Tam Quy, Thập Giới, 32 Phần, Kinh Điềm Lành, Kinh Châu Báu,.. Kinh Lòng Từ (tiểu Tụng)

Tiểu Bộ – Khuddhaka Nikaya
Ngài Thích Minh Châu dịch Việt

Tập I

Tiểu Tụng

Khuddakapatha

-ooOoo-

I. Tam Quy
II. Thập Giới
III. Ba Mươi Hai Phần
IV. Nam Tử Hỏi Ðạo
V. Kinh Ðiềm Lành
VI. Kinh Châu Báu
VII. Kinh Ngoài Bức Tường
VIII. Kinh Bảo Tàng
IX. Kinh Lòng Từ

Giới thiệu:

Ðây là quyển kinh thứ nhất của Tiểu Bộ Kinh (Khuddhaka Nikaya), có lẽ đã được tổng hợp thành một quyển cẩm nang cho các Sa-di và Sa-di-ni. Quyển nầy gồm 9 bài kinh, bao gồm các đề tài cơ bản cho những vị xuất gia bắt đầu đời sống tu hành tại các tu viện. Tuy nhiên, nhiều đoạn kinh cũng được dùng để giới thiệu các căn bản Phật Pháp cho các cư sĩ.

Bài kinh thứ nhất và thứ hai dùng trong các buổi lễ xuất gia của Sa-di và Sa-di-ni. Bài kinh thứ ba là các hướng dẫn tiên khởi để quán thân thể, một bài tập để vượt thắng lòng tham dục. Bài kinh thứ tư giới thiệu các phân loại cơ bản để phân tích, phát triển tuệ tri, bắt đầu là nguyên lý duyên sinh, trọng tâm của đạo Phật.

Bài kinh thứ năm đưa ra một tổng quan về sự tu tập – bắt đầu từ nhu cầu gần gũi các bậc thiện tri thức, và chấm dứt khi đắc Niết-bàn. Bài kinh đề cập đến các phước hạnh như là một sự phòng hộ thiện lành, không phải từ các nghi lễ rườm rà mà từ các hành động bố thí, giới đức và trí tuệ. Bài kinh thứ sáu khai triển từ bài kinh thứ nhất và thứ năm, đề cập chi tiết về Tam Bảo Phật-Pháp-Tăng, và đồng thời trình bày cách thức tu thiền để đắc quả Dự lưu, quả đầu tiên đưa đến Niết-bàn.

Bài kinh thứ bảy có chủ đề về lòng bố thí quảng đại, công đức từ sự cúng dường chư Tăng được hồi hướng đến các thân nhân đã qua đời. Bài kinh thứ tám giảng về các hành động từ thiện, bố thí sẽ đưa đến lợi lạc lâu bền, tốt hơn là các đầu tư về vật chất. Cuối cùng, bài kinh thứ chín trở về đề tài hành thiền, chú trọng đến việc phát triển lòng từ mẫn, thiện ý, yêu thương mọi người, mọi loài.

Tất cả 9 bài kinh này, trong những ý nghĩa khác nhau, thường được tụng đọc và suy niệm trong các cộng đồng Phật giáo Nguyên thủy từ xưa cho đến hiện nay. Hằng ngày, cư sĩ lẫn tu sĩ đều tụng đọc bài kinh đầu tiên về quy y Tam Bảo để tự nhắc nhở. Các tu sĩ thường tụng các đoạn kinh trích trong các bài kinh thứ năm cho đến thứ chín khi nhận lãnh sự cúng dường của cư sĩ, và thường dùng bài kinh thứ năm (Kinh Phước Ðức) làm đề tài trong các buổi thuyết pháp.

Tóm lại, quyển Tiểu Tụng này được dùng như một quyển kinh dẫn nhập hữu ích trong bước đầu của đời sống tu sĩ và trong đời sống của mọi Phật tử hiện thời.

Tỳ-kheo Thanissaro
(Bình Anson lược dịch, tháng 01-2001)

 

Tiểu Tụng – Khuddakapatha (t.Việt)

Tam Quy (Saranattaya)

Ðệ tử quy y Phật,
Ðệ tử quy y Pháp,
Ðệ tử quy y Tăng.

Lần thứ hai đệ tử quy y Phật,
Lần thứ hai đệ tử quy y Pháp,
Lần thứ hai đệ tử quy y Tăng.

Lần thứ ba đệ tử quy y Phật
Lần thứ ba đệ tử quy y Pháp.
Lần thứ ba đệ tử quy y Tăng.

Thập Giới (Dasasikkhàpada)

1. Ðệ tử thực hành giới tránh sát sanh.
2. Ðệ tử thực hành giới tránh lấy của không cho.
3. Ðệ tử thực hành giới tránh tà hạnh trong các dục.
4. Ðệ tử thực hành giới tránh nói láo.
5. Ðệ tử thực hành giới tránh mọi cơ hội buông lung phóng dật do uống rượu hoặc các thứ men say.
6. Ðệ tử thực hành giới tránh ăn phi thời.
7. Ðệ tử thực hành giới tránh múa, hát, nhạc, kịch.
8. Ðệ tử thực hành giới tránh cơ hội đeo vòng hoa và trang điểm với hương liệu, dầu xoa.
9. Ðệ tử thực hành giới tránh dùng giường cao và rộng.
10. Ðệ tử thực hành giới tránh nhận vàng bạc.

Ba Mươi Hai Phần (Dvattimsàkàra)

Trong thân này có: tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, nước mủ, chất nhờn ở khớp, nước tiểu và não trong đầu.

Nam Tử Hỏi Ðạo (Kumàrapanha)

Thế nào là một? – Mọi loài hữu tình đều tồn tại nhờ thức ăn.
Thế nào là hai? – Danh và sắc.
Thế nào là ba? – Ba loại cảm thọ.
Thế nào là bốn? – Bốn Thánh đế.
Thế nào là năm? – Năm thủ uẩn.
Thế nào là sáu? – Sáu nội xứ.
Thế nào là bảy? – Bảy giác chi.
Thế nào là tám? – Thánh đạo tám ngành.
Thế nào là chín? – Chín nơi cư trú của các loài hữu tình.
Thế nào là mười? – Vị nào có đủ mười đức tánh được gọi là vị A-la-hán.

Kinh Ðiềm Lành (Mangala Sutta)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú tại Sàvatthi, ở Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Rồi một Thiên tử, khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, vị Thiên tử ấy bạch Thế Tôn với bài kệ:

Thiên tử:

  1. Nhiều Thiên tử và người,
    Suy nghĩ đến điềm lành,
    Mong ước và đợi chờ,
    Một nếp sống an toàn,
    Xin Ngài hãy nói lên,
    Về điềm lành tối thượng.

(Ðức Phật giảng:)

  1. Không thân cận kẻ ngu,
    Nhưng gần gũi bậc Trí,
    Ðảnh lễ người đáng lễ,
    Là điềm lành tối thượng.
  2. Ở trú xứ thích hợp,
    Công đức trước đã làm,
    Chân chánh hướng tự tâm,
    Là điềm lành tối thượng.
  3. Học nhiều, nghề nghiệp giỏi,
    Khéo huấn luyện học tập,
    Nói những lời khéo nói,
    Là điềm lành tối thượng.
  4. Hiếu dưỡng mẹ và cha,
    Nuôi nấng vợ và con.
    Làm nghề không rắc rối,
    Là điềm lành tối thượng.
  5. Bố thí, hành, đúng pháp,
    Săn sóc các bà con,
    Làm nghiệp không lỗi lầm,
    Là điềm lành tối thượng.
  6. Chấm dứt, từ bỏ ác,
    Chế ngự đam mê rượu,
    Trong Pháp, không phóng dật,
    Là điềm lành tối thượng.
  7. Kính lễ và hạ mình,
    Biết đủ và biết ơn,
    Ðúng thời, nghe Chánh Pháp,
    Là điềm lành tối thượng.
  8. Nhẫn nhục, lời hòa nhã,
    Yết kiến các Sa-môn,
    Ðúng thời, đàm luận Pháp,
    Là điềm lành tối thượng.
  9. Khắc khổ và Phạm hạnh,
    Thấy được lý Thánh đế.
    Giác ngộ quả: “Niết Bàn”
    Là điềm lành tối thượng.
  10. Khi xúc chạm việc đời
    Tâm không động, không sầu,
    Không uế nhiễm, an ổn,
    Là điềm lành tối thượng.
  11. Làm sự việc như vầy,
    Không chỗ nào thất bại,
    Khắp nơi được an toàn,
    Là điềm lành tối thượng.

Kinh Châu Báu (Ratana Sutta)

  1. Phàm ở tại đời này,
    Có sanh linh tụ hội,
    Hoặc trên cõi đất này,
    Hoặc chính giữa hư không,
    Mong rằng mọi sanh linh,
    Ðược đẹp ý vui lòng,
    Vậy, hãy nên cẩn thận,
    Lắng nghe lời dạy này.
  2. Do vậy các sanh linh,
    Tất cả hãy chú tâm,
    Khởi lên lòng từ mẫn,
    Ðối với thảy mọi loài,
    Ban ngày và ban đêm,
    Họ đem vật cúng dường,
    Do vậy không phóng dật,
    Hãy giúp hộ trì họ.
  3. Phàm có tài sản gì,
    Ðời này hay đời sau,
    Hay ở tại thiên giới,
    Có châu báu thù thắng,
    Không gì sánh bằng được,
    Với Như Lai Thiện Thệ,
    Như vậy, nơi Ðức Phật,
    Là châu báu thù diệu,
    Mong với sự thật này,
    Ðược sống chơn hạnh phúc.
  4. Ðoạn diệt và ly tham,
    Bất tử và thù diệu.
    Phật Thích-ca Mâu-ni,
    Chứng Pháp ấy trong thiền,
    Không gì sánh bằng được,
    Với Pháp thù diệu ấy.
    Như vậy, nơi Chánh Pháp,
    Là châu báu thù diệu,
    Mong với sự thật này,
    Ðược sống chơn hạnh phúc.
  5. Phật, Thế Tôn thù thắng,
    Nói lên lời tán thán,
    Pháp thù diệu trong sạch,
    Liên tục không gián đoạn,
    Không gì sánh bằng được,
    Pháp thiền vi diệu ấy.
    Như vậy, nơi Chánh Pháp,
    Là châu báu thù diệu,
    Mong với sự thật này,
    Ðược sống chơn hạnh phúc.
  6. Tám vị bốn đôi này,
    Ðược bậc thiện tán thán.
    Chúng đệ tử Thiện Thệ,
    Xứng đáng được cúng dường.
    Bố thí các vị ấy,
    Ðược kết quả to lớn.
    Như vậy, nơi tăng chúng,
    Là châu báu thù diệu
    Mong với sự thật này,
    Ðược sống chơn hạnh phúc.
  7. Các vị lòng ít dục,
    Với ý thật kiên trì,
    Khéo liên hệ mật thiết,
    Lời dạy Gô-ta-ma!
    Họ đạt được quả vị,
    Họ thể nhập bất tử,
    Họ chứng đắc dễ dàng,
    Hưởng thọ sự tịch tịnh,
    Như vậy, nơi Tăng chúng,
    Là châu báu thù diệu,
    Mong với sự thật này,
    Ðược sống chơn hạnh phúc.
  8. Như cây trụ cột đá,
    Khéo y tựa lòng đất.
    Dầu có gió bốn phương,
    Cũng không thể dao động.
    Ta nói bậc Chơn nhân,
    Giống như thí dụ này,
    Vị thể nhập với tuệ,
    Thấy được những Thánh đế,
    Như vậy, nơi Tăng chúng,
    Là châu báu thù diệu,
    Mong với sự thật này,
    Ðược sống chơn hạnh phúc.
  9. Những vị khéo giải thích,
    Những sự thật Thánh đế,
    Những vị khéo thuyết giảng,
    Với trí tuệ thâm sâu.
    Dầu họ có hết sức,
    Phóng dật không chế ngự,
    Họ cũng không đến nỗi,
    Sanh hữu lần thứ tám,
    Như vậy, nơi Tăng chúng,
    Là châu báu thù diệu,
    Mong với sự thật này,
    Ðược sống chơn hạnh phúc.
  10. Vị ấy nhờ đầy đủ,
    Với chánh kiến sáng suốt,
    Do vậy có ba pháp,
    Ðược hoàn toàn từ bỏ,
    Thân kiến và nghi hoặc,
    Giới cấm thủ cũng không,
    Ðối với bốn đọa xứ,
    Hoàn toàn được giải thoát.
    Vị ấy không thể làm,
    Sáu điều ác căn bản,
    Như vậy, nơi Tăng chúng,
    Là châu báu thù diệu.
    Mong với sự thật này,
    Ðược sống chơn hạnh phúc.
  11. Dầu vị ấy có làm,
    Ðiều gì ác đi nữa,
    Với thân hay với lời,
    Kể cả với tâm ý,
    Vị ấy không có thể,
    Che đậy việc làm ấy,
    Việc ấy được nói rằng,
    Không thể thấy ác đạo.
    Như vậy, nơi Tăng chúng,
    Là châu báu thù diệu.
    Mong với sự thật này,
    Ðược sống chơn hạnh phúc.
  12. Ðẹp là những cây rừng,
    Có bông hoa đầu ngọn,
    Trong tháng hạ nóng bức,
    Những ngày hạ đầu tiên,
    Pháp thù thắng thuyết giảng,
    Ðược ví dụ như vậy.
    Pháp đưa đến Niết Bàn,
    Pháp hạnh phúc tối thượng,
    Như vậy, nơi Ðức Phật,
    Là châu báu thù diệu,
    Mong với sự thật này,
    Ðược sống chơn hạnh phúc.
  13. Cao thượng biết cao thượng,
    Cho đem lại cao thượng,
    Bậc Vô thượng thuyết giảng,
    Pháp cao thượng thù thắng,
    Như vậy nơi đức Phật,
    Là châu báu thù diệu,
    Mong với sự thật này,
    Ðược sống chơn hạnh phúc.
  14. Nghiệp cũ đã đoạn tận,
    Nghiệp mới không tạo nên,
    Với tâm tư từ bỏ,
    Trong sanh hữu tương lai,
    Các hột giống đoạn tận,
    Ước muốn không tăng trưởng
    Bậc trí chứng Niết Bàn,
    Ví như ngọn đèn này,
    Như vậy, nơi Tăng chúng,
    Là châu báu thù diệu.
    Mong với sự thật này,
    Ðược sống chơn hạnh phúc.
  15. Phàm ở tại đời này,
    Có sanh linh tụ hội,
    Hoặc trên cõi đất này,
    Hoặc chính giữa hư không,
    Hãy đảnh lễ Ðức Phật,
    Ðã như thực đến đây,
    Ðược loài Trời, loài Người,
    Ðảnh lễ và cúng dường,
    Mong rằng, với hạnh này,
    Mọi loài được hạnh phúc.
  16. Phàm ở tại nơi này,
    Có sanh linh tụ hội,
    Hoặc trên cõi đất này,
    Hoặc chính giữa hư không,
    Hãy đảnh lễ Chánh pháp,
    Ðã như thực đến đây,
    Ðược loài Trời, loài Người,;
    Ðảnh lễ và cúng dường,
    Mong rằng với hạnh này,
    Mọi loài được hạnh phúc.
  17. Phàm ở tại đời này,
    Có sanh linh tụ hội
    Hoặc trên cõi đất này,
    Hoặc chính giữa hư không,
    Hãy đảnh lễ chúng Tăng,
    Ðảnh lễ và cúng dường,
    Mong rằng với hạnh này,
    Mọi loài được hạnh phúc.

Kinh Ngoài Bức Tường (Tirokudda Sutta)

  1. Ở bên ngoài bức tường,
    Bọn họ đứng chờ đợi,
    Giao lộ, ngã ba đường,
    Trở về mái nhà xưa,
    Ðợi chờ bên cạnh cổng.
  2. Nhưng khi tiệc thịnh soạn,
    Ðược bày biện sẵn sàng,
    Ðủ mọi thức uống ăn,
    Không một ai nhớ họ.
    Sự kiện này phát sinh
    Từ nghiệp xưa của họ.
  3. Vậy ai có từ tâm,
    Nhớ cho các thân nhân,
    Thức uống ăn thanh tịnh,
    Tốt đẹp và đúng thời.
  4. Món này cho bà con,
    Mong bà con an lạc,
    Ðám ngạ quỷ thân bằng,
    Ðã tề tựu chỗ đó.
  5. Sẽ mong muốn chúc lành,
    Vì thực phẩm đầy đủ,
    Mong quyến thuộc sống lâu,
    Nhờ người, ta hưởng lợi,.
  6. Vì đã kính lễ ta,
    Thí chủ không thiếu quả
    Tại đó không cấy cày,
    Cũng không nuôi súc vật.
  7. Cũng không có buôn bán,
    Không trao đổi tiền vàng,
    Các ngạ quỷ họ hàng,
    Chỉ sống nhờ bố thí.
  8. Như nước đổ xuống đồi,
    Chảy xuống tận vực sâu,
    Bố thí tại chỗ này,
    Cung cấp loài ngạ quỷ.
  9. Như lòng sông tràn đầy,
    Ðưa nước đổ xuống biển,
    Bố thí tại chỗ này,
    Cung cấp loài ngạ quỷ.
  10. Người ấy đã cho ta,
    Ðã làm việc vì ta,
    Người ấy là quyến thuộc,
    Người ấy chính thân bằng.
    Hãy bố thí ngạ quỷ,
    Nhớ việc xưa chúng làm.
  11. Không khóc than, sầu muộn,
    Không thương tiếc cách gì,
    Giúp ích loài ngạ quỷ,
    Quyến thuộc làm như vầy,
    Không lợi cho ngạ quỷ.
  12. Nhưng khi vật cúng dường,
    Khéo đặt vào chư Tăng
    Ích lợi chúng lâu dài,
    Bây giờ, về sau nữa.

13 Chánh pháp được giảng bày,
Như vậy cho quyến thuộc,
Kính trọng biết chừng nào,
Ðối với người đã khuất,
Chư Tăng được cúng dường,
Cũng tăng thêm dõng mãnh,
Người tích tụ công đức,
Thật to lớn biết bao.

Kinh Bảo Tàng (Nidhikanda Sutta)

  1. Một người cất kho báu,
    Ở tận dưới giếng sâu,
    Nghĩ: “Nếu cần giúp đỡ,
    Nó ích lợi cho ta”.
  2. Nếu bị vua kết án,
    Hoặc trả các nợ nần,
    Hoặc bị cướp giam cầm,
    Và đòi tiền chuộc mạng,
    Khi mất mùa, tai nạn,
    Với mục đích như vầy,
    Ở trên cõi đời này,
    Sẽ đến giành kho báu.
  3. Dẫu nó không bao giờ,
    Ðược cất kỹ như vậy,
    Ở tận dưới giếng sâu,
    Vẫn không đủ hoàn toàn,
    Giúp ích người mọi lúc.
  4. Kho báu bị dời chỗ,
    Hoặc người quên dấu vết,
    Hoặc rắn thần lấy đi,
    Hoặc thần linh tẩu tán,
  5. Hoặc đám người thừa kế,
    Kẻ ấy không chấp nhận,
    Di chuyển kho báu đi,
    Khi kẻ ấy không thấy.
    Và khi phước đức tận,
    Tất cả đều tiêu tan.
  6. Những khi người nam, nữ,
    Có bố thí, trì giới
    Hoặc thiền định, trí tuệ,
    Kho báu khéo để dành.
  7. Trong chùa, tháp, Tăng đoàn,
    Một cá nhân, lữ khách,
    Hoặc người mẹ, người cha,
    Hoặc là người anh nữa.
  8. Kho này khéo để dành,
    Ði theo người, không mất,
    Giữa mọi vật phải rời,
    Người cùng đi với nó.
  9. Không ai khác chia phần,
    Không cướp nào lấy được.
    Vậy những kẻ tinh cần,
    Hãy làm việc phước đức,
    Kho báu ấy theo người,
    Sẽ không bao giờ mất.
  10. Ðây là một kho báu,
    Có thể làm thỏa mãn,
    Mọi ước vọng thiên, nhân,
    Dù họ mong muốn gì,
    Ðều đạt được tất cả,
    Nhờ công đức phước nghiệp.
  11. Vẻ đẹp của màu da,
    Vẻ đẹp của âm thanh,
    Vẻ đẹp của dáng hình,
    Vẻ đẹp của toàn thân,
    Ðịa vị thật cao sang,
    Cùng với đoàn hầu cận,
    Tất cả đều đạt được,
    Nhờ phước nghiệp công đức.
  12. Ngôi đế vương một cõi,
    Cực lạc Chuyển luân vương,
    Và ngự trên Thiên đường,
    Tất cả đều đạt được,
    Nhờ phước nghiệp công đức.
  13. Vẻ tối thắng của người,
    Mọi hoan lạc cõi trời,
    Hay tịch diệt tối thắng,
    Tất cả đều đạt được
    Nhờ phước nghiệp công đức.
  14. Ðạt tối thắng bằng hữu,
    Chuyên tu tập chánh chân,
    Ðạt minh trí giải thoát,
    Tất cả đều đạt được.
    Nhờ phước nghiệp công đức.
  15. Tứ vô ngại giải đạo,
    Tám cấp độ giải thoát,
    Viên mãn trí Thanh văn,
    Cả hai cách giác ngộ:
    Ðộc giác, Chánh Ðẳng giác,
    Tất cả đều đạt được,
    Nhờ phước nghiệp công đức.
  16. Phước báo thật lớn lao,
    Do công đức thù thắng,
    Vì thế kẻ tinh cần,
    Và những người có trí,
    Ðã tạo nện kho tàng.
    Công đức nhờ phước nghiệp.

Kinh Lòng Từ (Mettà Sutta)

  1. Vị thiện xảo mục đích,
    Cần phải làm như sau:
    Sau khi hiểu thông suốt,
    Con đường an tịnh ấy,
    Có khả năng trực tánh,
    Thật sự, khéo chân trực,
    Dễ nói và nhu hòa,
    Không có gì cao mạn.
  2. Sống cảm thấy vừa đủ,
    Nuôi sống thật dễ dàng,
    Ít có sự rộn ràng,
    Sống đạm bạc, giản dị.
    Các căn được tịnh lạc,
    Khôn ngoan và thận trọng,
    Không xông xáo gia đình,
    Không tham ái, tham vọng.
  3. Các hành sở của mình,
    Không nhỏ nhen, vụn vặt,
    Khiến người khác có trí,
    Có thể sanh chỉ trích,
    Mong mọi loài chúng sanh,
    Ðược an lạc, an ổn,
    Mong chúng chứng đạt được,
    Hạnh phúc và an lạc.
  4. Mong tất cả những ai,
    Hữu tình có mạng sống,
    Kẻ yếu hay kẻ mạnh,
    Không bỏ sót một ai,
    Kẻ dài hay kẻ lớn,
    Trung thấp, loài lớn, nhỏ.
  5. Loài được thấy, không thấy,
    Loài sống xa, không xa,
    Các loài hiện đang sống,
    Các loài sẽ được sanh,
    Mong mọi loài chúng sanh,
    Sống hạnh phúc an lạc.
  6. Mong rằng không có ai,
    Lường gạt, lừa dối ai,
    Không có ai khinh mạn,
    Tại bất cứ chỗ nào,
    Không vì giận hờn nhau,,
    Không vì tưởng chống đối.
    Lại có người mong muốn,
    Làm đau khổ cho nhau.
  7. Như tấm lòng người mẹ,
    Ðối với con của mình,
    Trọn đời lo che chở,
    Con độc nhất mình sanh.
    Cũng vậy, đối tất cả
    Các hữu tình chúng sanh,
    Hãy tu tập tâm ý,
    Không hạn lượng, rộng lớn.
  8. Hãy tu tập từ tâm,
    Trong tất cả thế giới,
    Hãy tu tập tâm ý,
    Không hạn lượng, rộng lớn,
    Phía trên và phía dưới,
    Cũng vậy cả bề ngang,
    Không hạn chế, trói buộc,
    Không hận, không thù địch.
  9. Khi đứng hay khi ngồi,
    Khi ngồi hay khi nằm,
    Lâu cho đến khi nào,
    Khi đang còn tỉnh thức,
    Hãy an trú niệm này,
    Nếp sống này như vậy.
    Ðược đời đề cập đến,
    Là nếp sống tối thượng.
  10. Ai từ bỏ tà kiến,
    Giữ giới, đủ chánh kiến,
    Nhiếp phục được tham ái,
    Ðối với các dục vọng,
    Không còn phải tái sanh,
    Ði đến thai tạng nữa.

Tiểu Tụng – Khuddakapatha (English version)

Khuddakapatha

The Short Passages

Translated from the Pali by Thanissaro Bhikkhu

  • 1. Saranagamana — Going for Refuge
  • 2. Dasa Sikkhapada — The Ten Training Rules
  • 3. Dvattimsakara — The 32 Parts
  • 4. Samanera Panha — The Novice’s Questions
  • 5. Mangala Sutta — Protection
  • 6. Ratana Sutta — Treasures
  • 7. Tirokudda Kanda — Hungry Shades Outside the Walls
  • 8. Nidhi Kanda — The Reserve Fund
  • 9. Karaniya Metta Sutta — Good Will

Saranagamana — Going for Refuge

I go to the Buddha for refuge.
I go to the Dhamma for refuge.
I go to the Sangha for refuge.
A second time I go to the Buddha for refuge.
A second time I go to the Dhamma for refuge.
A second time I go to the Sangha for refuge.
A third time I go to the Buddha for refuge.
A third time I go to the Dhamma for refuge.
A third time I go to the Sangha for refuge.

Dasa Sikkhapada — The Ten Training Rules

I undertake the training rule to refrain from taking life.
I undertake the training rule to refrain from stealing.
I undertake the training rule to refrain from sexual intercourse.
I undertake the training rule to refrain from telling lies.
I undertake the training rule to refrain from intoxicating fermented & distilled beverages that lead to carelessness.
I undertake the training rule to refrain from eating at the wrong time [after noon & before dawn].
I undertake the training rule to refrain from dancing, singing, music, & watching shows.
I undertake the training rule to refrain from wearing garlands and beautifying myself with perfumes & cosmetics.
I undertake the training rule to refrain from high & luxurious seats & beds.
I undertake the training rule to refrain from accepting gold & money.

Dvattimsakara — The 32 Parts

In this body there is: 
hair of the head, hair of the body, nails, teeth, skin, muscle, tendons, bones, bone marrow, spleen, heart, liver, membranes, kidneys, lungs, large intestines, small intestines, gorge, feces, gall, phlegm, lymph, blood, sweat, fat, tears,
oil, saliva, mucus, oil in the joints urine, brain.

Samanera Panha — The Novice’s Questions

What is one? – All animals subsist on food.

[There are these four nutriments for the establishing of beings who have taken birth or for the support of those in search of a place to be born. Which four? Physical food, gross or refined; contact as the second, consciousness the third, and intellectual intention the fourth. — SN XII.64.]

What is two? – Name & form

[mental & physical phenomena].

What is three?

The three types of feeling

[pleasant, painful, neither pleasant nor painful].

What is four? – The four noble truths

[stress, the origination of stress, the cessation of stress, the path of practice leading to the cessation of stress].

What is five? – The five aggregates

[form, feeling, perception, fabrications, consciousness].

What is six? – The six internal sense media

[eye, ear, nose, tongue, body, intellect].

What is seven? – The seven factors of Awakening

[mindfulness, analysis of qualities, persistence, rapture, serenity, concentration, equanimity].

What is eight? – The noble eightfold path

[right view, right resolve, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, right concentration].

What is nine? – The nine abodes for beings

[seven stations of consciousness and two spheres:

There are beings with diversity of body and diversity of perception, such as human beings, some devas, and some beings in the lower realms. This is the first station of consciousness.

There are beings with diversity of body and singularity of perception, such as the devas of the Brahma hosts generated by the first [jhana]. This is the second station of consciousness.

There are beings with singularity of body and diversity of perception, such as the Radiant Devas. This is the third station of consciousness.

There are beings with singularity of body and singularity of perception, such as the Beautifully Lustrous Devas. This is the fourth station of consciousness.

There are beings who, with the complete transcending of perceptions of [physical] form, with the disappearance of perceptions of resistance, and not heeding perceptions of diversity, thinking, ‘Infinite space,’ arrive at the sphere of the infinitude of space. This is the fifth station of consciousness.

There are beings who, with the complete transcending of the sphere of the infinitude of space, thinking, ‘Infinite consciousness,’ arrive at the sphere of the infinitude of consciousness. This is the sixth station of consciousness.

There are beings who, with the complete transcending of the sphere of the infinitude of consciousness, thinking, ‘There is nothing,’ arrive at the sphere of nothingness. This is the seventh station of consciousness.

The sphere of non-percipient beings and, second, the sphere of neither perception nor non-perception. These are the two spheres. {Maha Nidana Suttanta, DN 15}]

What is ten? – Endowed with ten qualities, one is called an arahant

[the right view of one beyond training, the right resolve of one beyond training, the right speech of one beyond training, the right action of one beyond training, the right livelihood of one beyond training, the right effort of one beyond training, the right mindfulness of one beyond training, the right concentration of one beyond training, the right knowledge of one beyond training, the right release of one beyond training {Maha-Cattarisaka Sutta, MN 117}].

Mangala Sutta — Protection

I have heard that at one time the Blessed One was staying in Savatthi at Jeta’s Grove, Anathapindika’s park. Then a certain deva, in the far extreme of the night, her extreme radiance lighting up the entirety of Jeta’s Grove, approached the Blessed One. On approaching, having bowed down to the Blessed One, she stood to one side. As she stood to one side, she addressed him with a verse.

Many devas and humans beings
give thought to protection,
desiring well-being.
Tell, then, the highest protection.

[The Buddha:]

Not consorting with fools,
consorting with the wise,
paying homage to those worthy of homage:
This is the highest protection.

Living in a civilized land,
having made merit in the past,
directing oneself rightly:
This is the highest protection.

Broad knowledge, skill,
well-mastered discipline,
well-spoken words:
This is the highest protection.

Support for one’s parents,
assistance to one’s wife and children,
consistency in one’s work:
This is the highest protection.

Generosity, living in rectitude,
assistance to one’s relatives,
deeds that are blameless:
This is the highest protection.

Avoiding, abstaining from evil;
refraining from intoxicants,
being heedful of the qualities of the mind:
This is the highest protection.

Respect, humility,
contentment, gratitude,
hearing the Dhamma on timely occasions:
This is the highest protection.

Patience, composure,
seeing contemplatives,
discussing the Dhamma on timely occasions:
This is the highest protection.

Austerity, celibacy,
seeing the Noble Truths,
realizing Unbinding:
This is the highest protection.

A mind that, when touched
by the ways of the world,
is unshaken, sorrowless, dustless, secure:
This is the highest protection.

Everywhere undefeated
when acting in this way,
people go everywhere in well-being:
This is their highest protection.

Ratana Sutta — Treasures

Whatever spirits have gathered here,
— on the earth, in the sky —
may you all be happy
& listen intently to what I say.

Thus, spirits, you should all be attentive.
Show kindness to the human race.
Day & night they give offerings,
so, being heedful, protect them.

Whatever wealth — here or beyond —
whatever exquisite treasure in the heavens,
does not, for us, equal the Tathagata.
This, too, is an exquisite treasure in the Buddha.
By this truth may there be well-being.

The exquisite Deathless — ending, dispassion —
discovered by the Sakyan Sage in concentration:
There is nothing to equal that Dhamma.
This, too, is an exquisite treasure in the Dhamma.
By this truth may there be well-being.

What the excellent Awakened One extolled as pure
and called the concentration
of unmediated knowing:
No equal to that concentration can be found.
This, too, is an exquisite treasure in the Dhamma.
By this truth may there be well-being.

The eight persons — the four pairs —
praised by those at peace:
They, disciples of the One Well-Gone, deserve offerings.
What is given to them bears great fruit.
This, too, is an exquisite treasure in the Sangha.
By this truth may there be well-being.

Those who, devoted, firm-minded,
apply themselves to Gotama’s message,
on attaining their goal, plunge into the Deathless,
freely enjoying the Liberation they’ve gained.
This, too, is an exquisite treasure in the Sangha.
By this truth may there be well-being.

An Indra pillar,[1] planted in the earth,
that even the four winds cannot shake:
that, I tell you, is like the person of integrity,
who — having comprehended
the noble truths — sees.
This, too, is an exquisite treasure in the Sangha.
By this truth may there be well-being.

Those who have seen clearly the noble truths
well-taught by the one of deep discernment —
regardless of what [later] might make them heedless —
will come to no eighth state of becoming. [2]
This, too, is an exquisite treasure in the Sangha.
By this truth may there be well-being.

At the moment of attaining sight,
one abandons three things:
identity-views, uncertainty,
& any attachment to precepts & practices. [3]
One is completely released
from the four states of deprivation, [4]
and incapable of committing
the six great wrongs. [5]
This, too, is an exquisite treasure in the Sangha.
By this truth may there be well-being.

Whatever bad deed one may do
— in body, speech, or in mind —
one cannot hide it:
an incapability ascribed
to one who has seen the Way.
This, too, is an exquisite treasure in the Sangha.
By this truth may there be well-being.

Like a forest grove with flowering tops
in the first month of the heat of the summer,
so is the foremost Dhamma he taught,
for the highest benefit, leading to Unbinding.
This, too, is an exquisite treasure in the Buddha.
By this truth may there be well-being.

Foremost,
foremost-knowing,
foremost-giving,
foremost-bringing,
unexcelled, he taught the
foremost Dhamma.
This, too, is an exquisite treasure in the Buddha.
By this truth may there be well-being.

Ended the old, there is no new taking birth.
dispassioned their minds toward further becoming,
they, with no seed, no desire for growth,
the prudent, go out like this flame.
This, too, is an exquisite treasure in the Sangha.
By this truth may there be well-being.

Whatever spirits have gathered here,
— on the earth, in the sky —
let us pay homage to the Buddha,
the Tathagata worshipped by beings
human & divine.
May there be
well-being.

Whatever spirits have gathered here,
— on the earth, in the sky —
let us pay homage to the Dhamma
& the Tathagata worshipped by beings
human & divine.
May there be
well-being.

Whatever spirits have gathered here,
— on the earth, in the sky —
let us pay homage to the Sangha
& the Tathagata worshipped by beings
human & divine.
May there be
well-being.

Notes:

1. Indra-pillar: A tall hardwood pillar, planted at the entrance to a village.

2. The person who has reached this stage in the practice will be reborn at most seven more times.

3. These three qualities are the fetters abandoned when one gains one’s first glimpse of Unbinding at Stream-entry (the moment when one enters the stream to full Awakening).

4. Four states of deprivation: rebirth as an animal, a hungry shade, an angry demon, or a denizen of hell. In the Buddhist cosmology, none of these states is eternal.

5. The six great wrongs: murdering one’s mother, murdering one’s father, murdering an Arahant (fully Awakened individual), wounding a Buddha, causing a schism in the Sangha, or choosing anyone other than a Buddha as one’s foremost teacher.

Tirokudda Kanda — Hungry Shades Outside the Walls

Outside the walls they stand,
& at crossroads.
At door posts they stand,
returning to their old homes.
But when a meal with plentiful food & drink is served,
no one remembers them:
Such is the kamma of living beings.

Thus those who feel sympathy for their dead relatives
give timely donations of proper food & drink
— exquisite, clean —
[thinking:] “May this be for our relatives.
May our relatives be happy!”

And those who have gathered there,
the assembled shades of the relatives,
with appreciation give their blessing
for the plentiful food & drink:
“May our relatives live long
because of whom we have gained [this gift].
We have been honored,
and the donors are not without reward!”

For there [in their realm] there’s
no farming,
no herding of cattle,
no commerce,
no trading with money.
They live on what is given here,
hungry shades
whose time here is done.

As water raining on a hill
flows down to the valley,
even so does what is given here
benefit the dead.
As rivers full of water
fill the ocean full,
even so does what is given here
benefit the dead.

“He gave to me, she acted on my behalf,
they were my relatives, companions, friends”:
Offerings should be given for the dead
when one reflects thus
on things done in the past.
For no weeping,
no sorrowing
no other lamentation
benefits the dead
whose relatives persist in that way.
But when this offering is given, well-placed in the Sangha,
it works for their long-term benefit
and they profit immediately.

In this way the proper duty to relatives has been shown,
great honor has been done to the dead,
and monks have been given strength:

The merit you’ve acquired
isn’t small.

Nidhi Kanda — The Reserve Fund

A person stashes a fund away,
deep underground, at the water line:
“When a need or duty arises,
this will provide for my needs,
for my release if I’m denounced by the king,
molested by thieves,
in case of debt, famine, or accidents.”
With aims like this
in the world
a reserve fund is stashed away.

But no matter how well it’s stored,
deep underground, at the water line,
it won’t all always serve one’s need.
The fund gets shifted from its place,
or one’s memory gets confused;
or — unseen —
water serpents make off with it,
spirits steal it,
or hateful heirs run off with it.
When one’s merit’s ended,
it’s totally destroyed.

But when a man or woman
has laid aside a well-stored fund
of generosity, virtue,
restraint, & self-control,
with regard to a shrine,
the Sangha,
a fine individual,
guests,
mother, father,
or elder sibling:
That’s a well-stored fund.
It can’t be wrested away.
It follows you along.
When, having left this world,
for wherever you must go,
you take it with you.
This fund is not held in common with others,
& cannot be stolen by thieves.

So, prudent, you should make merit,
the fund that will follow you along.
This is the fund
that gives all they want
to beings human, divine.

Whatever devas aspire to,
all that is gained by this.
A fine complexion, fine voice,
a body well-built, well-formed,
lordship, a following:
all that is gained by this.
Earthly kingship, supremacy,
the bliss of an emperor,
kingship over devas in the heavens:
all that is gained by this.
The attainment of the human state,
any delight in heaven,
the attainment of Unbinding:
all that is gained by this.
Excellent friends,
appropriate application, [1]
mastery of clear knowing & release: [2]
all that is gained by this.
Acumen, [3] emancipations, [4]
the perfection of disciplehood:
all that is gained by this.
Private Awakening, [5]
Buddhahood:
all that is gained by this.

So powerful is this,
the accomplishment of merit.
Thus the wise, the prudent,
praise the fund of merit
already made.

Notes:

1. Proper practice of the Dhamma. 

2. Clear knowing = knowledge of previous lives, knowledge of the passing away and arising (rebirth) of beings, knowledge of the ending of the mental effluents: sensual passion, becoming, views, ignorance. Release = release from the cycle of rebirth. 

3. Acumen = acumen with regard to the Dhamma, to its meaning, to language, & to quick-wittedness. These four talents are found in some, but not all, Arahants.

4. The Maha Nidana Suttanta [DN 15] describes the eight emancipations as follows:

“Possessed of form, one sees forms. This is the first emancipation.

“Not percipient of form internally, one sees forms externally. This is the second emancipation.

“One is intent only on the beautiful. This is the third emancipation. With the complete transcending of perceptions of [physical] form, with the disappearance of perceptions of resistance, and not heeding perceptions of diversity, thinking, ‘Infinite space,’ one enters and remains in the sphere of the infinitude of space. This is the fourth emancipation. With the complete transcending of the sphere of the infinitude of space, thinking, ‘Infinite consciousness,’ one enters and remains in the sphere of the infinitude of consciousness. This is the fifth emancipation.

“With the complete transcending of the sphere of the infinitude of consciousness, thinking, ‘There is nothing,’ one enters and remains in the sphere of nothingness. This is the sixth emancipation.

“With the complete transcending of the sphere of nothingness, one enters and remains in the sphere of neither perception nor non-perception. This is the seventh emancipation.

“With the complete transcending of the sphere of neither perception nor non-perception, one enters and remains in the cessation of perception and feeling. This is the eighth emancipation.

“Now, when a monk attains these eight emancipations in forward order, in reverse order, in forward and reverse order, when he attains them and emerges from them wherever he wants, however he wants, and for as long as he wants, when through the ending of the mental fermentations he enters and remains in the fermentation-free release of awareness and release of discernment, having directly known it and realized it in the here and now, he is said to be a monk released in both ways. And as for another release in both ways, higher or more sublime than this, there is none.”

5. Private Awakening: Awakening as a Private Buddha, one who can gain Awakening without relying on the teachings of others, but who cannot formulate the Dhamma in the way a Full Buddha can. 

Karaniya Metta Sutta — Good Will

This is to be done by one skilled in aims
who wants to break through to the state of peace:
Be capable, upright, & straightforward,
easy to instruct, gentle, & not conceited,
content & easy to support,
with few duties, living lightly,
with peaceful faculties, masterful,
modest, & no greed for supporters.

Do not do the slightest thing
that the wise would later censure.

Think: Happy, at rest,
may all beings be happy at heart.
Whatever beings there may be,
weak or strong, without exception,
long, large,
middling, short,
subtle, blatant,
seen & unseen,
near & far,
born & seeking birth:
May all beings be happy at heart.

Let no one deceive another
or despise anyone anywhere,
or through anger or irritation
wish for another to suffer.

As a mother would risk her life
to protect her child, her only child,
even so should one cultivate a limitless heart
with regard to all beings.
With good will for the entire cosmos,
cultivate a limitless heart:
Above, below, & all around,
unobstructed, without hostility or hate.
Whether standing, walking,
sitting, or lying down,
as long as one is alert,
one should be resolved on this mindfulness.
This is called a sublime abiding
here & now.

Not taken with views,
but virtuous & consummate in vision,
having subdued desire for sensual pleasures,
one never again
will lie in the womb.

Source: http://www.accesstoinsight.org/canon/khuddaka/khp/index.html  

-ooOoo-

 

TẢI MOBILE APP PHẬT GIÁO THERAVĀDA ĐỂ XEM THÊM NHIỀU THÔNG TIN HỮU ÍCH (ANDROID & IOS)

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.