải sách ebook: “Kinh Điển Tam Tạng – Tiểu Bộ – Milinda Vấn Đạo” ebook
* Link thư mục ebook: Sách Tỳ-khưu Indacanda
* Link tải app mobile: Ứng Dụng Phật Giáo Theravāda 

 

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.