Bài Giảng Khoá Thiền Vipassana – Ngày 4 (eng-vnese)
BÀI GIẢNG KHOÁ THIỀN VIPASSANA – NGÀY 4 (ENG-VNESE)
DAY FOUR DISCOURSE – Questions on how to practise Vipassana The fourth day is a very important day. You have started taking dips in the Ganges of Dhamma within, exploring the truth about yourself at the level of bodily sensations. In the past, because of ignorance, these sensations were causes for the multiplication of your misery, but they can also be tools to eradicate misery. You have taken a first step on the path to liberation by learning to observe bodily sensations and to remain equanimous. Some questions about the technique which are frequently asked: Why move the attention through the body in order, and why in this order? Any order may be followed, but an order is necessary. Otherwise there is the danger of neglecting some parts of the body, and those parts will remain blind, blank. Sensations exist throughout the body, and in this technique, it is very important to develop the ability to experience them everywhere. For this purpose moving in order is very helpful. If in a part of the body there is no sensation, you may keep your attention there for a minute. In reality there is sensation there, as in every particle of the body, but it is of such a subtle nature that your mind is not aware of it consciously, and therefore this area seems blind. Stay for a minute, observing calmly, quietly and equanimously. Don’t develop craving for a sensation, or aversion towards the blindness. If you do so, you have lost the balance of your mind, and an unbalanced mind is very dull; it certainly cannot experience the more subtle sensations. But if the mind remains balanced, it becomes sharper and more sensitive, capable of detecting subtle sensations. Observe the area equanimously for about a minute, not more. If within a minute no sensation appears, then smilingly move further. Next round, again stay for a minute; sooner or later you will begin to experience sensations there and throughout the body. If you have stayed for a minute and still cannot feel a sensation, then try to feel the touch of your clothing if it is a covered area, or the touch of the atmosphere if it is uncovered. Begin with these superficial sensations, and gradually you will start to feel other ones as well. If the attention is fixed in one part of the body and a sensation starts in another, should one jump back or forward to observe this other sensation? No; continue moving in order. Don’t try to stop the sensations in other parts of the body—you cannot do so—but don’t give them any importance. Observe each sensation only when you come to it, moving in order. Otherwise you will jump from one place to another, missing many parts of the body, obser-ving only gross sensations. You have to train yourself to observe all the different sensations in every part of the body, gross or subtle, pleasant or unpleasant, distinct or feeble. Therefore never allow the attention to jump from place to place. How much time should one take to pass the attention from head to feet? This will vary according to the situation one faces. The instruction is to fix your attention in a certain area, and as soon as you feel a sensation, to move ahead. If the mind is sharp enough, it will be aware of sensation as soon as it comes to an area, and you can move ahead at once. If this situation occurs throughout the body, it may be possible to move from head to feet in about ten minutes, but it is not advisable to move more quickly at this stage. If the mind is dull, however, there may be many areas in which it is necessary to wait for up to a minute for a sensation to appear. In that case, it may take thirty minutes or an hour to move from head to feet. The time needed to make a round is not important. Just keep working patiently, persistently; you will certainly be successful. How big should the area be in which to fix the attention? Take a section of the body about two or three inches wide; then move ahead another two or three inches, and so on. If the mind is dull, take larger areas, for example, the entire face, or the entire right upper arm; then gradually try to reduce the area of attention. Eventually you will be able to feel sensations in every particle of the body, but for now, an area of two or three inches is good enough. Should one feel sensations only on the surface of the body or also in the interior? Sometimes a meditator feels sensations inside as soon as he starts Vipassana; sometimes at first he feels sensations only on the surface. Either way is perfectly all right. If sensations appear only on the surface, observe them repeatedly until you feel sensation on every part of the surface of the body. Having experienced sensations everywhere on the surface, you will later start penetrating into the interior. Gradually the mind will develop the ability to feel sensations everywhere, both outside and inside, in every part of the physical structure. But to begin, superficial sensations are good enough. The path leads through the entire sensory field, to the ultimate reality which is beyond sensory experience. If you keep purifying your mind with the help of sensations, then certainly you will reach the ultimate stage. When one is ignorant, sensations are a means to multiply one’s misery, because one reacts to them with craving or aversion. The problem actually arises, the tension originates, at the level of bodily sensations; therefore this is the level at which one must work to solve the problem, to change the habit pattern of the mind. One must learn to be aware of all the different sensations without reacting to them, accepting their changing, impersonal nature. By doing so, one comes out of the habit of blind reaction, one liberates oneself from misery. What is a sensation? Anything that one feels at the physical level is a sensation—any natural, normal, ordinary bodily sensation, whether pleasant or unpleasant, whether gross or subtle, whether intense or feeble. Never ignore a sensation on the grounds that it is caused by atmospheric conditions, or by sitting for long hours, or by an old disease. Whatever the reason, the fact is that you feel a sensation. Previously you tried to push out the unpleasant sensations, to pull in the pleasant ones. Now you simply observe objectively, without identifying with the sensations. It is a choiceless observation. Never try to select sensations; instead, accept whatever arises naturally. If you start looking for something in particular, something extraordinary, you will create difficulties for yourself, and will not be able to progress on the path. The technique is not to experience something special, but rather to remain equanimous in the face of any sensation. In the past you had similar sensations in your body, but you were not aware of them consciously, and you reacted to them. Now you are learning to be aware and not to react, to feel whatever is happening at the physical level and to maintain equanimity. If you work in this way, gradually the entire law of nature will become clear to you. This is what Dhamma means: nature, law, truth. To understand truth at the experiential level, one must investigate it within the framework of the body. This is what Siddhattha Gotama did to become a Buddha, and it became clear to him, and will become clear to anyone who works as he did, that throughout the universe, within the body as well as outside it, everything keeps changing. Nothing is a final product; everything is involved in the process of becoming—bhava. And another reality will become clear: nothing happens accidentally. Every change has a cause which produces an effect, and that effect in turn becomes the cause for a further change, making an endless chain of cause and effect. And still another law will become clear: as the cause is, so the effect will be; as the seed is, so the fruit will be. On the same soil one sows two seeds, one of sugarcane, the other of neem—a very bitter tropical tree. From the seed of sugarcane develops a plant that is sweet in every fibre, from the seed of neem, a plant that is bitter in every fibre. One may ask why nature is kind to one plant and cruel to the other. In fact nature is neither kind nor cruel; it works according to set rules. Nature merely helps the quality of each seed to manifest. If one sows seeds of sweetness, the harvest will be sweetness. If one sows seeds of bitterness, the harvest will be bitterness. As the seed is, so the fruit will be; as the action is, so the result will be. The problem is that one is very alert at harvest time, wanting to receive sweet fruit, but during the sowing season one is very heedless, and plants seeds of bitterness. If one wants sweet fruit, one should plant the proper type of seeds. Praying or hoping for a miracle is merely self-deception; one must understand and live according to the law of nature. One must be careful about one’s actions, because these are the seeds in accordance with the quality of which one will receive sweetness or bitterness. There are three types of action: physical, vocal and mental. One who learns to observe oneself quickly realizes that mental action is the most important, because this is the seed, the action that will give results. Vocal and physical actions are merely projections of the mental action, yardsticks to measure its intensity. They originate as mental action, and this mental action subsequently manifests at the vocal or physical level. Hence the Buddha declared: Mind precedes all phenomena,mind matters most, everything is mind-made.If with an impure mindyou speak or act,then suffering follows youas the cartwheel follows the foot of the draft animal. If with a pure mindyou speak or act,then happiness follows youas a shadow that never departs. If this is the case, then one must know what is the mind and how it works. You have started investigating this phenomenon by your practice. As you proceed, it will become clear that there are four major segments or aggregates of the mind. The first segment is called viññāna, which may be translated as consciousness. The sense organs are lifeless unless consciousness comes into contact with them. For example, if one is engrossed in a vision, a sound may come and one will not hear it, because all one’s consciousness is with the eyes. The function of this part of the mind is to cognize, simply to know, without differentiating. A sound comes into contact with the ear, and the viññāºa notes only the fact that a sound has come. Then the next part of the mind starts working: saññā, perception. A sound has come, and from one’s past experience and memories, one recognizes it: a sound…words…words of praise…good; or else, a sound…words…words of abuse…bad. One gives an evaluation of good or bad, according to one’s past experience. At once the third part of the mind starts working: vedanā, sensation. As soon as a sound comes, there is a sensation on the body, but when the perception recognizes it and gives it a valuation, the sensation becomes pleasant or unpleasant, in accordance with that valuation. For example: a sound has come…words…words of praise…good—and one feels a pleasant sensation throughout the body. Or else; a sound has come…words…words of abuse…bad—and one feels an unpleasant sensation throughout the body. Sensations arise on the body, and are felt by the mind; this is the function called vedanā. Then the fourth part of the mind starts working: sankhāra, reaction. A sound has come…words…words of praise… good…pleasant sensation—and one starts liking it: “This praise is wonderful! I want more!” Or else: a sound has come… words…words of abuse…bad…unpleasant sensation—and one starts disliking it: ” I can’t bear this abuse, stop it !” At each of the sense doors, the same process occurs; eyes, ears, nose, tongue, body. Similarly, when a thought or imagination comes into contact with the mind, in the same way a sensation arises on the body, pleasant or unpleasant, and one starts reacting with liking or disliking. This momentary liking develops into great craving; this disliking develops into great aversion. One starts tying knots inside. Here is the real seed that gives fruit, the action that will have results: the sankhāra, the mental reaction. Every moment one keeps sowing this seed, keeps reacting with liking or disliking, craving or aversion, and by doing so makes oneself miserable. There are reactions that make a very light impression, and are eradicated almost immediately, those that make a slightly deeper impression and are eradicated after a little time, and those that make a very deep impression, and take a very long time to be eradicated. At the end of a day, if one tries to remember all the sankhārā that one has generated, one will be able to recall only the one or two that made the deepest impression during that day. In the same way, at the end of a month or of a year, one will be able to recall only the one or two sankhārā that made the deepest impression during that time. And like it or not, at the end of life, whatever sankhāra has made the strongest impression is bound to come up in the mind; and the next life will begin with a mind of the same nature, having the same qualities of sweetness or bitterness. We create our own future, by our actions. Vipassana teaches the art of dying: how to die peacefully, harmoniously. And one learns the art of dying by learning the art of living: how to become master of the present moment, how not to generate a sankhāra at this moment, how to live a happy life here and now. If the present is good, one need not worry about the future, which is merely a product of the present, and therefore bound to be good. There are two aspects of the technique: The first is breaking the barrier between the conscious and unconscious levels of the mind. Usually the conscious mind knows nothing of what is being experienced by the unconscious. Hidden by this ignorance, reactions keep occurring at the unconscious level; by the time they reach the conscious level, they have become so intense that they easily overpower the mind. By this technique, the entire mass of the mind becomes conscious, aware; the ignorance is removed. The second aspect of the technique is equanimity. One is aware of all that one experiences, of every sensation, but does not react, does not tie new knots of craving or aversion, does not create misery for oneself. To begin, while you sit for meditation, most of the time you will react to the sensations, but a few moments will come when you remain equanimous, despite severe pain. Such moments are very powerful in changing the habit pattern of the mind. Gradually you will reach the stage in which you can smile at any sensation, knowing it is anicca, bound to pass away. To achieve this stage, you have to work yourself; no-one else can work for you. It is good that you have taken the first step on the path; now keep walking, step by step, towards your own liberation. May all of you enjoy real happiness. |
BÀI GIẢNG NGÀY THỨ TƯ – Những câu hỏi liên quan đến phương cách thực hành thiền Minh Sát Tuệ Ngày thứ tư là ngày rất quan trọng. Quý vị bắt đầu thâm nhập vào suối nguồn chánh pháp (Ganges of Dhamma) [1], và đang khám phá sự thật ở nơi quý vị qua những cảm thọ trên thân. Trong quá khứ, vì vô minh, những cảm thọ này là những nguyên nhân gây ra vô số khổ đau cho quý vị, nhưng chúng cũng có thể là những công cụ để đoạn trừ khổ đau. Quý vị đã thực tập bước đầu tiên của lộ trình giải thoát đó là quán sát những cảm thọ trên thân và giữ tâm xả ly. Sau đây là một số vấn đề thuộc về kỹ thuật hành trì thiền Minh Sát Tuệ thường được hỏi đến trong khi tu tập: Tại sao di chuyển sự quán sát trên toàn thân phải theo một trình tự nhất định và vì sao phải tuân theo trình tự này? Có thể di chuyển sự quán sát trên thân thể với bất cứ trình tự nào, nhưng chỉ nên hành trì theo một trình tự cần thiết. Mặt khác, quý vị sẽ mắc phải nhược điểm là xao lãng không quán sát một số nơi trên thân thể, và những nơi này cảm thọ không rõ ràng và trống rỗng. Dĩ nhiên, cảm thọ có mặt khắp thân thể, và trong phương pháp tu tập này, yếu tố quan trọng là phát triển khả năng cảm nhận các cảm thọ trên toàn thân. Vì lý do này, sự di chuyển quán sát các cảm thọ trên thân theo một trình tự sẽ rất có lợi. Nếu phần nào của thân thể không có cảm thọ, quý vị có thể duy trì sự chú tâm ở đó khoảng một phút. Thực tế, cảm thọ đang có mặt ở đó như những bộ phận khác của thân thể, nhưng nó thuộc dạng vi tế khiến cho tâm của quý vị không thể nhận ra, và vì vậy nơi này dường như không có cảm thọ. Duy trì khoảng một phút, theo dõi một cách yên tĩnh, lặng lẽ và xả ly. Đừng mù quáng sinh tâm tham đắm hoặc có ác cảm với bất cứ cảm thọ nào. Nếu quý vị làm như vậy, quý vị sẽ đánh mất tâm xả ly, và tâm mất bình tĩnh không còn sáng suốt; chắc chắn quý vị không thể cảm nhận những cảm thọ vi tế hơn. Nhưng nếu giữ tâm bình tĩnh, nó sẽ nhạy cảm hơn và có khả năng khám phá các cảm thọ vi tế. Hãy quán sát từng phần trên thân thể trong niệm xả ly không quá một phút. Nếu trong vòng một phút, quý vị không thấy cảm thọ khởi lên, lúc đó mỉm cười và hãy dời quán sát đi nơi khác. Vòng quán sát kế tiếp, quý vị lại duy trì quán sát một phút nữa; sớm muộn gì quý vị cũng sẽ nhận ra những cảm thọ ở đó và khắp thân thể. Nếu quý vị duy trì đã một phút nhưng vẫn không nhận ra cảm thọ, khi đó hãy cố gắng nhận ra cảm thọ của thân thể xúc chạm với quần áo nếu chỗ ấy là nơi được phủ kín, hoặc sự tiếp xúc của thân thể với môi trường nếu chỗ ấy là nơi không phủ kín. Hãy bắt đầu quán sát những cảm thọ thô này, rồi tuần tự quý vị cũng sẽ nhận ra những cảm thọ khác. Nếu sự quán sát đã được đặt định trên một phần nào của thân thể và có một cảm thọ vừa sinh khởi ở một nơi khác, chúng ta có nên quay trở lại hoặc hướng đến để quán sát cảm thọ vừa sinh khởi này không? Không nên làm như vậy; hãy tiếp tục di chuyển sự quán sát cảm thọ theo trình tự đã đặt định. Đừng tìm cách ngăn cản không cho những cảm thọ sinh ra ở những nơi khác của thân thể – quý vị không thể dập tắt cảm thọ theo ý muốn được- nhưng cũng đừng quá chú trọng đến chúng. Chỉ quán sát từng cảm thọ khi quý vị tuần tự hướng tâm đến nó. Nếu không, quý vị sẽ di chuyển sự quán sát cảm thọ theo kiểu nhảy vọt từ nơi này đến nơi khác, bỏ sót không quán sát nhiều phần trên cơ thể và chỉ quán sát những cảm thọ thô. Quý vị phải tự huấn luyện chính mình để quán sát tất cả những cảm thọ khác nhau trong mỗi phần của thân thể, thô hoặc tế, lạc hoặc bất lạc, dễ nhận hoặc khó nhận. Vì vậy đừng bao giờ thực hành theo lối quán sát nhảy vọt từ chỗ này đến chỗ khác. Chúng ta phải mất bao nhiêu thời gian trong việc duy trì sự quán sát cảm thọ từ đầu đến chân? Thời gian quán sát cảm thọ không giống nhau tùy theo tình huống mà chúng ta đang thực hành. Sự yêu cầu ở đây là hãy dán sự chú tâm của quý vị lên một khu vực xác định, và ngay lúc quý vị nhận ra cảm thọ ở đó hãy tiếp tục di chuyển đến khu vực khác. Nếu tâm quý vị có nhạy cảm tốt thì cảm thọ sẽ nhận rõ ngay lúc tâm vừa chú ý đến, và quý vị có thể tiếp tục di chuyển sự quán sát ngay. Nếu trường hợp này xảy ra khắp thân thể, thì tiến trình di chuyển sự quán sát từ đầu đến chân trong vòng 10 phút; nhưng không được di chuyển sự quán sát cảm thọ nhanh hơn khoảng thời gian vừa nói. Tuy nhiên, nếu tâm thức không bén nhạy, có thể nhiều khu vực cần phải chờ khoảng một phút để cho cảm thọ sinh khởi. Trong trường hợp này, có thể mất khoảng 30 phút hoặc một giờ để di chuyển sự quán sát từ đầu đến chân. Thời gian cần thiết để quán sát cảm thọ khắp thân thể không quan trọng. Chỉ hành trì một cách nhẫn nại và kiên trì; chắc chắn quý vị sẽ thành tựu. Vùng quán sát cảm thọ rộng khoảng bao nhiêu để có thể dán tâm vào đó? Hãy chú tâm vào một phần của thân thể có chiều rộng khoảng hai hoặc ba inch (1 inch = 2.54 cm); kế đó di chuyển sự quán sát đến khu vực khác cũng trong khoảng 2 hoặc 3 inch. Nếu tâm thức chưa nhạy bén, hãy quán sát theo kích thước rộng hơn, ví dụ như toàn bộ khuôn mặt, hoặc toàn bộ phần trên của cánh tay; rồi từ từ cố gắng thu nhỏ vùng quán sát lại. Cuối cùng quý vị có thể cảm nhận các cảm thọ ở mỗi phần của thân thể, nhưng trong giai đoạn này, mỗi vùng quán sát có kích thước khoảng hai hoặc ba inch là đủ. Chúng ta chỉ nên cảm nhận những cảm thọ trên bề mặt của thân thể hay cũng phải cảm nhận những cảm thọ ở bên trong thân thể nữa? Thỉnh thoảng có thiền giả cảm nhận những cảm thọ bên trong ngay lúc vị ấy bắt đầu hành trì thiền Minh Sát Tuệ; đôi khi ban đầu vị ấy cảm nhận những cảm thọ chỉ trên bề mặt. Quán sát cảm thọ trên cả hai phương diện ngoại tại hoặc nội tại đều tốt cả. Nếu cảm thọ chỉ xuất hiện trên bề mặt, theo dõi chúng qua nhiều lần cho đến khi quý vị nhận ra cảm thọ ở mọi nơi trên bề mặt của thân thể, sau đó quý vị tiếp tục quán sát những cảm thọ bên trong. Dần dần tâm thức sẽ phát triển khả năng cảm nhận các cảm thọ khắp mọi nơi, cả bên trong lẫn bên ngoài, tại mỗi phần của thân thể. Nhưng lúc mới bắt đầu, hãy quán sát những cảm thọ bên ngoài là đủ rồi. Lộ trình tu tập để đạt đến thực tại tuyệt đối vượt qua kinh nghiệm giác quan cần phải tu tập quán sát toàn bộ cảm thọ của các giác quan. Nếu quý vị tiếp tục thanh lọc tâm với sự hỗ trợ của cảm thọ, chắc chắn quý vị sẽ đạt đến giai đoạn tối hậu. Khi tâm còn vô minh, chính các cảm thọ là những nhân tố làm tăng trưởng phiền não trong chúng ta, vì chúng ta phản ứng lại các cảm thọ bằng tham ái hoặc sân hận. Ngay tức khắc, khổ đau và căng thẳng thuộc về thân phát sinh, vì vậy, ngay ở cấp độ này chúng ta phải luyện tập để loại trừ chúng, và cũng để chuyển đổi thói quen của tâm thức. Chúng ta phải huân tập tâm tỉnh giác đối với các cảm thọ khác nhau mà không hề phản ứng lại, chấp nhận sự thay đổi và bản chất khách quan của chúng. Bằng cách thực hành này, chúng ta từ bỏ những thói quen phản ứng thiếu ý thức để tự giải thoát ra khỏi khổ đau. Cảm thọ là gì? Bất cứ điều gì mà chúng ta cảm nhận trên thân thì đó là một cảm thọ – bất cứ cảm thọ thông thường và tự nhiên nào thuộc về thân, như cảm thọ lạc hoặc khổ, thô hoặc vi tế, mạnh hoặc yếu. Đừng bao giờ bỏ qua một cảm thọ nào dù nó phát sinh từ điều kiện môi trường, hoặc phát sinh do ngồi quá lâu, hoặc do một chứng bệnh từ trước. Vấn đề là dù trong điều kiện nào quý vị đều phải nhận ra cảm thọ. Trước đây quý vị có thói quen từ chối những cảm thọ khổ và thích thú với những cảm thọ lạc. Bây giờ quý vị chỉ quán sát nó một cách khách quan nhưng không đồng nhất với chúng. Ðây là một sự quán sát bình đẳng, đừng bao giờ cố lựa chọn những cảm thọ; thay vào đó, quý vị hãy chấp nhận bất cứ cảm thọ sinh khởi một cách tự nhiên. Nếu quý vị có ý tìm kiếm cảm thọ nổi bật hoặc cảm thọ đặc biệt, quý vị sẽ tự tạo trở ngại cho chính mình, và sẽ không thể tiếp tục tu tập theo phương pháp này được. Phương pháp hành trì cốt yếu để giữ tâm xả ly đối với bất kỳ cảm thọ nào chứ không phải để cảm nhận các cảm thọ đặc biệt. Lúc trước, quý vị đã có những cảm thọ về thân tương tự như vậy, nhưng quý vị không tỉnh giác và đã phản ứng lại những cảm thọ này. Bây giờ quý vị đang tập luyện để tỉnh giác và không phản ứng lại, cảm nhận những gì đang diễn ra trên thân và giữ tâm bình thản. Nếu thực hành theo cách này, dần dần quý vị sẽ nhận rõ toàn bộ qui luật của tự nhiên. Giáo pháp này có ý nghĩa: bản chất tự nhiên, qui luật, chân lý. Để hiểu chân lý trên bình diện thể nghiệm, chúng ta phải khảo sát nó trong phạm vi cấu trúc của thân thể. Sự khảo sát này đã được Thái tử Sidddhattha Gotama tu tập trở thành một vị Phật. Và bất cứ ai thực hành như Ngài cũng sẽ thấu đạt chân lý một cách rõ ràng, chân lý có mặt khắp vũ trụ, có mặt ở trong và ngoài thân thể: đó là vạn vật luôn chuyển dịch. Không có gì đoạn diệt hoàn toàn; mọi vật được liên kết theo tiến trình sinh thành (bhava). Và một thực tại khác hiển bày rõ ràng: đó là không có điều gì xảy ra một cách ngẫu nhiên. Mỗi sự chuyển đổi đều có một nguyên nhân, nguyên nhân đó tạo ra một kết quả, và rồi kết quả lần lược trở thành nguyên nhân cho sự chuyển đổi khác, tạo thành một chuỗi nhân – quả không đầu mối. Và một qui luật nữa cũng hiển bày rõ ràng: đó là nguyên nhân như thế nào thì kết quả sẽ như thế ấy; hột giống như thế nào thì hoa trái sẽ như thế ấy. Trên cùng một mảnh đất chúng ta gieo hai loại hạt giống, một loại mía và một loại “neem”- một loại cây nhiệt đới rất đắng. Giống mía phát triển thành cây mía có vị ngọt từng sớ mía, giống neem thành cây neem và có vị đắng trong từng sớ neem. Chúng ta có thể hỏi tại sao thiên nhiên lại tử tế đối với cây này và lại bạc đãi với cây khác. Thực tế, thiên nhiên không tử tế cũng chẳng phải bạc đãi; thiên nhiên làm việc theo qui luật đã đặt định. Thiên nhiên chỉ giúp mỗi loại giống hiển bày tính chất của nó. Nếu chúng ta gieo trồng những hạt giống ngọt, thu họach sẽ là trái ngọt. Nếu chúng ta gieo trồng hạt giống đắng thì kết quả sẽ là trái đắng. Khi hạt giống như thế nào thì kết quả như thế ấy; khi những hành động như thế nào thì kết quả sẽ tương xứng như thế ấy. Vấn đề là chúng ta rất tỉnh táo khi gặt hái kết quả, muốn nhận quả ngọt, nhưng trong suốt thời vụ gieo trồng chúng ta lại không tỉnh táo và đã trồng giống đắng. Nếu chúng ta muốn quả ngọt chúng ta nên trồng những loại giống tuơng xứng. Cầu nguyện hoặc mong ước một phép màu chỉ tự lừa dối mình; chúng ta phải hiểu và sống theo qui luật tự nhiên. Chúng ta phải cẩn trọng về những việc làm của chúng ta, vì những việc làm này là hạt giống liên quan đến tính chất của các hành động mà chúng ta sẽ đón nhận kết quả ngọt hoặc đắng. Có ba loại hành động: đó là hành động của thân, của lời nói và của ý nghĩ. Trong quá trình tu tập quán sát tự thân, chúng ta nhận ra ngay rằng hành động thuộc về tâm thức là quan trọng nhất, vì đây là hạt giống sẽ dẫn đến kết quả. Các hành động của thân và lời nói chỉ là: những hình chiếu của hành động thuộc về tâm, những thước đo để trắc đạt cường độ của tâm hành. Chúng phát sinh từ hành động thuộc về tâm, và kết quả của hành động này biểu hiện qua hành động của thân hoặc lời nói. Vì vậy đức Phật đã dạy: Nếu đúng như thế, chúng ta cần biết tâm là gì và nó hoạt động như thế nào. Quý vị đã bắt đầu khảo sát hoạt động của tâm qua việc tu tập của chính mình. Khi hành trì, quý vị sẽ thấy có bốn yếu tố chính hoặc bốn chức năng phối hợp của tâm. Chức năng thứ nhất gọi là Viññāna, có thể được dịch là ý thức (consciouness). Các cơ quan cảm giác sẽ không hoạt động nếu “ý thức” không có mặt ngay lúc các giác quan tiếp xúc với đối tượng. Ví dụ, nếu mắt chúng ta đang bị một vẻ đẹp cuốn hút, cùng lúc đó có một âm thanh phát ra nhưng có thể chúng ta sẽ không nghe được, vì tất cả ý thức của chúng ta đang tập trung ở mắt. Tâm thức trong chức năng này là để nhận thức và hiểu biết, không có sự phân biệt. Khi tai nghe âm thanh và ý thức chỉ lưu ý đến âm thanh đang hiện hữu. Sau đó chức năng kế tiếp của tâm bắt đầu làm việc: tức saññā có nghĩa là tưởng tri (perception). Một âm thanh phát ra, chúng ta nhận ra nó là nhờ trí nhớ và kinh nghiệm quá khứ: âm thanh của lời nói, …những tiếng khen … tốt; hoặc ngược lại, một âm thanh của lời chê bai, … lời nói xấu. Chúng ta đánh giá tốt hoặc xấu, theo kinh nghiệm quá khứ của chúng ta. Ngay khi đó, chức năng thứ ba của tâm thức bắt đầu làm việc: đó là vedanā, có nghĩa là cảm thọ. Ngay khi âm thanh phát ra, có một cảm thọ xuất hiện trên thân thể, nhưng khi tưởng tri nhận ra âm thanh và đánh giá về âm thanh, cảm thọ lạc hoặc khổ tuỳ theo sự đánh giá này. Ví dụ như âm thanh của lời ca ngợi … tốt đẹp, và chúng ta cảm nhận một cảm thọ lạc tỏa khắp thân thể. Hoặc ngược lại; âm thanh của những lời chê bai,… xấu xa, chúng ta cảm nhận một cảm thọ bất lạc tỏa khắp thân thể. Những cảm thọ sinh khởi trên thân và được tâm cảm nhận; chức năng này gọi là vedanā. Sau đó chức năng thứ tư của tâm thức bắt đầu làm việc: đó là sankhāra [4], có nghĩa là phản ứng. Khi nghe âm thanh của những lời khen ngợi… tốt đẹp… cảm thọ lạc khởi lên và chúng ta bắt đầu thích thú lời ca ngợi ấy: “Đây là lời khen ngợi tuyệt vời! Tôi muốn được khen nhiều hơn nữa!” Ngược lại: khi nghe âm thanh của những lời chê bai…xấu xa… cảm thọ bất lạc khởi lên và chúng ta khởi niệm không thích nó: “Tôi không thích lời chê bai này, hãy chấm dứt ngay!” Tại mỗi căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, và thân, tiến trình tương tự như trên xảy ra. Cũng vậy, khi tâm suy nghĩ hoặc tưởng tượng một điều gì, một cảm thọ sinh khởi trong thân, lạc hoặc bất lạc, và chúng ta bắt đầu phản ứng bằng sự thích thú hoặc chán ghét cảm thọ đó. Sự thích thú này phát triển thành tham ái; và sự chán ghét phát triển thành ác cảm mạnh. Chúng ta bắt đầu bị những triền cái trong tâm trói buộc. Ở đây, hành động là hột giống chắc thật dẫn đến kết quả: hạt giống này chính là saṅkhāra, phản ứng thuộc về tâm. Trong mỗi sát na chúng ta gieo trồng hột giống này rồi phản ứng bằng sự thích thú hoặc chán ghét, tham ái hoặc sân giận, và cứ như vậy chúng ta tự tạo ra khổ đau. Có những phản ứng chỉ để lại ấn tượng rất nhẹ, và nó sẽ tan biến ngay tức thời, còn những phản ứng để lại ấn tượng mạnh hơn thì nó sẽ hoại diệt chậm hơn, và những phản ứng nào có ấn tượng mạnh nhất thì phải mất cả thời gian dài mới loại bỏ được. Cuối mỗi ngày, nếu chúng ta cố gắng ghi nhớ lại tất cả những phản ứng của tâm đã tạo ra, chúng ta chỉ có thể nhớ lại một hoặc hai phản ứng đã tạo ấn tượng mạnh nhất trong ngày. Cũng như vậy, cuối mỗi tháng hoặc mỗi năm, chúng ta có thể nhớ lại chỉ một hoặc hai phản ứng đã tạo ra ấn tượng sâu nhất trong thời gian ấy. Và đến cuối cuộc đời, chắc chắn những phản ứng thích thú hay chán ghét nào đã tạo thành ấn tượng mạnh nhất sẽ khởi lên trong tâm; và đời sống kế tiếp sẽ bắt đầu với tâm thức có cùng một tính chất ngọt hoặc đắng của đời sống trước. Từ những phản ứng, chúng ta tạo ra tương lai của chúng ta. Thiền Minh Sát Tuệ dạy nghệ thuật chết: đó là làm thế nào để chết nhẹ nhàng và an lạc. Và chúng ta học nghệ thuật chết bằng cách học nghệ thuật sống: làm thế nào để tự chủ trong giây phút hiện tại, làm thế nào để không phản ứng ngay sát na hiện tại, và làm thế nào sống một cuộc đời hạnh phúc tại đây và ngay bây giờ. Nếu hiện tại bình an, chúng ta không cần lo lắng cho tương lai, tương lai chỉ là sản phẩm của hiện tại, và vì vậy tương lai chắc chắn sẽ tốt đẹp. Có hai vấn đề liên quan đến phương pháp tu tập: Vấn đề thứ nhất là quý vị đang phá vỡ chướng ngại vật giữa ý thức và vô thức. Thông thường, ý thức không biết những gì mà tâm vô thức đã kinh nghiệm. Do sự cản trở này, những phản ứng luôn xảy ra ở vô thức; khi những phản ứng này đạt đến mức độ nhận thức, chúng trở nên quá mạnh và có thể dễ dàng áp đảo tâm thức. Qua phương pháp tu tập này, tất cả những chức năng của tâm thức trở nên nhạy bén, tỉnh giác; nhờ đó vô minh sẽ được đoạn trừ. Vấn đề thứ hai là tâm xả ly. Chúng ta tỉnh thức tất cả những gì chúng ta kinh nghiệm trong mỗi cảm thọ, nhưng đừng phản ứng lại, đừng tạo thêm tham ái hoặc sân giận, đừng làm khổ chính mình. Khi bắt đầu ngồi thiền, hầu như quý vị thường phản ứng lại những cảm thọ, nhưng sẽ có một vài khoảnh khắc nào đó quý vị ở trong trạng thái tâm xả ly, mặc dầu quý vị cảm nhận đang rất đau. Những khoảnh khắc này có năng lực rất mạnh trong việc chuyển đổi những thói quen trong tâm. Dần dần quý vị sẽ đạt đến trạng thái quý vị có thể mỉm cười với bất cứ cảm thọ nào, nhận biết nó là vô thường (anicca), chắc chắn nó sẽ trôi qua. Để đạt được trạng thái này, chính quý vị phải thực hành; không ai có thể tu tập thế cho quý vị. Quý vị đã bước vào giai đoạn đầu của con đường tu tập này là điều rất tốt. Hãy tiếp tục tiến bước, tuần tự từng bước một, hướng đến giải thoát cho chính mình. Ghi chú: [1] Ganges là sông Hằng, được xem là dòng sông thiêng liêng nhất của Ấn Độ, biểu tượng của chân lý vĩnh hằng. [4] Sankhāra: thông thường thuật ngữ này được dịch là “hành”, cùng với sắc, thọ, tưởng và thức gọi là hợp thể ngũ uẩn của mỗi con người. Và nó là chi phần thứ hai trong ‘Thập nhị nhân duyên’. Nó là hành vi thuộc về tâm, có khả năng chi phối và ảnh hưởng đến hành vi của lời nói và thân thể. Một chức năng quan trọng khác của nó là ‘phản ứng’ lại các đối tượng của sáu giác quan qua cộng tác với ý thức, tưởng tri và cảm thọ. Trong phạm vi của mười bài giảng này nó được dùng trong ý nghĩa ‘phản ứng’ lại các cảm thọ. |