Pháp Thoại Khoá Satipatthana – Ngày 1 | Thiền Sư S.n. Goenka
MAIN CONTENT
PHÁP THOẠI KHOÁ SATIPATTHANA – NGÀY 1 | THIỀN SƯ S.N. GOENKA
AUDIO BÀI GIẢNG TIẾNG VIỆT:
AUDIO BÀI GIẢNG TIẾNG ANH:
NỘI DUNG BÀI GIẢNG TIẾNG VIỆT & TIẾNG ANH (SƯ PHÁP THÔNG DỊCH VIỆT):
DAY ONE | NGÀY THỨ NHẤT |
The first day of the Satipaṭṭhāna course is over. The technique, and your practice, remain the same. It is however a special course in the sense that you will try to understand the words of the Buddha with reference to the technique. All the teachings, all the discourses of the Buddha are so enlightening, full of wisdom, so precious, just like portions of a big, sweet cake. Every one of them gives the same taste of nectar, ambrosia. The Mahā-satipaṭṭhāna Sutta however is chosen because it deals with this technique in detail. | Ngày đầu tiên của khóa thiền Tứ Niệm Xứ (satipaṭṭhāna) đã qua. Kỹ thuật và việc thực hành của bạn vẫn như thế không có gì khác cả. Tuy nhiên đây là một khóa thiền đặc biệt theo nghĩa bạn sẽ cố gắng hiểu rõ những lời dạy của Đức Phật liên quan đến kỹ thuật (niệm thọ). Thực ra tất cả những lời dạy của Đức Phật, tất cả các bài giảng của Đức Phật đều rất khai sáng, rất trí tuệ, rất quý giá, tựa như những phần của một chiếc bánh ngọt to lớn. Mỗi phần trong đó đều cho cùng một hương vị thơm ngon bổ dưỡng như nhau. Song, sở dĩ bài kinh Mahā-Satipaṭṭthāna (Đại niệm Xứ) được chọn vì nó đề cập chi tiết đến kỹ thuật này hơn mà thôi. |
It is better for serious old students to hear the actual words of the Buddha, to understand both practice and theory more clearly, in more detail, and to come out of any confusion. A few enthusiastic students unfortunately started teaching without proper training or grounding in the technique, and mixed other things with it. In India they attended just a few courses. They mostly had great attachment to their own sectarian philosophical beliefs and no technique of their own. With only superficial knowledge of Vipassana, they were unable to teach it properly. Vipassana students who attended their courses got very confused. | Đối với những thiền sinh kỳ cựu và nghiêm túc việc nghe những lời dạy đích thực của Đức Phật là rất bổ ích để hiểu được cả pháp hành lẫn pháp học (lý thuyết) một cách rõ ràng hơn, chi tiết hơn, và nhất là để thoát khỏi mọi sự lầm lẫn. Tiếc thay, một số thiền sinh quá sốt sắng đã bắt đầu đi dạy thiền khi chưa được huấn luyện cơ bản trong kỹ thuật này, nên đã pha trộn những thứ khác vào đó. Ở Ấn độ, những người này chỉ tham dự một vài khóa thiền. Hầu hết họ còn chấp chặt vào những tín ngưỡng riêng của họ và không có lấy một kỹ thuật riêng nào cả. Chỉ với kiến thức hời hợt về vipassanā (thiền minh sát), họ đã không thể dạy kỹ thuật này một cách đúng đắn. Kết quả là những người tham dự các khóa thiền của họ đã trở nên rất lúng túng, lầm lẫn. |
Similarly in the West, people have started teaching with a base of this technique, but differently. Just to differentiate they claim to teach Satipaṭṭhāna, and say that what Goenka teaches is Vipassana. This caused great confusion. Satipaṭṭhāna is Vipassana. Vipassana is Satipaṭṭhāna. The direct words of the Buddha will clarify this. They will give inspiration and guidance, and the understanding of Dhamma at a deeper level. Therefore the technique remains the same but the evening discourses will cover this very important Satipaṭṭhāna Sutta in detail. | Tương tự, ở phương Tây, người ta cũng đã bắt đầu dạy thiền với một căn bản của kỹ thuật (niệm thọ) này, nhưng có hơi khác. Để phân biệt, họ tự nhận là dạy thiền Tứ Niệm Xứ (satipaṭṭhāna), và nói những gì ông Goenka dạy chỉ là Vipassanā (thiền minh sát)! Điều này đã gây lúng túng không ít cho một số người. Thực ra satipaṭṭhāna là vipassanā và vipassanā là satipaṭṭhāna không có gì khác cả. Những lời dạy trực tiếp của Đức Phật sẽ làm sáng tỏ vấn đề này. Lời dạy ấy sẽ cho chúng ta niềm cảm hứng và sự hướng dẫn, nhất là sự hiểu biết về Pháp (dhamma) ở mức thâm sâu hơn. Do đó, kỹ thuật thực hành vẫn như vậy (tức như những khóa thiền vipassanā trước), nhưng ở các buổi pháp đàm mỗi chiều chúng tôi sẽ đề cập chi tiết tới bài kinh Tứ Niệm Xứ (satipaṭṭhāna) rất quan trọng này. |
Initially Pāli, the ancient language spoken by the Buddha, will seem very new to you. Slowly you will start understanding the words. Later you will be able to develop a working knowledge of the language. Then it becomes so inspiring. If you are a good Vipassana meditator you will feel as if the words are for you, that the Buddha himself is directing your practice. At this beginning stage, understand just a few words, which will be helpful. | Buổi đầu tiếng Pāḷi, ngôn ngữ cổ mà Đức Phật dùng để thuyết giảng, có lẽ sẽ rất mới lạ với các bạn. Dần dần rồi các bạn cũng sẽ hiểu những lời dạy ấy. Sau đó các bạn có thể phát triển được một kiến thức tương đối về ngôn ngữ. Lúc ấy Pāḷi ngữ sẽ trở nên rất hấp dẫn với bạn. Nếu bạn là một hành giả Minh sát (vipassanā) tốt bạn sẽ cảm thấy như thể những lời ấy được nói cho bạn. Tuy nhiên, ở giai đoạn ban đầu này, chỉ cần hiểu được vài chữ thôi, cũng rất là hữu ích rồi. |
The Three Steps | Ba phương diện của Pháp (Dhamma) |
There are three aspects, or important steps of Dhamma. The first is pariyatti: sufficient intellectual knowledge of the teaching. Those who have not even heard or read the words of the Enlightened Person cannot understand Dhamma and its universal nature. They will understand Dhamma only as Buddhist religion. They will take it as a sectarian philosophical belief, or a rite, ritual, or religious ceremony, such as they themselves remain involved in. A sutavā is one who has heard and will understand Dhamma as universal law, truth, nature, not limited to any sect or community. Having heard, a sutavā can practise and apply it in life, and so is a fortunate person compared to an assutavā, who has heard nothing about universal truth, and remains confused. | Có ba phương diện hay ba bước quan trọng của việc thực hành Pháp (dhamma). Thứ nhất là học pháp (pariyatti), tức là phải có kiến thức đầy đủ về lời dạy của Đức Phật. Những người không nghe hay không đọc những lời dạy của bậc Giác ngộ không thể nào hiểu được Pháp và tính chất phổ quát của nó. Họ sẽ hiểu Pháp chỉ như “Phật giáo”. Họ sẽ xem Pháp như một tín ngưỡng, tín điều hay nghi thức tôn giáo, như chính bản thân họ từng bị lôi cuốn vào. Một sutavā [1] hay bậc thanh văn là người đã được nghe và sẽ hiểu pháp (dhamma) như một quy luật của phố quát, như sự thực hay tính chất phổ quát, không giới hạn cho bất kỳ một bộ phái hoặc cộng đồng nào cả. Sau khi đã nghe, một “sutavā” có thể thực hành và áp dụng nó vào cuộc sống, và vì thế vị ấy là người thực sự may mắn so với một người vô văn phàm phu (assutavā), tức là người không nghe gì về sự thực phổ quát (hay Pháp – dhamma), do đó vẫn luôn bị lầm lẫn. |
Hearing or reading words of pure Dhamma is very good to give inspiration and guidance to start practising. However if you remain satisfied just with that and don’t practise, because now you feel you know everything at the intellectual level, then it becomes just a devotional game. Actually you don’t know because direct experience is missing. You have just accepted the truth without practising, which may even become a hindrance to liberation. Therefore every sutavā must start practising. | Nghe hay đọc những lời Pháp thuần khiết là điều rất tốt vì nó cho bạn nguồn cảm hứng và sự hướng dẫn để khởi sự việc thực hành. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn chỉ thỏa mãn với kiến thức do nghe ấy mà không chịu thực hành, vì giờ đây bạn cảm thấy như mình đã biết đủ mọi thứ ở mức tri thức rồi, thời kiến thức tự nó sẽ trở thành chẳng khác gì một trò chơi phục vụ tín ngưỡng. Thực sự bạn không biết gì cả bởi vì kinh nghiệm trực tiếp đã vắng mặt. Bạn chỉ chấp nhận sự thực mà không thực hành, điều này thậm chí có thể trở thành một chướng ngại cho sự giải thoát . Bởi thế mọi sutavā (thinh văn) đều phải bước vào thực hành. |
Paṭipatti, the next step, is practising Dhamma. In another discourse the Buddha said: Supaṭipanno Bhagavato sāvaka-saṅgho. |
Patipaṭṭi, bước kế tiếp, là thực hành Pháp (dhamma). Trong một bài kinh khác Đức Phật dạy: Supaṭipanno Bhagavato Sāvaka-saṅgho. |
Sāvaka means sutavā. Sāvaka-saṅgho means the saṅgha which is sāvaka, which has heard the teaching of the Buddha and started walking on the path properly—that is, supaṭipanno, “well practiced.” Walking on the path they will reach the final destination of full liberation. Paṭipatti will do this, not pariyatti alone. With pariyatti you start understanding that as a human being, as a social being, you must live a life of morality in your family and in society. If you disturb the peace and harmony of others, how can you experience peace and harmony? So you abstain from any physical or vocal action which hurts and harms other beings. You abstain from killing, stealing, sexual misconduct, lying, harsh words, backbiting or useless, meaningless words which waste your time and that of others, and from taking any kind of intoxicant. You also understand that by abstaining from unwholesome actions you are actually obliging yourself, not only others. Such unwholesome actions cannot be performed unless you generate great impurity in the mind; like craving, greed, aversion, ego, and fear. When you do that, you harm yourself. For this reason you understand the importance of sīla, which means “morality.” | Chư Tăng, thinh văn đệ tử Phật, là các bậc thiện hạnh. Ở đây chữ sāvaka đồng nghĩa với sutavā – thinh văn hay bậc nghe pháp đầy đủ. Do đó, sāvaka-saṅgho có nghĩa: Tăng (saṅgha) là các bậc thinh văn (sāvaka), đã được nghe lời dạy bảo của Đức Phật và bắt đầu bước đi trên đạo lộ một cách chân chính – đó là “supaṭipanno”, thiện hạnh hay khéo thực hành. Bước đi trên đạo lộ này các vị sẽ đạt đến đích cuối cùng của sự giải thoát viên mãn. Hành pháp (patipaṭṭi) sẽ làm được điều này, chứ không phải một mình học pháp (pariyatti). Với pháp học (pariyatti) bạn hiểu rằng là một con người, một thành viên của xã hội, bạn phải sống một cuộc sống đạo đức trong gia đình bạn và trong xã hội. Nếu bạn khuấy động sự bình yên và hòa hợp của người khác, làm thế nào bạn có thể cảm nghiệm được sự bình yên và hòa hợp trong chính mình? Vì thế bạn tránh mọi hành động bằng thân và khẩu (lời nói) nào làm tổn thương và có hại cho người khác. Bạn tránh sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói lời thô ác, nói lời chia rẽ hoặc những lời vô ích, vô nghĩa phí thì giờ của bạn và phí thì giờ của người khác. Bạn cũng hiểu rằng bằng cách tránh những hành động bất thiện này bạn thực sự làm ơn cho bản thân mình chứ không phải cho người khác. Vì sao? Những hành động bất thiện này chắc chắn không thể được thực hiện nếu như bạn không phát sinh ô nhiễm trong tâm; như tham ái, sân hận, tự ngã, và sợ hãi. Khi bạn làm như thế, bạn đã tự làm hại mình trước. Vì lý do đó bạn hiểu được tầm quan trọng của giới – sīla. |
However even with your intellectual understanding, maintaining sīla becomes difficult without control over the mind. Therefore you must practise samādhi, that is mastery of the mind. In certain circumstances, such as the environment of a Vipassana course, it is easy not to break your sīla, but walking on the path you have to develop this mastery. You start becoming supaṭipanno. Now you are practising using Ānāpāna, awareness of your respiration, which is paṭipatti. | Tuy nhiên, ngay cả với sự hiểu biết trên phương diện tri thức của bạn là thế, việc giữ giới vẫn trở nên khó khăn nếu không kiểm soát được tâm. Do đó, bạn phải thực hành định tâm (samādhi), nghĩa là bạn phải làm sao làm chủ được tâm của mình. Trong một vài trường hợp, chẳng hạn như ở môi trường của một khóa thiền vipassanā thế này, không phạm giới là điều rất dễ, song khi đã bước lên đạo lộ (giải thoát ) bạn buộc phải phát triển định tâm hay làm chủ tâm. Có như thế bạn mới trở thành bậc “thiện hạnh” supaṭipanno. Hiện giờ bạn đang thực hành pháp “niệm hơi thở” – Ānāpāna, và đây là “hành pháp” – paṭipatti. |
As you proceed on the path properly, as an enlightened person intends you to, you have to control the mind in a proper way, or this control will not take you to the third step of paṭivedhana. Literally this means “piercing, penetrating.” Your samādhi concentrates the mind on the reality pertaining to yourself, your own mind-matter phenomenon, because respiration is related to both mind and matter. However, as you proceed you will notice a great stock of accumulated impurities inside. Although you try to control your physical and vocal actions, yet you get overwhelmed by them from time to time. Therefore you have to reach that depth of truth which will take these impurities out. | Khi bạn tiếp tục tiến tới trên đạo lộ một cách đúng đắn, với ý định trở thành một con người giác ngộ, bạn phải kiểm soát tâm theo đúng cách, nếu không sự kiểm soát này sẽ không đưa bạn đến được bước thứ ba của sự “thông đạt” – paṭivedhana (thường dịch là pháp thành). Paṭivedhana nghĩa đen là “chọc thủng, thể nhập”. Định (samādhi) của bạn sẽ tập trung trên thực tại của tự thân, đó là các hiện tượng tâm – vật lý hay danh – sắc của bạn, bởi vì hơi thở có liên quan đến cả tâm lẫn thân. Tuy nhiên, khi bạn tiếp tục tiến tới bạn sẽ để ý thấy là bạn có cả một kho chứa lớn những bất tịnh tích lũy ở bên trong. Mặc dù bạn cố gắng để kiểm soát những hành động về thân và khẩu của mình, tuy thế thỉnh thoảng bạn vẫn bị những bất tịnh này áp đảo. Do đó, bạn phải đi vào chiều sâu của thực tại để nhổ bật những bất tịnh này ra. |
Paññatti is apparent truth: it seems to be, it appears to be so. To witness ultimate truth you have to remove this curtain of apparent truth, pierce, penetrate, and cut it asunder. This is Vipassana. In another text it was said: Paññatti ṭhapetvā visesena passatīti vipassanā. |
Paññatti (chế định) là sự thực bề ngoài: sự vật có vẻ như là hay, dường như là vậy chứ không phải sự vật đúng như nó đang là. Muốn chứng kiến sự thực cùng tột bạn phải loại bỏ bức màn của sự thực chế định này, bạn phải chọc thủng, thể nhập và tách rời nó ra. Đây là Minh sát (vipassanā). Trong một bài kinh khác điều này được nói tới như: Paññatti ṭhapetvā visesena passatīti vipassanā. |
Paññatti ṭhapetvā means “having removed the apparent truth.” Then Vipassana sees (passati) things by their characteristic (visesena). By piercing, penetrating the apparent, solidified, intensified truth, which has to be dissected, disintegrated, dissolved, you move towards the ultimate truth of what is called “I,” “mine,” the material structure, the mental structure, and the mental contents. Then piercing the entire field of mind and matter you can witness something beyond—the ultimate truth of nibbāna, which is eternal, beyond the entire field of mind and matter. This practice of piercing wisdom, paṭivedhana, which is Vipassana, leads to the final goal of full liberation. | Paññatti ṭhapetvā có nghĩa là “sau khi đã loại bỏ sự thực chế định hay sự thực bên ngoài”. Lúc đó minh sát (vipassanā) thấy (passati) mọi vật (các pháp) theo đặc tính (visesena) của chúng. Nhờ chọc thủng, thể nhập sâu vào sự thực bề ngoài, kiên cố và mạnh mẽ, những sự thực phải được mổ xẻ ra, làm cho tan ra, bạn đi vào sự thực tối hậu của những gì bạn thường gọi là “tôi”, “của tôi” thực chất chỉ là cấu trúc vật lý, cấu trúc tâm lý và các nội dung tâm trí (sắc pháp tâm và sở hữu tâm). Sau khi chọc thủng toàn bộ lãnh vực của tâm và vật chất hay danh và sắc bạn có thể chứng kiến những gì vượt qua đó – hay nói khác hơn bạn thấy được sự thực tối hậu của Niết Bàn, sự thực hay chân đế vĩnh cửu, vượt ngoài toàn bộ lĩnh vực của tâm và vật chất. Việc thực hành tuệ thể nhập hay chọc thủng (paṭivedhana) này, vốn là vipassanā, sẽ dẫn đến mục tiêu cuối cùng của sự giải thoát viên mãn. |
Therefore understand that the purpose of hearing this Sutta during the course is not merely for pariyatti. However helpful this theoretical knowledge might be, all three steps of pariyatti, paṭipatti, and paṭivedhana have to be taken. These three cover the entire universe of paññā, that is wisdom. | Do đó, phải hiểu rằng mục đích của việc nghe kinh trong suốt khóa thiền không chỉ để học pháp (pariyatti). Cho dù tri kiến có tính lý thuyết này có thể hữu ích như thế nào, thì ba bước – học pháp (paṭivedha), hành pháp (paṭipatti) và thể nhập hay thông đạt pháp (paṭivedhana) cũng phải được thực hiện. Ba bước này bao trùm toàn bộ lãnh vực của tuệ (paññā). |
In ten-day courses you have heard about the three stages of paññā. Suta-mayā paññā is what you have heard. It is someone else’s wisdom, not yours. Cintā-mayā paññā is your intellectual reasoning, your understanding of someone else’s wisdom. Both are good, but only if you take the third step of bhāvanā-mayā paññā, to witness the truth yourself. Repeated witnessing develops your wisdom and it is this direct experience that takes you to the final goal. | Trong những khóa thiền mười ngày các bạn đã nghe nói đến ba giai đoạn của tuệ (paññā). Suta-mayā paññā hay văn tuệ là những gì bạn đã được nghe. Nó là trí tuệ của người khác, không phải của bạn. Cintā-mayā paññā hay tư tuệ là sự suy luận dựa trên lý trí, sự hiểu biết của bạn về trí tuệ của người khác. Cả hai đều tốt, nhưng chỉ khi bạn thực hiện bước thứ ba của tu tuệ – bhāvanā-mayā paññā, để tự mình chứng kiến sự thực. Sự chứng kiến hay minh quán thường xuyên sẽ mở rộng trí tuệ của bạn ra và chính kinh nghiệm trực tiếp này sẽ đưa bạn đến mục tiêu cuối cùng. |
Different words for this threefold distinction are used in another Indian tradition. First is sadda sacca, truth of the word. Fanatics think that the truth of the scriptures must be accepted even without understanding it. When witnessed, experienced, it may be true, but they have merely heard and developed attachment. It is not truth for them. Next is anumāna sacca, intellectual understanding by inference. From smoke you infer fire. You have not seen the fire. Both of these can be illusionary, delusionary. | Truyền thống Ấn Độ đã dùng những từ khác để chỉ ba loại sự thực này. Thứ nhất là Thanh đế – sadda sacca, sự thực của lời nói. Những người cuồng tín cho rằng sự thực của kinh điển phải được chấp nhận cho dù không hiểu nó. Tất nhiên, khi chứng kiến hay kinh nghiệm, điều đó có thể là thực, song chúng vẫn chỉ do nghe và do chấp thủ, chứ không phải là sự thực tự họ chứng nghiệm. Kế tiếp là Tỷ lượng đế – anumāna sacca, sự hiểu biết trên phương diện tri thức do suy luận. Nhìn khói suy ra có lửa. Bạn không thấy lửa thực sự mà chỉ suy luận ra. Cả hai loại sự thực này có thể là ảo tưởng, ảo giác. |
Third is the truth you directly witness yourself: paccakkha sacca. The entire teaching of an enlightened person is to inspire you to do this. Belief in the Buddha’s words is essential, but unless you yourself witness the truth you can never become enlightened. To listen and understand intellectually is very helpful, but at the same time every teaching has to be witnessed by those who aspire to get liberated. This is what is taught in the Satipaṭṭhāna Sutta, and its every word should inspire and guide you. | Thứ ba là Tự chứng đế – paccakkha sacca, sự thực mà bạn tự mình chứng kiến, tự mình trực nhận. Toàn bộ lời dạy của bậc giác ngộ là để khích lệ bạn làm điều này. Tin vào những lời dạy của Đức Phật là điều thiết yếu, song trừ phi bạn tự mình chứng nghiệm sự thực, bằng không bạn chẳng thể nào giác ngộ. Nghe và hiểu trên phương diện tri thức là rất hữu ích, nhưng đồng thời mọi lời dạy cũng phải được tự chứng bởi những người có nguyện vọng muốn đạt đến giải thoát . Đây là những gì được dạy trong kinh Niệm Xứ – Satipaṭṭhāna Sutta, và mỗi lời dạy của bài kinh sẽ truyền cảm hứng và hướng dẫn bạn (trên bước đường tu tập giải thoát). |
Sati – Awareness | Sati – Niệm |
Sati means awareness, the witnessing of every reality pertaining to mind and matter within the framework of the body. Only with proper understanding and wisdom does it become satipaṭṭhāna. Ṭhāna means getting established. Paṭṭhāna means getting established in a proper way, which is in different ways, or pakārena: Pakārena jānātī’ti paññā. | Sati có nghĩa là niệm (nhận biết), chứng kiến mọi thực tại thuộc tâm và vật chất trong cấu trúc của thân. Chỉ với sự hiểu biết và trí tuệ “niệm” mới trở thành satipaṭṭhāna (niệm xứ). Ṭhāna nghĩa là được thiết lập. Paṭṭhāna là được thiết lập đúng cách, được thiết lập theo những cách khác nhau, hay pakārena: Pakārena janātī’ti paññā |
Paññā, wisdom, jānāti, understands, reality from different angles. Witnessing from only one angle is partial, distorted truth. You have to try to witness the totality, which is done by observing from different angles. Then it is pakārena, and it becomes paññā. | Trí tuệ (paññā) hiểu biết (jānāti) thực tại từ những góc độ khác nhau. Chứng kiến từ một góc độ duy nhất, thì sự thực bị méo mó, thiên vị. Bạn phải cố gắng thấy sự thực trong tính toàn vẹn của nó, bằng cách quan sát từ nhiều góc độ khác nhau. Lúc đó nó mới là pakārena, và trở thành trí tuệ (paññā). |
Thus sati becomes paṭṭhāna when it is joined with paññā. Whenever the Buddha uses the words sati or sato, he also uses sampajāno, as in the Sutta: ātāpī sampajāno satimā | Như vậy, sati hay niệm trở thành niệm xứ – satipaṭṭhāna khi nó liên kết với trí tuệ. Bất cứ khi nào Đức Phật dùng chữ sati hay sato (niệm), Ngài cũng dùng sampajāno (tỉnh giác), như trong bài kinh này: ātāpī sampajāno satimā (nhiệt tâm, tỉnh giác và chánh niệm). |
Ātāpī means “ardently.” However sati is perfect only with wisdom, sampajāno, with the understanding of the nature of reality at the experiential level—that is, its basic characteristic of anicca, arising and passing. Because its nature is to be impermanent, the characteristic of dukkha, misery or suffering, is also inherent. Practising with paññā, you will understand dukkha with your own experience. Every pleasant experience, every pleasant situation is anicca. | Ātāpī nghĩa là “nhiệt tâm”. Tuy nhiên chánh niệm (sati) chỉ hoàn hảo khi nó đi với trí tuệ (tỉnh giác) sampajāno, với sự hiểu biết về bản chất của thực tại ở mức kinh nghiệm – đó là hiểu biết đặc tính vô thường (anicca), sanh và diệt cơ bản của thực tại. Do bản chất phải chịu vô thường của nó, đặc tính khổ (dukkha) cũng là tự nhiên. Thực hành với trí tuệ, bạn sẽ hiểu được đặc tính khổ hay khổ tướng với kinh nghiệm riêng của bạn. Mọi cảm thọ lạc, mọi tình huống dễ chịu đều vô thường (anicca). |
Everything within the framework of the body changes into something unpleasant, so it is nothing but dukkha. The law of nature is such. Yet the tendency of the mind is to get attached and cling to a pleasant experience, and when it is gone you feel so miserable. This is not a philosophy but a truth to be experienced by paṭivedhana: dividing, dissecting, disintegrating, dissolving you reach the stage of bhaṅga, total dissolution. You witness the solidified, material structure, the body, as actually nothing but subatomic particles, kalāpas, arising and passing. Similarly the mind and mental contents manifest as very solidified, intensified emotions—anger, fear, or passion—which overpower you. Vipassana, paṭivedhana, helps you. With piercing, penetrating paññā you divide, dissect, disintegrate to the stage where this intense emotion is nothing but wavelets. The whole material and mental structures and the mental contents are nothing but wavelets, wavelets, anicca, anicca. | Mọi thứ trong cơ cấu của thân này đều chuyển thành một cái gì đó khó chịu, vì thế nó chỉ là khổ (dukkha). Quy luật của tự nhiên là như vậy. Tuy thế khuynh hướng của tâm chúng ta là dính mắc và chấp thủ vào cảm thọ lạc, và khi nó ra đi chúng ta cảm thấy vô cùng đau khổ. Đây không phải là một triết lý mà là một sự thực cần phải được kinh nghiệm bằng tuệ thông đạt hay tuệ thể nhập (paṭivedha): chia tách, mổ xẻ, làm rời ra, làm phân tán ra để đạt đến giai đoạn họai diệt bhaṅ: chỉ có tâm và vật chất (danh và sắc) luôn luôn tương tác lẫn nhau, luôn luôn ảnh hưởng lẫn nhau, và trở thành một nhân cho sự sinh khởi của nhau dẫn đến những dòng chảy, nhưng dòng cắt, những dòng ngầm diễn tiến không ngừng trong cái bạn gọi là ‘Tôi’ này. |
Then the reality about this “I” or “mine” or “myself” becomes clear. They are just conventional words. There is no “I” to possess this mind-matter structure, these material and mental phenomena. Mere mind and matter constantly interact, constantly influence each other, and become a cause for the arising of each other, resulting in currents, cross-currents, and under-currents going on in what you call “I.” Anattā becomes clear at the experiential level. | Thực tại vô ngã ‘anattā’ trở nên rõ rệt ở mức thể nghiệm. |
Anicca, dukkha, anattā—that is, impermanence, misery, and egolessness—should not just be taken as a sectarian philosophy. They don’t apply just to Buddhists. Everyone, man or woman, of any colour or religion, is merely a constant interaction of mind and matter. Out of ignorance, enormous attachment develops to this false ego, this “I,” which brings nothing but misery. | Vô thường (anicca), khổ (dukkha) và vô ngã (anattā) này không nên xem như triết lý của một giáo phái. Những đặc tính hay tam tướng ấy không chỉ áp dụng cho người Phật tử thôi. Mọi người, đàn ông cũng như đàn bà, thuộc bất kỳ màu da hay tôn giáo nào, cũng chỉ là sự tác động qua lại thường xuyên của tâm và vật chất. Do vô minh, người ta chấp thủ vào cái tôi giả dối này, cái ảo ngã này chỉ để mang đến khổ đau mà thôi. |
The law of nature becomes so clear with paṭivedhana, with piercing, penetrating paññā. Without this, mere awareness will not help because you will always remain with the apparent truth, and you won’t understand the real, ultimate truth. A circus girl on a tightrope is very aware of every step she takes. Her life and parts of her body are in danger. Still she is far from liberation, because she is only with apparent truth, not with paññā inside. The sati is not perfect, because it has to be established with the wisdom of anicca, dukkha, anattā at the experiential level. Satipaṭṭhāna is sati with paññā. Then it plays a very important part in the practice of Dhamma, of witnessing the truth. The Satipaṭṭhāna discourse is for this purpose. | Quy luật của tự nhiên cũng trở nên thật rõ ràng với paṭivedhana, hay với trí tuệ thể nhập. Không có tuệ này, chỉ thuần chánh niệm sẽ không hiệu quả vì bạn vẫn sẽ cứ ở lại với sự thực bên ngoài, và không hiểu được sự thực cùng tột đích thực. Một cô gái hát xiếc trên sợi dây rất biết rõ (niệm) từng bước chân mình đi. Sinh mạng và đầu, cổ, chân, tay của cô đang nằm trong tình trạng nguy hiểm. Tuy nhiên cô vẫn rất xa sự giải thoát, vì cô chỉ ở với sự thực bề ngoài, không phải với trí tuệ bên trong. Niệm (sati) như thế không hoàn hảo, vì nó không được thiết lập với tuệ (hiểu biết) về vô thường, khổ, vô ngã ở mức thể nghiệm. Satipaṭṭhāna hay “niệm xứ” là niệm kèm với trí tuệ. Lúc đó nó đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thực hành Pháp, trong việc chứng kiến sự thực. Bài kinh Niệm xứ (Satipaṭṭhāna) là nhằm vào mục đích này. |
In the ordinary ten-day discourses, you hear of five friends: saddhā, faith; viriya, effort; sati, awareness; samādhi, concentration; and paññā, wisdom. They were called indriyas by the Buddha. Indra means “ruler,” “king.” It is the name of the king of the celestial world. The sense doors are one type of indriya: the eyes, ears, nose, tongue and body. They are called this because they keep mastering and overpowering us. The five friends, or faculties which we master, are another type, and sati is one of these. These indriyas were also called “forces” or “strengths” (balas). For every meditator these five are very important strengths, and sati is among them. It is so important. Sati is also a very important factor of enlightenment. With every one of the seven factors of enlightenment you start with awareness, and you are aware of it till you reach the final goal. However sati is important and fruitful only if used properly, as explained by the Buddha in the teachings of this Satipaṭṭhāna Sutta. | Trong những khóa thiền mười ngày bình thường, bạn đã nghe nói đến năm người bạn: tín (saddhā); tấn (viriya); niệm (sati); định (samādhi); và tuệ (paññā). Chúng được Đức Phật gọi là indriyas – quyền. Indra có nghĩa là “người cai trị”, “vua”. Đó là tên của một vị vua trên cõi trời. Các căn môn cũng là một loại quyền – indriya: mắt, tai, mũi, lưỡi và thân (thường gọi là nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn và thân căn). Sở dĩ chúng được gọi như vậy vì chúng giữ quyền làm chủ và chế ngự chúng ta. Năm người bạn, hay năm quyền mà chúng ta làm chủ, là một loại khác, trong đó niệm (sati) là một. Các quyền (tín quyền, tấn quyền,…, tuệ quyền) này cũng được gọi là “lực” hay “sức mạnh” (bala). Đối với mỗi người hành thiền năm lực này là năm sức mạnh rất quan trọng, và niệm (sati) nằm trong số đó. Sati hay niệm còn là một chi phần của sự giác ngộ (thất giác chi) vô cùng quan yếu. Vì bạn khởi đầu mỗi trong bảy giác chi này với niệm, và bạn nhận biết (niệm) nó cho tới khi đạt đến mục tiêu cuối cùng. Tuy nhiên niệm được xem là quan trọng và có hiệu quả chỉ khi nó được sử dụng một cách đúng đắn, như đã được Đức Phật giải thích trong bài kinh Niệm xứ này. |
Pariyatti—Theoretical Knowledge | Pariyatti – Kiến thức trên lý thuyết (Học pháp) |
Tomorrow we will start reading this sutta. The background given today is to help you understand that practice is most important. There is a great danger that just reading or hearing suttas or discourses may become a life aim. Great care should be taken that the purpose of a Vipassana centre remains paṭipatti and paṭivedhana, the wisdom that is developed and multiplied by experience: little by little, step by step, as you divide, dissect, disintegrate, dissolve and piercingly, penetratingly move from the apparent truth towards the ultimate truth. | Ngày mai chúng ta sẽ bắt đầu đọc bài kinh Tứ Niệm Xứ. Thông tin đưa ra ngày hôm nay là để giúp bạn hiểu ra rằng pháp hành là quan trọng nhất. Có một điều nguy hiểm vô cùng là ở chỗ chỉ đọc hay nghe kinh (suttas) có thể trở thành mục đích của cuộc sống. Cần phải có thái độ hiểu biết thận trọng rằng mục đích của một trung tâm thiền Vipassanā (minh sát) là duy trì việc hành pháp (paṭipatti) và thành tựu tuệ thể nhập – paṭivedhana, trí tuệ được phát triển và tăng trưởng bằng kinh nghiệm: dần dần, từng bước, từng bước một bạn chia chẻ, mổ xẻ, làm rời ra, tan ra và di chuyển từ sự thực bề ngoài vào sự thực cùng tột một cách thấu suốt và sâu sắc. |
One reason, out of many, why Vipassana got lost in India after the time of the Buddha was because theory and suttas alone were given importance. People felt satisfied just reciting a discourse, or reciting, memorising the entire Tipiṭaka—the teachings of the Buddha—as if the purpose of their life was fulfilled. Then came discussions, debates, arguments about the meaning of words. Confusion prevailed, and without practice there was no understanding. The words of an enlightened person are words of experience, to guide people to witness the truth. Playing games with them creates a great hindrance. Therefore we use the Buddha’s words to understand how he wanted us to practise. They give inspiration and guidance, but the actual practice remains predominant. | Một trong số nhiều lý do tại sao thiền Minh sát lại bị thất truyền ở Ấn Độ sau thời Đức Phật đó là vì chỉ có lý thuyết và kinh điển (suttas) được xem trọng. Người ta cảm thấy thỏa mãn với việc đọc tụng kinh hoặc nhớ được toàn bộ Tam Tạng (Tipiṭaka) – những lời dạy của Đức Phật – xem đó như thể mục đích của đời họ đã được hoàn thành. Rồi đến những cuộc luận bàn, tranh biện, lý sự về ý nghĩa của từ ngữ. Tình trạng lộn xộn như vậy xảy ra không ngừng, và không thực hành vẫn chẳng ai hiểu nổi. Những lời dạy của một bậc giác ngộ là những lời xuất phát từ kinh nghiệm, để hướng dẫn người ta chứng kiến sự thực. Đùa chơi với chúng chỉ tạo ra những chướng ngại lớn mà thôi. Do đó, chúng ta dùng những lời dạy của Đức Phật để hiểu được Ngài muốn chúng ta thực hành ra sao. Những lời dạy ấy cho chúng ta sự khích lệ và hướng dẫn, song việc thực hành vẫn quan trọng hơn. |
Of course we are not denouncing pariyatti. How can one who is practising what the Buddha taught be against the words of the Buddha? However the practice, not the words, should remain the main aim of our life. We are very thankful to the Saṅgha who maintained the purity of the words of the Buddha and those among them who maintained the practice of Vipassana; otherwise it would have been lost long ago. Because of this tradition of ours we received the practice in its pristine purity and we are deeply grateful. Similarly we have great gratitude to those who, whether or not they practised, at least maintained the words of the Buddha from teacher to pupil for twenty-five centuries. | Tất nhiên chúng ta không lên án pháp học – pariyatti. Làm thế nào một người thực hành những gì Đức Phật dạy lại có thể không tán thành những lời dạy của Ngài? Tuy nhiên thực hành, không phải lời nói, mới được xem là mục đích chính của cuộc đời chúng ta. Chúng ta rất biết ơn Tăng (Saṅgha) đã duy trì sự thuần khiết của những lời Đức Phật dạy và biết ơn những vị Tăng đã duy trì pháp hành Vipassanā này; nếu không ắt hẳn nó đã thất truyền từ lâu rồi. Nhờ truyền thống này chúng ta tiếp nhận được pháp hành trong tính thuần khiết nguyên thủy của nó và chúng ta tỏ lòng biết ơn họ một cách sâu sắc. Tương tự, chúng ta vô cùng tri ân những người, dù họ có thực hành hay không, ít ra cũng đã duy trì được những lời dạy của Đức Phật từ thế hệ này sang thế hệ khác trong hơn hai mươi lăm thế kỷ qua. |
Now so many queries arise about the Buddha’s teaching. Is this the Buddha’s teaching or not? Proof is possible only because of those in the Saṅgha of this school who felt responsible for keeping the Buddha’s words intact. So they are called Dhammabhaṇḍāgārikas, treasurers of the Dhamma—that is, of the words of the Buddha. As a result we can compare the words with the results from the practice of the technique. | Dĩ nhiên có rất nhiều dấu hỏi đặt ra về những lời dạy của Đức Phật. Liệu những lời dạy này có phải của Đức Phật hay không? Bằng chứng là khả dĩ, vì chính những người trong Tăng (saṅgha) của trường phái nguyên thủy cảm thấy có trách nhiệm phải giữ gìn những lời dạy của Đức Phật trong tình trạng nguyên vẹn không bị sứt mẻ của nó. Vì thế mà họ được gọi là Dhammabhaṇdāgārikas, những người giữ kho tàng Pháp Bảo – tức là, giữ gìn những lời dạy của Đức Phật. Hơn nữa chúng ta có thể so sánh những lời dạy ấy với kết quả đạt được từ việc thực hành kỹ thuật của chúng ta. |
Therefore let both pariyatti and paṭipatti be joined together. Pariyatti gives us confidence that our practice is as the Buddha wanted, in the proper way. | Do đó, chúng ta phải kết hợp cả hai – học pháp và hành pháp – với nhau. Học pháp – pariyatti cho chúng ta niềm tin rằng việc thực hành của chúng ta là đúng cách, như điều Đức Phật muốn. |
Now this Satipaṭṭhāna Sutta will be studied. If someone wants to study the entire Tipiṭaka it is wonderful. Every word is nectar, gives personal guidance, and is so clear and inspiring. However this is not necessary. Proper understanding of a few suttas is good enough. The Buddha said that even one gāthā or verse of two lines, if understood properly, is good enough for the final goal. A literal meaning of pariyatti, or pariyapti in Sanskrit and Hindi, is “sufficient.” For some a larger number of discourses is sufficient. The words of the Buddha that you get in the evening discourses on a course are pariyatti. You understand how to practise properly, and why in this way, and you develop confidence in the steps you are taking. A few suttas, discourses, can be discussed in the evening discourses at centres, for understanding, but that should not be the main aim. Otherwise they will just become pariyatti centres: for teaching the Tipiṭaka, for discussion, recitation and debate, and also for emotional, devotional and intellectual games. | Giờ đây, bài kinh Tứ Niệm Xứ này sẽ được nghiên cứu. Nếu có ai muốn nghiên cứu toàn bộ Tam Tạng – Tipiṭaka – điều đó hết sức tốt. Mỗi lời Đức Phật dạy đều là mật ngọt, đưa ra những hướng dẫn riêng (cho từng cá nhân) rất là rõ ràng và khích lệ. Tuy nhiên, việc nghiên cứu toàn bộ Tam Tạng cũng không phải là điều cần thiết. Hiểu đúng một vài bài kinh là đủ lắm rồi. Đức Phật nói rằng ngay cả một bài kệ (gāthā) hai dòng thôi, nếu hiểu đúng, là đã khá đủ để đi đến mục tiêu cuối cùng (giải thoát ). Thực ra nghĩa đen của pariyatti hoặc pariyati theo hệ Sanskit và Hindi (tiếng Ấn), là “đầy đủ, vừa đủ”. Những lời dạy của Đức Phật mà bạn tiếp thu trong những bài giảng mỗi buổi chiều của khóa thiền là pariyatti. Bạn hiểu cách làm thế nào để hành cho đúng, và tại sao phải hành theo cách này, đồng thời bạn phát triển niềm tin theo những bước bạn đang bước. Một vài bài kinh có thể được đưa ra bàn luận trong những bài giảng mỗi chiều tại trung tâm thiền, nhằm tạo sự hiểu biết, song điều đó không phải là mục đích chính. Nếu không, chúng sẽ trở thành những trung tâm học pháp, để dạy Tam Tạng kinh điển (Tipiṭaka), để luận bàn, đọc tụng và tranh biện, và cũng để thỏa mãn những trò chơi trên phương diện cảm xúc, lòng mộ đạo và tri thức. |
This is therefore a warning to those who manage such centres around the world, now and for centuries in the future: it is essential that the teaching and practice of Vipassana always remain the main activity, because the final goal will be reached only when you take steps on the path. | Do đó, đây cũng là lời cảnh báo cho những ai đang quản lý các trung tâm thiền trên thế giới, hiện nay và hàng thế kỷ nữa trong tương lai: Điều cốt yếu cần nhớ rằng lời dạy (của Đức Phật) và việc hành thiền Vipassanā (minh sát) luôn luôn phải là hoạt động chính, vì chỉ khi người ta bước lên đạo lộ (giải thoát), mục tiêu cuối cùng mới được đạt đến. |
Therefore from tomorrow evening we will recite the sutta, to understand paṭipatti and paṭivedhana, the practical aspect, properly. We are on the right path, a path without diversion or deviation, a straight path to the final goal, without wasting time here and there on side issues. | Vì vậy, từ chiều mai chúng ta sẽ đọc bài kinh để hiểu paṭipatti (pháp hành) và paṭivedhana (tuệ thông đạt, hay tuệ thể nhập), những phương diện thực tiễn của đạo Phật, một cách đúng đắn. Chúng ta đang ở trên chánh đạo, một đạo lộ không có sự chệch hướng hay rẽ hướng, một đạo lộ thẳng tắp đến mục tiêu cuối cùng, không phí thời gian hiện tại vào những vấn đề phụ. |
The practice remains the same. Now you are practising Ānāpāna, observing the truth of the breath. This is sati. Breath is the nature of a living being, not merely because a book or your teacher or the Buddha says so. You are witnessing it, coming in, going out, as it is. It is not a breathing exercise. You don’t regulate it but just observe. Naturally your mind starts getting concentrated. The breath becomes finer, shorter. Then it just makes a U-turn as it comes in or goes out, and at times it seems to stop. Again a big breath comes, out of hunger for oxygen and you are just aware. Again it becomes short, makes a U-turn, stops. You do nothing. Whether it is a long breath, or a short breath, you are just aware. Of course at times when you can’t feel the subtle breath, you may have a few intentional, conscious breaths, just to feel the natural breath again. | Việc thực hành vẫn như vậy. Hiện nay bạn đang hành pháp niệm hơi thở – ānāpāna, quan sát sự thực của hơi thở. Đây là niệm (sati). Hơi thở là bản chất tự nhiên của một hữu tình chúng sinh, không phải vì sách, vở, hay thầy của bạn, hoặc Đức Phật nói như vậy. Bạn đang chứng kiến nó, đi vào, đi ra, đúng như nó là. Đây không phải là một bài tập thở. bạn không điều khiển nó mà chỉ quan sát. Một cách tự nhiên tâm của bạn bắt đầu gom lại hay được tập trung lại. Hơi thở trở nên tinh tế hơn, ngắn hơn. Lúc đó nó chỉ tạo thành một vòng xoay ngược (180o) khi đi vào hoặc đi ra, và thỉnh thoảng nó dường như ngừng lại. Rồi một hơi thở lớn đi vào, do thiếu oxygen (dưỡng khí), và bạn chỉ nhận biết (niệm). Một lần nữa nó lại trở nên ngắn hơn, tinh tế hơn, tạo thành một vòng xoáy ngược, ngừng lại. Bạn không phải làm gì cả. Dù cho đó là một hơi thở dài, hoặc một hơi thở ngắn, bạn chỉ việc nhận biết. Cố nhiên, thỉnh thoảng khi bạn không thể cảm giác được hơi thở vi tế, bạn có thể có một vài hơi thở có ý thức, có chủ ý, chỉ đủ để cảm giác được hơi thở tự nhiên lại mà thôi. |
This course is only eight days long, so time is short. Use it most seriously. You have a wonderful advantage here in that new students who often don’t understand the value of discipline and silence, and who in their confusion disturb others, are not allowed on the course. As mature old students of at least a few courses you understand the work, and you understand that continuity of practice is the secret of success. If you keep stopping your work out of laziness, wandering, roaming about or lying down and sleeping, you can’t reach the goal. Of course your mind will wander away, but you bring it back. Your effort must be continuous. Even the so-called recess periods, including the night-time, are for serious work, for meditation, for awareness. Sati must get established—satipaṭṭhāna. Now with Ānāpāna, you are aware of respiration. Sitting, standing, walking, lying down; bathing, washing, eating, drinking—day and night, except only the period of deep sleep, you are aware of natural breath. The sati gets paṭṭhāna. Awareness gets well established. Then in Vipassana the awareness, day and night, is of arising and passing, anicca. | Khóa thiền chỉ kéo dài có tám ngày, vì thế thời gian rất ngắn. Hãy sử dụng nó một cách chân thành nhất. Bạn có được một sự thuận lợi kỳ diệu ở đây, nơi mà các thiền sinh mới luôn luôn không hiểu giá trị của giới luật và sự yên lặng, và những người mà trong sự lầm lẫn của họ làm quấy động người khác sẽ không được phép trong khóa thiền này. Là những thiền sinh cũ, đã trưởng thành qua ít nhất một vài khóa thiền bạn hiểu được công việc (phải làm), bạn cũng hiểu rằng tính liên tục của việc thực hành là bí quyết đưa đến thành công. Nếu bạn cứ ngưng công việc, do lười biếng, lang thang, đi đây đi đó hoặc nằm vật vờ, ngủ nghỉ, bạn không thể nào đạt đến mục tiêu (giải thoát ) được. Tất nhiên, tâm bạn sẽ lang thang (phóng tâm), nhưng bạn chỉ việc đưa nó trở lại. Nỗ lực của bạn phải liên tục. Ngay cả những giai đoạn gọi là nghỉ giải lao, kể luôn giờ nghỉ ban đêm, cũng phải dành cho công việc nghiêm túc này, cho công việc hành thiền, cho chánh niệm. Niệm – sati – phải được thiết lập – như thế mới gọi là satipaṭṭhāna (niệm xứ hay thiết lập niệm). Bây giờ, với niệm hơi thở – ānāpāna, bạn nhận biết rõ hơi thở. Dù khi đi, đứng, nằm, ngồi, tắm, giặt, ăn, uống – cả ngày lẫn đêm, chỉ trừ lúc ngủ say, bạn phải nhận biết (niệm) hơi thở tự nhiên. Sati được thiết lập (paṭṭhāna). Niệm được khéo thiết lập. Sau đó trong việc minh sát (vipassanā) niệm cả ngày lẫn đêm, về sự sanh và diệt hay tính chất vô thường (anicca) của mọi đối tượng. |
All the rules are so important. A course like this without new students and with minimum disturbance, where everybody is so serious, is very rare. Make best use of this opportunity, this facility, to get your awareness established with wisdom, to come nearer and nearer to the final goal. Make best use of this wonderful technique. Make best use of Dhamma for your own good, benefit, and liberation from the bondages, shackles and chains of craving, aversion, and ignorance. May you all enjoy real peace, harmony and happiness. | Mọi điều luật đều rất quan trọng. Một khóa thiền giống như thế này không có những thiền sinh mới và với sự khuấy động đã được giảm đến mức tối thiểu, nơi đây mọi người rất nghiêm túc, quả thật là hiếm vậy. Hãy tận dụng tốt cơ hội này, tiện nghi này, để cho niệm của bạn được thiết lập với trí tuệ, để càng lúc càng đến gần hơn mục tiêu cuối cùng. Hãy tận dụng tốt kỹ thuật kỳ diệu này. Tận dụng tốt Pháp (dhamma) này vì sự tốt đẹp, sự lợi ích, sự giải thoát khỏi mọi ách phược, giải thoát khỏi xích, xiềng của tham lam, sân hận, và si mê của bạn. Cầu mong các bạn hưởng được sự bình an hài hòa và hạnh phúc chơn thực. |
May all beings be happy. | Cầu mong tất cả chúng sinh được an vui. |